You are on page 1of 3

1.

HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC


- Điều 1 và Điều 7 Hiệp định ASVM tương thích với Điều 2 Khoản 4 Hiến chương
LHQ, quy định về các nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Theo đó:
+ “Điều 4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh
thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái
với những mục đích của Liên hợp quốc.”

- Điều 8 và Điều 2 Phần Phụ lục Hiệp định ASVM tương thích với Khoản 3 Điều 1
Hiến chương LHQ, quy định về “Mục đích của Liên hợp quốc và Điều 56 quy định về
Hợp tác quốc tế về Kinh tế - Xã hội”.
Theo đó:
+ “Điều 3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về
kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các
quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng
tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”
+ “Điều 56. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải cam kết bằng các hành
động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên hợp quốc để đạt được những
mục đích nói trên.”

2. CÔNG ƯỚC CẤM PHỔ BIẾN VỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN (NPT) NĂM 1968
- Điều 7 Hiệp định ASVM tương thích với Khoản 1 Điều 3 và Điều 4 Công ước cấm
phổ biến về vũ khí hạt nhân (NPT) 1968.
Theo đó:
+ “Điều 3.1. Từng Quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước cam kết chấp nhận bảo
đảm theo như ghi trong thỏa thuận được thương lượng và ký kết với Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử quốc tế và hệ thống bảo đảm của cơ quan, vì mục đích kiểm tra đặc
biệt việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hiệp ước này nhằm ngăn ngừa
việc chuyển hướng sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân sang chế tạo vũ khí hạt
nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác. Các biện pháp bảo đảm mà điều khoản này
đưa ra sẽ được thực hiện đối với nguồn hoặc vật liệu hạt nhân phân hạch đặc biệt
xem chúng có được chế tạo, xử lý hay sử dụng trong một cơ sở hạt nhân chính hay
ngoài cơ sở đó. Bảo đảm do điều khoản này đưa ra sẽ được áp dụng đối với mọi
nguồn hoặc vật liệu hạt nhân phân hạch đặc biệt trong mọi hoạt động hạt nhân vì hòa
bình, trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia, trong phạm vi quyền hạn Quốc gia đó hoặc
được tiến hành ở bất kỳ nơi nào trong phạm vi kiểm soát của Quốc gia đó.”
+ “Điều 4.1. Không có Điều nào trong Hiệp ước này được xem là có ảnh hưởng đến
quyền bất khả nhượng của mọi quốc gia tham gia Hiệp ước về phát triển nghiên cứu,
sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình không nhân biệt
và phù hợp Điều khoản I và II của Hiệp ước này.
+ Điều 4.2. Mọi quốc gia tham gia Hiệp ước cam kết tạo điều kiện và có quyền tham
gia vào các việc trao đổi, với khả năng đầy đủ nhất, về thiết bị, vật liệu và thông tin
khoa học công nghệ cho việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân. Các Quốc gia
tham gia Hiệp ước, trong khi làm như vậy sẽ hợp tác để đóng góp, bằng cách riêng rẽ
hay cùng với các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế khác, vào việc phát triển các
ứng dụng năng lượng hạt nhân vào các mục đích hòa bình, đặc biệt trong lãnh thổ
các quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước, vào việc xem xét thích hợp về sự cần
thiết của các khu vực đang phát triển trên thế giới.”

3. CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982


Điều 8 và Điều 2 Phần Phụ lục Hiệp định ASVM quy định Nghĩa vụ hỗ trợ AS mua tàu ngầm
tương thích với Điều 129, Điều 197, Điều 266, Điều 270 Công ước luật biển 1982.
Theo đó:
+ “Điều 129. Sự hợp tác trong việc đóng và cải tiến các phương tiện vận chuyển
Khi trong các quốc gia quá cảnh không có các phương tiện vận chuyển cho phép sử dụng
thật sự quyền tự do quá cảnh, hoặc khi các phương tiện hiện có, kể cả các trang thiết bị cảng,
không thích đáng về bất cứ một phương diện nào, quốc gia quá cảnh và quốc gia không có
biển hữu quan có thể hợp tác để đóng hay cải tiến các phương tiện hiện có.”

+ “Điều 197. Hợp tác trên phạm vi thế giới hoặc khu vực
Các quốc gia hợp tác trên phạm vi thế giới và nếu có thể thì trên phạm vi khu vực, trực tiếp
hay qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong việc hình thành và soạn
thảo các quy tắc và các quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị mang
tính chất quốc tế phù hợp với Công ước, để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, có tính đến
các đặc điểm có tính chất khu vực.”

+ “Điều 266. Việc xúc tiến phát triển và chuyển giao các kỹ thuật biển
1. Các quốc gia hợp tác trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong
phạm vi khả năng của mình, nhằm tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và
chuyển giao khoa học và kỹ thuật biển theo các thể thức và điều kiện công bằng và hợp lý.
2. Các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khả năng trong lĩnh vực khoa học và
kỹ thuật biển của các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu được hưởng một sự giúp đỡ về kỹ thuật
trong lĩnh vực này, nhất là các quốc gia đang phát triển, kể cả quốc gia không có biển hay
bất lợi về mặt địa lý, trong việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên của
biển, trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, trong việc nghiên cứu khoa học biển và
các hoạt động khác nhằm tiến hành trong môi trường biển phù hợp với Công ước, nhằm thúc
đẩy tiến bộ xã hội và kinh tế của các quốc gia đang phát triển.
3. Các quốc gia cố gắng giúp tạo ra các điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi cho việc
chuyển giao kỹ thuật biển, trên cơ sở công bằng, có lợi cho tất cả các bên hữu quan.”

+ “Điều 270. Khuôn khổ và hợp tác quốc tế


Việc hợp tác quốc tế để phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển được thực hiện, khi có thể
được và thích hợp, trong khuôn khổ của các chương trình hai bên, khu vực, và nhiều bên hiện
có, cũng như trong khuôn khổ của các chương trình được mở rộng và của các chương trình
mới, nhằm làm dễ dàng cho việc nghiên cứu khoa học biển và chuyển giao kỹ thuật biển, đặc
biệt, trong các lĩnh vực mới, và việc cấp kinh phí quốc tế thích hợp cho việc nghiên cứu đại
dương và khai thác các đại dương.”

4. HIỆP ƯỚC VỀ PHI VŨ KHÍ HẠT NHÂN (GIẢ ĐỊNH HD RAROTONGA)


- Điều 7 Hiệp định ASVM về các quy định chung về việc sử dụng vũ khí hạt nhân
tương thích với Điều 4 Hiệp ước về khu vực phi vũ khí hạt nhân
Trong đó
+ “Điều 4. Hoạt động hạt nhân hoà bình
Mỗi Bên cam kết:
(a) Không cung cấp nguồn hoặc vật liệu phân hạch đặc biệt, hoặc thiết bị hoặc vật liệu được
thiết kế hoặc chuẩn bị đặc biệt cho việc xử lý, sử dụng hoặc sản xuất đặc biệt vật liệu phân
hạch vì mục đích hòa bình để:
(i) Bất kỳ Quốc gia phi vũ khí hạt nhân nào trừ khi tuân theo các biện pháp bảo vệ cần thiết
bởi Điều III.l của NPT, hoặc
(ii) Bất kỳ Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào trừ khi đồng ý với các biện pháp thanh sát
hiện hành làm việc với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Bất kỳ điều khoản
nào như vậy phải phù hợp với các biện pháp không phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm ngặt để
đảm bảo việc sử dụng không gây nổ vì mục đích hòa bình;
(b) Hỗ trợ hiệu quả liên tục của hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế dựa trên
NPT và hệ thống đảm bảo an toàn của IAEA.”

You might also like