You are on page 1of 19

TỔNG HỢP CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT QUỐC TẾ - PHẦN 2

Phần 2 của chủ đề này sẽ tổng hợp những câu nhận định tập trung vào những nội dung của Luật Quốc tế: Sự
công nhận quốc gia, những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế, quốc tịch, chủ quyền quốc gia, cơ quan
ngoại giao,..
1. Quyền năng chủ thể luật quốc tế dựa trên sự công nhận của các quốc gia
Sai, quyền năng chủ thể là thuộc tính tự nhiên vốn có & được luật quốc tế bảo hộ dựa trên cơ sở pháp lí là
nguyên tắc quyền tự quyết các dân tộc.Trong quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ là thuộc tính tự
nhiên vốn có không cần bất kì một sự công nhận nào.
2. Tư cách chủ thể của quốc gia là do sự công nhận
Sai, vì tư cách chủ thể của luật quốc tế là tự nhiên vốn có, khi có đủ 4 yếu tố cấu thành quốc gia, còn sự công
nhận chỉ là công nhận sự tồn tại của một quốc gia
3. Quyền năng chủ thể của một chủ thể luật quốc tế do chủ thể đó tự quy định
Sai. vì đối với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quyền năng chủ thể của nó được ghi nhận trong văn bản thành
lập nên tổ chức đó. Mà văn bản này là do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên. Do đó quyền năng chủ thể
của tổ chức quốc tế là do quốc gia quy định cho chứ không phải tự thân nó quy định.
4. Các tổ chức liên chính phủ khác nhau thì có quyền năng chủ thể giống nhau
Sai, bởi vì quyền năng chủ thể của từng tổ chức do hiến chương điều lệ qui định. Đặc điểm về trình tự xây
dựng qui phạm pháp luật do chính các quốc gia đó xây dựng, sự hình thành qui phạm pháp luật quốc tế do
thoả thuận.
5. Mọi tập quán quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại
Sai, vì chỉ có tập quán đáp ứng 3 điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại:
- Tập quán đó phải được áp dụng lâu dài trong thực tiễn quốc tế. Được thể hiện ở 2 thành tố (vật chất, tinh
thần)
- Tập quán đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục để tạo ra qui tắc xử sự thống nhất. Trong
khi áp dụng các Quốc gia phải tin chắc rằng mình xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý.
- Tập quán đó phải được các Quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý bắt buộc. Tập quán đó phải phù
hợp với nội dung của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Tập quán quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại khi nó đáp ứng được 3 điều kiện trên.
6. Nghị quyết của tổ chức quốc tế không phải là nguồn của luật quốc tế
Đúng, vì nghị quyết tổ chức phi chính phủ không phải là nguồn chỉ có nghị quyết của tổ chức liên chính phủ có
thể là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Có một số nghị quyết của tổ chức quốc tế có thể trở thành nguồn bổ trợ
của luật quốc tế, để giải quyết một số tranh chấp. Nghị quyết mang tính chất khuyến nghị, mong muốn các
quốc gia thành viên thực hiện, thực hiện đến đâu là quyền của mỗi quốc gia thành viên, không mang tính bắt
buộc. Nhưng nghị quyết khuyến nghị đôi khi là cơ sở trở thành nguồn của luật quốc tế hay còn được gọi là
nguồn bổ trợ của luật quốc tế.
7. Nguồn của luật quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế
Sai, vì nguồn của luật quốc tế ngoài những điều ước quốc tế (nguồn thành văn) thể hiện bằng văn bản ngoài ra
còn nguồn (bất thành văn) là những tập quán quốc tế.
8. Mọi sự thỏa thuận đều dẫn đến ký kết Điều ước quốc tế.
Sai ,vì điều kiện để dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế (tức là phải là các
quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ, và một số vùng
lãnh thổ). Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp
luật quốc tế điều chỉnh dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có
liên quan đến nhau bất kể tên gọi là gì. Thỏa thuận ở đây được hiểu là thỏa thuận giữa các chủ thể của luật
quốc tế với nhau. Còn thỏa thuận giữa một bên là một quốc gia với các pháp nhân, thể nhân hay thỏa thuận
dân sự giữa các chủ thể của pháp luật trong nước thì không dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế mà chỉ là
hợp đồng trong nước hoặc hợp đồng quốc tế.
9. Mọi Điều ước quốc tế đều là sự thỏa thuận
Đúng. vì theo điều 2 khoản 1 mục a của công ước Viên đã quy định. Bản chất của luật quốc tế là cả nội dung lẫn
hình thức đều phải dựa trên cơ sở thỏa thuận & phát triển của luật, điều ước quốc tế là kết quả quá trình đấu
tranh thương lượng giữa các chủ thể luật quốc tế, nếu không thỏa thuận thì nó mang tính ép buộc trái với bản
chất của luật quốc tế.
10. Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực sau khi phê chuẩn
Sai, vì có những điều ước quốc tế có hiệu lực ngay khi được biểu quyết nếu không thông qua việc phê chuẩn,
phê duyệt.
11. Từ chối không phê chuẩn một điều ước quốc tế đã từng ký chính thức có phải là hành vi vi phạm hay
không.
Không vì có điều ước quốcx tế quy định cần phải phê chuẩn và do chưa phê chuẩn, nên chưa phát sinh hiệu lực
thì không có ràng buộc đối với quốc gia.
12. Mọi tuyên bố đơn phương đều là tuyên bố bảo lưu
Sai vì có rất nhiều tuyên bố đơn phương như gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt cũng là tuyên bố đơn phương
của một quốc gia công nhận một đều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình hay bãi bỏ điều ước quốc
tế, hủy bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nầy nhằm chấm dứt
hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình
Còn bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà các quốc gia đưa ra tuyên bố này nhằm thay đổi
hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản nhất định nào đó của một điều ước quốc tế.
13. Tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế chỉ thực hiện khi điều ước quốc tế có hiệu lực
Sai, vì quốc gia có quyền bảo lưu những điều khoản nhất định của điều ước (nếu đều ước cho phép) trong bất
kỳ giai đoạn nào của quá trình ký kết đối với điều ước quốc tế. Trong khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc cả khi
gia nhập điều ước quốc tế. Như vậy quyền bảo lưu có thể tiến hành ngay cả khi điều ước quốc tế chưa có hiệu
lực.
14. Bảo lưu điều ước quốc tế là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều ước quốc tế.
Sai, Bảo lưu điều ước quốc tế không phải là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều ước quốc tế , mà trong
mỗi giai đoạn ký kết điều ước quốc tế đều có liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế..
15. Bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền tuyệt đối
Sai. bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền nhưng không phải là quyền tuyệt đối bởi vì bị hạn chế trong các
vấn đề sau:
Quyền bảo lưu không được thực hiện đối với các điều ước quốc tế song phương. Đối với điều ước quốc tế đa
phương mà trong đó có điều khỏan qui định điều ước quốc tế này cấm bảo lưu thì quyền bảo lưu không thực
hiện được. Đối với những điều ước chỉ cho phép bảo lưu một vài điều khoản cụ thể nào đó thì quyền bảo lưu
sẽ không được thực hiện đối với những điều khoản còn lại. Đối với những điều ước cho phép quyền tự do lựa
chọn điều khoản bảo lưu thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù
hợp với mục đích & đối tượng của điều ước.
16. Bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể áp dụng sau khi điều ước quốc tế được phê chuẩn
Sai quyền bảo lưu được thực hiện trong tất cả các giai đọan trong quá trình kí kết, phê chuẩn, phê duyệt điều
ước quốc tế kể cả khi gia nhập,tuy nhiên nếu điều ước qui định phải phê chuẩn hoặc phê duyệt mà bảo lưu lại
đưa ra trong những giai đọan đầu của quá trình kí kết thì khi phê chuẩn quốc gia phải nhắc lại điều khỏan bảo
lưu, nếu không nhắc lại coi như không có giá trị pháp lí.
17. Điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực sau khi được các bên phê chuẩn
Sai nếu điều ước không cần thông qua thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt thì sau khi các bên kí kết chính thức
điều ước sẽ phát sinh hiệu lực
18. Mọi điều ước quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực sau khi kí chính thức
Sai, bởi vì có những điều ước quốc tế thông qua sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ luật quốc tế có
điều khoản qui định phải thông qua giai đọan phê chuẩn, phê duyệt nhằm xem xét kỉ lại nội dung của điều ước
quốc tế trước khi ràng buộc chính thức quyền & nghĩa vụ của mình trong điều ước quốc tế thì sau khi phê
chuẩn,hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó mới phát sinh hiệu lực pháp luật quốc tế.
19. Hủy bỏ điều ước quốc tế với bãi bỏ điều ước quốc tế là giống nhau
Sai, vì hủy bỏ điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia nhằm chấm dứt hiệụ lực điều ước quốc tế
đối với quốc gia mình mà không cần sự cho phép của điều ước (tuy nhiên phải chứng minh rõ cơ sở để tuyên
bố hủy bỏ). Bãi bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc
tế, nhưng với điều kiện phải có sự cho phép của điều ước.
20. Tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra nhằm chấm dứt hiệụ lực của điều ước quốc tế là tuyên bố
bảo lưu
Sai, vì tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra trong việc phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế thì
không làm chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế ,còn tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của một quốc
gia đưa chỉ nhằm thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản nhất định của điều ước
quốc tế đối với quốc gia mình chứ không dẫn đến chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đó. Tuyên bố đơn
phương đó có thể là tuyên bố bãi bỏ hoặc tuyên bố hủy bỏ thì mới chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế.
21. Rebus sic stantibus là điều kiện bất hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
Sai vì Rebus sic stantibus là điều kiện hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế. Vấn đề này được
ghi nhận trong công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế, tức là khi hoàn cảnh trong nước đó thay đổi căn
bản dẫn đến các bên không thể thực hiện nổi điều ước quốc tế. Đây không phải là hành vi vi phạm và phải
chứng minh hoàn cảnh có thực.
22. Điều ước quốc tế có ý nghĩa pháp lý là phương thức chủ yếu để xây dựng và phát triển các quan hệ pháp lý
quốc tế
Đúng, vì trong quan hệ pháp luật quốc tế các qui phạm điều ước quốc tế chiếm một số lượng đáng kể, với
những ưu thế của mình điều ước quốc tế là nguồn quan trọng nhất của luật quốc tế & chủ yếu để xây dựng
pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế là phương tiện chủ yếu để điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực hợp tác
quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại của mọi quốc gia.
23. Cha mẹ là người khác quốc tịch, một trong 2 bên có quốc tịch VN con sinh ra sẽ có quốc tịch VN
Sai theo điều 17 khoản 2 luật quốc tịch VN, quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân
VN: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân VN, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch
VN, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con”
24. Người không quốc tịch là người bị tước quốc tịch
Sai vì không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không có quốc tịch của một nước nào, nguyên nhân
là: Một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa được vào quốc tịch mới (của nước mà họ đang cư trú). Một
đứa trẻ sinh ra trên lảnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống mà cha mẹ của đứa trẻ lại là không
quốc tịch. Khi có sự xung đột của pháp luật các nước về vấn đề quốc tịch.
Bị tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công dân của mình cư
trú ở nước ngoài mà phạm những trọng tội thường là tội phản bội tổ chức, gián điệp… Như vậy người không
quốc tịch không nhất thiết phải là người bị tước quốc tịch.
25. Luật quốc tịch VN chỉ thừa nhận nguyên tắc huyết thống
Sai, luật quốc tế VN không chỉ thừa nhận một nguyên tắc mà thừa nhận đến hai nguyên tắc và được quy định
tại luật quốc tế VN từ điều 17 cho đến điều 19 luật VN ta kết hợp nhuần nhuyễn và hài hòa 2 nguyên tắc:
nguyên tắc nơi sinh (nguyên tắc lãnh thổ) và nguyên tắc huyết thống (nguyên tắc dân tộc). Với mục đích để
đảm bảo cho đứa trẻ có một quốc tịch, tránh tình trạng không quốc tịch hay nhiều quốc tịch.
26. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Sai, vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn
toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền thuộc tuyệt đối. Vùng
lòng đất được măc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.
27. Quan hệ pháp luật có sự tham gia của quốc gia là quan hệ pháp luật quốc tế
Sai, vì có những quan hệ có sự tham gia của quốc gia. Chỉ có những quan hệ có sự tham gia của quốc gia mà cả
hai bên đều là chủ thể của luật quốc tế thì quan hệ đó mới là quan hệ của luật quốc tế.
28. Cơ quan quan hệ đối ngoại là những cơ quan thực hiện các chức năng ngoại giao
Sai, cơ quan quan hệ đối ngoại bao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, phái đoàn đại diện
thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Mà cơ quan đại diện ngoại giao mới thực hiện
chức năng ngoại giao.
29. Quyền ưu đãi – miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miền trừ lãnh sự là giống nhau
Sai, quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong công ước Viên 1961, phạm vi quyền này là rộng hơn
so với quyền ưu đãi – miễn trừ lãnh sự được ghi nhận trong công ước Viên 1963.
Nhận đinh có đáp án môn Tư Pháp Quốc Tế
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?

1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau.
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là
các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài.

2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều
chỉnh tư pháp quốc tế

4- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài.
Nhận định trên là sai ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài còn có các quan hệ
dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài .

5- Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.
Nhận định trên là sai Tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư
pháp quốc tế.

6- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham
gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là
các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài

7- Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt
Nam
Nhận định trên là sai quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài điều thuộc đối tượng
điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam

8- Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch khác nhau.
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Nhận đinh trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật

9- Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài.
Nhận định trên là sai Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài
và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan

10- Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột.
Nhận định trên là sai hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát sinh xung đột.

11- Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài
Nhận định trên là đúng quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của chính quốc
gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước
ngoài

12- Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng.
Nhận định trên là sai Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội đủ các điều kiện sau
- Phái có sự thỏa thuận giữa các bên.
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là
thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.
- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

13- Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đương nhiên
được áp dụng.
Nhận định trên là sai Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
phải
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là
thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.
- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

14- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước xảy ra hành vi vi
phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi.
Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1. Việc bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát
sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không
phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ
trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có quy định khác. 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì
áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

15- Các điều ước về tư pháp quôc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất của tư
pháp quốc tế Việt Nam
Nhận định trên là đúng theo khỏan 2 điều 759 BLDS 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó.

16- Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp
luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau

17- Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai

18- Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên đúng vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên Không có hệ thuộc nào là quan
trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật

19- Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên
quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh xung đột pháp luật. Pháp luật các nước quy
định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình sự thì không làm phát sinh xung đột
pháp luật.

20- Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.

21- Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất
Nhận định trên là sai Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan trọng nhất.

22- Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân
Nhận định trên là sai Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân than và quan hệ thừa
kế

23- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại
Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1. Việc bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát
sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại

24- Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật
nước mình
Nhận định trên là sai ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia thỏa thuận xây dựng
trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập quán quốc tế
25- Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp luật xung đột sẽ dẫn
chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước.
Nhận định trên là sai các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của tư pháp quốc
tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư pháp quôc tế. Còn các quy phạm thực chất của tư pháp
quốc tế trực tiếp được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quôc tế mà không cần sự chỉ dẫn của quy
phạm xung đột.

26- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột để chọn luật áp dụng
Nhận định trên là sai, về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc quy phạm xung đột
trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. tuy
nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong các trường hợp trên nếu hậu quả của việc áp dụng pháp
luật nước ngoài đó không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia. Nếu hậu quả của việc áp dụng
pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công cộng của quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
phải từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài.

Điều ước quốc tế

Tình huống 1

Năm 1999, quốc gia Alpha gửi cho quốc gia Bêta một văn kiện ngoại giao trong đó đưa ra đề nghị
hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của Alpha với vùng lãnh thổ Grama mà Bêta đang giữ vai trò đại
diện trong quan hệ quốc tế (Grama là thuộc địa của Bêta). Trong văn kiện đó, Alpha nêu rõ nguyên
tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong văn kiện trả lời, Bêta bày tỏ quan
điểm đồng ý với đề nghị của Alpha. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thông báo chính thức
về nội dung thỏa thuận. Năm 2002, Grama tách ra khỏi Bêta và tuyên bố trở thành một quốc gia độc
lập, có chủ quyền. Grama cho rằng thỏa thuận qua các văn kiện ngoại giao giữa Alpha và Bêta không
phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1999 là
điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới giành được độc lập, Grama không phải thực hiện
các điều ước quốc tế mà Bêta đã đại diện ký kết trước đó. Hãy cho biết:
– Thỏa thuận giữa Alpha và Bêta trong tình huống nêu trên có phải là điều ước quốc tế hay không?
Vì sao?
– Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Grama có phải thực hiện thỏa thuận mà Bêta
đã ký với Alpha hay không? Vì sao?
BÀI LÀM
1. Thỏa thuận giữa Alpha và Bêta trong tình huống nêu trên có phải là điều ước quốc tế hay không? Vì
sao?
Theo điểm a, khoản 1, điều 2 Công ước Viên về luật điều ước quốc tế (1969) thì “thuật ngữ “điều
ước” dùng để chỉ một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế
điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với
nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Đồng thời, điều 11 Công ước Viên 1969 cũng quy định: “Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của
một điều ước có thể biểu thị bằng việc ký, trao đổi các văn kiện của điều ước phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt
hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận”.
Để xác định thỏa thuận giữa quốc gia Alpha và quốc gia Bêta có phải là điều ước hay không, ta có
thể xét đến đặc trưng về mặt hình thức của điều ước quốc tế. Ta có thể khẳng định rằng, điều ước
quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản, nhưng bên cạnh đó còn có điều ước quân tử tồn tại
dưới dạng bất thành văn.  Như vậy, theo như  điều ước quân tử thì điều ước quốc tế không nhất thiết
phải tồn tại dưới dạng văn bản. Cũng theo định nghĩa về thuật ngữ “điều ước” quy định tại điểm a,
khoản 1, điều 2 Công ước viên 1969 thì điều ước quốc tế không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản
thỏa thuận này.
Hơn nữa, vùng lãnh thổ Grama đã được quốc gia Alpha khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế,
ta có thể hiểu là từ trước năm 1999, Grama đã và đang là “thuộc địa” của quốc gia Alpha và Alpha là
quốc gia “bảo hộ”, vì vậy vùng lãnh thổ Grama phải tuân thủ theo những cam kết mà Alpha đã ký.
Như vậy, thỏa thuận giữa quốc gia Alpha với quốc gia Bêta về việc hoạch định biên giới giữa lãnh thổ
của quốc gia Bêta với vùng lãnh thổ Grama mà quốc gia Alpha đang khai thác và đại diện trong quan
hệ quốc tế hoàn toàn có thể là điều ước quốc tế.
2. Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Grama có phải thực hiện thỏa thuận mà Bêta đã
ký với Alpha hay không? Vì sao?
Theo tiến sĩ Kaikobad (1983): “Quy tắc chung của luật quốc tế tập quán về vấn đề này là, về nguyên tắc, khi
kế thừa từ người tiền nhiệm: quốc gia hưởng không hơn và không kém lãnh thổ đó”.
Hội nghị lần thứ 53 năm 1968 của Hội Luật gia quốc tế đã thông qua nghị quyết về sự kế thừa của
các quốc gia mới: “Khi một hiệp định quy định việc phân định biên giới quốc gia giữa hai quốc gia đã được
thực hiên, theo đó đường biên giới đã được hình thành thì không cần phải làm gì thêm nữa … và phạm vi lãnh
thổ quốc gia cũng đã được xác lập”.
Điều 11 Công ước Viên về kế thừa nhà nước 1978 quy định:
Sự kế thừa quốc gia không ảnh hưởng tới:
a) một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định; hay
b) các nghĩa vụ  và quyền được xác định bởi một hiệp định liên quan tới  thể chế biên giới.
Những quy định này là sự khẳng định chính thức nguyên tắc duy trì biên giới ổn định khi xuất hiện sự
kế thừa nhà nước.
Như vậy, sau khi vùng lãnh thổ Grama trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền thì Grama vẫn
phải thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà Alpha đã ký kết thay Grama,
trong đó có điều ước với Bêta. Quốc gia Grama không có quyền chọn lựa có thừa kế hay không mà
buộc phải thừa kế, vì những điều ước về biên giới lãnh thổ thường có giá trị rất bền vững mang tính
ổn định cho dù 1 trong 2 bên có mất tư cách chủ thể thì quốc gia mới vẫn buộc phải thừa kế.
 

Tình huống 2

Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc
gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư
đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong
thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã tổ
chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận.
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ
quyền. Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều
ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1960 là điều ước quốc
tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế
mà quốc gia A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:
– Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia
A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?
– Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký
kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
BÀI LÀM
1. Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A
và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?
Có thể khẳng định: thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên là điều ước quốc
tế.
Theo Công ước Viên về luật điều ước quốc tế (1969) thì “thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một hiệp
định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng
của nó là gì”.
Về bản chất, điều ước quốc tế là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên liên quan. Chủ
thể của điều ước quốc tế là các quốc gia. Điều ước quốc tế tồn tại dưới hình thức văn bản đã được
kí kết. Điều ước quốc tế gồm có 3 loại: điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Nhà nước, điều
ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Chính phủ và điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa
Bộ, ngành. Các điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Nhà nước là các điều ước về hoà bình,
an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
về tương trợ tư pháp và về các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng.
Căn cứ theo đề bài, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên hoàn toàn có đủ
căn cứ để trở thành một điều ước quốc tế. Đây là điều ước quốc tế nhằm hoạch định biên giới lãnh
thổ. Việc phân định biên giới lãnh thổ này đã được hai quốc gia thỏa thuận và đi đến kí kết. Điều ước
quốc tế này được ghi nhận dưới hình thức văn bản.
2. Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký kết
với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
Căn cứ vào đề bài, ta có thể thấy đây là trường hợp hình thành quốc gia mới bằng đấu tranh giải
phóng dân tộc hoặc qua cách mạng xã hội. Về nguyên tắc, quốc gia C không phải kế thừa toàn bộ
các điều ước do quốc gia A kí kết với quốc gia B. Tuy nhiên, nhằm mục đích không làm xáo trộn trật
tự pháp lý quốc tế, và nếu điều ước đã kí không đi ngược lại quyền lợi của quốc gia C thì quốc gia C
vẫn có thể tuyên bố kế thừa trong lĩnh vực biên giới lãnh thổ.
 

Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của nghị quyết do hội đồng bảo an thông qua

Tình huống 3

Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập phá các cửa
hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Cuộc giao
tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài
đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc,
với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc
họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia. Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập
đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng
đã được soản thảo. Trong thời gian chờ đợi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Ủy viên
thường trực Hội đồng bảo an quốc gia X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu
trong lãnh hải của quốc gia A để sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết:
– Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982 hay không? Tại sao?
– Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua?
Danh mục viết tắt
 LHQ: Liên hợp quốc
 HĐBA: Hội đồng bảo an
BÀI LÀM
1. Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982 hay không? Tại
sao?
Trả lời: Hành vi của quốc gia X không phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982. Vì:
Quốc gia X cho neo đậu tàu tại lãnh hải của quốc gia A là trái với quy định của khoản 2 Điều 18 Công
ước luật biển 1982 khi thực hiện quyền qua lại lãnh hải  đó là đi qua phải liên tục và nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải
những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì
mục đích cứu giúp người, thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc cạn”. Trong tình
huống này, quốc gia X đã neo đậu tại vùng lãnh hải của quốc gia A mà không phải vì gặp những sự
cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích
cứu giúp người, thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc cạn mà vì để chuẩn bị sẵn
sàng thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an.
Bên cạnh đó, quốc gia X đã vi phạm quy định của công ước Luật biển 1982 việc đi qua của tàu
thuyền nước ngoài bị coi là phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu
như trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành các họat động quy định tại khoản 2 Điều 19 Công ước
Luật hiển 1982. Cụ thể việc đưa quân sự vào khu vực lãnh hại của quốc gia A là hành vi đe dọa hoặc
dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, điều này càng vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc
của Luật quốc tế – nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ luật quốc tế.
Việc quốc gia X đưa tàu quân sự vào khu vực lãnh hải của quốc gia A để sẵn sàng thực hiện nghị
quyết của Hội đồng bảo an là không có căn cứ vì Nghị Quyết của hội đồng bảo an chưa được thông
qua, Nghị quyết của HĐBA được thông qua khi có 9 ủy viên của Hội dồng bảo an, trong đó có tất cả
các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận (Điều 27 Hiến chương liên hợp quốc).
Như vậy, hành vi của quốc gia X không phù hợp với Công ước Luật biển 1982.
2. Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua?
Dẫn chiếu theo chương 7 Hiến chương liên hợp quốc (từ Điều 39 đến Điều 51) về hành động trong
trường hợp hòa bình bị đe dọa, phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Theo đó, Nghị quyết của hội
đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân
sự, đối với quốc gia A là hoàn toàn phù hợp. Cụ thể, theo quy định tại Điều 39, Điều 41 Hội đồng
có thẩm quyền quyết định những biện pháp áp dụng không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực
hiện nghị quyết của Hội đồng, và yêu cầu các thành viên Liên hợp quốc áp dụng biện pháp đó. Tuy
nhiên, theo quy định tại Điều 42 Hiến chương thì nếu những biện pháp được nói tại Điều 41 mà
không thích hợp hoặc mất hiệu lực thì Hội đồng bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của
hải, lục, không quân nếu Hội đồng bảo an cho rằng đó là cần thiết. Những hành động này có thể là
những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải,
lục, không quân của các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện. Mặt khác, theo quy định tại Điều
51 Hiến chương nêu quốc gia thành viên của LHQ bị tấn công vũ trang mà cho tới khi HĐBA chưa áp
dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế thì những biện pháp mà quốc
gia thành viên của LHQ áp dụng để thực hiện quyền tự vệ chính đáng phải được báo ngay cho
HĐBA, do đó, có thể dùng biện pháp quân sự tương xứng nếu trong trường hợp bị tấn công vũ trang.
Hội đồng bảo an xác định tình hình nội chiến trên lãnh thổ quốc gia A không còn là công việc nội bộ
của quốc gia A bởi tình hình nội chiến tại quốc gia A có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an
ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh
thổ quốc gia A. Do đó, sự can thiệp của HĐBA LHQ trong trường hợp này không được coi là vi phạm
nguyên tắc của luật quốc tế về “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”.
Để nghị quyết của HĐBA được thông qua thì cần 9 ủy viên của HĐBA, trong đó có tất cả các ủy viên
thường trực bỏ phiếu thuận (Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc).
 

Tình huống 4

Hundu và Renda đều là hai quốc gia thành viên của Công ước về chống  khủng bố quốc tế. Tháng 4/
2011, Chính phủ Hundu nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia về việc phát hiện ra nơi ẩn
náu trên lãnh thổ Renda của tên trùm khủng bố ( bị truy nã toàn cầu) mà quốc gia này đang tìm kiếm.
Chính phủ Hundu ngay lập tức bí mật điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi
sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ nước này và tấn công nơi
ở của tên trùm khủng bố, đồng thời tiêu diệt tên này.
Phát hiện ra hành vi của Hundu, Renda đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. phía Renda cho rằng hành vi
này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, Hundu cho rằng hành vi của quốc gia
này là nhằm thưc hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước về chống khủng bố. Hơn nữa, Tổng thống
Hundu đã thực hiện cuộc điện đàm chính thức với Tổng thống Renda và ông này hứa sẽ tạo mọi  điều
kiện thuận lợi cho hoạt động chống khủng bố được thực hiện bởi Hundu. Hãy cho biết:
– Tính hợp pháp trong hành vi của Hundu? Vì sao?
– Cuộc điện đàm chính thức giữa Tổng thống của hai quốc gia có xác lập nghĩa vụ của Renda trong
việc tạo điều kiện cho Hundu tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố trên lãnh thổ Renda không? Vì sao?
BÀI LÀM
1.Tính hợp pháp trong hành vi của Hundu? Vì sao?
Hành vi của Hundu là không hợp pháp. Vì:
Hành vi của Hundu đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia của luật quốc
tế. Chính phủ Hundu khi nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia về việc phát hiện ra nơi ẩn
náu trên lãnh thổ Randa của tên Trùm khủng bố ( bị truy nã toàn cầu) mà quốc gia này đang tìm
kiếm. Chính phủ Hundu ngay lập tức bí mật điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát
khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ nước này và tấn công
nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng thời tiêu diệt tên này đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền giữa các quốc gia. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc, lãnh
thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới,
lãnh thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Tuyên bố về những
nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng đã quy định rõ nội dung nguyên tắc này. Như vậy, trong
tình huống này thì Hundu đã xâm phạm chủ quyền quốc gia Renda vì hành động bí mật điều động
máy quân sự tiến vào Renda.
Bên cạnh đó còn vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc
tế, nguyên tắc này được quy định trong Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc về những nguyên tắc
của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia. Hành vi Hundu bí mật điều
động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt
biên giới, tiến vào lãnh thổ Renda có thể bị coi là một hành vi sử dụng vũ lực với quốc gia Renda cho
dù có mục đích chỉ là bắt tên khủng bố, nhưng nó làm ảnh hưởng tới nền an ninh của Renda khi có
quốc gia dùng lực lượng quân sự tiến vào lãnh thổ mình bí mật như vậy. Tuy luật quốc tế không quy
định rõ về định nghĩ thế nào là “ Vũ lực” nhưng theo các văn kiện của Liên hợp quốc thì vũ lực được
hiểu là sức mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế hoặc ngoại giao mà quốc gia này sử dụng bất hợp
pháp đối với quốc gia khác. Hundu và Renda đều là thành viên của Công ước về chống khủng bố
quốc tế nên khi tên khủng bố này đang ẩn náu trên lãnh thổ Renda thì Renda phải có nghĩa vụ cùng
hợp tác với Hundu để bắt tên trùm khủng bố này chứ Hundu không được bí mật điều động máy bay
quân sự tiến vào Renda để tiêu diệt tên khủng bố. Điều này vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc
cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, ảnh hưởng tới nền  an ninh quốc
gia của Renda.
2. Cuộc điện đàm chính thức giữa Tổng thống của hai quốc gia có xác lập nghĩa vụ của Renda trong việc
tạo điều kiện cho Hundu tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố trên lãnh thổ Renda không? Vì sao?
Cuộc điện đàm này không xác lập nghĩa vụ của Renda trong việc tạo điều kiện cho Hundu tấn công
và tiêu diệt tên trùm khủng bố trên lãnh thổ Renda. Vì:
Theo nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác (quy định tại Điều 55,56 Hiến chương liên hợp
quốc thì Renda và Hundu phải hợp tác với nhau trong việc bắt tên trùm khủng bố đó nhằm duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế. Sự nỗ lực và thiện chí hợp tác của Renda với Hundu phải dựa trên cơ
sở luật pháp quốc tế sẽ loại bỏ được các hợp tác trái với luật quốc tế và các vấn đề toàn cầu được
giải quyết, đây vừa là lời ích chung của các quốc gia vừa là lợi ích cho sự phát triển của các quốc gia
đó. Tuy nhiên như phân tích ở ý thứ 1 thì Hundu đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản luật quốc tế nên
sự hợp tác này đã không còn là sự hợp tác dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế nữa, hành vi của Hundu
đã gây phương hai tới Renda. Bên cạnh đó, Hundu bí mật kế hoạch hành động của mình đó là bí mật
điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda,
vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ nước Renda và tấn công nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng thời tiêu
diệt tên trùm khủng bố.  Điều này đã cho thấy Hundu chưa thiện chí trong hợp tác với Renda vẫn cho
Renda là “ ngoài cuộc”, cuộc điện đàm này như một lời cam kết Renda sẽ hợp tác tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động chống khủng bố được thực hiện bởi Hundu. Tuy nhiên, cách thức, mức độ hợp tác
còn phụ thuộc vào yêu cầu, khả năng của Renda và Hundu cũng cần tôn trọng và tuân thủ theo đúng
mức độ hợp tác giữa hai nước và luật pháp quốc tế. Như vậy trong trược hợp này cuộc điện đàm
không làm phát sinh nghĩa vụ đối với bên Renda trong việc tạo điều kiện cho Hundu tấn công và tiêu
diệt trùm khủng bố trên lãnh thổ Renda.
 

Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa hai quốc gia có phải điều ước quốc tế

Tình huống 5

Năm 1970, quốc gia A gửi cho quốc gia B văn bản đề nghị xác định biên giới trên biển giữa quốc gia
B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế.
Trong thư đó, quốc gia A có nêu rõ nguyên tắc, cách thức phân định và có bản đồ phân định đính
kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A.
Tuy nhiên, tranh chấp đến biên giới trên biển lại nảy sinh khi C trở thành quốc gia độc lập, có chủ
quyền. Quốc gia C cho rằng: thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và quốc gia
B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, với tư cách quốc gia
mới ra đời sau cách mạng giải phóng, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà
A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:
– Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải điều ước quốc tế có giá trị
ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao?
– Quốc gia C có nghĩa vụ phải kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký
kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển hay không? Tại sao?
BÀI LÀM
1. Thoả thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải điều ước quốc tế có giá trị
ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao.
Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B về  vấn đề xác định biên giới trên
biển giữa quốc gia B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà A đang khai thác và đại diện trong quan hệ
quốc tế có thể xem là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc ở thời điểm C vẫn là vùng lãnh thổ
thuộc địa của A.
Theo điểm a khoản 1 Luật công ước Viên năm 1969, Điều ước quốc tế dùng để chỉ“một hiệp định
quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được
ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất
kể tên gọi riêng của nó là gì”. Thoả thuận quốc tế sẽ trở thành điều ước quốc tế và có giá trị ràng
buộc khi nó đảm bảo các trình tự tạo nên một điều ước quốc tế, cụ thể như phải đảm bảo các giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành các văn bản điều ước: Trong giai đoạn này, các bên sẽ thực hiện
các hành vi như: đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước. Thực hiện xong các hành vi
này, điều ước quốc tế vẫn chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên nếu thiếu các hành vi này thì một điều
ước quốc tế không thể được hình thành.
Giai đoạn 2: giai đoạn thực hiện các hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc của quốc gia với điều ước
quốc tế và có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của điều ước đó. Giai đoạn này có 4 hành vi được thực
hiện đó là: hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế.[ Theo “Luật Quốc tế” Ts.
Ngô Hữu Phước]
Các thoả thuận giữa các quốc gia chưa thể trở thành một điều ước quốc tế khi thiếu các trình tự trên.
Tuy nhiên, các quy định tại công ước Viên năm 1969 chỉ bắt đầu có hiệu lực từ năm 1980. Trước khi
công ước Viên năm 1969 có hiệu lực, trong quan hệ quốc tế, điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa
các quốc gia – có thể bằng hình thức văn bản hoặc là sự thỏa thuận bằng miệng – thỏa thuận này
được gọi là “điều ước quân tử”
Thứ hai, xét đến yếu tố chủ thể tham gia trong thỏa thuận này là quốc gia A và quốc gia B – đều
là chủ thể của luật quốc tế. Thỏa thuận này được hình thành dựa trên sự đồng ý của 2 quốc gia
(Quốc gia A gửi đề nghị và quốc gia B ngỏ ý đồng ý).
Như vậy, căn cứ theo phân tích trên, thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B
có thể xem là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc giữa A và B.
2. Quốc gia C có nghĩa vụ kế thừa tất cả các thoả thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết, trong
đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển hay không? Tại sao?
Với thỏa thuận quốc tế, quốc gia C không có nghĩa vụ kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc
gia A đã đại diện ký kết (nghĩa là quốc gia A có thể tiếp tục thực hiện các ngĩa vụ đó hoặc không)
những với thỏa thuận xác định biên giới trên biển, C vẫn phải tiếp tục tôn trong và thực hiện thỏa
thuận quốc tế này. Vì các lý do như sau:
Thứ nhất:  Theo luật quốc tế hiện hành, các quốc gia mới thành lập không có nghĩa vụ phải tiếp tục
thực hiện các điều ước quốc tế do quốc gia để lại thừa kế ký kết. Căn cứ vào cơ sở pháp lý tại điều
16 và điều 28 công ước Viên năm 1978:
Điều 16: Đối với những điều ước của các quốc gia tiền nhiệm, Quốc gia mới độc lập không bị ràng
buộc việc duy trì hiệu lực hoặc phải trở thành thành viên của bất ký điều ước nào với lý do điều ước
vẫn còn hiệu lực đối với lãnh thổ được ký kết vào thời điểm kế thừa.
Điều 28: Điều ước song phương: Điều ước song phương vẫn đang còn hiệu ước hoặc tạm thời áp
dụng đối với lãnh thổ được thừa kế vào thời điểm thừa kế sẽ vẫn còn hiệu lực giữa hai bên quốc gia
độc lập mới hình thành hoặc quốc gia kia khi:
+ Hai bên khẳng định rõ ràng sự chấp thuận
+ Hai bên bằng hành vi thể hiện sự chấp thuận
Như vậy, đối với các điều ước quốc tế các quốc gia để lại kế thừa, có hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Quốc gia mới giành được độc lập không phải tiếp tục thực hiện các điều ước quốc
tế trước đây vẫn thi hành tại lãnh thổ quốc gia mới đó.
– Trường hợp 2: Đối với các điều ước mà trước đây quốc gia A đã kí kết, quốc gia C  có thể thỏa
thuận các điều kiện áp dụng điều ước với quốc gia A. Hoặc C sẽ kí kết với A các điều ước đặc biệt,
trong những điều ước lại này có ghi nhận việc C sẽ kế thừa tất cả các điều ước còn hiều lực thi hành
do A đã kí kết với B về lãnh thổ vốn là thuộc địa của A trước đây.
Thứ hai: trong trường hợp này C vẫn phải kế thừa điều ước quốc tế xác định biên giới trên biển giữa
A và B bởi: những điều ước biên giới về lãnh thổ thường có giá trị rất bền vững và mang tính ổn định
dù hai bên có mất tư cách chủ thể thì quốc gia mới vẫn buộc phải thừa kế. Căn cứ theo quy định tại
điều 11, 15 và 30 của Công ước Viên năm 1969:
Điều 11: Sự kế thừa quốc gia không ảnh hương đến tới:
Một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định, hay
Các quyền và nghĩa vụ đã được xác định bởi một hiệp định liên quan đến thể chế biên giới.
Điều 15: Khi một phần lãnh thổ nhà nước hoặc khi bất cứ phần lãnh thổ nào mà không còn là lãnh
thổ của quốc gia đó hoặc trở thành một phần lãnh thổ của quốc gia khác thì:
a, Điều ước của quốc gia để lại sẽ ngừng có hiệu lực với phần lãnh thổ mà quốc gia thừa kế có liên
quan, kể từ ngày quốc gia thừa kế ra đời.
Như vậy, với các điều ước quốc tế khác, Quốc gia C không có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện các điều
ước này và có thể hiện nó hay không nhưng với thỏa thuận quốc tế về biên giới, quốc A buộc phải
tôn trọng thực hiện.
 

Hành vi xâm phạm thềm lục địa của quốc gia ven biển – bài tập cá nhân công pháp quốc tế

Tình huống 6

Quốc gia Hudu xúc tiến việc lắp đặt các dây cáp ngầm dưới đáy biển ở vị trí cách đường cơ sở của
quốc gia Tara 150 hải lý.Trong quá trình lắp đặt, các kỹ sư thi công của Hudu nhận thấy rằng cần
phải cố định các đường dây cáp bằng cách khoan 10 mũi vào đáy biển và họ gửi đề xuất này tới
Chính phủ Hudu. Chính phủ Hudu đồng ý với đề xuất trên, đồng thời cho phép các kỹ sư thi công
thăm dó và thực hiện việc khoan cố định 10 mũi vào lòng đất dưới đáy biển nơi đặt dây cáp ngầm.
Khi phát hiện ra hành vi nói trên, Tara đã yêu cầu Hudu dừng ngay hành vi lắp đặt dây cáp cũng như
việc khoan vào lòng đất dưới đáy biển trong vùng biển của Tara. Hãy cho biết:
– Tara yêu cầu Hudu dừng ngay hành vi lắp đặt dây cáp ngầm cũng như việc khoan vào lòng đất
dưới đáy biển có phù hợp với luật quốc tế không ? Tại sao ?
– Hudu có thể thực hiện những quyền gì trong vùng biển trên của Tara? Tại sao?
BÀI LÀM
1. Tara yêu cầu Hudu dừng ngay hành vi lắp đặt dây cáp ngầm cũng như khoan vào lòng đất dưới đáy
biển của Tara hoàn toàn phù hợp với quy định của luật quốc tế.
Tại vì hành vi “lắp đặt dây cáp ngầm dưới đáy biển” cũng như “khoan vào đáy biển” của Hudu đã vi
phạm quy định của luật quốc tế đồng thời xâm phạm đến quyền của Tara tại vùng thềm lục địa, mà
không có sự đồng ý của quốc gia này.
Trước hết, phải khẳng định vị trí mà Hudu thực hiện các hành vi nêu trên thuộc vùng thềm lục địa của
Tara. Thềm lục địa quốc gia ven biển theo Điều 76 Công ước 1982 được xác định:
“Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh
hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến
bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi
bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. (khoản 1 Điều 76 Công ước luật
biển năm 1982)
Nếu bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển cách đường cơ sở chưa tới 200 hải lý thì thềm lục
địa của nước đó được tính đến 200 hải lý, tức là đến ranh giới phía ngoài của  vùng đặc quyền kinh
tế. Nói cách khác, khi bờ ngoài của rìa lục địa gần hơn, hoặc chỉ cách đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km) thì ranh giới ngoài của thềm lục địa
pháp lý nước này sẽ bằng hoặc mở rộng đến khoảng cách không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
Khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200
hải lý tính từ đường cơ sở và dao động ở khoảng cách từ ngoài giới hạn 200 hải lý ra đến các
khoảng cách 250 hải lý; 300 hải lý; 350 hải lý hoặc rộng hơn thế. Thì theo khoản 5 Điều 76 Công ước
luật biển 1982 thì thềm lục địa pháp lý mở rộng ngoài giới hạn 200 hải lý kể từ đường cơ sở được
tính từ đường ranh giới phía ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, nhưng không được
vượt quá 350 hải lý (648,2 km) tính từ đường cơ sở hoặc cách đường thẳng sâu 2500m một khoảng
cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km).
Như vậy, vị trí mà Hudu lắp đặt dây cáp ngầm cũng như khoan vào đáy biển cách đường cơ sở của
Tara 150 hải lý hoàn toàn thuộc vùng thềm lục địa của Tara.
Theo quy định tại Điều 79, Công ước 1982 tất cả các quốc gia có quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn
ngầm ở thềm lục địa, tuy nhiên phải tuân theo điều kiện của quốc gia ven biển khi thực hiện quyền
lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có thể
không đồng ý cho quốc gia khác lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của mình khi việc
lắp đặt ấy cản trở việc quốc gia ven biển thực hiện quyền của mình tiến hành những biện pháp hợp lý
để thăm dò thềm lục địa và để ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm do dây cáp và ống dẫn ngầm
gây ra (khoản 2 Điều 79). Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm theo tuyến phải được sự thỏa thuận
của quốc gia ven biển ( khoản 3 Điều 79). Điều đó cho thấy, quyền của tất cả các quốc gia lắp đặt
dây cáp và ống dẫn ở thềm lục địa của quốc gia ven biển không phải là quyền tự do vô điều kiện.
Trong trường hợp này, việc Hudu lắp đặt dây cáp ngầm dưới đáy biển thuộc vùng thềm lục địa của
Tara mà không thỏa thuận cũng như không có sự đồng ý của Tara tức là đã xâm phạm đến quyền
của Tara tại vùng thềm lục địa; Hành vi lắp đặt dây cáp của Hudu khi không thỏa thuận với Tara là vi
phạm quy định của pháp luật quốc tế ( khoản 3 Điều 79 Công ước Luật Biển 1982); Hành vi lắp đạt
dây cáp ngầm của Hudu có thể cản trở Tara thực hiện quyền của mình khi tiến hành thăm dò thềm
lục địa; đồng thời hành vi này cũng có thể gây ô nhiễm môi trường cho vùng biển của Tara và Tara
có quyền bảo vệ môi trường biển ở thềm lục địa của mình (theo quy định tại Điểu 208 Công ước
1982). Vì những lý lẽ trên, quốc gia Tara hoàn toàn có quyền yêu cầu dừng ngay hành vi lắp đặt trái
phép của Hudu trên vùng thềm lục địa của Tara.
Quốc gia Tara có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất cứ vào mục đích gì
theo Điều 81 Công ước Luật Biển 1982: “Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc
khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì.” Như vậy, Hudu tiến hành việc khoan 10 mũi khoan lên
vùng thềm lục địa của Tara khi không có sự đồng ý của Tara là hành vi trái với quy định của pháp luật
quốc tế, đồng thời vi phạm đến đặc quyền của Tara ( Điều 81); Hành vi này cũng có thể gây ô nhiễm
cho vùng biển của Tara. Vì vậy, quốc gia Tara có quyền yêu cầu Hudu chấm dứt các hành vi vi phạm
của mình.
2. Những quyền Hudu có thể thực hiện trên vùng biển trên của Tara
Hudu cũng như các quốc gia khác hoàn toàn có quyền đối với vùng nước và vùng trời phía trên thềm
lục địa của Tara. Việc quy định và thực hiện quyền tài phán của các quốc gia ven biển không làm ảnh
hưởng đến quyền tự do của Hudu.
– Hudu có quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của Tara theo quy định tại Điều 79,
Công ước 1982. Tuy nhiên, cũng theo Điều 79 thì Hudu phải tuân theo một số điều kiện mà quốc gia
Tara đưa ra khi thực hiện quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của quốc gia ven
biển. Trước hết, Tara có thể không đồng ý cho Hudu cũng như các quốc gia khác lắp đặt dây cáp và
ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của mình khi việc lắp đặt ấy cản trở việc quốc gia ven biển thực hiện
quyền của mình tiến hành những biện pháp hợp lý để thăm dò thềm lục địa và để ngăn ngừa hạn chế
và chế ngự ô nhiễm do dây cáp và ống dẫn ngầm gây ra (Khoản 2 Điều 79). Nếu như Hudu tiến hành
việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm thì phải theo tuyến đã được sự thỏa thuận  với Tara ( căn cứ
vào khoản 3 Điều 79). Những quy định này chứng tỏ rằng quyền của tất cả các quốc gia lắp đặt dây
cáp và ống dẫn ở thềm lục địa của quốc gia ven biển không phải là quyền tự do vô điều kiện. Các
khoản 2 và 3 của Điều 70 dành quyền quyết định cho quốc gia ven biển. Ngoài ra, theo khoản 5 Điều
79, khi lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm thì Hudu phải tiến hành những biện pháp phòng ngừa cần
thiết đối với dây cáp và ống dẫn ngầm đã được lắp đặt từ trước, đặc biết là không làm cho chúng
phải sửa chữa lại.
– Ngoài ra, Hudu cũng có thể tiến hành việc nghiên cứu khoa học ở thềm lục địa của quốc gia Tara.
Theo quy định của công ước thì điều đó về nguyên tắc chỉ có thể xảy ra khi có sự chấp thuận của
Tara. Trong những điều kiện bình thường, Tara có thể đồng ý cho Hudu, các nước khác và tổ chức
quốc tế tiến hành nghiên cứu khoa học ở thền lục địa của mình, nếu việc nghiên cứu này được thực
hiện vì mục đích hòa bình và thỏa bãn được các điều kiện khác như công ước quy định. Vì mục đích
đó, Tara ban hành các quy tắc, thủ tục và luật lệ để đảm bảo sẽ cho phép trong một thời hạn hợp lý
và sẽ không khước từ một cách phi lý (Điều 246 khoản 3).
– Hudu có quyền được khoan vào thềm lục địa khi được phép của Tara. Tại vì, theo quy định tại Điều
81 Công ước Luật Biển 1982 thì quốc gia ven biển có đặc quyền  tài phán và quy định việc khoan ở
thềm lục địa vào bất kỳ mục đích gì. Điều đó có nghĩa là các quốc gia khác được phép khoan vào
thềm lục địa của quóc gia ven biển khi được sự cho phép của quốc gia ve biển và phải tuân thủ quy
định do quốc gia ven biển đặt ra. Như vậy, Hudu có thể có quyền khoan vào đáy biển trên vùng thềm
lục địa của quốc gia Tara khi được quốc gia này đồng ý và phải tuân thủ quy định mà Tara đã đặt ra.
 

Hiệp ước hợp tác chống khủng bố

Tình huống 7

Các quốc gia A, B, C và D là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế.
Ngày 11/4/2004 các nước này đã ký Hiệp ước hợp tác chống khủng bố” trong đó cho phép các quốc
gia thành viên được áp dụng mọi biện pháp đểvô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp
dụng hình phạt tử hình. Hiệp ước này yêu cầu phải phê chuẩn và có cho phép bảo lưu.
Quốc gia A ngay khi ký Hiệp ước đã đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử hình.
Sau đó, ngày 19/11/2004, cả 3 quốc gia A, B và C đã phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu
(quốc gia A khi ký có bảo lưu nhưng khi phê chuẩn không nhắc lại bảo lưu đó). Quốc gia D đã gửi
kèm văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu: “Các điều khoản củaHiệp ước ràng buộc quốc gia D,
trừ điều khoản áp dụng biện pháp  tử hình”. Quốc gia C phản đối bảo lưu này của quốc gia D và
tuyên bố hai bên không có quan hệ điều ước. Quốc gia B cũng phản đối bảo lưu nhưng không phản
đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D.  Quốc gia A im lặng.
Hãy phân tích và xác định hiệu lực của Hiệp ước hợp tác chống khủng bố và điều khoản áp dụng
biện pháp tử hình trong mối quan hệ giữa bốn quốc gia A, B, C, D.
BÀI LÀM
Lý luận chung
Theo quy định tại Công ước Viên về Luật Điều ước ngày 23 tháng 5 năm 1969
Bảo lưu : “ Bảo lưu” là một tuyên bố đơn phương với bất kì cách diễn đạt hoặc tên gọi nào, được
quốc gia đưa ra khi kí, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm loại trừ
hoặc thay đổi hiệu lực pháp lí của một số điều khoản nhất định của điều ước khi áp dụng đối với quốc
gia đó.
Khi một quốc gia thành viên của điều ước quốc tế tuyên bố bảo lưu một hay một số điều khoản trong
điều ước và việc bảo lưu đó là hợp pháp, thì việc chấp thuận hay phản đối tuyên bố bảo lưu đó của
các quốc gia thành viên khác sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, được quy định tại Điều
23, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 như sau: “1. Một bảo lưu đề … bảo lưu đó đề
ra.”
Giải quyết tình huống
Trước hết, trường hợp quốc gia A khi ký có đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử
hình nhưng ngay sau đó, ngày 19/11/2004, A lại phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu. Do đó,
việc bảo lưu của quốc gia A khi ký không có giá trị pháp lý và quốc gia A qua việc phê chuẩn, đã chấp
nhận chịu sự ràng buộc của Điều ước (Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế).
Xét trường hợp tuyên bố bảo lưu và văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu của quốc gia D là hợp
pháp, do đó việc chấp thuận, phản đối của các quốc gia thành viên còn lại của điều ước quốc tế về
vấn đề Không áp dụng biện pháp tử hình sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Dựa vào
các căn cứ pháp lí nêu trên, ta thấy quan hệ điều ước giữa các quốc gia thay đổi như sau:
1. Căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Công ước Viên 1969,chấp nhận và phản đối bảo lưu:” Theo qui định tại
các khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có qui định khác, một bảo lưu coi như được quốc gia khác chấp
thuận nếu quốc gia này không đưa ra phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được
thông báo về bỏa lưu hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước,
nếu thời hạn 12 tháng nêu trên đã chấm dứt” và điểm a Khoản 4 Điều 20 “Việc chấp thuận một bảo lưu
của một quốc gia kí kết khác sẽ làm cho quốc gia đưa ra bảo lưu trở thành một thành viên của điều ước
này trong quan hệ với quốc gia kí kết khác nêu trên, nếu hoặc khi điều ước đó có hiệu lực đối với các
quốc gia đó”.
Xét việc trước hành động bảo lưu của quốc gia D, quốc gia A im lặng và sau 12 tháng xem như Quốc
gia A chấp thuận bảo lưu của quốc gia D về văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu. Vì vậy giữa
quốc gia A và quốc gia D vẫn tồn tại quan hệ điều ước quốc tế về chống khủng bố, theo đó, quốc gia
D sẽ Không áp dụng biện pháp tử hình và tương tự, quốc gia A cũng sẽ không áp dụng biện pháp tử
hình để vô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố ở nước mình.
2. Căn cứ vào điểm b Khoản 4 Điều 20 Công ước viên 1969 “ Việc phản đối một bảo lưu của một quốc gia
kí kết khác không cản trở việc điều ước này có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đưa ra
bảo lưu, trừ khí quốc gia phản đối bảo lưu đã biểu thị ý định và ngược lại”.
– Quốc gia C phản đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ
điều ước, do đó giữa C và D không tồn tại quan hệ điều ước về hợp tác chống khủng bố.
– Quốc gia B phản đối nhưng không phản đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D. Như vậy
giữa B và D vẫn tồn tại quan hệ điều ước tuy nhiên điều khoản bảo lưu cũng như văn kiện phê chuẩn
tuyên bố bảo lưu đi kèm của D thì không được áp dụng.
– Giữa các quốc gia A, B, C vẫn tồn tại quan hệ điều ước như đã thỏa thuận vì giữa các quốc gia này
không có bảo lưu ( khoản 2 Điều 20 Công ước Viên 1969): quốc gia thành viên sẽ áp dụng việc áp
dụng mọi biện pháp để vô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp dụng hình phạt tử hình.
 

Tình huống 8

Năm 1995, hai quốc gia Tunyza và Bravia ký kết Hiệp ước phân định biên giới trong đó thoả thuận sẽ
thiết lập khu vực phi quân sự có chiều rộng 10 km tính từ đường biên giới trở vào lãnh thổ mỗi bên.
Ngày 16/8/2011, quốc gia Tunyza tập trung hàng nghìn binh sĩ để chuẩn bị cho cuộc tập trận sát dọc
tuyến biên giới giữa Tunyza và Bravia. Chính quyền Tunyza cho rằng cuộc tập trận này mang tính
chất phòng thủ và diễn ra hàng năm. Trong khi đó, chính quyền Bravia lại cho rằng đây là một hành
động vi phạm Hiệp ước phân định biên giới đã ký, có tính chất khiêu khích quân sự và đe doạ sự
toàn vẹn lãnh thổ của Bravia.
Để phản đối hành động này, ngày 17/8/2011, Bravia đã gửi tối hậu thư yêu cầu Tunyza rút quân ngay
lập tức ra khỏi khu vực biên giới giữa hai quốc gia và đe doạ sẽ sử dụng quân đội để tấn công nếu
Tunyza không rút quân. Bất chấp lời cảnh báo của Bravia, Tunyza vẫn không tiến hành rút quân.
Trước thái độ của Tunyza, Bravia đã dùng đạn pháo về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân
thường và binh sĩ của Tunyza.
Hãy bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia thực hiện trên cơ sở các quy định của
luật quốc tế
BÀI LÀM
Với những dữ kiện đưa ra từ tình huống có thể kết luận cả hai quốc gia Tunyza và Bravia đều có
hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế
Thứ nhất, hành vi của cả 2 quốc gia đều vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
– Về phía Tunyza:
Năm 1995, hai quốc gia Tunyza và Bravia ký kết Hiệp ước phân định biên giới trong đó thoả thuận sẽ
thiết lập khu vực phi quân sự có chiều rộng 10 km tính từ đường biên giới trở vào lãnh thổ mỗi bên.
Khu vực phi quân sự là khu vực, biên giới hoặc ranh giới nằm giữa hai hay nhiều lực lượng quân sự
đối lập mà tại đó hoạt động quân sự không được phép tiến hành. Tuy nhiên, vào ngày 16/8/2011,
quốc gia Tunyza tập trung hàng nghìn binh sĩ để chuẩn bị cho cuộc tập trận sát dọc tuyến biên giới
giữa Tunyza và Bravia. Theo Tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc
cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia đã quy định “mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ
việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi phạm các đường ranh giới quốc tế như giới tuyến
ngừng bắn, được thiết lập bằng bởi một thỏa thuận quốc tế mà quốc gia đó là một bên, hoặc tương
tự như vậy, có nghĩa vụ phải tuân thủ”. Khái niệm vũ lực còn bao hàm cả việc quốc gia này sử dụng
lực lượng vũ trang không nhằm tấn công xâm lược quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa quốc
gia khác. Như vậy hành vi tập trận sát biên giới của Tunyza được coi là hành động đe dọa dùng vũ
lực, vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
– Về phía Bravia:
Để phản đối hành động này, ngày 17/8/2011, Bravia đã gửi tối hậu thư yêu cầu Tunyza rút quân ngay
lập tức ra khỏi khu vực biên giới giữa hai quốc gia và đe doạ sẽ sử dụng quân đội để tấn công nếu
Tunyza không rút quân. Tiếp sau đó, trước thái độ bất hợp tác của Tunyza, Bravia đã dùng đạn pháo
về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ của Tunyza. Ở đây, sự phản ứng của
Bravia gồm 2 hành vi “gửi tối hậu thư” và “bắn đạn pháo”. Như phân tích ở trên hành động “gửi tối
hậu thư” đe dọa quốc gia khác cũng được coi là hành vi “đe dọa dùng vũ lực”, không phù hợp với
hiến chương Liên hợp quốc. Hiến chương cũng chỉ quy định hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực
lượng vũ trang vào mục đích tự vệ và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có đe
dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc bị xâm lược. hành sử dụng vũ trang để tự vệ chỉ được coi là
“hợp pháp” khi một quốc gia bị quốc gia khác tấn công vũ trang. Trong trường hợp này, Bravia đã có
hành động “bắn đạn pháo” khi Tunyza chưa có hành động tấn công vũ trang nào. Như vậy, hành
động “bắn đạn pháo” từ phía Bravi được coi là hành vi “dùng vũ lực”, vi phạm nguyên tắc cơ bản của
luật Quốc tế.
Thứ hai, hành vi bắn đạn pháo của Bravi về phía Tunyza đã vi phạm nguyên tắc hòa bình giải quyết các
tranh chấp quốc tế
Tranh chấp quốc tế luôn xảy ra trong các hoàn cảnh cụ thể, khi mà các  chủ thể luật Quốc tế có
những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể không
thể thống nhất được. Tuyên bố 1970 đã quy định: “Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp
quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hòa bình…”. Bên cạnh đó, Điều 33 Hiến
chương Liên Hợp quốc đã đưa ra những biện pháp hòa bình mà các bên có thể lựa chọn khi xảy ra
tranh chấp quốc tế. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp giải quyết
theo điều 13 để giải quyết tranh chấp sao cho hiệu quả nhất nhưng bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc
và cơ sở luật Quốc tế
Như vậy, hành vi của Bravi không nằm trong các biện pháp được quy định tại điều 33 và vi phạm
nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
Thứ ba, hành động không tuân thủ đúng Hiệp định phân định biên giới đã ký với Bravia của Tunyza đã
vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
Khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định “ tất cả các thành viên liên hợp quốc thiện chí
thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”. Bên cạnh đó, Công ước Viên 1969 về Luật điều ước
quốc tế cũng đã khẳng định “mỗi điều ước quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều
được các bên thực hiện một cách thiện chí”
Bravia và Tunyza đã kí với nhau Hiệp định phân định biên giới năm 1995 một cách tự nguyện, trên
cơ sở bình đằng, và tại thời điểm ngày 16/8/2011, điều ước đã phát sinh và đang còn hiệu lực.
Trường hợp của Tunyza không nằm trong các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc đã được quy định.
Như vậy cả hai bên phải có nghĩa vụ tuân thủ theo đúng những quy định của điều ước. Hành vi tập
trận sát biên giới của Tunyza đã vi phạm thoả thuận trong Hiệp ước với Bravia, đã có sự vi phạm
trong việc thực thi điều ước đồng thời vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết
quốc tế.
 

Tình huống 9

Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là
X, Y, Z, Bêta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về
việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị
và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà
nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”.
Tháng 9/1980, bang X ký kết Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch
trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bêta. Quốc hội của bang X đã thông qua Hiệp định và Quốc hội
của Bêta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực ngày
16/2/1981.
Tháng 2/1981. Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền
theo pháp luật của Anpha vì vậy Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật Quốc tế. Tuy nhiên Bê ta
khẳng định X đã ký kết Hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm
quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có
thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch”
Hãy xác định hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên
sông biến giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực đó và giải thích?
BÀI LÀM
Thứ nhất, có thể khẳng định Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên
sông Maiki giữa bang X và quốc gia Bêta bị vô hiệu.
Ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang
là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Có thể thấy, X, Y, Z là
3 bang cấu thành nên Liên bang Anpha. Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của mỗi bang đều ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình của Liên bang. Vì vậy, trước những vấn đề liên quan trực tiếp đến tình
hình chung, Liên bang Anpha hoàn toàn có quyền được tham gia quyết định.
Theo dữ kiện của đề bài, Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch được
tiến hành tại sông biên giới Maiki. Đây được coi là biên giới tự nhiên thuộc biên giới trên bộ theo quy
định của Luật Quốc tế. Theo đó, quy chế qua lại của người, phương tiện, hàng hóa hoạt động ở khu
vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên ở
vùng biên giới… đều thuộc chế độ pháp lý của biên giới quốc gia. Cũng căn cứ vào pháp luật Quốc
tế, về nguyên tắc, những vấn đề biên giới lãnh thổ là thẩm quyền của các  cơ quan nhà nước cấp
trung ương . Quy định trên xuất phát từ tầm quan trọng của biên giới đối với vấn đề an ninh chính trị,
kinh tế, xã hội…của một quốc gia. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư
cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy,
Liên bang Anpha hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, cụ thể là
Liên bang Anpha hoàn toàn có tư cách chủ thể để tham gia kí kết Hiệp định. Việc bang X viện dẫn
quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa
thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” là không chính xác. Nếu như đây là
một hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch bình thường và được
thực hiện ở một khu vực khác ngoài khu vực biên giới lãnh thổ thì bang X hoàn toàn có thẩm quyền
ký kết theo quy định của Hiến pháp Liên bang. Tuy nhiên, Hiệp định trên lại được ký kết và thống
nhất thực hiện tại khu vực sông biên giới giữa bang X và quốc gia Bêta – khu vực hết sức nhạy cảm
có khả năng ảnh hưởng đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội của toàn liên bang. Cho dù hiệp định
trên có hay không có khả năng ảnh hưởng đến tình hình chính trị, an ninh, xã hội thì việc bang X tự ý
kí với quốc gia Bêta mà không thông qua Liên bang Anpha là hoàn toàn sai thẩm quyền. Như vậy,
Hiệp định phân định vùng đánh bắt các và khai thác hoạt động du lịch trên sông Maika giữa bang X
và quốc gia Bê ta không có hiệu lực do sai về thẩm quyền kí kết và nội dung kí kết theo quy định của
Luật quốc tế.
Thứ hai, căn cứ pháp lý dùng để xác định hiệu lực ở đây có thể căn cứ vào nguyên tắc chung của luật
Quốc tế và Hiến pháp Liên Bang.
Điều 2 Hiến pháp quy định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ
pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Liên bang có tư cách tham gia mọi quan hệ quốc tế liên quan
đến Anpha
Hiến pháp Liên bang cũng quy định: “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận
quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” Như vậy, các bang chỉ có quyền tự mình
tham gia kí kết các thỏa thuận quốc tế trong các lĩnh vực trên, còn đối với những vấn đề liên quan
đến biên giới quốc gia thì bang X không có quyền tự quyết định mà không thông qua Liên bang.
Bên cạnh đó nguyên tắc chung đối với quy chế pháp lý của viên giới quốc gia trong luật quốc tế cũng
quy định, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy chế này thuộc thẩm quyển của cơ quan nhà
nước cấp trung ương và các vấn đề liên quan đến phân định biên giới luôn được thực hiện giữa hai
quốc gia thông qua một hiệp định , cụ thể ở đây là Liên bang Anpha sẽ là chủ thể đứng ra kí kết và
thực hiện các vấn đề trên.
 

Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang

Tình huống 10

Pizza và Limon là hai quốc gia hiện đang có tranh chấp về biên giới trên bộ. Quan hệ giữa hai nước
ngày càng trở nên căng thẳng do những vụ xung đột thường xuyên xảy ra tại khu vực biên giới. Ngày
5/5/2010, Pizza phát hiện Limon đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn và đang
triển khai sản xuất vũ khí hạt nhân. Limon không phủ nhận thông tin làm giàu uranium những khẳng
định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, sử dụng vào mục đích hòa bình.
Ngày 10/6/2010, một nhóm vũ trang từ lãnh thổ Pizza đã vượt biên giới, tấn công và phá hủy các cơ
sở hạt nhân của Limon. Đáp trả hành động nói trên, Limon sử dụng máy bay ném bom các trung
tâm thương mại, đài truyền hình trung ương và các nhà máy điện của Pizza, gây nhiều thiệt hại về
người. Hãy cho biết:
– Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế không? Giải thích
tại sao?
– Pizza có quyền áp dụng những biện pháp đáp trả nào đối với Limon? Giải thích tại sao?
BÀI LÀM
1. Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế không? Giải thích tại
sao?
– Trả lời: Không.
– Giải thích:
Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon đã vi phạm pháp luật quốc tế, cụ thể là vi phạm
nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực – một quy phạm Jus cogens được ghi nhận
trong khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ
bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm
phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với
những mục đích của Liên hợp quốc.”
Điều kiện một chủ thể bị coi là vi phạm nguyên tắc này là : Một, có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc
sử dụng vũ lực; và Hai, hành vi đó trái pháp luật quốc tế. Như vậy, để chứng minh hành vi của Limon
có vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực hay không cần chứng minh được cả
hai điều kiện trên.
Thứ nhất, có thể khẳng định hành vi của Limon là hành vi sử dụng vũ lực. Khái niệm “vũ lực” được
sử dụng trong Hiến chương bao gồm sức mạnh vũ trang và cả các loại sức mạnh phi vũ trang khác.
Hành vi sử dụng máy bay ném bom các trung tâm thương mại, đài truyền hình trung ương và các
nhà máy điện quốc gia khác của Limon rõ ràng là hành vi sử dụng sức mạnh vũ trang, bởi Limon đã
dùng máy bay ném bom tấn công Pizza – loại máy bay dùng cho mục đích quân sự được sử dụng để
tấn công các mục tiêu trên mặt đất, gây thiệt hại về lớn về kinh tế, con người.
Thứ hai, hành vi sử dụng vũ lực của Limon là trái với pháp luật quốc tế. Sở dĩ phải đặt ra điều kiện
pháp lý cho một hành vi sử dụng vũ lực là bởi Hiến chương Liên hợp quốc không chỉ cấm các biện
pháp vũ lực bất hợp pháp mà còn cho phép các biện pháp vũ lực hợp pháp, được quy định tại các
điều từ 39 đến 42, điều 51. Theo đó, có hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang là: sử
dụng vào mục đích tự vệ (Điều 51), và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có đe
dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc bị xâm lược (từ điều 39 đến 42).
Nhìn bề ngoài, hành vi của Limon có vẻ mang tính chất tự vệ chính đáng, bởi trước đó, Limon không
hề có ý định tấn công Pizza mà do Pizza đã đơn phương vượt biên giới, tấn công và phá hủy các cơ
sở hạt nhân của Limon. Hành vi đó của Pizza bị coi là vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực
hay dùng vũ lực nên theo tinh thần của Điều 51 thì Limon hoàn toàn có quyền tự vệ chính đáng. Tuy
nhiên, cần phải lưu ý, Điều 51 quy định về “quyền tự vệ” của các quốc gia chứ không cho phép một
quốc gia tiến hành trả đũa đối với những cuộc tấn công trước đó. Hành vi trả đũa không thể coi là
thực hiện quyền tự vệ, bởi trong khi tự vệ là hành động cần thiết để bảo vệ nền hòa bình của quốc
gia khi có sự tấn công vũ trang thì trả đũa lại mang bản chất là hành vi trừng phạt đối với quốc gia
khác. Quốc gia áp dụng biện pháp trả đũa vẫn làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế nếu không
đảm bảo nguyên tắc vừa mức. Sự không vừa mức thể hiện rất rõ ràng trong sự tấn công của Limon
nhằm vào Pizza, trong khi Pizza chỉ tấn công các cơ sở hạt nhân bằng đường bộ thì Limon còn dùng
máy bay quân sự ném bom vào cơ sở kinh tế, truyền thông và gây nhiều thương vong cho phía
Pizza. Những hành động vũ trang quá “mạnh tay” đó không thể nói là vì mục đích tự vệ đơn thuần mà
Limon chỉ lấy “tự vệ” như lí do để hợp pháp hóa hành vi xâm lược của mình. Điều đó chứng tỏ hành
vi sử dụng vũ lực của Limon là vi phạm luật quốc tế.
Rõ ràng, Limon không thể đưa ra những lý do có vẻ chính đáng để biện hộ cho hành vi sai trái của
mình và luật quốc tế cũng không cho phép các quốc gia viện dẫn căn cứ miễn trách nhiệm pháp
lý quốc tế để vi phạm các quy phạm luật quốc tế mang tính chất Jus cogens.
2. Pizza có quyền áp dụng những biện pháp đáp trả nào đối với Limon? Giải thích tại sao?
Trước hành vi phạm pháp luật quốc tế của Limon, Pizza có thể áp dụng những biện pháp đáp trả sau
đây:
– Thứ nhất: Sử dụng quyền tự vệ chính đáng. Do Limon đã tấn công vũ trang bất hợp pháp nhằm vào
Pizza nên Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc đã cho phép Pizza được sử dụng các lực lượng vũ
trang để tự vệ cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì
hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên cần lưu ý, khi thực hiện quyền tự vệ, quốc gia bị tấn công cần
tuyên bố về sự kiện bị tấn công và thông báo ngay cho Hội đồng bảo an. Nếu như thiếu sự thông báo
này thì việc sử dụng vũ lực của quốc gia không được xem là tự vệ chính đáng.
– Thứ hai: Đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Do có sự xâm phạm hòa bình quốc gia, Pizza có
quyền đề xuất lên Hội đồng bảo an để giải quyết. Hội đồng bảo an sẽ xác định sự đe dọa hoà bình,
phá hoại hoà bình và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù
hợp để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 39), bao gồm các biện pháp quân sự
(biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không
quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện) hoặc phi quân sự (cắt đứt toàn bộ hay
từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và
các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao) (Điều 41, 42).
– Thứ ba: Áp dụng hình thức trả đũa hợp pháp (reprecalia). Đây là một hình thức truy cứu trách
nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị hại tiến hành, nhằm mục đích trừng phạt những hành vi vi phạm
pháp luật quốc tế. Theo nguyên tắc chung, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế dưới hình thức
trả đũa cần được tiến hành một cách vừa mức. Ở đây, do có sự vi phạm pháp luật quốc tế của Limon
đối với mình, với tư cách là bên bị hại, Pizza hoàn toàn có thể áp dụng hình thức trả đũa một cách
hợp pháp.

You might also like