You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ
THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM
(QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ)
GIẢNG VIÊN: ĐẶNG THÁI BÌNH

DANH SÁCH NHÓM 1.3 – LỚP TM48A1

STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên


1 Nhữ Phương Anh 2353801011020
2 Phạm Mai Quỳnh Anh 2353801011021
3 Trần Nhật Anh 2353801011025
4 Trần Thị Minh Anh 2353801011027
5 Trần Thị Phương Anh 2353801011028
6 Dương Đặng Kim Châu 2353801011039
7 Đoàn Thị Huyền Diệu 2353801011062
8 Võ Phước Duy 2353801011076
9 Trương Hồ Xuân Hằng 2353801011101
MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ...............................................................................4
Tóm tắt Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của TAND thành phố Vĩnh
Yên tỉnh Vĩnh Phúc...............................................................................................4
1. Ở pháp luật nước ngoài, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố
không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề này....4
2. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................5
3. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?..................5
4. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................6
5. Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán
án có câu trả lời?....................................................................................................7
6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án
số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.....8
Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao............8
7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất chuyển nhượng cho ông Phùng Văn
K có được coi là di sản không? Vì sao?...............................................................9
8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến
phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.................................9
9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con
mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di
sản để chia không? Vì sao?.................................................................................10
10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết đi, di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất là bao nhiêu?..................................................................................11
11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản bà Phùng Thị G là
43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?.....................................................................................................11
12. Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m2, được chia cho 5 kỷ phần còn
lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?.....................................................................................................12
VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN.............................................................................12
1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản
của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?.....12
2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................................13
3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................13
4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa
lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........14
5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho
con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.................................................15
Tóm tắt quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020:..............................15
6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền
tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...............................................................................16
VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ................................17
Tóm tắt Án lệ 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và
thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản......................................17
1. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào áp dụng thời hiệu yêu cầu chia di
sản không?............................................................................................................17
2. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế Việt Nam:..................17
3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?.....................19
4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
20
5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm
1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì
sao?........................................................................................................................20
6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên:............................20
VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU.......................................................................21
Yêu cầu 1:.............................................................................................................21
Yêu cầu 2:.............................................................................................................22
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự


TAND Tòa án nhân dân
VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ

Tóm tắt Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của TAND thành phố Vĩnh
Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Nguyên đơn: ông Trần Văn Hòa
Bị đơn: anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương
Vấn đề tranh chấp: tranh chấp thừa kế tài sản
Lý do tranh chấp: ông Hòa và bà Mai kết hôn với nhau, có 2 người con là
anh Nam và chị Hương (không có con riêng, con nuôi). Tài sản chung của 2 vợ
chồng ông bao gồm: 1 ngôi nhà 3 tầng, một lán bán hàng làm trên diện tích đất
169.5 m2 (diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 84 m2). Trong
khoảng thời gian từ năm 2010 có cho anh Trinh thuê gian bán hàng, tháng 3/2018
có cho chị Thanh thuê toàn bộ sân phía trước nhà để bán quần áo. Ngày 31/01/2017
bà Mai chết không để lại di chúc. Tháng 5/2019 ông Hòa kết hôn với bà Xinh, ông
đề nghị Tòa án phân chia di sản thừa kế của bà Mai để lại theo quy định của pháp
luật, kỷ phần của ông được ½ tài sản chung và được hưởng ⅓ tài sản của bà Mai
đồng thời ông có nguyện vọng được sở hữu và sử dụng bằng hiện vật toàn bộ nhà
đất. Về phía anh Nam có đóng góp ½ trị giá ngôi nhà và chị Hương có nhận tiền
thuê nhà của anh Trinh 6 tháng đầu năm 2017 là 30.000.000đ.
Tòa án giải quyết: trao cho anh Trần Hoài Nam được quyền sở hữu 01 nhà 3
tầng, sân tường bao loan, làm trên diện tích đất được quyền quản lý, sử dụng là
106.9 m2, tổng giá trị: 4.207.001.000đ. Ông Trần Văn Hòa được quyền sở hữu 1 lán
bán hàng và sử dụng 62.6 m2, tổng giá trị là 2.220.664.000đ. Chị Trần Thanh
Hương được quyền sở hữu số tiền cho thuê nhà 30.000.000đ. Anh Nam có trách
nhiệm thanh toán chênh lệch về tài sản cho ông Hòa số tiền là 1.880.412.000đ, chị
Hương với số tiền là 995.269.000đ

1. Ở pháp luật nước ngoài, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố
không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề
này.
Trong hệ thống pháp luật của đa số các quốc gia, di sản thường chỉ liên quan
đến tài sản và quyền lợi của người đã qua đời, không bao gồm nghĩa vụ của họ. Tuy
nhiên, một số các quốc gia có các quy định đặc biệt liên quan đến việc chuyển giao
hoặc thừa kế các nghĩa vụ của người quá cố cho người thừa kế. Các quốc gia đó có
các quy định liên quan đến truyền lại nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý: các quy
định về truyền lại nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm hợp đồng hoặc trách nhiệm pháp
lý cho người thừa kế. Có thể lấy ví dụ các quốc gia quy định về điều này như: Nhật
Bản, Pháp, Đức, Ý,...
Ở pháp luật Mỹ, di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố. Khi
người chết còn nợ nần thì pháp luật Mỹ sẽ ưu tiên giải quyết khoản nợ đó trước,
phần còn lại mới được chia theo di chúc hoặc không có di chúc theo tỷ lệ phần trăm.
Quy định về di sản bao gồm nghĩa vụ của người quá cố trong hệ thống pháp
luật của Nhật Bản: Điều 896 BLDS Nhật Bản, những Điều khoản có liên quan trong
chương về Di sản của Bộ luật này và được quy định cụ thể hơn trong Luật Di sản
Nhật Bản.
Hệ thống pháp luật Pháp chứa đựng những quy định về di sản bao gồm nghĩa
vụ của người quá cố: Điều 720 - 809 chương Thừa kế của BLDS Pháp.

2. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố


không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
CSPL: Điều 105, 612, 615 BLDS 2015
Ở Việt Nam, tại Điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản
riêng của người đã chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác.”.
Tại Điều 105 quy định:“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Theo Điều 612 BLDS 2015 thì di sản không bao gồm nghĩa vụ của người
quá cố. Trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì
thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh toán bằng tài sản của người chết rồi
mới được phân chia. Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong
phạm vi di sản do người chết để lại (Điều 615). Việc thực hiện nghĩa vụ không phải
với tư cách chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của người
chết để lại bằng chính tài sản của người chết.

3. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một
tài sản mới sau đó thì tài sản mới có thể được xem là di sản.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 611 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế:
“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại
khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
Điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người đã
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”.
Theo căn cứ trên thì tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị
thay thế bởi một tài sản mới thì tài sản mới không được xem là di sản nhưng vẫn có
thể trong các trường hợp cụ thể.
Thứ nhất, nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết trước,
không lường trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ:
hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, bão tố hay các thảm họa tự nhiên khác… Những yếu tố
này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vào đó là di sản mới,
di sản cũ không còn giá trị hiện thực. Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của
những người thừa kế, tài sản mới thay thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp
luật, phần tài sản mới này sẽ được chia theo pháp luật.
Thứ hai, nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động bởi yếu tố con người.
Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì (chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế
cũ đó hay nhằm mục đích khác). Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản
thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác thì tài sản mới này sẽ không
được coi là di sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị
làm hư hỏng hoặc bị bán mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị
phần di sản vẫn được coi là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách
nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế.

4. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. (Nghị quyết số 02/2014)
CSPL: Điều 612 BLDS 2015, khoản 16 Điều 3 và Điều 188 Luật Đất đai
2018
Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người
quá cố cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người đã
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”. Như vậy để
được xem là di sản, trước hết tài sản đó phải là tài sản của người chết lúc còn sống.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 (sd, bs 2018): “Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp
lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Căn cứ theo Điều 188 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng
đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng
quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường
hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực
hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192,
193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế
chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan
đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.”
Như vậy, điều kiện để thực hiện quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất
phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau đây: (1) Có Giấy chứng nhận (trừ 02 trường
hợp: nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà quyền sử dụng đất đủ điều kiện để cấp
Giấy chứng nhận; người nhận thừa kế là ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất
ở tại Việt Nam); (2) Đất không có tranh chấp; (3) Quyền sử dụng đất không bị kê
biên để bảo đảm thi hành án; (4) Trong thời hạn sử dụng đất.
5. Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của
bán án có câu trả lời?
Trong Bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản.
Trong Bản án số 08, phần nhận định của Tòa án có nêu: “Đối với diện tích
đất tăng 85.5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tại phiên tòa
đại diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản
thừa kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài
chính … Gia đình ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng trên
một phần diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận, diện tích đất này hộ ông Hòa
đã quản lý, sử dụng sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng
mốc giới rõ ràng, không có tranh chấp, không thuộc diện tích đất quy hoạch … Do
đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, chỉ có điều là đương sự phải thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia
thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Phần đề
nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được hội đồng xét xử chấp nhận.”

6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án
số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Theo em, hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích
đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý và thuyết phục. Bởi
vì:
Tòa án xem phần diện tích đất 85.5 m2 là di sản vì trong hoàn cảnh phần đất
đó đã được hộ ông Hòa sử dụng ổn định, các hộ liền kề không tranh chấp, không
thuộc diện tích đất quy hoạch thì việc xem phần đất trên là di sản thừa kế giúp bảo
vệ quyền lợi của các bên được hưởng thừa kế.

Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Nguyên đơn: Phùng Thị H1, chị Phùng Thị N1, chị Phùng Thị H2, chị
Phùng Thị P.
Bị đơn: anh Phùng Văn T.
Vấn đề tranh chấp: tranh chấp thừa kế tài sản.
Lý do tranh chấp: ông N và bà G có tài sản chung là 398 m2. Năm 1984 ông
Phùng Văn N chết (trước khi chết không để lại di chúc) bà Phùng Thị G và anh
Phùng Văn T quản lý và sử dụng nhà đất trên. Năm 1991 bà Phùng Thị G chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K một phần diện tích đất trên (131 m 2), còn lại diện
tích 267 m2. Năm 1999 bà G có được cấp giấy quyền sử dụng đất (việc chuyển
nhượng này các con bà G ai cũng biết và không có ý kiến hay phản đối gì). Bà G
muốn cho con gái là chị Phùng thị H1 đất vì chị có hoàn cảnh khó khăn hơn những
chị em trong nhà, nhưng anh Phùng Văn T giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nên bà Phùng Thị G không tách đất cho chị Phùng Thị H1 được. Vì vậy, chị H1 đi
kiện anh T, buộc anh T trả lại giấy quyền sử dụng đất cho bà G. Năm 2010, bà G đã
lập di chúc: “để lại diện tích đất 90 m 2 cho chị H1,...”. Nay ông Phùng Văn K cũng
đã được cơ quan nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các
con của bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131
m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất
bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ.
Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là 398 m 2 (bao gồm phần đất đã bán cho ông
Phùng Văn K) để chia là không đúng.
Tòa án giải quyết: hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2012/DSPT
ngày 23/02/2012 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc và Bản án dân sự sơ thẩm 11/2011/DS-
ST ngày 04/10/2011 của TAND thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giao lại hồ sơ
và xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. Lý do, bà Phùng Thị G đã đưa
luôn phần đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K vào di chúc.

7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất chuyển nhượng cho ông Phùng Văn
K có được coi là di sản không? Vì sao?
Theo án lệ trên thì phần diện tích đất chuyển nhượng có ông Phùng Văn K
không được coi là di sản, được nêu trong án lệ như sau:
“Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G bán cho
ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác
định di sản là tổng diện tích đất 398 m 2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông
Phùng Văn K) là không đúng.”
“Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con
của bà biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có
lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cho cuộc sống của bà và các con. Nay ông
Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con của bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà
Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131 m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K.”
8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến
phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Hướng giải quyết trong Án lệ là hợp lý. Dựa trên hai lý do chính:
Thứ nhất, năm 1984, ông Phùng Văn N mất (trước khi mất không để lại di
chúc) thì phần di sản của ông phải được chia theo pháp luật căn cứ theo khoản 1
Điều 650 BLDS 2015 quy định: “Những trường hợp thừa kế theo quy định của
pháp luật.
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a. Không có di chúc;
b. Di chúc không hợp pháp;
c. Những người thừa kế theo di chúc chết hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan; tổ chức được thừa hưởng thừa kế theo di chúc không
còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Dựa theo điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 thì vợ và con chung của ông
N đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền thừa hưởng phần di sản mà ông để
lại. Cụ thể, phần di sản này là khối tài sản chung vợ chồng ông N 133,5 m 2 (ban đầu
398 m2 đã chuyển nhượng cho ông K 131 m 2). Do đó, việc Tòa xác định như trên là
hợp lý.
Thứ hai, sau khi ông N mất thì bà G đã bán cho ông K 131 m 2 đất trên tổng
số 398 m2 đất (là tài sản chung của hai vợ chồng) để cho cuộc sống của bà và các
con. Hơn nữa, các con của bà đều biết vụ này nhưng không ai có ý kiến gì thì xem
như đã đồng ý với việc chuyển nhượng này.
Hướng giải quyết của Tòa án là thỏa đáng, Tòa án không chỉ bảo vệ quyền
lợi của các đồng thừa kế mà còn bảo vệ người mua như ông ông K. Di sản của ông
N là 398 m2 đất nhưng đã bán 131 m2 cho ông K, đây là tài sản được hình thành trên
nền tảng di sản cũ và được sử dụng cho các đồng thừa kế nên có thể xem là di sản
chia cho các người thừa kế (các đồng thừa kế đều được hưởng lợi từ khoản tiền trên
nên có thể được xem như đã chia thừa kế ứng với phần di sản).

9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con
mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi
là di sản để chia không? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con mà
dùng tiền đó cho cá nhân thì số tiền đó không được coi là di sản để chia.
Thứ nhất, xét về phần tài sản chung của hai vợ chồng ông N và bà G là 398
2
m đất, sau khi ông N mất ông không để lại di chúc hay thỏa thuận nào khác thì tài
chung của hai vợ công sẽ được chia đôi là 196 m2 đất theo quy định của Điều 33 và
Điều 66 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014. Vì vậy, bà G và các con đều thuộc
hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên
họ sẽ được chia thừa kế là như nhau.
Thứ hai, nếu bà G tự ý bán 131 m2 đất cho ông Phùng Văn K mà không có
sự đồng ý của các con và sử dụng phần tiền đó cho riêng mình vì mục đích cá nhân
thì có thể xem bà G đã bán một phần đất thuộc về mình trong khối tài sản chung
thuộc hai vợ chồng (196 m 2). Việc mua bán này không ảnh hưởng đến phần tài sản
mà các đồng thừa kế khác được hưởng và di sản ông N để lại sẽ được chia đều cho
bà G và các con.
Điều này là hoàn toàn hợp lý do bà G có quyền định đoạt phần tài sản trong
khối tài sản chung. Hơn nữa, phần tiền thu được từ giao dịch không được sử dụng vì
lợi ích của các đồng thừa kế khác nên không thể xem như đã chia thừa kế ứng với
phần di sản này.

10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết đi, di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất là bao nhiêu?
Ở thời điểm bà G chết, di sản của bà G trong diện tích đất ½ diện tích đất còn
lại của hai vợ chồng sau khi bà G bán cho ông K 131 m 2, tức là di sản của bà G
trong diện tích đất 133,5 m2. Điều này được ghi nhận trong Bản án: “Do đó, phần
di sản của bà Phùng Thị G để lại là ½ khối tài sản (133,5 m 2) được chia theo di
chúc…”

11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản bà Phùng Thị G là 43,5 m2
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?
Việc Tòa án quyết định phần còn lại của di sản bà G là 43,5 m 2 để chia thừa
kế theo pháp luật là thuyết phục.
Thứ nhất, bà G trước khi mất có để lại di chúc định đoạt phần 90 m 2 trong
khối tài sản 133,5 m2 cho chị Phùng Thị H1 và di chúc này đã được xem là hợp
pháp theo Điều 630 BLDS 2015 nên đương nhiên phải tôn trọng ý chí của bà.
Thứ hai, bà G chỉ định đoạt một phần tài sản của mình nên áp dụng điểm a
khoản 2 Điều 650 BLDS 2015, thì phần còn lại của đất bà G (43,5 m 2) sẽ được chia
thừa kế theo pháp luật.
Đây không phải nội dung của Án lệ số 16, vì Án lệ này có nội dung công
nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phần di sản thừa kế do bà
Phùng Thị G một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.
Cơ sở pháp lý:
Điều 630 BLDS 2015
Điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS 15 quy định: “Những trường hợp
thừa kế theo quy định pháp luật
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau
đây
a. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp
luật;
c. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo
di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

12. Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m2, được chia cho 5 kỷ phần còn
lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?
Việc Tòa án ra quyết định “còn lại 43,5 m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại”
là thuyết phục.
Thứ nhất, bà G để lại di chúc nhưng chỉ định đoạt một phần tài sản là 90 m 2
đất cho chị chị H1 và không có đề cập gì đến 5 người con còn lại với 43,5 m 2. Căn
cứ theo điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS 2015 thì 5 người con còn lại sẽ được chia
43,5 m2 đất kia theo pháp luật.
Thứ hai, 5 người con còn lại đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, căn cứ theo
khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên được hưởng di sản bằng nhau ứng với 5 kỷ phần.
Đây không phải nội dung của Án lệ số 16, vì Án lệ này có nội dung công
nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phần di sản thừa kế do bà
Phùng Thị G một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.

VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN

Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của TAND tỉnh Sơn La
Nguyên đơn: Ông Phạm Tiến H.
Bị đơn: Anh Phạm Tiến N.
Vấn đề tranh chấp: tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế
Lý do tranh chấp: ông Đ và bà T có 7 người con. Khi còn sống có một ngôi
nhà gỗ 04 gian lợp ngói nằm trên diện tích đất 311 m2 (đất đã có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T). Tuy nhiên, sau khi mất hai ông bà
không để lại di chúc. Trong thời điểm đó ông Thiện là con trai trưởng trong nhà
giao lại quyền quản lý di sản cho con trai của mình trong thời gian chấp hành án.
Anh Hiệu sau khi chấp hành án xong thì có mong muốn được tôn tạo, sửa chữa lại
căn nhà và đã nhận được sự ủy quyền của các chị em trong nhà cũng là các đồng
thừa kế quyền quản lý di sản. Tuy nhiên, anh Nghĩa là con trai ông Thiện không
đồng ý vì lý do đã được ủy quyền quản lý căn nhà từ ông Thiện.
Tòa án giải quyết: giao cho ông Phạm Tiến H quyền quản lý di sản. Quyết
định của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục và đúng đắn.

1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản
của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?

CSPL: khoản 1 Điều 616 BLDS 2015


Trong Bản án số 11, Tòa án xác định anh Phạm Tiến H, ông Phạm Tiến T,
các bà Phạm Thị L, Phạm Thị N, Phạm Thị Nh, Phạm Thị H, Phạm Thị H đều có
quyền được được quản lý khối di sản của ông Đ và bà T. Việc Tòa án xác định như
vậy là thuyết phục do căn cứ vào khoản 1 Điều 616 BLDS 2015 quy định: “Người
quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế
thỏa thuận cử ra.”
Do ông Đ và bà T khi chết không để lại di chúc nên tất cả người con của ông
bà đều có thể quản lý khối di sản ấy.

2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

CSPL: khoản 2 Điều 616 BLDS 2015


Ông Thiện trước khi đi chấp hành án được quyền quản lý di sản. Do căn cứ
khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý
di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang
chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những
người thừa kế cử được người quản lý di sản.”. Ông Đ và bà T khi chết không để lại
di chúc đồng thời vào 2012, ông T là người trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp
tục quản lý di sản của ông bà Đ T.
3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong Bản án số 11, Tòa án giao cho anh Hiếu quyền quản lý di sản là
thuyết phục. Căn cứ khoản 1 Điều 616 BLDS 2015: “Người quản lý di sản là
người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử
ra.”. Trong trường hợp này ông Đ và bà T khi chết không có để lại di chúc nên tất
cả người con đều có quyền thừa kế. Qua xác minh các bà Liền, Nhi, Nhường, Hoài
và Hài đều xác nhận là ủy quyền quản lý cho anh Hiệu tức là những người được
đồng thừa kế khối di sản ấy. Vì thế việc anh Hiệu có quyền quản lý di sản là hoàn
toàn có cơ sở và có căn cứ pháp luật thông qua sự ủy quyền của các đồng thừa kế
đối với di sản của ông Đ và bà T.

4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu
sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.

CSPL: Điều 617 BLDS 2015


“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ
luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác
đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc
định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý
bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều
616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc
định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo
yêu cầu của người thừa kế.”
CSPL: Điều 618 BLDS 2015
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ
luật này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến
di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản
2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di
sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức
thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.”
Khi là người quản lý di sản, người quản lý có quyền tôn tạo và sửa chữa lại
di sản. Ngay trong Bản án số 11, ông Hiệu nhận được sự ủy quyền của các đồng
thừa kế di sản do ba mẹ để lại, cũng nhận được sự thống nhất từ các chị em trong
nhà đồng ý cho tôn tạo, sửa chữa lại căn nhà nên ông có quyền tôn tạo, tu sửa lại
căn nhà.

5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại
cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 616 BLDS 2015


“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do
những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người
thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng,
quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được
người quản lý di sản.”
Khi là người quản lý di sản, người quản lý không có quyền giao lại cho
người khác quản lý. Như trong Bản án số 11, ông Thiện trong thời gian đi đi chấp
hành án đã giao cho con trai là anh Nghĩa quản lý khối di sản này tuy nhiên ông
Thiện không có quyền giao cho anh Nghĩa quyền quản lý bởi khi ông Đ và bà T
chết không có để lại di chúc. Chỉ có anh Hiệu nhận được sự ủy quyền của các đồng
thừa kế bằng văn bản có căn cứ pháp luật, còn ông Thiện thì không có thế nên ông
Thiện không phải là người quản lý di sản hợp pháp. Do đó, ông Thiện không có
quyền giao cho con trai mình quản lý khối di sản này.

Tóm tắt quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020:


Nguyên đơn: ông Trà Văn Đạm
Bị đơn: ông Phạm Văn Sơn Nhỏ
Vấn đề tranh chấp: mở lối đi qua di sản
Lý do tranh chấp: gia đình ông Trà Văn Đạm hiện đang sinh sống tại thửa
đất số 528. Thửa đất này nằm phía trong thửa số 525 của ông Phạm Văn Ngót (chết
năm 2001) do ông Phạm Văn Sơn Nhỏ quản lý, sử dụng. Hộ gia đình ông Đạm
trước đây có sử dụng lối đi khác qua đất của ông Ba Sách và bà Hai Mây nhưng do
có mâu thuẫn nên ông Nhỏ có thỏa thuận cho phép ông Đạm mở một lối đi qua thửa
đất 525 để ra đường đi công cộng từ tháng 4/2016. Đây chỉ là ý kiến của cá nhân
ông Nhỏ, không có sự đồng ý của gia đình ông. Ông Đạm khởi kiện yêu cầu ông
Nhỏ, bà Chơi cùng những người cùng hàng thừa kế với ông Nhỏ cho mở lối đi
ngang 1,5m, dài 21m qua đất ông Ngót tại thửa số 525 nêu trên.
Tòa án giải quyết: xác định ông Nhỏ không có quyền tự thỏa thuận cho phép
ông Đạm mở lối đi qua thửa đất 525; chấp thuận yêu cầu của ông Đạm, buộc bà
Chơi cùng các kế thừa cho phép ông Đạm mở lối đi ra đường công cộng qua di sản
của ông Ngót; yêu cầu ông Đạm phải đền bù giá trị đất mở lối đi cho ông Nhỏ, bà
Chơi cùng các kế thừa khác.

6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có
quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho
người khác qua di sản là thuyết phục nhưng cơ sở pháp lý được Tòa án nêu ra là
chưa hợp lý:
Trong trình bày của ông Phạm Văn Sơn Nhỏ: “Ông Ngót chết năm 2001
không để lại di chúc. … Thửa đất số 525 là một trong số các thửa đất hương hỏa do
ông Ngót để lại, hiện ông Nhỏ trực tiếp canh tác quản lý sử dụng”; mặt khác, trong
bản án cũng không có nhắc đến việc ông Nhỏ được những người thừa kế thỏa thuận
cử ra để quản lý di sản. Do đó, ông Nhỏ sẽ được xác định là người quản lý di sản
căn cứ khoản 2 Điều 616 BLDS năm 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì
người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến
khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản”. Áp dụng điểm a khoản 2
Điều 617 BLDS năm 2015 về nghĩa vụ của người quản lý di sản: “Bảo quản di sản;
không được bán,trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng
hình thức khác”.
Tuy nhiên, trong quyết định số 147, Tòa án lại căn cứ theo điểm b khoản 1
Điều 617 BLDS 2015: “...b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho,
cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được
những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;...”. Như vậy, Tòa đã xác định ông Nhỏ
là người quản lý di sản thuộc khoản 1 Điều 616 BLDS 2015.
Lẽ ra Tòa án phải tuyên bố ông Nhỏ - trên danh nghĩa người quản lý di sản,
không có quyền “định đoạt bằng hình thức khác” đối với di sản như quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 617 BLDS 2015 nêu trên thì mới là thuyết phục. Việc ông
Nhỏ cũng là một thừa kế không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ của người quản lý di
sản.

VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ

Tóm tắt Án lệ 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời
hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản.
Nguyên đơn: bà Cấn Thị N2 (đại diện nguyên đơn).
Bị đơn: cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C.
Vấn đề tranh chấp: tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung
Lý do tranh chấp: Cấn Văn K và Hoàng Thị T sinh được tám người con.
Năm 1972, cụ T chết, cụ K kết hôn với cụ L, sinh được bốn người con. Sinh thời cụ
K, cụ T tạo lập được đất có hai căn nhà ba gian, được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đứng tên hộ Cấn Văn K. Sau khi cụ T chết, toàn bộ nhà đất nêu trên do cụ
K và cụ L quản lý. Năm 2002 cụ K chết, khối tài sản này do cụ L và ông C quản lý.
Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Tám người con của cụ K và cụ T yêu cầu
phân chia tài sản chung của cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K theo quy định của
pháp luật.
Tòa án giải quyết: chấp nhận Kháng nghị của Chánh án TAND tối cao đối
với Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội. Hủy
toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm.
1. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào áp dụng thời hiệu yêu cầu chia di
sản không?
Theo khoản 1 Điều 1248 BLDS Campuchia: “Người thừa kế phải có sự
chấp nhận đơn giản hoặc chấp nhận có giới hạn hoặc từ bỏ quyền thừa kế trong
vòng 3 tháng kể từ ngày biết được việc thừa kế của mình đã phát sinh. Tuy nhiên
thời gian này có thể kéo dài thêm theo yêu cầu của người thừa kế.” Campuchia là
quốc gia áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản.
Theo Điều 815 BLDS Pháp: “Không ai có thể bị buộc phải chấp nhận trong
tình trạng di sản chưa chia và bất cứ lúc nào cũng có thể yêu cầu chia di sản trừ
trường hợp việc này được tạm hoãn theo bản án hoặc theo pháp luật.” Pháp là quốc
gia không áp dụng hình thức này.

2. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế Việt Nam:
Thời hiệu thừa kế:
Căn cứ Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau: “Thời
hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản
thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế
đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều
236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a
khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác
bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Thời hiệu khởi kiện:
1. Thời hiệu khởi kiện: theo quy định tại khoản 3 Điều 150 BLDS năm 2015
thì “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Thời hiệu khởi kiện thừa kế là thời hiệu thừa kế theo quy định tại Điều 623
BLDS năm 2015.
2. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện: khi xác định thời hiệu khởi
kiện trong quan hệ dân sự, pháp luật quy định những trường hợp không tính vào
thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, cụ thể tại
Điều 156 BLDS năm 2015 như sau:
“Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải
quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
(1) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi
kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
(2) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(3) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa
có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây: a) Người đại diện chết
nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính
đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”
3. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự: mặc dù đã hết thời hiệu khởi
kiện nhưng pháp luật cho phép được bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
Điều 157 BLDS năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại
trong trường hợp sau đây:
“a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối
với người khởi kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối
với người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự
kiện nêu trên.”.
Thời hiệu chỉ được áp dụng theo yêu cầu của một bên hoặc các bên:
Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khoản 2 Điều 149 BLDS năm 2015 là
“Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một
bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp
sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu,
trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”.
Xác định thời hiệu thừa kế và thời điểm tính thời hiệu thừa kế:
Các văn bản về thừa kế được quy định tại Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, các
BLDS năm 1995, năm 2005 và năm 2015. Việc xác định thời hiệu thừa kế phụ
thuộc vào thời điểm mở thừa kế, trên cơ sở đó áp dụng các quy định khác nhau qua
các thời kỳ.

3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
Di sản của cụ T được mở thừa kế vào năm 1972 và là năm cụ T chết. Theo
khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 quy định: “1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời
điểm mở thừa kế là ngày xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
Trong đoạn 7 nhận định của Tòa án của Quyết định tạo lập thành Án lệ số
26/2018/AL: “Như vậy kể từ ngày BLDS 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng
quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở
thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh
thừa kế ngày 30-8-1990 và BLDS năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi
kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn theo quy định của pháp luật.”

4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì
sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T là không có cơ sở văn bản nào. Việc chia tài sản của cụ T là trường
hợp thừa kế theo pháp luật tuy nhiên không phải giao dịch dân sự và không có cơ sở
văn bản quy định chuyển tiếp.
Theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế
yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ
thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản
lý tài sản đó”. Áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 đối với di sản của cụ T là
thuyết phục vì trên thực tế việc tranh chấp giữa những người thừa kế vẫn tồn tại dù
thời hiệu yêu cầu chia tài sản đã kết thúc.

5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế
năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được
công bố chưa có cơ sở văn bản nào. Theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 quy định:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10
năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc
về người thừa kế đang quản lý tài sản đó”. Nội dung án lệ là sự kết hợp giữa BLDS
2015 và khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990, với quy định trên thời hiệu yêu
cầu chia di sản được Tòa án kéo dài thêm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người thừa kế. Vì vậy, việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của
BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa
kế năm 1990 được công bố tuy chưa có cơ sở văn bản nhưng thuyết phục.

6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên:


Quyết định của Chánh án về việc hủy bản án sơ thẩm 30/2012/DS-ST là hợp
lý vì bản án này đã lấy phần di sản của cụ T để chia cho tám người con: Cấn Xuân
V, Cấn Thị N1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1,
Cấn Văn S (chết năm 2008, ông S có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn
Thùy L, Cấn Hoàng K). Sau khi cụ T và cụ K mất thì phần di sản của cụ T phải
thuộc quyền sở hữu của cụ L vì trong thời hiệu yêu cầu chia tài sản, không ai phía
nguyên đơn khởi kiện nên phần di sản này thuộc về cụ L.
Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP quy định:
“a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng
thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng
thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có
tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia
thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu
cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà
áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân
biệt như sau:
a.2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi
người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được
thực hiện theo thỏa thuận của họ.
a.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về
phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung
đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.”
Theo điểm a.2 thì bên đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và
đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Và, căn cứ vào khoản 4 Điều
36 Pháp lệnh thừa kế 1990: “Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành
Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ
ngày công bố Pháp lệnh này”. Từ đó cho thấy việc chia di sản của cụ T là không
hợp lý vì cụ T mất năm 1972, trước ngày công bố Pháp lệnh 10-9-1990. Vậy nên
trường hợp cụ T không thể áp dụng Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP để chia tài
sản.

VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU

Yêu cầu 1:
1. Nguyễn Phương Anh, “Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp”, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, số 01 (401)/2020, tr. 50-56.1
2. Ngô Quốc Chiến, “Bất khả kháng và nghĩa vụ hoàn trả tài sản”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 08 (408)/2020, tr. 51-55.2
3. Vũ Lê Giang, “Quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013 và vấn đề hoàn
thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản”, Tạp chí Luật học, số 9/2021, tr. 27-41.
4. nguyễn viết Giang, “Bàn về vấn đề thừa kế và thừa kế thế vị giữa con riêng và bố
dượng, mẹ kế theo quy định của BLDS năm 2015”, Tạp chí TAND, số 07/2020, tr.
23-25, 47.
5. Chu Thị Hoa, “Tài sản trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 - Một số vấn đề
mới”, Tạp chí Nghề luật, số 01/2023, tr. 52.
6. Nguyễn Ngọc Huy, “Bàn về hiệu lực của hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận đối
tượng vay là ngoại lệ”, Tạp chí TAND, số 06/2021, tr. 7-9.
7. Ngô Văn Lượng, ‘Vướng mắc về định giá tài sản trong vụ án hình sự”, Tạp chí
Kiểm sát, số 06/2021, tr. 35-39.
8. Nguyễn Thị Khánh Ngân, “Quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua
căn hộ chung cư”, Tạp chí Luật học, số 11/2021, tr. 88.
9. Nguyễn Minh Oanh, “Bàn luận về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 04/2020, tr. 54-58.
10. Lê Thị Thảo, “Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân
hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 3/2020, tr. 67.
11. Đặng Phước Thông, “Đăng ký quyền sở hữu căn hộ chung cư theo yêu cầu và
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam,
số 03/2020, tr. 37-49.
1
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210463, truy cập ngày 30/03/2024
2
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210513, truy cập ngày 30/03/2024
12. Nguyễn Thanh Tú, “Một số vấn đề pháp lý về quyền sở hữu tài sản từ góc độ tài
sản mã hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Khoa
học pháp lý Việt Nam, số 04/2020, tr. 01.

Yêu cầu 2:
Các bước tìm kiếm tài liệu:
Bước 1: Xác định tên một số Tạp chí chuyên ngành luật có tên tuổi, do các
đơn vị uy tín xuất bản. Ví dụ: Tạp chí Luật học, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp
chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Tạp chí TAND…
Bước 2: Xác định từ khóa cần tìm kiếm (pháp luật về tài sản, thừa kế)
Bước 3: Dựa vào từ khóa, sử dụng thư viện số Đại học Luật TP.HCM, thư
viện số Đại học Luật Hà Nội,... để tiến hành tìm kiếm các đề mục tạp chí có nội
dung liên quan
Bước 4: Tiến hành đối chiếu, kiểm tra lại tài liệu đã tìm kiếm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
(1): Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số:91/2015/QH13) ngày 24/11/2015
(2): Luật Đất đai 2018 (Luật số: 21/VBHN-VPQH) ngày 10/12/2018
(3): Luật hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật số: 52/2014/QH13) ngày 19/06/2024
(4): Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Luật số: 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015
(5): Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 (Số: 44-LCT/HĐNN8) ngày 10/09/1990
(6): Bộ luật Dân sự Nhật Bản
(7): Luật Di sản Nhật Bản
(8): Bộ luật Dân sự Pháp
B. Tài liệu tham khảo
(1): Luật sư Thanh Hương, “Tài sản được thay thế mới có được coi là di sản
không?”, https://luatminhgia.com.vn/tai-san-duoc-thay-the-moi-co-duoc-coi-la-di-
san-khong.aspx, ngày truy cập: 1/4/2024
(2): Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao,
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?
dDocName=TAND014329, tham khảo ngày 01/04/2024

You might also like