You are on page 1of 2

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Hiến chương LHQ


Tuyên bố của đại hội đồng LHQ về những nguyên tắc của LQT điều chỉnh quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo hiến chương LHQ (Nghị quyết số 2625 ngày
24/10/1970)
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại
- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
- Cấm sử dụng vũ lực và đeo dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
- Cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác
- Tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
- Quyền dân tộc tự quyết
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Khái niệm nguồn của luật quốc tế
- Nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng các quy phạm luật quốc tế
- Nguồn của luật quốc tế gồm:
 Điều ước quốc tế (international agreement)
 Tập quán quốc tế (international custom)
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về điều ước quốc tế
Khái niệm điều ước quốc tế (công ước Vienna về luật điều ước quốc tế 1969, luật Điều
ước quốc tế 2016 của Việt Nam)
- Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn
bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận
trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với
nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì (điều 2 khoản 1 điểm a công ước
Vienna năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế).
- Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh nhà nước
hoặc chính phủ nước CHXHCN Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước CHXHCN Việt Nam theo pháp
luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định
ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có
tên gọi khác (luật điều ước quốc tế 2016 điều 2 khoản 1)
- Khái niệm chung về điều ước quốc tế: điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận sự
thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là giữa các
quốc gia) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên ký kết với nhau.
Quy trình ký kết điều ước quốc tế
- Phân biệt điều ước quốc tế với thoả thuận quốc tế theo quy định pháp luật Việt
Nam hiện nay?
 Khác ở nguồn luật điều chỉnh, việc ký kết thực hiện điều ước quốc tế của
chính phủ Việt Nam và chình phủ nước ngoài được điều chỉnh bởi luật điều
ước quốc tế; thỏa thuận được điều chỉnh bởi luật thỏa thuận quốc tế.
 Chủ thể ký điều ước quốc tế nhân danh chính phủ Việt Nam hoặc nhà nước
Việt Nam; chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế gồm cơ quan tổ chức cá nhân
với cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoài có chức năng như nhau
 Nội dung: điều ước quốc tế được ký kết để giải quyết các vấn đề đặc biệt
quan trọng, mang tính chất chung giữa 2 quốc gia; thỏa thuận hẹp, phù hợp
với cơ quan, tổ chức, cá nhân
 Hiệu lực ràng buộc điều ước quốc tế ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các
quốc gia (toàn bộ cơ quan, tổ chức, công dân); hẹp dơn, chỉ ràng buộc với
cơ quan tổ chức cá nhân ký kết thỏa thuận đó
- Đám phán(1) -> soạn thảo(2) -> thông quan văn bản dự thảo(3) -> ký(4) -> phê
chuẩn/phê duyệt (5); (5) nếu có quy định.
- Luật điều ước quốc tế 2016 (điều 2 khoản 6) “ký” là hành vi pháp lý do người có
thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện, bao gồm ký điều ước quốc tế
không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc
phê duyệt.
- Phê chuẩn/phê duyệt điều ước quốc tế
 Phê chuẩn là hành vi đơn phương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận một điều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình. Điều 2 công
ước vienna
 Phê chuẩn là hành vi pháp lý do quốc hội hoặc chủ tịch nước thực hiện để
chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước CHXHCN
Việt Nam. Luật điều ước quốc tế 2016

You might also like