You are on page 1of 31

Môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

BUỒI THẢO LUẬN THỨ HAI

GIAO DỊCH DÂN SỰ

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng Vân

Họ và tên MSSV

Trần Thị Huỳnh Như (Nhóm trưởng) 2353801015158

Nguyễn Trần Quỳnh Nga 2353801014111

Vũ Nguyễn Ngọc Trân 2353801015208

Võ Anh Kiện 2353801014089

Vũ Lê Mỹ Ý 2353801012296

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2024


MỤC LỤC
I. Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch...........................3

1.1. So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi............................................3
1.2. Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu
nhà ở tại Việt Nam?....................................................................................................4
1.3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã
bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?........................................................................................5
1.4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể)
về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?..............................................5
II. Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức................................6

2.1. Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ
thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?..............6
2.2. Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi
ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?.......................................................7
2.3. Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu
không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?................................................................7
2.4. Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không
và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
......................................................................................................................................8
2.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi
đưa ra hướng xử lý.....................................................................................................9
2.6. Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có
bị vô hiệu không? Vì sao?.........................................................................................11
III. Giao dịch xác lập do có lừa dối...........................................................................12

3.1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015 ?................................................................................................12
3.2. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình
không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch.
....................................................................................................................................13
3.3. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị
tuyên vô hiệu do có lừa dối?.....................................................................................15
3.4. Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết................................................................................................................16
3.5. Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?
....................................................................................................................................16

1
3.6. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?..........................................17
3.7. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?......................................................19
3.8. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?.......................................20
3.9. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210..................20
IV. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu................................................................21

4.1. Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................21
4.2. Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ
có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng
công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?..................................22
4.3. Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?............................................................23
4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên
quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp
đồng vô hiệu..............................................................................................................23
4.5. Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô
hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu
như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?..........................24
4.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định
hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên..................................................................25
4.7. Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ
được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........26
4.8. Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng
nhận cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ
quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ
quả của giao dịch dân sự vô hiệu không ? Vì sao?.................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................29

2
VẤN ĐỀ 2: GIAO DỊCH DÂN SỰ

I. Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch.

1.1. So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi.

Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 đã thay từ “người tham gia giao dịch” bằng
từ “chủ thể”. Việc dùng từ “chủ thể” đã tăng tính rõ ràng, minh bạch, xác định rằng
chủ thể tham gia giao dịch dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Sự thay đổi này
về cơ bản chỉ là sự thay đổi về mặt hình thức và không có ảnh hưởng gì đến nội dung
của điều luật.
Tại khoản a Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung thêm cụm từ “phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập” so với BLDS 2005. Việc bổ sung này là hợp
lý vì “không phải tất cả các giao dịch dân sự đều có mục đích và nội dung giống nhau
và yêu cầu về mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào từng giao
dịch cụ thể”1
Ví dụ: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được tự mình xác lập những
giao dịch nhằm phục vụ những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày còn đối với những giao
dịch khác người này không thể tự mình xác lập được và phải tuân theo khoản 2 Điều
24 BLDS 2015.

Tại khoản a Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015 không chỉ đề cập đến năng lực
hành vi dân sự mà còn bổ sung thêm “năng lực pháp luật”. Quy định này thể hiện sự
tiến bộ nhưng đồng thời cũng là thử thách trong quá trình áp dụng bởi ta chưa xác định
được rằng ai có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu và thời hiệu của sự
vô hiệu này vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy việc cần có “văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc
án lệ định hướng áp dụng thống nhất pháp luật”2 đối với vấn đề này.

Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa điều kiện “hoàn toàn tự nguyện” lên
trước điều kiện “không vi phạm điều cấm”. Việc BLDS 2015 đề cao sự tự nguyện về
mặt ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự là một điều phù hợp bởi “giao

1
Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình “Những quy định chung về Luật dân sự” của ĐH
Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2023, tr. 304.
2
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học “Những điểm mới của BLDS năm 2015”, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam 2016, tr. 144.
3
dịch dân sự chỉ phát sinh trên cơ sở ý chí của các chủ thể”3, không có sự thể hiện ý chí
của chủ thể tham gia giao dịch dân sự thì giao dịch ấy sẽ không được xác lập.

Tại điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 quy định “không vi phạm điều cấm
của pháp luật” trong khi điểm c khoản 1 điều 117 BLDS 2015 là “không vi phạm
điều cấm của luật”. Việc sử dụng “điều cấm của pháp luật” đã giới hạn sự tự do trong
giao dịch dân sự của các chủ thể bởi lẽ “pháp luật” có nội hàm rộng hơn so với “luật”.
Vì vậy, việc sửa đổi thành “điều cấm của luật” là phù hợp nhất vì khi ấy quyền của các
chủ thể trong giao dịch dân sự chỉ do luật giới hạn (tức văn bản do Quốc Hội ban
hành) quy định.

1.2. Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở
hữu nhà ở tại Việt Nam?

TÓM TẮT

Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018


của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Nguyên đơn là ông J Ph T và bà A Th Ph (L Th H) khởi kiện yêu cầu bị đơn là


bà LKĐ hoàn trả cho vợ chồng nguyên đơn số tài sản mà bà LKĐ đã nhận.

Bà LKĐ đã 05 lần nhận tiền của vợ chồng nguyên đơn và đồng ý bán cho vợ
chồng nguyên đơn 1 căn nhà cấp 4 và quyền sử dụng đất có diện tích 1.251,8m², bao
giờ nguyên đơn về Việt Nam thì bà sẽ trả lại. Khi nguyên đơn yêu cầu bị đơn trao trả
lại căn nhà và mảnh đất thì bà LKĐ từ chối trao trả và đề nghị sẽ hoàn lại tổng số tiền
mà nguyên đơn đã đưa cho bà là 13.950 USD đồng tương đương với số 329.220.000
đồng và phía bị đơn tình nguyện hoàn trả 350.000.000 đồng chứ không phải
550.000.000 đồng như nguyên đơn yêu cầu và xin đề nghị miễn án phí cho bị đơn vì
đã cao tuổi, khó khăn về kinh tế.

Tòa án xác định bà LK Đ có nhận tiền của nguyên đơn để mua nhà và đất. Tòa
án chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn là ông J Ph T và bà A Th Ph (L Th H).

Theo phần nhận định của tòa án, ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà đất tại
Việt Nam vì: “Ông T và bà H là người Việt Nam đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy
3
Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình “Những quy định chung về Luật dân sự” của ĐH
Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2023, tr. 297.

4
định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện
sau: “Người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công
đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động
thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được
phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác được Ủy ban thường vụ
Quốc hội quy định sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ
6 tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H
không có được sở hữu quyền sử dụng đất nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt
Nam”.

1.3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà
Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?

“Ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng
cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004,
giấy nhường đất thổ cư ngày 01/6/2004, giấy cam kết 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm
điều cấm của luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129
của Bộ luật dân sự”.

1.4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ
thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?

Theo Điều 18 BLDS 2015 quy định thì “Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.” Tuy nhiên, vợ chồng nguyên đơn là người Việt Nam đã định cư, nhập quốc tịch
nước ngoài và không thuộc một trong những đối tượng đã được quy định tại Điều 121
của Luật nhà ở năm 2005 nên họ đã bị mất năng lực pháp luật dân sự trong việc sở hữu
nhà đất tại Việt Nam. Tiếp đến, theo khoản a Điều 117 BLDS 2015 “Chủ thể có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập” thì vợ chồng nguyên đơn cũng không có năng lực pháp luật dân sự để thỏa điều
kiện tham gia giao dịch vì vậy các giao dịch giấy tờ không được phép xác lập. Ngoài
ra, giấy nhường đất thổ cư và giấy cho đất thổ cư cũng không được chứng thực hay
công chứng nên đã vi phạm về mặt hình thức theo quy định của Điều 127 của Luật đất
đai, Điều 129 BLDS 2015.

5
Kết luận của tòa án rằng giao dịch của vợ chồng nguyên đơn bị vô hiệu dựa trên
việc căn cứ vào Điều 117, 129 của BLDS 2015 là rất thuyết phục và hợp lí.

II. Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức.

2.1. Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và
từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

TÓM TẮT

Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của


Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

Nguyên đơn: Chị Đặng Thị Kim Ánh.

Bị đơn: Bà Phạm Thị Hương.

Bà Phạm Thị Hương và ông Đặng Hữu Hội sinh được 5 người con bao gồm chị Ánh.
Hai vợ chồng có tạo lập được một ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. Năm 2007,
ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được. Ngày 08/02/2010, bà
Hương đã tự ý bán căn nhà cho vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng mà không bàn bạc
với các con, chỉ hỏi ý kiến một người con là anh Đặng Văn Bình. Ngày 10/08/2010,
Toà án nhân dân thành phố Tuy Hoà tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vì dân sự và
ngày 29/10/2010 ông Hội mất. Nay chị Ánh yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng mua bán
giữa ông Hội, bà Hương với vợ chồng ông Hùng.

Tại toà sơ thẩm: Huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông
Hội bà Hương và vợ chồng ông Hùng vì vô hiệu hình thức.

Tại toà phúc thẩm: Công nhận hợp đồng mua bán nhà gắn liền quyền sử dụng đất ở
lập ngày 08/02/2010 giữa vợ chồng ông Hội bà Hương và vợ chồng ông Hùng.

Quyết định giám đốc thẩm: Huỷ toàn bộ bản án phúc thẩm và sơ thẩm và giao hồ sơ
vụ án cho Toà án nhân dân xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Rất khó để xác định từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng
nhận thức, nếu không có chứng cứ pháp y xác thực bởi vì theo lời của chị Ánh
(nguyên đơn): “Năm 2007, ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức
được, từ cuối năm 2008 hàng tháng gia đình phải góp tiền lo thuốc men cho cha.” 4.
Tuy nhiên những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lại bác bỏ, theo lời của vợ
chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng và bà Bùi Thị Tú Trinh: “Ngày 08/02/2010 vợ chồng
ông mua 1 ngôi nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng bà Hương và ông Hội với
4
Quyết định giám đốc thẩm số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao.
6
giá 580.000.000đ, hợp đồng có chứng thực của chính quyền địa phương, thời điểm đó
ông Hội tuy bị bệnh nhưng vẫn nhận thức được.”5

Ngày 07/05/2010 Toà án nhân dân thành phố Tuy Hoà đã quyết định tuyên bố
ông Đặng Hữu Hội là người mất năng lực hành vi dân sự.

2.2. Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau
khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên
mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự giữa vợ chồng ông Hội bà Hương và vợ chồng ông Hùng bà Trinh
được xác lập vào ngày 08/02/2010. Còn ông Hội bị Toà án nhân dân thành phố Tuy
Hoà tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự là vào ngày 07/05/2010, tức là sau
khoảng hơn 2 tháng kể từ lúc giao dịch dân sự được xác lập.

2.3. Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu
không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?

Cơ sở pháp lý: Điều 130 và Điều 135 BLDS năm 2005 (nay là Điều 125 và
Điều 130 BLDS 2015).

Theo Toà án nhân dân tối cao: “Tòa án cấp sơ thẩm huỷ toàn bộ hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 08/02/2010 giữa vợ chồng ông Đặng Hữu
Hội, bà Phạm Thị Hương với vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng, Bà Bùi Thị Tú
Trinh, còn Toà án cấp phúc thẩm thì công nhận toàn bộ hợp đồng mua bán nhà gắn
liền quyền sử dụng đất ở lập ngày 08/02/2010 giữa vợ chồng ông Đặng Hữu Hội
(chết) bà Phạm Thị Hương và vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng, bà Bùi Thị Tú
Trinh đề là không đúng”6

Như vậy, có thể hiểu rằng giao dịch dân sự giữa vợ chồng ông Hội bà Hương
và vợ chồng ông Hùng bà Trinh được Toà án nhân dân tối cao xác định là giao dịch
dân sự bị vô hiệu một phần. Cụ thể là phần giao dịch liên quan đến tài sản của ông
Hội bị vô hiệu còn phần vẫn có hiệu lực liên quan đến tài sản của bà Hương.

5
Quyết định giám đốc thẩm số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao.
6
Quyết định giám đốc thẩm số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao.
7
2.4. Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội
không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị
biết.

Trong lịch sử luật pháp Việt Nam, tồn tại một tranh chấp hợp đồng liên quan đến vấn
đề giao dịch dân sự được xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự, đó chính là
vụ tranh chấp được ghi nhận trong bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 của Toà
án nhân dân huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.

Tóm tắt vụ việc: Ông Cường là người sử dụng không có quyền định đoạt diện
tích 288 m2 đất (do mẹ ông để lại nhưng việc chia di sản chưa được thực hiện) – có
thể được coi là tài sản riêng của ông Cường. Ngày 20/01/2004 ông Cường và bà Bính
(vợ ông Cường) ký giấy chuyển nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) diện
tích đất trên. Ngày 13/6/2005, Tòa án huyện xử bà Bính ly hôn với ông Cường. Đến
ngày 10/08/2005, anh Hưng là con trai của ông Cường và bà Chế (đã ly hôn năm
1979) mới đăng ký việc giám hộ cho ông Cường tại UBND xã. Trong quá trình anh
Hưng nuôi dưỡng ông Cường thì phát hiện ông Cường có biểu hiện của người bị tâm
thần nên đã yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Toà án trưng cầu giám định
pháp y và Tổ chức pháp y kết luận ông Cường mắc bệnh “loạn thần do sử dụng rượu”
từ trước ngày 01/01/2004 với biểu hiện của căn bệnh là “mất hoàn toàn khả năng tư
duy, khả năng hiểu biết và khả năng điều khiển hành vi của mình”7. Trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần, Toà án cho rằng: “Ông Cường được coi là người mất
hoàn toàn năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày
01/01/2004”.

Hướng giải quyết của Toà án: Theo Toà nhận định: “Bởi vì anh Thăng đã ký
kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Cường là người mất năng lực
trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự. Và bà Bính là người không có quyền định đoạt,
xử lý tài sản là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng mà không có sự tham gia của
người đại diện cho ông Cường. Vì vậy đã làm phát sinh một hợp đồng với các giao
dịch dân sự vô hiệu toàn bộ do vi phạm quy định tại Điều 133 BLDS 2005. Vì vậy,
cần căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 để hủy hợp đồng chuyển
nhượng nêu trên và xử buộc anh Thăng trả lại 288 m2 đất thổ cư cho ông Cường và
người đại diện là anh Hưng.”8
7
Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 của Toà án nhân dân huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
8
Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 của Toà án nhân dân huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
8
2.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý
khi đưa ra hướng xử lý.

Việc Toà án nhân dân áp dụng Điều 130 Bộ luật dân sự năm 2005 “Giao dịch
dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện” làm căn cứ pháp lý cho quyết
định vô hiệu một phần giao dịch giữa vợ chồng ông Hội bà Hương và vợ chồng ông
Hùng bà Trinh theo nhóm tác giả là chưa hợp lý.

Bởi vì theo khoản 1 Điều 22 BLDS 2005 quy định: “Khi một người do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.” Vậy
có thể hiểu là dù một người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh thần kinh khác, không thể
nhận thức làm chủ hành vi mà chưa bị Toà án tuyên bố là người mất năng lực hành vi
dân sự thì người đó vẫn là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự về mặt pháp lý.
Mà giao dịch được xác lập trước ngày ông Hội bị Toà tuyên bố là người mất năng lực
hành vi dân sự. Từ đó có thể kết luận rằng, tại thời điểm mà hợp đồng giữa các bên
được xác lập thì ông Hội về mặt pháp lý vẫn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Đây là một trong những điểm bất cập của BLDS 2005. Về vấn đề này Giáo sư
Tiến sĩ Đỗ Văn Đại đã có nhận định như sau: “Nếu lấy thời điểm người liên quan thực
sự mất năng lực hành vi dân sự làm mốc thì mọi giao dịch được thiết lập từ thời điểm
đó đều có thể bị tuyên bố vô hiệu. Còn nếu lấy thời điểm Tòa án tuyên bố một người là
mất năng lực hành vi dân sự làm mốc thì chỉ những giao dịch được thiết lập sau thời
điểm này mà không có sự đại diện mới có thể bị tuyên bố vô hiệu; những giao dịch
trước đó không bị ảnh hưởng mặc dù được thiết lập khi người đó đã bị mất năng lực
hành vi dân sự. Thiết nghĩ nên lấy ngày cá nhân liên quan thực sự mất năng lực hành
vi dân sự làm mốc nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người này. Trong vụ tranh chấp,
Tòa án cũng theo hướng này, do đó thiết nghĩ đây là giải pháp hợp lý, cần phát
triển.”9
9
Đỗ Văn Đại, ”Bàn về hợp đồng vô hiệu do được giao kết bởi người mất năng lực hành vi dân sự qua một bản
án”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04(41)/2007.
(https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=c99f71a6-52d1-49df-b4ee-fbd646dc522d)
9
Thay vào đó, hướng giải quyết nhóm tác giả đưa ra là Toà án nhân dân tối cao
nên áp dụng Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005 để làm cơ sở pháp lý tuyên bố hợp
đồng vô hiệu một phần. Cụ thể là theo khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 ghi rõ:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”

Theo lời khai của nguyên đơn là chị Đặng Thị Kim Ánh: “Ngày 09/02/2010 em
chị là Đặng Thị Hoà Minh phát hiện cán bộ địa chính đến nhà làm việc và bảo ông
Hội điểm chỉ vào hợp đồng mua bán nhà”. Trong khi đó phía bị đơn là bà Phạm Thị
Hương trình bày: “một cán bộ phường đến nhà để chứng kiến ông Hội điểm chỉ vào
hợp đồng, lúc điểm chỉ có mặt bà, ông Hội, anh Bình và chị Minh nhưng chị Minh
không biết rõ về nội dung của hợp đồng”.

Dựa vào mâu thuẫn lời khai nêu trên, có thể thấy rằng việc ông Hội tự nguyện
hay không tự nguyện tham gia xác lập giao dịch dân sự là điều không thể chắc chắn.
Cho nên có thể kết luận rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày
08/02/2010 có ông Hội tham gia xác lập đã vi phạm điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS
2005 cho nên căn cứ theo Điều 127 BLDS 2005 thì hợp đồng không có hiệu lực pháp
lý.

10
2.6. Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch
đó có bị vô hiệu không? Vì sao?

*Trường hợp giao dịch được xác lập vào thời điểm BLDS 2005 còn phát sinh
hiệu lực

Cơ sở pháp lý: Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005.

Tương tự như hướng giải quyết kể trên, nhóm tác giả cho rằng giao dịch tặng
cho ông Hội nếu xảy ra vào thời điểm BLDS 2005 còn phát sinh hiệu lực pháp lý thì
giao dịch ấy vẫn có thể bị Toà án tuyên bố vô hiệu do không chứng minh được sự tự
nguyện của ông Hội khi xác lập, thực hiện giao dịch.

*Trường hợp giao dịch được xác lập vào thời điểm BLDS 2015 bắt đầu phát
sinh hiệu lực

Cơ sở pháp lý: Điều 125 BLDS 2015.

Đây là điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005. Cụ thể tại Điều 125
BLDS 2015 (trước đây là Điều 130 BLDS 2005) bổ sung thêm quy định rằng:

“1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của
người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao
dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu
trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi
dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã
xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

11
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi
đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.”

Trong trường hợp này, giao dịch tặng cho ông Hội thì sẽ không làm phát sinh
thêm nghĩa vụ mà ngược lại còn cho ông Hội quyền và lợi ích thuộc vào phần giả định
ở điểm b khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 cho nên giao dịch tặng cho ông Hội không bị
vô hiệu.

III. Giao dịch xác lập do có lừa dối.

3.1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo
BLDS 2005 và BLDS 2015 ?

Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005 Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015

- Khi một bên tham gia giao dịch dân sự - Khi một bên tham gia giao dịch dân sự
do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
sự đó là vô hiệu. giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

- Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý - Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành
của một bên hoặc của người thứ ba nhằm vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về
tính chất của đối tượng hoặc nội dung chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập
dịch đó. giao dịch đó.

- Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý - Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân
của một bên hoặc người thứ ba làm cho sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
bên kia buộc phải thực hiện giao dịch người thứ ba làm cho bên kia buộc phải
nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh
khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh
của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
con của mình. hoặc của người thân thích của mình.

12
Để xác định rõ điều kiện tuyên bố giao dịch vô hiệu thì cần hiểu rõ hành vi lừa dối
trong giao dịch và có thể tóm gọn như sau là:

+ Là hành vi cố ý (bao gồm cả hành động hay không hành động).

+ Hành vi cố ý ấy phải làm cho một bên hiểu sai lệch về hợp đồng, về chủ thể, về
tính chất, về nội dung giao dịch. Nếu hành vi cố ý không dẫn đến bên kia hiểu sai thì
không có lừa dối.

+ Một hành vi bị coi là lừa dối nếu như nó cố ý dẫn đến việc làm bên kia hiểu
không đúng sự việc, giúp bên lừa dối được lợi trên sự thiệt hại của bên bị lừa dối. Một
đặc tính nữa của lừa dối là nếu chúng ta chứng minh được một bên đã lừa dối bên kia,
thì chúng ta không cần chứng minh những điều kiện tiếp về nhầm lẫn (ví dụ, buộc bên
gây nhầm lẫn phải sửa hợp đồng và hiểu đúng việc) để có thể vô hiệu hợp đồng.10

3.2. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình
không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch.

*Hoa kỳ:
Đạo luật Gian lận và Lạm dụng Công nghiệp (False Claims Act- FCA) của Hoa
Kỳ. Đạo luật được quy định trong Mục 37 của Chương 31 của Đạo luật Liên bang của
Hoa Kỳ. Phần này xác định hành vi vi phạm bao gồm việc cung cấp thông tin giả mạo
hoặc không chính xác đến Chính phủ Mỹ, làm giả hoặc lạm dụng các tài liệu để lừa
dối Chính phủ, hoặc gian lận trong việc yêu cầu hoặc thanh toán từ Chính phủ.

Cách xử lý hành vi vi phạm: Kiện tụng dân sự (Civil Lawsuit): Bất kỳ cá nhân
hoặc tổ chức nào có thông tin về việc gian lận hoặc lạm dụng trong giao dịch có thể
khởi kiện dân sự. Họ có thể đưa ra kiện tụng thông thường để yêu cầu bồi thường thiệt
hại và tiền phạt. Phạt tiền dân sự (Civil Penalties): Các cá nhân hoặc tổ chức bị kết án
vi phạm có thể phải đối mặt với các khoản phạt tiền dân sự lớn, thường lên đến hàng
triệu đô la, tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của vi phạm. Bồi thường thiệt hại
(Damages): Ngoài việc trả các khoản phạt tiền, các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm cũng
có thể phải bồi thường tất cả các thiệt hại gây ra bởi hành vi gian lận hoặc lạm dụng
của họ. Chế độ bảo vệ cho người tố giác (Whistleblower Protections): Đạo luật này
cũng cung cấp các biện pháp bảo vệ cho người tố giác, tức là những người có thông tin
về hành vi gian lận hoặc lạm dụng. Họ được bảo vệ khỏi sự trả thù hay bất kỳ hình
phạt nào từ cá nhân, tổ chức mà họ tiết lộ.
10
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, “Luật dân sự Việt Nam”, Nxb. Đại học quốc gia
2007, tr.351.
13
Ví dụ trường hợp sự việc sau: Trong trường hợp của Johnson & Johnson, công ty
ấy đã không cung cấp thông tin về nguy cơ của asbest trong sản phẩm bột talc của họ.
Người tiêu dùng sau đó đã phát hiện ra rằng sử dụng bột talc này có thể dẫn đến nguy
cơ mắc bệnh ung thư phổi. Các phụ huynh đã mua bột talc của Johnson & Johnson cho
con của họ đã kiện công ty. Và tòa án đã phải đưa ra phán quyết rằng Johnson &
Johnson phải chi trả hàng tỷ đô la về bồi thường thiệt hại.

*Trung Quốc:
Trong lĩnh vực pháp luật dân sự của Trung Quốc, hành vi cung cấp thông tin sai
lệch hoặc không cung cấp thông tin quan trọng về tài sản trong quá trình xác lập giao
dịch có thể vi phạm các quy định bảo vệ quyền của người mua.
Cụ thể, theo Điều 52 của Bộ Luật Dân Sự của Trung Quốc quy định rằng các bên
tham gia vào giao dịch phải tuân thủ nguyên tắc trung thực và công bằng. Nếu một bên
cố tình không cung cấp thông tin quan trọng hoặc cung cấp thông tin sai lệch để lừa
dối bên mua, giao dịch có thể bị hủy bỏ hoặc bên lừa dối có thể phải bồi thường thiệt
hại cho bên mua.
*Pháp:
Bồi thường hợp đồng: Một tài liệu cho thấy có sự khó khăn trong việc phân định
bản chất của thiệt hại với nhận định “một số hợp đồng được xác lập kéo dài trong thời
gian nên khó xác định thông tin mang tính tiền hợp đồng hay đã là hợp đồng” 11.
Vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng: Bộ luật Dân sự của Pháp khá rõ về nội dung này vì
đoạn cuối của Điều 1112-1 của Bộ luật có quy định “Ngoài việc ràng buộc trách
nhiệm của bên có nghĩa vụ thông tin, vi phạm nghĩa vụ thông tin có thể dẫn đến vô
hiệu hợp đồng theo quy định tại Điều 1130 và các điều tiếp theo”. Ở đây, “khi thông
tin mà một bên giữ liên quan đến tư cách thiết yếu của một trong các công việc hay
của một bên trong hợp đồng mang tính nhân thân, hợp đồng có thể vô hiệu do nhầm
lẫn. Khi thông tin bị cất giấu bởi một bên với mục đích làm cho bên kia xác lập hợp
đồng và việc cất giấu này quyết định sự ưng thuận của bên kia, hợp đồng có thể bị vô
hiệu do lừa dối. Trong trường hợp bên kia vẫn xác lập khi có vi phạm nghĩa vụ thông
tin với điều kiện rất khác, bên thụ hưởng nghĩa vụ thông tin có thể yêu cầu bồi thường

11
Đỗ Văn Đại, “Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án”, Nxb. Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ
chín), tr. 337.
14
thiệt hại theo điều 1240 Bộ luật Dân sự nhưng không thể yêu cầu vô hiệu hợp đồng vì
khiếm khuyết chưa có tính chất quyết định”12 .
Khả năng loại bỏ nghĩa vụ thông tin: Ở Pháp, “nghĩa vụ thông tin chỉ áp dụng
cho người biết thông tin không áp dụng cho người phải biết thông tin và nghĩa vụ
thông tin chỉ tồn tại nếu người muốn hưởng thụ nó đã không biết về sự việc và việc
không biết nảy phải chính đáng”. Thực tế “nghĩa vụ thông tin có phạm vi áp dụng
đương nhiên, trong mối quan hệ giữa người chuyên nghiệp và người không chuyên
nghiệp. Trong khuôn khổ thẩm quyền của họ, người chuyên nghiệp có tri thức mà họ
phải cung cấp cho khách hàng của họ”. Vì có một bên chuyên nghiệp trong nghĩa vụ
thông tin nên có nguy cơ là họ tìm cách loại bỏ nghĩa vụ thông tin này và như vậy vô
hiệu hóa nghĩa vụ thông tin mà pháp luật áp đặt cho họ. Trước nguy cơ như nêu Bộ
luật Dân sự Pháp đã có quy định quan trọng với nội dung “các bên không được hạn
chế hoặc loại trừ nghĩa vụ này” (Điều 1112-1). Điều đó có nghĩa là “các bên không
thể thỏa thuận trước từ bỏ việc hưởng nghĩa vụ thông tin. Tương tự, quy định này
cũng cản trở hiệu lực của điều khoản loại bỏ hay hạn chế trách nhiệm trong trường
hợp vi phạm nghĩa vụ thông tin” 13.

3.3. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên
vô hiệu do có lừa dối?
TÓM TẮT

Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010


của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

Năm 2004 ông Nguyễn Danh Đô và bà Phạm Thị Thu có kí kết hợp đồng bán
nhà cho bà Trần Thị Phố. Sau khi bà Phố đã trả 230 lượng vàng thì còn lại 100 lượng
vàng chưa thanh toán. Sau đó anh Vinh (con trai bà Phố) có thỏa thuận với vợ chồng
bà Thu hoán nhượng quyền sử dụng đất mà không phải trả 100 lượng vàng. Anh Vinh
không thỏa thuận với bà Phố về việc này cũng như đã lừa dối vợ chồng bà Thu khi
không cho vợ chồng bà Thu biết về tình trạng nhà, đất bị hồi, giải tỏa, đền bù.
Quyết định hủy Bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
dân quận Gò Vấp xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
12
Đỗ Văn Đại, “Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án”, Nxb. Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ
chín), tr. 338 đến tr. 339.
13
Đỗ Văn Đại, “Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án”, Nxb. Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ
chín), tr. 341.
15
Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu hóa do
có lừa dối là đoạn: “Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị
Phú Vân - họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng
về nhà đất mà các bên thỏa thuận đã có quyết định thu hồi, giải trạng về nhà, đất mà
các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã
quyết quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi
thường giá trị căn nhà; còn thừa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái
định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002) là có sự gian dối. Mặc khác,
tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô (chồng bà Thu) và
người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ
của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu
vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 BLDS để giải quyết.”

3.4. Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền
lệ anh/chị biết.

Hướng giải quyết trên giống với Quyết định số 30/2003/HĐTP-DS ngày 03-11-
2003 về vụ án tranh chấp chuyển quyền sử dụng đất.

Năm 2001 Công ty TNHH thủy tinh Vĩnh Ký có ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho Công ty Trang Anh Vĩnh 32. 175m2 là đất sản xuất nông
nghiệp và 10. 000m2 đất xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, bên bán biết rõ 10. 000m2 đất
đã thay đổi quy hoạch từ năm 1996, nhưng khi bán không thông báo cụ thể cho bên
mua biết. Đồng thời Công ty Vĩnh Ký cũng vi phạm thỏa thuận phạt cọc giữa hai bên.

Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy Bản án sơ thẩm và
phúc thẩm, Công ty Vĩnh Ký phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Trang Anh Vĩnh
do không trả cọc đúng hạn.

3.5. Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì
sao?
Hướng giải quyết trên không còn phù hợp với BLDS 2015. Bởi vì như đã thấy,
anh Vinh đã cố tình lừa dối ông Đô và bà Thu. Anh Vinh đã không thông báo cho ông
Đô và bà Thu biết về tình trạng nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết
định thu hồi, giải tỏa, đền bù. Theo điều 127 BLDS 2015: “Khi một bên tham gia giao
16
dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó…” thì hợp đồng này là vô hiệu
do người bán không cung cấp thông tin cho người mua dẫn đến thiệt hại cho bên mua.
Về mặt nguyên tắc, nghĩa vụ tự tìm kiếm thông tin tồn tại nhưng điều này không loại
trừ khả năng một bên phải cung cấp cho bên kia những thông tin cần thiết. 14 Tuy
nhiên, không phải hành vi cố ý nào cũng được xem là lừa dối. Hành vi này phải nhằm
làm cho một bên trong hợp đồng hiểu sai lệch về một yếu tố của hợp đồng nên mới
giao kết.15 Lừa dối phải là hành động có trước hay cùng thời điểm với thời điểm xác
lập giao dịch. Nếu hành vi cố ý chỉ tồn tại sau thời điểm này thì sẽ không ảnh hưởng
đến giao kết hợp đồng mà đến thực hiện hợp đồng và vấn đề vô hiệu hợp đồng không
được đặt ra.

3.6. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?

TÓM TẮT

Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/05/2013


của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

Nguyên đơn: Châu Thị Nhất, sinh năm 1966; trú tại 1292/MA, ấp Mỹ Phú C, xã Mỹ
An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Bị đơn: Nguyễn Văn Dưỡng, sinh năm 1967; trú tại 1292/MA, ấp Mỹ Phú C, xã Mỹ
An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; tạm trú tại 360, Ngọc Hân Công Chúa,
phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Bà Nhất (nguyên đơn) và ông Dưỡng (bị đơn) có 5 lô đất, trong đó ông Dưỡng đứng
tên lô 1, bà Nhất đứng tên lô 2. Trong khi chờ cấp giấy CNQSD đất thì bà Nhất đi Đài
Loan. Năm 2003, ông Dưỡng đã chuyển nhượng cho ông Tài (2 lô), trong đó có 1 lô
bà Nhất đứng tên nên ông Dưỡng ký tên bà Nhất để mang tên giấy chứng nhận quyền

14
Đỗ Văn Đại, “Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án” (tái bản lần thứ chín), Nxb. Hồng Đức, tr.
320, 321.
15
Đỗ Văn Đại, “Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án” (tái bản lần thứ chín), Nxb. Hồng Đức, tr.
399.
17
sử dụng đất cho ông Tài. Tháng 8/2007, bà Nhất biết ông Dưỡng bán đất. ngày
10/12/2010, bà Nhất làm đơn khởi kiện yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất giữa bà với ông Tài. Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên bố vô hiệu hợp đồng
trên còn Toà án cấp phúc thẩm thì công nhận hợp đồng trên. Xét thấy sai sót, Toà án
nhân dân tối cao huỷ toàn bộ bản án cấp sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án về tòa
án nhân dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang xét sơ thẩm lại vụ án.

Trong Quyết định 210, theo Tòa án thì:


+ Ông Tài là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh
chấp vô hiệu do bị lừa dối nếu ông Tài không biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ ký của
bà Nhất khi tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Cơ sở pháp lý theo Điều 132 BLDS 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do
bị lừa dối, đe dọa:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì
có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba
làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha,
mẹ, vợ, chồng, con của mình.”
Vì vậy, bên tham gia giao dịch do bị lừa dối mới có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu, đó là ông Tài chứ không phải bà Nhất vì ông
Tài là người tham gia giao dịch với ông Dưỡng và không biết ông Dưỡng giả
chữ ký bà Nhất khi giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

+ Bà Nhất là người không có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
tranh chấp vô hiệu dựa vào Điều 132 BLDS 2005. Vì bà Nhất không tham gia vào giao
dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng và ông Tài.

+ Theo Tòa án thì trường hợp bà Nhất khởi kiện thì Tòa án phải căn cứ
quy định tại Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình về “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
18
sản chung” để xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên bị vô
hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005.
Cơ sở pháp lý:
Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung:
“1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình,
thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung
để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã
được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật
này.”
Điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS 2005:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”
Điều 127 BLDS 2005: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được
quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.”
3.7. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có không còn. Vì theo khoản 1 Điều 142 BLDS 1995 quy định
thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô
hiệu do bị lừa dối là một năm. Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi
kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa
dối là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. Còn Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân
sự quy định trong trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì

19
thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết
được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dương giả mạo chữ
ký của bà để chuyển nhượng đất cho Tài, nhưng đến ngày 10/12/2010 bà Nhất mới
khởi kiện. Cho nên đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa
dối.
3.8. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
Thời điểm bà Nhất khởi kiện là 13/12/2010, vì vậy sẽ áp dụng theo Bộ luật Dân
sự 2005.
Khoản 1 Điều 410: “Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến
Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.”.
Tuy nhiên thì ở khoản 1 Điều 132 BLDS 2005 có quy định rằng “Khi một bên
tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án
tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”. Vì vậy xét thấy rằng là chỉ quy định thời
hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. mà không quy định rõ về kết
quả của giao dịch khi đã hết thời hiệu khởi kiện. Nghĩa là nếu hết thời hiệu yêu cầu
Tòa án tuyên bố thì giao dịch dân sự đó vẫn có thể được công nhận. Ngoài ra, còn thấy
rằng việc Tòa án có công nhận hay không thì chưa biết được, tùy Tòa án xem xét và
xử lý.

3.9. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy
định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210.

Theo suy nghĩ và căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 thì
như sau:
+ Về việc người có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu do
lừa dối thì khi áp dụng BLDS 2005 thì câu trả lời cũng giống với câu trả lời đã được
nêu trên.
+ Cơ sở pháp lý: Điều 127 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô
hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa,
cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

20
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên
hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm
tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của
mình hoặc của người thân thích của mình.”
+ Về việc thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối
thì khi áp dụng BLDS 2015 vào thì câu trả lời vẫn giống với câu trả lời đã được nêu ở
trên.
+ Cơ sở pháp lý là điểm b khoản 1 Điều 132 BLDS 2015: “Thời hiệu yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128
và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc
phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối”.
+ Về việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa
dối thì Tòa án có công nhận không thì khi áp dụng BLDS 2015 thì trường hợp hết thời
hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án sẽ công nhận hợp
đồng.
+ Cơ sở pháp lý là khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 quy định: “Hết thời hiệu
quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
thì giao dịch dân sự có hiệu lực”.

IV. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu.

4.1. Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các
bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Cơ sở pháp lý: Điều 131 Bộ Luật Dân Sự 2015

Theo điều 131 Bộ Luật Bộ Luật Dân Sự 2015, quy định về hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

21
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì
trị giá thành tiền để hoàn trả.

Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi
tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ thì các bên khôi phục lại
tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả
được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

4.2. Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty
Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối
lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?

TÓM TẮT

Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13-8-2013


của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 26/2013/KDTM-GĐT Ngày 13-08-2005 của
Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao xét xử về nội dung có tranh chấp
trong Hợp đồng dịch vụ xây dựng công trình “Câu lạc bộ quốc gia và sân Golf Đôi
Chim Câu” tại xã Phú Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương của Công ty TNHH
Orange Engineering và Công ty cổ phần phát triển Phú Mỹ. Sau khi ký kết hợp đồng.
Công ty Orange đã triển khai ngay các công việc theo hợp đồng và Công ty Phú Mỹ
cũng đã thực hiện việc thanh toán lần 1 và lần 2 theo đúng hợp đồng. Ngày 20/9/2007,
Công ty Orange đã hoàn tất và bàn giao cho Công ty Phú Mỹ CD và bộ bản vẽ chi tiết
của Dự án theo đúng khối lượng và tiến độ công việc đã cam kết trong hợp đồng
nhưng công ty Phú Mỹ không tiếp tục thanh toán lần 3.

Tại phiên tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương ra quyết định chấm dứt hợp
đồng giữa hai công ty Phú Mỹ và công ty Orange và buộc công ty Phú Mỹ thanh toán
số tiền cho công ty TNHH Orange Engineering

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, kết luận tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc
thẩm chưa thu thập đầy đủ tài liệu về xác định tính hợp pháp của Hợp đồng dịch vụ. Vì
các lẽ trên căn cứ vào khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297; các khoản 1 và 2 Điều

22
299 Bộ luật Tố tụng dân sự Toà án Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc
thẩm số 127/2011/KDTM-PT ngày 12/8/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số
08/2011/KDTM-ST ngày 7/4/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương; giao hồ sơ
vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của
pháp luật.

Trên cơ sở Bộ Luật Dân Sự, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì công ty
Phú Mỹ có trách nhiệm thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng khối
lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 131 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu
thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”

4.3. Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc
mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?

Theo Hội đồng thẩm phán về khối lượng mà Công ty Orange đã thực hiện phải
làm rõ các vấn đề như sau: Công ty Orange đã bàn giao sản phẩm thiết kế vào ngày
nào sản phẩm thiết kế được bàn giao gồm những gì nội dung và khối lượng công việc
được Công ty Orange thực hiện có đúng như thỏa thuận hai bên không? Trong vòng 10
ngày sau khi bàn giao, Công ty Phú Mỹ có ý kiến phản hồi về sản phẩm không (nếu có
phản hồi thì phản hồi bằng gì hình thức nào, nếu không có phản hồi thì sau khi bàn
giao sản phẩm hai bên có thỏa thuận gì khác không)? Có việc Công ty Orange tiếp tục
bàn giao các bản thiết kế sau khi hoàn chỉnh theo yêu cầu của Công ty Phú Mỹ vào
tháng 11/2007 và tháng 01/2008 như trình bảy của công ty Phú Mỹ hay không, nếu có
việc bàn giao này thì bàn giao trên cơ sở thỏa thuận nào giữa hai bên? Công ty Phú Mỹ
đã sử dụng một phần hay toàn bộ thiết kế của Công ty Orange và Công ty Phú Mỹ đã
phải thuê Công ty khác hoàn thiện thiết kế như thế nào.

23
4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán
liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định
hợp đồng vô hiệu.

Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công
việc mà công ty Orange đã thực hiện là hợp lý. Vì khi công ty Orange và công ty Phú
Mỹ chưa làm rõ về những vấn đề trên thì Hội đồng thẩm phán chưa thể kết luận được
dựa trên những chứng cứ do tòa sơ thẩm và phúc thẩm cung cấp. Nếu sau khi làm rõ
các vấn đề Hội đồng thẩm phán đưa ra mà Công ty Orange chứng minh được đã thực
hiện theo đúng Điều 4 Hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai bên thì việc Công ty
Phú Mỹ phải trả cho Công ty Orange một khoản tiền đúng với công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện.

4.5. Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô
hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như
thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?

Hội đồng thẩm phán yêu cầu hai bên đương sự cung cấp đủ tài liệu, chứng cứ
để xác minh tính hợp pháp của Hợp đồng dịch vụ ngày 15/6/2007. Nếu xác định hợp
đồng vô hiệu thì công ty Phú Mỹ phải bồi thường cho công ty Orange dựa trên khối
lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện trên hợp đồng. Còn nếu đủ chứng cứ
xác minh tính hợp pháp của hợp đồng thì công ty Phú Mỹ phải bồi thường cho công ty
Orange số tiền tương ứng với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện
cộng thêm lãi suất do chậm thanh toán theo quy đinh của nhà nước.

4.6. Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác
định hợp đồng vô hiệu?

TÓM TẮT
Quyết định số 75/2012/DS-GDDT ngày 23/02/2012
của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

Năm 2006 anh Nguyễn Văn Dư và Dương Thị Chúc có chuyển nhượng 100 m2
đất cho ông Nguyễn Văn Sanh. Hai bên có lập một giấy “chuyển nhượng đất” và một
giấy “chuyển nhượng đất thổ cư và nhận tiền”. Tuy nhiên vợ chồng anh không ký vào
hợp đồng theo mẫu in sẵn để làm thủ tục chuyển nhượng đất. Năm 2007 ông Sanh xây

24
dựng nhà xưởng trên mảnh đất đó. Sau đó có xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất
giữa ông Sanh và vợ chồng anh Dư.
Quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm và giao vụ án cho Tòa án nhân
dân huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp
luật.

Trong Quyết định số 75, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng
vô hiệu vì ngày 25/6/2006 đã chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất trên cho ông
Sanh. Hai bên có lập một giấy “chuyển nhượng đất” và một giấy “chuyển nhượng đất
thổ cư và nhận tiền”. Cả hai tài liệu trên có xác nhận của UBND xã Trung Kiên. Khi
ông Sanh yêu cầu phải hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
thì vợ chồng anh Dư không thực hiện. Ngày 27/8/2009 ông Sanh có đơn yêu cầu khởi
kiện yêu cầu tòa án nhân dân huyện Yên Lạc giải quyết tranh chấp hợp đồng. Ngày
18/10/2010 Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đã có quyết định số 01/TA gia hạn các
bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng nhưng anh Dư và chị Chúc cũng
không thực hiện. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao xét thấy hợp đồng chuyển nhượng
trên đã bị vô hiệu do lỗi của vợ chồng anh Dư không hợp tác làm theo các thủ tục về
hình thức của hợp đồng. Căn cứ theo Điều 134 BLDS 2005. Giao dịch dân sự vô hiệu
do không tuân thủ quy định về hình thức: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình
thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân
theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một
thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”
Hợp đồng trên chỉ vi phạm về hình thức, không vi phạm về nội dung. Vì việc
ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng anh Dư, chị Chúc cho
ông Sang là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc; hợp đồng đã có sự xác nhận của
Ủy ban nhân dân xã, vợ chồng anh Dư đã nhận đủ số tiền trong thỏa thuận và cũng đã
giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Sanh nên không thể coi là không tự
nguyện khi giao kết hợp đồng. Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005. Điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự
nguyện.”

25
4.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác
định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên.
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết
định trên là hợp lý.
Căn cứ vào Điều 134 BLDS 2005. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ
quy định về hình thức: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân
sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu
của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc
các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn
đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” Anh Dư, chị Chúc đã chuyển nhượng
quyền sử dụng diện tích đất cho ông Sanh với giá thỏa thuận là 195 000 000đ. Hai bên
có lập một giấy “chuyển nhượng đất” và một giấy “chuyển nhượng đất thổ cư và nhận
tiền”. Cả hai tài liệu trên có xác nhận của UBND xã Trung Kiên. Khi ông Sanh yêu
cầu phải hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng
anh Dư không thực hiện. Sau đó có Quyết định số 01/TA gia hạn để các bên thực hiện
quy định về hình thức nhưng vợ chồng anh Dư cũng không thực hiện.
Căn cứ khoản 2 Điều 122 BLDS 2005, theo đó: “Hình thức giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Nhưng
hợp đồng trên đã vi phạm về hình thức do lỗi của vợ chồng anh Dư nên trường hợp
trên thì hợp đồng bị Tòa án tuyên vô hiệu là hoàn toàn hợp lý.
4.7. Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh
sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Vì giao dịch dân sự giữa vợ chồng anh Dư, chị Chúc với ông Sanh vô hiệu, nên
vợ chồng anh Dư, chị Chúc và ông Sanh phải hoàn trả cho đối phương những gì mình
đã nhận. Vậy ông Sanh được nhận lại số tiền chuyển nhượng đất là 160.000.000 đồng.
Xét theo khoản 2, điều 131 Bộ luật dân sự 2015:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận.”
Còn 01 nhà xưởng tường xây lợp mái tôn do ông Sanh xây dựng trên diện tích
đất tranh chấp, do nhà xưởng là bất động sản, nên được Tòa án xác định là không thể
được hoàn trả bằng hiện vật. Hơn nữa, hợp đồng đã vô hiệu nên phần đất sẽ được hoàn
trả cho vợ chồng anh Dư, chị Chúc, bởi vậy nhà xưởng đó sẽ được trị giá thành tiền để

26
hoàn trả (giá trị công trình là 81.500.000 đồng). Vậy ông Sanh sẽ nhận 81.500.000
đồng.
Xét theo khoản 2, điều 131 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các
bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp
không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”
Khoản bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra là 330.225.000 đồng, tuy không được
nhắc đến chi tiết trong quyết định số 75, nhưng có thể đặt ra rằng đây là chi phí thiệt
hại trong việc ngưng sử dụng hoặc tháo dỡ nhà xưởng. Tuy nhiên, “nếu không có bên
nào yêu cầu giải quyết việc bồi thường thì thiết nghĩ Tòa án không có trách nhiệm xác
định thiệt hại vì việc bồi thường thiệt hại là vấn đề thuộc quyền định đoạt của các đơn
sự”. Ở trong quyết định 75 không đề cập đến việc ông Sanh đòi bồi thường thiệt hại,
vậy ông Sanh không nhận bồi thường thiệt hại do lỗi là 330.225.000 đồng.
Vậy ông Sanh được nhận bồi thường tổng cộng là 241.500.000 đồng.

4.8. Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng
nhận cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan
có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của
giao dịch dân sự vô hiệu không ? Vì sao?
TÓM TẮT

Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017


của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Nguyên đơn: ông Bùi Tiến Văn, bà Nguyễn Thị Tằm.


Bị đơn: anh Bùi Tiến Dậu, anh Bùi Tiến Bình, anh Bùi Tiến Sinh.
Theo lời nguyên đơn, vợ chồng ông Văn bà Tằm có một khu đất có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Lợi dụng lúc mẹ (bà Tằm) đi vắng, anh Dậu lừa ông Văn ký
vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và nối dối đó là hợp đồng vay vốn. Sau đó
anh Dậu đã thành lập 3 hợp đồng tặng cho 3 người là anh Bùi Tiến Dậu, anh Bùi Tiến
Bình và anh Bùi Tiến Sinh và được UBND huyện cấp 3 giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho 3 người. Nay vợ chồng ông Văn bà Tằm khởi kiện ra Toà án yêu cầu huỷ
3 hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp
luật và trả lại đất.

27
Theo lời bị đơn, anh Dậu cho rằng gia đình đã thống nhất chia đất cho 4 anh em
trai, trong hồ sơ tặng đất có chữ ký của bố mẹ và 7 người con nhưng chưa tách trích
lục.
Tại bản án sơ thẩm, Toà quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn. Toà đã cho giám định chữ ký viết họ tên “Ng Thị Tằm” trong hồ sơ tặng đất trong
lời khai của bị đơn và xác định đây không phải là do một người viết và ký ra. Vì vậy
toà án quyết định “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” là
hợp đồng vô hiệu do không đáp ứng đủ các điều kiện về giao dịch dân sự trong BLDS
2005.

Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng nhận
cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm
quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là hệ quả của giao
dịch dân sự vô hiệu.
Vì: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 về Hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng
ban đầu”. Ban đầu giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất mang tên
ông Văn và bà Tằm, sau khi lấy được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh Đậu đã
thành lập 3 hợp đồng và tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành 3 giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mang tên của 3 anh em. Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông
Văn và bà Tằm với anh Dậu cũng có yếu tố lừa dối, ông Văn không biết hợp đồng
mình kí với anh Dậu là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do tin lời con trai
nói rằng đó là hợp đồng vay ngân hàng. Tòa án đã hủy giấy chứng nhận cấp cho anh
Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để
được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng như ban đầu.

28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự 2005.

2. Bộ Luật Dân sự 2015.

3. Luật Doanh nghiệp năm 2014.

4. Đỗ Văn Đại, “Bàn về hợp đồng vô hiệu do được giao kết bởi người mất năng
lực hành vi dân sự qua một bản án”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04(41)/2007.
(https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=c99f71a6-
52d1-49df-b4ee-fbd646dc522d)

5. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình “Những quy định chung về Luật dân sự” của
ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam.

6. Đỗ Văn Đại, “Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án” (tái bản lần
thứ chín), Nxb. Hồng Đức, tr. 320, 321.
7. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học “Những điểm mới của BLDS năm 2015”,
Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2016, tr. 144.

29
30

You might also like