You are on page 1of 13

Đề cương ôn tập môn Công pháp quốc tế

Câu 1. Những câu hỏi sau đúng hay sai, vì sao?


1. Bảo lưu điều ước quốc tế là một giai đoạn của quá trình ký kết điều ước
quốc tế
- Sai. Vì bảo lưu điều ước quốc tế không phải là một giai đoạn trong quá
trình kí kết điều ước quốc tế , mà trong mỗi giai đoạn ký kết điều ước quốc
tế đều có liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế..
2. Mỗi quốc gia có một vùng nước nội thủy với chế độ pháp lý duy nhất.
- Sai. Vì chủ quyền quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối
riêng biệt. Vì vậy quốc gia có quyền quyết định mọi chế dộ pháp lý cho vùng nội
thủy nên mỗi quốc gia sẽ có chế độ pháp lý khác nhau.
3. Chủ thể của luật quốc tế bao gồm quốc gia, các tổ chức quốc tế, dân tộc đang
đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và chủ thể khác.
- Đúng. Vì chủ thể chủ thế luật quốc tế đó là: các quốc gia có chủ quyền; Các dân
tộc đang đấu tranh giành độc lập; Các tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể phái
sinh của luật quốc tế : Các thực thể đặc biệt của luật quốc tế.
4. Quốc gia ven biển vạch đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thẳng thì
không thể sử dụng phương pháp đường cơ sở thông thường.
- Sai. Vì Đường cơ sở được xác định dựa vào địa hình bờ biển (thẳng bằng phẳng
hay gồ ghề) nên có thể kết hợp cả 2 phương pháp đường cơ sở thông thường,
đường cơ sở thẳng. Điều 5, Điều 7, Công ước Luật biển 1982,
5. Các tổ chức quốc tế hiện nay đều được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế.
6. Lãnh thổ quốc gia trên biển bao gồm vùng nước nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp
lãnh hải.
- Sai. Vì vùng nội thủy, vùng lãnh hải mới là lãnh thổ của quốc gia ven biển. Còn
ranh giới phía ngoài lãnh hải gọi là đường biên giới quốc gia trên biển. Còn vùng
tiếp giáp lãnh hải theo định nghĩa là những vùng biển nằm ngoài lãnh hải gọi là
những vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia. Vì vậy vùng biển này
không coi là lãnh thổ của quốc gia
7. Trong vùng nước nội thủy, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và đầy đủ.
- Đúng. Vì nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn
toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

8. Khi quốc gia ký chính thức một điều ước quốc tế thì không có quyền từ chối phê
chuẩn điều ước đó.
- Sai. Vì khi quốc gia ký chính thức một điều ước quốc tế thì vẫn có quyền từ chối
phê chuẩn điều ước đó. Công ước Viên năm 1969 có quy định các trường hợp điều
ước áp dụng hình thức phê chuẩn thể để thể hiện sự đồng ý ràng buộc đối với điều
ước quốc tế của một quốc gia. Quy định về việc phải phê chuẩn cho phép các quốc
gia có thời gian và cơ hội để xem xét hoặc kiểm tra lại việc ký kết của những đại
diện của quốc gia mình và ban hành những văn bản pháp luật cần thiết cho việc
thực thi điều ước quốc tế đó ở trong nước
9. Các tổ chức quốc tế hiện nay đều được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế.
Đúng. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ
chức Y tế Thế giới Tổ chức Lao động Quốc tế Tổ chức Bảo vệ Môi trường Quốc tế
Tổ chức Tài chính Quốc tế Tổ chức Luật pháp Quốc tế và nhiều tổ chức khác đều
được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế và có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng thực thi và phát triển luật quốc tế.
10. Trong mọi trường hợp, cộng đồng quốc tế không được phép can thiệp vào công
việc nội bộ của quốc gia khác.
- Sai. Vì vẫn có những trường hợp ngoại lệ chẳng hạn công việc nội bộ có ảnh
hưởng đến nước khác hoặc đe dọa hòa bình an ninh thế giới… thì cộng đồng quốc
tế vẫn có thể can thiệp
11. Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế.
- Đúng, bởi vì quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xây dựng pháp luật
quốc tế. Quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế,
quốc gia là chủ thể cơ bản chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng
chế để tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền
tạo lập ra chủ thể mới của luật quốc tế.
12. Trong một vài trường hợp cụ thể, cá nhân, pháp nhân cũng là chủ thể của luật
quốc tế.
- Đúng. Cá nhân, pháp nhân cũng có thể là chủ thể của luật quốc tế.
Trong lĩnh vực kinh tế và thương mại quốc tế, các cá nhân và tổ chức kinh tế
thường xuyên tham gia vào các giao dịch với các đối tác nước ngoài. Vì vậy họ cần
phải tuân thủ các quy định và luật pháp quốc tế liên quan đến các hoạt động kinh tế
của họ. Ngoài ra, các cá nhân hay tổ chức kinh tế cũng có thể là chủ thể trong các
vụ tranh chấp thương mại quốc tế.

13. Chiều rộng lãnh hải của quốc gia luôn là 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
-Sai. Chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia có thể khác nhau và được quy định bởi
Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên theo quy định của Luật Biển chiều rộng
lãnh hải của một quốc gia không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc
gia đó. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt như các quốc gia có địa hình đặc
biệt hoặc các quốc gia có biên giới biển chung có thể có chiều rộng lãnh hải lớn
hơn 12 hải lý.
14. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu
thành lãnh thổ quốc gia.
- Sai. Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác
nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không
tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên
thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.
15. Quốc gia có quyền đưa ra một tuyên bố bảo lưu đối với điều ước quốc tế song
phương, điều ước quốc tế đa phương mà quốc gia đó là một bên ký kết hoặc thành
viên.
- Sai. Vì bảo lưu không diễn ra với điều ước song phương bởi vì trong những điều
ước song phương thường thỏa thuận ý chí của hai quốc gia với nhau. Trong trường
hợp một bên nào đó không thực hiện nổi một số điều của điều ước thì đây là lời đề
nghị mới của bên đối phương, nếu được bên dối phương đồng ý. Nếu không đồng
ý thì không thực hiện được quyền bảo lưu.
Đối với những điều ước đa phương mà có điều khoản qui định hoặc các bên thỏa
thuận miệng với nhau rằng không cho phép bảo lưu thì quyền bảo lưu không được
thực hiện
16. Công nhận quốc tế là điều kiện bắt buộc để một thực thể trở thành quốc gia.
Đúng. Công nhận quốc tế là một trong những điều kiện cần để một thực thể được
coi là một quốc gia. Theo nguyên tắc Montevideo năm 1933 một quốc gia phải đáp
ứng bốn tiêu chí: lãnh thổ dân số chính phủ và khả năng thiết lập quan hệ với các
quốc gia khác. Trong đó khả năng thiết lập quan hệ với các quốc gia khác được
hiểu là việc được công nhận quốc tế. Việc công nhận quốc tế giúp một quốc gia có
thể tham gia vào các hoạt động quốc tế ký kết các thỏa thuận và tham gia các tổ
chức quốc tế.
17. Khi một quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia khác có nghĩa quốc
gia đó đã thể hiện hình thức công nhận De-facto.
- Đúng. Khi một quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia khác nó đang
công nhận quốc gia đó là một thực thể De-facto tức là một quốc gia tồn tại và được
công nhận bởi cộng đồng quốc tế.
18. Cơ quan đại diện lãnh sự là cơ quan đại diện cho nước cử tại nước nhận.
- Đúng

Phần 2: Lý thuyết
1. Anh/chị hãy trình bày khái niệm và các bước xác định biên giới quốc gia?
 Định nghĩa biên giới quốc gia: Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ
của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng biển quốc gia
có quyền chủ quyền.
 Nguyên tắc xác định
 Nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc cao nhất trong xây dựng biên giới quốc gia.
 Nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia.
 Quá trình xác định biên giới Xác định biên giới quốc gia trên bộ.
 Giai đoạn 1:Hoạch định biên giới quốc gia
 Giai đoạn 2: Phân giới thực địa
 Giai đoạn 3: Cắm mốc
 Xác định biên giới quốc gia trên biển
 Trường hợp thứ nhất: các nước đối diện, kề nhau
 Trường hợp thứ hai: không đối diện, kề nhau
2. Anh/chị hãy trình bày định nghĩa và phân loại lãnh thổ trong luật quốc tế?
-ĐN: Lãnh thổ là toàn bộ trái đất bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng
nước, vùng trời, lòng đất và vùng khoảng không vũ trụ.
-Phân loại:
+Lãnh thổ quốc gia: thuộc chủ quyền quốc gia
+Lãnh thổ quốc tế: không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của bất kỳ quốc gia
nào, gồm vùng biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng trời quốc
tế, vùng đáy biển quốc tế, châu Nam cực, vùng khoảng không vũ trụ (gồm mặt
trăng và các hành tinh). Tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế
đều có quyền bình đẳng sử dụng lãnh thổ quốc tế vào mục đích hòa bình và phát
triển. Điều này đã được luật hóa thành các ngành luật trong luật quốc tế như
Nguyên tắc tự do biển cả (trong Luật biển quốc tế), Nguyên tắc tự do bay vào vùng
trời quốc tế (trong Luật hàng không quốc tế), Nguyên tắc không thiết lập chủ
quyền quốc gia đối với khoảng không vũ trụ (trong Luật vũ trụ quốc tế), …
+Lãnh thổ quốc gia được sử dụng quốc tế: là những bộ phận của lãnh thổ quốc gia
nhưng do sự đặc thù về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, nên được quốc tế hóa một
phần nhằm phục vụ cho lợi ích quốc tế, bao gồm các kênh đào quốc tế, sông quốc
tế, eo biển quốc tế
+Lãnh thổ quốc gia có quy chế hỗn hợp: là vùng lãnh thổ không phải của quốc gia
nào, nhưng cũng không phải là lãnh thổ quốc tế, gồm có: vùng đặc quyền kinh tế,
thềm lục địa (quốc gia được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng
lãnh thổ này). Quy chế pháp lý của vùng lãnh thổ này được xác định hỗn hợp theo
cả luật quốc gia và luật quốc tế (luật biển quốc tế)
3. Anh/chị hãy phân tích khái niệm và đặc điểm các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế?
* Khái niệm: Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quan điểm, tư tưởng
chính trị pháp lý cơ bản, có tính chất chỉ đạo, bao trùm và là cơ sở để xây dựng và
thi hành luật quốc tế
* Đặc điểm:
 Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất, mang tính bắt buộc chung
 Là những quy phạm mang tính chất phổ biến (được thừa nhận rộng rãi nhất)
 Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không xuất hiện liền một lúc với nhau mà
được hình thành dần dần trong từng giai đoạn phát triển của luật quốc tế.
 Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất
4. Anh/chị hãy trình bày khái niệm tập quán quốc tế, điều ước quốc tế và mối quan
hệ giữa tập quán quốc tế với điều ước quốc tế?
* Khái niệm:
- Tập quán quốc tế: là qui tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và
được các chủ thể của Luật quốc tế thừa nhận là luật.
- Điều ước quốc tế: là văn bản pháp luật quốc tế do các chủ thể luật quốc tế thỏa
thuận ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những qui tắc pháp lý
bắt buộc để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ giữa các chủ
thể của luật quốc tế.
* Mối quan hệ:
 Tập quán quốc tế là cơ sở hình thành điều ước quốc tế
 Các điều ước quốc tế có thể áp dụng như tập quán giữa các quốc gia không tham
gia điều ước
 Điều ước quốc tế tác động trở lại đến sự hình thành, phát triển của tập quán quốc
tế.
 Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều có gi trị pháp lý ngang nhau
 Điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự xung đột giữa
điều ước quốc tế và tập quán quốc tế về cùng một vấn đề
5. Anh/chị hãy trình bày nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục đối với các
trường hợp người hai quốc tịch, người không quốc tịch?
a. Người 2 quốc tịch
là tình trạng pháp lý của 1 cá nhân đồng thời có quốc tịnh của từ 2 quốc gia trở lên
-Nguyên nhân: + do sự khác biệt về PL quốc tịnh giữa các quốc gia. Ví dụ ở VN
xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống, còn Hoa Kỳ theo nguyên tắc nơi
sinh, khi đó nếu một cặp vợ chồng người VN sang Mỹ làm việc và sinh con ở Mỹ
thì đứa trẻ sinh ra sẽ có 2 quốc tịch VN và Mỹ
+ do 1 người đã có quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch gốc. Hầu hết các nước
đều yêu cầu người nước ngoài muốn gia nhập quốc tịch nước mình thì phải thôi
quốc tịch gốc, tuy nhiên một số nước (như Canada) không yêu cầu người nước
ngoài phải thôi quốc tịch gốc khi gia nhập quốc tịch ==> có hiện tượng 2 quốc tịch
-Hậu quả: dẫn đến sự xung đột về thẩm quyền bảo hộ giữa các quốc gia.
-Giải pháp khắc phục: + cho phép người có 2 quốc tịch lựa chọn 1 quốc tịch trong
số các quốc tịch người đó đang có, khi đó chỉ quốc gia được chọn mới được bảo hộ
+ áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu để xác định quốc tịch: quốc gia thứ 3 sẽ
xác định 1 người có 2 quốc tịch chỉ có 1 quốc tịch căn cứ vào thời gian cư trú (thời
gian cư trú ở đâu lâu hơn sẽ chọn quốc tịch đó), trường hợp cư trú ở 2 quốc gia
ngang nhau thì sẽ căn cứ vào mối quan hệ gắn bó nhất. (căn cứ để xác định mối
quan hệ gắn bó nhất: vợ con mang quốc tịch nước nào thì nước đó là gắn bó nhất,
công việc làm ăn chủ yếu diễn ra ở nước nào thì nước đó là gắn bó nhất)
b. Người không quốc tịch
Không quốc tịch là tình trạng pháp lý của 1 người không mang quốc tịch của bất
kỳ quốc gia nào
– Nguyên nhân: + do 1 người đã mất quốc tịch cũ (đã xin thôi quốc tịch, hoặc bị
tước quốc tịch) nhưng chưa có quốc tịch mới
+Cha mẹ là người không quốc tịch mà đứa trẻ được sinh ra tại quốc gia áp dụng
nguyên tắc Jus Sanguinis
+Xung đột về pháp luật giữa các nước về cách thức hưởng quốc tịch, mất quốc tịch
–Hậu quả: +Không được hưởng các quyền như công dân sở tại..
+Không được hưởng bảo hộ ngoại giao
– Giải pháp khắc phục: + áp dụng cả nguyên tắc quyền huyết thống và quyền nơi
sinh của trẻ em (như VN đã áp dụng)
+ cho phép người không quốc tịch được nhập quốc tịch của quốc gia sở tại khi thỏa
mãn các quy định của luật quốc gia.
+Ký điều ước quốc tế ngăn ngừa, loại bỏ, hạn chế tình trạng không quốc tịch
6. Anh/chị hãy trình bày khái niệm, chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao?
Chức năng đại điện ngoại giao bắt đầu và kết thúc trong những trường hợp nào?
-KN: Cơ quan đại diện ngoại giao là Cơ quan thay mặt nhà nước ở nước ngoài,
được thành lập trên cơ sở thỏa thuận nhằm thực hiện chức năng ngoại giao với
nước sở tại và với cơ quan đại diện ngoại giao của nước khác ở nước sở tại.
-Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định trong điều ước quốc tế
và trong pháp luật quốc gia, bao gồm:
+ Thay mặt cho nhà nước mình tại nước nhận đại diện;
+Bảo vệ quyền lợi của nhà nước và công dân nước mình ở nước nhận đại diện (bảo
hộ ngoại giao);
+Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện;
+Bằng những phương tiện hợp pháp, tìm hiểu về điều kiện và sự tiến triển của tình
hình nước nhận đại diện và báo cáo với chính phủ nước mình;
+Thúc đẩy quan hê hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học giữa
nước mình với nước nhận đại diên.
Ngoài các chức năng trên, ngày nay cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể thực
hiện cả chức năng lãnh sự, vì thế trong đại sứ quán của các nước thường có phòng
lãnh sự.
-Chức năng đại diện ngoại giao bắt đầu và kết thúc trong những trường hợp:
Chức năng đại diện ngoại giao bắt đầu khi một quốc gia chính thức bổ nhiệm một
đại diện ngoại giao để đại diện cho quốc gia đó tại một quốc gia hoặc tổ chức quốc
tế khác. Chức năng này kết thúc khi đại diện ngoại giao đó được thu hồi hoặc kết
thúc nhiệm kỳ. Ngoài ra chức năng đại diện ngoại giao cũng có thể kết thúc trong
trường hợp xảy ra các sự kiện như chiến tranh đình công hoặc các vấn đề ngoại
giao khác có ảnh hưởng đến các quan hệ quốc gia
8. Anh/chị hãy trình bày khái niệm và quy chế pháp lý của các vùng biển quốc gia
có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán?
Kn và Quy chế pháp lý của các vùng biển quốc gia có chủ quyền:
1.Vùng nội thủy
-Kn: Nội thủy là toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường cơ sở để tính bề rộng
lãnh hải.
-Quy chế pháp lý: tại vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
Mọi sự ra vào của tàu thuyền nước ngoài đều phải xin phép.

Về thẩm quyền tài phán dân sự: quốc gia ven biển có thẩm quyền tài phán về mặt
dân sự đối với mọi tàu thuyền có hành vi vi phạm trong vùng nội thủy. Tàu nhà
nước (của quốc gia khác) sử dụng vào mục đích phi quân sự được hưởng quyền
miễn trừ tài phán. Trong trường hợp tàu này có hành vi vi phạm, quốc gia ven biển
có quyền yêu cầu con tàu đó rời khỏi vùng nội thủy của mình và quốc gia mà tàu
mang cờ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do con tàu đó gây ra.
Về thẩm quyền tài phán hình sự: quốc gia ven biển có thẩm quyền tài phán hình sự
đối với mọi hành vi vi phạm (vi phạm PL của quốc gia ven biển) của tàu thuyền
trong vùng nội thủy của mình, nhưng không có thẩm quyền tài phán đối với các
cuộc xung đột xảy ra trong nội bộ thủy thủ đoàn, trừ các trường hợp:
+ tàu đó vi phạm gây ảnh hưởng về trật tự, an ninh của quốc gia ven biển
+ do thuyền trưởng tàu đó yêu cầu
+ do người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia mà tàu đó
mang cờ yêu cầu quốc gia ven biển can thiệp
Đối với tàu quân sự, tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại cũng
được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự. Trong trường hợp tàu này có hành vi
vi phạm, quốc gia ven biển có quyền yêu cầu con tàu đó rời khỏi vùng nội thủy của
mình và quốc gia mà tàu mang cờ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do con
tàu đó gây ra.
2.Vùng lãnh hải
-Kn: lãnh hải là vùng nước nằm bên ngoài nội thủy, tiếp liền với nội thủy, có bề
rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
– Quy chế pháp lý của vùng lãnh hải: tại vùng lãnh hải, quốc gia có chủ quyền
hoàn toàn và đầy đủ, tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại ở trong
vùng lãnh hải (Điều 17-26 Công ước luật biển 1982), tức là có quyền đi qua mà
không cần phải xin phép quốc gia ven biển (như đối với vùng nội thủy)
+ “đi qua”: tức là đi ở trong lãnh hải, không đi vào vùng nội thủy; đi liên tục,
nhanh chóng, không dừng lại thả neo, không cập mạn tiếp xúc với các tàu khác,
không gây ô nhiễm biển (không thải chất thải ra biển). Việc đi qua có thể bao gồm
cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố
thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc
vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc
mắc nạn.
+ “không gây hại”: không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của
quốc gia ven biển. Theo Công ước luật biển 1982, việc đi qua của một tàu thuyền
nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia
ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt
động nào sau đây:
• Đe dọa hoặc dùng vũ lục chống lại chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc
lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc
của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
• Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
• Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia
ven biển;
• Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
• Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
• Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven
biển;
• Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật
và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
• Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
• Đánh bắt hải sản;
• Nghiên cứu hay đo đạc;
• Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang
thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
• Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.
Kn và cơ chế pháp lý của quyền chủ quyền và quyền tài phán
1.Vùng tiếp giáp lãnh thổ
-Kn: Là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải và có bề rộng
không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven
biển có quyền riêng biệt và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài.
-Quy chế pháp lý (Điều 33 Công ước luật biển 1982): Tại vùng tiếp giáp lãnh hải,
quốc gia ven biển có quyền áp dụng tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa và trừng
trị các hành vi vi phạm trong 4 lĩnh vực là hải quan, thuế, y tế, nhập cư.
Ngoài ra, quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với các hiện vật có tính lịch sử và
khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải, các quốc gia khác không
được khai thác những hiện vật này mà không có sự thỏa thuận với quốc gia ven
biển.
2.Vùng đặc quyền kinh tế:
-Kn: Là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải, có bề rộng 200
hải lý tính từ đường cơ sở
- Quy chế pháp lý:
+ Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển:
Quốc gia ven biển có đặc quyền đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, có
quyền áp dụng tất cả các biện pháp nhằm khai thác và bảo tồn tài nguyên trong
vùng đặc quyền kinh tế. Các đặc quyền này được xác định dựa trên tuyên bố của
quốc gia ven biển về xác định vùng đặc quyền kinh tế cũng như tuyên bố xác lập
quyền chủ quyền của quốc gia ven biển
Đối với tài nguyên cá, quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải xác định trữ lượng cá và
khả năng khai thác. Trong trường hợp khai thác không hết, quốc gia ven biển có
nghĩa vụ san sẻ cho các quốc gia khác trên cơ sở thỏa thuận có tính tới ưu tiên các
quốc gia đang phát triển và quốc gia không có biển
Quốc gia ven biển có đặc quyền lắp đặt, sử dụng các công trình nhân tạo tại vùng
đặc quyền kinh tế
Việc nghiên cứu khoa học biển tại vùng đặc quyền kinh tế chỉ được tiến hành nếu
được sự đồng ý của quốc gia ven biển
+ Quyền của các quốc gia khác: được hưởng 3 quyền tự do cơ bản
Tự do hàng hải
Tự do hàng không
Tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
3.Thềm lục địa
-Kn: Bao gồm toàn bộ đáy và lòng đất nằm bên ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh
hải, trải dài cho tới bờ ngoài của rìa lục địa hoặc cho tới vị trí cách đường cơ sở 1
khoảng cách 200 hải lý nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn.
- Quy chế pháp lý:

+ Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển:


Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách
đương nhiên, không phụ thuộc vào bất kỳ tuyên bố thực sự hay danh nghĩa nào của
quốc gia ven biển
Tại thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên,
không có nghĩa vụ san sẻ khi khai thác không hết, và kể cả khi không khai thác thì
quốc gia khác cũng không được quyền khai thác
Quốc gia ven biển có đặc quyền khoan và cho phép khoan tại thềm lục địa
Các quốc gia khác khi đặt dây cáp và ống dẫn ngầm tại thềm lục địa thì phải thỏa
thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của tuyến dây cáp và ống dẫn ngầm
Trong trường hợp các quốc gia có bờ ngoài của rìa lục địa trải dài quá 200 hải lý
tính từ đường cơ sở, khi khai thác tài nguyên tại vùng vượt quá này, quốc gia ven
biển có nghĩa vụ nộp 1 khoản phí cho cơ quan quyền lực biển (quy định cụ thể
trong Công ước luật biển 1982)
+ Quyền của các quốc gia khác: được hưởng các quyền:
Tự do hàng hải
Tự do hàng không
Tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (phải thỏa thuận với quốc gia ven biển
tuyến đường đi của dây cáp và ống dẫn ngầm)
10. Anh/chị hãy trình bày vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế và hệ quả pháp lý của
bảo lưu điều ước quốc tế?
• Vấn đề bảo lưu:
Điều ước quốc tế được ký kết dựa trên ý chí chủ quan của từng quốc gia, tự nguyện
ký kết và tận tâm thực hiện. Trừ trường hợp một quốc gia cảm thấy điều ước quốc
tế không đem lại lợi ích gì cho mình và quyết định dứt khoát là không tham gia,
hay cảm thấy một điều ước khác đem lại những lợi ích hoàn toàn và tham gia ký
kết đầy đủ, thì trường hợp một quốc gia không hoàn toàn chấp thuận tất cả các điều
khoản của một điều ước không phải là hiếm. Từ đó, cơ chế bảo lưu điều khoản của
điều ước quốc tế ra đời và được quy định cụ thể tại chương II, phần 2, Công ước
Viên về Luật điều ước quốc tế 1969.
• Hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế:
Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung
của một điều ước quốc tế, nhưng về tổng thể quan hệ giữa các quốc gia thành viên
của một điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Theo đó: Điều khoản
không bị bảo lưu vẫn có hiệu lực và các bên phải thực hiện điều khoản này.
Đối với các ĐK bị bảo lưu thì:
– Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được thực hiện
bằng các điều ước quốc tế, trừ các điều khoản liên quan đến bảo lưu.
– Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn được điều chỉnh
bằng điều ước quốc tế đó, không loại trừ các điều khoản bảo lưu không được chấp
nhận. Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra, cũng có thể làm
cho quốc gia bảo lưu điều ước quốc tế và quốc gia phản đối bảo lưu không còn tồn
tại quan hệ điều ước. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi bên.

You might also like