You are on page 1of 10

Khoản 1, Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế :

Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh
chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:

a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những
nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được
thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của
các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc
gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm.
pháp luật.

Nguồn : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Quy-che-
toa-an-quoc-te-1945-65776.aspx

Điều 17. Thềm lục địa

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm
ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục
địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ
200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ
đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ
đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính
từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500
mét.

Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa

1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò,
khai thác tài nguyên.

2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền,
không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai
thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ
Việt Nam.

3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy
định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.

4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử
dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam
theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt
Nam.

Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai
thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm
lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp
luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Nguồn : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-bien-
Viet-Nam-2012-143494.aspx

Hiến chương Liên hiệp quốc :

Điều 2: Liên hợp quốc và các thành viên Liên hợp quốc hành động phù
hợp với những nguyên tắc sau đây:

1. Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền
của tất cả các quốc gia thành viên.
2. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn
những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để
được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành
viên mà có;
3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp
quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến
hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ
lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự
bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ
quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của
Liên hợp quốc.
5. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho
Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến
chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc
áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;
6. Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên
Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều
đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;
7. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can
thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của
bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp
quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định
của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến
việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.

Nguồn : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Hien-Chuong-
Lien-hop-quoc-1945-229045.aspx

Khoản 1, Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 :

Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6
Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng
thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được
áp dụng.

Điều 672. Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không
quốc tịch, người có nhiều quốc tịch

1. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá
nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật
áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú
hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi
người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

2. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá
nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp
luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có
nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và
nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có
quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá
nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó
có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật
của nước mà người đó có quốc tịch.

2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công
dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Điều 674. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại
Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định
theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

Điều 675. Xác định cá nhân mất tích hoặc chết

1. Việc xác định một cá nhân mất tích hoặc chết tuân theo pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng
về người đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc xác định tại Việt Nam một cá nhân mất tích hoặc chết theo pháp
luật Việt Nam.

Nguồn : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-
su-2015-296215.aspx

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật

1. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên
tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng
vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ
tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng
biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển
quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
2. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng
pháp luật nơi tàu biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất
chung đó.

3. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công
cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của
quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.

Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ
xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng
tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.

Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển
có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ
quốc tịch.

4. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển
hàng hóa thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo
hợp đồng.

Nguồn : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Bo-luat-
hang-hai-Viet-Nam-2015-298374.aspx

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật

1. Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với
quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định
các quyền đối với tàu bay.

2. Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối
với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
3. Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay
được áp dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.

4. Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây
cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt
đất được áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại.

Nguồn :

 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-hang-
khong-dan-dung-Viet-Nam-2006-66-2006-QH11-12983.aspx
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-Hang-
khong-dan-dung-Viet-Nam-sua-doi-2014-259783.aspx

Điều 766. Quyền sở hữu tài sản


1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội
dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước
nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều
này.
2. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định
theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có
thoả thuận khác.
3. Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định
theo pháp luật của nước nơi có tài sản.
4. Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt
Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về
hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ,
chồng
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì
người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản
của mình.
Điều 678. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ,
mẹ đẻ
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người
chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt
ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được
thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác.

You might also like