You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------

BUỔI THẢO LUẬN TUẦN THỨ BA

CHỦ ĐỀ
TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Bộ môn : Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế.
Giảng viên : Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải.
Lớp : TM47.4 – Nhóm 1.

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2023


THÀNH VIÊN:
STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Võ Minh Thư 2253801011287

2 Bạch Hoài Thương 2253801011288

3 Phạm Uyên Thy 2253801011297

4 Nguyễn Hồ Thủy Tiên 2253801011299

5 Lê Thị Thanh Tuyền 2253801011324

6 Phạm Minh Uyên 2253801011332

7 Trần Dương Bảo Uyên 2253801011333

8 Trần Ngọc Bảo Uyên 2253801011334

9 Đặng Thị Thùy Vân 2253801011335

10 Nguyễn Thị Thanh Vi 2253801011340


MỤC LỤC:
VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN .....................................................................1
Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/08/2018 của Tòa án nhân dân huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. .....................................................................................1
Tóm tắt Bản án số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hòa. ...........................................................................................................1
Tóm tắt Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến
Tre. ........................................................................................................................1
Tóm tắt Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao. ..............................................................................2
Câu 1.1 Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh
họa về giấy tờ có giá. ............................................................................................2
Câu 1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39
có cho câu trả lời không?......................................................................................2
Câu 1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho
câu trả lời không? Vì sao? ....................................................................................3
Câu 1.4. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước
ngoài). ...................................................................................................................4
Câu 1.5. Nếu áp dụng Bộ luật dân sự 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? ...................................4
Câu 1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”. ..........4
Câu 1.7. Bitcoin là gì? ..........................................................................................5
Câu 1.8. Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không? .....5
Câu 1.9. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết. ..........................................................................5
Câu 1.10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong
mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam. ...................................................7
Câu 1.11. Quyền tài sản là gì? ..............................................................................8
Câu 1.12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản
là quyền tài sản không? ........................................................................................8
Câu 1.13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản? ............................................................8
Câu 1.14. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái
niệm tài sản)? ........................................................................................................9
VẤN ĐỀ 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ............................................ 11
Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 111/2013/DS-GĐT ngày 09 tháng 9 năm
2013 về vụ án “Đòi nhà”. ................................................................................... 11
Câu 2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án? ............................................................. 11
Câu 2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà án? ...............................................12
Câu 2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? .......................................................13
Câu 2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? ...............................................14
Câu 2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Tòa án? ..........................................................................................15
Câu 2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì
sao? .....................................................................................................................15
VẤN ĐỀ 3: CHUYỆN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN ...........................................16
Câu 3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời. ..............................................................................................16
Câu 3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời...................................................................................................................16
Câu 3.3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao?Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời. .....................................................................................16
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
1. – BLDS 2015: Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. – BLDS 2005: Bộ luật Dân sự năm 2005;
3. – BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
4. – UBND: Ủy ban nhân dân;
5. – TAND: Tòa án nhân dân;
6. – TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao;
7. – GDDS: Giao dịch dân sự;
8. – CSPL: Cơ sở pháp lý.
1

VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN


Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/08/2018 của TAND huyện Long Hồ tỉnh
Vĩnh Long.
Nguyên đơn: 1. Ông Võ Văn B; 2. Bà Bùi Thị H.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thuỷ T.
Tranh chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nội dung: Ông B và bà H yêu cầu bà T trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số AM 090902 thửa đất 1595 diện tích 489,1m2 được nhà nước cấp. Năm 2012,
gia đình ông B sửa nhà nên dọn hết đồ ra sân, sau hơn 10 ngày thì phát hiện mất giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, ông B làm đơn báo mất và UBND huyện
Long Hồ đã chấp nhận cấp lại, nhưng khi có giấy ông B không nhận được vì lý do có
người tranh chấp.
Quyết định của Toà án: Tòa cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông
B và bà H, buộc bà T giao trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B cùng
một số quy định khác.
Tóm tắt Bản án số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của TAND tỉnh Khánh Hòa.
Nguyên đơn: Ông Phan Hai.
Bị đơn: Ông Phan Quốc Thái.
Tranh chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nội dung: Ông Phan Hai khởi kiện ông Phan Quốc Thái yêu cầu ông Thái trả
lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Lương Thị Xàm. Tòa sơ thẩm quyết
định đình chỉ vụ án, vì xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể xem đây
là loại giấy tờ có giá nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa nên đã trả lại
đơn kiện. Không chấp nhận cách giải quyết của Tòa án ông Phan Hai kháng cáo.
Quyết định của Tòa án: Tòa phúc thẩm vẫn quyết định không chấp nhận kháng
nghị ngày 12/5/2017 của Viện kiểm sát huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa và trả lại
đơn khởi kiện cho ông Hai cùng các quyết định và án phí dân sự khác.
Tóm tắt Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của TAND tỉnh Bến Tre.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Việt Cường.
Bị đơn: 1. Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre; 2. Cục trưởng Cục
thuế tỉnh Bến Tre.
Khiếu kiện: Về việc quyết định truy thu thuế.
Nội dung: Ngày 15/06/2017, ông Cường có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy
Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/05/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành
phố Bến Tre và Quyết định số 1002/QĐ-CT ngày 8/05/2017 của Cục trưởng Cục thuế
tỉnh Bến Tre về việc phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân khi mua
bán tiền ảo là không hợp lý.
Quyết định của Tòa án: Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cường, hủy
các Quyết định của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre áp dụng với ông
Cường.
2

Tóm tắt Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC.
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Kim L.
Tranh chấp: Về tài sản thừa kế.
Nội dung: Bà H khởi kiện bà L về tranh chấp tài sản là căn nhà do ông T để
lại. Ông T và cụ C có với nhau 3 người con. Năm 1976, cụ T chung sống với cụ T4
và được Quân đội cấp cho căn nhà. Năm 1993, cụ T lập giấy ủy quyền cho bà L (con
riêng cụ T4 được trọn quyền giải quyết những việc liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
và trách nhiệm đối với căn nhà, giấy ủy quyền có giá trị cả khi cụ còn sống và đã
chết, ngoài ra cụ không lập di chúc thừa kế nào. Năm 1998, bà L có đơn xin mua hóa
giá căn nhà thì bà H và ông T1 khiếu nại, trong đơn giải quyết khiếu nại thì cả 3 đã
đồng ý cho bà L mua hóa giá căn nhà và sau khi trừ mọi chi phí thì sẽ giải quyết theo
thỏa thuận. Nhưng bà L chỉ mua hóa giá nhà theo tiêu chuẩn con liệt sĩ vì bị bà H và
ông T1 khiếu nại nhiều lần nên theo bà căn nhà đã là tài sản riêng của vợ chồng bà L.
Vì vậy, bà H khởi kiện bà L vì bà L không chia tài sản đúng theo yêu cầu.
Quyết định của Tòa án: Hủy toàn bộ Bản án và trả lại cho Tòa sơ thẩm xét xử
lại nhận thấy nhiều sai sót của Tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm trong Bản án.
Câu 1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh
họa về giấy tờ có giá.
Trước hết, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo luật dân sự, được quy định tại
khoản 1 Điều 105 BLDS 2015:“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Tuy nhiên BLDS chưa định nghĩa rõ khái niệm giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá có thể
hiểu là giấy tờ xác định quyền tài sản của một chủ thể nhất định, trị giá được bằng
tiền và chuyển giao được trong các GDDS.
Thứ hai, theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có
giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi,
séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được
thành tiền và được phép giao dịch”.
Ví dụ về giấy tờ có giá: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu
Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, các loại chứng khoán theo quy định
của luật.
Câu 1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39
có cho câu trả lời không?
Trong thực tiễn xét xử, vấn đề có công nhận “giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là giấy tờ có giá hay không còn đang tranh chấp.
Tuy nhiên, thông thường các Bản án không công nhận giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là giấy tờ có giá.
CSPL: Theo Quyết định số 06 thì căn cứ Điều 105 BLDS 2015 quy định: “1.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản
3

và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai”. Và Điều 115 BLDS 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền
sử dụng đất và các quyền tài sản khác” cũng như khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Bên cạnh đó, theo khoản
2 Công văn 141/TANDTC-HĐXX: “Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không
phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của BLDS 2005”.
Quyết định số 06 ghi rõ như sau: “Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng
quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá”. Như vậy, theo
Quyết định này thì “giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất” không phải là giấy tờ có
giá.
Bản án số 39 không nêu ra câu trả lời rõ, cụ thể ở đoạn: “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử
dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất
nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự”. Căn cứ theo nhận định của Tòa
án trong trường hợp này thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản và là loại
giấy tờ có giá vì ông B nhờ vào giấy tờ này mà minh chứng được quyền sở hữu của
mình cũng như giấy tờ này có hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất.
Câu 1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho
câu trả lời không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà không là tài sản. Vì theo Điều 3, khoản 16 Luật Đất đai 2013 có quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Hoặc Điều 105 BLDS
2015 có quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Ở Quyết định số 06 thì “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” không phải là tài sản theo quyết định của Toà án vì giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất gắn liền với đất. Còn ở Bản án
số 39 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không phải là tài sản vì chỉ là giấy
chứng thư pháp lý giống Quyết định số 06.
4

Câu 1.4. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước
ngoài).
Trong giải quyết của Tòa án trong Quyết định số 06 xác định “giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không là tài sản chưa thoả
đáng vì lý do sau: Nhìn từ khái niệm tài sản trong BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Theo đó, vật là một bộ phận của thế giới vật chất,
tồn tại khách quan, có giá trị sử dụng và con người có khả năng chiếm hữu, làm chủ
vật đó. Trong trường hợp này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà hoàn toàn được xem là tài sản.
Ở một số quốc gia khác quy định liên quan đến khái niệm tài sản mang tính
gợi mở hơn, vì thế có thể áp dụng để giải quyết trường hợp tranh chấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà. Chẳng hạn như Điều 654 BLDS
của bang California Hoa Kỳ định nghĩa về tài sản như sau: “Vật mà có thể sở hữu
được sẽ được coi là tài sản”.
Câu 1.5. Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS 2015, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà ở” sẽ không phải là tài sản.
Căn cứ theo Điều 105 BLDS 2015 và Điều 115 BLDS 2015“giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở” không phải là tài sản, vì nó không
phải là vật trị giá thành tiền hay là giấy tờ có giá đồng thời cũng không phải là tài sản.
Giấy chứng nhận chỉ là văn bản, giấy tờ công chứng, chứng thư về mặt pháp lý xác
nhận của cơ quan thẩm quyền về tài sản đó nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản của chủ
thể đó và trong trường hợp mất “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà ở”, có thể xin cấp lại theo Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/4/2014 nên không ảnh hưởng quyền lợi về tài sản của chủ sở hữu.
Như vậy “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà
ở” không phải là tài sản. Đó chỉ là văn bản chứa thông tin về các quyền sử dụng đất
không được xem là tài sản.
Câu 1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.
Hướng giải quyết của TAND huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long trong Bản án số
39 “Đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng” ngày 28/08/2018 Tòa chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của ông B và bà H, yêu cầu bà T giao trả lại cho ông B bà H giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là hoàn toàn thỏa đáng đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp
của các bên, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là loại giấy tờ có giá. Tuy nhiên, có thể
xem nó là vật là một vật tài sản có giá. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một
loại giấy tờ có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự công nhận của nhà nước đối với người
5

sử dụng đất hợp pháp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những
căn cứ cho phép xác định thẩm quyền của các cơ quan có liên quan trong việc giải
quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Thực tiễn xét xử hiện nay không xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
một tài sản đã dẫn đến nhiều hệ lụy làm tổn hại các quan hệ GDDS, gây khó khăn
cho người dân trong việc xác định thẩm quyền của các cơ quan để đi giải quyết các
khiếu nại cho mình.
Do đó Bản án số 39 đã giải quyết đúng hướng đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của ông B và bà H.
Câu 1.7. Bitcoin là gì?
Bitcoin (ký hiệu: BTC) là loại tiền kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần
mềm mã nguồn mở và phát minh bởi Satoshi Nakamoto, đây cũng chính là đồng tiền
điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường trao đổi
tiền kỹ thuật số toàn cầu. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối
Internet mà không cần thông qua tổ chức tài chính trung gian nào. Các doanh nghiệp
có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 7 năm
2018, lượng tiền cơ sở Bitcoin được định giá hơn 109 tỷ đô la Mỹ là loại tiền mã hóa
có giá trị thị trường lớn nhất. Những biến động lớn trong giá trị của mỗi Bitcoin đã
tạo nên những tranh cãi về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như một loại tiền tệ.
Câu 1.8. Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?
Tại Bản án 22/2017/HC-ST ngày 21/09/2017 của TAND tỉnh Bến Tre, quan
điểm Tòa đưa ra là: “Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy
phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số là hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam”. Căn cứ Điều 163 BLDS 2005 quy định
về tài sản: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” hay Điều 3
Luật Thương mại 2005: “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động
sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai”. Theo quan điểm của
Tòa thì Tòa cho rằng Bitcoin (tiền kỹ thuật số) không phải là một loại tài sản theo
pháp luật Việt Nam.
Câu 1.9. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết.
Hiện nay trên thế giới chia ra là 3 xu hướng:
1. Công nhận Bitcoin là tài sản để điều chỉnh và quản lý.
2. Không cấm cũng không thừa nhận Bitcoin.
3. Hạn chế/cấm mua bán, sử dụng Bitcoin.
Mỗi quốc gia có quy định về quản lý tiền ảo khác nhau. Hơn 110 quốc gia trên
thế giới đã chính thức công nhận việc sử dụng Bitcoin như: Mỹ, Canada, Nga, Nhật
Bản, Úc... Trong khi đó, Trung Quốc, Ả Rập, Zambia, Indonesia, Ecuador,… đưa ra
luật cấm tất cả các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Và các quốc gia còn lại trên thế
giới chưa có thông tin chính thức về sử dụng Bitcoin như một loại thanh toán hợp
pháp hoặc giữ thái độ trung lập.
6

El Salvador là quốc gia đầu tiên hợp thức hoá Bitcoin và sử dụng tiền ảo này như
một phương tiện thanh toán chính thức. Nối gót El Salvador, cũng có một số nước
bắt đầu chấp nhận Bitcoin làm tiền tệ hợp pháp như Cộng hòa Trung Phi, Ukraine,…
Quan điểm của một số quốc gia về Bitcoin như sau:
- Nhật: Vẫn cẩn trọng xem crypto có thể vận hành như dòng tiền tệ thật
sự. Đang trong thời kỳ thử nghiệm và sẵn sàng học hỏi và ứng dụng công
nghệ này. Là đất nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán
bằng Bitcoin. Từ ngày 1/4/2017, Bitcoin được coi là tài sản và là một
phương thức thanh toán hợp pháp, được quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài
Chính Nhật Bản (JFSA).1
- Trung Quốc: Tin rằng crypto đã chín mùi. Tuy nhiên, ngân hàng trung
ương muốn hoàn toàn thống trị, đang nghiên cứu tạo đồng coin riêng cho
ngân hàng, và chính phủ sẵn sàng phạt hay đóng cửa các doanh nghiệp/cá
nhân sử dụng crypto/Bitcoin hay những ai muốn tạo ra crypto. Tuy thế
nhưng lại là quốc gia đào tới 75% Bitcoin toàn cầu.
- Anh: Đầy tiềm năng, là một cuộc cách mạng tài chính, giúp chống tội
phạm hacking và những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải.2
Một số hệ thống pháp luật nước ngoài:
- Mỹ: Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã phân loại Bitcoin
là một loại hàng hoá vào tháng 9 năm 2015 và cho phép các chứng khoán
phái sinh tiền ảo được giao dịch công khai. Theo Sở Thuế vụ Mỹ (IRS),
Bitcoin bị đánh thuế như một tài sản.
- Nam Phi: Vào tháng 12 năm 2014, Ngân hàng dự trữ Nam Phi đã ban
hành một báo cáo quan điểm về tiền ảo, theo đó tuyên bố rằng tiền ảo
không có tư cách pháp lý hoặc khuôn khổ quy định. Sở Thuế vụ Nam Phi
đã phân loại Bitcoin là tài sản vô hình.
- Argentina: Bitcoin có thể được coi là tiền, nhưng không phải là tiền tệ
hợp pháp. Bitcoin có thể được coi là một hàng hoá hoặc một thứ theo
BLDS của Argentina và các giao dịch bằng Bitcoin có thể được quy định
bởi các quy tắc mua bán hàng hoá theo BLDS.
- Uzbekistan: Vào ngày 2 tháng 9 năm 2018, một nghị định pháp hoá và
miễn thuế giao dịch tiền tệ điện tử và hoạt động khai thác trong nước có
hiệu lực, biến Uzbekistan trở thành một quốc gia thân thiện với tiền điện
tử.
- Israel: Kể từ năm 2017, Cơ quan Thuế Israel đã đưa ra một tuyên bố
nói rằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác sẽ không thuộc định nghĩa
pháp lý về tiền tệ và không phải an ninh tài chính mà là tài sản chịu thuế.3

1
https://vnbit.org/threads/phap-luat-nuoc-ngoai-co-coi-bitcoin-la-tai-san-khong.1736/
2
https://tapchibitcoin.io/quan-diem-ve-bitcoin-cua-cac-nuoc-khac-nhau-nhu-nao.html
7

Câu 1.10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối
quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
Quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản
ở Việt Nam hiện nay là hoàn toàn hợp lý vì theo Điều 105 BLDS 2015 quy định: “1.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản
và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai”.
Vậy một thứ được gọi là tài sản khi:
1. Nó là vật thì nó là tài sản nhưng vật là gì thì BLDS không định nghĩa.
2. Nó là tiền thì nó là một dạng tài sản nhưng tiền là một dạng tài sản đặc
thù. Vật tạo ra được nhưng tiền thì không tạo ra được. Tiền phải có các
chức năng: thanh toán và do cơ quan nhà nước, cơ quan công quyền tạo
ra.
3. Nó là giấy tờ có giá trị: giấy tiết kiệm,…
4. Định nghĩa về quyền tài sản theo Điều 115 BLDS 2015 như sau:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác”.
Do Bitcoin không thuộc đối tượng nào trong bốn đối tượng nêu trên nên nó
không được coi là tài sản. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng đã có một số
quy định về Bitcoin như sau:
- Tại khoản 6 và 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định: Phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán
(sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm,
ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện
thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương tiện
thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không quy định
tại khoản 6 Điều này.
- Công văn 5754/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam gửi Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định: “... tiền ảo nói chung và
Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm
tiền tệ hoặc làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm...”.
- Chỉ thị 10/CP-TTg năm 2018, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an… kiểm soát, ngăn
chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch,
môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.
Như vậy, Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo cũng như Bitcoin là một
phương tiện thanh toán. Việc phát tán, giao dịch, tàng trữ, cung ứng chúng như một
phương tiện thanh toán là không hợp pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
và xử phạt theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số
143/2021/NĐ-CP) nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, việc kinh doanh Bitcoin không được quy định trong bất cứ văn bản
nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụ thể: Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg,
8

kinh doanh Bitcoin không được liệt kê trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.
Tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, Bitcoin không được liệt kê là một trong những
ngành, nghề kinh doanh bị cấm đầu tư.
Từ đó, có thể hiểu việc kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam đang ở mức không cấm
cũng không cho phép lưu thông công khai; hợp pháp để nắm giữ, đầu tư nhưng bất
hợp pháp nếu sử dụng như một công cụ thanh toán. Tuy việc phát hành, cung ứng và
sử dụng Bitcoin như phương tiền thanh toán là bị cấm nhưng Chính phủ không cấm
giao dịch Bitcoin như là hàng hóa hoặc tài sản ảo.
Câu 1.11. Quyền tài sản là gì?
Quyền tài sản là một dạng tài sản đặc thù, không tồn tại dưới dạng vật chất
hữu hình, là một loại quyền dân sự có nội dung kinh tế, có thể trị giá được bằng tiền,
do chủ thể có quyền tự mình thực hiện hoặc yêu cầu người khác thực hiện nhằm thỏa
mãn nhu cầu về vật chất hoặc về tinh thần của người có quyền. Tại Điều 115 BLDS
2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài
sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác”.
Câu 1.12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản không?
Theo Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền,
bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và
các quyền tài sản khác”. Quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền khi việc cho thuê và mua lại tài sản xảy ra khi hai chủ thể trong giao dịch chấp
nhận thỏa thuận với nhau về tiền, quyền và nghĩa vụ đối với tài sản đó. Tuy nhiên,
trong hệ thống pháp luật hiện hành, chưa có quy định nào khẳng định quyền thuê,
quyền mua là quyền tài sản.
Câu 1.13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?

Quyết định số 05 cho thấy TANDTC theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài
sản qua đoạn:

Như vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được Quân khu 7
xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến
thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với
nhà số 63 nêu trên. Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự
năm 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được
bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông
T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, quyền mua hóa giá của cụ T.
9

Câu 1.14. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái
niệm tài sản)?
Theo em, hướng giải quyết của TANDTC trong Quyết định số 05 là chưa
thuyết phục vì cho rằng quyền được thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản
và chuyển giao cho các thừa kế các quyền này. Xét về lý lịch của cụ T, cụ T có công
với cách mạng nên sau ngày giải phóng, Quân khu 7 có cấp nhà theo tiêu chuẩn sĩ
quan quân đội “để tạo mọi điều kiện chỗ ăn, ở cho gia đình cán bộ, ổn định lâu dài
và cấp do hoàn cảnh gia đình cán bộ không có nhà ở”. Tức, quyền thuê, mua hóa giá
này phát sinh với đối tượng cụ thể là cụ T, không thể chuyển nhượng cho thừa kế.
Hơn nữa, với khái niệm tài sản ở Điều 115 BLDS 2015 thì quyền này không trị giá
được bằng tiền. Còn về giấy ủy quyền do cụ T lập cho bà L khi cụ còn sống cũng như
qua đời là chỉ để giải quyết những việc liên quan đến căn nhà (về thủ tục) chứ không
phải ủy quyền cho bà L sở hữu toàn bộ căn nhà như nhận định từ Tòa cấp phúc thẩm.
11

VẤN ĐỀ 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU


Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 111/2013/DS-GĐT ngày 09 tháng 9 năm
2013 về vụ án “Đòi nhà”.
Nguyên đơn: Cụ Dư Thị Hảo.
Bị đơn: Chị Nhữ Thị Vân.
Tranh chấp: Quyền sở hữu căn nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội.
Lý do: Cụ Hảo có tài sản là nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm. Năm 1954,
cụ giao nhà cho ông Chính và bà Châu (vợ chồng con trai) quản lý. Năm 1968, hai
vợ chồng cho ông Hải thuê (bị đơn Vân khai ông Hải thuê nhà cụ Hảo từ năm 1954).
Sau khi ông Hải mất, chị Vân vẫn sử dụng đến ngày nay mà không đóng tiền thuê
cho ông Chính dù từ sau 1975 gia đình cụ Hảo đã đòi nhà nhiều lần. Năm 2001, chị
Vân bán căn nhà cho vợ chồng chị Lan và anh Sơn (giấy mua bán không có xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền). Năm 2004, cụ Hảo có di chúc giao quyền bất động sản
số 2 Hàng Bút cho bà Châu toàn quyền sở hữu. Tháng 01/2007, ông Chính ủy quyền
bà Châu toàn quyền khởi kiện đòi nhà số 2 Hàng Bút.
Toà án quyết định: Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 90/2011/DSPT
ngày 30/05/2011 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội về vụ án “Đòi nhà” giữa
nguyên đơn là bà Dư Thị Hảo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án. Tòa quyết định giao hồ sơ vụ án cho TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm
lại.
Câu 2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định giám đốc thẩm số 111/2013/DS-GĐT đoạn Tòa án khẳng
định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm qua đoạn:
Theo cụ Hảo thì năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán nên giao nhà
cho con là vợ chồng ông Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng ông
Chính đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê nhà;
tuy nhiên theo lời khai của chị Nhữ Thị Vân (bị đơn) thì chị có nghe ông nội
(ông Hải) nói là thuê nhà của cụ Hảo từ năm 1954.
Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại số 2 Hàng Bút từ năm
1954, lúc đầu là ông nội chị Vân sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở.
Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ năm 1975
nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản giải hòa tại UBND
phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra
Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên
30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1
Điều 247 BLDS về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu,
12

người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”.

Đối chiếu Điều 182 BLDS 2005 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm
giữ, quản lý tài sản”. và Điều 179 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu là việc chủ thể
nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối
với tài sản”. Vào tình huống này có thể thấy quy định gia đình chị Vân đã chiếm hữu
căn nhà là chính xác. Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có
tranh chấp trên 30 năm là hoàn toàn hợp lý. Vì dù không xác định được chính xác
thời điểm mà gia đình chị Vân thuê nhà là năm 1954 (60 năm tính đến thời điểm đơn
khởi kiện đầu tiên năm 2004) hay 1968 (36 năm tính đến thời điểm đơn khởi kiện đầu
tiên năm 2004) thì ngay thời điểm năm 2004 khi cụ Hảo kiện ra Toà thì chị Vân cũng
đã ở quá 30 năm. Và theo Điều 236 BLDS 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai
trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành
chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác”. Thì việc chưa xác minh được căn nhà số 2
Hàng Bút có phải là nhà vắng chủ, nhà phố cổ được giữ lại bảo tồn, … cùng với việc
gia đình chị Vân đã sinh sống ở đây quá 30 năm, Tòa án khẳng định chị Vân đã chiếm
hữu căn nhà trên 30 năm là thỏa đáng.
Câu 2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà án?
Trong Quyết định giám đốc thẩm số 111/2013/DS-GĐT đoạn Tòa án khẳng
định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm qua
đoạn:
Theo cụ Hảo thì năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán nên giao nhà
cho con là vợ chồng ông Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng ông
Chính đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê nhà;
tuy nhiên theo lời khai của chị Nhữ Thị Vân (bị đơn) thì chị có nghe ông nội
(ông Hải) nói là thuê nhà của cụ Hảo từ năm 1954”. “Sau khi ông Hải chết thì
cháu ông Hải là chị Nhữ Thị Vân vẫn sử dụng đến nay”.
Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại số 2 Hàng Bút từ năm
1954, lúc đầu là ông nội chị Vân sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở.
Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ năm 1975
nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản giải hòa tại UBND
phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra
Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên
30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1
Điều 247 BLDS về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu,
13

người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”.

Khẳng định trên của TANDTC là hợp lý. Bởi từ Quyết định giám đốc thẩm
này có thể thấy chưa xác minh được ông Hải thuê nhà của cụ Hảo từ năm 1954 hay
thuê nhà của ông Chính từ năm 1968. Trong khi đó, ông Chính lại không xuất trình
được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Có thể nhận ra quyền
chiếm hữu, sở hữu nhà đất này cũng như thời điểm xác lập giao dịch cho thuê chưa
thực sự rõ ràng. Vì thế, bị đơn là Nhữ Thị Vân người không trực tiếp giao dịch để
thuê nhà đất và theo như lời khai của chị Vân, chị chỉ nghe ông nội nói là có thuê nhà
của cụ Hảo nhưng không rõ là có căn cứ pháp luật hay không cho nên chị Vân là
người không nắm rõ giao dịch thuê nhà đất này nên chị có thể không biết và không
thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật (thỏa mãn Điều 189
BLDS 2005), từ đó có thể thấy chị Vân là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình.
Câu 2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định giám đốc thẩm số 111/2013/DS-GĐT đoạn Tòa án khẳng định
gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm qua đoạn:
Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy
chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê
nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm
1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông
Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số
2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và
chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị
Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa
giải tại UBND phường Hàng Bồ năm 2001); Đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn
khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo
không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này
trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản
1 Điều 247 BLDS về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản không có căn cứ theo pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với
bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp quy định theo khoản 2 điều này…”.

Theo em, khẳng định này của Tòa án là hợp lý và có sức thuyết phục. Vì trước
hết, theo quy định tại Điều 190 BLDS 2005: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện
trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên
14

tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu”. Qua lời khai cho thấy
gia đình chị Vân đã ở đây trong nhiều năm, qua nhiều thế hệ và không có sự gián
đoạn. Ban đầu là ông nội chị Vân, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù
phía nguyên đơn có khai sau năm 1975 có tiến hành đòi nhà đối với gia đình chị Vân
nhưng không có đủ bằng chứng chứng minh. Như vậy, kể cả khi chị Vân bán tầng 1
căn nhà cho anh Sơn, chị Lan thì trường hợp của chị vẫn phù hợp với điều kiện được
nêu trong BLDS 2005.
Câu 2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

Trong Quyết định giám đốc thẩm số 111/2013/DS-GĐT Tòa án khẳng định gia
đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm qua đoạn:
Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ
năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục
ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm
1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại UBND
phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra
Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn
là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30
năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều
247 BLDS về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ theo pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,
trừ trường hợp quy định theo khoản 2 điều này…”.

Theo em, việc khẳng định của Tòa án là có tính thuyết phục. Vì theo quy định
tại Điều 191 BLDS 2005: “Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai
khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử
dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài
sản của chính mình”. Theo như lời khai của nguyên đơn và bị đơn thì chị Vân và gia
đình của chị Vân đã sinh sống ở đây 1 cách công khai, minh bạch, không có thái độ
giấu giếm. Căn cứ theo lời khai của chị Vân thì hàng năm gia đình chị đóng tiền thuê
nhà cho ông Chính cho tới năm 1995, khi ông Hải - ông nội của chị mất thì gia đình
không đóng tiền thuê nhà nữa, sau đó khi bố chị qua đời năm 1997 thì chị cũng không
trả tiền nhà cho ai và trong quá trình cư trú, bố chị có nâng cao nền nhà, thay cửa.
Như vậy, gia đình chị hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện được nêu trong quy định về
chiếm hữu công khai theo BLDS 2005, việc Tòa khẳng định là hoàn toàn có cơ sở.
15

Câu 2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Tòa án?
Quyết định của Tòa án khẳng định rằng cụ Hảo không còn là chủ sở hữu của
nhà đất có tranh chấp được thể hiện ở đoạn:
Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy
chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ hảo và nộp tiền thuê
nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo đã vào miền Nam sinh sống
từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền
cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở
tại nhà số 2 Hàng Bút từ 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị
Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với
gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên
bản hòa giải với UBND phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo
mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì
thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã
ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo
quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

Vậy việc Tòa án xác nhận cụ Hảo không còn là chủ sở hữu căn nhà tại số 2
Hàng Bút là hợp lý vì gia đình chị Vân đã sinh sống ở căn nhà số 2 Hàng Bút một
cách ngay tình, liên tục, công khai trên 30 năm nên cụ Hảo mất quyền sở hữu căn nhà
số 2 Hàng Bút.
Câu 2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà
đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
Tòa án xác định trên thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nhưng
không chỉ ra được lý do tại sao cụ không còn là chủ sở hữu. Thực tế cụ đã đăng ký
trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946, căn nhà cũng không được xác định là nhà vắng
chủ hay nhà cần giữ lại để tôn tạo và bảo tồn. Như vậy, cụ vẫn là chủ sở hữu hợp
pháp của căn nhà dù có giao quyền quản lý cho vợ chồng ông Chính. Việc gia đình
chị Vân ở từ năm 1954 với hình thức thuê nhà không thể coi là chiếm hữu. Với việc
gia đình chị Vân không còn đóng tiền thuê nhà từ năm 1995 thì mới có thể coi là thời
điểm bắt đầu chiếm hữu. Do đó khoảng thời gian chiếm là chưa đủ 30 năm để có
quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản theo Điều 236 BLDS 2015. Ngoài ra cần
phải xác định liệu chị Vân có chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai để áp dụng
điều luật trên. Từ các lý lẽ trên, việc gia đình chị Vân xác định quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp là không có cơ sở.
16

VẤN ĐỀ 3: CHUYỆN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN


Tình huống: Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250 đồng. Tuy
nhiên, ghe xoài này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và bà Dung từ
chối thanh toán tiền mua với lý do đây là việc rủi ro.
Câu 3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài sản thuộc sở hữu của mình
phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS.
CSPL: Theo Điều 166 BLDS 2005: “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản
bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
CSPL: Theo Điều 162 BLDS 2015:
1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong
phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở
hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Câu 3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Tại thời điểm cháy chợ, bà Dung là chủ sở hữu số xoài. Vì bà Dung đã nhận
hàng từ bà Thủy trước khi sự việc cháy chợ diễn ra. Kể từ thời điểm bà Dung nhận
số xoài từ bà Thủy thì bà Dung đã xác lập quyền sở hữu của mình đối với số xoài và
bà Thủy đã chấm dứt quyền sở hữu số xoài kể từ thời điểm giao cho bà Dung.
CSPL: Theo Điều 234 BLDS 2005: “Người được giao tài sản thông qua hợp
đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm
chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có
quy định khác”.
CSPL: Theo Điều 248 BLDS 2005: “Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu
của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay
hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm
dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao”.
Câu 3.3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao?Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài.
Vì bên mua phải chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản. Bà
Dung đã mua ghe xoài của bà Thủy và đã nhận ghe xoài trước khi cháy chợ nên bà
Dung phải chịu rủi ro đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Và sau khi cháy chợ, bà
17

Dung phải chịu trách nhiệm trả tiền mua ghe xoài cho dù số xoài đã hư hỏng. Bà Thủy
đã hoàn thành nghĩa vụ giao ghe xoài nguyên vẹn cho bà Dung.
CSPL: Theo Điều 440 BLDS 2005:
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được
giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ
khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải
đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ
tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng
ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.
CSPL: Theo Điều 441 BLDS 2015:
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên
mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải
đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ
tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng
ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh mục văn bản pháp luật.
1.1. Bộ luật Dân sự (2005, 2015);
1.2. Án lệ số 31/2020/AL;
1.3. Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hòa;
1.4. Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long;
1.5. Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến
Tre;
1.6. Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao;
1.7. Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt.
2.1. Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương I và Chương
II;
2.2. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.111 đến 133;
2.3. Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, Tạp
chí Luật học số 1/2009, tr.14 và tiếp theo; Đỗ Thành Công, “Vai trò của
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất”, in Đỗ Văn Đại (chủ biên), Giao dịch và giải quyết
tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất, Nxb. Lao động 2012;
2.4. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.127 đến 133;
2.5. Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh, “Rủi ro đối với tài sản trong pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2015.

You might also like