You are on page 1of 100

CHƯƠNG 2

NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ


MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
GV: THS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
BỐ CỤC CHƯƠNG II

01 KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ


02 ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
03 TẬP QUÁN QUỐC TẾ

04 CÁC PHƯƠNG TIỆN BỔ TRỢ NGUỒN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. SÁCH, GIÁO TRÌNH

1- Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), Trường Đại học Luật TP. HCM,
NXB. Hồng Đức, năm 2022.

2- Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân
dân, năm 2018.

3- Robert Jennings và Arthur Watts (eds), Oppenheim’s International Law.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

B. VĂN BẢN PHÁP LUẬT


VĂN KIỆN QUỐC TẾ
1- Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1- Luật Điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2016
1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế
Khái niệm
Cơ sở pháp lý
Phân loại các loại nguồn của luật quốc tế
Giá trị pháp lý và giá trị áp dụng
1.1 Khái niệm nguồn của LQT
Nguồn của Luật quốc tế là hình thức
biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm
pháp luật quốc tế, do các chủ thể của luật
quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng.
1.2 Cơ sở pháp lý
Điều 38(1) Quy chế Tòa án công lý quốc tế
1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển
đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên
đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những
quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có
chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định
các qui phạm pháp luật.
1.3 Phân loại các loại nguồn của luật quốc tế
NGUỒN Phương tiện bổ trợ nguồn
◦Điều ước quốc tế ◦Những nguyên tắc pháp luật chung
◦Tập quán quốc tế ◦Phán quyết của Tòa án Công lý
quốc tế và các thiết chế tài phán
quốc tế
◦Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
liên chính phủ
◦Học thuyết, công trình nghiên cứu
của các học giả luật quốc tế
1.4. Giá trị pháp lý và giá trị áp dụng

Giá trị pháp lý Giá trị áp dụng


➢Loại nguồn nào có giá trị ➢Loại nguồn nào có giá trị áp dụng
pháp lý cao hơn? cao hơn?
- Điều ước và Tập quán - Điều ước và tập quán
- Nguồn và phương tiện bổ - Nguồn và phương tiện bổ trợ
trợ nguồn nguồn
2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về điều ước
quốc tế
Khái quát chung về điều ước quốc tế
Ký kết điều ước quốc tế
Bảo lưu điều ước quốc tế
Hiệu lực
Thực hiện
Đăng ký, công bố
2.1 Khái quát chung về điều ước quốc tế
• Khái niệm
• Đặc điểm
• Điều kiện trở thành nguồn
2.1.1 Khái niệm
Điều 2 khoản 1 điểm a của Công ước Viên Theo Điều 2.1 Luật Điều ước quốc tế của
về Luật điều ước quốc tế năm 1969 quy Việt Nam năm 2016, điều ước quốc tế là:
định:
“Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản
“...Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính
thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
bản giữa các quốc gia và được pháp luật Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát
quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay
nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
bất kể tên gọi riêng của nó là gì”. Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc
vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định,
định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi
nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên
gọi khác”.
2.1.1 Khái niệm
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn
bản giữa các chủ thể của luật quốc tế với
nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng thiết
lập những quy tắc pháp lý bắt buộc nhằm
ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau trong quan
hệ quốc tế
2.1.2. Đặc điểm
Về chủ thể: chủ thể của LQT
Về hình thức: văn bản “Điều ước quốc tế là sự
Về tên gọi: bất kỳ tên gọi nào thỏa thuận giữa các chủ thể
của luật quốc tế với nhau trên
Về cơ cấu: thường có 3 phần cơ sở tự nguyện và bình đẳng
thiết lập những quy tắc pháp lý
Về ngôn ngữ: thoả thuận bắt buộc nhằm ấn định, thay
Về bản chất: sự thoả thuận đổi hoặc chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ pháp lý đối với
Về luật điều chỉnh: LQT nhau trong quan hệ quốc tế”
Tạo lập bằng một hoặc nhiều văn
kiện
CÁC TÊN GỌI
Hiến chương
Hiệp ước
Hiệp định
Công ước
Nghị định thư

Cấu trúc thông thường
Lời nói đầu
Phần nội dung chính
Phần cuối cùng
Các văn bản kèm theo (phụ lục, danh mục cam kết, tuyên bố bảo lưu…)
VỤ TRANH CHẤP GIỮA QUATAR VÀ BAHRAIN
➢ 1930 bùng nổ tranh chấp đảo Hawar giữa Quatar và Bahrain, kéo theo tranh chấp
những đảo khác như: Janan, Zubara, bãi cạn Dibal,…
➢ 1976 hai bên chọn Quốc vương Saudi Arabia làm bên trung gian đứng ra hoà giải
➢ 1987 Quốc vương Saudi Arabia gửi thư đến Quốc vương hai tiểu vương quốc, được hai
bên chấp nhận, với nội dung:
- Các vấn đề tranh chấp được đưa ra Toà án công lý quốc tế giải quyết
- Thành lập uỷ ban gồm đại diện 3 bên để tiến thành các thủ tục cần thiết đưa vụ tranh
chấp ra ICJ giải quyết
- Khẳng định Quốc vương Saudi Arabia sẽ tiếp tục đóng vai trò trung gian hoà giải để
thúc đẩy thực hiện những điều khoản trên
➢ 1988 Người thừa kế Bahrain đã đến thăm Người thừa kế Quatar và gửi cho Người thừa
kế Quatar một văn bản (gọi là Công thức Bahrain) trong đó tiếp tục khẳng định ICJ sẽ là
cơ quan giải quyết tranh chấp về lãnh thổ giữa hai bên.
➢ 1990 tại Cuộc họp thường niên của Hội đồng hợp tác các quốc gia Arab vùng Vịnh,
Quatar đã tuyên bố chấp nhận Công thức Bahrain, và ghi vào trong “Biên bản” cuộc
họp. Tiếp tục khẳng định vai trò giải quyết tranh chấp của ICJ, một giải pháp khác có thể
được chấp nhận nếu cả hai bên cùng đồng ý.
➢ 1991, sau khi hoà giải không thành, Quatar đã khởi kiện Bahrain
ra ICJ
❖Quatar cho rằng Thư của Quốc Vương Saudi Arabia gửi đến
Quatar và Bahrain 1987, kết hợp với Công thức Bahrain 1988 mà
Người thừa kế Bahrain đã trao cho Người thừa kế Quatar và
“Biên bản” trong Cuộc họp thường niên của Hội đồng hợp tác các
quốc gia Arab vùng Vịnh 1990 đã tạo thành Điều ước quốc tế,
trong đó xác định ICJ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp các
đảo, bãi cạn giữa Quatar và Bahrain
❖Bahrain phủ nhận điều này và cho rằng, thư từ giữa các bên và
“biên bản” chỉ ghi nhận lại những sự việc các bên thoả thuận,
không tạo thành điều ước
❖Vậy lập luận của bên nào đúng?
Điều 2 khoản 1 điểm a của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969
quy định:
“...Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng
văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ
với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Như vậy:
❖ Giữa Quatar và Bahrain có là quốc gia không?
❖ Đây có phải là một quan hệ quốc tế được LQT điều chỉnh không?
❖ Có thoả thuận cùng đưa tranh chấp ra ICJ giải quyết không?
❖ Thoả thuận này có được lập thành văn bản không?
❖ Tên gọi của nó là “thư”, “Biên bản” có được không?
❖ Nó được hai bên trao đổi qua lại, lập nên từ nhiều văn bản có được không?
❖ Có ghi nhận quyền, nghĩa vụ không?
Những trường hợp sau có tạo nên Điều ước quốc tế?
➢ Thỏa thuận quốc tế giữa quốc gia A và công ty B (thuộc
quốc gia B) liên quan đến vấn đề thương mại
➢ Hiệp ước khí đốt ở biển Timor 2004 giữa Đông Timor và
Australia, trong đó Australia đã mua chuộc quan chức
Đông Timor để biết thông tin mật trong quá trình đàm
phán
➢ Tuyên bố chung như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Nam Trung Hoa hay các Nghị quyết của Đại hội
đồng LHQ
2.1.3. Điều kiện trở thành nguồn
Ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng.
Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế.
Phù hợp với pháp luật của các bên ký kết
về thẩm quyền và thủ tục
2.1.4. Ý nghĩa, vai trò điều ước quốc tế
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp
luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.
- Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các
chủ thể.
- Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT.
- Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả việc
pháp điển hóa LQT.
2.1.5. Phân loại điều ước quốc tế
-Chỉ mang tính tương đối
-Có rất nhiều tiêu chí khác nhau
Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia
◦Song phương: ◦ Đa phương:

◦Giữa 2 quốc gia, hoặc ◦Giữa 3 quốc gia trở lên.


giữa một quốc gia và một ◦Bao gồm điều ước quốc tế
nhóm quốc gia đa phương khu vực hoặc
◦Ví dụ: Hiệp định thương điều ước quốc tế đa phương
mại Việt – Mỹ, Hiệp định toàn cầu (mang tính chất
phân định biên giới trên phổ biến).
biển giữa Việt Nam và ◦Ví dụ: Công ước của LHQ
Trung Quốc năm 2000. về luật biển 1982
Căn cứ vào tính chất hiệu lực của điều ước
◦Điều ước khung: đề ra ◦Điều ước cụ thể: điều chỉnh
những nguyên tắc chung những vấn đề cụ thể trong
điều chỉnh các quan hệ cơ quan hệ giữa các bên ký kết.
bản giữa các quốc gia. ◦ Ví dụ: điều ước về vay nợ, mua bán,
◦ Ví dụ: Công ước Viên 1969 về luật vận chuyển hàng hóa …
điều ước quốc tế, Công ước của
LHQ về Luật biển 1982, Công ước
khung của LHQ về biến đổi khí hậu
ký tại Newyork ngày 9.5.1992 …
Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh
◦ Điều ước về chính trị, điều chỉnh các quan hệ chính trị
◦ Ví dụ: Hiệp ước Warsaw 1955, Hiệp ước Liên minh NATO 1955, Hiệp
ước Liên minh Nga – Belarus 1997 …
◦ Điều ước về kinh tế, điều chỉnh các quan hệ kinh tế, thương mại, tài
chính …
◦ Ví dụ các Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, Nghị định thư về thanh toán

◦ Điều ước về văn hóa - KHKT ... điều chỉnh trong lĩnh vực văn hóa,
KHKT …
◦ Ví dụ: Hiệp định hợp tác giao lưu văn hóa, nghiên cứu lịch sử, hợp tác
KHKT …
◦ Điều ước về pháp luật: điều chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp luật.
◦ Ví dụ: các Hiệp định về dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp…
Căn cứ vào tính chất của điều ước
◦Điều ước mở: bất kỳ quốc gia nào cũng có
thể tham gia
◦Ví dụ: Hiến chương Liên Hợp quốc; Công
ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao ...
◦Điều ước đóng: có quy định điều kiện về sự
tham gia của các quốc gia khác.
Điều ước nhân danh nhà nước, điều
ước nhân danh chính phủ theo pháp
luật Việt Nam
Danh nghĩa ký kết điều ước (Điều 4 Luật
ĐƯQT 2016):
-Điều ước nhân danh nhà nước
-Điều ước nhân danh chính phủ
Điều ước quốc tế và thỏa thuận
quốc tế theo pháp luật Việt Nam
Điều ước quốc tế được định nghĩa theo Điều 2.1 Luật
Điều ước quốc tế năm 2016.
Thỏa thuận quốc tế được định nghĩa theo Điều 2.1
Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020
2.2. Quy trình Ký kết điều ước quốc tế
a. Thẩm quyền ký kết:
-Quốc gia
-Tổ chức quốc tế liên chính phủ
-Chủ thể đặc biệt
b. Trình tự ký kết điều ước quốc tế

Thông qua
Đàm phán Soạn thảo điều ước
quốc tế
2.2.1 Đàm phán
2.2.1 Đàm phán
➢Hình thức đàm phán: Hội nghị thượng
đỉnh, cử phái đoàn đàm phán, đàm phán
thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở
nước ngoài
Tên vòng đàm
Bắt đầu Kéo dài Số quốc gia
phán

Genevra Tháng 4, 1946 7 tháng 23


Currency Tháng 4, 1949 5 tháng 13
Thổ Nhĩ Kỳ Tháng 9, 1950 8 tháng 38
Genevra II Tháng 1, 1956 5 tháng 26
Dylan Tháng 9, 1960 11 tháng 26
Kennedy Tháng 5, 1964 37 tháng 62
Tokyo Tháng 9, 1973 74 tháng 102
Uruguay Tháng 9, 1986 87 tháng 123
Doha Tháng 11, 2001 ? 141
2.2.1 Đàm phán
➢ Thẩm quyền đàm phán:
❖Thẩm quyền đương nhiên (tùy quốc gia)
- Các Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ
trưởng Bộ Ngoại
- Các Trưởng đoàn ngoại giao
- Những đại diện được cử của một quốc gia tại một hội nghị quốc
tế hoặc tại một tổ chức quốc tế hoặc tại một cơ quan của tổ chức
này.
❖Theo uỷ quyền
Ví dụ giả định đối với Hiệp định TPP (CPTPP):
- Đề xuất đàm phán: Bộ Công thương, mà cụ thể là Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
- Quyết định đàm phán: Chủ tịch nước, vì đây là điều ước quốc tế nhân danh nhà
nước, vì tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ
chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an
ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ (Điều 4.1.c).
- Hồ sơ đàm phán: Bộ Công thương xây dựng Tờ trình Chính phủ phê duyệt tpp, trong
đó cũng nêu ra vì sao phải tham gia TPP, đánh giá tác động của nó. Ngoài ra, Vụ Pháp
chế Bộ Công thương cũng phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VCCI (tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử
dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam) tiến hành lấy ý kiến cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam về TPP.
- Tổ chức đàm phán: Việt Nam chúng ta không phải là chủ nhà đứng ra tổ chức các
cuộc đàm phán TPP, do đó Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là người đại diện Việt Nam ra các
nước để đàm phán.
2.2.2 Soạn thảo
Là bước tiếp theo của quá trình ký kết điều ước quốc
tế.
Việc soạn thảo dựa trên sự thỏa thuận đạt được của
các bên.
Đây là việc ghi nhận những thỏa thuận của các bên
thành văn bản theo đúng trình tự, thủ tục, hình thức
của một điều ước quốc tế.
2.2.2 Soạn thảo (tt)
- Cách thức soạn thảo:
+ Đối với điều ước quốc tế song phương: sẽ thành lập ban soạn
thảo văn bản để soạn thảo văn bản điều ước. Hoặc cũng có thể
do một bên soạn thảo sau đó hai bên sẽ thống nhất nội dung văn
bản điều ước.
+ Đối với điều ước đa phương: các bên ký kết sẽ thành lập uỷ ban
soạn thảo bao gồm đại diện của tất cả các bên tham gia. Điều ước
quốc tế trong khuôn khổ LHQ sẽ do Uỷ ban pháp luật quốc tế của
LHQ đảm nhiệm.
2.2.3 Thông qua
Sau khi văn bản điều ước đã được soạn thảo xong, các
bên sẽ biểu hiện sự nhất trí của mình bằng cách thông
qua văn bản đó.
Việc thông qua văn bản chưa làm phát sinh hiệu lực
pháp lý cho điều ước → có ý nghĩa xác nhận văn bản
điều ước đã được soạn thảo xong.
2.2.3 Thông qua (tt)
Cách thức thông qua dự thảo điều ước: do các bên thoả thuận.
Điều ước song phương: bằng cách tổ chức hội nghị toàn thể hoặc
thông qua sự thoả thuận của cá nhân có thẩm quyền do các bên cử ra.
Thoả thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng hình thức ký tắt.
Đối với điều ước đa phương: có thể thông qua bằng bỏ phiếu kín hoặc
biểu quyết.
Nguyên tắc Consensus (Đồng thuận). Văn bản điều ước được thông
qua khi không có quốc gia nào phản đối. Áp dụng cho những nội dung
quan trọng, đòi hỏi sự tham gia và thực hiện một cách đầy đủ của tất
cả các bên liên quan.
2.3 Các phương thức làm phát sinh hiệu lực
của điều ước quốc tế
Ký điều ước quốc tế
Phê chuẩn điều ước quốc tế
Phê duyệt điều ước quốc tế
Các hình thức khác (chấp thuận, trao đổi văn kiện
hợp thành…)
2.3.1 Ký điều ước quốc tế

Ký ad Ký đầy đủ (ký
Ký tắt
referendum chính thức)
2.3.1 Ký điều ước quốc tế
Ký tắt:
◦là việc đại diện của các bên tham gia đàm
phán ký xác nhận văn bản dự thảo là văn
bản đã được thỏa thuận.
◦Sau khi ký tắt, điều ước quốc tế chưa phát
sinh hiệu lực
2.3.1 Ký điều ước quốc tế
Ký ad referendum:
◦ Là việc ký của vị đại diện, sau đó cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật trong nước chấp thuận → không phải ký đầy đủ
nữa.
◦Khác với ký tắt: nếu hình thức ký này được cơ
quan có thẩm quyền của các bên tỏ rõ ý tán
thành thì không phải ký đầy đủ nữa.
◦Trong khi đó, ký tắt chỉ là một bước quá độ để
tiến tới ký đầy đủ.
❖Ký điều ước không đúng thẩm
quyền xử lý như thế nào?
2.3.1 Ký điều ước quốc tế
Ký đầy đủ (ký chính thức)
◦là ký của vị đại diện vào văn bản dự thảo điều
ước.
◦Nếu điều ước không quy định những thủ tục khác
thì sau khi ký đầy đủ, điều ước quốc tế sẽ phát
sinh hiệu lực.
2.3.2 Phê chuẩn điều ước quốc tế
Là hoạt động của cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước chính thức xác
nhận điều ước quốc tế đó có hiệu lực
đối với mình
Điều 2 khoản 1 điểm b, Điều 2 khoản 8, Luật
Công ước Viên 1969: Điều ước quốc tế 2016:
“Phê chuẩn là hành “Phê chuẩn là hành vi
vi quốc tế của quốc gia, pháp lý do Quốc hội hoặc
theo đó quốc gia xác Chủ tịch nước thực hiện để
nhận sự đồng ý của chấp nhận sự ràng buộc
mình, trên phương diện của điều ước quốc tế đã ký
quốc tế, chịu sự ràng đối với nước Cộng hòa xã
buộc của một điều ước”. hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Mục đích của phê chuẩn
Rà soát nội dung của điều ước quốc tế trước
khi chính thức xác nhận sự ràng buộc

Kiểm tra tính hợp pháp của người đại


diện

Có thời gian chuẩn bị cho việc thực


hiện điều ước quốc tế ở phạm vi quốc gia
Theo pháp luật Việt Nam, điều ước nào
phải phê chuẩn?
Điều 28 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định: “Những điều ước quốc tế sau đây phải được
phê chuẩn:
1. Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.
2. Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
3. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể nào có
thẩm quyền phê chuẩn?
Điều 29. Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc
thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia
về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
2. Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 của Luật này, trừ các
điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.
2.3.3 Phê duyệt
Là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước chính thức xác nhận điều
ước quốc tế đó có hiệu lực đối với mình.
Điều 2 khoản 1 điểm b, Công Điều 2 khoản 9, Luật ĐUQT
ước Viên 1969: 2016:
“ Phê duyệt là hành vi Phê duyệt là hành vi pháp
quốc tế của quốc gia,... theo lý do Chính phủ thực hiện để
đó quốc gia xác nhận sự chấp nhận sự ràng buộc của
đồng ý của mình, trên điều ước quốc tế đã ký đối với
phương diện quốc tế, chịu sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ràng buộc của một điều ước Việt Nam.
quốc tế”.
Theo pháp luật Việt Nam, điều ước nào
phải phê duyệt?
Điều 37. Các loại điều ước quốc tế phải được phê duyệt
Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội,
các điều ước quốc tế sau đây phải được phê duyệt:

1. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải
phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy
định của mỗi nước để có hiệu lực;

2. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
2.4. Gia nhập điều ước quốc tế
Biểu thị sự đồng ý ràng buộc khi quốc gia không tham gia
vào quá trình đàm phán hoặc không ký điều ước đó
Gia nhập có thể được thực hiện bởi:
◦Phê chuẩn
◦Phê duyệt
◦Ký trực tiếp vào văn bản điều ước quốc tế
◦Gửi công hàm xin gia nhập
Luật ĐUQT 2016
Điều 2.10:
Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc
Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước
quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam không ký điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc
điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
2.5. Bảo lưu điều ước quốc tế
Khái niệm bảo lưu điều ước quốc tế
Các trường hợp không được bảo lưu
Các vấn đề thủ tục liên quan đến bảo lưu
Hậu quả pháp lý của bảo lưu
Khái niệm bảo lưu
Tuyên bố loại trừ hoặc có mục đích
làm thay đổi hiệu lực của một hoặc
một số điều khoản nhất định của điều
ước (những điều khoản này gọi là điều
khoản bị bảo lưu)
Luật ĐUQT 2016
Điều 2.15:
Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt
hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc
thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong
điều ước quốc tế.
2.6.2 Những trường hợp không được bảo lưu
Điều ước quốc tế cấm Điều ước chỉ cho
bảo lưu. phép bảo lưu
• Ví dụ: Công ước Luật biển những điều khoản
năm 1982 cấm các quốc gia cụ thể
bảo lưu (Đ. 309)

Chỉ áp dụng đối với các điều ước


Nội dung bảo lưu trái đối tượng và đa phương.
mục đích của điều ước • Đối với điều ước quốc tế song phương,
tuyên bố bảo lưu được coi như một đề
nghị thỏa thuận lại, ký kết điều ước
quốc tế mới.
2.6.4 Hậu quả pháp lý của bảo lưu
2.6.4 Hậu quả pháp lý của bảo lưu
Quan hệ giữa quốc gia Quan hệ giữa quốc gia
bảo lưu và quốc gia tuyên bố bảo lưu và
chấp nhận bảo lưu → quốc gia chống lại việc
thực hiện bằng các điều bảo lưu → điều chỉnh
ước quốc tế áp dụng bằng điều ước mà
bảo lưu không áp dụng bảo lưu
Hậu quả pháp lý của bảo lưu
Điều ước ban đầu Điều ước áp dụng bảo lưu

QG QG
phản đối đồng ý

QG QG QG
phản đối bảo lưu đồng ý

QG QG
phản đối đồng ý
2.7. Hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế
Điều kiện có hiệu lực
Hiệu lực của điều ước quốc tế về không gian
Hiệu lực của điều ước quốc tế về thời gian
Thời điểm phát sinh hiệu lực
Điều ước quốc tế và quốc gia thứ ba
Điều ước quốc tế hết hiệu lực
2.7.1 Điều kiện có hiệu lực của
điều ước quốc tế
Phù hợp với quy định của pháp luật của các bên ký kết
về thẩm quyền và thủ tục ký kết
Tự nguyện, bình đẳng
Nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế
2.7.2 Hiệu lực của điều ước quốc tế về không
gian
Không gian: là phạm vi lãnh thổ mà điều
ước quốc tế có hiệu lực.
◦Một số loại điều ước quốc tế có thể có hiệu lực
ngoài phạm vi lãnh thổ các bên ký kết.
◦ Ví dụ: Hiệp ước về Nam Cực, các điều ước liên quan đến khoảng
không vũ trụ, các vùng biển quốc tế...
2.7.3 Hiệu lực của điều ước quốc tế về thời
gian
Là khoảng thời gian mà điều ước quốc tế có hiệu lực và
được quy định ngay trong điều ước.
◦ Điều ước có thời hạn: quy định một cách cụ thể thời điểm bắt đầu
có hiệu lực của điều ước và quy định cụ thể thời điểm chấm dứt hiệu
lực.
◦ Ví dụ:Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ…
◦ Những điều ước vô thời hạn: chỉ quy định thời điểm có hiệu lực mà
không quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực.
◦ Ví dụ: Hiến chương Liên Hợp quốc.
2.7.4 Thời điểm phát sinh hiệu lực
Điều ước không cần phê chuẩn: ngay sau khi ký đầy đủ.
Điều ước bắt buộc phải có phê chuẩn: trao đổi thư phê chuẩn.
◦Song phương
◦HĐ Việt Nam – Hoa Kỳ: ngày các bên trao đổi thông báo
hoàn tất thủ tục
◦Đa phương:
◦Công ước Luật biển 1982 (16/11/1994); Công ước Vienna
1961 (24/4/1964 – 30 ngày sau khi nước phê chuẩn thứ
22)
Thời điểm chấm dứt hiệu lực: quy định trong điều ước
2.7.5 Điều ước quốc tế và quốc gia thứ ba
Điều ước mang lại quyền lợi cho quốc gia Điều ước quy định nghĩa vụ của các
thứ ba (Điều ước có điều khoản tối huệ quốc gia thứ ba:
quốc):
◦ Điều ước có các điều khoản nhằm
◦ Đ. 69 Công ước Luật biển 1982 quy định hạn chế hoạt động của các quốc gia
về quyền của các quốc gia không có biển thứ ba
◦ Đ. 70 quy định về quyền của các quốc ◦ Các điều ước liên quan đến giao
gia bất lợi về địa lý trong vùng đặc quyền thông; các điều ước về phân định
kinh tế của một quốc gia ven biển. biên giới
◦ Đ. 87 quy định: "Biển cả được để ngỏ
cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay
không có biển ..."
2.7.6 Điều ước quốc tế hết hiệu lực
Tự động hết hiệu lực:
◦ Hết thời gian thỏa thuận
◦ Thực hiện xong tất cả các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trước thời hạn
◦ Chiến tranh.
◦ Ngoại lệ:

◦Điều ước nhân đạo (Công ước Geneve về bảo hộ


nạn nhân chiến tranh năm 1949)
◦Điều ước về lãnh thổ, biên giới
2.7.6 Điều ước quốc tế hết hiệu lực
Hết hiệu lực theo ý chí của các bên:
◦Thỏa thuận
◦Bãi bỏ điều ước: đơn phương tuyên bố điều ước đã
ký kết hết hiệu lực theo quy định của điều ước.
◦ Điều ước song phương: một bên tuyên bố bãi bỏ → hết hiệu lực đối với các
bên ký kết
◦ Điều ước đa phương: chấm dứt hiệu lực đối với bên đưa ra tuyên bố.
2.7.6 Điều ước quốc tế hết hiệu lực
Hết hiệu lực theo ý chí của các bên (tt)
◦Hủy bỏ điều ước:
◦Đơn phương tuyên bố điều ước đã ký kết hết
hiệu lực đối với mình mặc dù điều đó không
được quy định trong điều ước. Cơ sở:
◦ Một bên chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ
◦ Một hay nhiều bên vi phạm nghiêm trọng những điều khoản của điều ước.
◦ Thay đổi căn bản hoàn cảnh dẫn đến việc không thực hiện được điều ước (Rebus sic stantibus - Tình trạng thay đổi).
◦ Ví dụ: sự thay đổi tư cách chủ thể (thành lập quốc gia mới, thành lập chính phủ mới...); mất đối tượng thi hành điều ước quốc tế (quốc gia bị
sát nhập, chia tách...)
2.8. Thực hiện điều ước quốc tế
Nguyên tắc thực hiện điều ước quốc tế:
Thực hiện điều ước quốc tế là việc các bên thực hiện các
quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý đã được ghi nhận
trong điều ước.
Điều ước quốc tế phải được các thành viên kết ước thực
hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí.
Các thành viên của điều ưuớc không thể viện dẫn sự khác
biệt giữa điều ước quốc tế đã ký và luật quốc gia của nước
đó để không thực hiện điều ước quốc tế.
2.8. Thực hiện điều ước quốc tế (tt)
Giải thích điều ước quốc tế
Là quá trình làm sáng tỏ nội dung của các quy phạm điều
ước. Việc áp dụng các điều khoản của một điều ước đòi hỏi
các bên phải hiểu đúng, chính xác các quy định của điều
ước, tránh việc hiểu sai, hiểu không thống nhất giữa các
thành viên. Yêu cầu này đặt ra đòi hỏi phải giải thích điều
ước. Và việc giải thích điều ước này được đặc biệt quan tâm
khi các bên ký kết có những ý kiến bất đồng về ý nghĩa thực
sự của điều ước.
2.8. Thực hiện điều ước quốc tế (tt)
Giải thích điều ước quốc tế (tt)
Chủ thể giải thích điều ước quốc tế: Việc xác định chủ thể giải thích điều ước quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt.
Tính chất và ý nghĩa pháp lý của việc giải thích phụ thuộc vào chủ thể của việc giải thích. Giải thích điều ước quốc
tế có thể là giải thích chính thức (là giải thích của các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế có thể thông qua
Bộ ngoại giao..hoặc giải thích của các tổ chức quốc tế); hoặc giải thích không chính thức (là giải thích của các học
giả, các chuyên gia hay các cơ quan nghiên cứu pháp luật...)
2.10. Áp dụng điều ước quốc tế

TRỰC TIẾP

Ví dụ: khoản 2 Điều 6 Luật


ĐƯQT Việt Nam năm 2016

NỘI LUẬT HÓA


3. Tập quán quốc tế
Khái niệm
Điều kiện trở thành nguồn của tập quán quốc
tế
Sự hình thành tập quán quốc tế
Sự hình thành tập quán quốc tế theo quan
điểm mới
3.1 Khái niệm tập quán quốc tế
Những quy tắc xử sự chung
Hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế
Được thừa nhận rộng rãi bởi các quốc gia và
các chủ thể khác của luật quốc tế là những quy
phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.
3.1 Đặc điểm tập quán quốc tế
- Về hình thức: Quy phạm tập quán quốc tế tồn tại dưới dạng các hành
vi xử sự của các chủ thể LQT. Do đó, tập quán quốc tế luôn ở dạng bất
thành văn.
- Về nội dung: tập quán quốc tế có nội dung là các nguyên tắc và quy
phạm tập quán quốc tế, chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa
các chủ thể LQT.
- Về chủ thể: Chủ thể của quy phạm tập quán quốc tế là chủ thể của
LQT.
- Quá trình hình thành: Không thông qua hành vi ký kết mà nó được
hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của
các chủ thể LQT.
Các yếu tố hình thành tập quán quốc tế

Yếu tố vật chất: những thực


tiễn chung được lặp đi lặp lại
nhiều lần

Yếu tố tâm lý: chủ thể ý thức


được rằng việc mình xử sự
như vậy là đúng về mặt pháp lý
3.2 Điều kiện trở thành nguồn của tập
quán quốc tế
Được áp dụng lặp đi lặp lại qua một thời gian dài
trong thực tiễn pháp lý quốc tế.
Thừa nhận rộng rãi như những quy phạm pháp lý có
tính chất bắt buộc.
Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế hiện đại.
3.3 Cơ sở hình thành tập quán quốc tế
Từ Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
Từ các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
Từ các quy phạm điều ước quốc tế
Hành vi đơn phương của quốc gia (luật pháp quốc gia,
tuyên bố, thông cáo, bản án, quyết định của cơ quan
hành chính, tư pháp…)
CÂU HỎI
So sánh điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Trong cùng một vấn đề, nếu tồn tại cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế điều chỉnh thì áp dụng
nguồn nào? Tại sao?
Khi một tập quán được pháp điển hóa vào một điều ước thì tập quán đó có còn tồn tại với tư cách tập
quán hay không?
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, với sự gia tăng các hình thức điều ước như hiện nay, có khi nào tập
quan mất vai trò của mình và bị thay thế hoàn toàn bằng các điều ước hay không?
Những điểm chung giữa điều ước quốc tế và tập
quán quốc tế

Được xây dựng và áp dụng bởi các chủ thể của luật
quốc tế
Chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều
chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế
Hình thành trên cơ sở thỏa thuận
Có tính bắt buộc về mặt pháp lý đối với các chủ thể
trong quan hệ quốc tế
4. Các loại phương tiện bổ trợ của
luật quốc tế
Các nguyên tắc pháp luật chung
Phán quyết của Tòa án quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Học thuyết, công trình nghiên cứu của các học giả luật quốc tế
4. Các loại phương tiện bổ trợ của
luật quốc tế
Là những phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của
các quy phạm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Không chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
quốc tế
Không áp dụng trực tiếp điều chỉnh các quan hệ thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật quốc tế
4.1. Các nguyên tắc pháp luật chung
Không phải là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Là những nguyên tắc được thừa nhận và áp dụng bởi các hệ
thống pháp luật khác nhau
Tồn tại và áp dụng cả ở trong pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia
Là phương tiện bổ trợ nguồn: giúp cho việc giải thích và áp
dụng các loại nguồn cơ bản của luật quốc tế
4.1. Các nguyên tắc pháp luật chung
Một số nguyên tắc pháp luật chung phổ biến:
◦ Tôn trọng các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda)
◦ Luật riêng ưu thế hơn luật chung (lex specialis derogat lex generalis)
◦ Luật sau ưu thế hơn luật trước (lex posteriori derogat priori)
◦ Không ai có thể chuyển giao cho người khác nhiều hơn những gì mà họ có
(nemo dat quod non habet)
◦ Không có trách nhiệm nếu như bên bị hại đã đồng ý trước về điều đó
(Volenti non fit iniuria)
◦ Trước sau như một (estoppel)
◦ .......
4.2. Các phương tiện bổ trợ nguồn khác
Phán quyết của Tòa án quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế
◦ Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế của LHQ
◦ Phán quyết của các thiết chế tài phán khác (ví dụ: Tòa hình sự quốc tế; Tòa
trọng tài thường trực quốc tế, Tòa án quốc tế về luật biển; Cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO…
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
◦ Ví dụ: Đại hội đồng Liên Hợp quốc, ILO, ASEAN….
Học thuyết, công trình nghiên cứu của các học giả luật quốc tế
◦ Ví dụ: Học thuyết tự do biển cả của Hugo Grotius

You might also like