You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


Lớp Quản trị- Luật 47.A2

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

NGHĨA VỤ

Bộ môn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên: Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Nhóm thảo luận: 02
Thành viên:

1 Phạm Lê Tiểu Khanh 2253401020097


2 Phan Bảo Kim 2253401020102
3 Nguyễn Trần Quỳnh Lan 2253401020110
4 Hoàng Thị Trà My 2253401020136
5 Lâm Thị Kiều Nga 2253401020141
6 Trần Thị Thanh Nga 2253401020143
7 Nguyễn Ngọc Bảo Ngân 2253401020145
8 Trương Hoàng Phương Nghi 2253401020154

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2024


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN........... 1
1.1.Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? .........................................1
1.2.Vì sao thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? .1
1.3.Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền” .................................................................................2
1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.............................................................2
1.5. Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc
không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao? ...............................................4
1.6.Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục
không? Vì sao?.........................................................................................................4
VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN
TIỀN) ......................................................................................................................... 6
2.1.Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là tài sản gì? ..........................................................................6
2.2.Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. .....................................7
2.3.Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao? 7
2.4.Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng
cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?....................................................................................8
2.5.Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa?
Nêu một tiền lệ (nếu có)? .........................................................................................8
VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN .......... 10
3.1.Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? .............................................................................10
3.2.Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú? .........................................................................................................................12
3.3.Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh? ............................................. 12
3.4.Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?....................................... 13
3.5.Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ......................................................... 13
3.6.Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết. 14
3.7.Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền? .................................................. 15
3.8.Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án............................ 16
3.9.Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. .............................................. 16
Danh mục từ viết tắt
Danh mục tài liệu tham khảo
1

VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN


Tóm tắt bản án số 94/2021/DS-PT:1
Phạm Văn H (bị đơn) và Nguyễn Thị Đ (bị đơn) là vợ chồng vay vốn tại Quỹ TDTW
Sóc Trăng số tiền 100.000.000 đồng, và thế chấp căn nhà thờ hương quả thờ cúng
ông bà. Vì phía vợ chồng H và Đ không thanh toán nên Quỹ TDTW yêu cầu phát mãi
tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Phạm Thị Kim V (nguyên đơn), là chị ruột của H, sợ
bị phát mãi tài sản là căn nhà thờ hương quả tổ tiên nên đứng ra trả số tiền cho Quỹ
TDTW thay cho vợ chồng H và Đ. Tuy nhiên sau đó hai vợ chồng H và Đ không
thanh toán trả tiền lại cho bà V. Bên phía H và Đ sau đó đã ly hôn nên nghĩa vụ trả
nợ cho bà V sẽ được chia đôi. Quyết định của Toà án, buộc ông Phạm Văn H và bà
Nguyễn Thị Đ trả số tiền gốc và lãi cho bà V theo phần của mỗi người, không chấp
nhận yêu cầu tính lãi 1.5%/tháng của bà V.

1.1.Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?


Theo quy định tại Điều 574 BLDS 2015 về Thực hiện công việc không có ủy
quyền thì “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa
vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người
có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”.

1.2.Vì sao thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Thực hiện công việc không có ủy quyền là những sự kiện xảy ra trong thực tế,
được pháp luật dự liệu trước và công nhận có giá trị pháp lý, làm phát sinh quan hệ
nghĩa vụ dân sự. Theo quy định tại BLDS 2015, cụ thể là khoản 3 Điều 275 quy định:
“Căn cứ phát sinh nghĩa vụ là thực hiện công việc không có ủy quyền” và Điều 574
đến Điều 578 luật này quy định về việc thực hiện công việc không có ủy quyền.
Những sự kiện pháp lý là nguyên nhân khiến những quan hệ pháp luật dân sự phát
sinh, thay đổi và chấm dứt, kéo theo đó là nghĩa vụ giữa các bên chủ thể được hình
thành. Vì vậy thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.
Mặc dù việc thực hiện công việc không có ủy quyền không phát sinh từ thỏa thuận
giữa các bên nhưng BLDS 2015 quy định nghĩa vụ cho cả hai bên chủ thể để nâng

1
Bản án số: 94/2021/DS-PT về “V/v tranh chấp đòi lại tài sản”.
2

cao tinh thần trách nhiệm và đồng thời cũng phải bảo đảm quyền lợi của người thực
hiện công việc.

1.3.Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công
việc không có ủy quyền”.
- CSPL: Điều 574 BLDS 2015 và Điều 594 BLDS 2005.
BLDS 2005 BLDS 2015
1.Về chủ thể. Cá nhân Cá nhân và pháp nhân
=> BLDS 2015 quy định về chủ thể được thực hiện công việc rộng hơn so với
BLDS 2005.
“thực hiện công việc đó
“hoàn toàn vì lợi ích của
vì lợi ích của người có
2.Về mục đích thực hiện. người có công việc được
công việc được thực
thực hiện”.
hiện”.
=> BLDS 2005 có chữ “hoàn toàn” thể hiện sự cứng nhắc buộc người thực hiện
công việc phải hoàn toàn vì lợi ích của người được thực hiện công việc. Điều
này không đảm bảo được sự công bằng nên đến BLDS 2015 thì đã bỏ chữ “hoàn
toàn” để đảm bảo lợi ích cho người thực hiện công việc.
3.Về nghĩa vụ thực hiện
công việc không có ủy
“không biết nơi cư trú
quyền (khoản 3 Điều 575 “không biết nơi cư trú”
hoặc trụ sở”
BLDS 2015 và khoản 3
Điều 595 BLDS 2005)
=> Vì BLDS 2015 quy định thêm chủ thể là pháp nhân nên cần bổ sung thêm về
“trụ sở” là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân đó, điều này là hoàn toàn
hợp lý.

1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo
BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
- Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” là:
+ Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Một
người có thể thực hiện công việc vì lợi ích của người khác, công việc được thực hiện
xuất phát một cách tự nguyện, hoàn toàn vì lợi ích của người khác trên tinh thần tương
3

thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn tạm thời nên giữa họ không
có mối quan hệ pháp lý nào về công việc được thực hiện trước đó.
+ Người khác thực hiện công việc. Với quy định trên, để thực hiện công việc
không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, thì phải có một người “thực
hiện công việc” của người khác. Trong điều kiện này, BLDS 2015 không có quy định
về năng lực hành vi của người thực hiện công việc không có ủy quyền nên ai cũng có
thể là người thực hiện công việc không có ủy quyền.
+ Vì lợi ích của người có công việc. Theo định nghĩa trên thì chúng ta chỉ áp dụng
chế định đang được nghiên cứu khi người thực hiện công việc tiến hành công việc
này “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện”. Tức là nếu người
thực hiện công việc chỉ vì lợi ích của mình hoặc người khác thì không áp dụng chế
định này. Yêu cầu này có thể được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là người thực
hiện công việc hoàn toàn không có lợi ích trong công việc mà họ thực hiện, và tất cả
đều vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Nghĩa thứ hai là việc thực hiện
công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện và không loại
trừ khả năng người tiến hành công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện. Nói theo
cách khác là chế định nào cũng có thể được áp dụng khi người thực hiện có lợi trong
việc thực hiện.
+ Sự tự nguyện của người thực hiện công việc. Dù không có nghĩa vụ thực hiện
công việc, nhưng người thực hiện công việc vẫn có ý chí hết mình thực hiện công
việc của người khác như công việc của chính mình, không hề suy tính lợi ích cá nhân.
Người thực hiện nhận thức được hành vi thực hiện công việc của mình và trong điều
kiện, khả năng thực hiện công việc một cách độc lập nhằm đem lại lợi ích cho người
có công việc được thực hiện.
+ Việc thực hiện công việc không có ủy quyền không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái với đạo đức xã hội. Một người tự nguyện thực hiện công việc của
người khác coi đó là bổn phận của mình và phải xuất phát từ người có công việc. Mục
đích và nội dung của việc thực hiện công việc là không trái pháp luật và đạo đức xã
hội.
+ Có người có nhu cầu thực hiện công việc không biết hoặc không phản đối. Mặc
dù BLDS 2015 không thể hiện rõ điều kiện để áp dụng chế định này, nhưng dựa vào
quy định tại Điều 574 và các vụ việc xảy ra trên thực tế, chúng ta hiểu rằng, phải có
một người có công việc cần thực hiện (nếu không có ai có công việc có nhu cầu được
thực hiện thì chế định này không có ý nghĩa). Chính yêu cầu này đã làm xuất hiện
4

thuật ngữ “người có công việc” trong BLDS 2015 như tại một số điều luật: Điều 575,
Điều 576, Điều 577.

1.5. Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không
có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có
ủy quyền” là thuyết phục. Vì:
+ Điều 574 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện
công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không
biết hoặc biết mà không phản đối.” Như vậy, bản chất của thực hiện công việc không
có ủy quyền là việc một bên tự nguyện thực hiện một công việc với ý muốn giúp đỡ,
mang lại lợi ích cho bên kia. Khởi nguồn của việc thực hiện công việc không dựa trên
bất kì một cam kết hay thỏa thuận nào giữa các bên hay quy định nào của pháp luật.
Xét trong trường hợp bản ản trên ta thấy nguyên đơn và bị đơn là chị em ruột, vì bị
đơn thế chấp nhà thờ hương quả để vay tiền từ Quỹ TDTW mà chậm trả khiến Quỹ
yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp. Bị đơn sợ mất nhà thờ hương quả nên đứng ra trả
số tiền. Trên lí thuyết nếu thực hiện công việc không có uỷ quyền mang lại lợi ích
cho người thực hiện công việc và người được thực hiện thì vẫn là thực hiện không có
uỷ quyền, và bên phía bị đơn phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà nguyên đơn đã trả
nợ thay.

1.6.Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền trong Bản án là hoàn toàn thuyết
phục vì xét theo khoản 2 Điều 308, Đièu 309 BLTTDS 2015 sửa bản án sơ thẩm về
thời gian tính lãi là có căn cứ. Theo quy định tại Nghị quyết 01/2019/NQ - HDTP2
ngày 11/01/2019 quy định trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong hoặc
ngoài hợp đồng khác mà các bên không thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ
ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi
hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu

2
Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi,
lãi suất, phạt vi phạm.
5

cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người
được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu
khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều
357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
6

VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN)


Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT 3
Ngày 26/11/1991 bà Hương (bị đơn) có mua căn nhà của gia đình ông Bảnh
(nguyên đơn) với giá 5.000.000 đồng nhưng bà Hương mới chỉ trả được 4.000.000
đồng. Sau đó bà Hương chuyển nhượng lại cho vợ chồng bà Sáu ông Chinh. Ông
Bảng đã nhiều lần đòi bà Hương trả tiền, nhưng bà Hương không trả, nên ông Bảng
đã khởi kiện. Tại Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm tuyên buộc bà Hương phải trả
cho ông Bảng 1.000.000 đồng tiền nợ gốc và 1.710.000 đồng tiền lãi. Toà án giám
đốc thẩm nhận định: số tiền bà Hương chưa thanh toán cho ông Bảng là khoản tiền
nợ buộc bà Hương phải trả số tiền này cùng lãi suất cao theo quy định là không đúng
và không đảm bảo quyền lợi của đương sự, giao vụ án xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

2.1.Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
Qua trung gian là tài sản gì?
Theo Thông tư liên tịch số 01 - TTLT 4cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải
thanh toán nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-
7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời
điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên thì Tòa án quy đổi các khoản tiền
đó ra gạo theo giá gạo trung bình ở địa phương tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát
sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ
thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền
đó.
Trong một trường hợp khác: Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ
xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng
thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ
thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ
xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong
trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối
với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương
ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2

3
Quyết định giám đốc thẩm số: 15/2018/DS-GĐT về “V/v tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng
chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất”.
4
Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ tư pháp –
Bộ tài chính số 01/TTLT ngày 19 tháng 6 năm 1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.
7

Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
Việc thanh toán phải căn cứ vào thời hạn trước hay sau ngày 1/7/1996 để làm căn cứ
xác định thanh toán tài sản qua trung gian là giá gạo hay tiền , phải thanh toán lãi suất
% khoản vay có thời hạn hay không có thời hạn.

2.2.Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Thông tư 01/TTLT tại điểm a khoản 1 Điều I thì: “Nếu việc gây thiệt hại
hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và trong thời gian từ thời
điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo
tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại
trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại
hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm
xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo
số tiền đó.”. Vào năm 1973, giá gạo trung bình là 137đ/kg và vào thời điểm đó ông
Quới đã nhận 50.000đ tiền thế chân của bà Cô, Tòa án sẽ quy đổi số tiền ông Quới
phải trả cho bà Cô ra số gạo, ở đây ta có:
50.000/137=365 (kg)
Với giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp.HCM là 18.000đ/kg. Vậy
số tiền mà ông Quới phải hoàn trả cho bà Cô là:
18.000x365=6.570.000 (đồng)
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Chương 1 Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính
hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và các quy định liên quan khác.

2.3.Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT vì Thông tư chỉ áp dụng và
hướng dẫn đối với một số loại tài sản quy định trong Thông tư và không bao gồm
việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng.
8

2.4.Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ
thể là bao nhiêu? Vì sao?
Theo Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, Toà án nhân dân cấp cao Hà Nội đã nhận
định: “Bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương ứng với 1/5 giá
trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng với hướng dẫn tại
điểm b2 tiểu mục 2.1, mục 2 phần II nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP 5ngày
10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao6”. Do đó theo định giá
giá trị căn nhà được xác định hiện tại, bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng 1/5 giá
trị nhà đất hiện tại còn nợ là 1/5 của 1.697.760.000đ là 339.552.000 đồng.

2.5.Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)?
Hướng giải quyết như trên của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ là
bản án 08/2017/DS-ST ngày 27/06/2017 về tranh chấp thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nguyên đơn: Ông Khổng Thái H
Bị đơn: Bà Lê Thị Y
Năm 2012 vợ chồng ông Khổng Thái H, bà Nguyễn Thị Đ có bán cho bà Lê Thị Y
một rẫy mía với số tiền 106.334.000 đồng bà Y có viết “Giấy hẹn nợ” và ký xác nhận
nợ số tiền trên. Đến ngày 29 tháng 01 năm 2013 bà Y đã trả cho vợ chồng ông H bà
được 20.000.000đ, số còn lại bà Y hẹn sẽ trả đủ trong tháng Giêng năm 2013 nhưng
sau đó dù đòi nhiều lần nhưng con bà y chỉ trả 10.000.000đ còn 76.334.000đ vẫn
chưa trả. Bà Y khai đã trả cho bà Đ vợ ông H được 03 lần và chỉ còn nợ 10.000.000đ.
Trong quá trình giải quyết vụ án bà Y có giao nộp cho Tòa án chứng cứ là “Giấy trả
tiền” ghi ngày 16 tháng Giêng năm 2014 âm lịch thể hiện bà Y đã trả cho bà Đ số tiền
66.334.000 đồng có chữ ký và chữ viết tên “Nguyễn Thị Đ” nhưng phía nguyên đơn
phản đối và cho rằng chữ ký và chữ viết tên “Nguyễn Thị Đ” trong “Giấy trả tiền”
nói trên do bà Y tự giả mạo. Tòa án nhân dân thị xã A đã ra Quyết định trưng cầu
giám định và kết quả không phải chữ ký của bà Đ. Toà án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ

5
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các
vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
6
Trích Quyết định giám đốc thẩm số: 15/2018/DS-GĐT về “V/v tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng
chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất”.
9

yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông H và bà Đ, buộc bà Y phải trả cho ông H, bà
Đ số tiền còn nợ là 76.334.000đ.
10

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN.


*Tóm tắt Bản án số 148/2007/DSST 7
Nguyên đơn là bà Tú khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài
sản đối với bị đơn là bà Phượng và bà Ngọc.Ngày 27/4/2004, bà Tú cho bà Phượng
vay 615.000.000đ, có biên nhận. Bà Phượng dùng số tiền trên để cho bà Ngọc vay lại
với số tiền 465.000.000đ, cho ông Thịnh, bà Loan vay lại với số tiền 150.000.000đ.
Nay bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm liên đới cùng bà Ngọc thanh toán nợ
cho mình (bà Tú không có yêu cầu thanh toán nợ đối với ông Thịnh, bà Loan vì giữa
các bên đã có thỏa thuận trả nợ riêng). Bà Phượng cho rằng mình không có nghĩa vụ
liên đới trả nợ vì bà chỉ là trung gian giúp bà Ngọc vay tiền từ bà Tú.Tòa án xác định
bà Phượng đã chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của mình cho bà Ngọc và bản thân không
còn là bên có nghĩa vụ. Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của bà Tú.

3.1.Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận?

Điểm giống:

- Có ít nhất ba chủ thể.


- Áp dụng đối với các nghĩa vụ quan hệ đang còn hiệu lực.
- Hệ quả pháp lý: Làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ - chấm dứt tư
cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người
nhận chuyển giao.
- Không được chuyển giao khi quyền yêu cầu/nghĩa vụ gắn liền với nhân thân
của bên chuyển giao hoặc khi pháp luật có quy định về việc không được
chuyển giao.

Điểm khác:

Bản án số: 148/2007/DS-ST về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản.”
7
11

Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ theo


thỏa thuận

Đối tượng có Bên có quyền có quyền chuyển Bên có nghĩa vụ có thể


quyền chuyển giao quyền cho sang bên thứ ba chuyển nghĩa vụ cho bên thứ
giao (người thế quyền). ba (người thế nghĩa vụ).

Nguyên tắc Người chuyển giao quyền yêu Người đã chuyển giao nghĩa
cầu không phải chịu trách nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về
về khả năng thực hiện nghĩa vụ khả năng thực hiện nghĩa vụ
của bên có nghĩa vụ nên việc của mình đối với bên có
chuyển giao quyền không cần có quyền nên để bảo vệ lợi ích
sự đồng ý của bên có nghĩa vụ của bên có quyền, việc
(khoản 2 Điều 365 BLDS). chuyển giao nghĩa vụ phải
được sự đồng ý của bên có
quyền (khoản 1 Điều 370
BLDS).

Hiệu lực của Đối với chuyển quyền yêu cầu Đối với chuyển giao nghĩa
biện pháp đảm có các biện pháp bảo đảm thực vụ có biện pháp bảm đảm thì
bảo hiện nghĩa vụ thì việc chuyển biện pháp bảo đảm sẽ đương
giao quyền yêu cầu bao gồm cả nhiên chấm dứt, trừ trường
các biện pháp bảo đảm đó (Điều hợp có thỏa thuận khác
368 BLDS). (Điều 371 BLDS).

Người chuyển giao quyềqan có Không quy định về nghĩa vụ


nghĩa vụ đối với người thế của người chuyển giao nghĩa
quyền: Người chuyển giao vụ đối với người thế nghĩa vụ
quyền yêu cầu vi phạm nghĩa
vụ cung cấp thông tin và
chuyển giao giấy tờ có liên
quan cho người thế quyền mà
12

gây thiệt hại thì phải bồi thường


thiệt hại (Điều 366 BLDS).

3.2.Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú?

Thông tin cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú:

Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người
trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000 đồng và
theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số
tiền 615.000.000 đồng. Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà
Ngọc thỏa thuận vay tiền của bà Tú. Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì
vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho
bà Tú để trả vốn vay ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có
tiền trả cho ngân hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với
bà Tú.8

3.3.Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?

Đoạn của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang
cho bà Ngọc và ông Thạnh là:

…phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho
bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà
Ngọc vay số tiền 465.000.000 đồng và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền
150.000.000 đồng vào ngày 12/5/2005. Như vậy kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp
đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng
với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh
đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký.9

8
Trích Bản án số: 148/2007/DS-ST về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản.”
9
Trích Bản án số: 148/2007/DS-ST về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản.”
13

3.4.Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?

Đánh giá của Tòa án về nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển cho
bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là hợp lý, có căn cứ. Vì:

Khoản 1 Điều 370 BLDS 2015 quy định rằng: “Bên có nghĩa vụ có thể chuyển
giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp
nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định
không được chuyển giao nghĩa vụ”.

Vậy, trong tình huống này thì bà Phượng là người có nghĩa vụ; bà Tú là người
có quyền; còn bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là người thế nghĩa vụ. Theo luật, bà
Phượng chỉ được chuyển giao nghĩa vụ khi có sự đồng ý của người có quyền là bà
Tú. Theo bản án, bà Tú đã chấp nhận lập hợp đồng cho vay với bà Ngọc, bà Loan và
ông Thạnh, có nghĩa là bà Tú đồng ý cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ. Vậy việc
bà Phượng đã chuyển giao nghĩa vụ của mình cho ba người này thì nghĩa vụ trả nợ
của bà cũng chấm dứt. Điều này được nêu rõ ở phần Nhận định của bản án: “Tuy
nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc
vay số tiền 465.000.000 đồng và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền
150.000.000 đồng vào ngày 12/5/2005”.

Mặt khác thì đây không phải là nghĩa vụ gắn với nhân thân hay nghĩa vụ mà
pháp luật không cho phép chuyển giao mà là nghĩa vụ trả nợ nên được phép chuyển
giao.

3.5.Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Dưới góc độ văn bản, BLDS 2015 quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ dân
sự theo thỏa thuận tại các điều:

Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ:


14

“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu
được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên
có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có
nghĩa vụ.”.

Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm:

“Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp
bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối
với người có quyền nữa dù người thế nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ được
chuyển giao. Vì:

Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là trường hợp người có nghĩa vụ ban đầu chuyển
giao nghĩa vụ đã giao kết cho người khác (người thế nghĩa vụ) thực hiện nghĩa vụ của
mình đối với bên có quyền với sự đồng ý của người thế nghĩa vụ đó và bên có quyền.

Bản chất của chuyển giao nghĩa vụ dân sự là sự chuyển dịch pháp lý từ chủ
thể chuyển sang chủ thể nhận. Chủ thể nhận nghĩa vụ chính là người thứ ba thay thế
cho người có nghĩa vụ ban đầu và trở thành bên có nghĩa vụ.

Trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp đảm bảo thì biện
pháp đảm bảo đó cũng chấm dứt do sự chấm dứt tư cách chủ thể của người có nghĩa
vụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3.6.Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.

Theo quan điểm của các tác giả thì người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách
nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao.
15

Thứ nhất, theo quan điểm của tác giả Thu Linh trong bài viết Bình luận bản
án: Đã chuyển giao việc trả nợ cho bên thứ ba thì có còn nghĩa vụ? Tác giả đã dựa
vào bản án số 15/2018/DS-ST và Điều 370 BLDS 2015, cho rằng: “..., bên có nghĩa
vụ ban đầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế
nghĩa vụ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác: bên có quyền đồng ý cho bên
có nghĩa vụ ban đầu trả nợ). Bên có nghĩa vụ ban đầu và bên có quyền sẽ chấm dứt
toàn bộ mối quan hệ nghĩa vụ.”10

Thứ hai, theo GS.TS Đỗ Văn Đại:

Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có
quyền thì chúng ta không thấy sự khác nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ với thực hiện
nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba. Do vậy, để chuyển giao nghĩa vụ là một chế
định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, cần xác
định rõ chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi các bên
có thỏa thuận khác.11

Từ các quan điểm của tác giả cho thấy khi đã chuyển giao nghĩa vụ thì người
có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền khi không thực
hiện nghĩa vụ nữa mà thay vào đó người chịu trách nhiệm sẽ là người thế nghĩa vụ.

3.7.Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền?

Tại phần Xét thấy của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ
ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền. Cụ thể:

Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và
ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát
sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh với bà Tú theo hợp đồng vay tiền
đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán cho bà là không có
căn cứ chấp nhận.

10
https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/da-chuyen-giao-viec-tra-no-cho-ben-thu-ba-thi-co-con-nghia-vu-
2846
11
Đỗ Văn Đại (2020), Luật nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), tr 431 - 435.
16

3.8.Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

Hướng giải quyết của tòa án là hợp lý.

Theo khoản 1 Điều 370 BLDS 2015: “Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao
nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý…”. Bà Phượng - bên
có nghĩa vụ, đã chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh - người
thế nghĩa vụ và đã được bà Tú - bên có quyền, đồng ý bằng cách lập hợp đồng mới.

Theo khoản 2 Điều 315 BLDS 2005 (khoản 2 Điều 370 BLDS 2015) quy định
về chuyển giao nghĩa vụ: “Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở
thành bên có nghĩa vụ”. Ở đây, Bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc, bà Loan, ông
Thạnh vay tiền vào ngày 12/05/2005 đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ vay của bà
Phượng với bà Tú chấm dứt và chuyển giao nghĩa vụ này cho bà Ngọc, bà Loan, ông
Thạnh. Do vậy, bà Ngọc không trả tiền theo đúng hợp đồng vay nên người vi phạm
nghĩa vụ không trả lãi và vốn vay là bà Ngọc và bị xử lý theo khoản 5 Điều 474 BLDS
2005 (khoản 5 Điều 466 BLDS 2015).

3.9.Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh
của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm
dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo đảm có chấm
dứt.
Theo khoản 7 Điều 292, bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ.
Điều 371 quy định về chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm:
“Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp
bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác giữa các bên, trong trường hợp nghĩa
vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi được
chuyển giao, biện pháp bảo lãnh cũng chấm dứt.
Cspl: khoản 7 Điều 292, Điều 371 BLDS 2015.
Danh mục từ viết tắt:
- BLDS 2005: Bộ luật dân sự 2005.
- BLDS 2015: Bộ luật dấn sự 2015.
- CSPL: Cơ sở pháp lý
Danh mục tài liệu tham khảo:
1.Danh mục văn bản pháp luật:
- Bộ luật dân sự 2005.
- Bộ luật dân sự 2015.
- Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số
quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.
- Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát
nhân dân tối cao – Bộ tư pháp – Bộ tài chính số 01/TTLT ngày 19 tháng 6 năm
1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.
- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 hướng dẫn áp dụng pháp
luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
2.Danh mục các tài liệu tham khảo:
- Đỗ Văn Đại (2020), Luật nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án,
Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), tr 431 -
435.
- www.thuvienphapluat.

You might also like