You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI


GIAO DỊCH DÂN SỰ

Môn học: Những quy định chung về Luật Dân sự, tài sản và thừa kế

Giảng viên: Nguyễn Thanh Hà

Lớp: TM48B1

Danh sách nhóm:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Hà Như Ngọc 2353801011192
2 Lâm Ngọc Thảo Ngân 2353801011179
3 Hoàng Thị Hồng Loan 2353801011156
4 Nguyễn Thị Khánh Ly 2353801011163
5 Bùi Nguyên Chi Linh 2353801011145
6 Nguyễn Ngọc Hồng Mai 2353801011165
7 Triệu Đức Minh 2353801011173
8 Trần Bá Lộc 2353801011158
MỤC LỤC

PHẦN I: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC
LẬP GIAO DỊCH..............................................................................................3
Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên. .................3
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở
hữu nhà ở tại Việt Nam?...............................................................................5
Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ
đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu? ....................................................................5
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ
thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?...........................5
PHẦN II: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG
NHẬN THỨC.....................................................................................................6
Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ
thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?....7
Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau
khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?......................................7
Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu
không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?....................................................7
Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội
không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà
anh/chị biết....................................................................................................8
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp
lý khi đưa ra hướng xử lý..............................................................................8
Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch
đó có bị vô hiệu không? Vì sao?...................................................................9
PHẦN III: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI ..............................10
1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015....................................................................................11
2. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình
không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch.
.....................................................................................................................11
3. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị
tuyên vô hiệu do có lừa dối?.......................................................................12
4. Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết..................................................................................................13
5. Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?
.....................................................................................................................13
6. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?...............................13
7. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?.........................................14
8. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?............................14
9. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?.....15
PHẦN IV: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU..................15
Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các
bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời....................................................15
Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty
Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối
lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?............16
Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc
mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?...........................................17
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán
liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định
hợp đồng vô hiệu.........................................................................................17
Câu 5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không
vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô
hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?.........18
Câu 6: Trong quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác
định hợp đồng vô hiệu?...............................................................................19
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác
định hợp đồng vô hiệu trong quyết định trên..............................................19
Câu 8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh
sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? CSPL?............................20
Câu 9: Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho
anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm
quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao
dịch dân sự vô hiệu không? Tại sao?..........................................................20
PHẦN I: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC
LẬP GIAO DỊCH
Tóm tắt bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20/12/2018 của Tòa án Nhân dân tỉnh
Vĩnh Long:

Vụ án: “ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
Ngày bản án: 20/12/2018
Nguyên đơn: Ông J Ph T Bà A Th Ph (L Th H)
Bị đơn: Bà L K Đ
Người có quyền lợi, nghĩa vụ: anh L Nh T, bà L Th A Nh
Nội dung: Nguyên đơn là ông J Ph T cùng với vợ là bà A Th Ph (L Th H), đại diện
ủy quyền bởi anh L Th Ph. Bị đơn là bà L K Đ, đại diện bởi Ph H D T. Năm 2004,
vợ chồng nguyên đơn mua phần đất diện tích 200m2 của bà L K Đ với giá
60.000.000 đồng và ngày 31/5/2004 bà L K Đ có lập giấy cho nền thổ cư. Đến ngày
02/6/2004 bà L K Đ tiếp tục bán cho nguyên đơn phần đất gắn liền với căn nhà mới
xây tổng diện tích là 1.051,8m2 và bà L K Đ có làm giấy nhường đất thổ cư. Ngày
16/3/2011 bà L K Đ có làm giấy cam kết thể hiện rằng bà đã bán cho nguyên đơn
phần đất diện tích 1.251,8m2 và bà chỉ đứng tên hộ, khi nào nguyên đơn về Việt
Nam thì bà trả lại nhà và đất. Hiện nay nguyên đơn đã về Việt Nam và yêu cầu bị
đơn giao trả nhà là 200m2 và đất vườn có diện tích 1.051,8m2 (tổng giá trị là
500.000.000 đồng). Sau đó tại phiên tòa sơ thẩm, phía nguyên đơn thay đổi yêu cầu
khởi kiện, chỉ yêu cầu bà L K Đ hoàn trả cho nguyên đơn số tiền 550.000.000 đồng.
Phía bị đơn đồng ý trả lại số tiền 13.950 USD mà bên nguyên đơn chuyển về, quy ra
là 329.220.000 đồng nhưng phía bị đơn tự nguyện trả số tiền 350.000.000 đồng và
yêu cầu được sử dụng nhà và đất sau này. Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ra
quyết định vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư
ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm
điều cấm của pháp luật; buộc bà L K Đ phải hoàn trả cho ông J Ph (Ph J T) và bà A
Th Ph (L Th H) số tiền 350.000.000 đồng.
Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
Điều 122 BLDS 2005: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường
hợp pháp luật có quy định.”
Điều 117 BLDS 2015: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.”
Thứ nhất, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm
2015 “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập”. So với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 122 Bộ
luật Dân sự năm 2005 “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” thì
Bộ luật Dân sự năm 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề
cập đến năng lực pháp luật dân sự của chủ thể và bổ sung thêm cụm từ “phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập”. Từ quy định này có thể thấy có 2 yêu cầu đối với
chủ thể tham gia giao dịch dân sự như sau:
- “Chủ thể có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” ,
tức là nếu chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự thì cá nhân đó phải có năng lực
hành vi dân sự, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập,
thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tùy thuộc vào mức độ năng lực
hành vi dân sự của chủ thể mà chủ thể được tham gia vào các giao dịch dân sự phù
hợp với mình theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Khoản 2 Điều 22, Khoản 2 Điều
24 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập”, theo quy định tại Điều 18, Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân, pháp nhân về cơ bản là không bị hạn chế, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, trong những trường hợp
luật khác có những quy định, yêu cầu về năng lực pháp luật của chủ thể thì phải tuân
thủ theo các quy định đó.
Thứ hai, tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đã thay thế từ “người tham gia giao dịch”
bằng “chủ thể tham gia giao dịch dân sự”. Điều này xác định rằng chủ thể tham gia
giao dịch dân sự có thể là cá nhân (con người về mặt sinh học) hoặc pháp nhân (con
người về mặt pháp lý)(1) .
Thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thay thế cụm từ “pháp luật” bởi từ
“luật”, có thể thấy rằng từ “pháp luật” có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với từ
“luật”. “Pháp luật” có thể được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm
điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể nào đó, trong đó mặt biểu hiện của nó là các quy
định trong Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, công
văn, chỉ thị,... Trong khi đó, từ “luật” được sử dụng tại Điều 117 Bộ luật Dân sự
năm 2015 là để chỉ các quy phạm pháp luật chỉ tồn tại trong các bộ luật, luật (là văn
bản do chính Quốc hội ban hành). Quy định này nếu được hiểu theo cách trên, có
tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu lực của văn bản luật so với các văn bản
dưới luật, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định với nhau.
→ Như vậy, với sự thay đổi trên thì Bộ luật Dân sự năm 2015 không chỉ đề
cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật dân sự của
chủ thể, từ đó đặt ra 2 yêu cầu đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự là “Chủ thể
có năng lực hành vi dân sự” và “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự”, điều đó cho
thấy Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn so với Bộ luật Dân sự năm
2005. Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi hơn so với Bộ luật
Dân sự năm 2005 đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự từ “người” thành “chủ
thể”, tức là cả cá nhân và pháp nhân đều có đủ tư cách tham gia vào giao dịch dân
sự. Nhìn chung lại, việc thay đổi trên đã cho thấy Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy
định chặt chẽ hơn nhưng cũng đã cởi mở hơn so với Bộ luật Dân sự năm 2005.

Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở
hữu nhà ở tại Việt Nam?
Ở đoạn [2] phần “Nhận định của Tòa án” đã cho thấy ông T và bà H không có
quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất
thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không
được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật Đất đai 2003
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng
nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.” nên không phát
sinh hiệu lực của hợp đồng. Từ đó, ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại
Việt Nam.
Hơn thế nữa, ông T và bà H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ
thì theo quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai 2003 thì người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có
công đóng góp với đất nước; nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về
hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước;
người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà tại Việt Nam”. “Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời
hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn
hộ”. Ông T và bà H không thuộc một trong các đối tượng trên nên không được sở
hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam.

Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà
Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?
Ở mục 1 phần “Quyết định” đã cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu. Cụ thể: “Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy
nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã
xác lập do vi phạm điều cấm của luật”.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của
chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?
Theo em, Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu dựa trên những căn cứ đã
nêu trong bản án là hoàn toàn hợp lý vì ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở
Việt Nam. Có thể thấy, giao dịch dân sự của ông T và bà H với bà Đ đã vi phạm
Luật Đất đai 2003. Cụ thể tại thời điểm lập giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004,
giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, bà Đ đã vi phạm Khoản 1 Điều 121 Luật
Đất đai 2003:
“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây thì được
mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
a) Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam;
b) Người có công đóng góp với đất nước;
c) Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường
xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước;
d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam;
đ) Các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.”
Ông T và bà H không thuộc các đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở tại Việt Nam nên không được phép mua. Vì vậy việc bà Đ lập giấy cho
nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 là không đúng
với quy định của luật. Từ đó cho thấy giao dịch dân sự giữa ông T và bà H với bà Đ
là vi phạm điều cấm của luật. Như vậy, Tòa án tuyên bố vô hiệu giao dịch trên theo
quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 là hoàn toàn có cơ sở, công bằng và
khách quan.

PHẦN II: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG
NHẬN THỨC

Tóm tắt Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Toà dân sự Toà
án nhân dân tối cao

Vụ án: Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Ngày bản án: 25/7/2013

Nguyên đơn: Chị Đặng Thị Kim Anh.

Bị đơn: Bà Phạm Thị Hương.

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: anh Lưu Hoàng Phi Hùng, chị Bùi Thị Tú
Trinh, ông Đặng Hữu Hội (đã chết).

Nội dung bản án: Ông Đặng Văn Hội bị tai biến vào năm 2007 và không còn khả
năng nhận thức từ thời điểm trên. Ngày 08/02/2010, bà Phạm Thị Hương bán tài sản
chung giữa bà và chồng là ông Đặng Văn Hội căn nhà gắn liền với quyền sử dụng
167,3m vuông đất tại số 25 Lê Trung Kiên, tỉnh Phú Yên cho vợ chồng ông Lưu
Hoàng Phi Hùng với mức giá 580.000.000đ. Do không đồng ý với quyết định trên
của ông bà và cho rằng bố mình thực hiện giao dịch trong tình trạng không nhận
thức được nên chị Ánh đã đệ đơn lên Tòa án yêu cầu huỷ hợp đồng mua bán nhà đất
giữa ông Hội, bà Hương và ông Hùng, bà Trinh. Vụ án được giải quyết ở cấp sơ
thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Tại bản án sơ thẩm ra quyết định hủy hợp đồng
mua bán nhà đất giữa hai bên và đề nghị các nghĩa vụ liên quan. Ngày 05/01/2012,
vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng gửi đơn kháng cáo với quyết định của Tòa sơ
thẩm. Tại bản án phúc thẩm, Tòa án công nhận hợp đồng mua bán gắn với quyền sử
dụng đất cho vợ chồng anh Lưu Hoàng Phi Hùng. Trên cơ sở kháng nghị của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao theo công văn số 545/BCKNGDT-P5 và quyết định số
65/QDKNGDT-V5, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên giám đốc thẩm đưa ra quyết
định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm giao lại cho Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm
lại.
Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ
thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

Thực chất vào năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ, không nhận thức
được. Từ cuối năm 2008 hàng tháng gia đình phải gom góp tiền lo cho ông.

Nhưng đến ngày 07/5/2010 Toà án nhân dân Thành phố Tuy Hoà mới chính thức
tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau
khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?

Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị
tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ,
không nhận thức được. Cuộc giao dịch ký hợp đồng trao quyền sử dụng đất có mặt
ông Hội điểm chỉ vào ngày 12/02/2010. Tuy nhiên, phải đến ngày 07/05/2010 Toà
án nhân dân thành phố Tuy Hoà mới tuyên bố ông Đặng Hữu Hội mất năng lực
hành vi dân sự, có nghĩa là gần 3 tháng sau khi giao dịch xảy ra. Việc mất năng lực
hành vi dân sự của một cá nhân phải do Toà án ra quyết định trên cơ sở giám định
pháp y tâm thần theo điều 22 BLDS 2015. Vì thế cuộc giao dịch được xác lập trước
khi ông Hội mất năng lực hành vi dân sự là sự thật và đúng theo quy định của pháp
luật.

Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu
không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?

Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội không bị vô hiệu. Vì căn
cứ vào khoản 1 Điều 22 BLDS 2005(Điều 22 BLDS 2015) “khi một người không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền,
lợi ích liên quan, Toà tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở giám định
của pháp y tâm thần”. Tuy nhiên, trong trường hợp trên ông Hội thực hiện giao dịch
trước khi bị Tòa tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự cho nên giao dịch
được thực hiện hợp lệ. Và theo khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 (khoản 1 Điều 117
BLDS 2015) quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì ông Hội vẫn
đáp ứng đủ điều kiện thực hiện giao dịch dân sự. Do vậy, khi thực hiện giao dịch thì
phần giao dịch đó sẽ không bị vô hiệu.

Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội
không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà
anh/chị biết.

Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc giống hoàn cảnh của ông Hội như sau:

Bản án số: 124/2017/DS-PT. Ngày 26/9/2017 xét xử phúc thẩm của Toà án nhân
dân tỉnh Đăk Lăk

Tóm tắt vụ việc: “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”
Nguyên đơn: Bà Lê Thị P và Bà Đào Thị N

Bị đơn: Văn phòng Công chứng ĐA. Người đại diện theo uỷ quyền: Bà Đặng Thanh
Q

Bà Lê Thị P (95 tuổi) già yếu, mắt kém, tai điếc và không biết chữ, bị con trai là anh D
dẫn đi ép lăn tay vào văn bản tặng tài sản cho hai cháu Đ và P1 là con của anh D trong
khi bà không hề hay biết. Sau khi các con của bà P biết được sự việc nên dẫn bà P ra
văn phòng công chứng để huỷ văn bản đã kí, nhưng thời điểm đó cháu D và P1 không
có mặt nên không thể huỷ được. Vì vậy, bà P yêu cầu khởi kiện đến Toà án huỷ văn
bản thoả thuận tặng cho tài sản theo bản án được Công chứng. Theo bản tự khai của bà
Đào Thị N là con gái bà P, tài sản này là tài sản duy nhất của bà, bà lại thường xuyên
đau ốm nên cần đảm bảo cho quãng đời còn lại của bà. Phía bị đơn cho rằng việc thoả
thuận không vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội, các bên tự nguyện lập văn bản thoả
thuận, tại thời điểm công chứng các bên đều có năng lực hành vi dân sự.

Toà án cấp phúc thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện của bà Lê Thị P và bà Đào Thị N,
tuyên bố vô hiệu văn bản thoả thuận tặng cho tài sản.

Hướng giải quyết của Toà án:

Toà án đã giải quyết vụ việc rất rõ ràng và hợp lí. Toà xét thấy văn bản được công
chứng không đảm bảo được sự khách quan do Công chứng viên đã không tiến hành
xác minh hoặc yêu cầu giám định khi có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của
người yêu cầu công chứng theo Khoản 4 Điều 35 Luật Công chứng 2006. Vì vậy Toà
án không chấp nhận kháng cáo của Văn phòng Công chứng ĐA, đình chỉ xét xử phúc
thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của ông Đào Văn D và chị Đào Thị Kim P1. Toà án
đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu kháng cáo của ông D và chị P1 do vắng mặt
không có lí do chính đáng đến lần thứ hai. Chấp nhận đơn khởi kiện của bà Lê Thị P
và bà Đào Thị N.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp
lý khi đưa ra hướng xử lý.

-Trong vụ việc trên, tôi cho rằng hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao hợp
lý. Quyết định của Toà án tối cao là huỷ toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số
98/2011/DSST và bản án dân sự phúc thẩm số 35/2012/DSPT.

-Trong bản án sơ thẩm, Toà án huỷ hợp đồng giữa ông Hội, bà Hương với vợ chồng
ông Hùng, bà Trinh vì vô hiệu hình thức và bác yêu cầu của bà Hương, ông Bình và
7 ông Hùng, bà Trinh. Tòa còn yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất lập ngày 8/2/2010 giữa vợ chồng ông Hội, bà Hương và ông Hùng, bà
Trinh vì lý do không có cơ sở là không hợp lý. Căn cứ vào khoản 1 điều 22 và
khoản 1 điều 122 BLDS 2005 thì việc ký kết hợp đồng giữa ông Hội, bà Hương và
ông Hùng bà Trinh phù hợp với quy định pháp luật và đủ điều kiện thực hiện giao
dịch giữa hai bên, khi ông Hội chưa bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Thêm vào đó, theo giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tài sản chung của ông
Hội và bà Hương là 120m2 đất. Do vậy, bà Hương có quyền định đoạt tài sản thuộc
phần quyền sở hữu của mình, nên không có căn cứ để huỷ hợp đồng giao dịch giữa
hai bên.

-Về án phúc thẩm, hướng giải quyết của tòa là công nhận toàn bộ hợp đồng mua bán
nhà gắn liền quyền sử dụng đất ở giữa ông Hội (đã chết), bà Hương và ông Hùng,
bà Trinh là không đúng. Và cho thấy một số vấn đề chưa thỏa đáng về sở hữu đất
trong giao dịch.

-Vì vậy, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Toà án
nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ
cho Toà án nhân dân thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm lại là hợp lý
và có căn cứ.

Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch
đó có bị vô hiệu không? Vì sao?

Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó không bị
vô hiệu. Đặt ra trường hợp tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì theo điều 22
BLDS 2005 ông Hội khi thực hiện giao dịch Tòa án chưa tuyên là người mất năng
lực hành vi dân sự đồng nghĩa với việc tại thời điểm giao dịch có đủ cơ sở để ông
Hội thực hiện. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 về điều kiện để giao
dịch dân sự có hiệu lực, cụ thể:

“ 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”

Với giao dịch tặng cho này xuất phát từ sự tự nguyện của đôi bên nên giao dịch có
hiệu lực.

PHẦN III: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI


TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ: 521/2010/DS- GĐT NGÀY
19/08/2010 CỦA TOÀ ÁN DÂN SỰ TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Quyết định giám đốc thẩm số: 521/2010/ds-gđt ngày 19/08/2010 của toà án dân sự
toà án nhân dân tối cao về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà của các
đương sự là:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Danh Đô, bà Phạm Thị Thu.
Bị đơn: Bà Trần Thị Phố (Trần Thị Phú), anh Nguyễn Thế Vinh.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú
Vân.
Nội dung: Bà Phố thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán căn nhà 115/7E Nguyễn
Kiệm, quận Gò Vấp với ông Đô và bà Thu với giá là 330 lượng vàng. Bà Phố đã trả
230 lượng vàng, còn 100 lượng vàng chưa thanh toán. Anh Nguyễn Thế Vinh (con
trai bà Phố) không có thoả thuận với bà Phố đã tự ý thỏa thuận với vợ chồng bà Thu
hoán nhượng cho bà Thu sở hữu 1⁄2 diện tích nhà, đất tại thửa 2352, tờ bản số 1,
phường An Lợi Đông, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện hoán nhượng
là bà Phố không phải thanh toán 100 lượng vàng còn lại. Nhưng tại thời điểm giao
dịch hoán nhượng thì thửa đất hoán nhượng đã có quyết định thu hồi, giải toả, đền
bù của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mà anh Vinh không thông báo
cho ông Đô, bà Thu biết.
Quyết định của Toà án dân sự Toà án nhân dân tối cao: quyết định hủy bản án dân
sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm trước đó vì còn nhiều thiếu sót và quyết
định không đúng; giao lại vụ án cho TAND quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ: 210/2013/DS- GĐT NGÀY
21/05/2013 CỦA TOÀ ÁN DÂN SỰ TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/05/2013 của toà án dân sự toà án nhân
dân tối cao giải quyết vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất với các đương sự gồm:
Nguyên đơn: Châu Thị Nhất
Bị đơn: Nguyễn Văn Dưỡng
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Võ Thị Hậu, Võ Văn Tần, Võ Minh
Tài, Võ Minh Tiến.
Theo nguyên đơn, hai vợ chồng bà Nhất và ông Dưỡng có tài sản chung là 5 lô đất.
Ngày 06/8/2003 khi bà Nhất đang đi lao động ở nước ngoài, ông Dưỡng đã đứng tên
bà Nhất mà không có uỷ quyền của bà Nhất để lập hợp đồng chuyển nhượng cho
ông Võ Minh Tài quyền sử dụng đất. Bà Nhất khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối.
Ông Dưỡng thừa nhận có giả chữ ký bà Nhất để sang tên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho ông Võ Minh Tài. Tuy nhiên ông cho biết tài sản chung của vợ chồng
chỉ có hai lô đất, một lô đứng tên bà Nhất, một lô đứng tên ông, ba phần đất còn lại
em ông đứng tên, bà Nhất cho rằng là tài sản chung của vợ chồng là không đúng.
Nay ông đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tòa án dân sự Toà án nhân dân tối cao xét thấy vụ việc tranh chấp trên còn một số
tình tiết chưa được làm rõ như việc phân chia tài sản chung của vợ chồng ly hôn
giữa bà Nhất và ông Dưỡng, quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp
vô hiệu, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối,... Do đó,
việc thụ lý vụ án và các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm là chưa đúng nên Tòa án dân sự Toà án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng
nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 27/03/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao; huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm trước
đó; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang xét xử
sơ thẩm lại vụ án.

1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015.
 Theo điều 132 Bộ luật dân sự năm 2005, điều 127 Bộ luật dân sự 2015, quy
định về điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối có
điểm tương đồng:

- “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

- Lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba.

- Mục đích của việc lừa dối là làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự dẫn đến xác lập giao dịch đó.

2. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình
không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao
dịch.

Theo luật của Anh, hành vi không cung cấp thông tin trong trường hợp
này được xem xét như hành vi biểu lộ thông tin sai sự thật một cách chủ động. 1
Tương tự, trong pháp luật của Mỹ, chế tài này cũng được áp dụng cho hành vi
không thực hiện nghĩa vụ cung cấp các thông tin quan trọng về thỏa thuận mà
các bên sẽ ký kết. Ngày nay, nhiều Tòa án ở Mỹ diễn giải việc không cung cấp
thông tin hợp đồng (im lặng) như là việc cung cấp thông tin không chính xác
(lừa dối). Ví dụ, trong một vụ việc liên quan đến việc mua một căn nhà đã bị
tàn phá bởi mối mọt và bên bán biết việc này nhưng lại không cung cấp với bên
mua, theo Tòa án, đây là một thông tin quan trọng mà người mua nhà phải
được biết. Đó là một trường hợp mà việc không cung cấp thông tin mang tính
chất pháp lý tương tự như lừa dối và người mua có quyền vô hiệu hợp đồng.2

Ở Pháp, theo quy định tại Điều 1116 BLDS Pháp, hợp đồng có thể bị vô
hiệu trong trường hợp một bên cố ý không cung cấp thông tin quan trọng mà
nếu biết được thông tin đó thì bên kia đã không ký kết hợp đồng. Do đó, một
bên có thể đòi vô hiệu hợp đồng. Cũng theo Điều 1116 BLDS Pháp, “im lặng”
cũng được xem là gian dối, cụ thể là “gian dối tiêu cực” (hay “gian dối miễn
cưỡng”) nếu như sự im lặng này có ý gian dối và một bên có nghĩa vụ cung cấp
một số thông tin nhưng đã không thực hiện đúng như vậy. Sự im lặng trong
trường hợp này cũng là căn cứ làm cho hợp đồng bị vô hiệu.

Trong Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, hành vi không cung cấp
thông tin cũng được xem là gian dối. Theo đó, mặc dù không tồn tại trách
nhiệm chung là phải thông báo cho đối tác những thông tin có thể bất lợi cho
họ, một bên không thể được phép giữ im lặng đối với một vấn đề có thể ảnh
hưởng tới bên kia trong quyết định giao kết hợp đồng. 3 Hệ quả pháp lý cho
1
Edwin Peel, The Law of Contract, London, Sweet & Maxwell, 2011, tr. 437.
2
Florence Caterini, Pre-contractual Obligations in France and the United states,L.L.M Theses and Essays, University of
Georgia School of Law, Athens, 2005, tr. 15.

3
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – tập 1, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, 2013, tr. 344.
trường hợp này theo Điều 4.107 của Bộ nguyên tắc là một bên có thể vô hiệu
hợp đồng khi bên kia gian dối không cung cấp một thông tin mà nguyên tắc
thiện chí buộc phải cung cấp. Tương tự, theo Điều 3.8 Bộ nguyên tắc Unidroit,
một bên có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi bên kia, trái ngược với những
yêu cầu về thiện chí và trung thực trong lĩnh vực thương mại và một cách gian
lận, đã không cho bên kia biết về những tình huống đặc biệt mà người này đáng
lẽ phải cung cấp.4

3. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị
tuyên vô hiệu do có lừa dối?

Thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối trong Quyết định số
521 qua đoạn:
"Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân -
họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về
nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền
bù (căn nhà đã có quyết định, tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên
không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không dù điều
kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002)
là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản "Thỏa thuận hoán nhượng" không có chữ ký
của ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7 Nguyễn
Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch "Thỏa
thuận hoán nhượng" giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều
132 BLDS để giải quyết."

4. Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
 Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ.
 Quyết định số 30/2003/HĐTP-DS ngày 3/11/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao về vụ án tranh chấp chuyển quyền sử dụng đất:
- Nguyên đơn: Công ty TNHH công nghiệp may thêu thời trang Trang Anh Vĩnh do
ông Lê Quang Nghĩa, Giám đốc, ủy quyền cho ông Dương Đức Trung là Phó giám
đốc đại diện.
- Bị đơn: Công ty TNHH Thủy tinh Vĩnh Ký do ông Dương Mạnh, Giám đốc đại
diện.
- Nội dung: Năm 2001, Công ty Vĩnh Ký ký hợp đồng chuyển nhượng do Công ty
Trang Anh Vĩnh 42.175m2, trong đó có 10.000m2 đất trên không còn sử dụng được
vào mục đích xây dựng nhà máy, nhưng khi ký hợp đồng đã gian dối không thông
báo rõ tình trạng đất cho Công ty Trang Anh Vĩnh. Đồng thời, công ty Vĩnh Ký
cũng vi phạm thỏa thuận phạt cọc trong hợp đồng chuyển nhượng giữa 2 bên.
- Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Công ty Vĩnh Kỳ
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Công ty Trang Anh Vĩnh do không trả
lại tiền cọc đúng hạn và hủy Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm.

4
Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Từ điển bách khoa, 2005, tr. 181
5. Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?
 Hướng giải quyết trên phù hợp với BLDS năm 2015 vì thỏa các điều kiện để
tuyên bố thỏa thuận vô hiệu do có lừa dối theo quy định tại điều 127 BLDS năm
2015:
- Anh Vinh đã có hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự khi không thông báo cho
ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có
quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù của UBND thành phố Hồ Chí Minh.
- Đây là hành vi cố ý của anh Vinh nhằm để ông Đô, bà Thu chấp nhận ký “Thỏa
thuận hoán nhượng” ngày 19/05/2004.
→ Do đó quyết định hủy bỏ bản án dân sự phúc thẩm số 810/2008/DS-PT ngày
29/7/2008 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh là hợp lý.

6. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?

Trong quyết định số 210, theo Toà án:


 Bà Châu Thị Nhất không không có quyền được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng có tranh chấp vô hiệu do bà Nhất không phải là một bên tham gia giao
dịch dân sự với ông Tài (theo quy định tại khoản 1 điều 142 BLDS 1995 và điều
132 BLDS 2005). Tuy nhiên, bà Nhất được quyền khởi kiện theo Điều 29 Bộ
luật hôn nhân và gia đình 2014 (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung) để
xác định hợp đồng chuyển nhượng về quyền sử dụng đất nêu trên bị vô hiệu
theo điểm b khoản 1 Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005.
 Ông Võ Minh Tài có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô
hiệu, nếu ông Tài không biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà Nhất khi
tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì ông Tài là
một bên tham gia trong mối quan hệ dân sự này.

7. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
 Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối không còn vì:
Theo lời khai của bà Nhất: Năm 2007, khi vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dưỡng
giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài nhưng đến 10/12/2010 bà
Nhất mới khởi kiện.
→ Đã quá hai năm kể từ ngày bà Nhất phát hiện hành vi gian dối của ông Dưỡng
xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà nên thời hiệu để bà Nhất yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối không còn.
 Căn cứ vào:
- Khoản 1 Điều 145 Bộ luật dân sự 1995: Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu là một năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác
lập
- Khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005: thời hiệu khởi kiện yêu cầu
tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối là
hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập.
- Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định trong trường hợp pháp luật
không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
là hai năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích
của mình bị xâm phạm.

8. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
 Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng.
 Căn cứ theo điểm 1.4b mục 1 thuộc Phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10/08/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Thời hạn
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 56 của
Pháp lệnh Hợp đồng dân sự là ba năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác
lập. Hết thời hạn ba năm mà không có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu, thì giao dịch dân sự đó được coi là có hiệu lực.”
 Bà Nhất biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký vào năm 2007 đến thời điểm bà Nhất
khởi kiện là 13/12/2010 là đã hơn 3 năm. Theo đó bà đã mất quyền khởi kiện và
giao dịch dân sự giữa bà Nhất và ông Tài là có hiệu lực, Tòa án có công nhận
hợp đồng.

9. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?

Câu trả lời cho các câu hỏi trên không thay đổi nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210.
 Ở câu 6, câu trả lời không thay đổi vì:
Theo quy định tại điều 127 BLDS 2015, Bà Châu Thị Nhất không phải là một bên
tham gia giao dịch dân sự với ông Tài nên không có quyền được yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu. Ông Tài mới có quyền yêu cầu Toà án
tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu, nếu ông Tài không biết việc ông Dưỡng
giả mạo chữ ký của bà Nhất khi tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất.
 Ở câu 7, câu trả lời không thay đổi, vì:
Theo điểm b khoản 1 Điều 132 BLDS 2015, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này
là 02 năm kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch
được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối.
→ Từ năm 2007 đến ngày 10/12/2010 là đã quá 02 năm nên thời hiệu để bà Nhất
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối không còn vì.
 Ở câu 8, câu trả lời không thay đổi, vì:
 Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối theo quy định của khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015, Tòa án sẽ
công nhận hợp đồng.

 Căn cứ vào khoản 3, Điều 132 Bộ luật dân sự 2015: “Hết thời hiệu tại khoản 1
điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch
dân sự có hiệu lực.”
PHẦN IV: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
giữa các bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Dựa
vào điều 131 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi
tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân
thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Tóm tắt Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13/08/2013 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp Hợp đồng dịch vụ giữa các đương sự:
Công ty TNHH Orange Engineering (nguyên đơn) và Công ty cổ phần phát triển
Phú Mỹ (bị đơn). Công ty Phú Mỹ chỉ định Công ty Orange làm nhà thầu cung cấp
dịch vụ thiết kế cho Dự án do Công ty Phú Mỹ làm chủ đầu tư, thời hạn là 3 tháng
sau ngày ký kết hợp đồng; phí dịch vụ là 400.000.000 KRW (tiền won Hàn Quốc)
được chia thành 3 lần thanh toán. Nhưng Công ty Phú Mỹ không thực hiện thanh
toán lần 3 theo cam kết mặc dù Công ty Orange đã hoàn tất và bàn giao công việc
theo đúng khối lượng và tiến độ nên Công ty Orange đã khởi kiện Công ty Phú Mỹ.
Bản án sơ thẩm, tòa án quyết định chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện của Công ty
Orange. Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tòa án nhân dân tối cao quyết
định hủy toàn bộ Bản án số 127/2011/KDTM-PT và Bản án số 08/2011/KDTM-ST,
giao lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo
đúng quy định của pháp luật.
Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì
Công ty Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị
tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện
không? Vì sao?

Theo cơ sở của BLDS thì khi xác định hợp đồng dịch vụ của công ty Phú Mỹ với
Công ty Orange vô hiệu công ty Phú Mỹ không cần thanh toán cho công ty Orange
phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện. Vì
theo quy chế quản lý lao động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại
Việt Nam kèm quyết định số 87 / 2004/QĐ-TTg ngày 19/05/2004 của Thủ Tướng
Chính Phủ thì Công Ty Orange là công ty Hàn Quốc trụ sở tại Hàn Quốc và chưa có
“Giấy phép thầu” Do cơ quan có thẩm quyền của việt nam cấp theo quy định. Trong
bản án có nêu rằng Toà án sơ thẩm không thu thập giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép đầu tư của Công Ty phú mỹ được cấp. Nên có thể thấy cả hai
bên đều chưa có đủ năng lực pháp lý để thực hiện giao dịch. Nên giao dịch này vô
hiệu nên không cần chịu bất cứ trách nhiệm nào.

Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng
công việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?

Hội đồng thẩm phán yêu cầu các bên đương sự phải cung cấp tài liệu chứng cứ
chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác để làm rõ các
vấn đề trên. Nếu xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc công ty Phú Mỹ
thành toán cho công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà
công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận của hợp đồng. Còn nếu hợp đồng dịch
vụ là hợp pháp thì buộc công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho công ty Orange phần
giá trị tương đương với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện theo
thỏa thuận tại hợp đồng và tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp
luật.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, khoản 1 và 2 Điều 299 của Bộ
luật tố tụng dân sự quyết định huỷ toàn bộ bản án thương mại phúc thẩm số
127/2011/KDTM-PT ngày 12/08/2011 của Tòa án nhân dân tối cao tại Thành Phố
Hồ Chí Minh và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 08/2011/KDTM-ST
ngày 07/04/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương giao hồ sơ vụ án cho toà án
nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm
phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện
khi xác định hợp đồng vô hiệu.

- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm thám liên quan tới công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là hợp lý. Vì sai sót của Tòa sơ
thẩm và Tòa phúc thẩm nên chứng cứ liên quan đến khối lượng công việc của Công
ty Orange vẫn chưa xác nhận được.
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 137 BLDS 2005: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài
sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên
có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” Mục đích của việc vô hiệu này nhằm để cho
thỏa thuận có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu, đảm bảo được sự công bằng cho
hai bên.

Câu 5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng
dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định
hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề
này như thế nào?

Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà công ty
Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng không vô hiệu là công ty Phú Mỹ phải
thanh toán cho công ty Orange số tiền tương ứng với khối lượng công việc như đã
thỏa thuận trong hợp đồng cùng với lãi suất chậm thanh toán theo quy định của pháp
luật từ ngày 30/09/2007 đến ngày 31/12/2010 theo quy định của pháp luật.

Hướng giải quyết này của Hội đồng thẩm phán chưa hợp lý. Bởi lẽ, cả đôi bên
đều có sai sót và thiệt thòi trong suốt quá trình hợp tác. Về phía công ty Phú Mỹ, sau
khi nhận được bản vẽ chi tiết của Dự án từ Công ty Orange vào ngày 20/09/2007 đã
không phản hồi về những thiếu sót và hạn chế của bản vẽ trong thời gian 10 ngày
theo thỏa thuận tại Điều 2 của Hợp đồng dịch vụ. Do sự chậm trễ và thiếu sót trong
việc chỉnh sửa, bổ sung bản thiết kế theo yêu cầu khách hàng của Công ty Orange,
không bàn giao các bản vẽ theo đúng yêu cầu, dẫn đến việc Công ty Phú Mỹ chậm
trễ trong việc thanh toán 160.000.000 KRW còn lại cho Công ty Orange, đồng thời
Công ty Phú Mỹ gánh chịu thiệt hại nặng nề lên đến 1.800.000 USD. Về phía Công
ty Orange, do không hoàn thành bản vẽ theo những yêu cầu của bên mua dịch vụ,
chẳng hạn như “không xem xét đến các yếu tố tự nhiên cũng như thời tiết của Việt
Nam mà lại sử dụng bản vẽ mang đặc trưng của Hàn Quốc”, được công ty Phú Mỹ
phản ánh nhiều lần nhưng Công ty Orange vẫn không chỉnh sửa lại…

Nếu giải quyết theo Hội đồng thẩm phán đưa ra thì công ty Phú Mỹ phải gánh 1,8
triệu USD do trễ thi công, bồi thường cho nhà thầu,....Những hậu quả này một phần
do sự chậm trễ trong việc hoàn thành bản thiết kế của Công ty Orange. Do đó, ngoài
những yêu cầu bắt buộc mà Công ty Phú Mỹ phải gánh chịu khi hợp đồng không vô
hiệu, nên có những chế tài buộc Công ty Orange gánh chịu một phần hậu quả mà họ
gây ra.

TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 75/2012/DS-GĐT ngay 23/03/2012 của Tòa dân
sự Tòa án nhân dân tối cao:
Vụ án: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nguyên đơn là ông
Nguyễn Văn Sanh có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc giải
quyết tranh chấp hợp đồng sử dụng đất với bị đơn là : Anh Nguyễn Văn Dư, người
có nghĩa vụ liên quan là bà Dương Thị Chúc ( vợ anh Dư ). Ngày 25/10/2006, vợ
chồng anh Dư có chuyển nhượng cho ông Sanh 100m 2 đất trị giá 160.000.000d, thủ
tục đã được xác nhận bởi trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã. Ngày 28/10/2006 ông
Sanh lên UBND xã làm thủ tục giấy tờ thì vợ chồng anh Dư không hoàn thành thủ
tục theo quy định. Đầu năm 2007, ông Sanh xây dựng xưởng trên diện tích đất
chuyển nhượng, sau, vợ chồng anh Dư không chấp nhận hợp đồng đã chuyển
nhượng và đề nghị ông Sanh tháo dỡ các công trình xây dựng để trả lại đất. Ngày
27/8/2009, ông Sanh có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc giải
quyết tranh chấp hợp đồng, ngày 28/10/2010 Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc có
quyết định gia hạn để các bên thực hiện quy định về hình thức hợp đồng nhưng bên
vợ chồng anh Dư không thực hiện, tuy nhiên Tòa án sơ thẩm không tuyên bố hợp
đồng vô hiệu mà lại công nhận hợp đồng. Sau đó, tòa án phúc thẩm đã xác định hợp
đồng vô hiệu là do lỗi của vợ chồng anh Dư, do đó, vợ chồng anh Dư phải chịu bồi
thượng thiệt hại cho ông Sanh tương đương với giá trị hợp đồng đã thanh toán và
các phí phát sinh lỗi liên quan. Quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm,
giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện yên Lạc xét xử sơ thẩm lại theo quy
định của pháp luật.
Câu 6: Trong quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác
định hợp đồng vô hiệu?
- Vì: Ngày 27/8/2009, ông Sanh ( Nguyên đơn ) có đơn khởi kiện
yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Yên lạc giải quyết tranh chấp hợp
đồng sử dụng đất. Ngày 18/10/2010 Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc
đã có quyết định số 01/TA gia hạn để các bên thực hiện quy định về
hình thức của hợp đồng. Khi xét thấy hợp đồng vô hiệu là do lỗi của
vợ chồng anh Dư và chị Chúc không chịu hợp tác để hoàn thiện các
thủ tục về hình thức của hợp đồng. Hơn nữa, việc kí kết hợp đồng
chuyển nhượng quyên sử dụng đất là hoàn toàn tự nguyện, không bị
ép buộc, hợp đồng đã có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, vợ chồng
anh Dư đã nhận số tiền 160.000.000d và giao giấy sử dụng đất cho
ông Sanh, nên không thể coi là không tự nguyện khi giao kết hợp
đồng. Vì vậy, hợp đồng vô hiệu là vì vi phạm hình thức, không vi
phạm nội dung.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác
định hợp đồng vô hiệu trong quyết định trên.
- Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong quyết
định trên là còn chưa hợp lí, chưa có đủ căn cứ chứng minh nó vô hiệu,
chưa đưa ra được cơ sở pháp lí rõ ràng tại sao vô hiệu, hợp đồng vi phạm
điều kiện nào dẫn đến vô hiệu hợp đồng ( Quy định tại điều 117 BLDS
2015 ), không thể đưa ra lí do vì vợ chồng anh Dư không hoàn thiện các
thủ tục về mặt hình thức mà dẫn đến vô hiệu hợp đồng.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 BLDS 2015:
“Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản
nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên
đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu
của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của
giao dịch đó”. Như vậy, trong trường hợp này, nếu một bên đã thực hiện
ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một hoặc
các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Cụ
thể, ông Sanh đã thực hiện 82,051% giá trị hợp đồng nên Tòa án hoàn
toàn có thể công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự này theo yêu cầu của
ông Sanh.
Câu 8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh
sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? CSPL?
- Theo khoản 2, điều 137 BLDS 2005 : “ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành
tiền để hoàn trả ”. Xét thấy, ông Sanh đã đưa cho vợ chồng anh Dư
160.000.000d mua mảnh đất, nên khi vô hiệu hợp đồng, ông Sanh sẽ
được vợ chồng anh Dư hoàn trả lại số tiền này.
- Theo khoản 4, điều 131 BLDS 2015 : “ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải
bồi thường ”. Theo đó, vợ chồng anh Dư đã gây ra lỗi về mặt hình thức
gây vô hiệu hợp đồng, nên phải bồi thường thiệt hại do lỗi là
330.255.000d và thanh toán công trình xây dựng trên đất la 81.500.000d.
Tổng cộng : 571.755.000d

TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 133/2017/DSPT NGÀY 15/5/2017:


Nguyên đơn là: ông Bùi Tiến Văn, bà Nguyễn Thị Tằm
Bị đơn là: Anh Bùi Tiến Dậu, Bùi Tiến Bình, Bùi Tiến Sinh
Ông Văn và bà Tằm có một khu đất ở diện tích 350m 2 được UBND huyện Đông
Sơn cấp giấy CNQSD đất mang tên ông Văn và bà Tằm. Năm 2008, con trai là Bùi
Tiến Dậu có nói với ông bà cho mượn trích lục đất để thế chấp vay ngân hàng,
nhưng anh Dậu không làm vậy, mà lợi dụng lòng tin của ông bà mà làm sẵn cá hợp
đồng chuyển nhượng đất và nói dối để ông bà ký hợp đồng. Do tin tưởng nên ông
Văn không đọc kĩ và đã kí hợp đồng cho anh Dậu quyền sử dụng đất. Sau, 2 bên xảy
ra tranh cãi, ông bà Văn khởi kiện Tòa yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất cho anh Dậu, anh Bình, anh Sinh và yêu cầu bị đơn trả lại cho ông bà diện
tích đất đó. Tuy nhiên, tại bản khai của 3 anh em lại nhiều điểm khác so với lời khai
của ông bà Văn. Tại bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,
xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là vô hiệu, yêu cầu bị đơn hoàn
trả lại diện tích đất cho ông bà, đồng thời, hủy 3 giấy CNQSD đất do UBND huyện
Đông Sơn cấp cho 3 anh em. Ông Văn, bà Tằm có quyền liên hệ với UBND xã để
làm thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng lại cho ông bà. Quyết định đình chỉ việc
xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của anh Bùi Tiến Bình, không nhận kháng cáo
của anh Bùi Tiến Dậu, giữ nguyên bản án sơ thẩm cho anh Bùi Tiến Dậu.

Câu 9: Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho
anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có
thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ
quả của giao dịch dân sự vô hiệu không? Tại sao?

- Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh
Dậu và ghi nhận ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm
quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả
của giao dịch dân sự vô hiệu. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn
trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”. Việc giao dịch
dân sự bị Tòa án tuyên vô hiệu đã làm vô hiệu hợp đồng tặng cho giữa
ông Văn, bà Tằm và anh Dậu, qua đó cũng làm vô hiệu hợp đồng tặng
cho anh giữa anh Dậu và anh Bình, anh Sinh. Vì vậy, Tòa án đã hủy giấy
chứng nhận cấp cho anh Dậu và cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với
cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đúng như ban đầu theo trình bày trong bản án.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

A. Văn bản quy phạm pháp luật:

 Bộ luật dân sự 2015 - (91/2015/QH13) - ngày 24/11/2015

 Bộ luật dân sự 2005 - (33/2005/QH11) - ngày 14/06/2005

B. Tài liệu tham khảo:

 Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định

chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức -Hội

Luật gia Việt Nam 2023.

 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,

Nxb. Đại học quốc gia 2007.

 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng

Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín).

 Edwin Peel, The Law of Contract, London, Sweet & Maxwell, 2011.
 Florence Caterini, Pre-contractual Obligations in France and the United

states,L.L.M Theses and Essays, University of Georgia School of Law, Athens,

2005.

 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – tập 1, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia –

sự thật, 2013.

 Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Từ điển

bách khoa, 2005.

You might also like