You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

BÀI THẢO LUẬN LẦN THỨ NHẤT


NGHĨA VỤ

NHÓM 5 – DS46A1
STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 H’ Soi Ayun 2153801012024

2 Rah Lan H’ Cúc 2153801012031

3 Đinh Công Chương 2153801012038

4 Bo Prong Ka Duyên 2153801012044

5 Bùi Quang Dưỡng 2153801012052

6 Lê Xuân Đạo 2153801012056

7 Võ Tấn Đạt 2153801012058

8 Nguyễn Đoàn Hồng Gấm 2153801012062

9 Quảng Nhật Hào 2153801012075


Mục lục
Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền ....................................................................... 3
1.1.................................................. Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
3
1.2.........Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
3
1.3....... Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền". .................................................................................................. 4
1.4....... Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền"
theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện. ............................................................................ 4
1.5 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu
cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực
hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lí
khi trả lời? ................................................................................................................................... 5
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền) .............................................. 5
2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
Qua trung gian tài sản là gì? ..................................................................................................... 8
2.2.. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời .............................................................. 8
2.3 Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao? ............................ 8
2.4...... Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao
nhiêu? Vì sao? ............................................................................................................................. 9
2.5.... Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)? ................................................................................................................... 9
Nội dung bản án: .................................................................................................................. 9
Nhận định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: ..................................... 10
- Quan hệ mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Phạm Thanh
Xuân với bà Bùi Thị Lai xuất phát từ quan hệ vay nợ với lãi suất cao (khoảng 6%/tháng) khi
bên vay không có tiền trả nợ thì hai bên có thỏa thuận việc mua bán nhà, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. ........................................................................................................................ 10
- Vụ tranh chấp phải giải quyết cả hai quan hệ vay nợ và quan hệ mua bán nhà đất. ... 10
- Xác minh, thu thập các chứng cứ chứng minh rằng liệu thủ tục làm giấy tờ mua bán
nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có theo quy trình pháp luật quy định hay không. ..... 10
- Trong trường hợp có đủ căn cứ xác định việc mua bán chuyển nhượng nhà và quyền
sử dụng đất là hợp pháp và công nhận hợp đồng mua bán nhà đất giữa các bên thì phải lấy
giá nhà, đất thoả thuận trong hợp đồng trừ đi số tiền nợ gốc và lãi; trường hợp còn thiếu bên
mua chưa trả đủ thì phần còn thiếu (tính theo tỷ lệ % giá trị nhà đất) bên mua phải thanh toán
cho bên bán theo giá thị trường tại địa phương ở thời điểm xét xử sơ thẩm ............................. 10
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận ............................................................. 10
Trang 2
3.1..Điểm giống và khác nhau cơ bản giữ chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận? ....................................................................................................... 10
3.2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú? ............................................................................................................................................. 12
3.3... Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh.............................................................................. 12
3.4. Suy nghĩ của anh chị về đánh giá trên của Tòa án. ............................................ 12
3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ........................................................................................ 12
3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết. .............................. 13
3.7 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn có trách nhiệm đối với người có quyền? .............................................................. 13
3.8 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án. ................................ 14
3.9 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh
của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt
không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. ................................................................................ 14

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền


1.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
Căn cứ vào Điều 574 BLDS 2015: Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người
không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
1.2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong 6 căn cứ phát sinh nghĩa vụ được quy
định tại khoản 3 Điều 275 BLDS 2015.
- Trên thực tế người thực hiện công việc không ủy quyền phù hợp với nội dung, điều kiện,
nghĩa vụ do luật định mang lại lợi ích cho bên có công việc được thực hiện. bởi lẽ người
thực hiện công việc không ủy quyền trên tinh thần nghĩa hiệp, tương trợ giữa người với
người nên theo lẽ công bằng cho xã hội việc người chủ công việc được thực hiện có thể
thanh toán chi phí và trẻ thù lao cho bên thực hiện công việc không ủy quyền trên tinh thần
vui vẻ và tự nguyện. đó cũng là cơ sở để phát sinh nhiệm vụ của các bên, ngoài ra pháp luật
cũng đã có quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ của các bên khi thực hiện công việc không
ủy quyền.
- Căn cứ phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực tế, được pháp
luật dân sự quy định, thừa nhận có giá trị pháp lý làm cơ sở phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân
sự.
- Việc thực hiện công việc không ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự vì khi thực
hiện công việc không có ủy quyền theo Điều 574 sẽ phát sinh một trong các nghĩa vụ được
chỉ ra tại Điều 274 BLDS 2015 của chủ thể thực hiện đối với các bên được thực hiện. ngoài

Trang 3
ra, người được thực hiện còn có thể có nghĩa vụ thanh toán, người thực hiện có thể có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại theo Điều 576, Điều 577 BLDS 2015.
- Do đó, trông thực tế có các trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền tạo nên sự
ràng buộc phát lý giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện,
nâng cao tinh thần trách nhiện, đảm bảo quyền lợi của người thực hiện công việc.
1.3 Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền".
Mục đích thực hiện:
- Điều 594 BLDS 2005 có quy định: “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện”. Nhĩa là người thực hiện công việc không có bất kỳ lợi ích nào từ việc thực hiện công
việc của người khác, tất cả phải vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.
- Điều 574 BLDS 2015 quy định: “thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc
được thực hiện”. Nghĩa là vì lợi ích của người có công việc được thực hiện nhưng cũng có
thể vì mục đích khác tuy nhiên không được là trái với lợi ích của người có công việc được
thực hiện và các chủ thể khác.
- BLDS 2015 đã bỏ đi yếu tố “hoàn toàn” như là một điều kiện để xem xét việc thực hiện
công việc không có ủy quyền. chỗ sửa đổi này rất phù hợp với thực tiễn cuộc sống bởi vì
trong thực tế có rất nhiều trường hợp người thực hiện công việc có lợi ích từ việc thực hiện.
Chủ thể
- Điều 595, Điều 598 BLDS 2005 quy định chủ thể người có công việc được thực hiện chỉ có
cá nhân.
- Điều 575, Điều 578 BLDS 2015 quy định chủ thể người có công việc được thực hiện bao
gồm cả cá nhân và pháp nhân (mở rộng phạm vi chủ thể).
- Việc thêm chủ thể là pháp nhân và chế định này là hoàn toan hợp lý. Do trong đời sống xã
hội có không ích mối quan hệ phát sinh giữa cá nhân và pháp nhân.
1.4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền" theo BLDS
2015? Phân tích từng điều kiện.
Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS
2015:
- Người thực hiện là người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là
nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do các bên thỏa thuận. điều kiện “không có nghĩa vụ
thực hiện công việc”dường như chỉ được xem xét trong quan hệ giữa người thực hiện công
việc và người có công việc được thực hiện nhưng trên thực tế nấu công việc này được thực
hiện theo yêu cầu của người thứ ba hay theo thỏa thuận với người thứ ba thì vẫn có thể vận
dụng chế định thực hiện công việc không có ủy quyền.
- Thực hiện công việc vì lợi ích người có công việc được thực hiện. trên cơ sở yêu cầu này
chúng ta chỉ được áp dụng chế định khi người thực hiện công việc tiến hành công việc này
vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. điều này có thể hiểu theo hai nghĩa sau.
- Nghĩa thứ nhất là người thực hiện công việc hoàn toàn không có lợi ích gì trong công việc
của họ thực hiện và tất cả chỉ vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.
- Nghĩa thứ hai, việc thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
không ngoài trừ khả năng người tiến hành công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện. như
vậy, chế định này có thể áp dụng khi người thực hiện có lợi trong việc thực hiện.
- Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không có phản đối. nếu người
có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc trường hợp thực
hiện công việc không có ủy quyền.

Trang 4
- Người thực hiện công việc đã tự nguyện thực hiện công việc dù pháp luật không quy định
và chủ công việc không yêu cầu: bởi việc thực hiện công việc này mang tính trợ nghĩa hiệp
giữa người với người không cần đền đáp. Nhưng chiếu theo lẽ công bằng thì người chủ có
lẽ sẽ đền đáp trên tinh thân vui vẻ hàng xóm, con người với con người
- Thực hiện công việc gây ra hao tốn công sức, tốn kém chi phí: khi thực hiện công việc gây
ra tốn kém chi phí và công sức mang lại lợi ích cho người có công việc được thực hiện, thì
bên chủ công việc nên thanh toán chi phí và công sức mà người thực hiện công việc không
ủy quyền đã bỏ ra trên tinh thân dân sự hoặc đúng theo quy định pháp luật.
1.5 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu
chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lí khi
trả lời?
Căn cứ theo điều 574 BLDS 2015 thì sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện nghĩa vụ thanh toán, vì tuy B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà
không nêu rõ trong hợp đồng B là đại diện A và cũng không có ủy quyền của A. Nhưng B đã thực
hiện công việc đó vì lợi ích của A khi A không biết, hoặc biết mà không phản đối. Nên A thanh
toán cho C là hợp lý.

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)


Quyết định số 15
Nội dung vụ án
Tại đơn khởi kiện đề ngày 27/08/2014 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà
Ngô Thị Q trình bày:
Bố mẹ chồng bà để lại cho vợ chồng bà thửa đất 279, Tờ bản đồ số 14, diện tích 483m2 tại
Thôn A xã H, huyện H, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1978, bà cho gia đình ông bà S, D mượn một phần
đất để làm nhà ở. Sau khi mua được đất, ông bà S, D đã trả lại cho gia đình bà phần đất mượn, còn
gia đình cụ Phạm Văn Q (là bố đẻ của ông Phạm Văn S) đã chuyển nhượng thửa đất tại Thôn A xã
H cho ông Nguyễn Hồng V chuyển vào huyện Tĩnh Gia ở cùng con gái. Năm 1983 gia đình cụ Q
quay về không có đất ở nên đã mượn bà phần đất trước đây ông bà S, D mượn có diện tích khoảng
60m2 làmhai gian nhà bằng tre để ở, việc cho mượn không lập văn bản. Sau khi vợ chồng cụ Q, cụ
H chết (năm 1987, 1997), vợ chồng ông Phạm Văn S, bà Trịnh Thị Th (là con của cụ Q) vẫn tiếp
tục ở trên thửa đất đó. Bà có đòi đất nhưng ông S xin ở thêm một thời gian, sau đó không chịu trả.
Ngày 19/3/2004, gia đình bà được cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ
diện tích đất (gồm cả phần diện tích cho mượn). Cũng trong năm 2004, vợ chồng ông S làm nhà
cấp 4, gia đình bà ngăn cản, không đồng ý thì ông S xin cho vợ chồng ông làm nhà tạm trên đất
nhưng khi xây lại đổ mái bằng kiên cố với mục đích chiếm đất. Bà yêu cầu vợ chồng ông S phải
trả lại diện tích đất đang chiếm giữ bất hợp pháp của gia đình bà.
Bị đơn ông Phạm Văn S trình bày: Ông sống cùng bố mẹ là cụ Phạm Văn Q và cụ Ngô Thị
H từ nhỏ trên diện tích 70m2 đất tại Thôn A, xã H. Phần đất này do bố mẹ ông tạo lập, xây dựng
nhà để ở từ năm 1960. Năm 1986, ông kết hôn với bà Th và ở trên thửa đất này. Sauk hi bố mẹ ông
chết, vợ chồng ông tiếp tục sống trên nhà, đất bố mẹ ông để lại. Vợ chồng, ông Đ, bà Q là hộ liền
kề và cùng chung thửa đất 279, Tờ bản đồ số 14 với tổng diện tích hai hộ là 483m2. Trong sổ mục
kê của xã ghi thửa đất 279 hộ ông Phạm Văn Đ + S. Năm 2003, do nhà cũ dột nát nên vợ chồng
ông xây dựng lại, gia đình ông Đ không ý kiến. Tháng 9 năm 2014, vợ chồng ông Đ Ủy ban nhân
dân xã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được biết diện tích đất chung vào
thửa đất của hộ ông Đ, bà Q và chỉ đứng tên ông Đ, bà Q. Ông khẳng định diện tích khoảng 70m2

Trang 5
vợ chồng ông đang ở thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông. Ông đề nghị Tòa án giải quyết theo
quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp cho gia đình ông.
Bà Tịnh Thị Th thống nhất với toàn bộ ý kiến của ông S.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2015/DSST ngày 25/03/2015, Tòa án nhân dân huyện H,
tỉnh Thanh Hóa quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Văn Đ, bà Ngô Thị Q. Xác định 58,25m2 đất
mà ông Phạm Văn S, bà Trịnh Thị Th đang ở là một phần diện tích trong tổng diện tích 483m2 của
thửa đất 279, Tờ bản đồ số 14 hồ sơ 299/TTg xã H là của hộ ông Đ, bà Q.
Chấp nhận sự tự nguyện của ông Đ, bà Q hỗ trợ về thiệt hại tài sản cho ông S, bà Th là
50.000.000 đồng để ông S, bà Th tháo dỡ công trình.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 06/04/2015, bà Th có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 40/2015/DS-PT ngày 24/06/2015, Tòa án nhân dân tỉnh
Thanh Hóa quyết định:
Không chấp nhận kháng cáo của bà Trịnh Thị Th về phần diện tích đất ở, sửa án sơ thẩm về
phần tài sản trên đất.
Xác định 58,25m2 đất mà ông Phạm Văn S, bà Trịnh Thị Th đang ở là một phần diện tích
trong tổng diện tích 483m2 của thửa đất 279, Tờ bản đồ số 14 hồ sơ 299/TTg xã H là của hộ ông
Phạm Văn Đ, bà Ngô Thị Quý.
Buộc ông S, bà Th phải giao lại toàn bộ nhà, đất cho ông Đ, bà Q. BUộc ông Đ, bà Q thanh
toán tài sản phần nổi xây dựng (gồm nhà ở 58,25m2, công trình phụ…) và công tôn tạo cho ông S,
bà Th là 93.322.900 đồng.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Trịnh Thị Th có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc
thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định số 66/2017/KN-DS ngày 15/11/2017, Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số40/2015/DS-PT ngày 24/6/2015 của Tòa án nhân
dân tỉnh Thanh Hóa; đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám
đốc thẩm hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2015/DSST
ngày 25/3/2015 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Thanh Hóa; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
dân huyện H, tỉnh Thanh Hóa xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị
Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Nhận định của tòa án

[1] Diện tích 58,25m2 đất gia đình ông Phạm Văn S và bà Trịnh Thị Th đang quản lý, sử
dụng và có tranh chấp là một phần trong tổng diện tích 483m2 thuộc thửa đất số 279, Tờ bản đồ số
14 tại Thôn A, xã H, huyện H, tỉnh Thanh Hóa đã được Ủy ban nhân dân huyện H, tỉnh Thanh Hóa
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Phạm Văn Đ và bà Ngô Thị Q ngày
19/3/2004.

[2] Ông Phạm Văn Đ, bà Ngô Thị Q cho rằng năm 1983 vợ chồng ông, bà cho bố mẹ của
ông Phạm Văn S là cụ Phạm Văn Q và cụ Ngô Thị H mượn diện tích đất mà vợ chồng ông S đang
sử dụng; còn vợ chồng ông S khẳng định diện tích đất vợ chồng ông đang sử dụng là do bố mẹ ông

Trang 6
tạo lập từ năm 1960, nhưng các bên đều không đưa ra được các căn cứ chứng minh. Trong khi đó,
tại Biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân xã H ngày 17/9/2014, ông Đ thừa nhận đất gia đình ông
S, bà Th đang ở có một phần đất ở của cụ Q (bố ông S) và đất của gia đình ông Đ.

Đồng thời, căn cứ Biên bản kiểm tra hồ sơ địa chính về nguồn gốc sử dụng đất ở đối với hộ
ông Phạm Văn Đ và hộ ông Phạm Văn S ngày 03/11/2014; Báo cáo số 69/BC-UBND ngày
17/11/2014 của Ủy ban nhân dân xã H có nội dung thể hiện: Tại Bản đồ, sổ mục kê 299/TTg xã H
(lập năm 1985) hộ ông Đ (bà Q) và hộ ông S (bà Th) đang quản lý sử dụng một phần diện tích tại
thửa số 116, Tờ bản đồ số 2, tổng diện tích 3.878m2 mang tên chung là Hợp tác xã Đại Lợi; tại
bản đồ và sổ mục kê địa chính xã H (lập năm 1996) thì thửa số 279, Tờ bản đồ số 14, diện tích
483m2 cũng mang tên ông Đ và ông S do hai hộ sử dụng chung một thửa trên bản đồ. Ngoài ra, tại
Báo cáo số 69/BC-UBND ngày 17/11/2014 nêu trên còn thể hiện có sổ tổng hợp đất ở ngày
01/10/1996 của cán bộ địa chính trước đây bàn giao lại ghi Phạm Văn S diện tích 72m2 và ông Đ
diện tích 359m2 thuộc thửa số 116, Tờ số 2 Bản đồ 299/TTg xã H, hộ ông S thực hiện nộp thuế đất
ở theo quy định cho Nhà nước từ trước đến nay và xác định 72m2 đất ông S đang quản lý, sử dụng
trước ngày 18/12/1980 là đất của cha mẹ để lại nên có cơsở xác định gia đình ông Đ và gia đình
ông S đều có đất ở trên thửa đất tranh chấp và đều có nhà ở riêng biệt.

[3] Tại Biên bản làm việc ngày 16/6/2015 với Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Thanh Hóa,
Ủy ban nhân dân xã H, huyện H, tỉnh Thanh Hóa thừa nhận có sai sót trong quá trình làm thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Đ, bà Q với lý do có hộ ông Đ và hộ ông S
cùng ở trên thửa đất đó nên đã mời bà Q (vợ ông Đ) đến Ủy ban nhân dân xã viết giấy chuyển
nhượng một phần diện tích đất tại thửa 279, Tờ bản đồ số 14 cho gia đình ông S sau đó mới giao
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Q. Như vậy, gia đình ông S, bà Th đã sử dụng một phần
diện tích đất thuộc thửa đất số 279, Tờ bản đồ 14 xã H từ những năm 1980 và đã đứng tên trong sổ
mục kê, bản đồ địa chính qua các thời kỳ, nhưng Ủy ban nhân dân huyện H lại cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng toàn bộ thửa đất số 279 nêu trên cho gia đình ông Đ, bà Q, bao gồm cả phần diện
tích đất gia đình ông S, bà Th đang sử dụng là không đúng quy định của Luật Đất đai.

[4] Mặt khác, trong hồ sơ có Bản cam kết (không ghi ngày, tháng, năm2004) của vợ chồng
ông Đ, bà Q có nội dung ông Đ, bà Q chuyển nhượng đất cho gia đình ông S năm 1982 (không ghi
diện tích) để tách nộp thuế đất và lời khai của ông Vũ Bá T là cán bộ địa chính xã H cũng xác định
có việc chuyển nhượng một phần diện tích đất giữa hộ ông Đ và hộ ông S nhưng cũng chưa được
xem xét làm rõ để xác định người sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất tranh chấp.

[5] Trong trường hợp này, khi giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm
cần tiến hành thu thập các tài liệu chứng cứ làm rõ nguồn gốc đất tranh chấp; trình tự, thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đ, bà Q có đúng quy định của pháp luật. Đồng thời,
làm rõ có hay không việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên theo bản cam kết của vợ
chồng ông Đ, bà Q để giải quyết vụ án đúng pháp luật.

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ các vấn đề trên mà chỉ căn cứ vào
việc Ủy ban nhân dân huyện H, tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông
Phạm Văn Đ và bà Ngô Thị Q để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp
của ông Đ, bà Q, từ đó buộc ông S, bà Th phải giao lại toàn bộ nhà, đất cho ông Đ, bà Q và vợ
chồng ông Đ, bà Q thanh toán giá trị tài sản trên đất, công sức tôn tạo cho ông S, bà Th là chưa đủ
cơ sở vững chắc. Do đó, kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội là có căn
cứ chấp nhận.

Vì các lẽ trên.
Trang 7
Quyết định
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự
2015;
1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 40/2015/DSPT ngày 24/6/2015 của Tòa án nhân dân
tỉnh Thanh Hóa và Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2015/DSST ngày 25/3/2015 của Tòa án nhân dân
huyện H, tỉnh Thanh Hóa, về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Ngô
Thị Q, ông Phạm Văn Đ với bị đơn là ông Phạm Văn S, bà Trịnh Thị Th.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Thanh Hóa để xét xử lại theo thủ tục
sơ thẩm./.
2.1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua
trung gian tài sản là gì?
Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán bằng cách sẽ quy đổi khoản
tiền từ lúc phát sinh nghĩa vụ tại thời điểm đấy ra số lượng gạo tại địa phương cùng thời điểm, đến
khi thực hiện nghĩa vụ thì sẽ lấy số lượng gạo đấy nhân với giá gạo tại thời điểm thực hiện nghĩa
vụ (áp dụng cho trường hợp từ khi phát sinh nghĩa vụ đến khi thực hiện nghĩa vụ giá gạo tăng từ
20% trở lên)
ð Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán qua trung gian tài sản là
giá gạo
2.2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể
là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời
Căn cứ thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thì hành án về tài sản thì đối với
tình huống trên, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền là: giá gạo vào năm 1973 là 137
đ/1kg, thì số gạo được quy đổi là 365 kg (50.000 đ) :137 đ/1kg =365 kg). Giá gạo trung bình hiện
nay theo Sở tài chính Tp.HCM là 18.000 đ/kg thì số tiền tương ứng mà ông Quới phải trả cho bà
Cô là 365*18.000= 6.750.000 đ
2.3 Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
Thông tư 01/TTLT ngày 19/06/1997 không có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp
đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT. Vì thông tư
01/TTLT chỉ điều chỉnh việc thanh toán tiền trong 2 trường hợp:
+ Đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là các khoản tiền, vàng.
+ Đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật.
Thông tư trên đã liệt kê nhiều đối tượng là những nghĩa vụ thanh toán tiền như các khoản
tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền
cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính. Tuy nhiên,
“danh sách này chỉ đưa ra một số nghĩa vụ trả tiền, một số nghĩa vụ trả tiền khác có thể bị ảnh
hưởng về trượt giá nhưng lại không được quy định”. Tiền thanh toán trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT cũng thuộc trường hợp này. Do đó,
Tòa án đi theo hướng xác định lại nội dung nghĩa vụ thanh toán của bị đơn thông qua giá trị của
tài sản được giao dịch tại thị trường địa phương.

Trang 8
2.4 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác
định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu?
Vì sao?
Theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ
Bảng cụ thể là 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm.
1.697.760.000*1/5= 339.552.000 (đồng)
Căn cứ theo điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày
10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội, bà Hương mới thanh toán được cho cụ Bảng 4.000.000 đồng trong tổng số 5.000.000
đồng giá trị chuyển nhượng nhà, đất; còn nợ 1.000.000 đồng tiền chuyển nhượng đất. Như vậy,
bà Hương mới thanh toán được 4/5 giá trị chuyển nhượng đất cho cụ Bảng, tiền còn nợ tương
đương 1/5 giá trị nhà, đất.
2.5 Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền
lệ (nếu có)?
Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ. Quyết định số
09/HĐTP-DS ngày 24/02/2005 về vụ án “tranh chấp nhà đất và đòi nợ”.

Nội dung bản án:


- Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Lai.
- Bị đơn: Ông Phạm Thanh Xuân.
- Năm 1994, bà Lai cho ông Xuân vay 11.500.000đ (giấy ghi nợ không ghi rõ ngày tháng năm
nhưng hai bên đều thống nhất thời gian cho vay là năm 1994
- Ngày 12/02/1996, bà Lai cho ông Xuân vay tiếp 128.954.000đ.
- Ngày 08/8/1996, hai bên thống nhất số tiền nợ (lẫn lãi) là 188.600.000đ, đồng thời thỏa
thuận chuyển nhượng căn nhà số 19 Chu Văn An cho bà Lai với giá 188.600.000đ. Do vợ chồng
ông Xuân không thanh toán nợ và không giao nhà mà vẫn quản lý ngôi nhà nên bà Lai vẫn tính lãi
của số tiền 188.600.000đ.
- Ngày 05/8/1997, vợ chồng ông Xuân và vợ chồng bà Lai tiếp tục chốt nợ gốc và lãi từ
188.600.000đ lên 250.000.000đ; hai bên lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá
250.000.000đ.
- Theo ông Phạm Thanh Xuân thì tuy làm giấy tờ mua bán nhưng thực chất không có việc
mua bán vì giá trị nhà là 500.000.000đ. Do chồng bà Bùi Thị Lai đang bị bắt ở Trung Quốc nên
ông bà buộc phải làm thủ tục mua bán để bà Bùi Thị Lai đem nhà này thế chấp ngân hàng để vay
tiền chuộc chồng bà Bùi Thị Lai về.
- Theo bà Bùi Thị Lai việc mua bán nhà là có thật, tự nguyện. Sau khi lập hợp đồng, bà Lai
vẫn tính lãi số tiền 250.000.000đ trong thời gian 02 tháng thành 6.000.000đ để cộng dồn vào số
tiền 44.000.000đ bà Lai đã cho ông Xuân vay vào ngày 6/11/1997 thành 50.000.000đ.

Trang 9
Nhận định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

- Quan hệ mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Phạm Thanh Xuân với
bà Bùi Thị Lai xuất phát từ quan hệ vay nợ với lãi suất cao (khoảng 6%/tháng) khi bên vay
không có tiền trả nợ thì hai bên có thỏa thuận việc mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất.

- Vụ tranh chấp phải giải quyết cả hai quan hệ vay nợ và quan hệ mua bán nhà đất.

- Xác minh, thu thập các chứng cứ chứng minh rằng liệu thủ tục làm giấy tờ mua bán nhà,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất có theo quy trình pháp luật quy định hay không.

- Trong trường hợp có đủ căn cứ xác định việc mua bán chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng
đất là hợp pháp và công nhận hợp đồng mua bán nhà đất giữa các bên thì phải lấy giá nhà, đất
thoả thuận trong hợp đồng trừ đi số tiền nợ gốc và lãi; trường hợp còn thiếu bên mua chưa trả
đủ thì phần còn thiếu (tính theo tỷ lệ % giá trị nhà đất) bên mua phải thanh toán cho bên bán
theo giá thị trường tại địa phương ở thời điểm xét xử sơ thẩm

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận


3.1 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữ chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa
vụ theo thỏa thuận?
Giống nhau: Nghị quyết số 15/2018 DS – GĐT ngày 15/3/2018 của Toà án nhân dân cấp
cao Hà Nội
- Có ít nhất ba chủ thể
- Không được chuyển giao khi quyền yêu cầu/ nghĩa vụ gắn liền với nhân thân.
- Hai hành vi này đều dẫn tới hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ
theo đó chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho
người nhận chuyển giao
- Về hình thức chuyển giao, thì việc chuyển giao quyền yêu cầu hay chuyển giao giao nghĩa
vụ đều được thể hiện bằng văn bản hay lời nói (Điều 310,316 BLDS 2015)
Khác nhau:
Nội dung Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ
Chủ thể - Bên có quyền là bên có quyền - Bên có nghĩa vụ là bên có thể
chuyển giao nghĩa vụ dân sự. chuyển giao nghĩa vụ.
- Việc chuyển giao không cần sự - Việc chuyển giao nghĩa vụ
đồng ý của bên có nghĩa vụ. này
phải được sự đồng ý của bên có
quyền đồng ý
Trường Quy định tại khoản 1 Điều 365 BLDS Quy định tại khoản 1 Điều 370
hợp không 2015: BLDS 2015:
được
chuyển - Quyền yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường - Nghĩa vụ gắn liền với nhân thân
thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, hoặc pháp luật quy định
giao
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.
- Thỏa thuận của bên có quyền yêu cầu
và bên có nghĩa vụ hoặc

Trang 10
pháp luật quy định.
Chuyển Điều 368 BLDS 2015: Điều 371 BLDS 2015:
giao có Nếu chuyển giao quyền yêu cầu mà quyền Đối với chuyển giao nghĩa vụ
biện pháp yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận, nếu nghĩa vụ
bảo đảm nghĩa vụ kèm theo thì biện pháp bảo đảm thực hiện có biện pháp bảo đảm
được chuyển giao sang người thế quyền. được chuyển giao thì biện pháp
bảo đảm đó đương nhiên chấm
dứt trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.
Hình thức Người chuyển giao quyền yêu cầu phải Không có quy định về mặt hình
thông báo bằng văn bản cho bên có thức.
nghĩa vụ về việc thực hiện chuyển giao
(trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Nếu không thông báo mà phát sinh thêm
chi phí thì bên chuyển giao quyền
yêu cầu phải thanh toán.

Thông tin nào của bản án cho biết bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú?
Trong phần xét thấy của Toà có đoạn: theo các biên nhận tiền đó phía bà Tú cũng cấp
thì chính bà Phượng là người tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền
555.000.000đ và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thẻ hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị
Nhân số tiền 615.000.000đ phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác Đinh bà Ngọc
thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra cũng theo lời khai của bà Phương thì vào tháng 4 năm
2004 do phía bà Loan ông Thạch và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay Ngân
hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho Ngân hàng. Xác định bà
Phượng là người xác lập vay tiền với bà Tú”.
ð Vì bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú nên bà Phượng đương nhiên có
nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú.
Bản án số 148:
- Từ đầu năm 2003: bà Tú cho bà Phượng vay tổng số tiền 555.000.000có biên nhận lãi suất
1.8%/ tháng
- Ngày 27/4/2004, bà Tú tiếp tục vay tiền Ngân hàng và cho bà Phượng vay lại với số tiền
615.000.000đ có làm biên nhận
- Đến 4/2005, Phượng không có tiền trả nên nhờ bà Tú vay nóng bên ngoài để trả Ngân hàng
khi đến hạn và bà Phượng đồng ý trả khoản tiền lãi 2.5% trên vay vốn 615.000.000đ, đồng
thời bà Phượng xin giảm lãi xuống còn 1.3, sau đó đến tháng 5/2005, bà Phượng nhưng trả
lãi.
- Bà Phượng cho hai người chị của Phượng vay lại gồm: Phùng Thị Bích vay 465.000.000đ
và Phùng Thị Bích Loan cùng chồng là Trần Phú Thạnh vay 150.000.000đ. Bà Tú đã lập
hợp đồng vay với bà Ngọc và vợ chồng bà Loan ông Thạnh
- Sau đó bà Ngoc, vợ chồng bà Loan ông Thạnh không trả vốn và lãi cho bà Tú. Bà Tú đã
kiện để lấy lại số tiền đã cho vay và tiền lãi.

Trang 11
3.2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú?
“Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực
tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000đ và theo biên nhận
ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000đ.
Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc

thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4
năm 2004, do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn
vay ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho ngân hàng.
Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú”.

3.3 Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang
cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh.
Tại phần xét thấy, ở nội dung xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú Tòa án nhận định
rằng “… phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ
và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào ngày 12/5/2005.”
3.4. Suy nghĩ của anh chị về đánh giá trên của Tòa án.
Đánh giá trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý. Vì căn cứ theo Điều 370 BLDS 2015, theo đó bên
có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý.
Trong vụ việc trên, bên có quyền (bà Tú) đã chấp nhận cho bên có nghĩa vụ (bà Phượng) chuyển
giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền (bà Tú). Bên cạnh đó,
về vấn đề bà Phượng “vay nóng” và phải đồng ý trả lại cho bà Tú là sự tự nguyện thỏa thuận không
trái pháp luật nên được công nhận. Như vậy, việc bà Phượng “vay nóng” xuất phát từ sự tự nguyện,
không vi phạm pháp luật và việc bà Tú nhận tiền lãi suất từ số tiền bà Phượng “vay nóng” là hợp
lý, đúng theo quy định của pháp luật.
3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo Điều 373 BLDS 2015 về việc hoàn thành nghĩa vụ, theo đó nghĩa vụ được hoàn
thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện 1 phần nghĩa vụ nhưng
phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện và căn cứ theo Điều 372 BLDS 2015 về các
trường hợp cụ thể đóng vai trò là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ ban đầu vẫn phải
còn trách nhiệm với người có quyền khi không thực hiện được nghĩa vụ chuyển giao, trường hợp
khác chỉ thực hiện được 1 phần và phần còn lại không được bên có quyền miễn trừ, miễn thực hiện.
Như vậy, nghĩa vụ chỉ được chấm dứt khi và chỉ khi rơi vào những trường hợp được quy định cụ
thể tại Điều 372 BLDS 2015.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 370 BLDS 2015 quy định rằng “khi được chuyển giao nghĩa
vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”. Như vậy ta thấy được rằng tại điều này BLDS
2015 không quy định rõ người có nghĩa vụ band dầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền
khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao. Vì vậy, ta hiểu được theo cả
hai nghĩa:
1. Người có nghĩa vụ ban đầu vẫn còn có nghĩa vụ với người có quyền kể từ khi thời điểm
chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ xảy ra. Lúc này, người có nghĩa vụ ban đầu phải có

Trang 12
trách nhiệm đối với người có quyền trong trường hợp người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ.
2. Người có nghĩa vụ ban đầu sẽ không còn nghĩa vụ đối với người có quyền trong trường
hợp được người có quyền chấp nhận sau khi thời điểm chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa
vụ xảy ra. Như vậy, ta nhận thấy rằng sự đồng ý của người có quyền đủ quan trọng để quyết định
được vấn đề người có nghĩa vụ ban đầu có còn nghĩa vụ với mình hay không sau khi chuyển giao
nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ.

3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
Nhìn từ góc độ quan điểm của tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm
đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao.
Trong Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/09/2007, Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh
An Giang có đề cập: “Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm
nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bà Phượng phải có trách nhiệm
thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào ngày 12/05/2005.
Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa
vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan
và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách
nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.”
Một số quan điểm khác như của tác giả Đỗ Quang Đại cho rằng: “Nếu cho rằng người có
nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta không thấy sự khác nhau
giữa chuyển giao nghĩa vụ với “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba”. Do vậy, để
chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua
người thứ ba, cần xác định rõ chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi
có bên thỏa thuận khác”. Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể như hướng giải quyết của Trọng tài
trong vụ việc Công ty Việt Nam và Công ty Hồng Kông, Bên cạnh đó, tác giả một lần nữa khẳng
định, “khi có chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận thì người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách
nhiệm với người có quyền đối với nghĩa vụ hay phần nghĩa vụ được chuyển giao” thông qua hướng
giải quyết của Toà giám đốc thẩm trong Quyết định số 361/2009/DS-GĐT ngày 13/08/2009 của
Toà dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

3.7 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn
có trách nhiệm đối với người có quyền?

Đoạn: “xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ
thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bà Phượng phải có trách nhiệm thực
hiện. Tuy nhiên phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc,
bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465000000đ
và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 1500000000đ vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể
từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay
của bà Phượng với đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối

Trang 13
với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán
nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.”
3.8 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

Hướng giải quyết của tòa án là hợp lý. Vì Tòa có nêu rõ “bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm
thanh toán là không có căn cứ” và “buộc bà Tú hoàn trả lại cho bà Phượng giấy chứng minh hải
quan”, yêu cầu bà Ngọc có trách nhiệm trả cho bà Tú số tiền 651.981.000đ thể hiện rõ việc Tòa
công nhận bà Phượng đã không còn bất kỳ ràng buộc pháp lý nào liên quan đến việc trả nợ cho bà
Tú là đúng đắn. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 370 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Bên có nghĩa vụ có
thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý,” Ở đây ta thấy
bên có quyền là bà Tú đã đồng ý việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng bằng cách ký
hợp đồng cho vay đối với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh.
3.9 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người
thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Điều 335, điểm a Khoản 1 Điều 343, Điều 371 BLDS 2015
Trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi
nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh sẽ chấm dứt. Bởi lẽ, “bảo lãnh là việc người thứ ba
(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ thay đổi, thì nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh (người có
nghĩa vụ ban đầu) chấm dứt. Bên cạnh đó, xét điểm a Khoản 1 Điều 343, bảo lãnh chấm dứt khi
“nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt”, mà bảo lãnh chính là một trong những biện pháp bảo đảm nên
“nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt”.
Tuy nhiên, ngành luật dân sự với phương pháp điều chỉnh đặc thù là tôn trọng quyền tự định đoạt,
tự do ý chí của các bên chủ thể, nên nếu các bên có thỏa thuận khác thì phải thực hiện theo thỏa
thuận đó.

Trang 14

You might also like