You are on page 1of 200

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.

HCM
KHOA LUAÄT

Th.S Nguyễn Triều Hoa – Th.S Nguyễn Thùy Dung

VAÊN BAÛN PHAÙP LUAÄT


DAØNH CHO HOÏC PHAÀN
LUAÄT QUOÁC TEÁ

Löu haønh noäi boä

1
2
MUÏC LUÏC

1. Hiến chương Liên Hợp quốc.......................................................................... 7


2. Quy chế Tòa án quốc tế................................................................................28
3. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế.................39
4. Công ước Viên của LHQ về Luật điều ước Quốc tế ...................................46
5. Công ước của LHQ về Luật biển (Trích).....................................................69
6. Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao ........................................................94
7. Công ước Viên về Quan hệ lãnh sự ...........................................................106
8. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2016. .......................126
9. Luật Biển Việt Nam 2012 .........................................................................151
10. Luật Biên giới Quốc gia 2003....................................................................166
11. Luật cơ quan đại diện nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài 2009 ...................................................................................................175
12. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 ..................................................................186

-------

3
4
LÔØI GIÔÙI THIEÄU

Hoïc phaàn Luật Quoác teá laø một trong nhöõng hoïc phaàn phaùp luaät baét buoäc cuûa chöông trình ñaøo taïo Cử
nhaân Luật taïi khoa Luật - tröôøng Ñại học Kinh teá TP. Hoà Chí Minh cuõng nhö caùc cô sôû ñaøo tạo Cử nhaân
Luật học noùi chung. Hoïc phaàn Luaät Quoác teá trang bò cho ngöôøi hoïc nhöõng kieán thöùc cô baûn veà Lieân Hôïp
quoác, luaät Quoác teá, caùc ñieàu öôùc Quoác teá cuõng nhö nhöõng vaán ñeà lieân quan cuûa phaùp luaät Vieät Nam vôùi
quoác teá. Ñeå nghieân cöùu hoïc phaàn naøy, ngoaøi giaùo trình Luật Quoác teá, ngöôøi hoïc coøn caàn tham khaûo caùc
vaên baûn quy phaïm phaùp luaät hieän haønh coù lieân quan ñeán noäi dung cuûa hoïc phaàn.
Trong quaù trình xaây döïng vaø hoaøn thieän heä thoáng giaùo trình, taøi lieäu hoïc taäp phuïc vuï cho yeâu caàu ñaøo
taïo theo hình thöùc tín chæ cuûa nhaø tröôøng, khoa Luaät - tröôøng Đaïi hoïc Kinh teá thaønh phoá Hoà Chí Minh
ñaõ tieán haønh taäp hôïp caùc vaên baûn quy phaïm phaùp luaät lieân quan hieän haønh caàn thieát nhaát cuûa Quoác teá
vaø Vieät Nam hình thaønh taäp “Vaên baûn phaùp luaät daønh cho Hoïc phaàn Luaät Quoác teá”. Taäp taøi lieäu naøy
ñöôïc taäp hôïp vaø ñieàu chænh boå sung theo thöïc teá ban haønh vaên baûn phaùp luật phuø hôïp vôùi noäi dung cuûa
hoïc phaàn nhaèm taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho ngöôøi hoïc coù theå tieáp caän deã daøng vôùi caùc vaên baûn hieän
haønh, boå sung kieán thöùc trong quaù trình hoïc taäp ñoàng thôøi thoáng nhaát heä thoáng taøi lieäu trong giaûng daïy,
hoïc taäp vaø thi cöû cuûa hoïc phaàn Luaät Quoác teá.
Khoa Luaät raát mong nhaän ñöôïc nhöõng yù kieán ñoùng goùp cuûa quyù baïn ñoïc ñeå vieäc bieân soaïn taøi lieäu phuïc
vuï nhu caàu giaûng daïy, hoïc taäp phaùp luaät cuûa khoa ngaøy caøng toát hôn.

YÙ kieán ñoùng goùp xin göûi veà ñòa chæ email: nthoa@ueh.edu.vn

Khoa Luaät – tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Tp. Hoà Chí Minh

5
6
HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC
Ký ngày 26/06/1945 tại San Francisco
Có hiệu lực ngày 24/10/1945

CHARTER OF THE UNITED NATIONS


San Francisco, 26 June 1945
entry into force: 24 October 1945
Chúng tôi, nhân dân các quốc gia liên hiệp quyết tâm:
Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta
gây cho nhân loại đau thương không kể xiết;
Tuyên bố một lần nữa sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người,
ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các quốc gia lớn và nhỏ;
Tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước
và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra;
Khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do rộng rãi hơn;
Và để đạt được những mục đích đó,
Bày tỏ lòng mong muốn cùng chung sống hoà bình trên tinh thần láng giềng thân thiện, cùng
chung nhau góp sức để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo đảm không dùng vũ lực, trừ
trường hợp vì lợi ích chung.
Sử dụng cơ chế quốc tế để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc;
Đã quyết định tập trung mọi nỗ lực của chúng tôi để đạt được những mục đích
đó. Vì vậy, các chính phủ chúng tôi thông qua các đại diện có đủ thẩm quyền hợp lệ, họp tại
thành phố San Francisco, đã thoả thuận thông qua Hiến chương này và lập ra một Tổ chức quốc
tế lấy tên là Liên hợp quốc.

Chương I: Mục đích và Nguyên tắc

Điều 1: Mục đích của Liên hợp quốc là:


1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp
tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm
lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình
thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo
đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
7
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng
và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế
giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn
hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do
cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục
đích chung nói trên.
Điều 2:
Để đạt được những mục đích nêu ở Điều 1, Liên hợp quốc và các thành viên Liên hợp quốc
hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây:
1. Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia
thành viên.
2. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải
đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư
cách thành viên mà có;
3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện
pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập
chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên
hợp quốc.
5. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong
mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào
bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;
6. Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng
hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế
giới;
7. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công
việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành
viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến
chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng
chế nói ở chương VII.
Chương II: Thành viên
Điều 3:
Những quốc gia đã tham dự hội nghị tại thành phố San Francisco hay là trước đó đã ký vào bản
tuyên ngôn Liên hợp quốc ngày 1-1-1942, nay đã ký và phê chuẩn Hiến chương này theo điều
110, đều là thành viên đầu tiên của Liên hợp quốc.
Điều 4:
1. Tất cả các quốc gia yêu chuộng hoà bình khác thừa nhận những nghĩa vụ quy định trong
Hiến chương này và được Liên hợp quốc xét có đủ khả năng và tự nguyện làm tròn những nghĩa
vụ ấy, đều có thể trở thành thành viên của Liên hợp quốc;

8
2. Việc kết nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên hợp quốc sẽ được tiến hành bằng
nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an;
Điều 5:
Nếu thành viên Liên hợp quốc nào bị Hội đồng bảo an áp dụng một biện pháp phòng ngừa hay
cưỡng chế thì Đại hội đồng có quyền, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an, đình chỉ việc sử dụng
các quyền và ưu đãi của thành viên đó. Việc sử dụng các quyền ưu đãi đó có thể được Hội đồng
bảo an cho phục hồi.
Điều 6:
Nếu một thành viên Liên hợp quốc vi phạm một cách có hệ thống những nguyên tắc nêu trong
Hiến chương này thì có thể bị Đại hội đồng khai trừ khỏi Liên hợp quốc, theo kiến nghị của Hội
đồng bảo an.
Chương III: Các cơ quan
Điều 7:
Các cơ quan chính của Liên hợp quốc là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và
xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký;
Những cơ quan giúp việc nếu xét thấy cần thiết, có thể được thành lập phù hợp theo Hiến chương
này.
Điều 8:
Liên hợp quốc không định ra một sự hạn chế nào đối với nam giới hoặc phụ nữ, trong những
điều kiện ngang nhau, đảm nhiệm mọi chức vụ trong các cơ quan chính và các cơ quan giúp
việc của Liên hợp quốc.
Chương IV: Đại hội đồng
Điều 9: Thành phần
1. Đại hội đồng gồm tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc.
2. Mỗi thành viên có nhiều nhất là 5 đại biểu ở Đại hội đồng.
Điều 10: Chức năng và quyền hạn
Đại hội đồng có thể thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương
này, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kỳ một cơ quan nào được ghi trong Hiến chương
này và có thể, trừ những quy định ở điều 12, ra những kiến nghị về những vấn đề hoặc những
vụ việc ấy cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng bảo an hoặc cho cả các thành viên
Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an.
Điều 11:
1. Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc chung về sự hợp tác để duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế vũ trang và dựa trên những
nguyên tắc ấy đưa ra những kiến nghị cho các thành viên Liên hợp quốc, hay cho Hội đồng bảo
an, hoặc cho cả các thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an;
2. Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế do bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc, hoặc do Hội đồng bảo an, hay một quốc
gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc đưa ra trước Đại hội đồng, theo điều 35 khoản
2 và trừ những quy

9
định ở điều 12, Đại hội đồng có thể kiến nghị về mọi vấn đề thuộc loại ấy với một quốc gia hay
những quốc gia hữu quan, hoặc với Hội đồng bảo an, hay với cả những quốc gia hữu quan và
Hội đồng bảo an. Nếu mọi vấn đề thuộc loại này cần phải có một hành động thì Đại hội đồng
chuyển lại cho Hội đồng bảo an trước hoặc sau khi thảo luận;
3. Đại hội đồng có thể lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại
đến hoà bình và an ninh quốc tế;
4. Những quyền hạn của Đại hội đồng ghi trong điều này không hạn chế quy định chung của
điều 10.
Điều 12:
1. Khi Hội đồng bảo an thực hiện những chức năng được Hiến chương này quy định đối với
một vụ tranh chấp hay một tình thế nào đó, Đại hội đồng không được đưa ra một kiến nghị nào
về tranh chấp hay tình thế ấy, trừ phi được Hội đồng bảo an yêu cầu;
2. Tại mỗi khoá họp của Đại hội đồng, Tổng thư ký, với sự đồng ý của Hội đồng bảo an, báo
cho Đại hội đồng biết những sự việc liên quan đến duy trì hoà bình và an ninh quốc tế mà Hội
đồng bảo an xem xét, khi nào Hội đồng thôi không xem xét những việc đó nữa, Tổng thư ký
cũng báo cho Đại hội đồng biết, hoặc cho các thành viên Liên hợp quốc biết nếu Đại hội đồng
không họp.
Điều 13:
1. Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm:
a. Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị và thúc đẩy các biện pháp pháp
điển hoá và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiến bộ;
b. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế và thực
hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt chủng
tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo;
2. Những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn khác của Đại hội đồng có liên quan đến những
vấn đề ghi ở khoản 1.b trên đây được quy định trong các Chương IX và X.
Điều 14:
Phù hợp với những quy định ở điều 12, Đại hội đồng có thể kiến nghị những biện pháp thích
hợp để giải quyết hoà bình mọi tình thế nảy sinh bất kỳ từ nguồn gốc nào, mà theo sự nhận xét
của Đại hội đồng, có thể làm hại đến lợi ích chung, gây tổn hại cho các quan hệ hữu nghị giữa
các dân tộc, kể cả những tình thế nảy sinh do sự vi phạm những quy định về các mục đích và
nguyên tắc của Liên hợp quốc ghi trong Hiến chương này.
Điều 15:
1. Đại hội đồng tiếp nhận và nghiên cứu những báo cáo hàng năm và những báo cáo đặc biệt
của Hội đồng bảo an. Các báo cáo đó tường trình những biện pháp mà Hội đồng bảo an đã quyết
định hoặc đã thi hành để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;
2. Đại hội đồng tiếp nhận và xem xét những báo cáo của các cơ quan khác của Liên hợp quốc.
Điều 16:
Về chế độ quản thác quốc tế, Đại hội đồng thực hiện những chức năng quy định cho Đại hội
đồng được ghi ở những chương XII và XIII, kể cả việc chuẩn y những điều ước về quản thác,
có liên quan đến những khu vực không được ấn định là khu vực chiến lược.

10
Điều 17:
1. Đại hội đồng xét và phê chuẩn ngân sách của Liên hợp quốc;
2. Các thành viên của Liên hợp quốc thanh toán những chi phí của Liên hợp quốc theo sự
phân bố của Đại hội đồng;
3. Đại hội đồng xét và phê chuẩn mọi điều ước về tài chính và ngân sách, ký các điều ước
quốc tế với những tổ chức chuyên môn nói ở điều 57 và kiểm tra ngân sách hành chính của các
tổ chức này để đưa ra các kiến nghị cho những tổ chức đó.
Bỏ phiếu
Điều 18:
1. Mỗi thành viên của Đại hội đồng có một phiếu;
2. Những nghị quyết của Đại hội đồng về những vấn đề quan trọng phải được thông qua theo
đa số phiếu. Những vấn đề đó là: những kiến nghị có liên quan đến việc duy trì hoà bình và an
ninh quốc tế, việc bầu các Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an, các Ủy viên của Hội
đồng kinh tế và xã hội, các Ủy viên của Hội đồng quản thác theo khoản 1.c điều 86, kết nạp các
thành viên mới vào Liên hợp quốc, đình chỉ các quyền và ưu đãi của các thành viên, những vấn
đề thuộc về hoạt động của hệ thống quản thác và những vấn đề ngân sách;
3. Những nghị quyết về các vấn đề khác, kể cả việc ấn định những loại vấn đề mới cần phải
được giải quyết theo đa số 2/3, sẽ được thông báo theo đa số các thành viên có mặt và tham gia
bỏ phiếu.
Điều 19:
Quốc gia thành viên nào của Liên hợp quốc nợ những khoản tiền đóng góp của mình cho Liên
hợp quốc sẽ bị tước bỏ quyền bỏ phiếu ở Đại hội đồng, nếu số tiền nợ bằng hoặc nhiều hơn số
tiền mà quốc gia đó đóng góp trong hai năm qua. Tuy nhiên, Đại hội đồng có thể cho phép quốc
gia thành viên ấy được bỏ phiếu, nếu Đại hội đồng xét thấy sự chậm trễ đó là do những hoàn
cảnh xảy ra ngoài ý muốn của thành viên ấy.

Điều 20: Thủ tục


Đại hội đồng họp một khoá thường kỳ hàng năm và họp những khoá bất thường do Tổng thư ký
triệu tập theo yêu cầu của Hôị đồng bảo an hoặc của đa số các thành viên Liên hợp quốc.
Điều 21:
Đại hội đồng tự quy định những quy tắc thủ tục của mình. Đại hội đồng bầu chủ tịch cho từng
khoá họp.
Điều 22:
Đại hội đồng có thể thành lập những cơ quan giúp việc mà Đại hội đồng xét thấy là cần thiết
cho việc thực hiện các chức năng của mình.
Chương V: Hội đồng bảo an
Điều 23: Thành phần
1. Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên của Liên hợp quốc: Cộng hoà Trung hoa, Cộng hoà
Pháp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
và Hợp chủng quốc Hoa kỳ là những Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an. Mười thành
viên khác của Liên hợp quốc được Đại hội đồng bầu ra với tư cách là những Ủy viên không
11
thường trực của Hội đồng bảo an. Trong việc bầu cử này, trước hết Đại hội đồng lưu ý đến sự
đóng góp của các thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế mức
độ thực hiện các mục đích khác của Liên hợp quốc, cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng
theo khu vực địa lý;
2. Những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an được bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm.
Nhưng ở lần đầu tiên, các Ủy viên không thường trực, sau khi tổng số Ủy viên của Hội đồng
bảo an được nâng lên từ 11 đến 15, thì 2 trong số 4 Ủy viên bổ sung sẽ được bầu với nhiệm kỳ
1 năm. Những Ủy viên vừa mãn nhiệm không đước bầu lại ngay;
3. Mỗi Ủy viên của Hội đồng bảo an có một đại diện tại Hội đồng.

Điều 24: Chức năng và quyền hạn


1. Để đảm bảo cho Liên hợp quốc hành động nhanh chóng và có hiệu quả, các thành viên
Liên hợp quốc trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc
tế và thừa nhận rằng, khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm ấy đặt ra, thì Hội đồng bảo an
hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên hợp quốc;
2. Trong khi thực hiện những nghĩa vụ đó, Hội đồng bảo an hành động theo đúng những mục
đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc. Những quyền hạn nhất định được trao cho Hội đồng bảo
an để Hội đồng bảo an có thể làm tròn những nghĩa vụ ấy, được quy định ở các chương VI, VII,
VIII và XII;
3. Hội đồng bảo an trình Đại hội đồng xét những báo cáo hàng năm và những báo cáo đặc
biệt khi cần thiết.
Điều 25:
Theo Hiến chương này, các thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp thuận và phục tùng và thi
hành những quyết nghị của Hội đồng bảo an.
Điều 26:
Để thúc đẩy việc thiết lập và duy trì hoà bình bằng cách chỉ dùng một số tối thiểu nhân lực và
tài nguyên kinh tế thế giới vào việc vũ trang, Hội đồng bảo an có trách nhiệm với sự giúp đỡ
của Ủy ban tham mưu quân sự như ghi ở điều 47, khởi thảo những kế hoạch xây dựng hệ thống
sử dụng lực lượng vũ trang để trình lên các thành viên Liên hợp quốc.
Điều 27: Bỏ phiếu
1. Mỗi thành viên Hội đồng bảo an có một phiếu;
2. Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi 9 Ủy viên
Hội đồng bỏ phiếu thuận;
3. Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về những vấn đề khác được thông qua sau khi 9
Ủy viên của Hội đồng bảo an, trong đó có tất cả các Ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận, dĩ
nhiên là bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu về các nghị quyết chiếu theo Chương
VI và Điều 52, Khoản 3.

Điều 28: Thủ tục


1. Hội đồng bảo an tổ chức thế nào để có thể thường xuyên thực hiện được chức năng của
mình. Để đạt được mục đích ấy, mỗi Ủy viên Hội đồng bảo an phải luôn luôn có đại diện tại trụ
sở Liên hợp quốc;

12
2. Hội đồng bảo an nhóm họp thường kỳ, trong những phiên họp này, mỗi Ủy viên tùy theo ý
mình có thể cử hoặc một thành viên chính phủ hoặc một đại diện đặc biệt khác nào đó;
3. Các cuộc họp của Hội đồng bảo an có thể được tiến hành không những chỉ ở trụ sở của
Liên hợp quốc, mà còn ở bất kỳ nơi nào nếu Hội đồng bảo an xét thấy thuận tiện nhất cho công
việc của mình.
Điều 29:
Hội đồng bảo an có thể thành lập những cơ quan giúp việc, nếu xét thấy cần thiết cho việc thực
hiện chức năng của mình.
Điều 30:
Hội đồng bảo an quy định những quy tắc thủ tục cho mình, trong đó có thủ tục bầu chủ tịch Hội
đồng.
Điều 31:
Bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc không phải là Ủy viên của Hội đồng bảo an vẫn có thể
tham dự các phiên họp của Hội đồng bảo an nhưng không có quyền biểu quyết, kể cả trong
những vấn đề đụng chạm đến quyền lợi của thành viên ấy được mang ra thảo luận và quyết định
trong cuộc họp.
Điều 32:
Bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc không phải là Ủy viên Hội đồng bảo an, hay bất kỳ
quốc gia nào không phải là thành viên của Liên hợp quốc, nếu là đương sự trong cuộc tranh
chấp mà Hội đồng bảo an xem xét, cũng được mời tham dự, nhưng không có quyền biểu quyết
trong những cuộc thảo luận về các cuộc tranh chấp ấy. Hội đồng bảo an tạo điều kiện thuận lợi,
mà Hội đồng xét thấy là hợp lý, cho những quốc gia không là thành viên của Liên hợp quốc,
trong việc tham gia các cuộc thảo luận nói trên.
Chương VI: Giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp
Điều 33:
1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể
đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp
bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ
chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn
của mình;
2. Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ
bằng các biện pháp nói trên.
Điều 34:
Hội đồng bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến
sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo
dài có thể đe dọa đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế hay không.
Điều 35:
1. Mọi thành viên Liên hợp quốc đều có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến
một vụ tranh chấp hay một tình thế có tính chất như ở điều 34;
2. Một quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc
Đại hội đồng đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự, miễn là quốc gia này thừa nhận
13
trước những nghĩa vụ giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc
quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó;
3. Theo điều này, Đại hội đồng sẽ giải quyết những việc mà Đại hội đồng lưu ý tới, và phải
tuân theo những quy định tại các điều 11 và 12.
Điều 36:
1. Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp nói ở điều 33 hoặc của tình thế tương tự, Hội
đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích
đáng;
2. Hội đồng bảo an chú trọng mọi thủ tục do các bên đương sự đã áp dụng để giải quyết tranh
chấp ấy;
3. Khi đưa ra kiến nghị trên cơ sở điều này, Hội đồng bảo an phải lưu ý đối với nhứng tranh
chấp có tính chất pháp lý, thông thường, các đương sự phải đưa các tranh chấp ấy ra toà án Quốc
tế theo đúng quy chế của toà án.
Điều 37:
1. Nếu các đương sự trong vụ tranh chấp có tính chất nói ở điều 33 không giải quyết vụ tranh
chấp này bằng những phương pháp ghi trong điều đó, thì các đương sự đó sẽ đưa vụ tranh chấp
ấy ra Hội đồng bảo an.
2. Nếu Hội đồng bảo an nhận sự kéo dài các vụ tranh chấp ấy, trên thực tế, có thể đe dọa hoà
bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an quyết định xem có nên hành động theo điều 36 hay
không, hoặc kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý.
Điều 38:
Hội đồng bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị mà không làm tổn hại đến nội dung các
điều 36, 37 nhằm giải quyết hoà bình mọi vụ tranh chấp cho các bên đương sự trong các vụ
tranh chấp đó nếu họ yêu cầu.
Chương VII: Hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ,
bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược
Điều 39:
Hội đồng bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm
lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các
điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Điều 40:
Để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, Hội đồng bảo an có thẩm quyền, trước khi đưa
ra những kiến nghị hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ghi tại điều 39, yêu cầu các bên
đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà Hội đồng Bản an xét thấy cần thiết hoặc nên làm.
Những biện pháp tạm thời đó phải không phương hại gì đến các quyền, nguyện vọng hoặc tình
trạng của các bên hữu quan. Trong trường hợp các biện pháp tạm thời ấy không được thi hành,
Hội đồng bảo an phải lưu ý thích đáng đến việc không thi hành những biện pháp tạm thời ấy.
Điều 41:
Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không
sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của
Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay
từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến
14
điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Điều 42:
Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra
là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không
quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh
quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những
cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên
hợp quốc thực hiện.
Điều 43:
1. Để góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng bảo
an và phù hợp với những thỏa thuận đặc biệt hoặc các thỏa thuận cần thiết cho việc duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có nghĩa vụ cung cấp cho
Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, kể cả cho
quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ của mình.
2. Những thỏa thuận nói trên sẽ ấn định số lượng và binh chủng quân đội, mức độ chuẩn bị,
sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho quân đội này.
3. Các cuộc đàm phán về ký kết một hay những thỏa thuận nói trên sẽ được tiến hành trong
thời gian càng sớm càng tốt, theo sáng kiến của Hội đồng bảo an. Các điều ước này sẽ được ký
kết giữa Hội đồng bảo an với những thành viên của Liên hợp quốc và phải được các quốc gia ký
kết phê chuẩn theo quy định trong Hiến pháp của từng quốc gia.
Điều 44:
Khi Hội đồng bảo an đã quyết định dùng vũ lực, thì trước khi yêu cầu một thành viên có đại
diện ở Hội đồng bảo an cung cấp các lực lượng vũ trang để thi hành những nghĩa vụ đã cam kết
theo điều 43, Hội đồng bảo an phải mời thành viên đó, nếu họ muốn, tham gia việc định ra
những nghị quyết của Hội đồng bảo an về sử dụng lực lượng vũ trang của thành viên ấy.
Điều 45:
Với mục đích đảm bảo cho Liên hợp quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp,
các thành viên phải đặt một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp
các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp
hành động của các phi đội này sẽ được Hội đồng bảo an, với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu
quân sự, ấn định theo những thỏa thuận đặc biệt nói ở điều 43.
Điều 46:
Những kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng bảo an đề ra với sự giúp đỡ của
Ủy ban tham mưu quân sự.
Điều 47:
1. Ủy ban tham mưu quân sự được thành lập làm tư vấn và giúp Hội đồng bảo an để duy trì
hoà bình và an ninh quốc tế, về việc sử dụng và chỉ huy những lực lượng quân sự đặt dưới quyền
điều hành của Hội đồng bảo an, cũng như về vấn đề hạn chế vũ trang và giải trừ quân bị.
2. Ủy ban tham mưu quân sự gồm có các tham mưu trưởng của các Ủy viên thường trực Hội
đồng bảo an hay đại diện của các tham mưu trưởng ấy. Ủy ban tham mưu quân sự có thể mời
bất cứ thành viên nào của Liên hợp quốc không có đại diện thường trực trong Ủy ban hợp tác
với mình, khi xét thấy cần thiết có sự tham gia của thành viên này vào trong công việc của Ủy

15
ban, để Ủy ban tham mưu thực hiện được nhiệm vụ của mình.
3. Dưới quyền của Hội đồng bảo an, Ủy ban tham mưu quân sự chịu trách nhiệm về việc chỉ
huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội đồng bảo an.
Những vấn đề về việc chỉ huy các lực lượng ấy sẽ được quy định cụ thể sau.
4. Ủy ban tham mưu quân sự, theo sự đồng ý của Hội đồng bảo an và sau khi tham khảo ý
kiến của các tổ chức, khu vực hữu quan, có thể lập ra các tiểu ban khu vực.
Điều 48:
1. Những hành động cần thiết cho việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng bảo an để
duy trì hoà bình và an ninh quốc tế sẽ do tất cả các thành viên hay một số thành viên của Liên
hợp quốc áp dụng tùy theo nhận định của Hội đồng bảo an.
2. Những nghị quyết ấy sẽ do các thành viên của Liên hợp quốc trực tiếp thi hành hay thi hành
bằng những hành động của họ trong các tổ chức quốc tế hữu quan mà họ là thành viên.
Điều 49:
Các thành viên Liên hợp quốc cần phải hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thi hành các biện
pháp đã được Hội đồng bảo an quyết định.
Điều 50:
Nếu Hội đồng bảo an áp dụng những biện pháp đề phòng hoặc cưỡng bức với một quốc gia nào
đó, bất cứ một quốc gia nào khác dù là thành viên của Liên hợp quốc hay không, nếu gặp khó
khăn đặc biệt về kinh tế, do sự thi hành những biện pháp nói trên gây ra, có quyền đề xuất lên
Hội đồng bảo an về việc giải quyết những khó khăn ấy.
Điều 51:
Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay
tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi
Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế. Những biện
pháp mà các thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy
phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và
trách nhiệm của Hội đồng bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng bảo an
áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục
hoà bình và an ninh quốc tế.
Chương VIII: Những thỏa thuận khu vực
Điều 52:
1. Không một quy định nào trong Hiến chương này làm cản trở sự tồn tại của những thỏa
thuận hoặc những tổ chức khu vực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến duy trì hoà bình
và an ninh quốc tế bằng những hành động có tính chất khu vực, miễn là những thỏa thuận hoặc
tổ chức ấy và những hoạt động của chúng phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp
quốc.
2. Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ký kết những thỏa thuận hoặc lập ra những tổ chức
này phải cố gắng hết sức để giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp có tính khu vực bằng cách
sử dụng những thỏa thuận hoặc những tổ chức đó, trước khi đưa những tranh chấp này lên Hội
đồng bảo an xem xét.
3. Hội đồng bảo an cần phải khuyến khích sự thúc đẩy việc giải quyết hoà bình các cuộc tranh
16
chấp có tính chất khu vực, bằng cách sử dụng những thỏa thuận hoặc các tổ chức khu vực, hoặc
theo sáng kiến của các quốc gia hữu quan, hoặc do Hội đồng bảo an giao lại.
4. Điều này không làm tổn hại đến việc thi hành các điều 34 và 35.
Điều 53:
1. Hội đồng bảo an sử dụng, nếu thấy cần thiết, những thỏa thuận hoặc các tổ chức khu vực
để thi hành những hành động cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình. Tuy nhiên, không một
hành động cưỡng chế nào được thi hành chiếu theo những thỏa thuận hay do những tổ chức khu
vực quy định, nếu không được Hội đồng bảo an cho phép, trừ những biện pháp chống lại bất kỳ
một quốc gia thù địch nào theo quy định ở khoản 2 điều này hoặc những biện pháp quy định
chiếu theo điều 107, hoặc trong những thỏa thuận khu vực thi hành một lần nữa chính sách xâm
lược, cho đến khi Liên hợp quốc có thể, theo lời yêu cầu của các chính phủ hữu quan, được giao
nhiệm vụ ngăn chặn một sự xâm lược mới của một quốc gia như thế.
2. Thuật ngữ "quốc gia thù địch" dùng ở khoản 1, điều này áp dụng cho bất cứ quốc gia nào
trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II, đã là kẻ thù của bất cứ quốc gia nào ký kết hiến chương
này.
Điều 54:
Hội đồng bảo an phải thường xuyên thông báo một cách đầy đủ những tin tức về mọi hành động
đã được tiến hành hay đang có dự định tiến hành theo những thỏa thuận khu vực hay do những
tổ chức khu vực, để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Chương IX: Hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội
Điều 55:
Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc cần thiết
để duy trì những quan hệ hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên
tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên hợp quốc khuyến khích:
a. Việc nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công ăn việc làm và những
điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội;
b. Việc giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn
đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hoá và giáo dục;
c. Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả mọi người
không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
Điều 56:
Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải cam kết bằng các hành động chung hoặc
riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên hợp quốc để đạt được những mục đích nói trên.
Điều 57:
1. Các tổ chức chuyên môn khác nhau được thành lập bằng các điều ước liên chính phủ và
theo điều lệ của tổ chức ấy, có trách nhiệm quốc tế rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
văn hoá, giáo dục, y tế và trong những lĩnh vực liên quan khác, sẽ có quan hệ với Liên hợp quốc
theo những quy định của điều 63.
2. Các tổ chức quốc tế có quan hệ với Liên hợp quốc như vậy, trong những điều tiếp theo,
được gọi là các tổ chức chuyên môn.
Điều 58:
17
Liên hợp quốc đề ra những kiến nghị nhằm phối hợp những chương trình và hoạt dộng của các
tổ chức chuyên môn.
Điều 59:
Liên hợp quốc, khi cần sẽ đưa ra những sáng kiến về các cuộc đàm phán giữa các quốc gia
hữu quan để thành lập các tổ chức chuyên môn mới, cần thiết để đạt được những mục đích nói
ở điều 55.
Điều 60:
Trách nhiệm thi hành những chức năng của Liên hợp quốc nêu ở chương này được giao cho Đại
hộ i đồng và Hội đồng kinh tế và xã hội, đặt dưới quyền của Đại hội đồng. Để đạt được mục
đích đó, Hội đồng kinh tế và xã hội sẽ sử dụng những quyền hạn được giao như ghi ở chương
X.
Chương X: Hội đồng kinh tế và xã hội
Điều 61: Thành phần
1. Hội đồng kinh tế và xã hội gồm 54 thành viên Liên hợp quốc do Đại hội đồng bầu ra.
2. Theo quy định của khoản 3 điều này, mỗi nhiệm kỳ có 18 Ủy viên Hội đồng kinh tế và xã
hội được bầu với thời hạn 3 năm. Những Ủy viên vừa mãn hạn có thể được bầu lại ngay.
3. Ngay trong lần bầu thứ nhất, sau khi nâng số lượng Ủy viên Hội đồng kinh tế và xã hội từ
27 lên 54, số lượng Ủy viên bổ sung sẽ được bầu vào chỗ của 10 Ủy viên sắp mãn hạn, trách
nhiệm của các Ủy viên này sẽ kéo dài đến ngày cuối của năm đương nhiệm. Số lượng Ủy viên
được bầu bổ sung là 27. Nhiệm kỳ của 9 Ủy viên trong số 27 Ủy viên bổ sung thường là 1 năm,
của 9 Ủy viên khác là 2 năm theo quy định của Đại hội đồng.
4. Mỗi Ủy viên của Hội đồng kinh tế và xã hội có một đại diện ở Hội đồng.
Điều 62: Chức năng và quyền hạn
1. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền tiến hành các cuộc điều tra và làm những báo cáo về
các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và những lĩnh vực liên
quan khác, và có thể gửi những kiến nghị về tất cả các vấn đề cho Đại hội đồng, các thành viên
Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn hữu quan.
2. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích sự tôn
trọng các quyền và những tự do cơ bản của con người.
3. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền chuẩn bị những dự thảo và điều ước về các vấn đề
thuộc thẩm quyền của mình để trình Đại hội đồng.
4. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền triệu tập những hội nghị quốc tế về những vấn đề
thuộc thẩm quyền của mình, theo các thủ tục do Liên hợp quốc quy định.
Điều 63:
1. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền ký kết với bất kỳ một tổ chức nào nói ở điều 59 những
điều ước quy định các điều kiện quan hệ giữa các tổ chức ấy với Liên hợp quốc. Các điều ước
này phải được hội đồng duyệt.
2. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn, bằng
cách bàn với các tổ chức đó gửi khuyến nghị cho các tổ chức này cũng như bằng cách đưa ra
kiến nghị cho Đại hội đồng và các thành viên Liên hợp quốc.
Điều 64:
18
1. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền tiến hành mọi biện pháp thích hợp để nhận được các
báo cáo thường kỳ của các tổ chức chuyên môn. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền ký với các
thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn những điều ước về việc các thành viên và
các tổ chức này báo cáo cho mình những biện pháp đã được áp dụng để thi hành những nghị
quyết của Đại hội đồng và của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
2. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền báo cáo cho Đại hội đồng những nhận xét của mình
về các báo cáo ấy.
Điều 65:
Hội đồng kinh tế và xã hội có thẩm quyền cung cấp những tin tức cho Hội đồng bảo an và
giúp Hội đồng bảo an, nếu Hội đồng bảo an yêu cầu.
Điều 66:
1. Hội đồng kinh tế và xã hội thực hiện các chức năng thuộc thẩm quyền của mình, có liên
quan đến việc chấp hành những nghị quyết của Đại hội đồng.
2. Với sự đồng ý của Đại hội đồng, Hội đồng kinh tế và xã hội có thẩm quyền làm những việc
do các thành viên Liên hợp quốc hoặc các tổ chức chuyên môn yêu cầu.
3. Hội đồng kinh tế và xã hội có nghĩa vụ thực hiện những chức năng khác được quy định
trong Hiến chương này, hoặc có thể được Đại hội đồng giao cho.
Điều 67: Bỏ phiếu
1. Mỗi Ủy viên của Hội đồng kinh tế và xã hội sẽ được sử dụng một lá phiếu.
2. Những nghị quyết của Hội đồng kinh tế và xã hội được thông qua theo đa số phiếu của các
Ủy viên có mặt và bỏ phiếu.
Điều 68: Thủ tục
Hội đồng kinh tế và xã hội thành lập các ban trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội và về sự
khuyến khích các quyền con người, kể cả thành lập các ban khác cần thiết cho việc thi hành
những chức năng của Hội đồng kinh tế và xã hội.
Điều 69:
Hội đồng kinh tế và xã hội mời bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc tham gia các cuộc thảo
luận của Hội đồng kinh tế và xã hội nhưng không có quyền bỏ phiếu, nếu như vấn đề có liên
quan.
Điều 70:
Hội đồng kinh tế và xã hội có thể thi hành mọi biện pháp để những đại biểu của các tổ chức
chuyên môn tham dự, nhưng không có quyền biểu quyết, các cuộc thảo luận của Hội đồng và
của các Ủy ban do Hội đồng lập ra và để các đại biểu của Hội đồng tham dự những cuộc thảo
luận của các tổ chức chuyên môn.
Điều 71:
Hội đồng kinh tế và xã hội có thể thi hành mọi biện pháp để hỏi ý kiến những tổ chức phi chính
phủ phụ trách những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng. Những biện pháp này có thể áp
dụng cho các tổ chức quốc tế, nếu cần cho các tổ chức quốc gia, sau khi hỏ ý kiến của thành
viên Liên hợp quốc hữu quan.
Điều 72:
1. Hội đồng kinh tế và xã hội định ra nội qui của mình trong nội qui đó qui định cách thức
19
bầu Chủ tịch của Hội đồng.
2. Hội đồng kinh tế và xã hội sẽ họp tùy theo yêu cầu đúng như nội quy cũ hội đồng, nội quy
này có những điều khoản qui định việc triệu tập Hội đồng khi đa số các Ủy viên yêu cầu.
Chương XI: Tuyên ngôn về những lãnh thổ không tự trị
Điều 73:
Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có trách nhiệm hoặc đảm đương trách nhiệm quản trị
những lãnh thổ mà nhân dân chưa hoàn toàn tự quản trị được, thừa nhận nguyên tắc đặt quyền
lợi của nhân dân các lãnh thổ lên hàng đầu. Các quốc gia thành viên ấy nhận lấy nghĩa vụ như
một sứ mệnh thiêng liêng giúp các lãnh thổ đó được phồn vinh trong khuôn khổ của hệ thống
hoà bình và an ninh quốc tế do Hiến chương này định ra. Để đạt được mục đích ấy, các quốc
gia thành viên cần phải:
a. Đảm bảo sự tiến bộ chính trị, kinh tế, xã hội và sự phát triển giáo dục, đồng thời tôn trọng
nền văn hoá của nhân dân các lãnh thổ ấy, đối xử công bằng với họ và che chở họ chống lại
những sự lạm quyền.
b. Phát triển khả năng tự trị của họ, chú ý đến những nguyện vọng chính trị của nhân dân và
giúp đỡ họ phát triển dần dần những thiết chế chính trị, tự do của họ trong chừng mực thích hợp
với những điều kiện riêng biệt trong từng vùng lãnh thổ và của nhân dân các lãnh thổ thích hợp
với trình độ tiến hoá khác nhau của họ.
c. Củng cố hoà bình và an ninh quốc tế.
d. Khuyến khích thực hiện những biện pháp có tính chất xây dựng, khuyến khích công việc
nghiên cứu, hợp tác giữa các lãnh thổ ấy với nhau, khi có hoàn cảnh thuận tiện, hợp tác với các
tổ chức chuyên môn quốc tế để thực sự đạt tới những mục đích xã hội, kinh tế và khoa học nêu
trong Điều này.
e. Thường kỳ thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc biết các tài liệu thống kê và các tài liệu
khác có tính chất kỹ thuật, thuộc về những điều kiện kinh tế, xã hội và giáo dục trong các lãnh
thổ mà họ chịu trách nhiệm, trừ trường hợp có những đòi hỏi về an ninh và những điều mà Hiến
chương không cho phép ngoài những lãnh thổ qui định trong các Chương 12 và 13.
Điều 74:
Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cùng thoả thuận rằng chính sách của họ trong những
lãnh thổ nói ở Chương này cũng như trong những lãnh thổ của chính quốc gia họ, phải căn cứ
vào nguyên tắc chung láng giềng tốt, có chú ý thích đáng đến những lợi ích và sự phồn vinh của
các quốc gia khác trên thế giới trong lĩnh vực xã hội, kinh tế và thương mại.
Chương XII: Chế độ quản thác quốc tế
Điều 75:
Liên hợp quốc thiết lập một chế độ quản thác quốc tế dưới sự chỉ đạo của mình để quản lý các
lãnh thổ sẽ có thể được đặt dưới chế độ ấy, theo những điều ước riêng sẽ ký kết sau và tiến hành
việc kiểm soát các lãnh thổ ấy. Những lãnh thổ ấy gọi là những “lãnh thổ quản thác”.
Điều 76:
Theo đúng những mục đích của Liên hợp quốc ghi ở Điều 1 Hiến chương này, những mục tiêu
chủ yếu của chế độ quản thác là:
a. Củng cố hoà bình và an ninh quốc tế.

20
b. Giúp đỡ nhân dân các lãnh thổ quản thác tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội và phát triển
giáo dục cũng giúp đỡ họ tiến hóa dần dần đến chỗ có đủ khả năng tự trị hoặc độc lập, trong
việc giúp đỡ này phải chú ý đến những điều kiện riêng biệt của từng lãnh thổ và của dân cư của
những lãnh thổ ấy, chú ý đến những nguyện vọng do nhân dân các lãnh thổ hữu quan tự do bày
tỏ và chú ý đến những điều khoản có thể định trong mỗi điều ước quản thác.
c. Khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho mọi người, không
phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo và khuyến khích mọi người công nhận mối
tương quan giữa các dân tộc trên thế giới.
d. Đảm bảo sự đối xử bình đẳng trong lĩnh vực xã hội, kinh tế và thương mại đối với các thành
viên Liên hợp quốc và công dân của họ; cũng như đảm bảo cho nhân dân các quốc gia thành
viên ấy sự đối xử bình đẳng trước Toà án mà không phương hại đến việc thực hiện những nhiệm
vụ nói trên trong điều kiện phải tuân theo những qui định của Điều 80.
Điều 77:
1. Chế độ quản thác sẽ được áp dụng cho những lãnh thổ thuộc các loại sau đây và cho những
lãnh thổ sẽ được đặt dưới chế độ ấy theo những điều ước quản thác:
a. Những lãnh thổ hiện đặt dưới chế độ Ủy trị.
b. Những lãnh thổ có thể được tách ra khỏi những quốc gia thù địch do hậu quả chiến tranh thế
giới lần thứ hai.
c. Những lãnh thổ mà những quốc gia chịu trách nhiệm quản lý tự nguyện đặt dưới chế độ quản
thác.
2. Một điều ước sau này sẽ xác định những lãnh thổ nào được liệt vào các loại kể trên sẽ đặt
dưới chế độ quản thác và với những điều kiện gì.
Điều 78:
Chế độ quản thác sẽ không áp dụng cho những quốc gia trở thành thành viên Liên hợp quốc,
nhưng mọi quan hệ giữa các quốc gia là thành viên Liên hợp quốc này phải được xây dựng trên
sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.
Điều 79:
Những điều khoản của chế độ quản thác về từng lãnh thổ đặt dưới chế độ này, cũng như những
sự sửa đổi và tu chỉnh có thể có về những điều khoản ấy là đối tượng của điều ước ký kết giữa
các quốc gia trực tiếp có liên quan, kể cả quốc gia được ủy trị trong trường hợp những lãnh thổ
đặt dưới sự ủy trị của một thành viên Liên hợp quốc và những điều khoản ấy được chuẩn y theo
đúng các điều 83 và 85.
Điều 80:
1. Trừ những điều có thể thoả thuận trong các điều ước riêng về việc quản thác ký kết theo
những Điều 77, 79, 81 và đặt mối lãnh thổ dưới chế độ quản thác và cho đến khi các điều ước
ấy được ký kết, không một điều khoản nào của Chương này sẽ được giải thích là sửa đổi trực
tiếp hay gián tiếp bất cứ bằng cách nào, những pháp quyền nào đó của một quốc gia nào hoặc
một dân tộc nào, hay là sửa đổi những qui định của các điều ước quốc tế hiện hành, mà các
thành viên Liên hợp quốc có thể là những bên ký kết.
2. Đoạn 1 của Điều này không được giải thích là một lý do cho việc chậm trễ hay trì hoãn việc
đàm phán và ký kết những điều ước nhằm đặt dưới chế độ quản thác những lãnh thổ được ủy trị
hay các lãnh thổ khác, như Điều 77 đã qui định.
21
Điều 81:
Trong những trường hợp điều ước quản thác gồm những điều kiện quản trị lãnh thổ quản thác
và chỉ định nhà đương cục quản trị lãnh thổ quản thác. Nhà đương cục ấy, dưới đây gọi là “Nhà
đương cục phụ trách quản trị” có thể là một hay nhiều quốc gia hoặc chính là Liên hợp quốc.
Điều 82:
Một điều ước quản thác có thể chỉ định một hay nhiều khu vực chiến lược, bao gồm toàn bộ hay
một phần lãnh thổ quản thác mà điều ước đó áp dụng, điều ước này không phương hại đến bất
cứ một hay nhiều những điều ước đặc biệt nào ký kết theo Điều 43.
Điều 83:
1. Tất cả những chức năng của Liên hợp quốc đối với những khu vực chiến lược kể cả việc
chuẩn y những điều khoản của điều ước quản thác và những thay đổi hoặc sửa đổi điều ước đều
do Hội đồng bảo an đảm nhiệm.
2. Những mục tiêu cơ bản nêu ở Điều 76 có giá trị đối với nhân dân mỗi khu vực chiến lược.
3. Khi chấp hành các điều khoản của điều ước quản thác và nếu không phương hại đến yêu cầu
về an ninh, Hội đồng bảo an sử dụng sự giúp đỡ của Hội đồng quản thác để hoàn thành những
chức năng của Liên hợp quốc trong phạm vi chế độ bảo trợ trong các vấn đề chính trị, kinh tế
và xã hội, cũng như các vấn đề giáo dục trong khu vực chiến lược.
Điều 84:
Nhà đương cục phụ trách quản trị có bổn phận làm cho lãnh thổ quản thác góp phần vào việc
giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Để đạt được mục đích này, nhà đương cục quản trị có thể
sử dụng những quân đội tình nguyện, phương tiện phục vụ và sự giúp đỡ của lãnh thổ quản thác
để làm tròn những nhiệm vụ mà họ đã cam kết với Hội đồng bảo an cũng như để đảm bảo việc
phòng thủ địa phương và duy trì pháp luật và trật tự trong lãnh thổ quản thác.
Điều 85:
4. Chức năng của Liên hợp quốc đối với những điều ước quản thác tất cả các khu vực không
được coi là khu vực chiến lược, kể cả việc phê chuẩn, việc sửa đổi và thay đổi những điều khoản
của các điều ước quản thác, đều do Đại hội đồng phụ trách.
5. Hội đồng quản thác hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng, giúp đỡ Đại hội đồng trong việc
làm tròn các nhiệm vụ nói trên.
Chương XIII: Hội đồng quản thác
Điều 86: Thành phần
1. Hội đồng quản thác gồm những thành viên Liên hợp quốc sau đây:
a. Những thành viên phụ trách quản trị các lãnh thổ quản thác.
b. Những thành viên chỉ định rõ ở Điều 23, không quản trị những lãnh thổ quản thác nào.
c. Một số thành viên do Đại hội đồng bầu ra trong kỳ hạn 3 năm, con số thành viên này là
con số cần thiết để cho tổng số ủy viên của Hội đồng quản thác được phân phối ngang nhau, giữ
những thành viên Liên hợp quốc phụ trách quản trị các lãnh thổ quản thác và những thành viên
không phụ trách quản trị những lãnh thổ đó.
2. Mỗi ủy viên Hội đồng quản thác chỉ định một người đặc biệt có tư cách để đại diện cho
mình ở Hội đồng.

22
Điều 87: Chức năng và quyền hạn
Đại hội đồng và Hội đồng quản thác dưới quyền Đại hội đồng khi thi hành chức vụ có thể:
a. Xem xét những báo cáo của nhà đương cục phụ trách quản trị lãnh thổ quản thác.
b. Nhận và xét những đơn thỉnh cầu sau khi hỏi ý kiến nhà đương cục nói trên.
c. Định kỳ đến quan sát những lãnh thổ quản thác nói trên, theo thời gian được thỏa thuận
với nhà đương cục.
d. Làm những việc trên hay làm những việc khác theo đúng những điều khoản của những
điều ước quản thác.
Điều 88:
Hội đồng quản thác lập ra một bảng câu hỏi về sự phát triển của dân cư ở mỗi lãnh thổ quản
thác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục. Nhà đương cục phụ trách quản trị
mỗi lãnh thổ quản thác, thuộc quyền kiểm soát của Đại hội đồng, hàng năm dựa vào bảng câu
hỏi nêu trên mà làm báo cáo lên Đại hội đồng.

Điều 89: Bỏ phiếu


1. Mỗi ủy viên Hội đồng quản thác được sử dụng một phiếu.
2. Những nghị quyết của Hội đồng quản thác được thông qua theo đa số ủy viên có mặt bỏ
phiếu.
Điều 90: Thủ tục
1. Hội đồng quản thác tự định lấy nội quy, trong đó có ấn định phương thức chỉ định Chủ tịch
của Hội đồng.
2. Hội đồng họp tùy nhu cầu, đúng theo những điều khoản của thủ tục qui định việc triệu tập
Hội đồng theo yêu cầu của đa số ủy viên của Hội đồng.
Điều 91:
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản thác yêu cầu sự giúp đỡ của Hội đồng kinh tế và xã
hội và của những tổ chức chuyên môn, về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng kinh
tế và xã hội và của những tổ chức chuyên môn ấy.
Chương XIV: Tòa án quốc tế
Điều 92:
Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Tòa án này hoạt động theo một qui
chế xây dựng trên cơ sở qui chế của Tòa án quốc tế thường trực. Qui chế của Tòa án quốc tế
kèm theo Hiến chương này là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.
Điều 93:
1. Tất cả những thành viên Liên hợp quốc đương nhiên tham gia qui chế Tòa án quốc tế.
2. Những quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể tham gia qui chế Tòa án
quốc tế với những điều kiện do Đại hội đồng qui định, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an trong
từng trường hợp một.
Điều 94:
1. Một thành viên Liên hợp quốc cam kết tuân theo phán quyết của Tòa án quốc tế trong mọi
vụ tranh chấp mà thành viên ấy là đương sự.
23
2. Nếu một bên đương sự trong một vụ tranh chấp không thi hành những nghĩa vụ mà họ phải
chấp hành theo phán quyết của Tòa án, thì bên kia có thể khiếu nại với Hội đồng bảo an. Hội
đồng bảo an nếu thấy cần thiết có thể có kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp để làm cho
phán quyết này được chấp hành.
Điều 95:
Không có điều khoản nào của Hiến chương này ngăn cản những thành viên Liên hợp quốc đưa
những vụ tranh chấp của họ ra xét xử trước các tòa án khác, chiếu theo những điều ước hiện có,
hoặc có thể được ký kết sau này.
Điều 96:
1. Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể hỏi ý kiến của Tòa án quốc tế về mọi vấn đề pháp
lý. Ý kiến của Tòa án quốc tế không có tính cách ràng buộc Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an.
2. Tất cả các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn, trong một lúc nào
đó, được Đại hội đồng cho phép cũng có quyền hỏi ý kiến Tòa án quốc tế về những vấn đề pháp
lý có thể đặt ra trong phạm vi hoạt động của họ. Ý kiến ấy cũng không ràng buộc các cơ quan
và tổ chức ấy.
Chương XV: Ban thư ký
Điều 97:
Ban thư ký có một Tổng thư ký và một số nhân viên tùy theo nhu cầu của Liên hợp quốc. Tổng
thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an. Tổng thư ký là viên chức
cao cấp nhất của tổ chức Liên hợp quốc.
Điều 98:
Tổng thư ký hoạt động với tư cách đó trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng
bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội và của Hội đồng quản thác. Tổng thư ký trình Đại hội đồng
bản báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên hợp quốc.
Điều 99:
Tổng thư ký có thể lưu ý Hội đồng bảo an đến mọi việc, theo ý kiến mình, có thể đe dọa việc
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Điều 100:
1. Trong khi chấp hành nhiệm vụ, Tổng thư ký và các nhân viên không được thỉnh cầu hay
chấp nhận những chỉ thị của bất cứ một Chính phủ nào hoặc của một nhà chức trách nào ngoài
Liên hợp quốc. Tổng thư ký và các nhân viên sẽ tránh mọi hành động trái với địa vị viên chức
quốc tế của họ và chỉ chịu trách nhiệm trước Liên hợp quốc.
2. Mỗi thành viên Liên hợp quốc cam kết tôn trọng tính chất đặc biệt quốc tế của những chức
vụ của Tổng thư ký và của các nhân viên và không tìm cách làm ảnh hưởng đến họ trong khi họ
thừa hành nhiệm vụ của mình.
Điều 101:
1. Tổng thư ký bổ nhiệm các nhân viên của mình theo những qui chế do Đại hội đồng ấn định.
2. Một số nhân viên riêng biệt được bổ nhiệm để phục vụ một cách thường xuyên cho Hội
đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác và nếu cần cho các cơ quan khác của Liên hợp quốc.
Số nhân viên ấy thuộc biên chế của Ban thư ký.
3. Điều chủ yếu trong việc tuyển dụng và trong việc qui định điều kiện sử dụng nhân viên
24
phải là sự cần thiết đảm bảo cho Liên hợp quốc có những người phục vụ có nhiều khả năng về
công tác, có tài năng và sự liêm khiết. Phải chú ý một cách thích đáng đến tầm quan trọng của
việc tuyển dụng nhân viên trên một cơ sở địa lý càng rộng rãi càng tốt.
Chương XVI: Những điều khoản khác
Điều 102:
1. Bất cứ điều ước hay điều ước quốc tế nào do một thành viên Liên hợp quốc ký kết sau khi
Hiến chương này có hiệu lực đều phải được đăng ký càng sớm càng tốt tại Ban thư ký và do
Ban thư ký công bố.
2. Nếu một quốc gia nào ký kết điều ước hay điều ước quốc tế mà không đăng ký, theo qui
định tại đoạn 1 Điều này thì không có quyền đưa điều ước hoặc điều ước đó ra trước một cơ
quan nà o của Liên hợp quốc.
Điều 103:
Trong trường hợp có sự xung đột giữa những nghĩa vụ của các thành viên Liên hợp quốc, chiếu
theo Hiến chương này và những nghĩa vụ, chiếu theo bất cứ một điều ước quốc tế nào khác thì
những nghĩa vụ của các thành viên Liên hợp quốc phải được coi trọng hơn.
Điều 104:
Liên hợp quốc được hưởng trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên quyền pháp lý cần thiết
để Liên hợp quốc chấp hành tốt những chức năng của mình và đạt được những mục đích của
mình.
Điều 105:
1. Trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên, Liên hợp quốc được hưởng những đặc quyền
và quyền miễn trừ ngoại giao, đó là sự cần thiết để cho Liên hợp quốc đạt được những mục đích
của mình.
2. Những đại biểu của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và những viên chức của Liên
hợp quốc cũng được hưởng những đặc quyền và quyền miễn trừ này là cần thiết cho họ để họ
có thể chấp hành một cách độc lập những chức năng của họ có liên quan với Liên hợp quốc.
3. Đại hội đồng có thể đưa những kiến nghị nhằm ấn định những chi tiết thi hành những đoạn
1 và 2 của Điều này, hay có thể đề nghị với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc những công
ước nhằm mục đích đó.
Chương XVII: Những biện pháp an ninh trong thời kỳ quá độ
Điều 106:
Cho đến khi các điều ước đặc biệt nêu ở điều 43 có hiệu lực, những điều ước theo ý kiến của
Hội đồng bảo an bắt đầu sẽ cho phép Hội đồng bảo an đảm đương những trách nhiệm của mình
chiếu theo Điều 42 các quốc gia tham gia bản tuyên ngôn của 4 cường quốc ký tại Matxcơva
ngày 30-10-1943 và quốc gia Pháp sẽ thương lượng với nhau và, nếu cần, với những thành viên
khác của Liên hợp quốc, theo những qui định của đoạn 5 bản tuyên ngôn ấy để nhân danh Liên
hợp quốc, cùng tiến hành mọi hành động có thể cần thiết nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc
tế.
Điều 107:
Không một điều khoản nào của Hiến chương này làm trở ngại hoặc ngăn cấm một hành động
mà những Chính phủ có trách nhiệm sẽ thực hiện hay được phép thực hiện do hậu quả của cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai đối với một quốc gia đã là thù địch của bất kỳ một quốc gia nào
25
trong những quốc gia ký Hiến chương này trong cuộc chiến tranh thế giới ấy.
Chương XVIII: Bổ sung, sửa đổi Hiến chương
Điều 108: Những điều bổ sung, sửa đổi Hiến chương này sẽ có hiệu lực và được thi hành đối
với tất cả các thành viên Liên hợp quốc khi nào được 2/3 các quốc gia thành viên Đại hội đồng
chấp thuận và 2/3 các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, kể cả toàn thể các Ủy viên thường trực
của Hội đồng bảo an, phê chuẩn theo đúng những qui định của hiến pháp từng quốc gia.
Điều 109:
1. Một hội nghị toàn thể các thành viên Liên hợp quốc với mục đích xét lại Hiến chương này
có thể được triệu tập vào ngày giờ và địa điểm sẽ được ấn định do biểu quyết của 2/3 thành viên
Đại hội đồng và do biểu quyết của 9 Ủy viên nào đó của Hội đồng bảo an. Mỗi thành viên Liên
hợp quốc được một phiếu ở hội nghị đó.
2. Mọi sự sửa đổi Hiến chương này, do hội nghị toàn thể đó kiến nghị với đa số 2/3 sẽ có hiệu
lực khi đã được 2/3 thành viên Liên hợp quốc kể cả toàn thể Ủy viên thường trực của Hội đồng
bảo an phê chuẩn theo đúng qui định của hiến pháp mỗi quốc gia.
3. Nếu hội nghị toàn thể ấy không được triệu tập trước khóa họp thường niên thứ 10 của Đại
hội đồng kể từ ngày thi hành Hiến chương này, thì một đề nghị triệu tập hội nghị toàn thể ấy sẽ
được ghi vào chương trình nghị sự của khoá đó và hội nghị toàn thể vừa nói sẽ họp nếu có biểu
quyết của đa số thành viên Đại hội đồng và biểu quyết của 9 Ủy viên nào đó của Hội đồng bảo
an.
Chương XIX: Phê chuẩn và ký tên
Điều 110:
Hiến chương này sẽ được các quốc gia ký kết phê chuẩn theo qui định của hiến pháp từng quốc
gia.
Những thư phê chuẩn sẽ giao cho Chính phủ Hoa kỳ giữ. Mỗi khi được giao giữ thư phê chuẩn,
Chính phủ Hoa kỳ sẽ thông báo cho cho tất cả các quốc gia ký kết biết và cho cả Tổng thư ký
Liên hợp quốc, khi nào Tổng thư ký đã được bổ nhiệm.
Hiến chương này sẽ có hiệu lực sau khi có thư phê chuẩn của các quốc gia Cộng hoà Trung hoa,
Cộng hoà Pháp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc Anh và
Bắc Ai-len, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký kết khác. Chính phủ Hoa kỳ sẽ
làm biên nản về việc nộp thư phê chuẩn ấy và gửi bản sao biên bản cho các quốc gia ký kết.
Các quốc gia ký kết bản Hiến chương này và phê chuẩn Hiến chương sau ngày Hiến chương có
hiệu lực sẽ trở thành những thành viên đầu tiên của Liên hợp quốc kể từ ngày họ nộp thư phê
chuẩn.
Điều 111:
Hiến chương này gồm các bản tiếng Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh và Tây Ban Nha, đều có giá
trị như nhau, sẽ lưu trữ tại văn khố của Chính phủ Hoa kỳ. Các bản sao có thị thực đúng như
bản chính sẽ do Chính phủ Hoa kỳ gửi tới Chính phủ các quốc gia ký kết khác.
Để làm bằng chứng các đại diện của Chính phủ các quốc gia trong Liên hợp quốc đã ký tên vào
bản Hiến chương này.
Làm tại San Francisco, ngày 26 tháng 6 năm 1945.

Lời chú thích


26
Hiến chương Liên hợp quốc được ký ngày 26-6-1945 ở thành phố San Francisco trong phiên
họp kết thúc hội nghị Liên hợp quốc về vấn đề thành lập một tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ
ngày 24 -10- 1945. Qui chế Toà án quốc tế là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.
Những điểm sửa đổi trong Điều 23, 27 và 62 của Hiến chương được Đại hội đồng thông qua
ngày 17- 12-1963 và có hiệu lực từ ngày 31-8-1965. Điểm sửa đổi trong Điều 109 được Đại hội
đồng thông qua ngày 20-12-1965 và có hiệu lực từ ngày 12-6-1968.
Điểm sửa đổi trong Điều 23 của Hiến chương tăng thêm số lượng Ủy viên Hội đồng bảo an từ
11 lên 15.
Điều 27 sửa đổi qui định những nghị quyết của Hội đồng bảo an về những vấn đề thủ tục coi
như được thông qua khi 9 ủy viên bỏ phiếu tán thành (trước đây là 7 Ủy viên) và về những vấn
đề khác khi 9 Ủy viên bỏ phiếu tán thành (trước đây là 7 Ủy viên), kể cả những phiếu thuận của
5 Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an.
Điểm sửa đổi trong Điều 61 tăng thêm số lượng Ủy viên Hội đồng kinh tế và xã hội từ 18 lên
27. Điểm sửa đổi tiếp theo trong điều đó có hiệu lực từ ngày 24-9-1973 tăng thêm số lượng Ủy
viên hội đồng từ 27 lên 64.
Điểm sửa đổi trong đoạn thứ nhất Điều 109 qui định thời gian và địa điểm tiến hành Đại hội các
quốc gia thành viên để xem xét lại Hiến chương phải được 2/3 số Ủy viên Đại hội đồng và 9
phiếu bất kỳ (trước đây là 7) của Ủy viên Hội đồng bảo an quyết định.
Đoạn 3 Điều 109 qui định khả năng triệu tập hội nghị bàn về xem xét lại Hiến chương đã được
Đại hội đồng và Hội đồng bảo an thảo luận trong phiên họp thường kỳ lần thứ 10 của Đại hội
đồng năm 1955 và được giữ lại như lúc diễn đạt ban đầu: “với số phiếu thuận của 7 Ủy viên bất
kỳ của Hội đồng bảo an”.

27
QUY CHẾ TÒA ÁN QUỐC TẾ
STATUTE OF THE INTERNATIONAL COURT OF JUSTICE
Điều 1:
Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của
Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế
này.
Chương I: Tổ chức Tòa án
Điều 2:
Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch,
trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ
định giữ chức vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc
tế.
Điều 3:
1. Tòa án được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia.
2. Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án, như công dân của một quốc
gia, được coi là công dân của chính quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên
sử dụng các quyền công dân và các quyền chính trị của mình.
Điều 4:
1. Các ủy viên Tòa án được Đại hội đồng và Hội đồng bảo an lựa chọn trong số những người
có tên trong danh sách theo đề nghị của các tiểu ban dân tộc của Pháp viện thường trực quốc tế
phù hợp với những nguyên tắc dưới đây.
2. Đối với các thành viên Liên hợp quốc không có đại diện trong Pháp viện Quốc tế thì các
ứng cử viên do các tiểu ban dân tộc được các chính phủ của họ ủy quyền đưa ra, phải tuân thủ
các điều kiện đã được điều 44 Công ước Lahay năm 1907 về việc giải quyết bằng phương pháp
hoà bình các cuộc xung đột quốc tế quy định đối với các thành viên của Pháp viện thường trực
quốc tế.
3. Những điều kiện mà trong đó các quốc gia thành viên của quy chế này, nhưng lại không
phải là thành viên của Liên hợp quốc, có thể tham gia vào việc lựa chọn thành viên của Tòa án,
được Đại hội đồng, nếu không có một điều ước đặc biệt, quy định theo sự giới thiệu của Hội
đồng bảo an.
Điều 5:
1. Ít nhất là trong vòng 3 tháng, trước khi bầu cử Tổng thư ký liên hợp quốc gửi cho các ủy
viên Pháp viện thường trực quốc tế của các quốc gia thành viên của quy chế này và cho các ủy
viên của các tiểu ban dân tộc được chỉ định theo điểm 2 của điều 1 văn bản đề nghị để mỗi một
tiểu ban dân tộc, trong khoảng thời hạn quy định, đưa ra những ứng cử viên có thể nhận nhiệm
vụ của ủy viên Tòa án.
2. Không một tiểu ban nào được đưa ra quá 4 ứng cử viên, trong đó không quá 2 ứng viên có
cùng quốc tịch của một quốc gia được tiểu ban đại diện. Số lượng ứng cử viên được tiểu ban
đưa ra trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vượt quá 2 lần số ghế bầu.
Điều 6:

28
Điều cần thiết là mỗi tiểu ban trước khi đưa ra các ứng cử viên, phải hỏi ý kiến các cơ quan xét
xử cao nhất, các khoa luật, các trường Cao đẳng tư pháp và các viện Hàn lâm của các quốc gia
đó cũng như các phân viện của các viện Hàn lâm quốc tế chuyên nghiên cứu về luật.
Điều 7:
1. Tổng thư ký Liên hợp quốc lập danh sách theo thứ tự ABC tất cả những người được đề cử,
trừ những trường hợp đã nói ở điểm 2 của Điều 12, chỉ được bầu những người có tên trong
danh sách đó.
2. Tổng thư ký trình bản danh sách lên Đại hội đồng và Hội đồng bảo an.
Điều 8:
Đại hội đồng và Hội đồng bảo an khi bầu cử ủy viên Tòa án hoàn toàn độc lập nhau.
Điều 9:
Khi bầu cử các cử tri cần phải cân nhắc không những chỉ mỗi ứng cử viên nói riêng phải thoả
mãn tất cả những yêu cầu đã nêu ra mà toàn bộ cơ cấu thành phần các thẩm phán nói chung cần
phải đảm bảo đại diện của các hình thái văn hoá chủ yếu nhất và các hệ thống pháp luật cơ bản
trên thế giới.
Điều 10:
1. Những người được coi là trúng cử là những ứng cử viên được tuyệt đại đa số phiếu bầu cử
ở cả Đại hội đồng cũng như ở cả Hội đồng bảo an.
2. Bất cứ việc biểu quyết nào ở Hội đồng bảo an, cả khi bầu thẩm phán cũng như khi chỉ định
ủy viên ủy ban phối hợp đã được nêu ở điều 12 đều đđđược tiến hành không có sự phân biệt bất
kì nào giữa các ủy viên thường trực và không thường trực của Hội đồng bảo an.
3. Trong trường hợp nếu như tuyệt đại đa số phiếu cả ở Đại hội đồng cũng như ở Hội đồng
bảo an, chọn nhiều công dân của cùng một quốc gia trùng nhau thì người được công nhận trúng
cử là người nhiều tuổi hơn.
Điều 11:
Nếu sau phiên họp thứ nhất triệu tập để bầu cử có một hoặc vài ghế trống thì phải triệu tập
phiên thứ hai, trong trường hợp cần thiết phải triệu tập phiên thứ ba.
Điều 12:
1. Nếu sau phiên thứ 3 có một hay vài ghế trống thì trong bất kỳ thời gian nào, theo yêu cầu
của Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an, ủy ban phối hợp có thể được triệu tập với thành phần
gồm 6 ủy viên: 3 ủy viên theo sự chỉ định của Đại hội đồng, 3 ủy viên theo sự chỉ định của Hội
đồng bảo an để bầu lấy một người thế vào mỗi ghế trống với số phiếu chiếm tuyệt đại đa số và
đệ trình người được đề cử lên Đại hội đồng và Hội đồng bảo an xem xét.
2. Nếu ủy ban phối hợp nhất trí để một người nào đó ứng cử mà thoả mãn mọi yêu cầu thì tên
người đó có thể được ghi vào danh sách ứng cử viên ở điều 7.
3. Khi ủy ban phối hợp thấy rằng việc bầu cử không tổ chức được thì lúc đó các thành viên
của Tòa án đã được bầu cử bước vào giai đoạn đã được Hội đồng bảo an quy định, lựa chọn các
thành viên của Tòa án trong số các ứng cử viên có số phiếu trùng nhau hoặc ở Đại hội đồng
hoặc ở Hội đồng bảo an để thế vào ghế trống.
4. Trong trường hợp phiếu của các thẩm phán bằng nhau thì phiếu của người có số tuổi cao
hơn sẽ có ưu thế.
Điều 13:
29
1. Các thành viên của Tòa án được bầu cử cho thời hạn 9 năm và có thể được bầu lại, tuy
nhiên với một điều kiện là thời hạn toàn quyền của 5 thẩm phán khoá đầu tiên sẽ hết sau 3 năm
và thời hạn toàn quyền của 5 thẩm phán kia sẽ hết sau 6 năm.
2. Tổng thư kí ngay sau khi kết thúc bầu cử khoá đầu tiên, phải xác định bằng cách rút thăm
ai trong số các thẩm phán được trúng cử vào các nhiệm kì 3 năm và 6 năm đã nêu trên.
3. Các thành viên của Tòa án tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi họ được thay,
thậm chí sau khi bị thay thế họ phải có nhiệm vụ kết thúc những việc đang làm dở.
4. Trong trường hợp thành viên tòa án đệ đơn về hưu, đơn đó được gửi đến cho Chủ tịch Tòa
án để chuyển cho Tổng thư ký. Sau khi Tổng thư ký nhận được đơn thì vị trí đó coi như khuyết.
Điều 14:
Những ghế trống được bổ sung theo trình tự đã được quy định đối với lần bầu cử đầu và phải
tuân theo các nguyên tắc dưới đây: trong vòng một tháng sau khi có ghế khuyết, Tổng thư ký
gửi giấy mời như đã nêu ở điều 5, còn ngày bầu cử do Hội đồng bảo an ấn định.
Điều 15:
Thành viên vủa Tòa án được bầu để thay thế một thành viên khác mà thời hạn toàn quyền của
người đó chưa hết vẫn ở trọng trách cho dến khi mãn hạn của người mình thay thế.
Điều 16:
1. Thành viên Tòa án không được thực hiện một nhiệm vụ chính hoặc hành chính nào và
không tự cho mình làm một việc nào khác có tính chất nghề nghiệp.
2. Những điều nghi vấn về vấn đề này do Tòa án xác định và giải quyết.
Điều 17:
1. Không một người nào trong số các thành viên của Tòa án được làm nhiệm vụ chánh án,
luật sư hay trạng sư trong bất kì vụ án nào.
2. Không một người nào trong số các thành viên của Tòa án được tham gia vào việc giải quyết
một vụ việc mà trước đó trong vụ việc này người đó từng tham gia với tư cách là chủ tịch, luật
sư hay trạng sư cho một trong các bên, hoặc là thành viên của Tòa án quốc gia hay Tòa án quốc
tế, là nhân viên của ủy ban điều tra hay các tư cách nào khác.
3. Những nghi ngờ về vấn đề này được Tòa án xác định và giải quyết.
Điều 18:
1. Thành viên của Tòa án không được bỏ nhiệm vụ, trừ khi theo ý kiến nhất trí của các thành
viên khác, thành viên đó không còn thoả mãn các yêu cầu đã nêu ra.
2. Về việc này Tổng thư ký phải được thư ký của Tòa án thông báo.
3. Ngay sau khi nhận được thông báo, ghế đó coi là khuyết.
Điều 19:
Các thành viên của Tòa án trong khi thực hiện nhiệm vụ xét xử được sử dụng quyền ưu đãi và
quyền bất khả xâm phạm về ngoại giao.
Điều 20:
Mỗi thành viên của Tòa án có nghĩa vụ trước khi nhận nhiệm vụ phải trịnh trọng tuyên bố trong
phiên họp công khai của Tòa án là sẽ thừa hành nhiệm vụ một cách vô tư và tận tình.
Điều 21:

30
1. Tòa án bầu chủ tịch và phó chủ tịch, nhiệm kỳ 3 năm, Chủ tịch và phó chủ tịch có thể được
bầu lại.
2. Tòa án cử thư ký của mình và có thể áp dụng những biện pháp để cử những người giữ
những trách nhiệm khác cần thiết như thế.
Điều 22:
1. Trụ sở của Tòa án ở La Hay. Tuy nhiên điều đó không cản trở việc Tòa án có thể họp hay
thực hiện chức năng của mình ở các địa diểm khác trong mọi trường hợp mà Tòa án xét thấy chỗ
đó là cần thiết.
2. Chủ tịch và thư ký Tòa án phải làm việc tại trụ sở của Tòa án.
Điều 23:
1. Tòa án họp thường kỳ ngoại trừ trong những kỳ nghỉ mà thời hạn và thời điểm các kỳ nghỉ
này do Tòa án xác định.
2. Uỷ viên Tòa án có quyền nghỉ phép theo định kỳ, thời hạn và thời điểm do Tòa án quy định
trong đó có sự lưu ý về khoảng cách từ La Hay đến quê quán của mỗi thẩm phán.
3. Các ủy viên của Tòa án có nghĩa vụ chịu sự điều hành của Tòa án trong bất kỳ thời gian
nào, trừ thời gian đang nghỉ phép và vắng mặt do ốm đau hoặc do những lý do nghiêm trọng
khác cần được giải thích cho chủ tịch Tòa án biết.
Điều 24:
1. Nếu vì một lý do đặc biệt nào đó, thành viên của Tòa án thấy rằng họ không cần phải tham
gia vào việc giải quyết một vụ việc nhất định thì báo cáo điều đó cho Chủ tịch.
2. Nếu Chủ tịch Tòa án nhận thấy rằng một thành viên nào đó của Tòa án vì một lý do đặc biệt
nào đó không cần thiết phải tham gia vào việc họp bàn về một vụ việc nhất định thì Chủ tịch báo
trước cho thành viên về điều đó.
3. Nếu trong vấn đề này nảy sinh sự bất đồng giữa Chủ tịch và ủy viên của Tòa án thì sự bất
đồng này sẽ được Tòa án xác định và giải quyết.
Điều 25:
1. Ngoài những trường hợp đã nêu trong quy chế này, Tòa án họp phiên toàn thể.
2. Trong điều kiện mà số lượng thẩm phán có mặt để lập Tòa án không dưới 11 người, quy
chế của Tòa án có thể cho phép là một hay vài thẩm phán, do hoàn cảnh riêng có thể thôi tham
dự vào các phiên họp một cách hợp lệ.
3. Số lượng thẩm phán hợp lệ để lập phiên họp xét xử là 9 người.
Điều 26:
1. Ở mức độ cần thiết Tòa án có thể lập ra một hay nhiều ban gồm 3 thẩm phán hay nhiều hơn
nữa theo sự suy xét của Tòa án để phân tích các phạm trù nhất định của vụ việc, chẳng hạn, vụ
việc về lao động và các vụ việc liên quan đến quá cảnh và liên lạc.
2. Tòa án, bất kỳ trong thời gian nào, có thể thành lập một ban để phân tích một vụ việc nhất
định. Số lượng thẩm phán để thành lập một ban như vậy do Tòa án quy định với sự nhất trí của
các bên.
3. Các vụ việc sẽ được các ban nêu trong điều này, nghe và giải quyết nếu như các bên yêu
cầu.
Điều 27:
31
Quyết định, nghị quyết của một số các ban nêu ở điều 26 và 29 được coi là quyết định, nghị
quyết của Tòa án.
Điều 28:
Các ban đã nêu ở điều 26 và 29, với sự đồng ý của các bên, có thể họp và thực hiện nhiệm vụ
của mình ở các địa điểm khác ngoài La Hay.
Điều 29:
Nhằm mục đích thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc, mỗi năm Tòa án lập ra một ban có thành
phần gồm 5 thẩm phán, theo yêu cầu của các bên, ban này có thể xem xét giải quyết vụ việc
theo trình tự xét xử sơ bộ. Được chọn thêm 2 thẩm phán để thay những thẩm phán thấy mình
không có thể tham gia vào các phiên họp.
Điều 30:
1. Tòa án vạch ra nội quy quy định nguyên tắc thực hiện chức năng của mình. Tòa án còn quy
định các nguyên tắc xét xử.
2. Trong nội quy của Tòa án có thể nêu lên việc tham gia của các phụ thẩm vào các phiên họp
của Tòa án hay của các ban của Tòa án nhưng không có quyền biểu quyết.
Điều 31:
1. Các Thẩm phán có quốc tịch của một trong các bên, được quyền tham gia vào các phiên
họp về một vụ việc đang được Tòa án tiến hành.
2. Nếu trong thành phần có mặt xét xử của một Thẩm phán có quốc tịch của một bên thì bên
kia có thể cử một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia vào việc xét xử. Người đó được
lựa chọn trong số những người được đưa ra ứng cử theo như đã nêu ở điều 4 và 5.
3. Nếu trong thành phần có mặt xét xử không có một Thẩm phán nào của các bên thì mỗi bên
có thể chọn Thẩm phán theo như đã nêu ở điểm 2 của điều này.
4. Quyết nghị của điều này được áp dụng trong trường hợp đã được nêu ở các điều 26 và 29,
trong trường hợp ấy Chủ tịch yêu cầu một hay, trong trường hợp cần thiết, 2 thành viên của Tòa
án trong thành phần của các ban dành chỗ của mình cho ủy viên của Tòa án có quốc tịch của
các bên hữu quan; hay khi những người này vắng mặt, trong trường hợp không thể tham gia, sẽ
dành chỗ cho các thẩm phán được các bên lựa chọn.
5. Nếu ở một bên có một vấn đề chung thì các bên, do điều đó có liên quan đến việc áp dụng
các nghị quyết trước, được xem như là một bên. Trong trường hợp có các mối nghi ngờ về vấn
đề này thì nó sẽ được Tòa án xác định và giải quyết.
6. Các Thẩm phán được lựa chọn theo điểm 2, 3, 4 của điều này cần phải thoả mãn các điều
kiện đòi hỏi của điều 2 và điểm 2 của điều 17 và các điều 20, 24 của bản quy chế này. Họ được
tham gia một cách bình đẳng với các đồng sự của họ trong việc tham gia nghị quyết.
Điều 32:
1. Các ủy viên của Tòa án lĩnh lương cả năm.
2. Chủ tịch Tòa án lĩnh phụ cấp đặc biệt cả năm.
3. Phó Chủ tịch lĩnh phụ cấp đặc biệt từng ngày trong thời gian thừa hành chức vụ.
4. Những Thẩm phán được lựa chọn theo như đã nêu ở điều 31 mà không phải là ủy viên của
Tòa án thì lĩnh thù lao từng ngày họ thừa hành nhiệm vụ chức trách của mình.
5. Các khoản lương, phụ cấp, thù lao do Đại hội đồng ấn định. Nó có thể ít hơn trong thời gian
32
phục vụ.
6. Lương của thư ký do Đại hội đồng ấn định theo đề xuất của Tòa án.
7. Các nguyên tắc do Đại hội đồng đặt ra quy định các điều kiện trong đó các ủy viên của Tòa
án và thư ký Tòa án được hưởng tiền hưu trí khi họ về hưu cũng như các điều kiện mà các ủy
viên và thư ký Tòa án lĩnh phí tổn đi đường.
8. Các khoản lương, phụ cấp, thù lao đã nêu ở trên đây được miễn mọi khoản đóng góp.
Điều 33:
Liên hợp quốc chịu chi phí của Tòa án theo như Đại hội đồng đã quy định.
Chương II: Quyền hạn của Tòa án
Điều 34:
1. Chỉ các quốc gia mới là các bên trong các vụ tranh chấp được Tòa án giải quyết.
2. Với các điều kiện của bản quy chế này, Tòa án có thể được hỏi các tổ chức quốc tế công
khai về những tin tức có liên quan đến vụ tranh chấp mà Tòa án đang xem xét, cũng như thu
thập các tin tức cần thiết được tổ chức đó chuyển đến theo sáng kiến riêng của họ.
3. Khi có một vụ tranh chấp đang được Tòa án giải quyết, Tòa án phải giải thích văn kiện pháp
lý cho một tổ chức quốc tế nào đó hay một điều ước quốc tế đã công nhận hiệu lực của văn bản
đó. Thư ký Tòa án thông báo và gửi cho tổ chức quốc tế đó bản sao tất cả các hồ sơ giấy tờ đó.
Điều 35:
1. Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của quy chế này.
2. Các điều kiện để Tòa án giải quyết tranh chấp đối với các quốc gia khác sẽ do Hội đồng bảo
an quy định theo các điều khoản cụ thể từ các điều ước quốc tế hiện hành. Các điều kiện này
trong mọi trường hợp không được để các bên ở vị trí bất bình đẳng trước Tòa án.
3. Khi có một quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc nhưng lại là một bên trong
một vụ tranh chấp thì Tòa án quy định số tiền mà bên đó phải đóng góp vào việc chi phí của Tòa
án. Quyết định này không áp dụng nếu như quốc gia đó đã tham gia vào việc chi phí của Tòa
án.
Điều 36:
1. Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được
nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành.
2. Các quốc gia thành viên của quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa
nhận vô điều kiện đối với một quốc gia khác bất kỳ đã nhận nhiệm vụ như vậy, thẩm quyền xét
xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:
a. Giải thích điều ước.
b. Vấn đề bất kỳ liên quan đến Luật quốc tế.
c. Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
d. Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
3. Những tuyên bố nêu trên có thể là không điều kiện hay trong điều kiện có thiện chí từ phía
các quốc gia này hay quốc gia khác hay trong thời gian nhất định.
4. Những bản tuyên bố đó được chuyển tới Tổng thư ký bảo quản. Tổng thư ký gửi các bản
33
sao cho các thành viên của quy chế này và cho thư ký Tòa án.
5. Các tuyên bố dựa trên cơ sở của điều 36 quy chế của Thường trực Pháp viện quốc tế vẫn
còn có hiệu lực, thì trong quan hệ giữa các thành viên của quy chế này, các tuyên bố đó được
coi như công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc tế và là nghĩa vụ đối với mình trong thời
hiện tại có hiệu lực của các tuyên bố và phù hợp với các điều kiện đã trình bày trong đó.
6. Trong trường hợp tranh chấp về quyền xét xử được đưa đến Tòa án thì vấn đề đó sẽ được
Tòa án xác định và giải quyết.
Điều 37:
Trong tất cả các trường hợp khi điều ước quốc tế hiện hành dự kiến chuyển vụ tranh chấp cho
một tòa án được Hội quốc liên hay Thường trực pháp viện quốc tế thiết lập thì vụ tranh chấp
giữa các quốc gia thành viên của quy chế này phải được chuyển đến Tòa án quốc tế.
Điều 38:
1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển
đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang
tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy
phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên
môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác đinh
các qui phạm pháp luật.
2. Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa án, xác định như vậy
(ex aequo et bono), nếu các bên thoả thuận điều này.
Chương III: Thủ tục xét xử
Điều 39:
1. Ngôn ngữ chính thức của Tòa án là tiếng Pháp và Anh. Nếu các bên thoả thuận tiến hành
giải quyết vụ việc bằng tiếng Pháp thì ra nghị quyết bằng tiếng Pháp. Nếu các bên thoả thuận
tiến hành giải quyết vụ việc bằng tiếng Anh thì ra nghị quyết bằng tiếng Anh.
2. Khi không có thoả thuận nào về việc sẽ dùng ngôn ngữ nào thì mỗi bên được sự gợi ý của
Tòa án, có thể dùng ngôn ngữ mà bên đó thích. Nghị quyết của Tòa án được làm bằng tiếng Anh
và tiếng Pháp. Trong trường hợp này Tòa án đồng thời xác định văn bản nào trong số 2 văn bản
đó là chính thức.
3. Theo yêu cầu của một bên bất kỳ nào, Tòa án có nhiệm vụ cho bên đó có quyền dùng một
ngôn ngữ khác ngoài tiếng Pháp và tiếng Anh.
Điều 40:
1. Các vụ tranh chấp được đưa đến Tòa án, không phụ thuộc vào các tình tiết, hay là dựa vào
các thoả thuận đặc biệt, hay là dựa vào đơn viết gửi cho thư ký Tòa án. Trong cả 2 trường hợp
cần phải nêu rõ đối tượng của sự tranh chấp và các bên tranh chấp.
2. Thư ký Tòa án nhanh chóng báo cáo cho tất cả các bên hữu quan.
3. Thư ký Tòa án cũng thông báo cho các thành viên Liên hợp quốc thông qua Tổng thư ký
34
Liên hợp quốc, và bất cứ quốc gia nào khác đều có quyền tham gia phiên tòa.
Điều 41:
1. Nếu như, theo ý kiến của Tòa án, các tình tiết đòi hỏi, Tòa án có quyền nêu rõ những biện
pháp tạm thời cần thiết để đảm bảo quyền của mỗi bên.
2. Từ lúc này cho đến khi có quyết định cuối cùng phải thông báo về các biện pháp đã đề xuất
được chuyển đến các bên và Hội đồng bảo an.
Điều 42:
1. Các bên phát biểu thông qua đại diện của mình.
2. Họ có thể sử dụng trước Tòa án sự giúp đỡ của trạng sư, luật sư.
3. Các đại diện, luật sư, trạng sư đại diện cho các bên ở Tòa án được sử dụng quyền ưu đãi và
bất khả xâm phạm cần thiết để họ thực hiện được nhiệm vụ của mình.
Điều 43:
1. Thủ tục xét xử bao gồm 2 phần: thủ tục viết và thủ tục nói.
2. Thủ tục viết bao gồm viết thông báo cho Tòa án và cho các bên các bản bị vong lục, và nếu
cần, những câu trả lời các vấn đề đó cũng như tất cả các giấy tờ và tài liệu xác nhận các bản đó.
3. Tất cả các thông báo này được chuyển qua thư ký theo trình tự và thời hạn mà Tòa án đã
quy định.
4. Mọi giấy tờ của một trong các bên đệ trình cần phải được báo cho phía bên kia bằng bản
sao có chứng thực.
5. Thủ tục nói là Tòa án nghe các nhân chứng, các giám định viên, các đại diện, các luật sư
và các trạng sư.
Điều 44:
1. Để chuyển tất cả các thông báo cho những người khác trừ các đại diện, luật sư, trạng sư thì
Tòa án phải gửi trực tiếp cho chính phủ của quốc gia mà trên lãnh thổ quốc gia đó Tòa án muốn
chuyển thông báo.
2. Nguyên tắc ấy cũng được áp dụng trong trường hợp khi cần thiết phải áp dụng các biện
pháp thu thập chứng cứ tại chỗ.
Điều 45:
Việc nghe vụ án được tiến hành dưới sự chủ trì của Chủ tịch hay nếu Chủ tịch không thể chủ trì
được thì Phó Chủ tịch. Nếu như không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và không có ai có thể chủ trì
thì Thẩm phán nhiều tuổi nhất có mặt sẽ chủ trì.
Điều 46:
Việc nghe vụ án ở Tòa án được tiến hành công khai, nếu như không theo một quyết nghị khác
của Tòa án hay nếu như các bên yêu cầu không cho phép khán giả được đến dự.
Điều 47:
1. Mỗi phiên họp xét xử đều ghi biên bản được Thư ký hay Chủ tịch ký.
2. Chỉ có biên bản đó mới là chính thức.
Điều 48:
Tòa án điều khiển hướng đi của vụ án, xác định hình thức và thời hạn mà trong đó mỗi bên cần
35
phải trình bày hết lý lẽ của mình, và áp dụng mọi biện pháp có liên quan đến việc thu thập chứng
cứ.
Điều 49:
Thậm chí trước khi bắt đầu nghe vụ án, Tòa án có thể yêu cầu các đại diện đưa ra văn bản bất
kỳ hay một sự giải thích, trong trường hợp từ chối phải lập biên bản.
Điều 50:
Tòa án trong thời gian bất kỳ có thể giao việc tiến hành điều tra hay giám định cho một người
bất kỳ, cho đồng sự, cho phòng, ủy ban hay cho một tổ chức nào khác do mình lựa chọn.
Điều 51:
Trong khi nghe vụ án, tất cả các câu hỏi có liên quan đến vụ án được nêu ra cho các nhân chứng
và các giám định viên phải theo đúng các điều kiện đã được Tòa án quy định trong Quy chế đã
được nhắc tới trong điều 30.
Điều 52:
Sau khi đã thu thập chứng cứ, trong thời hạn đã được ấn định để làm việc đó, Tòa án có thể
không nhận tất cả các chứng cứ giấy tờ và lời nói mà một trong các bên muốn đưa ra không có
sự thoả thuận của bên kia.
Điều 53:
1. Nếu một trong các bên không trình diện trước Tòa án hay không đưa ra lý lẽ của mình thì
bên kia có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo hướng có lợi cho mình.
2. Trước khi xác nhận lời thỉnh cầu đó, Tòa án có nhiệm vụ phải biết rõ không phải sự cần
thiết của vụ án đối với Tòa án, theo các điều 36 và 37, mà cần phải thấy rõ là yêu sách đó có đủ
cơ sở thực tế và pháp lý hay không.
Điều 54:
1. Khi các đại diện, các luật sư, trạng sư dưới sự chủ trì của Tòa án, trình bày xong lờ i giải
thích của mình về vụ án, Chủ tịch tuyên bố là đã nghe hết.
2. Tòa án sẽ nghỉ để thảo luận quyết định.
3. Phần nghị án của Tòa án được tiến hành bằng các phiên họp không công khai và được giữ
bí mật.
Điều 55:
1. Tất cả các vấn đề được quyết định bằng đại đa số số phiếu của Thẩm phán có mặt.
2. Trong trường hợp ngang bằng số phiếu thì phiếu của Chủ tịch hay Thẩm phán thay thế Chủ
tịch có giá trị quyết định.
Điều 56:
1. Trong phán quyết cần phải đưa vào những ý kiến mà trên cơ sở đó ra phán quyết.
2. Phán quyết ghi tên các thẩm phán là những người thông qua phán quyết đó.
Điều 57:
Nếu trong phán quyết từng phần hay toàn phần không biểu thị được ý kiến nhất trí của các
Thẩm phán thì mỗi Thẩm phán có quyền nêu ý kiến riêng của mình.
Điều 58:
Phán quyết được Chủ tịch và Thư ký Tòa án ký. Nó được đọc trong các phiên họp công khai
36
của Tòa án sau khi thông báo chính thức cho các đại diện các bên.
Điều 59:
Phán quyết của Tòa án chỉ có hiện lực đối với các quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp và chỉ
trong vụ tranh chấp đó.
Điều 60:
Phán quyết đã làm xong thì không kháng cáo, trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa hay
về phạm vi phán quyết thì Tòa án phải giải thích các vấn đề đó theo yêu cầu của bất kỳ bên
nào.
Điều 61:
1. Yêu cầu phúc thẩm phán quyết có thể đưa ra trên cơ sở đó những tình tiết mới được phát
hiện mà về tính chất của nó có ảnh hưởng quyết định đến xuất phát điểm của vụ tranh chấp và
những tình tiết đó cả Tòa án, cả bên yêu cầu xem xét lại đều không biết, với điều kiện tất yếu là
việc không biết đó không phải là hậu quả của sự thiếu thận trọng.
2. Việc mở phúc thẩm là do quyết định của Tòa án khi xác nhận có tình tiết mới công nhận
tính chất làm cơ sở cho việc phúc thẩm vụ tranh chấp và do đó thông qua yêu cầu về phúc thẩm.
3. Tòa án có thể yêu cầu để các điều kiện của phán quyết được thi hành, trước khi Tòa án tiến
hành phúc thẩm vụ án.
4. Yêu cầu phúc thẩm vẫn phải được công bố thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện
ra các tình tiết mới.
5. Không một yêu cầu nào về phúc thẩm được xét sau 10 năm kể từ lúc ra phán quyết.
Điều 62:
1. Nếu như một quốc gia nào đó thấy rằng phán quyết về vụ tranh chấp có thể động chạm đến
lợi ích nào đó có tính chất pháp lý của quốc gia đó thì nứơc đó có thể yêu cầu Tòa án quyết định
cho tham gia vào vụ việc đó.
2. Quyết định một yêu cầu như vậy thuộc về Tòa án.
Điều 63:
1. Trong trường hợp xảy ra vấn đề phải giải thích bản điều ước mà trong đó, trừ các bên hữu
quan của vụ tranh chấp có các quốc gia khác tham gia, thư ký Tòa án phải nhanh chóng báo cho
tất cả các quốc gia này.
2. Mỗi một quốc gia trong số các quốc gia này sau khi đã nhận được thông báo, có quyền tham
gia vào vụ việc, và nếu quốc gia đó sử dụng quyền này, thì việc giải thích được ghi trong phán
quyết cũng nhất thiết như nhau.
Điều 64:
Khi không có một quy định nào khác của Tòa án thì mỗi bên phải chịu án phí của riêng mình.

Chương IV: Những kết luận tư vấn


Điều 65:
1. Tòa án có thể có những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp luật bất kỳ nào theo yêu cầu
của một cơ quan bất kỳ được chính Hiến chương Liên hợp quốc hay theo đúng bản quy chế này,
cho toàn quyền được yêu cầu.
2. Các vấn đề mà kết luận tư vấn của Tòa án được sửa chữa dựa theo nó, được trình lên Tòa

37
án bằng đơn trình bày chính xác vấn đề yêu cầu kết luận, kèm theo tất cả tài liệu có thể dùng để
làm sáng tỏ vấn đề.
Điều 66:
1. Thư ký Tòa án nhanh chóng báo tin về đơn có yêu cầu kết luận tư vấn cho tất cả các quốc
gia có quyền tham gia vào Tòa án.
2. Ngoài ra, thư ký Tòa án bằng cách giữ đặc biệt và trực tiếp thông báo cho một quốc gia bất
kỳ có quyền đến Tòa án cũng như cho một tổ chức quốc tế bất kỳ nào có thể (theo ý kiến của
Chủ tịch Tòa án, nếu như Tòa án không họp) cung cấp những tin tức về vấn đề cụ thể đó, rằng
Tòa án sẵn sàng nhận trong thời hạn Chủ tịch đã quy định, tất cả những tài liệu văn bản báo cáo
bằng lời trong phiên họp công khai được triệu tập nhằm mục đích đó.
3. Nếu như quốc gia có quyền đến Tòa án không nhận dược thông báo đặc biệt đã được nhắc
nhở ở điểm 2 của điều này thì quốc gia đó có thể bày tỏ nguyện vọng được đệ trình bản báo cáo
bằng văn bản hay được nghe Tòa án thông qua quyết định về các vấn đề đó.
4. Các quốc gia và các tổ chức đệ trình các bản báo cáo bằng văn bản hay bằng lời hay cả
những quốc gia và những tổ chức này được phép thảo luận các bản báo cáo của các quốc gia hay
các tổ chức khác ở hình thức, giới hạn và trong thời hạn do Tòa án hay nếu như Tòa án không
hợp, Chủ tịch Tòa án quy định trong từng trường hợp riêng biệt. Để đạt được mục đích này Thư
ký Tòa án thông báo, trong thời hạn cần thiết, tất cả những bản báo cáo bằng văn bản đó cho
các quốc gia vá các tổ chức đã gửi những bản báo cáo tương tự.
Điều 67:
Tòa án đưa ra kết luận tư vấn của mình trong phiên họp công khai đã được báo trước cho Tổng
thư ký và các đại diện của các thành viên Liên hợp quốc trực tiếp có liên quan và cho đại diện
của các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác.
Điều 68:
Trong khi thực hiện các chức năng tư vấn của mình, Tòa án, ngoài những điều đã nêu ra, lấy
các phán quyết có liên quan đến các vụ việc tranh chấp trong quy chế này làm chủ đạo, ở mức
độ mà Tòa án công chận là chúng áp dụng được.

Chương V: Sửa đổi


Điều 69:
Những sửa đổi quy chế này được đưa vào theo đúng trình tự đã được Hiến chương Liên hợp
quốc nêu lên đối với việc sửa đổi quy chế, tuy nhiên, phải tuân theo tất cả những nguyên tắc mà
có thể được Đại hội đồng quy định theo đề nghị của Hội đồng bảo an về việc tham gia của các
quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc nhưng lại là thành viên của quy chế.
Điều 70:
Tòa án có quyền đề nghị những điều sửa đổi quy chế này mà Tòa án xét cần thiết, phải báo cáo
bằng văn bản những điều đó cho Tổng thư ký để tiếp tục xem xét phù hợp với các nguyên tắc
đã được trình bày ở điều 69.

TUYÊN BỐ VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH


QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA
PHÙ HỢP VỚI HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC
38
Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970

DECLARATION ON PRINCIPLES OF INTERNATIONAL LAW CONCERNING


FRIENDLY RELATIONS AND CO-OPERATION AMONG STATES IN
ACCORDANCE WITH THE CHARTER OF THE UNITED NATIONS
United Nations General Assembly Resolution 2625 (XXV), 24 October 1970

Đại Hội đồng Liên hợp quốc,


LỜI NÓI ĐẦU
Xác nhận lại một lần nữa những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc rằng mục đích cơ
bản của Liên hợp quốc là giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế và phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác giữa các quốc gia
Nhắc lại rằng các dân tộc của Liên hợp quốc được xem xét qua thực tiễn chung sống trong hòa
bình với các quốc gia khác như những láng giềng tốt,
Nhận thức tầm quan trọng của việc gìn giữ và củng cố hòa bình quốc tế dựa trên sự tự do, bình
đẳng, công bằng và tôn trọng các quyền con người cơ bản và sự phát triển quan hệ hữu nghị
giữa các quốc gia bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và trình độ phát triển,
Nhận thức rõ tầm quan trọng hết sức to lớn của Hiến chương Liên hợp quốc trong việc phát
triển luật
điều chỉnh giữa các quốc gia,
Xem xét rằng việc tuân thủ một cách tận tâm những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan
hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia và sự thực hiện có thiện chí các nghĩa vụ của các quốc
gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc là sự quan trọng bậc nhất cho sự gìn giữ hòa bình
và an ninh quốc tế và cho việc thực hiện những mục đích khác của Liên hợp quốc,
Ghi nhận rằng những sự thay đổi to lớn về chính trị, kinh tế , xã hội và tiến bộ khoa học đang
diễn ra trên thế giới từ khi Hiến chương được thông qua đưa đến thừa nhận tầm quan trọng ngày
càng tăng của những nguyên tắc đó và nhu cầu áp dụng chúng một cách có hiệu quả hơn của
các quốc gia,
Nhắc lại nguyên tắc đã được ghi nhận rằng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và các bộ
phận của vũ trụ sẽ không thể bị chiếm đoạt hoặc đòi hỏi chủ quyền, bởi việc dùng vũ lực hoặc
chiếm đóng, hoặc bằng bất kỳ cách thức nào khác, và quan tâm đến thực tế là việc xem xét
chúng đang được chuyển đến cho Liên hợp quốc về việc ghi nhận những điều khoản thích hợp
với đòi hỏi tương tự,
Đoan chắc rằng việc các quốc gia tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ không can thiệp vào công việc
nội bộ của các quốc gia khác là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho các quốc gia cùng chung
sống trong hòa bình với các quốc gia khác, khi mà trong thực tiễn các hình thức can thiệp không
chỉ vi phạm nội dung và tinh thần của Hiến chương mà còn tạo ra các hoàn cảnh có thể đe dọa
đến hòa bình và an ninh quốc tế,
Nhắc lại nghĩa vụ của các quốc gia từ bỏ các hình thức cưỡng ép về quân sự, chính trị, kinh tế
hay bất
kỳ hình thức nào khác chống lại độc lập chính trị hay toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào,
Xem xét sự cần thiết là tất cả các quốc gia sẽ từ bỏ việc sử dụng và đe dọa dùng vũ lực trong
quan hệ quốc tế nhằm chống lại độc lập chính trị hay toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào
hoặc bất kỳ hình thức nào không phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc,
39
Xem xét sự cần thiết của việc các quốc gia giải quyết các tranh chấp của họ bằng các biện pháp
hòa
bình phù hợp với Hiến chương,
Xác nhận rằng, phù hợp với Hiến chương, tầm quan trọng của sự bình đẳng về chủ quyền và
nhấn mạnh rằng, mục đích của Liên hợp quốc chỉ có thể được thực hiện khi mà các quốc gia
được hưởng sự bình đẳng về chủ quyền và tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của nguyên tắc đó
trong các quan hệ quốc tế của mình,
Đoan chắc rằng việc các dân tộc vẫn bị thuộc địa, lệ thuộc, bị bóc lột sẽ là một trở ngại lớn cho
việc
phát triển hoà bình và an ninh quốc tế,
Tin chắc rằng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc sẽ là sự
đóng góp có ý nghĩa cho luật quốc tế hiện tại, và việc áp dụng có hiệu quả sẽ có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dựa trên sự tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền,
Tin chắc rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm mục đích làm chia rẽ toàn bộ hoặc một phần sự thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc sự độc lập chính trị của quốc gia đó là không
phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương,
Xem xét một cách tổng thể những điều khoản của Hiến chương và lưu ý đến những nghị quyết
tương ứng do các cơ quan có thẩm quyền của Liên hợp quốc thông qua đề cập đến nội dung của
những nguyên tắc đó,
Thừa nhận sự phát triển và pháp điển hóa không ngừng của những nguyên tắc sau đây:
a. Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các
quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc
gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mục đích của Liên hợp
quốc.
b. Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa
bình miễn là không làm xâm hại đến hoà bình, an ninh và công lý.
c. Nghĩa vụ không can thiệp vào những công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc
gia nào, phù hợp với Hiến chương này.
d. Nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương
e. Nguyên tắc vầ quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc
f. Nguyên tắc bình đẳng về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia
g. Nguyên tắc các quốc gia sẽ thực hiện một cách thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp
với Hi ến chương để bảo đảm rằng việc áp dụng những nguyên tắc đó có hiệu quả trong cộng
đồng quốc tế sẽ khuyến khích việc thừa nhận các mục đích của Liên hợp quốc.
Thừa nhận những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các
quốc gia
1. Long trọng tuyên bố những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan
hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc
gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mục đích của Liên
hợp quốc:
40
Tất cả mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế chống lại toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc
là bằng bất kỳ cách thức nào không phù hợp với những mục đích của Hiến chương Liên hợp
quốc. Việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực sẽ là sự vi phạm luật pháp quốc tế và không bao
giờ được sử dụng như là các biện pháp giải quyết các vấn đề quốc tế.
Chiến tranh xâm lược là tội ác chống lại hòa bình và phải chịu trách nhiệm theo luật pháp
quốc tế.
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ mưu đồ chiến tranh xâm lược phù hợp với những mục
đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi phạm sự tồn tại
của các đường biên giới của các quốc gia khác, hoặc sử dụng như là các biện pháp giải quyết
tranh chấp quốc tế bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến biên giới
của các quốc gia.
Cũng như vậy, mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi
phạm các đường ranh giới quốc tế như giới tuyến ngừng bắn, được thiết lập bằng bởi một thỏa
thuận quốc tế mà quốc gia đó là một bên, hoặc tương tự như vậy, có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Không có bất kỳ điều nào được đề cập ở trên sẽ được hiểu là sự gây tổn hại đến địa vị của các
bên đối với quy chế và hiệu lực của các đường ranh giới đó theo các chế độ pháp lý đặc biệt
hoặc ảnh hưởng đến trạng thái tạm thời của các quốc gia đó.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ mọi hành động trả đũa bao gồm cả việc sử dụng vũ lực
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành động bạo lực nhằm loại bỏ quyền của các dân tộc
trong việc soạn thảo nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết đối với quyền của các dân tộc
đó được tự quyết, tự do và độc lập.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các lực lượng
không chính quy hoặc các nhóm vũ trang bao gồm cả lính đánh thuê để xâm nhập lãnh thổ của
các quốc gia khác.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc tổ chức, xúi giục, trợ giúp hoặc tham gia vào các hành vi
nội chiến hoặc khủng bố ở một quốc gia khác hoặc là ngầm chấp nhận những hoạt động được
tổ chức ở trên lãnh thổ của mình liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các hành vi đó, khi mà
các hành vi được mô tả trong khoản này bao hàm một sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều
khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm
đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ
do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp. Không một điều nào
nói ở trên sẽ được hiểu như là sự ảnh hưởng đến:
a. Những điều khoản của Hiến chương này hoặc bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào khác
có trước Hiến chương này và có hiệu lực theo luật quốc tế
b. Các quyền hạn của Hội đồng Bảo an theo Hiến chương
Tất cả các quốc gia sẽ theo đuổi với thiện chí các cuộc đàm phán nhằm sớm ký kết một điều
ước toàn cầu về giải trừ quân bị tổng thể và hoàn toàn dưới sự giám sát quốc tế có hiệu quả và
cố gắng chấp nhận những biện pháp nhằm giảm bớt áp lực quốc tế và tăng cường lòng tin giữa
các quốc gia.
Tất cả các quốc gia sẽ tuân thủ với thiện chí các nghĩa vụ của mình những nguyên tắc và quy tắc
41
của luật quốc tế được thừa nhận chung đối với việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế và sẽ
nỗ lực làm cho hệ thống an ninh của Liên hợp quốc dựa trên Hiến chương này ngày càng hiệu
quả hơn.
Không một điều nào nói ở trên đây được hiểu là sự mở rộng hoặc thu hẹp bằng bất kỳ cách thức
nào phạm vi của các điều khoản của Hiến chương này liên quan đến các trường hợp sử dụng vũ
lực được coi là hợp pháp.
Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng các biện
pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế:
Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện
pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế
Mọi quốc gia do vậy sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán,
điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc toà án; sử dụng trung gian khu vực, thỏa thuận hoặc
những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn. Trong việc tìm kiếm những biện pháp giải
quyết tranh chấp, các bên đồng ý rằng những biện pháp hòa bình sẽ là thích hợp đối với những
hoàn cảnh cụ thể và bản chất của tranh chấp.
Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp
đã nêu ở trên, các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bình
khác để giải quyết tranh chấp mà các bên thỏa thuận.
Các quốc gia trong tranh chấp cũng như các quốc gia khác sẽ từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể sẽ
làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại gây nguy hiểm cho việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế
giới, và sẽ hành động phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc
gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp. Sự đề nghị,
hoặc sự chấp nhận về quá trình giải quyết mà các quốc gia tự nguyện đồng ý đối với các tranh
chấp đang tồn tại hoặc trong tương lai mà các bên liên quan sẽ không được coi là vi phạm
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.
Không có điều nào được nói ở trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều khoản có thể
áp dụng của Hiến chương, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc giải quyết hòa bình
các tranh chấp quốc tế.
Nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia khác, phù
hợp với Hiến chương Liên hợp quốc:
Không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp,
và với bất kỳ lý do nào, vào các công việc đối nội hoặc đối ngoại của một quốc gia khác. Vì thế,
can thiệp quân sự và tất cả các hình thức can thiệp hoặc mưu toan đe dọa nhằm chống lại phẩm
cách của quốc gia hoặc chống lại cơ sở chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia đó sẽ được coi
là vi phạm luật pháp quốc tế.
Không một quốc gia nào có thể sử dụng hoặc khuyến khích việc sử dụng các biện pháp kinh tế
chính trị hoặc bất kỳ cách thức nào khác nhằm cưỡng ép quốc gia khác để từ đó có được sự lệ
thuộc vào việc thực hiện các quyền chủ quyền của mình và bảo đảm lợi thế của mình dưới bất
kỳ hình thức nào. Ngoài ra, không một quốc gia nào có thể tổ chức, trợ giúp, xúi giục, giúp đỡ
tài chính, khuyến khích hoặc ngầm đồng ý các hoạt động khủng bố, lật đổ hoặc hoạt động quân
sự trực tiếp nhằm lật đổ chế độ hiện hành của một quốc gia khác, hoặc can thiệp vào cuộc nội
chiến của một quốc gia khác.
Việc sử dụng vũ lực nhằm loại bỏ bản sắc riêng của các dân tộc sẽ là sự vi phạm các quyền
42
không thể tách rời của các dân tộc đó và vi phạm nguyên tắc không can thiệp.
Mỗi quốc gia có quyền không thể tách rời trong việc lựa chọn chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của mình mà không có bất kỳ sự can thiệp của các quốc gia khác
Không một điều nào được nói đến ở trên sẽ được hiểu là sự phản ánh những điều khoản có liên
quan của Hiến chương Liên hợp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới
Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương:
Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế
để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của
các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị,
kinh tế và văn hóa.
Vì mục đích đó:
a. Mọi quốc gia sẽ hợp tác với các quốc gia khác để duy trì hòa bình va an ninh quốc tế
b. Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người
và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc
tộc và tôn giáo
c. Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp
vào công việc nội bộ
Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ hành động tập thể hoặc riêng rẽ để
hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp
quốc
Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như khoa học và
công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế gới. Các quốc gia
nên hợp tác để phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc:
Bởi nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc được long trọng ghi nhận trong
Hiến chương Liên hợp quốc, tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và
theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của mình mà không có bất kỳ sự can thiệp
nào từ bên ngoài; tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này, phù hợp với các điều
khoản của Hiến chương Liên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ khuyến khích sự thừa nhận nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết
của các dân tộc, thông qua các hành động tập thể hoặc riêng rẽ phù hợp với những điều
khoản của Hiến
chương Liên hợp quốc, và thực hiện sự trợ giúp đối với Liên hợp quốc trong việc thực hiện các
trách nhiệm do Hiến chương giao phó liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc này, nhằm:
a. Phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
b. Chấm dứt ngay lập tức chế độ thuộc địa, tôn trọng sự tự do thể hiện ý nguyện của các
dân tộc thuộc địa
Và nhận thức rõ rằng việc tiếp tục bị thuộc địa, phụ thuộc và bị bóc lột bởi nước ngoài của các
dân tộc sẽ là sự vi phạm của nguyên tắc này, cũng như là sự phủ nhận các quyền cơ bản của con
người, và sẽ là trái với Hiến chương Liên hợp quốc

43
Mọi quốc gia có nghĩa vụ khuyến khích, thông qua các hành động tập thể hoặc riêng rẽ sự tôn
trọng và tuân thủ các quyền con người và quyền tự do cơ bản phù hợp với Hiến chương
Việc thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền, sự tự do liên kết hoặc hợp nhất với một quốc
gia độc lập hoặc dưới bất kỳ quy chế chính trị nào do một dân tộc tự do quyết định sẽ chính là
các cách thức thực hiện quyền tự quyết của dân tộc ấy.
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ các hành động vũ lực nhằm tước đi sự soạn thảo những nguyên
tắc hiện tại về quyền tự quyết, tự do và độc lập của các dân tộc. Để chống lại những hành động
vũ lực nói trên và thực hiện quyền tự quyết của mình, các dân tộc có quyền tìm kiếm và quyền
nhận được sự trợ giúp phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp
quốc
Lãnh thổ của một thuộc địa hoặc một lãnh thổ chưa tự quản, theo Hiến chương sẽ có quy chế
pháp lý độc lập và tách biệt đối với lãnh thổ của quốc gia quản lý lãnh thổ đó; quy chế độc lập
và tách biệt theo Hiến chương này vẫn sẽ tồn tại cho đến khi nhân dân của lãnh thổ thuộc địa
hoặc chưa tự quản đó thực hiện quyền tự quyết của mình phù hợp với Hiến chương, đặc biệt là
những mục đích và nguyên tắc của nó.
Không một điều nào được nói đến ở trên sẽ được hiểu là trao quyền hoặc khuyến khích bất kỳ
hành động nào dẫn đến việc chia cắt, làm suy yếu toàn bộ hoặc một phần sự toàn vẹn lãnh thổ
hoặc sự thống nhất về chính trị của một quốc gia độc lập có chủ quyền thực hiện phù hợp với
nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc được đề cập đến ở trên, và do
đó có một chính quyền đại diện cho toàn thể nhân dân sống trên lãnh thổ đó mà không có sự
phân biệt về màu da, tín ngưỡng hoặc chủng tộc.
Tất cả mọi quốc gia sẽ từ bỏ mọi hành động có chủ ý nhằm phá vỡ toàn bộ hoặc một phần thống
nhất dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.
Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia:
Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh
tế, chính tr ị và xã hội.
Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau:
a. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
b. Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn
c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm
e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội của mình
f. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc
tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác
Nguyên tắc các quốc gia thực thiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến
chương Liên hợp quốc:
Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực thiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến
chương Liên hợp quốc.
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo những
nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung.
44
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa
thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung.
Khi mà những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mâu thuẫn với những nghĩa vụ của
các thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương Liên hợp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến
chương sẽ có ưu thế hơn.
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
2. Tuyên bố rằng
Việc giải thích và áp dụng những nguyên tắc nêu trên là có sự tương quan với nhau và mỗi
nguyên tắc sẽ được hiểu trong mối quan hệ với những nguyên tắc khác. Không một điều nào
trong Tuyên bố này sẽ được hiểu là sự vi phạm đối với các điều khoản của Hiến chương hoặc
đối với quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo Hiến chương hoặc đối với quyền
của các dân tộc theo Hiến chương, có lưu ý đến sự soạn thảo những quyền đó trong Tuyên bố
này
3. Tuyên bố thêm rằng
Những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc được ghi nhận trong Tuyên bố này sẽ là
những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và vì thế kêu gọi tất cả các quốc gia áp dụng những
nguyên tắc đó trong thực hiện các quan hệ quốc tế và phát triển các quốc tế tương ứng trên cơ
sở triệt để tuân thủ những nguyên tắc này.

45
CÔNG ƯỚC VIÊN 1969 VỀ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Ký ngày 23/05/1969 tại Vienna Có hiệu lực ngày 27/01/1980

VIENNA CONVENTION ON THE LAW OF TREATIES


Vienna, 23 May 1969
entry into force: 27 January 1980
Các quốc gia tham gia công ước này
Tính đến vai trò cơ bản của các điều ước trong lịch sử quan hệ quốc tế
Công nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của các điều ước là nguồn của pháp luật quốc tế và
là phương tiện để phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các nước, không tính đến các chế độ hiến
pháp và xã hội khác nhau của các quốc gia,
Ghi nhận rằng những nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và nguyên tắc pacta sunt servanda đã
được toàn thế giới công nhận,
Khẳng định rằng những tranh chấp về các điều ước, cũng như những tranh chấp quốc tế khác,
phải được giải quyết bằng các biện pháp hoà bình và phù hợp với những nguyên tắc công lý và
những nguyên tắc của pháp luật quốc tế,
Nhắc lại quyết tâm của các dân tộc trong Liên hợp quốc là tạo những điều kiện cần thiết cho
việc duy trì công lý và duy trì việc tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước,
Ý thức về những nguyên tắc của pháp luật quốc tế ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc, như
những nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, nguyên tắc bình đẳng
chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ
của các quốc gia, nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và dùng vũ lực, và nguyên tắc tôn
trọng một cách phổ biến và tuân thủ những quyền con người và những tự do cơ bản đối với mọi
người,
Tin rằng việc pháp điển hóa và phát triển luật điều ước đạt được trong công ước này sẽ thúc
đẩy những mục tiêu của Liên hợp quốc, được ghi trong Hiến chương nghĩa là duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữ nghị và thực hiện sự hợp tác giữa các dân tộc,
Khẳng định rằng những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn
đề không được quy định trong các điều khoản của công ước này,
Đã thỏa thuận như sau:

PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU


Điều 1: Phạm vi của công ước này
Công ước này áp dụng cho những điều ước giữa các quốc gia.
Điều 2: Những thuật ngữ được sử dụng
1. Theo mục đích của công ước này:
a. Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa
các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy
nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
b. Những thuật ngữ “phê chuẩn”, “chấp thuận”, “phê duyệt” và “gia nhập” dùng để chỉ,
tuỳ từng trường hợp, một hành vi đối với quốc tế của quốc gia, như tên gọi vừa kể, theo đó một

46
quốc gia xác nhận sự đồng ý của mình, trên phương diện quốc tế, chịu sự ràng buộc của một
điều ước.
c. Thuật ngữ “thư Ủy quyền” dùng để chỉ một văn kiện của nhà cầm quyền có thẩm quyền
của một quốc gia chỉ định một hoặc nhiều người để thay mặt quốc gia mình trong việc đàm phán,
thông qua hoặc xác thực văn bản của một điều ước để ghi nhận sự đồng ý của quốc gia mình
chịu sự ràng buộc của điều ước hoặc để hoàn thành mọi hành động khác đối với điều ước.
d. Thuật ngữ “bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên
gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia
nhập điều ước đó, nhằm qua đó mà loại bỏ hoặc sửa đổi tác dụng pháp lý của một số quy định
của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
e. Thuật ngữ “quốc gia tham gia đàm phán” dùng để chỉ một quốc gia đã tham gia vào việc
thảo ra và thông qua văn bản của điều ước.
f. Thuật ngữ “quốc gia ký kết” dùng để chỉ một quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc của
điều ước, dù điều ước đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
g. Thuật ngữ “một bên” dùng để chỉ một quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc của điều
ước và đối với quốc gia này điều ước có hiệu lực.
h. Thuật ngữ “quốc gia thứ ba” dùng để chỉ một quốc gia không phải là một bên của điều
ước.
i. Thuật ngữ “tổ chức quốc tế” dùng để chỉ một tổ chức liên chính phủ
2. Những quy định của khoản 1 về những thuật ngữ được sử dụng trong công ước này không
phương hại đến việc sử dụng những thuật ngữ đó, hoặc dẫn nghĩa mà những thuật ngữ này có
thể có trong pháp luật trong nước của một quốc gia.
Điều 3: Những hiệp định quốc tế không thuộc phạm vi của công ước này
Việc mà công ước này không áp dụng đối với các hiệp định quốc tế ký kết giữa các quốc gia và
những chủ thể khác của pháp luật quốc tế, hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế với
nhau, cũng như không áp dụng đối với những hiệp định quốc tế không ghi thành văn bản, sẽ
không ảnh hưởng đến:
a. Giá trị pháp lý của những hiệp định đó;
b. Việc áp dụng tất cả các quy tắc nêu trong công ước này đối với các hiệp định nói trên;
các hiệp định này sẽ phải tuân thủ các quy tắc đó theo tinh thần của pháp luật quốc tế mà không
phụ thuộc vào công ước này;
c. Việc áp dụng công ước này trong quan hệ giữa các quốc gia được những hiệp định quốc
tế điều chỉnh, trong đó có cả sự tham gia của những chủ thể khác của luật pháp quốc tế vào
những hiệp định đó
Điều 4: Tính chất không hồi tố của công ước này
Không làm phương hại đến việc áp dụng các quy tắc ghi trong công ước này mà theo đó các
điều ước đươc pháp luật quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào công ước này. Công ước này
chỉ áp dụng đối với những điều ước đươc ký kết giữa các quốc gia sau khi công ước này có hiệu
lực đối với các quốc gia đó

Điều 5: Những điều ước về việc thành lập những tổ chức quốc tế và những điều ước được
thông qua trong một tổ chức quốc tế
47
Công ước này áp dụng đối với mọi điều ước là văn kiện thành lập một tổ chức quốc tế và đối
với mọi điều ước được thông qua trong một một tổ chức quốc tế, không làm phương hại đến
mọi quy tắc riêng của tổ chức đó.
Phần II
VIỆC KÝ KẾT VÀ VIỆC CÓ HIỆU LỰC CỦA CÁC ĐIỀU ƯỚC TIẾT 1
VIỆC KÝ KẾT CÁC ĐIỀU ƯỚC
Điều 6: Tư cách của các quốc gia ký kết các điều ước
Mọi quốc gia đều có tư cách để ký kết các điều ước.
Điều 7: Thư Ủy quyền
1. Một người được coi là đại diện cho một quốc gia thông qua hoặc để xác thực văn bản của
một điều ước hay để bày tỏ sự đồng ý của quốc gia đó chịu sự ràng buộc của một điều ước:
a. Nếu người đó xuất trình thư ủy quyền thích hợp
b. Nếu theo thực tiễn của những quốc gia hữu quan hoặc theo những hoàn cảnh khác,
những quốc gia này có ý định coi người đó là đại diện của quốc gia đó nhằm đạt những mục
đích trên và không đòi hỏi xuất trình thư ủy quyền
2. Chiểu theo chức vụ của học và không cần xuất trình thư Ủy quyền, những người sau đây
được coi là đại diện của quốc gia họ:
a. Các nguyên thủ quốc gia, người đừng đầu chính phủ, và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong
mọi hành động liên quan đến việc ký kết điều ước;
b. Các trưởng đoàn ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một điều ước giữa quốc
gia cử và quốc gia nhận đại diện
c. Những đại diện của các quốc gia được Ủy quyền tại một hội nghị quốc tế hoặc tại một
tổ chức quốc tế hoặc tại một cơ quan của tổ chức này, trong việc thông qua văn bản của một
điều ước trong hội nghị đó, trong tổ chức đó hay trong cơ quan của tổ chức đó
Điều 8: Việc xác nhận đối với một hành động được thực hiện mà không có sự ủy quyền
Một hành động liên quan đến việc ký kết một điều ước của một người mà theo Điều 7 thì người
đó không thể được coi là có thẩm quyền đại diện cho một quốc gia trong việc ký kết thì không
có giá trị pháp lý, trừ khi được quốc gia họ xác nhận sau đó, hành động ký kết này.
Điều 9: Việc thông qua văn bản
1. Việc thông qua văn bản của một điều ước được thông qua với sự đồng ý của tất cả các quốc
gia soạn thảo điều ước đó, trừ những trường hợp được quy định trong khoản 2,
2. Việc thông qua văn bản của một điều ước của một tổ chức quốc tế được thông qua bằng số
phiếu hai phần ba những quốc gia có mặt và bỏ phiếu trừ trường hợp những quốc gia này quyết
định áp dụng quy tắc khác theo đa số như trên
Điều 10: Việc xác thực văn bản
Văn bản của một điều ước được coi là xác thực và không thay đổi:
a. Theo thủ tục có thể được quy định trong văn bản đó hoặc được các quốc gia tham gia
soạn thảo điều ước đồng ý hoặc:
b. Nếu không có thủ tục như thế, thì bằng việc đại diện các quốc gia đó ký, ký ad

48
referendum hoặc ký tắt vào văn bản của điều ước, hoặc vào văn bản cuối cùng của hội nghị mà
trong đó văn bản của điều ước được bao gồm
Điều 11: Những cách thức biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước
Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước có thể biểu thị bằng việc ký kết,
trao đổi các văn kiện của điều ước, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập, hoặc bằng
mọi cách khác được thỏa thuận như vậy
Điều 12: Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc ký kết
1. Sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc
đại diện của quốc gia đó ký:
a. Khi điều ước quy định là việc ký kết sẽ có giá trị ràng buộc đó
b. Khi có sự xác nhận rằng những quốc gia đã tham gia đàm phán thỏa thuận với nhau là
việc ký kết sẽ có giá trị ràng buộc đó, hoặc:
c. Khi ý định của quốc gia đó cho rằng việc ký kết sẽ có giá trị ràng buộc và thể hiện điều
này trong thư Ủy quyền của đại diện quốc gia đó hoặc bày tỏ trong quá trình đàm phán.
2. Theo mục đích của khoản 1:
a. Việc ký tắt 1 văn bản là việc ký điều ước đó khi các quốc gia tham gia đã thỏa thuận
như vậy
b. Việc đại diện của một quốc gia ký ad referendum vào một điều ước là việc ký cuối cùng
vào điều ước đó nếu việc ký như thế được quốc gia xác nhận.
Điều 13: Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc trao
đổi các văn kiện của điều ước
Việc các quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước bằng việc trao đổi với nhau các
văn kiện được biểu hiện bởi việc trao đổi sau đây:
a. Khi các văn kiện quy định rằng việc trao đổi sẽ có giá trị ràng buộc đó, hoặc:
b. Khi có quy định rằng những quốc gia này đã thỏa thuận là việc trao đổi văn kiện sẽ có
giá trị ràng buộc đó.
Điều 14: Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn,
chấp nhận hoặc phê duyệt
1. Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn:
a. Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;
b. Khi có sự quy định rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận làsẽ phải dùng
hình thức phê chuẩn
c. Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước bắt buộc là phải có phê chuẩn; hoặc:
d. Khi quốc gia đó có ý định ký điều ước bắt buộc phải có sự phê chuẩn, thì ý định này
được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm
phán.
2. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc chấp thuận
hoặc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn
Điều 15: Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc gia nhập

49
Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bàng việc gia nhập:
a. Khi điều ước quy định rằng quốc gia này có thể biểu thị sự đồng ý của mình bằng việc
gia nhập
b. Khi có sự quy định rằng những quốc gia tham gia đàm phán đã thoả thuận là sự đồng ý
có thể được quốc gia này biểu thị bằng con đường gia nhập; hoặc:
c. Khi sau này tất cả các bên thỏa thuận là sự đồng ý của quốc gia có thể được biểu hiện
bằng con đường gia nhập
Điều 16: Việc trao đổi hoặc lưu chiểu những văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt
hoặc gia nhập
Trừ khi điều ước có quy định khác, các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia
nhập một điều ước xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của điều ước đó
vào lúc:
a. Trao đổi các văn kiện giữa các quốc gia ký kết;
b. Lưu chiểu các văn kiện ấy ở cơ quan lưu chiểu; hoặc
c. Thông báo những văn kiện ấy cho các quốc gia ký kết hoặc cho cơ quan lưu chiểu, nếu
có thỏa thuận như vậy.
Điều 17: Việc đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của một điều ước và việc lựa chọn giữa
những điều khoản khác nhau
1. Không phương hại đến những điều từ 19 đến 23, việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng
buộc của một phần của một điều ước chỉ có giá trị khi điều ước cho phép làm như vậy hoặc khi
có sự đồng ý của các quốc gia ký kết khác
2. Việc quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước khi điều ước đó cho phép lựa
chọn giữa những quy định khác nhau chỉ có giá trị khi những quy định mà quốc gia đó lựa chọn
đã được ghi rõ ràng trong điều ước.
Điều 18: Nghĩa vụ về việc không được làm cho một điều ước mất đối tượng và mất mục
đích trước khi điều ước này có hiệu lực
Một quốc gia có nghĩa vụ tránh tiến hành những hành động làm cho một điều ước mất đối
tượng và mất mục đích:
a. Khi quốc gia đó đã ký điều ước hoặc đã trao đổi những văn kiện phê chuẩn, chấp thuận
hoặc phê duyệt điều ước đó, cho đến khi quốc gia đó tỏ rõ ý định không muốn tham gia điều
ước đó nữa; hoặc
b. Khi quốc gia đó đã biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước trong thời gian
trước khi điều ước có hiệu lực, và với điều kiện là việc có hiệu lực này không được trì hoãn một
cách quá đáng.
TIẾT 2
NHỮNG ĐIỀU BẢO LƯU
Điều 19: Việc đề ra những bảo lưu
Khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc khi gia nhập một điều ước. Một quốc gia có thể
đề ra một bảo lưu, trừ khi:
a. Điều ước đó ngăn cấm việc bảo lưu
50
b. Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể, trong đó không có bảo
lưu đã bị cấm nói trên
c. Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước, ngoài những trường
hợp ghi ở đoạn (a) và (b) nói trên.
Điều 20: Chấp thuận và bác bỏ bảo lưu
1. Một bảo lưu được một điều ước rõ ràng cho phép thì không cản được các quốc gia ký kết
chấp thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này.
2. Khi số quốc gia tham gia đàm phán có hạn cũng như theo đối tượng và mục đích của điều
ước, mà việc thi hành toàn bộ điều ước giữa tất cả các bên là một điều kiện chủ yếu của việc
đồng ý nhận sự ràng buộc các điều ước của mỗi bên thì một bảo lưu cần phải được tất cả các bên
chấp nhận
3. Khi một điều ước là một văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc tế thì một bảo lưu đòi
hỏi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi điều ước có quy định
khác
4. Trong những trường hợp khác với những trường hợp ghi ở những khoản trên, và trừ khi
điều ước có quy định khác:
a. Việc một quốc gia ký kết khác chấp nhận một bảo lưu làm cho quốc gia đề ra bảo lưu
đó trở thành một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia khác nếu hoặc chỉ khi điều
ước đó có hiệu lực đối với các quốc gia đó
b. Việc một quốc gia ký kết khác phản đối một bảo lưu không cản trở việc điều ước đó có
hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo
lưu đã bày tỏ ý định ngược lại của mình
c. Một văn kiện của một quốc gia biểu thị sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều
ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi ít nhất có một quốc gia ký kết khác chấp nhận bảo
lưu đó.
5. Nhằm những mục đích của các khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo
lưu được coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu sau
12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị sự
đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành động này xảy ra sau ngày bảo lưu được đưa
ra.
Điều 21: Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và của việc phản đối bảo lưu
1. Một bảo lưu đề ra với một bên chiểu theo các điều 19, 20 và 23:
a. Thay đổi trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên tham gia điều ước khác,
những quy định của điều ước khác, những quy định của điều ước có bảo lưu, trong chừng mực
mà bảo lưu đó nêu ra; và
b. Thay đổi những quy định này cũng trong chừng mực đó trong quan hệ của bên tham
gia điều ước khác với quốc gia đề ra bảo lưu.
2. Bảo lưu không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước
trong những quan hệ của họ.
3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của một điều ước giữa
quốc gia đó và quốc gia bảo lưu, thìnhững quy định có bảo lưu không áp dụng giữa hai quốc gia
trong chừng mực mà bảo lưu đó nêu ra.
51
Điều 22: Rút các bảo lưu và các phản đối bảo lưu
1. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một bảo lưu mà không
cần có sự đồng ý của quốc gia đã chấp nhận bảo lưu.
2. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút việc phản đối bảo lưu.
3. Trừ khi điều ước có quy định khác, hoặc có sự thỏa thuận nào khác:
a. Việc rút một bảo lưu chỉ có hiệu lực đối với một quốc gia ký kết khác khi quốc gia này
nhận được thông báo.
b. Việc rút phản đối một bảo lưu chỉ có hiệu lực khi nào quốc gia đề ra bảo lưu nhận được
thông báo về việc rút này.
Điều 23: Thủ tục liên quan đến những bảo lưu
1. Một bảo lưu, việc chấp nhận rõ ràng một bảo lưu và việc phản đối bảo lưu phải được viết
thành văn
bản và thông báo cho các quốc gia ký kết và các quốc gia khác có tư cách để trở thành các bên
tham gia điều ước.
2. Nếu một bảo lưu được nêu ra vào lúc ký điều ước cần có sự phê chuẩn, chấp thuận hoặc
phê duyệt thì quốc gia đề ra bảo lưu phải chính thức khẳng định bảo lưu này khi quốc gia đó
biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước. Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được
đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.
3. Việc chấp nhận rõ ràng một bảo lưu hoặc phản đối một bảo lưu, nếu được đề ra trước khi
có sự khẳng định bảo lưu đó thì việc chấp nhận và phản đối bảo lưu không cần phải khẳng định
lại nữa.
4. Việc rút bảo lưu hoặc rút lại việc phản đối bảo lưu phải được viết thành văn bản
TIẾT 3
HIỆU LỰC VÀVIỆC TẠM THỜI THI HÀNH ĐIỀU ƯỚC
Điều 24: Hiệu lực
1. Một điều ước có hiệu lực tuỳ theo những thể thức và thời gian ấn định bởi những quy định
của điều ước, hoặc tuỳ theo sự thỏa thuận giữa các quốc gia tham gia đàm phán.
2. Nếu không có những quy định hoặc thỏa thuận như thế, thì điều ước có hiệu lực từ lúc tất
cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước.
3. Khi một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước vào một ngày sau khi điều
ước có hiệu lực, thì điều ước này, trừ khi có quy định khác, sẽ có hiệu lực đối với quốc gia kể
từ ngày đó.
4. Những quy định của một điều ước về tính xác thực của văn bản, việc biểu thị sự đồng ý
chịu sự ràng buộc của điều ước, những thể thức hoặc thời gian bắt đầu có hiệu lực, những bảo
lưu, những chức năng của cơ quan lưu chiểu, cũng như tất cả những vấn đề khác nhất thiết được
đặt ra trước khi điều ước có hiệu lực, đều được thi hành ngay sau lúc thông qua văn bản.
Điều 25: Việc thi hành tạm thời
1. Một điều ước hoặc một phần của điều ước được tạm thời thi hành trong lúc chờ đợi nó có
hiệu lực:
a. Nếu điều ước có quy định như thế
52
b. Nếu những quốc gia tham gia đàm phán đã có thỏa thuận như thế bằng một cách khác.
2. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc những quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận
bằng một cách khác, việc tạm thời thi hành một điều ước hoặc một phần của điều ước đối với
một quốc gia sẽ chấm dứt nếu quốc gia này thông báo cho các quốc gia khác cùng tạm thời thi
hành ý định của mình không muốn trở thành một bên của điều ước.
PHẦN III
VIỆC TÔN TRỌNG, THI HÀNH VÀ GIẢI THÍCH ĐIỀU ƯỚC TIẾT 1
VIỆC TÔN TRỌNG CÁC ĐIỀU ƯỚC
Điều 26: Pacta sunt servanda
Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi
hành với thiện ý.
Điều 27: Pháp luật trong nước và việc tôn trọng các điều ước
Một bên không thể viện những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do để
không thi hành một điều ước, quy tắc này không làm phương hại đến điều 46.
TIẾT 2
VIỆC THI HÀNH CÁC ĐIỀU ƯỚC
Điều 28: Tính không hồi tố của các điều ước
Trừ khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước, hoặc biểu hiện bằng một cách nào khác, thì
những quy định của một điều ước không ràng buộc một bên đối với mọi hành động hay sự kiện
xảy ra trước ngày điều ước có hiệu lực đối với bên đó, hoặc đối với một tình hình không còn
tồn tại vào ngày điều ước có hiệu lực.
Điều 29: Việc thi hành các điều ước về mặt phạm vi lãnh thổ
Trừ khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc được quy định bằng một cách khác, thì
một điều ước ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ của bên đó.
Điều 30: Việc thi hành điều ước kế tiếp nhau về cùng một vấn đề
1. Phụ thuộc vào các quy định của điều 103 của Hiến chương Liên hợp quốc, những quyền
và nghĩa vụ của những quốc gia tham gia các điều ước kế tiếp nhau về cùng một vấn đề được
quy định chiểu theo những khoản sau đây.
2. Khi một điều ước ghi rõ rằng, nó phụ thuộc vào hoặc không được xem nó là mâu thuẫn với
một điều ước đã có từ trước hoặc sẽ có sau, thì những quy định của bản điều ước có trước hoặc
có sau đó là có giá trị
3. Khi tất cả các bên tham gia điều ước trước cùng đồng thời là các bên tham gia điều ước
sau, trong khi điều ước trước chưa chấm dứt hiệu lực hoặc chưa bị đình chỉ thực hiện chiểu theo
điều 59, thì điều ước trước chỉ áp dụng trong chừng mực mà các quy định của nó phù hợp với
điều ước sau
4. Khi không phải tất cả các bên tham gia điều ước trước đều tham gia điều ước sau:
a. Trong quan hệ giữa các quốc gia tham gia hai điều ước, quy tắc được áp dụng là quy tắc
được nêu ra ở khoản 3
b. Trong quan hệ giữa một quốc gia tham gia hai điều ước mà một quốc gia chỉ tham gia
một trong hai điều ước, thì điều ước mà cả hai quốc gia đều tham gia điều chỉnh những quyền
53
và nghĩa vụ lẫn nhau của họ
5. Khoản 4 được áp dụng không phương hại đến điều 41, hoặc đến vấn đề chấm dứt hoặc đình
chỉ việc áp dụng một điều ước theo điều 60, hoặc đến vấn đề trách nhiệm của một quốc gia có
thể phát sinh từ việc ký kết hay áp dụng một điều ước mà những quy định này phải được thực
hiện đối với một quốc gia khác theo tinh thần của một điều ước khác.
TIẾT 3
VIỆC GIẢI THÍCH CÁC ĐIỀU ƯỚC
Điều 31: Quy tắc chung về việc giải thích
1. Một điều ước cần phải được giải thích với thiện ý phù hợp với ý nghĩa thông thường được
nêu ra đối với những thuật ngữ được sử dụng trong điều ước theo nội dung của những thuật ngữ
này và dưới ánh sáng của đối tượng và mục đích của điều ước.
2. Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài nội dung chính văn bản, kể cả lời nói đầu
và các phục lục, sẽ bao gồm cả:
a. Mọi thỏa thuận có liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham gia tán thành
trong dịp ký kết điều ước;
b. Mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước và được các bên
chấp thuận là một văn kiện có liên quan đến điều ước.
3. Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải được tính đến:
a. Mọi sự thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành
các quy định của điều ước,
b. Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan
đến việc giải thích điều ước,
c. Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.
4. Một thuật ngữ sẽ được hiểu theo một ý nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định rằng đó là ý
định của các bên.
Điều 32: Những cách giải thích bổ sung
Có thể dựa thêm vào những cách giải thích bổ sung, kể cả những công việc chuẩn bị điều ước
và hoàn cảnh ký kết điều ước nhằm mục đích khẳng định có ý nghĩa đúng như việc thi hành
điều 31, hoặc để khẳng định ý nghĩa khi giải thích theo đúng điều 31:
a. Khi đó là ý nghĩa mập mờ hay khó hiểu, hoặc
b. Khi dẫn đến một kết quả rõ ràng là phi lý hay không hợp lý
Điều 33: Việc giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều thứ tiếng
1. Khi một điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều thứ tiếng, văn bản của nó trong mỗi
thứ tiếng đều có giá trị như nhau, trừ khi điều ước quy định, hoặc các bên đồng ý rằng trong
trường hợp có sự khác biệt thì chỉ một văn bản nhất định sẽ có giá trị.
2. Bản dịch một điều ước ra một thứ tiếng khác với một trong những thứ tiếng mà văn bản đã
được xác thực sẽ được xem là một văn bản thực chỉ khi điều ước đã quy định điều đó hoặc khi
các bên có thỏa thuận như vậy.
3. Các thuật ngữ của một điều ước được quy định là có cùng một ý nghĩa trong tất cả những
văn bản thực.
54
4. Trừ trường hợp một văn bản nhất định có giá trị hơn theo như quy định ở khoản 1, khi việc
so sánh các văn bản đã được xác thực cho thấy có một sự khác biệt về ý nghĩa, mà việc thi hành
các điều 31 và 32 không cho phép loại bỏ, thì người ta sẽ sử dụng nghĩa nào phù hợp một cách
tốt nhất với các văn bản đó, căn cứ vào đối tượng và mục đích của điều ước.
TIẾT 4
CÁC ĐIỀU ƯỚC VÀ CÁC QUỐC GIA THỨ BA
Điều 34: Quy tắc chung đối với các quốc gia thứ ba
Một điều ước không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn cho một quốc gia quốc gia thứ ba, nếu
không có sự đồng ý của quốc gia đó
Điều 35: Các điều ước quy định nghĩa vụ cho các quốc gia thứ ba
Một nghĩa vụ sẽ phát sinh cho một quốc gia thứ ba trong một quy định của một điều ước nếu
các bên tham gia điều ước đồng ý đặt ra nghĩa vụ thông qua quy định này và nếu quốc gia thứ
ba chấp thuận rõ ràng nghĩa vụ đó bằng văn bản.
Điều 36: Các điều ước quy định quyền hạn cho các quốc gia thứ ba
1. Một quyền sẽ phát sinh cho một quốc gia thứ ba trong một quy định của một điều ước nếu
các bên tham gia điều ước đó đồng ý, thông qua quy định đó, trao quyền cho quốc gia thứ ba
hoặc cho một nhóm quốc gia gồm có quốc gia thứ ba đó, hoặc cho tất cả các quốc gia, và nếu
quốc gia đó đồng ý. Sự đồng ý đó được cho là kéo dài đến chừng nào không có dấu hiệu gì trái
lại, trừ khi điều ước có quy định khác
2. Một quốc gia, khi thực hiện một quyền phù hợp với khoản 1, phải tuân thủ những điều kiện
để thực hiện nó được quy định trong điều ước hoặc được xác định là phù hợp với điều ước.
Điều 37: Hủy bỏ hoặc sửa đổi các nghĩa vụ hoặc quyền hạn của các quốc gia thứ ba
1. Trong trường hợp một nghĩa vụ phát sinh cho một quốc gia thứ ba chiểu theo điều 35, thì
nghĩa vụ đó có thể bị hỦy bỏ hoặc sửa đổi chỉ khi nào có sự đồng ý của các bên tham gia điều
ước và của quốc gia thứ ba, trừ khi có sự quy định là họ đã thỏa thuận một cách khác.
2. Trong trường hợp một quyền phát sinh cho một quốc gia thứ ba chiểu theo điều 36 thì quyền
đó không thể bị các bên hủy bỏ hay sửa đổi nếu có quy định rằng quyền này không thể bị hỦy
bỏ hay sửa đổi mà không có sự đồng ý của quốc gia thứ ba.
Điều 38: Các nguyên tắc của một điều ước trở thành ràng buộc đối với những quốc gia
thứ ba thông qua một tập quán quốc tế
Không có một quy định nào trong các điều từ 34 đến điều 37 chống lại việc một quy tắc được
nêu ra trong một điều ước trở thành ràng buộc đối với một quốc gia thứ ba với tính chất là quy
tắc tập quán của pháp luật quốc tế, khi nó đã được công nhận như vậy.
PHẦN IV
VIỆC BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI CÁC ĐIỀU ƯỚC
Điều 39: Quy tắc chung về việc bổ sung các điều ước
Một điều ước có thể được bổ sung với sự thỏa thuận giữa các bên. Trừ trường hợp điều ước có
quy định khác, những quy tắc nêu ở phần II được áp dụng cho sự thỏa thuận đó.
Điều 40: Bổ sung những điều ước nhiều bên
1. Trừ khi điều ước có quy định khác, việc bổ sung các điều ước nhiều bên sẽ được những

55
khoản sau đây điều chỉnh.
2. Mọi đề nghị nhằm bổ sung một điều ước nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên cần
phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết, và mỗi quốc gia ký kết đều có quyền tham
dự vào:
a. Quyết định về những việc phải làm tiếp đối với đề nghị đó;
b. Đàm phán và ký kết mọi hiệp định bổ sung điều ước.
3. Bất cứ quốc gia nào có tư cách để trở thành một bên của điều ước cũng đều có tư cách để
trở thành một bên của điều ước đã được bổ sung.
4. Hiệp định bổ sung không ràng buộc các quốc gia đã là những bên của điều ước mà lại không
là những bên của hiệp định bổ sung này; điều 30 điểm (b) của khoản 4 áp dụng cho những quốc
gia đó
5. Bất cứ quốc gia nào trở thành một bên của điều ước sau khi hiệp định bổ sung có hiệu lực,
nếu không bày tỏ một ý định nào khác, đều được xem là:
a. Một bên của điều ước đã được bổ sung; và
b. Một bên của điều ước không bổ sung đối với bất cứ bên nào của điều ước không bị hiệp
định bổ sung ràng buộc.
Điều 41: Những hiệp định có mục đích sửa đổi những điều ước nhiều bên chỉ trong quan
hệ giữa một số bên với nhau
1. Hai hoặc nhiều bên tham gia một điều ước nhiều bên có thể ký một hiệp định có mục đích
sửa đổi điều ước chỉ trong quan hệ giữa họ với nhau:
a. Nếu điều ước quy định có một khả năng sửa đổi như thế; hoặc
b. Nếu vấn đề sửa đổi không bị điều ước ngăn cấm, với điều kiện là nó:
i. Không ảnh hưởng đến việc các bên khác được hưởng những quyền mà điều ước
dành cho họ và cũng không ảnh hưởng đến việc thực hiện những nghĩa vụ của họ; hoặc
ii. Không đụng chạm đến một quy định nào mà việc sửa đổi nó mâu thuẫn với việc
thực hiện có hiệu quả đối tượng và mục đích của toàn bộ điều ước.
2. Trừ khi điều ước có quy định khác thì trong trường hợp ghi ở điểm (a) khoản 1, các bên
nói trên phải thông báo cho những bên khác ý định ký hiệp định và những sửa đổi mà hiệp định
này đưa vào điều ước.
PHẦN V
VIỆC MẤT HIỆU LỰC, CHẤM DỨT VÀ TẠM ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ĐIỀU ƯỚC
TIẾT 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 42: Hiệu lực và duy trì hiệu lực của các điều ước
1. Hiệu lực của một điều ước hoặc sự thỏa thuận của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một
điều ước, chỉ có thể bị đặt thành vấn đề trong khi thi hành công ước này.
2. Việc chấm dứt một điều ước, việc hủy bỏ điều ước hoặc rút lui của một bên khỏi một điều
ước chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở thi hành những quy định của điều ước hoặc công ước
này. Quy tắc này cũng có giá trị đối với việc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước

56
Điều 43: Những nghĩa vụ do pháp luật quốc tế áp đặt mà không phụ thuộc vào một điều
ước
Sự vô hiệu lực, việc chấm dứt hoặc hủy bỏ một điều ước, việc một bên rút khỏi điều ước, hoặc
việc tạm đình chi thi hành một điều ước, là do kết quả của việc thi hành công ước này hoặc của
việc thi hành những quy định của điều ước, sẽ không ảnh hưởng bằng bất cứ cách nào đến nhiệm
vụ của một quốc gia phải thực hiện mọi nghĩa vụ như đã được ghi trong điều ước mà nghĩa vụ
này do pháp luật quốc tế quy định chứ không phụ thuộc vào điều ước đó.
Điều 44: Tính có thể phân chia của các quy định của một điều ước
1. Được quy định trong một điều ước, hoặc theo điều 56, quyền của một bên được hủy bỏ, rút
khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước chỉ có thể được áp dụng đối với toàn bộ điều
ước, trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.
2. Nguyên nhân của việc làm mất hiệu lực, chấm dứt, rút khỏi của một trong các bên hoặc
tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước, được công nhận theo tinh thần của công ước này, chỉ
có thể được đặt ra đối với toàn bộ điều ước, trừ những điều kiện được quy định ở những khoản
sau đây hoặc ở điều 60.
3. Nếu nguyên nhân trên đây chỉ nhằm một số điều khoản nhất định thì nó chỉ có thể được
đặt ra với những điều khoản đó khi:
a. Để thi hành các điều khoản đó thì những điều khoản ấy tách khỏi phần còn lại của điều
ước
b. Xuất phát từ điều ước hoặc có sự quy định rằng, việc chấp thuận những điều khoản đó
không phải là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của một hay các bên khác tham gia điều ước chịu sự
ràng buộc của toàn bộ điều ước; và
c. Không thể coi là bất công trong việc tiếp tục thi hành phần còn lại của điều ước.
4. Trong trường hợp ở các điều 49 và 50, quốc gia có quyền nêu lên sự man trá hoặc tham
nhũng có thể làm hoặc đối với toàn bộ điều ước, hoặc trong trường hợp ghi ở khoản 3, chỉ đối
với một số điều khoản nhất định
5. Trong những trường hợp ghi ở điều 51, 52 và 53 thi không cho phép chấp nhậnviệc phân
chia các quy định của một điều ước
Điều 45: Việc mất quyền nêu lên một nguyên nhân nhằm làm vô hiệu lực, chấm dứt, rút
khỏi, hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước
Một quốc gia không còn có thể nêu lên một nguyên nhân nhằm làm vô hiệu lực, chấm dứt,
rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước theo tinh thần của những điều từ
46 đến 50 hoặc những điều 60 và 62 sau khi biết rõ các sự kiện, nếu:
a. Quốc gia đó chấp thuận một cách rõ ràng, tuỳ trường hợp, rằng điều ước là có giá trị,
hoặc còn có hiệu lực, hoặc tiếp tục được thi hành; hoặc
b. Tuỳ từng trường hợp, theo thái độ của quốc gia đó phải xem là họ đã đồng ý, rằng điều
ước có giá trị, hoặc vẫn có hiệu lực hoặc vẫn tiếp tục được thi hành.

57
TIẾT 2
SỰ VÔ HIỆU CỦA NHỮNG ĐIỀU ƯỚC
Điều 46: Các quy định của pháp luật trong nước về thẩm quyền để ký kết các điều ước
1. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu hiện trái với một
quy định của pháp luật trong nước của mình về thẩm quyền để ký kết các điều ước, không thể
được quốc gia đó nêu lên như là một lý do để từ bỏ sự đồng ý của mình, trừ khi việc vi phạm đó
quá rõ ràng và liên quan đến một quy tắc có tính chất cơ bản của pháp luật trong nước của quốc
gia đó.
2. Việc vi phạm được xem là quá rõ ràng nếu việc vi phạm ấy được biểu hiện một cách khách
quan đối với mọi quốc gia xử trí về vấn đề này chiểu theo thực tiễn thông thường và xử sự có
thiện ý.
Điều 47: Việc hạn chế đặc biệt về quyền bày tỏ sự đồng ý của một quốc gia
Nếu quyền của một đại diện được bày tỏ sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một
điều ước nhất định là đối tượng của một sự hạn chế đặc biệt, thì việc mà người đại diện này
không tuân theo sự hạn chế đó thì không được nêu lên như một lý do để từ bỏ sự đồng ý mà đại
diện ấy đã biểu thị, trừ khi việc hạn chế ấy đã được thông báo cho các quốc gia khác đã tham
gia đàm phán, trước khi đại diện bày tỏ sự đồng ý.
Điều 48: Sai lầm
1. Một quốc gia có thể nêu lên một sai lầm trong một điều ước để từ bỏ sự đồng ý của mình
chịu sự ràng buộc của điều ước đó, nếu sự sai lầm có liên quan đến một việc hay một tình hình
mà quốc gia đó cho là đã tồn tại vào lúc điều ước được ký kết và cho nó là một cơ sở chủ yếu
của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước.
2. Sẽ không áp dụng khoản 1 khi quốc gia đó đã góp phần vào sai lầm này bằng thái độ xử sự
của mình, hoặc khi những hoàn cảnh đặc biệt đã ở mức độ phải làm cho quốc gia đó lưu ý về
khả năng xảy ra sai lầm
3. Một sai lầm chỉ liên quan đến việc biên soạn văn bản của điều ước không ảnh hưởng đến
sai trị của điều ước; điều 79 được áp dụng trong trường hợp này.
Điều 49: Man trá
Nếu một quốc gia đi đến quyết định ký kết một điều ước do việc xử sự man trá của một quốc gia
tham gia đàm phán khác, thì quốc gia đó có thể nêu lên sự man trá này như để từ bỏ sự đồng ý
của mình chịu sự ràng buộc của điều ước.
Điều 50: Việc tham nhũng của đại diện một quốc gia
Nếu việc bày tỏ sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của điều ước đã đạt được bằng
việc tham nhũng của một đại diện của quốc gia đó, gây ra do hành động trực tiếp hay gián tiếp
của một quốc gia khác cùng tham gia đàm phán thì quốc gia đó có thể nêu lên việc tham nhũng
này để từ bỏ sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước.
Điều 51: Sự cưỡng ép đối với đại diện của một quốc gia
Việc bày tỏ sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước đạt được do sự
cưỡng ép đối với đại diện của quốc gia đó bằng những hành động hay sự đe dọa đối với người
đó sẽ hoàn toàn không có một hiệu lực pháp lý nào
Điều 52: Sự cưỡng ép đối với một quốc gia bằng việc đe dọa hay sử dụng vũ lực

58
Mọi điều ước mà việc ký kết đạt được bằng sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trái với những nguyên
tắc của pháp luật quốc tế đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc đều không có giá trị.
Điều 53: Các điều ước xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung
(jus cogens)
Mọi điều ước khi được ký kết mà xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế
chung đều không có giá trị. Nhằm mục đích của công ước này, một quy phạm bắt buộc của pháp
luật quốc tế chung là một quy phạm được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp nhận và công
nhận là một quy phạm không cho phép có bất cứ một sự vi phạm nào và chỉ được sửa đổi bằng
một quy phạm mới khác của pháp luật quốc tế chung có cùng một tính chất.
TIẾT 3
VIỆC CHẤM DỨT VÀ TẠM ĐÌNH CHỈ THI HÀNH CÁC ĐIỀU ƯỚC
Điều 54: Việc chấm dứt các điều ước, hoặc rút khỏi một điều ước theo các điều khoản
của điều ước đó hoặc do sự thỏa thuận của các bên
Việc chấm dứt một điều ước hoặc rút khỏi điều ước của một bên có thể xảy ra trong các
trường hợp:
a. Theo các quy định của điều ước; hoặc
b. Vào bất cứ lúc nào, do sự thỏa thuận của tất cả các bên, sau khi đã tham khảo ý kiến của
các quốc gia ký kết khác
Điều 55: Số lượng các bên tham gia một điều ước nhiều bên thấp hơn số lượng cần thiết
để điều ước có hiệu lực
Trừ khi điều ước có quy định khác, một điều ước nhiều bên không chấm dứt chỉ vì lý do duy
nhất là số lượng các bên thấp hơn số lượng cần thiết để điều ước có hiệu lực.
Điều 56: Việc từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước trong trường hợp điều ước không có
những quy định về việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước
1. Một điều ước không có những quy định về việc chấm dứt điều ước đó, và không quy định
việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước, thì điều ước đó không thể là đối tượng của việc từ bỏ hoặc
rút lui, trừ khi:
a. Có sự quy định rằng các bên đã có ý định chấp nhận khảnăng của một sự từ bỏ hoặc rút
khỏi điều ước; hoặc
b. Quyền từ bỏ hay rút khỏi điều ước có thể suy ra từ bản chất của điều ước.
2. Một bên phải thông báo, ít nhất là trước 12 tháng, ý định từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước của
mình theo các quy định của khoản 1.
Điều 57: Tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước theo các điều khoản của điều ước hoặc
do sự thỏa thuận của các bên
Việc thi hành một điều ước đối với tất cả các bên hoặc đối với một bên nhất định, có thể bị
tạm đình chỉ:
a. Theo các quy định của điều ước; hoặc
b. Vào bất cứ lúc nào, do sự thỏa thuận của tất cả các bên, sau khi đã tham khảo ý kiến c
ủa các quốc gia ký kết khác.
Điều 58: Tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước theo các điều khoản của điều ước hoặc
59
do sự thỏa thuận của một số bên
1. Hai hoặc nhiều bên tham gia một điều ước nhiều bên có thể ký kết một hiệp định nhằm
đình chỉ, tạm thời và chỉ giữa những bên đó với nhau, việc thi hành các quy định của điều ước:
a. Nếu khả năng của việc tạm đình chỉ như thế đã được quy định trong điều ước; hoặc
b. Nếu điều ước không ngăn cấm việc tạm đình chỉ đó, với điều kiện là việc tạm đình chỉ
đó:
i. Không xâm phạm đến việc các bên khác được hưởng những quyền mà điều ước
dành cho họ hoặc đến việc họ thi hành nghĩa vụ của mình; hoặc
ii. Không mâu thuẫn với đối tượng và mục đích của điều ước.
2. Trong trường hợp ghi ở điểm (a) của khoản 1, trừ khi điều ước có quy định khác, những
bên nói trên phải thông báo cho các bên khác ý định ký kết hiệp định của mình và những quy
định của điều ước mà họ có ý định tạm đình chỉ việc thi hành.
Điều 59: Chấm dứt hoặc tạm đình chỉ thi hành một điều ước do việc ký kết một điều ước
sau
1. Một điều ước được xem như đã chấm dứt khi tất cả các bên tham gia điều ước đó ký kết về
sau một điều ước về cùng một vấn đề đó và:
a. Nếu xuất phát từ điều ước ký sau hoặc nếu có sự quy định rằng theo ý định của các bên,
vấn đề thực chất phải do điều ước sau này điều chỉnh; hoặc
b. Nếu các quy định của điều ước ký sau mâu thuẫn với các quy định của điều ước ký
trước đến mức không thể thi hành hai điều ước cùng một lúc.
2. Điều ước ký trước được xem là bị tạm đình chỉ thi hành nếu xuất phát từ điều ước ký sau,
hoặc nếu có sự quy định rằng đó là ý định của các bên.
Điều 60: Việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện một điều ước do kết quả của
những vi phạm điều ước
1. Nếu tồn tại một sự vi phạm đối với một điều ước hai bên bởi một trong số các bên đó thì
bên ký kết kia có quyền viện ra sự vi phạm đó làm cơ sở cho việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ
thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của điều ước.
2. Trong trường hợp có một sự vi phạm bởi một bên trong điều ước đa phương:
a. Những bên ký kết còn lại có thể nhất trí với nhau về việc tạm đình chỉ một phần hoặc
toàn bộ của điều ước hoặc chấm dứt việc thực hiện điều ước đó trong các trường hợp
i. Trong quan hệ giữa những quốc gia đó với quốc gia vi phạm; hoặc
ii. Giữa tất cả các quốc gia thành viên
b. Một bên bất kỳ chịu ảnh hưởng đặc biệt bởi sự vi phạm đó có thể viện dẫn sự vi phạm
đó làm cơ sở để tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước toàn bộ hoặc một phần trong quan hệ giữa
quốc gia đó là quốc gia vi phạm
c. Bất kỳ bên ký kết nào trừ quốc gia vi phạm cũng có thể viện dẫn sự vi phạm làm cơ sở
cho việc tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước toàn bộ hoặc một phần đối với mình nếu điều
ước có đặc điểm là một sự vi phạm của những điều khoản của nó sẽ làm thay đổi căn bản vị trí
của mỗi quốc gia thành viên của điều ước liên quan đến việc thực hiện những nghĩa vụ theo điều
ước.

60
3. Sự vi phạm đối với một điều ước, với mục đích của điều này, là do bởi:
a. Sự từ chối tuân thủ đối với điều ước mà không được công ước này quy định; hoặc
b. Sự vi phạm đối với những điều khoản cần thiết cho việc đáp ứng mục đích và đối
tượng của điều ước.
4. Những điều khoản nói trên là không ảnh hưởng đến bất kỳ điều khoản nào trong điều ước
có khả năng áp dụng trong trường hợp vi phạm
5. Khoản 1 và 3 không áp dụng đối với những điều khoản có liên quan đến việc bảo vệ con
người được ghi trong những điều ước về nhân đạo, đặc biệt những điều khoản ngăn cấm bất kỳ
hình thức ngược đãi chống lại con người được những điều ước đó bảo vệ.
Điều 61: Việc nảy sinh ra một tình hình làm cho không thể thi hành được điều ước
1. Một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước làm lý do để chấm dứt, hoặc
rút khỏi điều ước, nếu việc không thể thi hành đó là do một đối tượng cần thiết cho việc thi hành
điều ước đó bị mất đi hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Nếu việc không thể thi hành đó là tạm thời,
thì nó chỉ được nêu lên làm lý do để tạm đình chỉ điều ước.
2. Một bên không thể nêu việc không thể thi hành điều ước làm lý do để chấm dứt, rút khỏi
hoặc tạm đình chỏ việc thi hành điều ước nếu việc không thể thi hành đó là kết quả của một sự
vi phạm của chính bên nêu lên nó, đối với nghĩa vụ của điều ước, hoặc bất cứ một nghĩa vụ
quốc tế nào khác đối với bất cứ một bên tham gia điều ước nào khác.
Điều 62: Sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh
1. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh xuất hiện so với các hoàn cảnh đã tồn tại vào lúc ký
kết điều ước và không được các bên dự kiến, không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt
hoặc rút ra khỏi điều ước, trừ khi:
a. Sự tồn tại của những hoàn cảnh đó là một cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên chịu
sự ràng buộc của điều ước; và
b. Tác dụng của việc thay đổi đó cơ bản đã làm biến đổi phạm vi của các nghĩa vụ vẫn còn
phải thực hiện theo điều ước.
2. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc
để rút khỏi một điều ước:
a. Nếu là một điều ước quy định một đường biên giới
b. Nếu sự thay đổi cơ bản đó là kết quả của một sự vi phạm của chính chính bên nêu lên
nó đối với một nghĩa vụ của điều ước, hoặc bất cứ một nghĩa vụ quốc tế nào khác đối với bất cứ
bên nào khác tham gia điều ước.
3. Theo những khoản trên đây, nếu một bên có thể nêu lên một sự thay đổi cơ bản các hoàn
cảnh làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước, bên đó cũng có thể nêu lên sự thay đổi
đó để tạm đình chỉ việc thi hành điều ước.
Điều 63: Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay lãnh sự giữa các bên tham gia một điều ước không ảnh
hưởng đến những quan hệ pháp lý do điều ước đặt ra giữa các bên đó với nhau, trừ khi trong
một mức độ nhất định, sự tồn tại của những quan hệ ngoại giao hay lãnh sự là không thể thiếu
được cho việc thi hành điều ước.

61
Điều 64: Việc nảy sinh ra một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung (jus cogens)
Nếu một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung nảy sinh ra, thì mọi điều ước hiện hữu
xung đột với quy phạm đó trở thành vô giá trị và chấm dứt.
TIẾT 4 THỦ TỤC
Điều 65: Thủ tục cần thiết liên quan đến sự vô hiệu lực, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm
đình chỉ thi hành một điều ước
1. Theo các quy định của công ước này, bên nào nêu ra, hoặc một sai sót trong đồng ý của
mình chịu sự ràng buộc của điều ước, hoặc một lý do để không thừa nhận hiệu lực của một điều
ước, để chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước, phải thông báo ý định
của mình cho các bên khác biết. Thông báo phải ghi rõ biện pháp được dự kiến thực hiện đối
với điều ước và những lý do của biện pháp ấy.
2. Nếu sau một thời gian không dưới 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo, trừ trường hợp
khẩn cấp đặc biệt, mà không có bên nào phản đối, thì bên thông báo có thể tiến hành biện pháp
mà mình dự kiến, theo các hình thức quy định ở điều 67
3. Tuy nhiên, nếu có một sự phản đối nào của một bên khác thì các bên phải tìm kiếm một
giải pháp
bằng các biện pháp ghi ở điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc
4. Không có điểm nào trong các khoản nói trên vi phạm đến các quyền hoặc nghĩa vụ của các
bên đối với mọi quy định có hiệu lực ràng buộc giữa họ với nhau về việc giải quyết những tranh
chấp.
5. Không làm phương hại đến điều 45, việc một quốc gia không gửi thông báo quy định ở
khoản 1 sẽ không cản trở quốc gia đó gửi thông báo đó để trả lời một bên khác khi bên này yêu
cầu thi hành điều ước hoặc nêu lên việc vi phạm điều ước.
Điều 66: Thủ tục giải quyết về tư pháp, trọng tài và hoà giải
Nếu trong vòng 12 tháng sau ngày có sự phản đối mà không thể đi đến một giải pháp theo
khoản 3 của điều 65 thì sẽ áp dụng các thủ tục sau đây:
a. Bất kỳ một bên nào trong một cuộc tranh chấp có liên quan đến việc thi hành hay giải
thích các điều 53 hoặc 64 đều có thể, bằng một đơn kiện viết, gửi cho Toà án quốc tế quyết định,
trừ khi các bên cùng thỏa thuận đưa cuộc tranh chấp cho trọng tài giải quyết.
b. Bất kỳ một bên nào trong một cuộc tranh chấp có liên quan đến việc thi hành hay giải
thích một trong những điều khoản nào khác thuộc phần V của công ước này để có thể bắt đầu
tiến hành thủ tục quy định ở phụ lục của công ước bằng cách gửi một đơn yêu cầu về vấn đề
này cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Điều 67: Những văn kiện nhằm tuyên bố việc vô hiệu lực, chấm dứt, rút khỏi, hoặc tạm
đình chỉ việc thi hành một điều ước
1. Thông báo quy định ở khoản 1 điều 65 phải là một thông báo viết bằng văn bản
2. Mọi hành động tuyên bố việc vô hiệu lực, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi
hành một điều ước, trên cơ sở các quy định của điều ước hoặc các khoản 2 hoặc 3 của điều 65,
phải được ghi vào một văn kiện để thông báo cho các bên khác. Nếu văn kiện không do Nguyên
thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ hay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thì có thể yêu cầu đại
diện của quốc gia có thông báo xuất trình thư ủy quyền.
Điều 68: Việc hủy bỏ thông báo và các văn kiện quy định ở các điều 65 và 67
62
Một thông báo hay một văn kiện quy định ở các điều 65 và 67 có thể bị hủy bỏ bất kỳlúc nào
trước khi nó có hiệu lực
TIẾT 5
HẬU QUẢ CỦA SỰ VÔ HIỆU LỰC, CHẤM DỨT HOẶC TẠM ĐÌNH CHỈ VIỆC THI
HÀNH MỘT ĐIỀU ƯỚC
Điều 69: Hậu quả của sự vô hiệu của một điều ước
1. Theo công ước này, nếu một điều ước bị coi là vô hiệu thì điều ước ấy là không có giá trị.
Những quy định của một điều ước vô hiệu đều không có hiệu lực pháp lý.
2. Tuy nhiên, nếu có những hành động đã được thực hiện trên cơ sổ một điều ước như vậy
thì:
a. Mọi bên đều có thể yêu cầu bên khác xác định, trong mức độ có thể trong quan hệ giữa
họ với nhau, tình hình có thể đã xảy ra nếu như những hành động trên đã không thực hiện
b. Những hành động đã được thực hiện một cách có thiện ý trước khi sự vô hiệu lực của
điều ước được nêu lên, sẽ không bị coi là phi pháp chỉvì sự vô hiệu lực của điều ước.
3. Trong trường hợp thuộc những điều 49, 50, 51 hoặc 52, thì khoàn 2 không áp dụng đối với
bên phải chịu trách nhiệm về việc man trá, về hành vi tham nhũng hoặc cưỡng ép
4. Trong trường hợp mà sự đồng ý của một quốc gia nhất định nào đó chịu sự ràng buộc của
một điều ước nhiều bên không cóhiệu lực thì những quy tắc trên được áp dụng trong quan hệ
giữa quốc gia đó và các bên tham gia điều ước.
Điều 70: Hậu quả của việc chấm dứt một điều ước
1. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, việc một điều ước đã
chấm dứt theo tinh thần của các quy định của điều ước đó hay theo công ước này:
a. Miễn trừ cho các bên nghĩa vụ phải tiếp tục thi hành điều ước;
b. Không xâm phạm đến bất kỳ quyền, nghĩa vụ, hoặc tìnhhuống pháp lý nào của các bên
được tạo ra do việc thi hành điều ước, trước khi điều ước chấm dứt.
2. Khi một quốc gia từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước nhiều bên, khoản 1 được áp dụng trong
quan hệ giữa quốc gia ấy và mỗi bên tham gia điều ước kể từ ngày việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều
ước có hiệu lực.
Điều 71: Hậu quả của sự vô hiệu của một điều ước vì xung đột với một quy phạm bắt
buộc của pháp luật quốc tế chung
1. Trong trường hợp một điều ước vô hiệu lực theo điều 53, các bên sẽ:
a. Trong chừng mực có thể, loại trừ mọi hậu quả của bất kỳ hành động nào đã được thực
hiện trên cơ sở một quy định xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung;

b. Phải làm cho quan hệ tương hỗ phù hợp với quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế
chung.
2. Trong trường hợp một điều ước trở thành vô hiệu lực và chấm dứt theo điều 64, thì việc
chấm dứt điều ước:
a. Miễn trừ cho các bên nghĩa vụ phải tiếp tục thi hành điều ước;
b. Không xâm phạm đến bất kỳ quyền, nghĩa vụ hoặc tình huống pháp lý của các bên được
63
tạo ra do việc thi hành điều ước, trước khi điều ước chấm dứt, với điều kiện rằng, sau đó, những
quyền, nghĩa vụ và tình huống pháp lý này có thể được duy trì chỉ trong chừng mực mà bản thân
việc duy trì đó không xung đột với quy phạm bắt buộc mới của pháp luật quốc tế chung.
Điều 72: Hậu quả của sự tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước
1. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, sự đình chỉ việc thi
hành một điều ước trên cơ sở các quy định của điều ước đó hoặc phù hợp với công ước này:
a. Miễn cho các bên là đối tượng của việc tạm đình chỉ nghĩa vụ thi hành điều ước trong
quan hệ tương hỗ trong thời kỳ tạm đình ch3 việc thi hành điều ước;
b. Mặt khác, không ảnh hưởng gì đến các quan hệ pháp lý do điều ước quy định giữa các
bên.
2. Trong thời kỳ tạm đình chỉ việc thi hành điều ước, các bên không được có bất kỳ hành động
nào nhằm cản trở việc thi hành trở lại điều ước.
PHẦN VI - CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 73: Trường hợp kế thừa quốc gia, trách nhiệm quốc gia và việc bùng nổ các xung
đột
Những quy định của công ước này không phán quyết bất cứ vấn đề nào có thể nảy sinh liên quan
đến một điều ước do có sự kiện kế thừa của các quốc gia, hoặc do trách nhiệm quốc tế của một
quốc gia, hoặc do việc bùng nổ các sự kiện xung đột giữa các quốc gia.
Điều 74: Các quan hệ ngoại giao và lãnh sự và việc ký kết các điều ước
Việc cắt đứt các quan hệ ngoại giao hay lãnh sự hoặc việc chưa có những quan hệ ấy giữa hai
hay nhiều quốc gia không cản trở việc ký kết các điều ước giữa các quốc gia đó. Bản thân việc
ký kết một điều ước không có hiệu lực gì đối với tình hình liên quan đến các quan hệ ngoại giao
hay lãnh sự.
Điều 75: Trường hợp một quốc gia đi xâm lược
Những điều khoản của công ước này không làm phương hại tối những n ghĩa vụ liên quan đến
một điều ước có thể phát sinh cho quốc gia đi xâm lược do việc thi hành các biện pháp phù hợp
với Hiến chương Liên hợp quốc đối với hành động xâm lược của quốc gia này.
PHẦN VII
CÁC CƠ QUAN LƯU CHIỂU, THÔNG BÁO, VIỆC SỬA CHỮA VÀ VIỆC ĐĂNG KÝ
Điều 76: Các cơ quan lưu chiểu các điều ước
1. Việc chỉ định cơ quan lưu chiểu một điều ước có thể do các quốc gia tham gia đàm phán
tiến hành, hoặc được ghi trong điều ước, hoặc bằng bất cứ cách nào khác. Cơ quan lưu chiểu có
thể là một hay nhiều quốc gia, một tổ chức quốc tế hoặc viên chức hành chính trưởng của tổ
chức đó.
2. Chức năng của cơ quan lưu chiểu một điều ước phải có tính chất quốc tế và cơ quan này có
nghĩa vụ phải hành động một cách vô tư khi thực hiện chức năng của mình. Đặc biệt, việc một
điều ước không có hiệu lực giữa một số bên, hoặc khi xuất hiện một sự bất đồng giữa một quốc
gia và một cơ quan lưu chiểu liên quan đến việc thi hành chức năgn của cơ quan lưu chiểu đều
sẽ không được ảnh hưởng đến nghĩa vụ đó.
Điều 77: Chức năng của cơ quan lưu chiểu
1. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các quốc gia ký kết có thỏa thuận khác, các chức
64
năng của cơ quan lưu chiểu chủ yếu như sau:
a. Bảo đảm việc gìn giữ văn bản gốc của điều ước và những thư ủy quyền gửi cho cơ quan
lưu chiểu;
b. Lập các bản sao chứng thực đúng như văn bản và lập mọi văn bản khác của điều ước
bằng những thứ tiếng khác do có yêu cầu của điều ước, và gửi những văn bản đó cho các bên
tham gia điều ước và cho các quốc gia có tư cách để trở thành các bên tham gia điều ước;
c. Nhận mọi chữ ký vào điều ước, và nhận giữ mọi văn kiện, mọi thông báo và mọi thông
tri có liên quan đến điều ước
d. Kiểm tra xem một chữ ký, hoặc một văn kiện, thông báo hay thông tri có liên quan đến
điều ước có hợp thể thức và đúng hay không và, nếu cần như vậy thi lưu ý quốc gia hữu quan
về vấn đề đó;
e. Thông báo cho các bên tham gia điều ước các các quốc gia có tư cách để tham gia điều
ước về những văn kiện, thông báo và thông tri liên quan đến điều ước;
f. Thông báo cho các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước ngày mà số lượng chữ ký
hoặc văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập để điều ước có hiệu lực đã được
tiếp nhận hoặc lưu chiểu đã đủ;
g. Đăng ký điều ước tại Ban Thư ký của Liên hợp quốc.
h. Thực hiện các chức năng được quy định trong các điều khoản khác của công ước này.
2. Khi xảy ra một sự bất đồng giữa một quốc gia và cơ quan lưu chiểu về việc thực hiện các
chức năng của cơ quan lưu chiểu, thì cơ quan lưu chiểu sẽ phải lưu ý vấn đề đó với các quốc gia
ký kết và các quốc gia tham gia điều ước biết, hoặc khi cần thiết thì lưu ý cơ quan có thẩm quyền
của tổ chức quốc tế hữu quan.
Điều 78: Thông báo và thông tri
Trừ những trường hợp mà điều ước hoặc công ước này có quy định khác, một thông báo hoặc
thông tri mà một quốc gia phải làm theo công ước này sẽ:
a. Được chuyển trực tiếp đến các quốc gia mà thông báo hoặc thông tri phải chuyển đến,
nếu không có cơ quan lưu chiểu, và nếu có cơ quan lưu chiểu thì chuyển đến cơ quan lưu chiểu
này;
b. Chỉ được coi là đã được quốc gia hữu quan thực hiện kể từ khi quốc gia đã nhận được
thông tri hoặc thông báo được chuyển đó, hoặc kể từ khi cơ quan lưu chiểu nhận được thông tri
hay thông báo đó;
c. Nếu chuyển cho một cơ quan lưu chiểu thì quốc gia nhận được thông tri hay thông báo
chỉ coi là đã nhận được kể từ khi quốc gia đó nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu như
đã được quy định ở điểm (c) khoản 1 điều 77.
Điều 79: Việc sửa chữa những sai lầm trong các văn bản điều ước hoặc trong các bản sao
đã chứng thực là đúng với điều ước
1. Nếu, sau khi xác thực văn bản một điều ước, các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia
nhất trí thấy văn bản đó sai lầm, thì sẽ tiến hành việc sửa chữa sai lầm bằng một trong những
biện pháp sau đây, trừ khi các quốc gia đó quyết định một cách sửa chữa khác:
a. Chữa văn bản theo nghĩa thích hợp và những đại diện được Ủy quyền một cách đúng
đắn ký tắt vào chỗ sửa chữa;

65
b. Lập hoặc trao đổi một văn kiện hoặc các văn kiện trong đó ghi nhận là việc sửa chữa đã
được thỏa thuận đưa vào văn bản;
c. Lập một văn bản toàn bộ điều ước đã được sửa chữa theo đúng thủ tục đã dùng đối với
văn bản gốc.
2. Khi một điều ước có cơ quan lưu chiểu thi cơ quan lưu chiểu này thông báo cho các quốc
gia ký kết và các quốc gia tham gia ký kết biết sai lầm và đề nghị sửa chữa sai lầm đó, và sẽ định
ra một thời gian thích hợp cho người ta phản đối việc sửa chữa đã được đề nghị. Nếu vào lúc hết
thời hạn:
a. Không một phản đối nào được đưa ra thì cơ quan lưu chiểu sẽ tiến hành việc sửa chữa
và ký tắt vào vào chỗ sửa chữa văn bản, và sẽ lập một biên bản về việc sửa chữa văn bản và gửi
bản sao cho các bên tham gia điều ước và các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước;
b. Có việc phản đối được đưa ra thì cơ quan lưu chiểu sẽ thông báo việc phản đối đó cho
các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia biết.
3. Những quy tắc ghi trong các khoản 1 và 2 cũng được áp dụng khi văn bản đã được xác thực
bằng hai hoặc nhiều thứ tiếng và khi phát hiện có điểm không hoàn toàn như nhau mà theo sự
thỏa thuận của các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia, cần được sửa chữa.
4. Văn bản đã sửa chữa thay thế ab initic văn bản có sai lầm, trừ khi các quốc gia ký kết và
các quốc gia tham gia có quyết định khác.
5. Việc sửa chữa văn bản một điều ước đã được đăng ký sẽ phải được thông báo cho ban Thư
ký Liên hợp quốc.
6. Khi phát hiện một sai lầm trong một bản sao đã chứng thực là đúng của một điều ước thì
cơ quan lưu chiểu sẽ lập một biên bản sửa chữa và gửi bản sao cho các quốc gia ký kết và các
quốc gia tham gia.
Điều 80: Việc đăng ký và công bố điều ước
1. Sau khi điều ước có hiệu lực, các điều ước sẽ được chuyển đến Ban Thư ký của Liên hợp
quốc để, tuỳ trường hợp đăng ký hoặc phân loại và ghi vào danh bạ, cũng như để công bố.
2. Việc chỉ định một cơ quan lưu chiểu sẽ cho phép cơ quan đó thực hiện những hành động
quy định ở khoản trên.
Điều 81: Việc ký kết
PHẦN VIII - NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
Công ước này sẽ mở ra để ký kết cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc hoặc
thành viên của các tổ chức chuyên môn hoặc của Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế, hoặc
của bất kỳ quốc gia nào tham gia quy chế Toà án quốc tế và của bất kỳ quốc gia nào khác do
Đại hội đồng Liên Hợp quớc mời để trở thành bên tham gia công ước theo cách thức sau: cho
tới ngày 30/11/1969 tại Bộ Ngoại giao của Liên bang Áo, và tiếp theo, cho tới ngày 30/4/1970,
tại trụ sở Liên hợp quốc tại NewYork.
Điều 82: Việc phê chuẩn
Công ước này sẽ phải được phê chuẩn, các văn kiện phê chuẩn sẽ được ông Tổng thư ký Liên
hợp quốc lưu chiểu.
Điều 83: Việc gia nhập
Công ước này sẽ được để ngỏ cho bất kỳ quốc gia nào thuộc một trong những loại quốc gia đã
66
ghi ở điều 81 gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được ông Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu
chiểu.
Điều 84: Hiệu lực
1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày văn kiện thức 35 về phê chuẩn hoặc
gia nhập được lưu chiểu
2. Đối với những quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập công ước này sau khi đã có việc lưu chiểu
văn kiện thứ 35 về phê chuẩn hoặc gia nhập, thì công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau
khi quốc gia đó lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập
Điều 85: Các văn bản xác thực
Văn bản gốc của công ước này, mà những bản tiếng Anh, Trung hoa, Pháp và Tây Ban Nha
đều là xác thực, sẽ được ông Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chiểu.
Để làm bằng, các đại diện toàn quyền ký tên sau đây được các chính phủ hữu quan ủy quyền
hợp lệ đã ký công ước này.
Làm tại Vienna, ngày 23 tháng 5 năm 1969

PHỤ LỤC
1. Tổng thư ký Liên hợp quốc lập và giữ một danh sách những người hòa giải bao gồm những
luật gia lành nghề. Nhằm mục đích đó, mọi quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc hoặc là
một bên của công ước này sẽ được mời cử hai người hòa giải và tên của những người được chỉ
định này sẽ nằm trong danh sách. Nhiệm kỳ của một người hoà giải, kể cả bất kỳ người nào
được chỉ định để bổ sung cho một trường hợp khuyết vị có thể có, là năm năm và có thể được
gia hạn. Khi nhiệm kỳ của họ hết hạn, những người hòa giải này sẽ tiếp tục thi hành các chức
năng mà họ được lựa chọn theo khoản sau đây.
2. Khi một đề nghị được trao cho Tổng thư ký theo điều 66, Tổng thư ký đưa cuộc tranh chấp
ra trước một ủy ban hòa giải được thành lập như sau:
Một quốc gia hoặc các quốc gia là một trong các bên của cuộc tranh chấp sẽ cử:
a. Một người hòa giải có quốc tịch của quốc gia đó hoặc một trong những quốc gia đó, có
thể được chọn trong hay ngoài danh sách ghi ở khoản 1;
b. Một người hoà giải không có quốc tịch của quốc gia đó hoặc của một trong những quốc
gia đó, sẽ được chọn trong danh sách.
Một quốc gia hoặc các quốc gia của phía bên kia trong cuộc tranh chấp sẽ cử hai ngừơi hoà giải
cũng theo cách thức như vậy. Bốn người hoà giải do các bên lựa chọn sẽ phải được cử trong
thời gian 60 ngày kể từ ngày Tổng thư ký nhận được đề nghị.
Trong 60 ngày sau việc cử ngưởi hòa giải cuối cùng, bốn người hòa giải sẽ cử người thứ 5, lựa
chọn trong danh sách, người này sẽ là chủ tịch.
Nếu việc cử chủ tịch hay bất kỳ một người nào đó trong số những người hòa giải khác không
tiến hành trong thời gian ghi trên, thì Tổng thư ký sẽ làm việc này trong thời gian 60 ngày sau
khi hết thời hạn trên, Tổng thư ký có thể chỉ định chủ tịch là một trong những người có tên trong
danh sách, hoặc là một trong những thành viên của Ủy ban pháp luật quốc tế. Một trong những
thời gain trong đó việc cử người hòa giải có thể được kéo dài với sự thỏa thuận của các bên
trong cuộc tranh chấp.

67
Việc đề cử cho mọi khuyết vị sẽ phải được tiến hành đúng như cách thức của việc đề cử lúc
đầu.
3. Ủy ban hoà giải tự quy định lấy thủ tục, với sự đồng ý của các bên trong cuộc tranh chấp,
Ủy ban có thể mời bất kỳ bên nào tham gia điều ước cho Ủy ban biết ý kiến bằng miệng hay
bằng văn bản. Các quyết định và khuyến nghị của Ủy ban được thông qua với da số phiếu cụa
thành viên của Ủy ban.
4. Ủy ban có thể báo cho các bên trong cuộc tranh chấp biết bất kỳ biện pháp nào có thể tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết bằng hòa giải.
5. Ủy ban sẽ lấy ý kiến các bên, xem xét những yêu cầu và các phản đối, và đưa ra những đề
nghị với các bên nhằm giúp đỡ các bên giải quyết cuộc tranh chấp bằng hòa giải.
6. Ủy ban sẽ lập báo cáo trong vòng mười hai tháng sau khi thành lập. Báo cáo này được ông
Tổng thư ký lưu chiểu và chuyển cho các bên trong cuộc tranh chấp. Báo cáo của Ủy ban, kể cả
các kết luận được ghi nhận trong báo cáo về các sự kiện hoặc các vấn đề về luật pháp, sẽ không
ràng buộc các bên và sẽ không có gì hơn những khuyến nghị để các bên xem xét nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giải quyết các cuộc tranh chấp bằng hòa giải.
7. Tổng thư ký sẽ giúp đỡ Ủy ban và tạo mọi điều kiện thuận lợi khi Ủy ban có thể yêu cầu.
Liên hợp quốc sẽ chịu các chi phí của Ủy ban này.

68
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
(Trích)
Ký ngày 10/12/1982 tại Montego Bay Có hiệu lực ngày 16/11/1994

UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA


Montego Bay, 10 December 1982
entry into force: 24 November 1994
Các quốc gia thành viên của Công ước,
Với lòng mong muốn giải quyết, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác với nhau, mọi vấn đề liên
quan đến luật biển, và ý thức được tầm vóc lịch sử của Công ước là một cống hiến quan trọng
vào việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới;
Nhận thấy rằng, những sự kiện mới nảy sinh kể từ các Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển
được nhóm họp tại Geneva năm 1958 và năm 1960, đã làm tăng thêm sự cần thiết phải có một
Công ước mới về luật biển có thể được mọi người công nhận;
Ý thức rằng, những vấn đề về các vùng biển có liên quan chặt chẽ với nhau và cần xem xét một
cách toàn bộ;
Thừa nhận rằng, điều đáng mong muốn là, bằng Công ước và với sự quan tâm đúng mức đến
chủ quyền của tất cả các quốc gia, thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và các đại
dương làm dễ dàng cho việc giao lưu quốc tế và thuận lợi cho việc sử dụng hòa bình các biển
và các đại dương, việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, việc bảo tồn những
nguồn lợi vật của các biển và các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ và giữ môi trường biển;
Cho rằng, việc thực hiện các mục tiêu này sẽ góp phần thiết lập nên một trật tự kinh tế quốc tế
đúng đắn và công bằng, trong đó có tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và
đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng của các nước đang phát triển, dù có biển hay không có
biển;
Mong muốn phát triển bằng Công ước, các nguyên tắc trong Nghị quyết 2749 (XXV) ngày
17/12/1970, trong đó có Đại hội đồng Liên hợp quốc và đặc biệt trịnh trọng tuyên bố rằng khu
vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy của khu vực nằm ngoài giới hạn quyền
tài phán quốc gia và các nguồn lợi của khu vực này là tài sản chung của loài người, và việc thăm
dò, khai thác khu vực này sẽ tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào
vị trí địa lý của các quốc gia;
Tin tưởng rằng, việc pháp điển hóa và sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của luật biển được
thực hiện trong Công ước sẽ góp phần làm tăng cường hòa bình và an ninh, hợp tác và quan hệ
hữu nghị giữa tất cả các quốc gia phù hợp với các nguyên tắc công bằng và bình đẳng về quyền,
và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến bộ về kinh tế và xã hội của tất cả các quốc gia trên thế
giới, phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên hợp quốc như đã được nêu trong Hiến
chương;
Khẳng định rằng, các vấn đề không được quy định trong Công ước sẽ tiếp tục được xử lý bằng
các quy tắc và nguyên tắc của luật quốc tế nói chung;
Đã thỏa thuận như sau:
69
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
ĐIỀU 1. Sử dụng các thuật ngữ và phạm vi áp dụng
1. Những thuật ngữ được sử dụng trong Công ước cần được hiểu như sau:
(1) “Vùng” (Area): là đáy biển và vùng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài
sản quốc gia;
(2)“Cơ quan quyền lực” (Authority): là cơ quan quyền lực quốc tế về đáy biển;
(3)“Các hoạt động được tiến hành trong Vùng” (activities in the Area): là mọi hoạt động
thăm dò và khai thác các tài nguyên của vùng;
(4)“Ô nhiễm môi trường biển” (pollution of the marine environment): là việc con người trực
tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa
sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể những tác hại như gầy tổn hạn đến nguồn lợi sinh vật, và
đến hệ động vật và hệ thực vật biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các biện pháp sử dụng biển
một cách hợp pháp khác, làm biển đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm
giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển;
(5)a) “ Sự nhận chìm” (dumping) là:
i. mọi sự trút bỏ có ý thức xuống biển các chất thải hoặc các chất khác từ tàu biển, phương tiện
bay, giàn nổi hoặc công trình khác được bố trí từ biển.
ii. mọi sự đắm chìm tàu biển, phương tiện bay, dàn nổi hoặc công trình khác được bố trí ở biển.
b) thuật ngữ “nhận chìm” không nhằm vào:
i. việc vứt bỏ các chất thải hoặc các chất khác được sản sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc
khai thác bình thường các tàu biển, phương tiện máy bay, dàn nổi hoặc công trình khác được bố
trí ở biển, cũng như các thiết bị của chúng, ngoại trừ các chất thải hoặc các chất khác được
chuyển chở hay chuyển tải trên các tàu biển, phương tiện bay, giàn nổi hay các công trình tạo
ra;
ii. việc tàng chứa các chất với mục đích không phải chỉ là để thải bỏ chúng với điều kiện là việc
tàng chứa này không đi ngược lại với Công ước.
2. (1) “Các quốc gia thành viên” (States Parties) là những quốc gia đã chấp nhận sự ràng buộc
của Công ước và Công ước có hiệu lực với các quốc gia đó.
(2) Công ước được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho
những thực thể nói trong điều 305, khoản 1, điểm b, c, d, e, và f đã trở thành thành viên của
Công ước, theo đúng với các điều kiện liên quan đến từng thực thể; trong giới hạn đó, thuật ngữ
“quốc gia thành viên” cũng dùng để chỉ thực thể này.
PHẦN II - LÃNH HẢI VÀ VÙNG TIẾP GIÁP MỤC I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 2. Chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên lãnh hải cũng như đáy và lòng
đất dưới đáy của lãnh hải
1. Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và
trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp
liền, gọi là lãnh hải.
2. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất
70
dưới đáy của vùng biển này.
3. Chủ quyền ở lãnh hải được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước
và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định.
MỤC 2 - RANH GIỚI CỦA LÃNH HẢI
ĐIỀU 3. Chiều rộng của lãnh hải
Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt
quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.
ĐIỀU 4. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải
Ranh giới của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của
đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.
ĐIỀU 5. Đường cơ sở thông thường
Trừ khi có quy định khác của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng đề tính chiều rộng
lảnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được được thể hiện trên các hải đồ
tỷ lệ lớn đã được các quốc gia ven biển chính thức công nhận.
ĐIỀU 6. Các mỏm đá
Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao
quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía
ngoài cùng của các mỏm đá, như đã được thể hiện ở các hải đồ được quốc gia ven biển chính
thức công nhận.
ĐIỀU 7. Đường cơ sở thẳng
1. Nơi ở nào bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc
theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng
để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên
khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất nhô ra xa nhất
và, ngay cả trong trường hợp về sau, ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch về phía trong bờ,
các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng
theo Công ước.
3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng
biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ
nội thủy.
4. Các đường cơ sơ thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm,
trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt
nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ các đường cơ sở thẳng được áp dụng theo
khoản 1, khi ấn định một số đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu
vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh
rõ ràng.
6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải
của một quốc gia khác bị tách khỏi biển quốc tế hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
ĐIỀU 8. Nội thủy
71
1. Trừ trường hợp đã được quy định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở
của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.
2. Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp được nói ở điều 7 gộp
vào nội thủy các vùng các nước trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây
hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó.
ĐIỀU 9. Cửa sông
Nếu một con sông đổ ra biển mà không tạo thành vụng thì đường cơ sở là một đường thẳng
được kẻ ngang qua cửa sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngấn nước triều thấp nhất ở hai
bên bờ sông.
ĐIỀU 10. Vịnh
1. Điều này chỉ liên quan đến những vịnh mà bờ vịnh thuộc một quốc gia duy nhất.
2. Trong Công ước, “vịnh” (baie) cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà
chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng
đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển. Tuy nhiên,
một vùng lõm chỉ được coi là một vịnh nếu như diện tích của nó ít nhất cũng bằng diện tích của
một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm.
3. Diện tích của vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của vùng
lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên.
Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào, thì nửa hình tròn nói trên có đường kính
bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm
trong một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm.
4. Nếu khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên không
vượt quá 24 hải lý, thì đường phân giới có thể được vạch giữa hai ngấn nước triều thấp nhất
này, và vùng nước ở phía bên trong đường đó được coi là nội thủy.
5. Khi khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của
một vịnh vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong
vịnh, sao cho phía trong của nó có một diện tích nước tối đa.
6. Các quy định trên đây không áp dụng đối với các vịnh gọi là “vịnh lịch sử” và cũng không
áp dụng đối với các trường hợp làm theo phương pháp đường cơ sở thẳng được trù định trong
Điều 7.
ĐIỀU 11. Cảng
Để ấn định ranh giới lãnh hải, các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một
hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nhất, được gọi là thành phần của bờ biển. Các công trình
thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là những công trình thiết
bị cảng thường xuyên.
ĐIỀU 12. Vũng tàu
Các vũng tàu được dùng thường xuyên vào việc xếp dỡ hàng hóa và làm khu neo tàu, bình
thường nằm hoàn toàn hoặc một phần ở ngoài đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải cũng
được coi như một bộ phận của lãnh hải.
ĐIỀU 13. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi
1. “Bãi cạn lúc chìm lúc nổi” là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy
triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hoặc một phần
72
bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh
hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên bai cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính
chiều rộng của lãnh hải.
2. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách
vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chúng không có lãnh hải riêng.
ĐIỀU 14. Sự kết hợp các phương pháp để vạch các đường cơ sở
Quốc gia ven biển tùy theo trường hợp khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một
hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên.
ĐỀU 15. Việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc
đối diện nhau
Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở
rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất
của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận
ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không được áp dụng trong trường hợp do những danh nghĩa
lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia
một cách khác.
ĐIỀU 16. Hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý
1. Các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7, 9 và
10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch
ra đúng theo các điều 12 và 15, được thể hiện trên các hải đồ có tỉ lệ thích hợp để xác định được
vị trí của nó. Nếu không, thì có thể thay bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ
hệ thống trắc địa đã được sử dụng.
2. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và
gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.
MỤC 3 - ĐI QUA KHÔNG GÂY HẠI TRONG LÃNH HẢI
TIỂU MỤC A
CÁC QUY TẮC ÁP DỤNG CHO TẤT CẢ CÁC LOẠI TÀU BIỂN
ĐIỀU 17. Quyền đi qua không gây hại
Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu biển của tất cả quốc gia, có biển hay không có
biển, đều được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
ĐIỀU 18. Nghĩa của thuật ngữ “Đi qua”
1. “Đi qua” là đi qua trong lãnh hải, nhằm mục đích:
a. Đi ngang qua nhưng không vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một
công trình cảng ở bên ngoài nội thủy; hoặc:
b. Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công
trình cảng trong nội thủy.
2. Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại
và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì
một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu biển hay
phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.
ĐIỀU 19. Nghĩa của thuật ngữ “đi qua không ngây hại”
73
1. Việc đi qua và không gây hại chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự
hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng
với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của quy luật quốc tế.
2. Việc đi qua của một tàu biển nước ngoài được coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay
an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu biển này tiến hành một trong bất kỳ
hoạt động nào sau đây:
a. Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị
của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của luật quốc tế đã được
nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
b. Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
c. Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
d. Tuyên truyền làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
e. Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
f. Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
g. Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy
định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
h. Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
i. Đánh bắt hải sản;
j. Nghiên cứu hay đo đạc;
k. Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay
công trình khác của quốc gia ven biển;
l. Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
ĐIỀU 20. Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác
Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ
của nước mà tàu đó mang quốc tịch.
ĐIỀU 21. Các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đi qua không
gây hại
1. Quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy phạm
khác của luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh
hải của mình về các vấn đề sau đây:
a. An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển;
b. Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác;
c. Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn;
d. Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
e. Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc
đánh bắt;
f. Gìn giữ môi trường của quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi
trường;
g. Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
74
h. Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư
của quốc gia ven biển;
2. Các luật và quy định này không áp dụng đối với cách thiết kế, việc đóng hoặc đối với các
trang thiết bị của tàu biển nước ngoài, nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến các quy tắc hay
quy phạm quốc tế được chấp nhận chung.
3. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các luật và quy định này.
4. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại ở trong lãnh hải, tàu biển nước ngoài phải tuân
thủ các luật và quy định này, cũng như tất cả các quy định quốc tế được chấp nhận chung có
liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.
ĐIỀU 22. Các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông ở trong lãnh hải
1. Quốc gia ven biển khi cần đảm bảo an toàn hàng hải có thể hỏi tàu biển nước ngoài đi qua
không gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và phải
tôn trọng các cách bố trí phân chia các luồng giao thông do mình quy định nhằm điều phối việc
qua lại của tàu biển.
2. Đặc biệt, đối với các tàu xi-téec, các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và các
tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiển hay độc hại,
có thể bị bắt buộc chỉ được đi theo các tuyến đường này.
3. Khi ấn định các tuyến đường và quy định cách bố trí phân chia luồng giao thông theo điều
này, quốc gia ven biển lưu ý đến:
a. Các kiến nghị của tổ chức quốc tế có thẩm quyền;
b. Tất cả các luồng lạch thường sử dụng cho hàng hải quốc tế;
c. Các đặc điểm riêng của một số loại tàu biển và luồng lạch; và
d. Mật độ giao thông
4. Quốc gia ven biển ghi rõ các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông nói trên
lên hải đồ và công bố theo đúng thủ tục.
ĐIỀU 23. Tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu biển
chuyên chở các chất phóng phóng xạ hay các chất vốn nguy hiểm hoặc độc hại
Các tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng như các tàu biển
chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại, khi thực hiện
quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, buộc phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng những
biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của các điều ước quốc tế đối với loại tàu biển đó.
ĐIỀU 24. Các nghĩa vụ của quốc gia ven biển
1. Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại các tàu biển nước ngoài
trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Đặc biệt khi áp dụng các
Công ước hoặc mọi luật hay quy định nào được thông qua theo đúng Công ước, quốc gia ven
biển không được:
a. Áp đặt cho các tàu biển nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế
việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu biển này.
b. Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với tàu biển của một quốc gia
nhất định hay đối với các tàu biển chở hàng từ quốc gia nhất định đến quốc gia đó hoặc nhân
danh một quốc gia nhất định.
75
2. Quốc gia ven biển thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải mà mình biết trong
lãnh hải của mình.
ĐIỀU 25. Quyền bảo vệ của quốc gia ven biển
1. Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn
cản mọi việc đi qua có gây nguy hại.
2. Đối với tàu biển đi vào vùng nội thủy hay vào một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy đó,
quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi
phạm đối với các điều kiện mà tàu biển này bắt buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội
thủy hay công trình cảng nói trên.
3. Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu
biển nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng
không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay mặt thực tế giữa các tàu biển nước ngoài. Việc
đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục.
ĐIỀU 26. Lệ phí đối với tàu biển nước ngoài
1. Không được thu lệ phí với tàu biển nước ngoài chỉ vì họ đi qua lãnh hải.
2. Không được thu lệ phí với tàu biển nước ngoài đi qua lãnh hải, nếu không phải vì lý do trả
công cho những dịch vụ riêng đối với những tàu biển này. Khi thu lệ phí đó không được phân
biệt đối xử.
TIỂU MỤC B
QUY TẮC ÁP DỤNG CHO TÀU BUÔN
VÀ TÀU NHÀ NƯỚC DÙNG VÀO MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
ĐIỀU 27. Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài
1. Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu
nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên
con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:
a. Nếu hậu quả của việc vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển;
b. Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải;
c. Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc
gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương; hoặc
d. Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp buôn lậu chất ma túy hay các chất kích
thích.
2. Khoản 1 không đụng chạm gì đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng mọi biện pháp mà
luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành các biện pháp mà luật trong nước quy định nhằm
tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau
khi rời khỏi nội thủy.
3. Trong những trường hợp nêu ở các khoản 1 và 2, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven
biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay một viên chức
lãnh sự của quốc gia và tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay
viên chức lãnh sự đó tiếp tục với đoàn thủy thủ của tàu. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp,
việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành.
4. Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức của việc bắt giữ, nhà đương cục địa phương cần
76
phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải.
5. Trừ trường hợp áp dụng Phần XII hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định
được định ra theo đúng Phần V, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở
trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc
dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải, nếu như con tàu
xuất phát từ một cảng nước ngoài, chỉ đi qua lãnh hải mà không đi vào nội thủy.
ĐIỀU 28. Quyền tài phán dân sự đối với các tàu biển nước ngoài
1. Quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại
hay thay đổi quá trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình ở trên con tàu đó.
2. Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm về
mặt quân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách
nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để để được đi qua vùng biển của quốc
gia ven biển.
3. Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng
phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với một tàu
biển nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy.
TIỂU MỤC C
QUY TẮC ÁP DỤNG CHO CÁC TÀU QUÂN SỰ VÀ CÁC TÀU BIỂN KHÁC CỦA
NHÀ NƯỚC ĐƯỢC DÙNG VÀO NHỮNG MỤC ĐÍCH KHÔNG THƯƠNG MẠI
ĐIỀU 29. Định nghĩa “tàu quân sự”
Trong Công ước, “tàu quân sự” là mọi tàu biển thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và
mang dấu hiệu bên ngoài đặt trưng của các tàu biển quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ
quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có trong danh sách các sĩ quan
hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân
sự.
ĐIỀU 30. Tàu quân sự không tuân thủ các luật và quy định của quốc gia ven biển
Nếu một tàu quân sự không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan
đến việc đi qua trong lãng hải và bất chấp yêu cầu phải tuân theo các luật và quy định đó đã
được thông bào cho họ, thì quốc gia ven biển có thể yêu cầu chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay
lập tức.
ĐIỀU 31. Trách nhiệm của quốc gia mà tàu đang mang cờ đối với hành động của một tàu
quân sự hay một tàu khác của nhà nước
Quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại
gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu quân sự hay bất kỳ tàu thuền nào khác của nhà nước
dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và các quy định của quốc gia ven
biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy
tắc khác của pháp luật quốc tế.
ĐIỀU 32. Các quyền miễn trừ của các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước dùng vào
những mục đích không thương mại
Ngoài những ngoại lệ đã nêu ở tiểu mục A và các điều 30 và 31, không một quy định nào của
Công ước đụng chạm đến các quyền miễn trừ mà các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước
dùng vào các mục đích không thương mại được hưởng.
77
ĐIỀU 33. Vùng tiếp giáp
MỤC 4 VÙNG TIẾP GIÁP
1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển
có thể thi hành kiểm soát cần thiết, nhằm:
a. Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay
nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
b. Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay
trong lãnh hải của mình.
2. Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
của lãnh hải.

PHẦN III
EO BIỂN DÙNG CHO HÀNG HẢI QUỐC TẾ MỤC I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 34. Chế độ pháp lý của vùng nước các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế
1. Chế độ đi qua các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế mà phần này không quy định không
ảnh hưởng gì đến bất cứ phương diện nào khác đến việc quốc gia ven eo biển này, cũng như
việc quốc gia ven eo biển thực hiện chủ quyền hay quyền tài phán của mình ở các vùng nước
ấy, ở đáy biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển, cũng như vùng trời ở trên các vùng biển
đó.
2. Các quốc gia ven eo biển thực hiện chủ quyền hay quyền tài phán của mình trong những
điều kiện do các quy định của phần này và các quy phạm của luật quốc tế trù định.
ĐIỀU 35. Phạm vi ap dụng của phần này
Không một quy định nào của phần nàyđụng chạm đến:
a. Nội thủy thuộc một eo biển, trừ khi việc vạch ra một tuyến đường cơ sở thẳng theo đúng
với phương pháp nói ở Điều 7 đã gộp vào trong những vùng nước trước đây không được coi là
nội thủy;
b. Chế độ pháp lý của các vùng nước nằm ngoài lãnh hải của các quốc gia ven biển, dù
chúng thuộc vùng đặc quyền kinh tế hay thuộc biển quốc tế;
c. Chế độ pháp lý của các eo biển mà đi qua đã được quy định toàn bộ hay từng phần trong
các điều ước quốc tế đặc biệt nhằm vào các eo biển này đã có từ lâu đời và vẫn đang có hiệu
lực.
ĐIỀU 36. Các đường ở biển quốc tế hay đường qua một vùng đặc quyền kinh tế nằm
trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế
Phần này không áp dụng đối với các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế, nếu như có thể vượt
qua eo biển dùng cho hàng hải quốc tế, nếu như có thể vượt qua eo biển đó bằng một con đường
ở biển quốc tế hay một đường qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương
diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn; về các con đương này, những phần khác tương ứng
của Công ước có thể được áp dụng, kể cả các quy định liên quan đến tự do hàng hải và tự do
hàng không.
78
MỤC 2 QUÁ CẢNH
ĐIỀU 37. Phạm vi áp dụng của mục này
Mục này được áp dụng đối với các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế giữa một bộ phận khác
của biển quốc tế hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển quốc tế hoặc
một vùng đặc quyền về kinh tế.
ĐIỀU 38. Quyền quá cảnh
1. Trong các eo biển nói ở điều 37, tất cả các tàu biển và phương tiện bay đều được hưởng
quyền quá cảnh mà không bị cản trở, trừ trường hợp hạn chế là quyền đó không áp dụng cho
các eo biển do lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một hòn đảo đó có một con đường đi ra
biển quốc tế, hay có một con đường đi qua vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về
phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn.
2. Thuật ngữ “quá cảnh” có nghĩa là việc thực hiện, theo đúng phần này, quyền tự do hàng
hải và hàng không có mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một
bộ phận của biển quốc tế hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển quốc
tế hoặc một vùng về kinh tế. Tuy nhiên, đòi hỏi quá cảnh liên tục và nhanh chóng không ngăn
cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, để rời khỏi hoặc đến lãnh
thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đó.
3. Bất kỳ hoạt động nào không thuộc phạm vi thực hiện quyền quá cảnh qua các eo biển đều
tùy thuộc vào các quy định khác có thể áp dụng của Công ước.
ĐIỀU 39. Các nghĩa vụ của tàu biển và phương tiện bay trong khi quá cảnh
1. Trong khi thực hiện quyền quá cảnh, các tàu biển và phương tiện bay:
a. Đi qua hay bay qua eo biển không chậm trễ;
b. Không được đe dọa hay dùng vũ tực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc
lập chính trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của
luật quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
c. Không được có hoạt động nào khác ngoài hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và
nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường
hợp nguy cấp;
d. Tuân thủ các quy định thích hợp khác của phần này.
2. Trong khi quá cảnh các tàu biển tuân thủ:
a. Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung về mặt an toàn hàng
hải, nhất là quy tắc quốc tế để phòng ngừa đâm va trên biển;
b. Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung nhằm ngăn ngừa,
hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu biển gây ra.
3. Trong khi quá cảnh, các phương tiện bay:
a. Tôn trọng các quy định về hàng không do tổ chức hàng không dân dụng cho các phương
tiện bay dân dụng; bình thường các phương tiện bay của nhà nước cũng phải tuân thủ các biện
pháp an toàn do các qui định này đề ra và khi hoạt động vào bất kỳ lúc nào, các phương tiện
bay cũng phải chú ý đến an toàn hàng không.
b. Thường xuyên theo dõi tần số điện đài mà cơ quan có thẩm quyền được quốc tế chỉ định
làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông hàng không đã phân bổ cho, hoặc tần số quốc tế về nguy
79
cấp.

ĐIỀU 44. Các nghĩa vụ của các quốc gia ven eo biển
Các quốc gia ven eo biển không được gây trở ngại cho việc quá cảnh và phải thông báo đầy đủ
về mọi nguy hiểm đối với hàng hải trong eo biển hoặc đối với việc bay trên eo biển mà các quốc
gia này nắm được. Việc thực hiện quyền quá cảnh không thể bị đình chỉ.
MỤC 3
ĐI QUA KHÔNG GÂY HẠI
ĐIỀU 45. Đi qua không gây hại
1. Chế độ đi qua không gây hại được nêu ở mục 3 của phần II được áp dụng trong các eo biển
dùng cho hàng hải quốc tế:
a. Nằm ngoài phạm vi áp dụng của chế độ quá cảnh theo Điều 38, khoản 1; hoặc
b. Nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển quốc tế hay với một vùng
đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác.
2. Việc thực hiện quyền đi qua không gây hại trong các eo biển này không thể bị đình chỉ.
PHẦN IV - CÁC QUỐC GIA QUẦN ĐẢO
ĐIỀU 46. Sử dụng các thuật ngữ
Trong Công ước:
a. “Quốc gia quần đảo” (archipelagic State) là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một
hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa.
b. “Quần đảo” (archipelago) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng
nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành
về thực chất một thực thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt
lịch sử.
ĐIỀU 47. Đường cơ sở quần đảo
1. Một quốc gia quần đảo có thể vạch ra đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài
cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến
các đường cơ sở này bao lấy các quần đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích
nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải giữa tỷ số 1/1 và 9/1.
2. Chiều dài của các đường cơ sở này không được vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể có tối
đa là 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn,
nhưng cũng không quá 125 hải lý.
3. Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần
đảo.
4. Các đường cơ sở này không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ
trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt
nước hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng
cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho
lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển quốc tế hay với một vùng đặc quyền kinh tế.
80
6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo nằm ở giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế
cận, thì các quyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này được hưởng theo truyền
thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được
ký kết ở hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.
7. Để tính toán tỉ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu khoản 1, các
vùng nước ở bên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành san hô, cũng như mọi phần
của một nền đại dương có sườn dốc đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo
đá vôi hay một chuỗi các mõm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ
phận của đất.
8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng điều này phải được ghi trên hải đồ có tỷ lệ thích
hợp để xác định được vị trí. Bản kê tọa độ địa lý của các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được
sử dụng có thể thay thế cho các bản đồ này.
9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ tục của bản đồ hoặc bản kê tọa độ địa lý và gửi
đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.
ĐIỀU 48. Đo chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được tính từ các
đường cơ sở quần đảo theo đúng Điều 47.
ĐIỀU 49. Chế độ pháp lý của các vùng nước quần đảo và vùng trời ở trên cũng như đáy
biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển đó
1. Chủ quyền của quốc gia mở rộng ra vùng nước ở phía trong đường cơ sở quần đảo được
vạch ra theo đúng Điều 47, được gọi là vùng nước quần đảo (archipelagic waters), bất kể chiều
sâu và khoảng cách xa bờ của chúng như thế nào.
2. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời phía trên vùng nước quần đảo, cũng như đến
đáy của vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các tài nguyên ở đó.
3. Chủ quyền này được thực hiện theo các điều kiện nêu trong phần này.
4. Chế độ đi qua các quần đảo do phần này quy định không đụng chạm về bất cứ một phương
diện nào khác đến chế độ pháp lý của vùng nước quần đảo, kể cả các đường hàng hải, đến việc
quốc gia quần đảo thực hiện chủ quyền của mình ở vùng nước đó, ở vùng phía trên, đáy vùng
nước đó và lòng đất tương ứng cũng như đối với các tài nguyên ở đó.
ĐIỀU 50. Hoạch định ranh giới nội thủy
Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để
hoạch định ranh giới nội thủy của mình, theo đúng các điều 9, 10 và 11.
ĐIỀU 51. Các điều ước hiện hành, các quyền đánh hải sản truyền thống và các dây cáp
ngầm đã được lắp đặt.
1. Không phương hại đến Điều 49, các quốc gia quần đảo tôn trọng các điều ước hiện hành
đã được ký kết với các quốc gia khác và được thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống
và các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước
quần đảo của quốc gia quần đảo. Các điều kiện và thể thức thực hiện các quyền và các hoạt động
nói trên, được xác định theo yêu cầu của bất cứ quốc gia nào trong các quốc gia hữu quan qua
các điều ước song phương được ký kết giữa các quốc gia đó. Các quyền này không thể chuyển
nhượng hay chia sẽ cho các quốc gia thứ ba hay các công dân của các quốc gia ấy.
2. Các quốc gia quần đảo tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có do những quốc gia khác đặt và

81
đi qua các vùng nước quốc gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình. Các quốc gia
quần đảo cho phép bảo dưỡng và thay thế các đường dây cáp này sau khi họ đã được thông báo
trước về vị trí của chúng và về những công việc bảo dưỡng hay thay thế dự định tiến hành.
ĐIỀU 52. Quyền đi qua không gây hại
1. Với điều kiện tuân thủ Điều 53 và không phương hại đến Điều 50, tàu biển của tất cả các
quốc gia đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo được quy định
ở mục 3 của Phần II.
2. Quốc gia quần đảo có thể tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu biển nước
ngoài trong các khu vực nhất định thuộc vùng nước quần đảo của mình, nếu biện pháp này là
cần thiết để đảm bảo an ninh của nước mình, nhưng không có sự phân biệt đối xử nào về mặt
pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu biển nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hịêu lực sau
khi đã được công bố theo đúng thủ tục.
ĐIỀU 53. Quyền đi qua vùng quần đảo
1. Trong các vùng nước quần đảo và lãnh hải tiếp liền, quốc gia quần đảo có thể ấn định các
đường hàng hải và các đường hàng không ở vùng trời phía trên các đường này để các tàu biển
và phương tiện bay nước ngoài được đi qua nhanh chóng và liên tục.
2. Tất cả các tàu biển và phương tiện bay được hưởng quyền đi qua quần đảo theo các tuyến
đường hàng hải và các tuyến đường hàng không đó.
3. “Đi qua vùng quần đảo” là việc các tàu biển và phương tiện bay thực hiện không bị cản
trở, theo phương thức hàng hải, hàng không bình thường và theo đúng Công ước, các quyền
hàng hải và hàng không của mình, với mục đích duy nhất là quá cảnh liên tục và nhanh chóng
giữa một điểm của biển quốc tế hay của một vùng đặc quyền kinh tế và một điểm khác của biển
quốc tế hay của một vùng đặc quyền kinh tế.
4. Các đường hàng hải và các đường hàng không đi qua các vùng nước quần đảo và lãnh hải
tiếp liền hoặc vùng trời phía trên phải bao gồm tất cả các con đường thường dùng cho hàng hải
quốc tế trong vùng nước quần đảo và vùng trời phía trên; các đường hàng hải cần theo đúng tất
cả các luồng lạch thường dùng cho hàng hải, tất nhiên, không cần thiết phải thiết lập nhiều con
đường thuận tiện như nhau giữa một điểm vào và một điểm ra nào đó.
5. Các đường hàng hải và các đường hàng không này được xác định qua một lọat các đường
trục liên tục nối liền các điểm vào với các điểm ra của chúng. Trong quá trình đi qua các tàu
biển và phương tiện bay không được đi chệch các đường trục này quá 25 hải lý, tất nhiên, các
tàu biển và phương tiện bay này không được đi cách bờ một khoảng cách dưới 1/10 khoảng
cách giữa những điểm gần nhất của các đảo nằm dọc theo một con đường.
6. Quốc gia quần đảo khi ấn định các đường hàng hải theo đúng điều này cũng có thể quy
định các cách phân chia luồng giao thông nhằm bảo đảm an toàn cho các tầu thuyền sử dụng
các luồng lạch hẹp ở bên trong các con đường này.
7. Khi hoàn cảnh đòi hỏi, quốc gia quần đảo, sau khi được công bố theo đúng thủ tục, có thể
ấn định những đường hàng hải mới để thay thế cho mọi con đường hay mọi cách phân chia
luồng giao thông do quốc gia đó thiết lập trước.
8. Các đường hàng hải và cách phân chia luồng giao thông đó phải phù hợp với quy định
quốc tế được chấp nhận chung.
9. Khi ấn định hay thay thế các đường hàng hải hay thay thế cách bố trí phân chia luồng giao
thông, quốc gia quần đảo gửi các đề nghị của mình cho tổ chức quốc tế có thẩm quyền để được
82
chấp thuận. Tổ chức quốc tế này chỉ có thể chấp nhận các đường hàng hải và cách bố trí phân
luồng giao thông mà họ đã có thể thỏa thuận với quốc gia quần đảo; khi đó, quốc gia quần đảo
có thể ấn định, quy định hay thay thế các đường hàng hải và các cách phân chia luồng giao
thông đó.
10. Quốc gia quần đảo ghi rõ ràng lên các hải đồ được công bố theo đúng thủ tục các đường
trục của các đường hàng hải mà quốc gia đó ấn định và các cách phân chia luồng giao thông mà
quốc gia đó qui định
11. Khi đi qua vùng quần đảo, các tầu thuyền tôn trọng các đường hàng hải và các cách phân
chia luồng giao thông được thiết lập theo đúng điều này.
12. Nếu quốc gia quần đảo không ấn định các đường hàng hải hay các đường hàng không, thì
quyền đi qua các vùng quần đảo có thể thực hiện bằng cách sử dụng các con đường thường
dùng cho hàng hải và hàng không quốc tế.
ĐIỀU 54. Các nghĩa vụ của tàu biển và phương tiện bay trong khi đi qua, nghiên cứu và
đo đạc thủy văn, các nghĩa vụ của các quốc gia quần đảo, các luật và các quy dịnh của các
quốc gia quần đảo liên quan đến việc đi qua quần đảo.
Các Điều 39, 40, 42, 44 được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi
tiết) cho việc đi qua vùng quần đảo.
PHẦN V - VÙNG ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ
ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý
riêng quy định trong phần này, theo đó, các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và
các quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công
ước điều chỉnh.
ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong vùng
đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:
a. Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài
nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng
này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b. Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;
c. Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
2. Trong vùng đặc quyền kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo
Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và phù
hợp với Công ước.
3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được
thực hiện theo đúng Phần VI.
ĐIỀU 57. Chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế
83
Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải.
ĐIỀU 58. Các quyền và nghĩa vụ của các vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền
kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong
những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do
hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nêu ở Điều 87, cũng như
quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với
việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là
trong khuôn khổ việc khai thác các tàu biển, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
2. Các Điều 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp
dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn trong phần này.
3. Trong vùng đặc quyền kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của của mình
theo đúng Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và
tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng Công ước và, trong
chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy phạm
khác của luật quốc tế.
ĐIỀU 59. Cơ sở giải quyết các tranh chấp trong trường hợp Công ước không ghi rõ các
quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế.
Trong những trường hợp Công ước không ghi rõ các quyền hay quyền tài phán trong vùng đặc
quyền kinh tế cho quốc gia ven biển hay cho các quốc gia khác ở đó xung đột giữa lợi ích của
một hay nhiều quốc gia khác thì sự xung đột này phải được giải quyết trên cơ sở công bằng và
có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên
quan đến tất cả các hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên
quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế.
ĐIỀU 60. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho
phép và qui định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
a. Các đảo nhân tạo;
b. Các thiết bị và công trình dùng cho các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích
kinh tế khác;
c. Các thiết bị và công trình có thể gây trở gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc
gia ven biển trong vùng.
2. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các
cong trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
3. Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được thông báo theo đúng
thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị
và công trình nói trên cần được đảm bảo. Các thiết bị đã bỏ hay không dùng đến nữa cần được
tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận
chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó. Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh
bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác. Cần thông
báo thích đáng về vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc một
công trình chư được tháo dỡ hoàn toàn.
84
4. Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc
các công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia
ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn
của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó.
5. Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng những khu vực an toàn có tính đến các vi phạm quốc
tế có thể áp dụng được. Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp
lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, không thể mở
rộng ra một khỏng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình,
tính từ mỗi đểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình đó, trừ
ngoại lệ do các công trình quốc tế đã được thừa nhận chung do cho phép hoặc do tổ chức quốc
tế có thẩm quyền kiến nghị. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.
6. Tất cả các tàu biển phải tôn trọng các khu vực an toàn đó tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế
được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị,
các công trình và các khu an toàn.
7. Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập
các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi có nguy cơ gây trở ngại cho
việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
8. Các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình không được hưởng quy chế của các đảo.
Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch
định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.
PHẦN VI - THỀM LỤC ĐỊA
ĐIỀU 76. Định nghĩa thềm lục địa
1. Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy b iển bên
ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc
gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
2. Thềm lục địa không mở rộng ra ngoài các giới hạn nói ở các khoản từ 4 đến 6.
3. Rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi
đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa
không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng
không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng.
4. a. Theo Công ước, quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa mở rộng ra quá 200
hải lý cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải bằng:
i. một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định ở tận cùng nào mà bề
dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân
dốc lục địa, hay
ii. một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa
nhiều nhất là 60 hải lý;
1. Nếu không có bằng chứng ngược lại, chân dốc lục địa trùng hợp với điểm biến đổi độ dốc
rõ nét nhất ở nền dốc.
5. Các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh giới ngoài của thềm lục địa được vạch
theo đúng khoản 4, điểm a). điểm i) và ii), nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải một khoảng cách không quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2.500m là đường nối
85
các điểm có độ sâu 2.500m, một khoảng cách không quá 100 hải lý.
6. Mặc dù đã có khoản 5, đối với một dải núi ngầm, ranh giới ngoài của thềm lục địa không
vượt quá một đường vạch ra ở các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 350 hải lý.
Khoản này không áp dụng cho các địa hình nhô cao dưới mặt nước tạo thành các yếu tố tự nhiên
của rìa lục địa, như các thềm, ghềnh, sông núi, bãi hoặc mỏm.
7. Quốc gia ven biển ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng ra
quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bằng cách nối liền các điểm
cố định bằng hệ tọa độ kinh vĩ độ, thành các đoạn thẳng không quá 60 hải lý.
8. Quốc gia ven biển thông báo những thông tin về các ranh giới thềm lục địa của mình, khi
thềm lục địa đó mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dù để tính chiều rộng lãnh hải, cho
Ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng
về địa lý, Ủy ban gửi cho các quốc gia ven biển những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến
việc ấ n định ranh giới ngoài thềm lục địa của hok. Các ranh giới do một quốc gia ven biển ấn
định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt khoát và có tính chất bắt buộc.
9. Quốc gia ven biển gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc các bản đồ và các điều chỉ dẫn thích
đáng, kể cả các dữ kiện trắc địa, chỉ rõ một cách thường xuyên ranh giới ngoài của thềm lục địa
của mình. Tổng thư ký Liên hợp quốc công bố các tài liệu này theo đúng thủ tục.
10. Điều này không xét đoán trước vấn đề hoạch định ranh giớ thềm lục địc giữa các quốc gia
có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.
ĐIỀU 77. Các quyền quốc gia ven biển đối với thềm lục địa
1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm
dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.
2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không
thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai
có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia
đó.
3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu
thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố nào.
4. Các tài nguyên thiên nhiên ở phần này bao gồm các tài nguyên khoáng sản và tài nguyên
không sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như các loại sinh vật ở dạng
định cư, nghĩa là những sinh vật nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được, hoặc là nằm bất động ở
đáy và lòng đất dưới đáy, hoặc là không có khả năng di chuyển nếu không thường xuyên tiếp
xúc với lòng đất dưới biển.
ĐIỀU 78. Chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời ở phía trên, và các quyền tự do của
các quốc gia khác
1. Các quyền của quốc gia ven biển đôi với thềm lục điạ không đụng chạm đến chế độ pháp
lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên nước này.
2. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây
thiệt hại đến hàng hải hay các quyền hay các tự do khác của quốc gia khác đã được Công ước
thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch
được.
ĐIỀU 79. Các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa
1. Tất cả các quốc gia có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa theo đúng
86
điều này.
2. Trong điều kiện có quyền thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai
thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa và ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm do ống
dẫn gây ra, quốc gia ven biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các cáp và ống dẫn
đó.
3. Tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa cần được thỏa thuận của quốc gia ven biển.
4. Không một quy định nào của phần này đụng chạm đên quyền của quốc gia ven biển đặt ra
các điều kiện đối với các đường dây cáp hoặc ống dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của mình,
cũng như không đụng chạm đến quyền tài phán của quốc gia này đối với dây cáp và ống dẫn
được đặt, hoặc được sử dụng trong khuôn khổ của việc thăm dò thềm lục địa của mình, hoặc
của việc khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị hay công trình thuộc tài phán của quốc gia này.
5. Khi đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, các quốc gia phải tính đến các dây cáp và ống dẫn đã
được lắp đặt trước. Đặt biệt họ cần lưu ý không làm phương hại đến khả năng sửa chữa các
đường dây cáp và ống dẫn đó.
ĐIỀU 80. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa
Điều 60 áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) đối với các đảo
nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.
ĐIỀU 81. Việc khoan ở thềm lục địa
Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào
mục đích gì.
ĐIỀU 82. Những khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật vào việc khai thác thềm lục địa
ngoài 200 hải lý
1. Quốc gia ven biển nộp các khoản đóng góp bằng tiền hay bằng hiện vật về việc khai thác
các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Các khoản đóng góp được nộp hàng năm tính theo toàn bộ sản phẩm thu hoạch được ở một
điểm khai táhc nào đó. Năm thứ 6, tỷ lệ đóng góp là 1% của giá trị hay ở khối lượng sản phẩm
khai thác được ở điểm khai thác.
Sau đó mỗi năm tỷ lệ phần trăm tăng lên 1% cho đến năm thứ 12 và bắt đầu từ năm thứ 12 trở
đi tỷ lệ đó ở mức là 7%. Sản phẩm không bao gồm các tài nguyên được dùng trong khuôn khổ
của việc khai thác.
3. Quốc gia đang phát triển nào là nước chuyên nhập khẩu một khoáng sản được khai thác từ
thềm lục địa của mình được miễn ở khoản đóng góp đối với các sản phẩm đó.
4. Các khoản đóng góp được thực hiện thông qua Cơ quan quyền lực; cơ quan này phân chia
các khoản đó cho các quốc gia thành viên theo tiêu chuẩn phân chia công bằng, có tính đến lợi
ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển nhất
hay các quốc gia không có biển.
PHẦN VII BIỂN QUỐC TẾ
MỤC 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 86. Phạm vi áp dụng của phần này
Phần này áp dụng cho tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh
87
hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo. Điều này
không hạn chế về bất cứ phương diện nào các quyền tự chọn mà tất cả các quốc gia được hưởng
trong vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 58.
ĐIỀU 87. Tự do trên biển quốc tế
1. Biển quốc tế được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự
do trên biển quốc tế được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước và
những quy phạm khác của luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia, dù có biển hay không có
biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm:
a. Tự do hàng hải;
b. Tự do hàng không;
c. Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI;
d. Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép,
với điều kiện tuân thủ Phần VI;
e. Tự do đánh bắt hải sản, trong các điều kiện đã được nêu ở Mục 2;
f. Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và phần XIII.
2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện
quyền tự do trên biển quốc tế của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước
thừa nhận liên quan đến các hoạt động trong vùng.
ĐIỀU 88. Sử dụng biển quốc tế vào các mục đích hòa bình
Biển quốc tế được sử dụng vào các mục đích hòa bình.
ĐIỀU 89. Tính bất hợp pháp của những yêu sách về chủ quyền đối với biển quốc tế
Không có một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biể n
quốc tế thuộc vào chủ quyền của mình.
ĐIỀU 90. Quốc tịch của tàu biển
1. Mỗi quốc gia quy định các điều kiện cho phép tàu biển mang quốc tịch của nước mình, các
điều kiện đăng ký các tàu biển trên lãnh thổ của mình và các điều kiện cần phải có để cho tàu
biển treo cờ của nước mình. Các tầu thuyền mang quốc tịch của quốc gia mà chúng được phép
treo cờ cần phải có một mối quan hệ thực chất giữa quốc gia và con tàu.
2. Quốc gia nào cho phép tàu biển treo cờ nước mình thì cấp cho tàu biển đó các tài liệu có
liên quan đến mục đích đó.
ĐIỀU 92. Điều kiện pháp lý của tàu biển
1. Các tàu biển chỉ mang cờ của một quốc gia và trừ những trường hợp đã được quy định rõ
ràng trong các điều ước quốc tế hay trong Công ước, chỉ thuộc tài phán riêng biệt của quốc gia
này khi ở biển quốc tế. Không được thay đổi cờ trong một chuyến đi hay trong một dịp đậu lại,
trừ trường hợp có sự chuyển giao thật sự quyền sở hữu hay có sự đăng ký.
2. Một tàu biển mang cờ của một quốc gia mà nó sử dụng theo sở thích của mình thì không
thể sử dụng đối với mọi quốc gia thứ ba, bất cứ quốc tịch nào trong số đó và có thể bị coi như
là một tàu biển không có quốc tịch.
ĐIỀU 93 Các tàu biển treo cờ Tổ chức Liên hợp quốc, của các cơ quan chuyên môn của
Liên hợp quốc hay của Cơ quan năng lương nguyên tử quốc tế
88
Các điều trên không đề cập đến vấn đề các tàu được dùng vào dịch vụ chính thức của tổ chức
Liên hợp quốc, các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc hay cơ quan năng lượng nguyên tử
quốc tế mang cờ của tổ chức Liên hợp quốc.
ĐIỀU 94. Các nghĩa vụ của quốc gia mà tàu biển mang cờ
1. Mọi quốc gia đều thi hành thực sự quyền tài phán và sự kiểm soát của mình trong lĩnh vực
hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với tàu biển mang cờ của mình.
2. Đặc biệt mọi quốc gia:
a. Có một cuốn sổ đăng ký hàng hải có ghi tên và các đặc điểm của các tàu biển mang cờ
nước mình, trừ các tàu biển do kích thước nhỏ, không nằm trong quy định quốc tế được chấp
nhận chung;
b. Thi hành quyền tài phán theo đúng luật trong nước mình, cũng như đối với thuyền
trưởng, các sĩ quan và đoàn thủy thủ về các vấn đề hành chính, kỹ thuật và xã hội liên quan đến
tàu biển.
3. Mọi quốc gia đều phải có các biện pháp cần thiết đối với các tàu biển mang cờ nước mình
để đảm bảo an toàn trên biển, nhất là về:
a. Cấu trúc, trang bị của tàu biển và khả năng đi biển của nó;
b. Thành phần, điều kiện làm việc và việc đào tạo các thủy thủ, có tính đến các văn bản
quốc tế có thể áp dụng được;
c. Việc sử dụng các tín hiệu, tình trạng hoạt động tốt của hệ thống thông tin liên lạc và
việc phòng ngừa đâm va.
4. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng:
a. Tàu biển nào cũng phải được một viên thanh tra hàng hải có trình độ kiểm tra trước khi
đăng ký vào sổ và sau đó, trong những khoảng thời gian thích hợp và trên tàu biển cần có các
hải đồ, những tài liệu về hàng hải cũng như dụng cụ và máy móc hàng hải mà sự an toàn hàng
hải đòi hỏi;
b. Tàu biển nào cũng phải được giao cho một thuyền trưởng và các sĩ quan có trình độ
chuyên môn cần thiết, đặc biệt là về việc điều động, hàng hải, thông tin liên lạc và điều khiển
các máy, thủy thủ có trình độ chuyên môn cần thiết và đủ số so với loại thuyền, kích thước, máy
móc và trang bị cùa tàu biển;
c. Thuyền trưởng, các sĩ quan và ở mức độ cần thiết, đoàn thủ thủ hoàn toàn nắm vững và
sẵn sàng tôn trọng các quy tắc quốc tế có thể áp dụng được về việc cứu sinh trên biển, việc
phòng ngừa các tai nạn đâm va, việc ngăn ngừa hạn chế và việc chế ngự ô nhiễm môi trường
biển và về việc duy trì thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện.
5. Khi thi hành các biện pháp nói ở các khoản 3 và 4, mỗi quốc gia buộc phải tuân theo các
quy tắc, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung và thi hành mọi biện pháp cần
thiết để đảm bảo cho các quy tắc, thủ tục và tập quán nói trên được tôn trong.
6. Quốc gia nào có những lý do đúng đắn để nghĩ rằng quyền tài phán và việc kiểm sóat thích
hợp đối với một tàu biển đã không được thi hành, thì có thể thông báo những những sự kiện đó
cho quốc gia mà tàu mang cờ. Khi được thông báo, quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành điều
tra và nếu c ần, có các biện pháp chỉnh đốn cần thiết.
7. Mỗi quốc gia ra lệnh mở cuộc điều tra do một hay nhiều nhân vật có đầy đủ thẩm quyền
tiến hành, hoặc là cuộc diều tra được tiến hành ra trước những nhân vật đó về bất kỳ tai nạn nào
89
trên biển hay
sự cố hàng hải nào xảy ra trên biển quốc tế có liên quan đến một chiếc tàu mang cờ của nước
mình và đã gây ra chết người hay đã gây ra trọng thương cho những công dân của một quốc gia
khác, hoặc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho tàu biển và công trình thiết bị của một
quốc gia khác hay cho môi trường biển. Quốc gia mà tàu mang cờ và quốc gia hữu quan đó hợp
tác trong việc tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào do quốc gia hữu quan đó tổ chức về một tai
nạn trên biển hay một sự cố hàng hải thuộc loại này.
ĐIỀU 95. Quyền miễn trừ của các tàu quân sự trên biển quốc tế
Các tàu quân sự trên biển quốc tế được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ
quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
ĐIỀU 96. Quyền miễn trừ của các tàu biển chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có
tính chất thương mại
Các tàu biển của Nhà nước hay do nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước
không có tính chất thương mại trên biển quốc tế được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài
phán của bất kỳ quốc gia nào ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
ĐIỀU 97. Quyền tài phán hình sự về tai nạn đâm va hoặc về bất cứ sự cố hàng hải nào
1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va hay bất kỳ sự cố nào trên biển quốc tế mà trách
nhiệm hình sự hay trách nhiệm kỷ luật thuộc về thuyền trưởng hoặc thuộc về bất kỳ thành viên
nào trong đoàn thủy thủ của con tàu, chỉ có thể yêu cầu truy tố hình sự hay thi hành kỷ luật họ
trước các nhà đương cục tư pháp hay hành chính của quốc gia mà tàu mang cờ hoặc là của quốc
gia mà đương sự mang quốc tịch.
2. Về mặt kỷ luật, quốc gia nào đã cấp bằng chứng chỉ huy hay giấy chứng nhận khả năng
hoặc giấy phép, là quốc gia duy nhất có thẩm quyền công bố, với việc tôn trọng các thủ tục hợp
pháp, thu hồi các bằng hay chứng chỉ này dù cho người có bằng hay chứng chỉ đó không thuộc
quốc tịch của quốc gia đó.
3. Không thể ra lệnh bắt giữ chiếc tàu, ngay cả trong khi tiến hành công việc dự thẩm, nếu
không phải là nhà đương cục của quốc gia mà tàu mang cờ.
ĐIỀU 99. Nghĩa vụ giúp đỡ
1. Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước mình, trong chừng
mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ
hay cho hành khách tên tàu, phải:
a. Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển;
b. Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cơ nếu như được thông báo là
những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà người ta có thể chờ đợi một cách hợp
lý là thuyền trưởng phải xử lý như thế;
c. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va, giúp đỡ chiếc tàu kia, đoàn thủy thủ và hành
khách của nó và, trong phạm vi có thể, cho chiếc tàu đó biết tên và cảng đăng ký của tàu mình,
và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cặp bến.
2. Tất cả các quốc gia ven biển tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và hoạt động của một
cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu trợ thích hợp và có hiệu quả, để đảm bảo an toàn hàng
hải và hàng không, và nếu có thể, thì hợp tác với những nước láng giềng của mình trong khuôn
khổ của những dàn xếp có tính chất khu vực, để thực hiện mục đích nói trên.

90
ĐIỀU 99. Cấm chuyên chở nô lệ
Mọi quốc gia đều thi hành các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa và trừng trị việc chuyển chở
nô lệ trên các tàu được phép mang cờ của nước mình vào mục đích nói trên. Mọi người nô lệ ẩn
náu ở trên một chiếc tàu, dù cho tàu này mang cờ của bất kỳ nước nào, cũng được tự do ipso-
facto (ngay tức khắc).
ĐIỀU 100. Nghĩa vụ hợp tác để trấn áp nạn cướp biển
Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, bằng mọi khả năng của mình, để trấn áp cướp biển trên
biển quốc tế hay ở bất kỳ nơi nào khác thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào.
ĐIỀU 101. Định nghĩa cướp biển
Một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:
a. Mọi hành động trái phép dùng bạo lực hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ
hoặc hành khách trên một chiến tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục
đích riêng tư, và nhằm:
i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay
của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đỗ ở biển quốc tế;
ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không
thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;
b. Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng mọi chiếc tàu hay một
phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay một phương tiện
bay cướp biển.
c. Mọi hoạt động nhằm mục đích xúi giac người khác phạm những hành động được xác định
ở các điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các hành động đó.
ĐIỀU 102. Hành động cướp biển của một tàu quân sự, một tàu của Nhà nước hay một
phương tiện bay Nhà nước mà đoàn thủy thủ hay đội bay đã nổi loạn gây ra.
Những hành động cướp biển, như đã được xác định ở điều 101, của một tàu quân sự hay một
tàu Nhà nước hoặc một phương tiện bay của Nhà nước bị đoàn thủy thủ hay một đội bay nổi
loạn làm chủ, được coi là những hành động của các tàu hay phương tiện bay tư nhân.

ĐIỀU 110. Quyền khám xét
1. Trừ những trường hợp mà can thiệp là căn cứ vào những quyền do các điều ước quốc tế qui
định, một tàu quân sự khi gặp một tàu nước ngoài ở trên biển quốc tế không phải là một tàu được
hưởng quyền miễn trừ như đã nêu ở các điều 95 và 96, chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có
những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó:
a. Tiến hành cướp biển;
b. Chuyên chở nô lệ;
c. Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu quân sự mang
cờ có quyền tài phán theo điều 109;
d. Không có quốc tịch; hay
e. Thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu quân sự, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài
hay từ chối treo cờ nước mình.

91
2. Trong những trường hợp nêu ở khoản 1, tàu quân sự có thể tiến hành việc kiểm tra các giấy
tờ cho phép mang cờ. Vì mục đích này, tàu quân sự có thể phái một chiếc xuồng, dưới sự chỉ
huy của một sĩ quan, đến gần chiếc tàu bị tình nghi. Sau khi kiểm tra các tài liệu, nếu vẫn còn
nghi vấn thì có thể tiếp tục điều ra trên con tàu với một thái độ hết sức đúng mực.
3. Nếu việc nghi ngờ xét xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về
mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với điều kiện là một chiếc tàu này không phạm một hành động
nào làm cho nó bị tình nghi.
4. Các điều kiện này được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết)
đối với các phương tiện bay quân sự.
5. Các điều quy định này được áp dụng đối với tất cả các tàu biển hay phương tiện bay khác
đã được phép một cách hợp lệ và mang những dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ ràng rằng chúng được
sử dụng cho một cơ quan Nhà nước.
ĐIỀU 111. Quyền truy đuổi
1. Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể tiến hành nếu những nhà đương cục có thẩm
quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho rằng chiếc tầu này đã vi phạm các
luật và qui định của quốc gia đó. Việc truy đuổi này phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay
một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong
lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài
ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn.
Không nhất thiết là chiếc tàu ra lệnh cho chiếc tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong
vùng tiếp giáp dừng lại cũng phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu này nhận được
lệnh. Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy định ở Điều 33, việc truy đuổi
có thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các quyền, mà việc thiết lập vùng tiếp giáp có nhiệm vụ
bảo vệ.
2. Quyền truy đuổi được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết)
đối với những hành động vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển có thể được áp
dụng, theo đúng Công ước, cho vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, kể cả các vùng an
toàn bao quanh các thiết bị ở thềm lục địa, nếu các vi phạm này đã xảy ra trong các vùng nói
trên.
3. Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia mà nó
thuộc quyền hay một quốc gia khác.
4. Việc truy đuổi coi như bắt đầu, nếu chiếc tàu truy đuổi bằng các phương tiện có thể sử
dụng được mà mình có, biết một cách chắc chắn là tàu bị đuổi, hay một trong những chiếc xuồng
của nó hoặc các phương tiện đi biển khác hoạt động thành tốp và dùng chiếc tàu bị truy đuổi
làm chiếc tàu mẹ, đang ở bên trong ranh giới của lãng hải, hay tùy theo trường hợp đang ở trên
thềm lục địa. Việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát hiện nhìn hoặc nghe bắt nó dừng
lại, ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận biết được.
5. Quyền truy đuổi chỉ được thể hiện bởi các tàu quân sự hay các phương tiện bay quân sự
hoặc các tàu bay phương tiện bay khác có mang những dấu hiệu ở bên ngoài chỉ rõ ràng rằng,
các tàu hay phương tiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan Nhà nước và được phép làm
nhiệm vụ này.
6. Trong trường hợp mà chiếc tàu bị một phương tiện bay truy đuổi:
a. Các khoản 1 đến 4 được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi
tiết) .
92
b. Phương tiện bay nào phát lệnh dừng lại phải tự mình truy đuổi chiếc tàu cho đến lúc
một chiếc tàu hay một phương tiện bay nào khác của quốc gia ven biển, sau khi được phương
tiện bay nói trên thông báo, đã đến những vị trí để tiếp tục cuộc truy đuổi nếu như phương tiện
đầu tiên không thể tự mình giữ được chiếc tàu. Để chứng minh cho một chiếc tàu dừng lại ở
ngoài lãnh hải là đúng, thì riêng việc phát hiện chiếc tàu này đã vi phạm hay bị nghi ngờ vi
phạm là chưa đủ, mà còn phải xác định xem nó có đồng thời bị phương tiện bay hay tàu khác
yêu cầu dừng lại và truy đuổi không và việc truy đuổi này phải không hề bị gián đoạn.
7. Không thể đòi hủy lệnh giữ một chiếc tàu bị bắt ở một địa điểm thuộc quyền tài phán của
một quốc gia và bị dẫn độ về một cảng của quốc gia này để cho các nhà đương cục có thẩm
quyền tiến hành điều tra với lý do duy nhất là vì hoàn cảnh bắt buộc chiếc tàu đó đã đi có hộ
tống qua một phần của vùng đặc quyền kinh tế hay của biển quốc tế.
8. Một chiếc tàu đã bị bắt dừng lại hay bị bắt ở ngoài lãnh hải trong những hoàn cảnh không
chứng minh được cho việc sử dụng quyền truy đuổi thì được bồi thường về mọi phí tổn thất hay
thiệt hại nếu có.

93
CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO
Ký ngày 18/04/1961 tại Viên Có hiệu lực ngày 24/04/1964

VIENNA CONVENTION ON DIPLOMATIC RELATIONS


Vienna, 18 April 1961
entry into force: 24 April 1964

Các nước tham gia Công ước này:


Nhắc lại rằng từ lâu đời, nhân dân tất cả các nước đều đã biết Quy chế các viên chức ngoại giao.
Nhận thức rõ những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về chủ quyền bình
đẳng giữa các quốc gia, việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế và sự phát triển các quan hệ
hữu nghị giữa các nước.
Tin chắc rằng một Công ước quốc tế về quan hệ, quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao sẽ góp
phần làm cho mối quan hệ hữu nghị giữa các nước thuận lợi, dù cho các nước đó có chế độ lập
hiến và xã hội khác nhau đến thế nào đi nữa.
Khẳng định rằng những nguyên tắc của tập quán luật quốc tế phải tiếp tục quy định những vấn
đề không được giải quyết một cách hòan chỉnh trong những điều khoản của Công ước này.
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Trong Công ước này, những danh từ sau đây phải hiểu theo nghĩa dưới đây:
a) Danh từ “Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao” chỉ người được nước cử đại
diện giao cho nhiệm vụ hoạt động với tư cách đó;
b) Danh từ “Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao” là chỉ người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao và các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao;
c) Danh từ “Nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao” là chỉ những người thuộc nhân
viên ngoại giao, nhân viên hành chính và kỹ thuật, nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện ngoại
giao;
d) Danh từ “Nhân viên ngoại giao” là chỉ những thành phần trong nhân viên của cơ quan
đại diện ngoại giao có thân phận ngoại giao;
e) Danh từ “Viên chức ngoại giao” là chỉ người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc
người trong số nhân viên ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao;
f) Danh từ “Nhân viên hành chính kỹ thuật” là chỉ những thành phần trong nhân viên của
cơ quan đại diện ngoại giao làm công việc hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại
giao;
g) Danh từ “Nhân viên phục vụ” là chỉ những thành phần trong nhân viên làm công việc
phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại giao;
h) Danh từ “Người giúp việc riêng” là chỉ những người phục vụ riêng cho một thành viên
của cơ quan đại diện ngoại giao mà không phải là những người làm công của nước cử đại diện;
i) Danh từ “Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao” là chỉ toà nhà hoặc những bộ phận
nhà cửa và đất đai thuộc các nhà đó bất kể chủ là ai được dùng vào công việc của cơ quan đại
diện ngoại giao kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

94
Điều 2. Việc kiến lập quan hệ ngoại giao giữa các nước về việc cử các cơ quan đại diện ngoại
giao thường trú, được tiến hành theo sự thỏa thuận với nhau.
Điều 3.
1. Những chức năng chính của một cơ quan đại diện ngoại giao là:
a) Thay mặt cho nước cử đại diện tại nước nhận đại diện.
b) Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch nước đó
tại nước nhậm đại diện, trong phạm vi được luật pháp quốc tế thừa nhận.
c) Đàm phán với Chính phủ nước nhận đại diện.
d) Tìm hiểu rằng những phương tiện hợp pháp điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước nhận
đại diện và báo cáo tình hình đó cho Chính phủ nước cử đại diện
e) Đẩy mạnh những quan hệ hữu nghị và phát triển những quan hệ kinh tế văn hoá và khoa học
giữa các nước cử đại diện và nước nhận đại diện.
2. Không một điều khoản nào trong Công ước có thể được giải thích như là có ý ngăn cấm
một cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự.
Điều 4.
1. Nước cử đại diện phải bảo đảm rằng người mà mình định cử làm người đứng đầu cơ quan đại
diện ngoại giao ở nước nhận đại diện đã được nước này chấp thuận.
2. Nước nhận đại diện không bắt buộc phải cho nước cử đại diện biết lý do vì sao mình không
chấp thuận.
Điều 5.
1. Sau khi đã làm thông báo hợp lệ cho các nước nhận đại diện hữu quan, nước cử đại diện có
thể tuỳ theo từng trường hợp cử người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc bổ nhiệm
một
viên chức ngoại giao bên cạnh nhiều nước trừ khi có một trong những nước nhận đại diện
phản đối việc ấy một cách rõ ràng.
2. Nếu nước cử đại diện cử một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bên cạnh một hoặc
nhiều nước khác, thì họ có thể lập ở mỗi nước mà người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
không thường trú một cơ quan đại diện ngoại giao đứng đầu là một đại diện lâm thời.
3. người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc một viên chức ngoại giao của cơ quan đại
diện ngoại giao có thể thay mặt cho nước cử đại diện bên cạnh mọi tổ chức quốc tế.
Điều 6.
Nhiều nước có thể cử chung một người làm nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao tại một nước khác, trừ khi nước nhận đại diện phản đối việc đó.
Điều 7.
Trừ những quy định của các Điều 5, 8, 9, 11, nước cử đại diện được tự lựa chọn bổ nhiệm nhân
viên của cơ quan đại diện ngoại giao. Đối với các tuỳ viên lục quân, hải quân hoặc không quân,
nước nhận đại diện có thể yêu cầu được biết trước tiên các tuỳ viên đó để xét duyệt.
Điều 8.
1. Về nguyên tắc, những nhân viên ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao phải có quốc tịch
nước cử đại diện.

95
2. Những nhân viên ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao chỉ có thể được lựa chọn trong
những người có quốc tịch thuộc nước nhận đại diện khi nào có sự thỏa thuận của các nước này,
sự thỏa thuận đó có thể bị nước nhận đại diện huỷ bỏ bất cứ lúc nào.
3. Nước nhận đại diện có thể cho mình quyền này đối với những người thuộc quốc tịch nước
thứ ba mà cũng không thuộc nước cử đại diện.
Điều 9.
1. Nước nhận đại diện có thể bất cứ lúc nào và không cần nói rõ lý do quyết định của mình, báo
cho nước cử đại diện biết rằng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc bất cứ nhân
viên ngoại giao nào là người không được chấp nhận (persona non grata) hoặc bất cứ một nhân
viên nào khác của cơ quan đại diện ngoại giao là người không được thừa nhận. Nước cử đại
diện tuỳ theo từng trường hợp mà triệu hồi đương sự hoặc sẽ đình chỉ chức trách của đương sự
ở cơ quan đại diện ngoại giao. Một nhân viên có thể bị tuyên bố là người không được chấp thuận
(non grata) hoặc không được thừa nhận trước khi vào lãnh thổ nước nhận đại diện.
2. Nếu nước cử đại diện từ chối thi hành, hoặc không thi hành trong thời gian hợp lý nhừng
nghĩa vụ của mình theo khoản 1 Điều này nước nhận đại diện có thể từ chối không thừa nhận
cho đương sự có tư cách là nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
Điều 10.
1. Sẽ thông báo cho Bộ Ngoại giao của nước nhận đại diện hoặc một bộ nào khác theo như đã
thỏa thuận.
a) Việc bổ nhiệm các nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao, ngày đến và ngày đi hẳn hoặc
ngày chấm dứt chức trách của họ ở cơ quan đại diện ngoại giao.
b) Ngày đến và ngày đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện
ngoại giao có cả việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một
thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, nếu có.
c) Ngày đến và ngày đi hẳn của những người giúp việc riêng cho những người nêu ở khoản (a)
trên đây, và, nếu có thì cả việc những người này thôi không phục vụ những người trên đây nữa.
d) Việc tuyển dụng và thôi việc những người ở nước nhận đại diện với tư cách là thành viên của
cơ quan đại diện ngoại giao hoặc làm người giúp việc riêng mà được hưởng quyền ưu đại và
quyền miễn trừ.
2. Mỗi khi có thể được thì cũng phải báo trước việc đến và việc đi hẳn.
Điều 11.
1. Trường hợp không có sự thỏa thuận rõ ràng về số nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao,
nước nhận đại diện có thể yêu cầu giữ con số đó đến mức mà nước này nhận thấy là hợp lý và
bình thường, căn cứ vào hoàn cảnh và các điều kiện của nước này và căn cứ vào nhu cầu hữu
quan.
2. Nước nhận đại diện cũng có thể, trong phạm vi mức độ và không có sự phân biệt đối xử, từ
chối không chấp nhận một loại viên chức nào đó.
Điều 12.
Nếu không được sự thỏa thuận rõ ràng từ trước của nước nhận đại diện, nước cử đại diện không
được đặt những cơ quan thuộc thành phần của cơ quan đại diện ngoại giao ở địa phương khác
ngoài nơi nhận đặt trụ sở.
Điều 13.

96
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được coi như đã đảm nhiệm những chức
vụ tại nước nhận đại diện ngay sau khi báo tin đã đến và đã trao một bản sao quốc thư cho Bộ
Ngoại giao của nước nhận đại diện, hoặc cho một bộ nào khác như đã thỏa thuận, theo thủ tục
hiện hành của nước nhận đại diện, thủ tục này phải được áp dụng một cách thống nhất.
2. Thủ tục trình các quốc thư hoặc một bản sao các quốc thư ấy là căn cứ vào ngày và giờ
đến của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao mà ấn định.
Điều 14.
1. Những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được chia làm ba cấp:
a) Cấp đại sứ hoặc đại sứ của Giáo hoàng được uỷ nhiệm bên cạnh các nguyên thủ quốc gia và
các người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao khác có cấp bậc tương đương.
b) Cấp công sứ hoặc công sứ của Giáo hoàng được uỷ nhiệm bên cạnh các nguyên thủ quốc gia.
c) Cấp đại biện được uỷ nhiệm bên cạnh các Bộ Ngoại giao.
2. Trừ những việc có liên quan đến ngôi thứ và nghi thức không có sự phân biệt nào đối với
các người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao vì cấp bậc của họ.
Điều 15.
Các nước thỏa thuận với nhau về việc những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của
mình phải thuộc vào cấp nào.
Điều 16.
1. Những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao giữ thứ bậc của mình trong mọi cấp tuỳ
theo ngày giờ nhận chức, theo Điều 13.
2. Những sự thay đổi trong các quốc thư uỷ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
mà không có thay đổi đến cấp thì không ảnh hưởng gì đến ngôi thứ của người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao.
3. Điều khoản này không ảnh hưởng gì đến các thủ tục đang hoặc sẽ được nước nhận đại diện
chấp thuận với ngôi thứ của đại diện Toà thánh.
Điều 17.
Trật tự ngôi thứ của các nhân viên ngoại giao trong mỗi cơ quan đại diện ngoại giao thì do
người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao báo cho Bộ Ngoại giao hoặc một bộ nào khác
theo như đã thỏa thuận.
Điều 18.
Trong mỗi nước, thủ tục áp dụng việc tiếp đón các người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao đối với từng cấp phải giống nhau.
Điều 19.
1. Nếu chức vụ người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao khuyết hoặc nếu người đứng đầu
cơ quan đại diện ngoại giao không thể thi hành được nhiệm vụ của mình, thì một đại biện lâm
thời sẽ làm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Tên của đại biện lâm thời sẽ do người
đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao báo hoặc nếu người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao không thể làm được thì sẽ do Bộ Ngoại giao nước cử đại diện báo cho Bộ Ngoại giao nước
nhận đại diện hoặc cho một bộ nào khác như đã thỏa thuận.
2. Trường hợp không có nhân viên ngoại giao nào của cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại
nước nhận đại diện thì nước cử đại diện được sự thỏa thuận của nước nhận đại diện có thể chỉ

97
định một nhân viên hành chính hay kỹ thuật để quản lý công việc hành chính hàng ngày của cơ
quan đại diện ngoại giao.
Điều 20.
Cơ quan đại diện ngoại giao và người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo cờ
và quốc huy của nước cử đại diện ở trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, kể cả nhà ở của
người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao và trên các phương tiện giao thông của người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao.
Điều 21.
1. Nước nhận đại diện phải tạo điều kiện dễ dàng trong phạm vi luật pháp của mình để nước cử
đại diện tậu những nhà cửa trên đất mình cần thiết cho cơ quan đại diện ngoại giao, hoặc phải
giúp nước cử đại diện có những nhà cửa bằng cách nào khác.
2. Nếu xét thấy cần thiết, nước nhận đại diện cũng phải giúp các cơ quan đại diện ngoại giao có
được những nhà ở thích hợp cho các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
Điều 22.
1. Các nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Các viên chức của nước
nhận đại diện không được phép vào các nhà đó, trừ trường hợp được sự đồng ý của người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao.
2. Nước nhận đại diện có nghĩa vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng, để ngăn
ngừa các nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao khỏi bị xâm chiếm hoặc làm hư hại, an ninh
của cơ quan đại diện ngoại giao không bị quấy rối hoặc phẩm cách danh dự của cơ quan đại
diện ngoại giao không bị xâm phạm.
3. Các nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và những vật dụng khác trong nhà cũng
như các phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao không bị khám xét, trưng dụng,
tịch biên hoặc thi hành án.
Điều 23.
1. Nước cử đại diện và người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được miễn tất cả các thứ
thuế và tạp chí của Nhà nước, của địa phương hoặc của thành phố đánh vào nhà cửa của cơ quan
đại diện ngoại giao mà họ là chủ nhà, hay là người thuê, miễn không phải đóng các thứ thuế
hoặc tạp chí được thu để trả công những công việc riêng đã phục vụ.
2. Sự miễn thuế ghi trong điều này, không áp dụng đối với các thứ thuế và tạp chí mà theo luật
lệ Nhà nước nhận đại diện người ký kết với nước cử đại diện hoặc với người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao phải nộp.
Điều 24.
Giấy tờ hồ sơ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm bất cứ lúc nào
và bất kỳ ở đâu.
Điều 25.
Nước nhận đại diện giúp cho cơ quan đại diện ngoại giao mọi sự dễ dàng để thực hiện nhiệm
vụ của mình.

Điều 26.
Trừ trường hợp có các luật lệ của nước nhận đại diện về các khu vực mà việc đi vào bị ngăn cấm
98
hoặc ó sự quy định vì lý do an ninh quốc gia, nước nhận đại diện đảm bảo cho tất cả các thành
viên của cơ quan đại diện ngoại giao được quyền di chuyển và đi lại trên lãnh thổ của mình.
Điều 27.
1. Nước nhận đại diện cho phép và bảo vệ quyền tự do liên lạc của cơ quan đại diện ngoại giao
về mọi công việc chính thức. Trong khi liên lạc với Chính phủ cũng như với các cơ quan đại
diện ngoại giao và Lãnh sự quán khác của nước cử đại diện bất kỳ ở nơi nào, cơ quan đại diện
ngoại giao có thể sử dụng tất cả các phương tiện liên lạc thích hợp kể cả nhân viên ngoại giao
và các điện tín bằng mật mã hoặc bằng số liệu. Tuy nhiên cơ quan đại diện ngoại giao chỉ có thể
đặt và sử dụng một máy phát tin bằng vô tuyến điện nếu được nước nhận đại diện thỏa thuận.
2. Những thư từ giao dịch của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, danh từ “thư
từ chính thức” hiểu là tất cả các thư từ giao dịch có liên quan đến đòan và các chức năng của cơ
quan đại diện ngoại giao.
3. Va-li ngoại giao không ai được mở hoặc giữ lại.
4. Những kiện hàng trong va-li ngoại giao đều phải ghi rõ ở bên ngoài những dấu hiệu về tính
chất của nóvà chỉ được đựng những tài liệu ngoại giao hoặc những đồ dùng chính thức.
5. Nhân viên ngoại giao phải mang theo giấy tờ chính thức chứng nhận tư cách của mình và nêu
rõ số lượng các kiện trong va-li ngoại giao. Trong khi thừa hành nhiệm vụ nhân viên ngoại giao
được nước nhận đại diện bảo vệ. Nhân viên ngoại giao có quyền bất khả xâm phạm về thân thể
và không thể bị bắt hoặc giam giữ bất cứ dưới hình thức nào.
6. Nước cử đại diện hoặc cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử những nhân viên ngoại giao lâm
thời. Trong trường hợp này, các quy định ở khoản 5 của Điều này cũng vẫn áp dụng, nhưng
những quyền miễn trừ ghi trong đó sẽ không thi hành nữa ngay sau khi nhân viên đã trao va-li
ngoại giao do mình phụ trách cho người nhận.
7. Va-li ngoại giao có thể giao cho viên chỉ huy của chiếc máy bay thương mại, máy bay này hạ
xuống một cửa khẩu đã được phép. Người trưởng máy bay phải mang theo giấy tờ chính thức
ghi rõ số lượng các kiện hàng trong va-li ngoại giao, nhưng người này không được coi là nhân
viên ngoại giao. Cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử một người trong số thành viên của mình
để trực tiếp và tự đi nhận va-li ngoại giao tận tay người trưởng máy bay.
Điều 28.
Những khoản lệ phí và đóng góp mà cơ quan đại diện ngoại giao thu về các chứng từ chính
thức đều được miễn các thứ thuế và tạp chí.
Điều 29.
Thân thể của các viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt và giam giữ
dưới bất kỳ hình thức nào. Nước nhận đại diện phải đối xử kính trọng một cách thích đáng và
có những biện pháp hợp lý để tránh xúc phạm đến thân thể, tự do và phẩm cách của họ.
Điều 30.
1. Nhà ở riêng của viên chức ngoại giao cũng được quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ
như những nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao.
2. Những tài liệu, thư từ của viên chức ngoại giao trừ khoản 3 Điều 31 những tài sản của viên
chừc ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm.
Điều 31.
1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán hình sự của nước
99
nhận đại diện. Viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán dân
sự và hành chính trừ trường hợp:
a) Vụ kiện về bất động sản tư ở trên lãnh thổ của nước nhận đại diện (trừ phi viên chức ngoại
giao có bất động sản do nhân danh nước cử đại diện và để phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại
giao)
b) Vụ kiện về thừa kế trong đó viên chức ngoại giao là người chấp hành di chúc, người quản lý,
người thừa kế hoặc người hưởng gia tài theo di chúc, với tư cách cá nhân chứ không phải nhân
danh nước cử đại diện.
c) Vụ kiện về bất kỳ một nghề tự do hoặc hoạt động thương mại gì, của viên chức ngoại giao
làm ngoài chức vụ chính thức của mình ở nước nhận đại diện.
2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
3. Không được có một biện pháp thi hành nào đối với viên chức hoặc nhân viên ngoại giao, trừ
các trường hợp ghi ở các tiết (a),(b),(c) thuộc khoản 1 của Điều này, miễn là việc thi hành đó có
thể thực hiện được mà không phải vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nhà ở
của viên chức ngoại giao.
4. Quyền miễn trừ về tài phán của một nhân viên ngoại giao tại nước nhận đại diện không thể
miễn cho người đó khoản quyền tài phán của nước cử đại diện.
Điều 32.
1. Nước cử đại diện có thể bỏ quyền miễn trừ về tài phán của các viên chức ngoại giao, của
những người được hưởng quyền miễn trừ theo Điều 37.
2. Sự từ bỏ này bao giờ cũng phải nói rõ.
3. Nếu một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ về tài phán theo
Điều 37 khởi đơn kiện thì họ không còn là thành viên được quyền miễn trừ về tài phán đối với
một đơn phản tố có liên quan trực tiếp đến đơn vị tố tụng.
4. Sự từ bỏ quyền miễn trừ về tài phán trong một vụ kiện cáo về dân sự hoặc hành chính không
được coi như bao hàm sự từ bỏ quyền đó đối với những biện pháp thi hành bản án, đối với
những biện pháp thi hành này, cần phải có mọi sự tuyên bố từ bỏ riêng.
Điều 33.
1. Trừ những quy định của khoản 3 Điều này, thì trong các công việc phục vụ cho nước cử đại
diện, viên chức ngoại giao được miễn về các điều khoản bảo hiểm xã hội hiện hành ở nước nhận
đại diện.
2. Việc được miễn nói ở khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với những người chỉ phục
vụ riêng cho viên chức ngoại giao với điều kiện là:
a) Họ không thuộc quốc tịch nước nhận đại diện hoặc không cư trú thường xuyên ở nước nhận
đại diện.
b) Họ phải tuân theo những quy định về bảo hiểm xã hội có thể đang thi hành ở nước cử đại
diện hoặc ở một nước thứ ba.
3. Viên chức ngoại giao có những người phục vụ mà đối với những người có quyền được miễn
trừ ở khoản 2 Điều này không áp dụng thì phải tuân theo những nghĩa vụ mà các quy định về
bảo hiểm xã hội của nước nhận đại diện đề ra cho người thuê nhân công.
4. Việc được miễn ghi ở khoản 1 và 2 Điều này không loại trừ việc tự nguyện tham gia theo chế
100
độ bảo hiểm xã hội của nước nhận đại diện, trong chừng mực mà nước này cho phép tham gia.
5. Những quy định của Điều này không ảnh hưởng gì đến các điều ước giữa hai nước hoặc giữa
nhiều nước về bảo hiểm xã hội đã ký kết trước đây và cũng không cản trở việc ký kết các điều
ước như vậy về sau này.
Điều 34. Viên chức ngoại giao được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào người hoặc sản vật
của quốc gia, của địa phương hoặc của thành phố, trừ:
a) Những thuế gián tiếp, thông thường được bao gồm trong giá cả hàng hóa hoặc công dịch vụ.
b) Những thuế và lệ phí về bất động sản ở trên lãnh thổ nước nhận đại diện trừ phi viên chức
ngoại giao có những tài sản đó, vì lợi ích của nước cử đại diện, nhằm mục đích vì công việc của
cơ quan đại diện ngoại giao.
c) Những thuế và lệ phí về thừa kế mà nước nhận đại diện thu, trừ những quy định ghi ở khoản
4 của Điều 39.
d) Những thuế và lệ phí về các khoản thu nhập từ nguồn gốc thu nhập là ở nước nhận đại diện
và những thuế tư bản thu theo vốn đầu tư vào ác xí nghiệp thương mại ở nước nhận đại diện.
đ) Những thuế và lệ phí coi như là tiền công về các công việc đã phục vụ.
e) Những thuế trước bạ, lệ phí của Tòa án, thuế cầm cố, và thuế tiệm chi đối với các bất động
sản, trừ các quy định của Điều 23.
Điều 35.
Nước nhận đại diện phải miễn cho các viên chức ngoại giao mọi tạp dịch, mọi công vụ bất luận
tính chất gì và những đảm phụ quốc phòng như trưng dụng, đóng góp và trú quân.
Điều 36.
1. Nước nhận đại diện tuỳ theo các luật lệ và thể lệ do nước đó đặt ra có thể cho phép nhập
nội và cho miễn thuế quan và mọi thừ thuế khác có liên quan, trừ các khoản tiền cước về gửi
kho, chuyên chở hoặc các chi phí về những công việc tương đối với:
a) Các đồ vật dùng vào việc công của cơ quan đại diện ngoại giao.
b) Các đồ vật dùng cho cá nhân viên chức ngoại giao hay cá nhân những người trong gia đình
viên chức ngoại giao gồm cả những thứ cần thiết cho việc trang trí chỗ ở.
2. Những hành lý các nhân của viên chức ngoại giao được miễn khám xét trừ phi có lý do xác
đáng để tin rằng trong hành lý đó có những thứ hàng không thuộc loại được miễn thuế như đã
ghi ở khoản 1 Điều này, hoặc là có những vật phẩm mà việc xuất nhập bị luật pháp nước nhận
đại diện ngăn cấm, hoặc phải tuân theo quy định về miễn dịch của nước nhận đại diện. Trong
những trường hợp tương tự, chỉ có thể khám xét hành lý trước mặt viên chức ngoại giao đó hoặc
người được phép đại diện cho họ.
Điều 37.
1. Những người trong gia đình của viên chức ngoại giao cùng ở trong hộ của viên chức ngoại
giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ ghi trong các Điều từ 29 đến 36, miễn là
những người đó không thuộc nước nhận đại diện.
2. Những nhân viên hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao cùng với những
người trong gia đình cùng ở trong hộ của họ, miễn không phải là dân của nước nhận đại diện
hoặc không có trú quán thường xuyên ở đó, đều được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ghi trong
các Điều từ 29 đến 35 trừ quyền miễn trừ tài phán về dân sự và hành chính của nước nhận đại
101
diện ghi ở khoản 1 của Điều 31 không áp dụng đối với các hành vi làm ngoài chức vụ của họ.
Họ cũng được hưởng quyền ưu đãi ghi ở khoản 1 của Điều 36 đối với những vật dụng nhập khẩu
trong lần đầu bố trí chỗ ở.
3. Những nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao mà không phải là
công dân nước nhận đại diện hoặc không có trú quán thường xuyên ở nước đó cũng được
hưởng quyền miễn trừ
đối với các hành vi trong khi thừa hành chức vụ của mình và được miễn các thứ thuế đánh vào
tiền công lĩnh về công vụ của mình, cũng như quyền miễn trừ ghi ở Điều 33.
4. Những người phục vụ riêng của các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao mà không
thuộc nước nhận đại diện hoặc không trú quán thường xuyên ở đó được miễn các thứ thuế đánh
vào số tiền công mà họ lĩnh về từ công việc của họ. Còn về tất cả các mặt khác họ chỉ được
hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ trong chừng mực được nước nhận đại diện cho phép. Tuy nhiên
nước nhận đại diện phải thi hành quyền tài phán của nước mình đối với những người này như
thế nào để không làm ngăn trở một cách quá đáng việc thực hiện các chức trách của cơ quan đại
diện ngoại giao.
Điều 38
1. Trừ phi được nước nhận đại diện cho phép hưởng thêm những quyền ưu đãi và quyền miễn
trừ, viên chức ngoại giao thuộc quốc tịch nước nhận đại diện hoặc có trú quán thường xuyên ở
nước đó, chỉ được hưởng những quyền miễn trừ về tài phán và quyền bất khả xâm phạm đối với
những công vụ thực hiện trong khi thừa hành chức trách của mình.
2. Những thành viên khác của cơ quan đại diện ngoại giao và những người phục vụ riêng
thuộc quốc tịch của nước nhận đại diện hoặc có cư trú thường xuyên ở nước đó thì chỉ được
hưởng những quyền ưu đãi và quyền miễn trừ trong chừng mực mà nước này thừa nhận cho họ.
Tuy nhiên, nước nhận đại diện phải thi hành quyền tài phán của nước mình để không ngăn trở
một cách quá đáng việc thực hiện các chức trách của cơ quan đại diện ngoại giao
Điều 39.
1. Người nào được quyền ưu đãi và quyền miễn trừ thì được hưởng những quyền đó ngay từ
khi vào lãnh thổ của nước nhận đại diện để nhậm chức hoặc nếu người ấy đã ở trên lãnh thổ đó
rồi thì kể từ khi việc cử người ấy được thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác như
đã thỏa thuận.
2. Khi chức trách của một người được hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn trừ kết thúc thì
những quyền này sẽ chấm dứt thông thường vào lúc người đó rời khỏi nước này hoặc sau khi
hết một thời hạn hợp lý dành cho việc đó, những quyền ấy tồn tại cho đến tận lúc ra khỏi nước
nhận đại diện, ngay cả trường hợp có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, quyền miễn trừ còn tồn tại
đối với các hành động mà người đó thực hiện trong khi thừa hành chức trách với tư cách là một
thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
3. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao từ trần, những người
trong gia đình đó vẫn tiếp tục được hưởng những quyền được ưu đãi và quyền miễn trừ của họ
cho đến khi hết một thời hạn hợp lý để họ có thể rời khỏi lãnh thổ nước nhận đại diện.
4. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao không thuộc nước nhận
đại diện hoặc không trú quán thường xuyên ở đó đã từ trần hoặc có một người trong gia đình
thuộc hộ của họ từ trần, thì nước nhận đại diện cho phép được thu hồi các động sản của người
đã quá cố, trừ những động sản đã mua ở nước nhận đại diện và khi người đó từ trần thì những
động sản ấy lại là những thứ bị cấm xuất khẩu. Sẽ không thu thuế thừa kế đối với các động sản
102
sở dĩ có trong nước nhận đại diện vì lý do người đã quá cố có mặt ở nước này, với tư cách là
thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc là người trong gia đình của một thành viên của
cơ quan đại diện ngoại giao.
Điều 40.
1. Nếu viên chức ngoại giao đi qua lãnh thổ hoặc đang ở trên lãnh thổ nước thứ ba đã cấp thị
thực hộ chiếu cho họ trong trường hợp cần có thị thực đó để đi nhận chức, thì nước thứ ba sẽ
cho viên chức ấy hưởng quyền bất khả xâm phạm và tất cả các quyền miễn trừ cần thiết khác
để được đi qua hoặc trở về. Nước thứ ba cũng làm như vậy đối với những người trong gia đình
viên chức ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn trừcùng đi với họ hoặc đi riêng
để đến với họ hay là về nước.
2. Trong những trường hợp tương tự với những điều kiện ghi ở khoản 1 của Điều này, nhưng
nước thứ ba không được làm cản trở việc những nhân viên hành chính và kỹ thuật, hoặc những
nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện ngoại giao và những người trong gia đình họ đi ngang
qua lãnh thổ mình.
3. Những nước thứ ba cho phép các thư từ và các loại thông tin chính thức khác đi ngang qua
nước mình kể cả những điện bằng mật mã hoặc số hiệu, được tự do và được bảo vệ như ở nước
nhận đại diện.
Nhưng nước thứ ba cũng cho phép các nhân viên ngoại giao- những người này cũng được cấp
thị thực hộ chiếu nếu cần xin thị thực- và các va-li ngoại giao chở ngang qua nước mình, được
hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ y như những quyền mà nước nhận đại diện phải
dành cho nhân viên ngoại giao và va-li ngoại giao.
4. Những nghĩa vụ của nước thứ ba theo các khoản 1,2,3 của Điều này cũng áp dụng đối với
những người ghi trong các khoản đó cũng như đối với các loại thông tin chính thức và va-li
ngoại giao khi mà sự có mặt của những người cũng như các loại thông tin và va-li ngoại giao
đó trên nước thứ ba là một điều không thể tránh khỏi.
Điều 41
1. Tất cả những người được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ có nhiệm vụ phải tôn
trọng luật lệ của nước nhận đại diện, điều này không làm tổn hại gì đến những quyền ưu đãi và
miễn trừ đó. Những người đó cũng có nhiệm vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của nước
này.
2. Tất cả những công việc chính thức mà nước cử đại diện uỷ nhiệm cho cơ quan đại diện
ngoại giao để giao dịch với nước nhận đại diện đều phải giao dịch với Bộ Ngoại giao của nước
nhận đại diện hoặc qua Bộ Ngoại giao làm trung gian, hoặc với một bộ nào khác như đã thỏa
thuận.
3. Những nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao sẽ không được sử dụng một cách không
phù hợp với những chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao như đã ghi trong bản Công ước
này hoặc trong các quy phạm khác của Công pháp quốc tế chung hoặc trong những điều ước
riêng hiện hành giữa nước cử đại diện và nước nhận đại diện.

Điều 42.
Viên chức ngoại giao không hoạt động chuyên nghiệp hoặc thương mại ở nước nhận đại diện
để kiếm lợi riêng.
Điều 43. Các chức trách của viên chức ngoại giao sẽ chấm dứt sau khi có:
103
a) Thông báo của nước cử đại diện gửi cho nước nhận đại diện nói rằng chức trách của viên
chức ngoại giao đã chấm dứt.
b) Thông báo của nước nhận đại diện gửi cho nước cử đại diện nói rằng theo khoản 2 của Điều
9, nước nhận đại diện từ chối không thừa nhận viên chức ngoại giao ấy là một thành viên trong
cơ quan đại diện ngoại giao.
c) Nước cử đại diện có thể giao việc bảo vệ quyền lợi của nước mình và của những người thuộc
nước mình cho một nước thứ ba mà nước nhận đại diện có thể chấp nhận được.
Điều 44. Nước nhận đại diện phải giúp đỡ tạo mọi sự dễ dàng, ngay cả trong trường hợp có
xung đột vũ trang, để cho những người được hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn trừ ngoại giao,
trừ những người thuộc nước nhận đại diện cùng với những người trong gia đình họ, bất kể thuộc
quốc tịch nào được rời khỏi lãnh thổ nước đó trong thời hạn thích hợp nhất. Đặc biệt khi cần
thiết nước nhận đại diện phải cung cấp những phương tiện chuyên chở phù hợp để chở họ và tài
sản của họ.
Điều 45. Trong trường hợp cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoặc nếu có một cơ quan
đại diện ngoại giao bị triệu hồi vĩnh viễn hoặc tạm thời thì:
a) Nước nhận đại diện ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang, phải tôn trọng và bảo vệ
nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao cùng với những tài sản và giấy tờ hồ sơ tài liệu của cơ
quan đại diện ngoại giao.
b) Nước cử đại diện có thể giao việc trông nom những nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao
cùng những tài sản ở trong đó và các giấy tờ hồ sơ tài liệu cho một nước thứ ba mà nước nhận
đại diện có thể chấp nhận được.
Điều 46.
Với sự thoả thuận trước của nước nhận đại diện và theo yêu cầu của một nước thứ ba không có
đại diện trong nước này, nước cử đại diện có thể đảm nhiệm việc tạm thời bảo vệ quyền lợi của
nước thứ ba và của những người thuộc nước đó.
Điều 47.
1. Trong khi thi hành những điều khoản của Công ước này, nước nhận đại diện không được
có sự phân biệt đối xử giữa các nước.
2. Tuy nhiên, không coi là phân biệt đối xử nếu:
a) Việc nước nhận đại diện áp dụng hạn chế một trong những điều khoản của Công ước này vì
lý do điều khoản ấy cũng đã áp dụng như vậy đối với cơ quan đại diện ngoại giao của nước đó
tại nước cử đại diện.
b) Việc các nước cho nhau hưởng theo tập quán hoặc theo sự thỏa thuận với nhau, một sự đối
xử thuận lợi hơn những điều kiện của Công ước này.
Điều 48.
Công ước này sẽ để ngỏ cho tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc hay một tổ chức chuyên
môn (của Liên hợp quốc) hoặc cho mọi nước tham gia Quy chế Toà án quốc tế mà những nước
nào mà Đại hội đồng Liên hợp quốc mời tham gia ký kết Công ước theo cách sau đây: cho đến
ngày 31-10-1961 tại Bộ Ngoại giao Liên bang Áo và sau đó cho đến ngày 31-3-1962 tại trụ sở
Liên hợp quốc ở NewYork.
Điều 49.
Công ước này sẽ được phê chuẩn. Những thư phê chuẩn sẽ nộp Tổng thư ký Liên hợp quốc.
104
Điều 50.
Tất cả các nước thuộc một trong bốn loại ghi ở Điều 48 có thể xin tham gia Công ước này.
Những thư xin tham gia sẽ nộp Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Điều 51.
1. Công ước này sẽ thi hành kể từ ngày thứ 30 sau khi có thư phê chuẩn hoặc xin gia nhập thứ
22 đã nộp Tổng thư ký Liên hợp quốc.
2. Đối với những nước sẽõ phê chuẩn Công ước này hoặc sẽ tham gia sau khi thư phê chuẩn
hoặc thư xin tham gia thứ 22 đã nộp, Thì Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày thứ 30
sau khi nước đó đã nộp thư phê chuẩn hoặc thư xin tham gia của nước mình.
Điều 52.
Tổng thư ký Liên hợp quốc báo cho tất cả các nước thuộc một trong bốn loại ghi ở Điều 48
biết:
a) Những chữ ký đã ký vào Công ước này và việc nộp những thư phê chuẩn hoặc thư xin tham
gia theo đúng những Điều 48, 49 và 50.
b) Ngày mà Công ước này sẽ thi hành theo Điều 51.
Điều 53.
Bản chính của Công ước này là các văn bản viết bằng tiếng Anh, Hoa, Tây ban Nha, Pháp và
Nga đều có giá trị như nhau, sẽ nộp cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng thư kí sẽ cho sao y
bản chính và gởi đến tất cả các nước thuộc một trong bốn loại ghi ở điều 48.
Để làm bằng chứng, các đại diện toàn quyền ký tên dưới đây được uỷ quyền hợp lệ của Chính
phủ mình, đã ký Công ước này.
Làm tại Viên, ngày 18 tháng 4 năm 1961.

105
CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ QUAN HỆ LÃNH SỰ
Ký ngày 24/04/1963 tại Viên

VIENNA CONVENTION ON CONSULAR RELATIONS


Vienna, 24 April 1963
Các nước ký kết Công ước này:
Nhắc lại rằng quan hệ lãnh sự đã được thiết lập giữa nhân dân các nước từ lâu đời.
Nhận thức rằng những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về chủ quyền
bình đẳng giữa các nước, về duy trì hoà bình và an ninh quốc tế và phát triển quan hệ hữu nghị
giữa các nước.
Xét rằng Hội nghị của Liên hợp quốc về quan hệ và các quyền miễn trừ ngoại giao đã thông
qua Công ước Viên về quan hệ ngoại giao bắt đầu ký kết từ ngày 18-4-1961
Tin rằng một Công ước về những quan hệ quyền ưu đãi và quyền miễn trừ lãnh sự cũng sẽ góp
phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước không phân biệt chế độ lập hiến và xã hội
khác nhau.
Nhận thức rằng mục đích của những quyền ưu đãi và miễn trừ đó không phải là để làm lợi cho
cá nhân mà để đảm bảo cho các cơ quan lãnh sự thay mặt cho nước mình thi hành tốt chức
năng của mình.
Khẳng định rằng những quy tắc của luật pháp quốc tế theo tập quán vẫn tiếp tục áp dụng đối
với các vấn đề mà các điều khoản của Công ước này không quy định rõ ràng.
Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Định nghĩa


1. Vì những mục đích của Công ước, những thành ngữ sau đây có nghĩa như dưới đây:
a) "Cơ quan lãnh sự" có nghĩa là Tổng lãnh sự quán hoặc Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán
hoặc cơ quan đại lý lãnh sự;
b) "Khu vực lãnh sự" có nghĩa là khu vực dành cho cơ quan lãnh sự để thi hành các chức năng
lãnh sự;
c) "Người đứng đầu cơ quan lãnh sự" có nghĩa là người được giao nhiệm vụ hoạt động trên
cương vị đó.
d) "Viên chức lãnh sự" có nghĩa là bất cứ người nào có nhiệm vụ thi hành các chức năng lãnh
sự trên cương vị đó, kể cả những người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
e) "Nhân viên lãnh sự" có nghĩa là bất cứ người nào được cơ quan lãnh sự tuyển dụng làm
công việc hành chính hoặc kỹ thuật.
f) "Nhân viên phục vụ" có nghĩa là bất cứ người nào được cơ quan lãnh sự tuyển dụng làm
công việc phục vụ nội bộ.
g) "Thành viên cơ quan lãnh sự" có nghĩa là các viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và nhân
viên phục vụ
h) "Nhân viên cơ quan lãnh sự" có nghĩa là các viên chức lãnh sự ngoài người đứng đầu cơ
quan lãnh sự, những nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ.
106
i) "Nhân viên phục vụ riêng" có nghĩa là người làm tuyển riêng của thành viên cơ quan lãnh
sự.
j) "Trụ sở cơ quan lãnh sự" có nghĩa là các toà nhà hoặc bộ phận của tòa nhà và phần đất phụ
thuộc, không kể thuộc thẩm quyền sở hữu của ai, chỉ sử dụng cho cơ quan lãnh sự
k) "Hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan lãnh sự" bao gồm tất cả sách, giấy tờ, tài liệu, thư từ,
băng ghi âm va sổ sách của cơ quan lãnh sự, cùng với mật mã, số hiệu mật, các phiếu chỉ dẫn
và những đồ đạc để bảo vệ hoặc bảo quản các thứ đó.
2. Viên chức lãnh sự gồm hai loại: viên chức lãnh sự chuyên nghiệp và viên chức lãnh sự
danh dự. Những điều quy định ở Chương II của Công ước này áp dụng cho các cơ quan lãnh sự
do những viên chức lãnh sự chuyên nghiệp đứng đầu. Những điều quy định ở Chương III áp
dụng cho những cơ quan do những viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
3. Địa vị đặc biệt của những thành viên cơ quan lãnh sự là dân nước tiếp nhận lãnh sự hoặc
người cư trú thường xuyên tại nước này do Điều 71 Công ước này quy định.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ LÃNH SỰ
PHẦN I : THIẾT LẬP VÀ TIẾN HÀNH QUAN HỆ LÃNH SỰ
Điều 2. Thiết lập quan hệ lãnh sự
1. Quan hệ lãnh sự giữa các nước thiết lập do đôi bên thỏa thuận.
2. Hai nước thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao thì mặc nhiên đã thỏa thuận thiết lập quan
hệ lãnh sự trừ trường hợp có nói rõ không làm như thế.
3. Việc cắt quan hệ ngoại giao, từ đó không nhất thiết có nghĩa là cắt quan hệ lãnh sự.
Điều 3. Thi hành chức năng lãnh sự
Các chức năng lãnh sự do các cơ quan lãnh sự thi hành. Các chức năng lãnh sự còn do các
phái đoàn ngoại giao thi hành theo các điều khoản của Công ước này.
Điều 4. Việc đặt một cơ quan lãnh sự
1. Chỉ khi nào được nước tiếp nhận lãnh sự đồng ý mới có thể đặt một cơ quan lãnh sự trên
lãnh thổ của nước đó.
2. Trụ sở của cơ quan lãnh sự, việc xếp hạng và khu vực lãnh sự do nước cử lãnh sự quy định
và phải được nước tiếp nhận lãnh sự chấp nhận.
3. về sau, chỉ khi nào có sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự, nước cử lãnh sự mới được
thay đổi trụ sở cơ quan lãnh sự, cách xếp hạng và khu vực lãnh sự.
4. Một Tổng lãnh sự quán hoặc một lãnh sự quán muốn mở một phó lãnh sự quán hoặc một
cơ quan đại lý lãnh sự tại một khu vực ngoài khu vực đã quy định thì cũng phải được nước tiếp
nhận lãnh sự đồng ý.
5. Muốn đặt thêm một phòng làm việc thuộc cơ quan lãnh sự hiện có ngoài trụ sở cơ quan
lãnh sự đó thì cũng phải được nước tiếp nhận lãnh sự đồng ý trước một cách rõ ràng;
Điều 5. Chức năng lãnh sự
Các chức năng lãnh sự gồm có:
a. Bảo vệ tại nước tiếp nhận lãnh sự các quyền của nước lãnh sự và của người dân nước
đó, cá nhân cũng như pháp nhân trong phạm vi luật quốc tế cho phép;
107
b. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và sự phát
triển bằng mọi cách khác mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo đúng các điều khoản của
Công ước này;
c. Bằng mọi phương tiện hợp pháp, tìm hiểu tình hình sinh hoạt, thương mại, kinh tế, văn
hoá và khoa học của nước tiếp nhận lãnh sự, báo cáo tình hình đó về Chính phủ nước cử lãnh
sự và cung cấp tài liệu cho những người hữu quan;
d. Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho người dân nước cử lãnh sự, cũng như cấp thị thực
và các tài liệu thích ứng cho những người muốn đến nước cử lãnh sự;
e. Cứu trợ và giúp đỡ những công dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự;
f. Hoạt động như một công chứng viên, một hộ tịch viên và làm những chức năng tương
tự, cũng như thi hành một số chức năng có tính chất hành chính, miễn là không trái với luật lệ
của nước tiếp nhận lãnh sự;
g. Bảo vệ lợi ích của người dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự trong
trường hợp có thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự, theo đúng luật lệ của nước
tiếp nhận lãnh sự;
h. Trong phạm vi luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự cho phép, bảo vệ lợi ích của những vị
thành niên và những người không đủ năng lực mà là người dân của nước cử lãnh sự; nhất là
trong trường hợp lập sự giám hộ hoặc uỷ thác tài sản đối với họ;
i. Với điều kiện phải tôn trọng tập quán và thủ tục hiện hành ở nước tiếp nhận lãnh sự
làm đại diện hoặc bố trí việc đại diện thích ứng cho người dân của nước cử lãnh sự trước Toà
án và cơ quan khác của nước tiếp nhận lãnh sự, nhằm mục đích làm cho những biện pháp tạm
thời để bảo vệ quyền lợi của người dân được áp dụng theo đúng luật lệ của nước tiếp nhận lãnh
sự, trong trường hợp vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác những người dân đó không thể
kịp thời đảm nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của họ;
j. Chuyển giao các tài liệu tư pháp và các tài liệu không có tính chất tư pháp, hoặc chấp
hành các uỷ nhiệm điều tra thu thập chứng cứ cho các Toà án ở nước cử lãnh sự theo đúng các
hiệp định quốc tế hiện hành hoặc nếu không có những hiệp định quốc tế như vậy, thì theo bất
cứ cách nào khác phù hợp với luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự;
k. Thực hiện quyền giám sát và kiểm tra đã được quy định trong luật lệ của nước cử lãnh
sự, và các máy bay đăng ký ở nước này, cũng như đối với các nhân viên công tác trên các tàu
thuỷ và máy bay đó;

l. Giúp đỡ các tàu thuỷ và máy bay nêu ở đoạn (k) của điều này và giúp các nhân viên
công tác trên các tàu thủy và máy bay đó, tiếp nhận các lời khai về chuyến đi của tàu thủy, xem
xét và đóng dấu giấy tờ của tàu và, với điều kiện là không ảnh hưởng gì đến quyền hạn của nhà
đương cục nước tiếp nhận lãnh sự, tiến hành điều tra về bất cứ việc nào xảy ra trong chuyến đi,
và giải quyết các việc tranh chấp thuộc bất cứ loại gì giữa thuyền trưởng, nhân viên và thủy thủ
trong chừng mực luật lệ nước cử lãnh sự cho phép;
m. Thi hành chức năng khác do nước cử lãnh sự giao cho một cơ quan lãnh sự mà không
bị luật lệ nước tiếp nhận lãnh sự ngăn cấm hoặc không bị nước tiếp nhận lãnh sự phản đối hoặc
có nói đến trong các hiệp định quốc tế hiện hành giữa nước cử lãnh sự và nước tiếp nhận lãnh
sự.
Điều 6. Thi hành chức năng lãnh sự ngoài khu vực lãnh sự

108
Trong trường hợp đặc biệt, một viên chức lãnh sự có thể thi hành những chức năng của mình
ngoài khu vực lãnh sự của mình, với sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự.
Điều 7. Thi hành chức năng lãnh sự ở một nước thứ ba
Nước cử lãnh sự sau khi báo cho nước hữu quan biết có thể giao cho một cơ quan lãnh sự đặt ở
nước nào đó thi hành chưức năng lãnh sự ở một nước khác. Trừ phi một trong những nước hữu
quan tỏ ý phản đối.
Điều 8. Thay mặt cho một nước thứ ba để thi hành chức năng lãnh sự
Sau khi báo trước một cách thích đáng với nước tiếp nhận lãnh sự, một cơ quan lãnh sự của
nước cử lãnh sự có thể thay mặt một nước thứ ba để thi hành chức năng lãnh sự ở nước tiếp
nhận lãnh sự trừ phi nước này phản đối.
Điều 9. Các cấp bậc lãnh đạo cơ quan lãnh sự
1. Các cấp bậc lãnh đạo cơ quan lãnh sự có thể chia làm bốn cấp.
a) Tổng lãnh sự;
b) Lãnh sự;
c) Phó lãnh sự;
d) Đại lý lãnh sự (tương đương với chức tuỳ viên lãnh sự của Việt Nam)
2. Đoạn 1 của Điều này không hạn chế quyền của mỗi bên ký kết Công ước này được quy định
cấp bậc những viên chức lãnh sự khác ngoài người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
Điều 10. Việc bổ nhiệm và chấp nhận người đứng đầu cơ quan lãnh sự
1. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự do nước cử lãnh sự bồ nhiệm và được nước tiếp nhận lãnh
sự chấp nhận cho thi hành những chức năng của mình.
2. Với điều kiện phải tuân theo các điều khoản của Công ước này, thể thức bổ nhiệm hoặc chấp
nhận người đứng đầu cơ quan lãnh sự do luật lệ và tập quán của nước cử lãnh sự và nước tiếp
nhận lãnh sự quy định.
Điều 11. Thư ủy nhiệm lãnh sự hoặc thư thông báo bổ nhiệm lãnh sự
1. Nước cử lãnh sự sẽ cấp cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự một tài liệu, dưới hình thức
thư uỷ nhiệm lãnh sự hoặc một văn kiện tương tự làm riêng cho từng phần bổ nhiệm chứng
nhận chức vụ và thường ghi rõ tên họ, cấp bậc và loại hạng của người đứng đầu cơ quan lãnh
sự, khu vực lãnh sự và trụ sở cơ quan lãnh sự.
2. Nước cử lãnh sự sẽ chuyển thư ủy nhiệm hoặc văn kiện tương tự qua con đường ngoại giao
hoặc một con đường thích hợp khác đến Chính phủ của nước mà người đứng đầu cơ quan lãnh
sự đến làm nhiệm vụ trên lãnh thổ của nước đó.
3. Nếu nước tiếp nhận lãnh sự đồng ý, nước cử lãnh sự có thể gửi cho nước đó thư báo có ghi
các chi tiết cần thiết đã nêu ở đoạn 1 của Điều này, thay cho thư ủy nhiệm hoặc văn kiện tương
tự.
Điều 12. Giấy chứng nhận lãnh sự (Exequalur)
1. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự được thừa nhận thi hành chức năng của mình khi nước tiếp
nhận lãnh sự cấp cho một giấy phép gọi là giấy chứng nhận lanhỹ sự (Exequalur), bất kể hình
thức của giấy cho phép đó như thế nào.
2. Một nước từ chối không cấp giấy chứng nhận lãnh sự không bắt buộc phải cho nước cử lãnh
109
sự biết lý do từ chối.
3. Trừ các khoản quy định ở Điều 13 và 15 người đứng đầu cơ quan lãnh sự không nhận chức
trước khi nhận được giấy chứng nhận lãnh sự.
Điều 13. Tạm thời chấp nhận người đứng đầu cơ quan lãnh sự
Trong lúc chờ cấp giấy chứng nhận lãnh sự, người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thề được tạm
thời thừa nhận thi hành chức năng của mình. Trong trường hợp đó, các điều khoản của Công
ước này sẽ được áp dụng.
Điều 14. Báo cho đương cục trong khu vực lãnh sự
Ngay sau khi người đứng đầu cơ quan lãnh sự được thừa nhận dù chỉ là tạm thời làm nhiệm vụ,
nước tiếp nhận lãnh sự sẽ báo ngay cho nhà đương cục có thẩm quyền của khu vực lãnh sự biết.
Nước tiếp nhận lãnh sự cũng phải bảo đảm thi hành những biện pháp cần thiết để tạo điều kiện
cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể làm nhiệm vụ và được hưởng những điều khoản của
Công ước này.
Điều 15. Tạm thời thi hành các chức năng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự
1. Nếu người đứng đầu cơ quan lãnh sự không thi hành chức năng hoặc chức vụ người đứng
đầu cơ quan lãnh sự đang khuyết, thì một người phụ trách có thể tạm thời làm nhiệm vụ đứng
đầu cơ quan lãnh sự.
2. Phái đoàn ngoại giao của nước cử lãnh sự, hoặc nếu nước đó không có phái đoàn như thế
tại nước tiếp nhận lãnh sự, thì người đứng đầu cơ quan lãnh sự, hoặc nếu người này không thể
làm việc đó thì bất cứ nhà đương cục có thẩm quyền nào của nước cử lãnh sự báo cho Bộ Ngoại
giao nước tiếp nhận lãnh sự hoặc nhà đương cục do Bộ Ngoại giao chỉ định biết tên và họ của
người phụ trách c ơ quan lãnh sự. Nói chung việc này phải báo trước. Nước tiếp nhận lãnh sự
có thể đòi phải có sự đồng ý của mình cho việc chấp nhận một người không phải là viên chức
ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của nước cử lãnh sự tại nước mình làm phụ trách cơ quan
lãnh sự.
3. Những nhà đương cục có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự sẽ giúp đỡ và bảo vệ người
phụ trách cơ quan lãnh sự. Các điều khoản của Công ước này sẽ áp dụng đối với người đó trong
thời gian phụ trách cơ quan như đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự đó. Tuy nhiên nước
tiếp nhận lãnh sự không bắt buộc phải dành cho người phụ trách cơ quan lãnh sự đó những sự
dễ dàng, quyền ưu đãi hoặc quyền miễn trừ mà chỉ người đứng đầu cơ quan lãnh sự mới được
hưởng theo những điều kiện mà người phụ trách này không có.
4. Trường hợp nói ở đoạn 1 của Điều này, một viên chức ngoại giao của phái đoàn ngoại giao
của nước cử lãnh sự được chỉ định làm người phụ trách cơ quan lãnh sự, thì người đó sẽ tiếp
tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ về ngoại giao, nếu nước tiếp nhận lãnh sự không
phản đối điều đó.
Điều 16. Hạng bậc của các viên chức lãnh đạo cơ quan lãnh sự
1. Các viên chức lãnh đạo cơ quan lãnh sự sẽ được sắp xếp trong mỗi hạng theo từng ngày tháng
được cấp giấy chứng nhận là lãnh sự.
2. Tuy nhiên, trong trường hợp viên chức lãnh đạo cơ quan lãnh sự, trước khi được cấp giấy
chứng nhận lãnh sự đã được tạm thời chấp nhận làm nhiệm vụ thì sẽ được xếp ngôi thứ căn cứ
vào ngày được tạm thời chấp nhận, ngôi thứ đó sẽ được duy trì sau khi được cấp giấy chứng
nhận lãnh sự.
3. Việc xếp ngôi thứ giữa hai hoặc nhiều viên chức lãnh đạo cơ quan lãnh sự cùng được cấp giấy
110
chứng nhận hoặc được tạm thời chấp nhận một ngày như nhau sẽ định theo trình với nước tiếp
nhận lãnh sự thư ủy nhiệm hoặc văn kiện tương tự, hoặc thư báo nói ở đoạn 3 Điều 11.
4. Những người phụ trách cơ quan lãnh sự sẽ được xếp sau tất cả viên chức lãnh đạo cơ quan
lãnh sự và giữa họ với nhau sẽ xếp theo ngàynhận nhiệm vụ phụ trách cơ quan lãnh sự như đã
chỉ rõ trong thư báo làm theo đoạn 2 Điều 15.
5. Các viên chức lãnh sự danh dự phụ trách cơ quan lãnh sự sẽ xếp theo mỗi hạng sau các viên
chức lãnh đạo cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp theo thứ tự và các quy tắc ghi ở các đoạn trên.
6. Các viên chức lãnh đạo cơ quan lãnh sự sẽ được xếp trên các viên chức lãnh sự không có
cương vị này.
Điều 17. Viên chức lãnh sự làm công tác ngoại giao
1. Trong một nước mà nước cử lãnh sự không có phái đoàn ngoại giao và cũng không nhờ
một phái đoàn ngoại giao của một nước thứ ba làm đại diện, một viên chức lãnh sự, nếu được sự
đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự và cũng không ảnh hưởng gì đến địa vị lãnh sự của mình, có
thể được phép làm những công việc ngoại giao. Mỗi viên chức lãnh sự làm những công việc
như vậy không phải vì thế mà có quyền đòi hưởng những quyền ưu đãi, quyền miễn trừ ngoại
giao.
2. Sau khi có thư báo cho nước tiếp nhận lãnh sự, một viên chức lãnh sự có thể làm đại diện
cho nước cử lãnh sự tại bất kỳ một tổ chức liên Chính phủ nào. Khi làm như vậy, người dđó
được hưởng mọi quyền ưu đãi, miễn trừ mà tập quán pháp quốc tế hoặc các hiệp định quốc tế
quy định cho một người đại diện như vậy được hưởng ; tuy nhiên khi làm chức vụ lanh sự,
người đó không được hưởng quyền miễn trừ tài phán lớn hơn quyền miễn trừ mà một viên chức
là lãnh sự được hưởng theo Công ước này.
Điều 18. Cùng một người được hai hoặc nhiều nước bổ nhiệm làm viên chức lãnh sự
Hai hoặc nhiều nước, nếu được sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự, có thể cùng bổ nhiệm
một người làm viên chức lãnh sự tại nước đó.
Điều 19. Việc bổ nhiệm nhân viên lãnh sự
1. Trừ việc phải theo đúng các điều quy định ở Điều 20, 22 và 23 nước cử lãnh sự có thể tự
do bổ nhiệm các nhân viên lãnh sự.
2. Nước cử lãnh sự phải thông báo cho nước tiếp nhận lãnh sự biết tên họ, cấp bậc và loại
hạng của tất cả các viên chức lãnh sự trừ người đứng đầu cơ quan lãnh sự để nước tiếp nhận
lãnh sự có đủ thời gian thi hành quyền của mình theo đoạn 3 của Điều 23 nếu nước đó muốn
làm như vậy.
3. Nước cử lãnh sự có thể yêu cầu nước tiếp nhận lãnh sự cấp giấy chứng nhận lãnh sự cho
một viên chức lãnh sự trừ người đứng đầu cơ quan lãnh sự, nếu luật lệ của mình đòi hỏi như
vậy.
4. Nước tiếp nhận lãnh sự có thể cấp giấy chứng nhận lãnh sự cho một viên chức lãnh sự
không phải là người đứng đầu cơ quan lãnh sự, nếu luật lệ của mình đòi hỏi như vậy.
Điều 20. Biên chế nhân viên lãnh sự
Trong điều kiện không có một điều thỏa thuận rõ ràng về biên chế nhân viên lãnh sự, nước tiếp
nhận lãnh sự có thể yêu cầu biên chế đó không vượt quá giới hạn mà mình coi là hợp lý và bình
thường, căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện trong khu vực lãnh sự và những nhu cầu của cơ quan
lãnh sự cụ thể nào đó.
Điều 21. Ngôi thứ giữa viên chức lãnh sự của một cơ quan lãnh sự
111
Phái đoàn ngoại giao của nước cử lãnh sự hoặc nếu nước đó không có một phái đoàn nào như
vậy tại nước tiếp nhận lãnh sự, thì người đứng đầu cơ quan lãnh sự báo cho Bộ Ngoại giao nước
tiếp nhận lãnh sự hoặc nhà đương cục do Bộ Ngoại giao chỉ định biết trật tự ngôi thứ giữa các
viên chức lãnh sự của cơ quan lãnh sự và mọi sự thay đổi trong ngôi thứ đó.
Điều 22. Quốc tịch của viên chức lãnh sự
1. Viên chức lãnh sự trên nguyên tắc phải là ngưới thuộc quốc tịch nước cử lãnh sự.
2. Không được cử người có quốc tịch nước tiếp nhận lãnh sự làm viên chức lãnh sự trừ phi
được nước đó đồng ý rõ ràng, và bất cứ lúc nào nước đó cũng có thể không đồng ý nữa.
3. Nước tiếp nhận lãnh sự có thể dành quyền như vậy đối với người thuộc quốc tịch nước thứ
ba không đồng thời là người thuộc quốc tịch nước cử lãnh sự.
Điều 23. Những người bị tuyên bố là không được chấp thuận
1. Nước tiếp nhận lãnh sự có thể báo cho nước cử lãnh sự bất cứ lúc nào rằng một viên chức
lãnh sự nào đó là người không được chấp thuận hoặc một nhân viên nào khác của cơ quan lãnh
sự là người không thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, nước cử lãnh sự phải triệu hồi
đương sự hoặc đình chỉ công việc của người này tại cơ quan lãnh sự.
2. Nếu nước cử lãnh sự từ chối không chịu hoặc sau một khoảng thời gian vừa phải vẫn chưa
thi hành nghĩa vụ của mình theo đoạn 1 của Điều này, nước tiếp nhận lãnh sự có thể tuỳ từng
trường hợp hoặc rút giấy chứng nhận lãnh sự của đương sự hoặc thôi không coi người đó là
nhân viên của cơ quan lãnh sự nữa.
3. Một người được cử làm nhân viên một cơ quan lãnh sự có thể bị tuyên bố la người không
thể chấp nhận được trước khi đến lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự hoặc nếu đã đến rồi, thì trước
khi nhận nhiệm vụ tại cơ quan lãnh sự, trong bất cứ trường hợp nào như vậy, nước cử lãnh sự
phải bãi bỏ việc bổ nhiệm người đó.
4. Trong các trường hợp ghi ở đoạn 1 và 3 của Điều này nước tiếp nhận lãnh sự không bắt
buộc phải cho nước cử lãnh sự biết lý do quyết định của mình.
Điều 24. Việc báo cho nước tiếp nhận lãnh sự biết việc bổ nhiệm thành viên đến và đi
1. Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận lãnh sự hoặc nhà đương cục do Bộ đó chỉ định phải được
báo trước về.
a) Việc bổ nhiệm các thành viên cơ quan lãnh sự, việc họ đến cơ quan lãnh sự sau khi được
bổ nhiệm, việc họ đi hẳn hoặc thôi công tác và bất cứ những thay đổi khác có ảnh hưởng đến
quy chế của họ có thể xảy ra trong quá trình công tác tại cơ quan lãnh sự.
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự đã ở
cùng hộ với người đó và việc một người trở thành hoặc thôi không còn là thành viên của gia
đình đó nữa.
c) Việc đến và đi hẳn của các nhân viên phục vụ riêng và trường hợp cho họ thôi việc;
d) Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú ở nước tiếp nhận lãnh sự với tư
cách là những thành viên của cơ quan lãnh sự được hưởng các quyền ưu đãi và quyền miễn trừ.
2. Khi nào nhận biết được, cũng phải báo trước việc đến và hẳn của những ngưởi nói trên.

112
PHẦN II : CHẤM DỨT CHỨC VỤ LÃNH SỰ
Điều 25. Việc chấm dứt chức trách của một thành viên cơ quan lãnh sự
Chức trách của một nhân viên cơ quan lãnh sự sẽ chấm dứt trong các trường hợp :
a) Khi nước cử lãnh sự báo cho nước tiếp nhận lãnh sự biết chức trách của người đó đã chấm dứt;
b) khi người đó bị thu hồi giấy cứng nhận nhân viên lãnh sự;
c) Khi nước tiếp nhận lãnh sự báo cho nước cử lãnh sự biết mình thôi không coi người đó là
nhân viên cơ quan lãnh sự nữa.
Điều 26. Việc rời lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự
Nước tiếp nhận lãnh sự bảo đảm, ngay cả trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, cho thành
viên cơ quan lãnh sự và các nhân viên phục vụ riêng không thuộc q uốc tịch nước mình và thành
viên gia đình họ sống chung trong hộ, không phân biệt thuộc quốc tịch nào. Bảo đảm thời gian
và lên đường trong thời hạn sớm nhất sau khi những người đó thôi làm việc. Đặc biệt nếu xét
thấy cầp thiết, nước tiếp nhận lãnh sự cung cấp cho những người đó phương tiện giao thông để
chở người và tài sản, trừ các thứ đã sở hữu ở nước tiếp nhận lãnh sự nhưng bị cấm xuất khẩu
trong lúc họ rời đi.
Điều 27. Việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ, tài liệu của cơ quan lãnh sự và bảo vệ quyền lợi nước
cử lãnh sự trong những hoàn cảnh đặc biệt
1. Trong trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt :
a) Nước tiếp nhận lãnh sự phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng tài sản và hồ sơ tài liệu của
cơ quan lãnh sự, ngay cả trong trường hợp xảy ra chiến sự.
b) Nước cử lãnh sự có thể uỷ nhiệm cho một nước thứ ba được nước tiếp nhận lãnh sự chấp
nhận việc gìn giữ trông coi trụ sở cùng tài sản trong đó và hồ sơ tải liệu cơ quan lãnh sự;
c) Nước cử lãnh sự có thể ủy nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của mình và của dân nước mình
cho một nước thứ ba được nước tiếp nhận lãnh sự chấp nhận.
2. Trong trường hợp một cơ quan lãnh sự đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn, các điều quy định
ở tiết (a) đoạn 1 của Điều này sẽ được áp dụng. Thêm vào đó :
a) Nếu nước cử lãnh sự không có phái đoàn ngoại giao đại diện ở nước tiến nhận lãnh sự
nhưng có một cơ quan lãnh sự khác trên lãnh thổ nước đó, thì cơ quan lãnh sự này có thể được
ủy nhiệm trông coi trụ sở của cơ quan lãnh sự đã đóng cửa cùng tài sản trong đó và hồ sơ tài
liệu của cơ quan lãnh sự, nếu được sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự có thể làm chức trách
lãnh sự trong khu vực của cơ quan lãnh sự đó.
b) Nếu nước cử lãnh sự không có phái đoàn ngoại giao và không có cơ quan lãnh sự nào
khác tại nước tiếp nhận lãnh sự thì các điều quy định ở tiết (b) và (c) đoạn 1 của Điều này sẽ
được áp dụng.
CHƯƠNG II - NHỮNG BẢO ĐẢM DỄ DÀNG, QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ QUYỀN MIỄN
TRỪ DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN LÃNH SỰ, VIÊN CHỨC LÃNH SỰ CHUYÊN
NGHIỆP VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA CƠ QUAN LÃNH SỰ
PHẦN 1: NHỮNG BẢO ĐẢM DỄ DÀNG, QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ QUYỀN MIỄN TRỪ
DÀNH CHO MỘT CƠ QUAN LÃNH SỰ
Điều 28. Những bảo đảm dễ dàng cho hoạt động của cơ quan lãnh sự
Nước tiếp nhận lãnh sự sẽ cung cấp đầy đủ những bảo đảm dễ dàng để cơ quan lãnh sự thực
hiện nhiệm vụ của mình.
113
Điều 29. Việc sử dụng quốc kỳ và quốc huy
1. Nước cử lãnh sự có quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của nước mình tại nước tiếp nhận
lãnh sự theo đúng những quy định ở Điều này.
2. Quốc kỳ và quốc huy của nước cử lãnh sự có thể được treo trên tòa nhà và ở cửa vào trụ sở
cơ quan lãnh sự cũng như được treo trên nhà ở và phương tiện giao thông khi dùng vào việc
công của người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
Điều 30. Nhà ở
1. Nước tiếp nhận lãnh sự sẽ bảo đảm điều kiện dễ dàng cho nước cử lãnh sự trên lãnh thổ của
nước mình theo đúng luật lệ của nước mình hoặc giúp đỡ nước đó có nhà cửa bằng cách khác.
2. Khi cần thiết, nước tiếp nhận lãnh sự cũng sẽ giúp cơ quan lảnh sự tìm chỗ ở phù hợp cho
thành viên cơ quan lãnh sự.
Điều 31. Tính chất bất khả xâm phạm của những trụ sở cơ quan lãnh sự
1. Những trụ sở cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm trong phạm vi Điều này quy định.
2. Nhà đương cục nước tiếp nhận lãnh sự không được vào phần của trụ sở cơ quan lãnh sự
mà cơ quan lãnh sự đó chỉ dùng làm nơi làm việc, trừ khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ
quan lãnh sự hoặc của người do người đó chỉ định hoặc Trưởng phái đoàn ngoại giao của nước
cử lãnh sự. Tuy nhiên, trong trường hợp có hoả hoạn hoặc một tai biến gì khác cần biện pháp
bảo vệ khẩn cấp thì có thể mặc nhiên coi như người đứng đầu cơ quan lãnh sự đồng ý.
3. Trừ việc phải theo đúng các quy định ở đoạn 2 Điều này, nước tiếp nhận lãnh sự có nhiệm
vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng để bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự, chống mọi
việc xâm nhận hoặc phá hoại và ngăn ngừa mọi sự phá rối trật tự hoặc làm tổn hại đến danh dự
của cơ quan lãnh sự.
4. Những nhà cửa, đồ đạc , tài sản và các phương tiện giao thông của cơ quan lãnh sự không
bị trưng dụng dưới bất kỳ hình thức nào vào các mục đích quốc phòng hoặc lợi ích công cộng.
Nếu cần lấy để dùng vào mục đích đó thì phải áp dụng mọi cách xử lý thích hợp tránh làm cản
trở việc thi hành chức năng lãnh sự, và phải bồi thường một cách nhanh chóng, thỏa đáng và
hiệu quả cho nước cử lãnh sự.
Điều 32. Những trụ sở cơ quan lãnh sự được miễn thuế
1. Trụ sở cơ quan lãnh sự và nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp do
nước cử lãnh sự hoặc do người thay mặt lợi ích của quốc gia này có quyền sở hữu hoặc cho thuê
sẽ được miễn mọi thứ thuế của Nhà nước, địa phương hoặc thành phố ngoài những khoản tiền
trả cho công việc phục vụ.
2. Việc miễn thuế nêu ra ở đoạn 1 của Điều này sẽ không áp dụng cho những loại thuế như
vậy nế u theo pháp luật của nước tiếp nhận lãnh sự, người ký hợp đồng với nước cử lãnh sự
hoặc với người thay mặt nước đó phải trả.
Điều 33. Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm
Thư từ, hồ sơ và tài liệu của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.
Điều 34. Quyền tự do đi lại
Trừ a3i theo đúng luật lệ về các khu vực cấm hoặc có quy định việc ra vào vì lý do an ninh quốc
gia, nước tiếp nhận lãnh sự phải đảm bảo quyền tự do di chuyển và đi lại trên lãnh thổ của mình
cho tất cả các thành viên của cơ quan lãnh sự.

114
Điều 35. Quyền tự do liên lạc
1. Nước tiếp nhận lãnh sự sẽ cho phép và bảo vệ quyền tự do liên lạc của cơ quan lãnh sự về
mọi mục đích công vụ trong việc liên lạc với Chính phủ, với phái đoàn ngoại giao và các cơ
quan lãnh sự khác của nước cử lãnh sự đóng ở bất cứ chỗ nào, cơ quan lãnh sự có thể dùng tất
cả các phương tiện thích hợp kể cả giao thông ngoại giao hoặc lãnh sự, va-li ngoại giao hoặc
lãnh sự và điện mật mã. Tuy nhiên cơ quan lãnh sự chỉ có thể đặt và sử dụng trạm phát tín, nếu
được sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự.
2. Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi
thư từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và những chức năng của cơ quan đó.
3. Va-li lãnh sự sẽ không bị mở ra hoặc giữ lại. Tuy nhiên, nếu nhà đương cục có thẩm quyền
ở nước tiếp nhận lãnh sự có lý do chính đáng để tin rằng va-li đó có chứa các thứ khác ngoài
thư từ tài liệu và các thứ nêu ở đoạn 4 của Điều này thì họ có thể yêu cầu một người đại diện có
thẩm quyền nước cử lãnh sự mở va-li trước mặt họ. Nếu nhà đương cục nước cử lãnh sự từ chối
việc yêu cầu đó thì va-li sẽ phải trả về nơi xuất phát.
4. Các bao gói tạo thành va-li lãnh sự sẽ phải mang dấu hiệu rỏ ràng ở bên ngoài về tính chất
của nó và chỉ được chứa công văn và tài liệu hoặc các vật dụng chỉ dùng vào việc công.
5. Giao thông viên lãnh sự sẽ được cấp một giấy chính thức ghi rõ chức vụ của mình và số
lượng gói tạo thành va-li lãnh sự. Trừ khi không được sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự,
giao thông viên đó không nhất thiết phải là công dân của nước cử lãnh sự hoặc nguời cư trú
thường xuyên nhưng không thuộc quốc tịch nước cử lãnh sự. Trong khi thừa hành nhiệm vụ,
giao thông viên lãnh sự đó được nước tiếp nhận lãnh sự bảo vệ, được hưởng quyền bất khả xâm
phạm về thân thể và không bị bắt hay giam giữ dưới bất cứ hình thức nào.
6. Nước cử lãnh sự, các phái đoàn ngoại giao và các cơ quan lãnh sự cuả nước đó có thể chỉ
định những giao thông viên lãnh sự cho từng chuyến thư. Trong trường hợp như vậy những
điều quy định ở đoạn 5 của Điều này sẽ áp dụng, chỉ có khác là các quyền miễn trừ ghi trong
đoạn đó sẽ không còn áp dụng ngay sau khi người giao thông đó giao xong va-li lãnh sự do
mình phụ trách cho người nhận.
7. Có thể giao một va-li lãnh sự cho người chỉ huy tàu thủy hoặc máy bay thương mại được
phép đến một cửa khẩu quy định. Người đó phải mang theo giấy tờ chính thức chỉ rõ số lượng
các gói tạo thành va-li, nhưng không được coi là giao thông viên lãnh sự. Cơ quan lãnh sự có
thể thu xếp với nhà đương cục địa phương có thẩm quyền để cử người trực tiếp nhận va-li một
cách tự do từ người hỉ huy tàu thủy hay máy bay.
Điều 36. Liên lạc và tiếp xúc với người dân nước sở tại lãnh sự
1. Để bảo đảm cho việc thi hành các chức năng lãnh sự có liên quan đến người dâ n nước cử
lãnh sự được dễ dàng :
a) Viên chức lãnh sự được quyền tự do liên lạc và tiếp xúc với người dân nước cử lãnh sự
. người dân nước cử lãnh sự cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với
viên chức lãnh sự của nước cử lãnh sự.
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà đương cục có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự sẽ báo
ngay cho cơ quan lãnh sự của nước cử lãnh sự biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có
một người dân nước cử lãnh sự bị bắt, bị bỏ tù hoặc bị giam giữ để xét xử hoặc bị giữ lại dưới
với một hình thức nào khác. Nhà đương cục nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thư từ mà người
bị bắt, bị bỏ tù, bị giam hoặc bị giữ lại để gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà đương cục nói trên báo
ngay cho đương sự biết quyền mà họ được hưởng theo quy định này.
115
c) Các viên chức lãnh sự có quyền đến thăm một người dân nước cử lãnh sự đang bị bắt, bị
tạm giam, hoặc bị tạm giữ, nói chuyện và liên lạc thư từ với người đó. Viên chức lãnh sự có
quyền đến thăm bất cứ người dân nào của nước cử lãnh sự trong khu vực lãnh sự của mình đang
bị tù, bị tạm giam hoặc bị giữ khi chấp hành một bản án. Tuy nhiên viên chức lãnh sự không
được hành động thay mặt cho một người dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc bị tạm giữ khi mà
người đó tỏ ý rõ ràng phản đối việc làm ấy.
2. Các quyền ghi ở đoạn 1 của Điều này phải được thực hiện theo đúng luật lệ của nước tiếp
nhận lãnh sự, tuy nhiên các luật lệ đó phải tạo thực hiện đầy đủ các mục đích hoặc được hưởng
những quyền theo tinh thần của Điều này.
Điều 37. Việc báo khi có người chết, khi cử người giám hộ hoặc quản lý tài sản khi tàu
thủy và máy bay bị tai nạn
Nếu nhà đương cục có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự nắm được tin tức có liên quan
thì họ có nhiệm vụ :
a) Khi có một người dân của nước cử lãnh sự chết trong khu vực của cơ quan lãnh sự, họ
phải báo ngay cho cơ quan lãnh sự đó biết.
b) Báo ngay cho cơ quan lãnh sự có thẩm quyền về tất cả những trường hợp cần cử một
người giám hộ hoặc người quản lý tài sản cho vị thành niên hoặc cho người không có đầy đủ
năng lực hành vi là người dân của nước cử lãnh sự. Tuy nhiên việc báo như vậy không ảnh
hưởng đến việc áp dụng các luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự về việc cử người giám hộ hoặc
quản lý tài sản.
c) Nếu có tàu thủy thuộc quốc tịch nước cử lãnh sự bị đắm hoặc mắc cạn trong hải phận
hoặc trong nội thuỷ của nước tiếp nhận lãnh sự hoặc náy bay đăng ký ở nước cử lãnh sự bị nạn
trên lãnh thổ của nước tiếp nhận lãnh sự, phải báo ngay cho cơ quan lãnh sự gần nơi xảy ra sự
việc nhất.
Điều 38. Liên lạc với các nhà đương cục nước tiếp nhận lãnh sự
Trong khi thừa hành những công vụ của mình, viên chức lãnh sự có thể giao dịch với :
a) Các nhà đương cục địa phương có thẩm quyền của khu vực lãnh sự mình phụ trách.
b) Các nhà đương cục Trung ương có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự, trong phạm vi
pháp luật và tập quán của nước này hoặc các Điều ước quốc tế có liên quan cho phép.
Điều 39. Lệ phí lãnh sự
1. Trên lãnh thổ của nước tiếp nhận lãnh sự, cơ quan lãnh sự có thể thu lệ phí do luật lệ của
nước có lãnh sự quy định đối với công việc lãnh sự.
2. Số tiền thu dưới hình thức lệ phí nói trên ở đoạn 1 của Điều này, và các biên lai thu lệ phí
được miễn mọi thứ thuế ở nước tiếp nhận lãnh sự.
PHẦN II :
NHỮNG BẢO ĐẢM DỄ DÀNG, QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ LIÊN QUAN ĐẾN
VIÊN CHỨC LÃNH SỰ CHUYÊN NGHIỆP VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA CƠ
QUAN LÃNH SỰ
Điều 40. Bảo vệ viên chức lãnh sự
Nước tiếp nhận lãnh sự phải tôn trọng các viên chức lãnh sự và thi hành mọi biện pháp thích
hợp để ngăn ngừa mọi sự xâm phạm đến thân thể quyền tự do và danh dự của họ.

116
Điều 41. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của các viên chức lãnh sự
1. Các viên chức lãnh sự có thể bị bắt hoặc bị tạm giam giữ để chờ xét xử trong trường hợp
trọng tội và theo quyết định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
2. Ngoài những trường hợp nêu ở đoạn 1 của Điều này, không được giam cầm hoặc dùng bất
cứ hình thức nào khác để hạn chế quyền tự do thân thể của viên chức lãnh sự trừ trường hợp thi
hành một quyết định chung thẩm của Toà án một quốc gia.
3. Nếu một viên chức lãnh sự bị truy tố về hình sự thì người đó phải ra trước nhà đương cục
có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc truy tố phải tiến hành với sự tôn trọng xứng đáng với cương vị
công tác chính thức của họ và tiến hành đảm bảo càng ít trở ngại cho việc thứa hành nhiệm vụ
của họ càng tốt, trừ trường hợp nêu ở đoạn 1 của Điều này, khi cần phải tạm giam giữ một viên
chức lãnh sự trong hoàn cảnh nêu ở đoạn 1 của Điều này, việc truy tố người đó phải tiến hành
thật khẩn trương.
Điều 42. Thông báo về việc bắt, giam giữ hoặc truy tố
Trong trường hợp bắt hoặc tạm giam, giữ để đợi xét xử hoặc truy tố về hình sự trước Toà án
một nhân viên cơ quan lãnh sự nước tiếp nhận lãnh sự phải nhanh chóng báo cho người đứng
đầu cơ quan lãnh sự biết. Nếu chính bản thân người đó là đối tượng bị xử lý như trên, nước tiếp
nhận lãnh sự phải báo cho nước cử lãnh sự qua con đường ngoại giao.
Điều 43. Quyền miễn trừ tài phán
1. Các viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không phải chịu sự tài phán của các nhà chức
trách tư pháp hoặc hành chính của nước tiếp nhận lãnh sự về các hành động của mình trong khi
thừa hành nhiệm vụ lãnh sự.
2. Tuy nhiên, những điều quy định ở đoạn 1 của Điều này không áp dụng đối với một số vụ tố
tụng dân sự :
a) Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không
phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người của nước cử lãnh sự để ký kết.
b) Hoặc do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do tai nạn ô tô, tàu thuỷ hoặc máy bay xảy ra
tại nước tiếp nhận lãnh sự.
Điều 44. Nghĩa vụ làm chứng
1. Những thành viên của một cơ quan lãnh sự được mời đến làm nhân chứng trong quá trình
yiến hành một vụ tố tụng về tư pháp hoặc hành chính. Những nhân viên lãnh sự hoặc những
nhân viên phục vụ, trừ trường hợp ghi ở đoạn 3 của Điều này, không được từ chối việc làm
chứng. Nếu một viên chức lãnh sự không chịu ra làm chứng, thì không được dùng biện pháp
cưỡng chế hoặc áp dụng chế tài đối với người đó.
2. Nhà đương cục yêu cầu viên chức lãnh sự làm chứng phải tránh làm trở ngại việc thực hành
chức năng của họ, khi đó điều kiện, nhà đương cục có thể lấy lời khai của nhân chứng ở tại nhà
riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự hoặc nhận một bản khai của người đó.
3. Những thành viên của một cơ quan lãnh sự không bắt buộc phải cung cấp bằng chứng về
các vấn đề có liên quan đến việc htừa hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp công văn,
tài liệu có liên quan đến những vấn đề như vậy. Họ cũng có quyền từ chối làm chứng với tư
cách là chuyên viên về mặt pháp luật của nước cử lãnh sự.
Điều 45. Việc từ bỏ các quyền ưu đãi và quyền miễn trừ
1. Đối với một thành viên lãnh sự, nước cử lãnh sự có thể từ bỏ bất cứ quyền ưu đãi và quyền
miễn trừ nào quy định ở các Điều 41, 43, và 44.
117
2. Việc từ bỏ đó phải rõ ràng trong tất cả các trường hợp. Trừ trường hợp quy định ở đoạn 3
của Điều này, và phải thông báo bằng giấy tờ cho nước tiếp nhận lãnh sự.
3. Khi một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự kiện tụng về một vấn đề mà người
đó có thể được hưởng quyền miễn trừ tài phán theo Điều 43, thì người đó không được quyền
miễn trừ tài phán nữa đối với mọi sự phản tố trực tiếp liên quan đến đơn khởi tố.
4. Việc từ bỏ quyền miễn trừ tài phán về một vụ tố tụng dân sự hay hành chính không được
coi bao hàm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành bản án : đối với những
biện pháp đó, cần phải từ bỏ quyền miễn trừ riêng.
Điều 46. Miễn thủ tục đăng ký ngoại kiều và miễn giấy cho phép cư trú
1. Các viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự cũng như những thành viên gia đình họ trong
cùng một hộ sẽ được miễn trừ tất cả các nghĩa vụ theo luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự đối với
việc đăng ký ngoại kiều và lấy giấy cho phép cư trú.
2. Tuy nhiên những điều quy định trong đoạn 1 của Điều này không áp dụng đối với nhân
viên lãnh sự nào không phải là nhân viên trong biên chế của nước cử lãnh sự hoặc vẫn tiếp tục
làm việc tư kiếm lợi trong nước tiếp nhận lãnh sự hay đối với một thành viên của gia đình họ.
Điều 47. Miễn giấy phép lao động
1. Đối với những việc phục vụ cho nước cử lãnh sự, những thành viên cơ quan lãnh sự được
miễn mọi nghĩa vụ về việc lấy giấy cho phép lao động mà luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự quy
định đối với việc tuyển dụng nhân công nước ngoài.
2. Những nhân viên phục vụ riêng của viên chức lãnh sự và của nhân viên lãnh sự, nếu không
trực tiếp làm thêm việc gì khác để kiếm lời tại nước tiếp nhận lãnh sự, sẽ được miễn trừ nghĩa
vụ nói ở đoạn 1 của Điều này.
Điều 48. Miễn chế độ bảo hiểm xã hội
1. Với điều kiện theo đúng những quy định ở đoạn 3 của Điều này, thành viên cơ quan lãnh
sự đối với những việc phục vụ cho nước cử lãnh sự, và những thành viên gia đình cùng sống
trong hộ với họ được miễn những quy định về bảo hiểm xã hội có thể đang thi hành trong nước
tiếp nhận lãnh sự.
2. Việc miễn trừ quy định ở đoạn 1 của Điều này cũng áp dụng cho những viên chức phục vụ
riêng giúp việc cho các thành viên cơ quan lãnh sự với điều kiện :
a) Họ không thuộc quốc tịch hoặc không cư trú thường xuyên trong nước tiếp nhận lãnh
sự.
b) Họ đã được hưởng các quy định về bảo hiểm xã hội hiện hành ở nước cử lãnh sự hoặc
ở một nước thứ ba.
3. Những thành viên cơ quan lãnh sự có thuê những người không được miễn trừ theo đoạn 2
của điều này, phải tôn trọng những nghĩa vụ mà các quy định về bảo hiểm xã hội ở nước tiếp
nhận lãnh sự đặt ra đối với những người thuê mướn người.
4. Việc miễn trù quy định ở các đoạn 1 và 2 của Điều này sẽ không gạt bỏ việc tự nguyện
tham gia chế dộ bảo hiểm xã hội của nước tiếp nhận lãnh sự, miễn là việc tham gia đó được nước
ấy cho phép.
Điều 49. Miễn thuế
1. Các viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và các thành viên trong gia đình cùng sống với
họ được miễn mọi thứ thuế và lệ phí đánh vào thân thể và tài sản do Nhà nước , dịa phương hoặc
118
thành phố thu, trừ :
a) Thuế gián thu thuộc loại thường tính gộp váo giá cả hàng hoá hay giá phục vụ ;
b) Thuế hoặc lệ phí đánh vào bất động sản của tư nhân trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh
sự, nhưng phải theo đúng những quy điều quy định ở Điều 32.
c) Thuế do nước tiếp nhận lãnh sự đánh vào nhà đất vào việc thừa kế di sản và vào việc
chuyển giao tài sản, theo đúng những quy định ở đoạn (b) Điều 51 ;
d) Thuế và lệ phí đánh vào lợi tức riêng , kể cả tiền lời và tư bản thu được ở nước tiếp
nhận lãnh sự và thuế đánh vào tư bản thuộc về số vốn đầu tư vào những công trình thương mại
hoặc tài chính ở nước tiếp nhận lãnh sự ;
e) Thuế và lệ phí thu về tiền công đối với những việc phục vụ cụ thể.
f) Thuế trước bạ, lệ phí của Toà án, thuế cầm cố bất động sản và thuế tiệm thu, trừ những
quy định của Điều 32.
2. Những nhân viên phục vụ được miễn thuế và lệ phí đánh vào tiền công của họ.
3. Những nhân viên cơ quan lãnh sự thuê nguời làm tiền mà tiền lương hay tiền công của họ
được miễn thuế lợi tức ở nước tiếp nhận lãnh sự thì phải tôn trọng những nghĩavụ về thu thuế
lợi tức do Luật lệ của nước đó quy định cho những người chủ.
Điều 50. Miễn thuế quan và khám xét thuế quan
1. Theo đúng luật lệ mà nước đó có thể đề ra, nước tiếp nhận lãnh sự cho phép nhập khẩu và
cho miễn tất cả các thứ thuế quan và các lệ phí liên quan, trừ những tiền cước kho, cước vận
chuyển và cước phí về những việc phục vụ tương tự đối với :
a) Các vật phẩm dùng váo tiền công của cơ quan lãnh sự ;
b) Các vật phẩm dùng cho cá nhân lãnh sự, cho thành viên gia đình cùng sống trong hộ
với họ, kể cả những vật phẩm dùng vào việc thiết lập chỗ ở khi mới đến. Những vật phẩm tiêu
thụ không được quá số lượng cần thiết cho việc tiêu dùng trực tiếp của những người hữu quan.
2. Các nhân viên lãnh sự sẽ được hưởng những quyền ưu đãi và quyền miễn thuế quy định ở
đoạn 1 của Điều này đối với vật phẩm nhập khẩu lúc mới đến.
3. Hành lý và cá nhân đi theo viên chức lãnh sự và thành viên gia đình họ cùng sống trong hộ
được miễn khám xét thuế quan. Chỉ có thể khám hành lý đó khi có lý do chắc chắn để tin rằng
trong đó có chứa những vật phẩm khác số vật phẩm nêu ở phần (b) của đoạn 1 của Điều này,
hoặc những vật phẩm mà luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự cấm nhập hoặc cấm xuất khẩu hoặc
những vật phẩm phải tuân theo luật lệ cách ly để phòng dịch. Việc khám xét như thế phải tiến
hành trước mặt viên chức lãnh sự đó hoặc người hữu quan trong gia đình họ.
Điều 51. Di sản của một thành viên cơ quan lãnh sự hoặc một thành viên gia đình người
đó
Trong trường hợp một nhân viên cơ quan lãnh sự hoặc một thành viên gia đình cùng sống với
người đó bị chết, nước tiếp nhận lãnh sự :
a) Sẽ cho phép xuất khẩu những động sản của người chết, trừ các thứ động sản đã sở hữu
ở nước tiếp nhận lãnh sự mà bị cấm xuất khẩu lúc người đó chết.
b) Sẽ không thu các khoản thuế thừa kế hoặc di chuyển thuộc Trung ương, địa phương hoặc
thành phố đánh vào động sản sở dĩ có ở trong nước tiếp nhận lãnh sự là do sự có mặt ở nước đó
của người đã chết với tư cách là một thành viên cơ quan lãnh sự.
119
Điều 52. Miễn tạp dịch và các thứ đóng góp
Nước tiếp nhận lãnh sự miễn cho thành viên cơ quan lãnh sự và những thành viên gia đình họ
cùng sống trong hộ với họ mọi tạp dịch, mọi việc phục vụ công cộng bất kỳ là loại gì, và những
nghĩa vụ quân sự như trưng dụng, đóng góp về quân sự và cho đóng quân trong nhà mình.
Điều 53. Bắt đầu hưởng và chấm dứt việc hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự
1. Mỗi thành viên cơ quan lãnh sự đều được hưởng những quyền ưu đãi và quyền miễn trừ
quy định trong Công ước này kể từ khi bước chân vào lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự để nhận
chức, nếu đã ở trên lãnh thổ nước đó, thì kể từ khi bắt đầu nhận chức ở cơ quan lãnh sự.
2. Những thành viên trong gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong hộ với
họ và những nhân viên phục vụ riêng của người đó được hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn trừ
quy định trong Công ước này kể từ ngày nhân viên đó được hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn
trừ theo đoạn 1 của Điều này hoặc ngày những người đó đến lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự
hoặc ngày họ trở thành thành viên của gia đình đó hoặc được mướn vào giúp việc.
3. Khi một thành viên cơ quan lãnh sự thôi công tác thì quyền ưu đãi và quyền miễn trừ của
người đó và của thành viên gia đình cùng sống trong hộ và của nhân viên phục vụ riêng của
người đó thông thường là chấm dứt kể từ ngày đương sự rời khỏi nước tiếp nhận lãnh sự hoặc
ngày cuối cùng của một thời hạn hợp lý để rời nước đó, ngay cả trong trường hợp có xung đột
vũ trang. Đối với trường hợp những người nêu ở đoạn 2 của Điều này, họ sẽ thôi không được
hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn trừ nữa khi họ không còn là người trong hộ hoặc không còn
giúp việc cho một thành viên cơ quan lãnh sự nữa. Tuy nhiên, nếu những người đó muốn rời
khỏi nước tiếp nhận lãnh sự trong một thời gian hợp lý thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và
quyền miễn trừ cho đến lúc đi.
4. Tuy nhiên, đối với những hành động của một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh
sự trong hki thừa nhiệm vụ thì quyền miễn trừ tài phán sẽ tiếp tục tồn tại vô thời hạn.
5. Trong trường hợp một thành viên cơ quan lãnh sự chết, thì người trong gia đình cùng sống
với người đó vẫn tiếp tục được hưởng đặc quyền và quyền miễn trừ ngày rời khỏi nước tiếp
nhận lãnh sự hoặc ngày cuối cùng của một thời hạn hợp lý để rời khỏi nước đó.
Điều 54. Nghĩa vụ của những nước thứ ba
1. Nếu trên đường đi nhận nhiệm vụ hoặc trở về cương vị công tác của mình hoặc trên đường
về nước cử lãnh sự, một viên chức lãnh sự đi ngang qua hoặc lưu lại ở một nước thứ ba đã cấp
cho viên chức này thị thực, nếu cần thị thực, thì nước thứ ba ấy dành cho viên chức lãnh sự đó
mọi quyền ưu đãi và quyền miễn quy định trong các điều khoản khác của Công ước này mà có
thể cần phải có để quá cảnh hoặc trở về. Điều này được áp dụng cho trường hợp thành viên gia
đình cùng sống với viên chức lãnh sự đó và được hưởng những quyền ưu đãi miễn trừ, những
người này cùng cùng đi với viên chức đó hoặc đi riêng để sang theo viên chức đó hoặc trở về
nước cử lãnh sự.
2. Trong những hoàn cảnh tương tự nêu ở đoạn 1 của Điều này, các nước thứ ba không cản
trở việc các thành viên khác của cơ quan lãnh sự hoặc thành viên gia đình cùng sống với họ quá
cảnh lãnh thổ của nước đó.
3. Đối với thư từ chính thức và những liên lạc chính thức khác có tính chất quá cảnh, kể cả
những bức điện mật mã và mã số, các nước thứ ba phải dành quyền tự do và sự bảo vệ giống
như nước tiếp
nhận lãnh sự phải dành theo Công ước này. Đối với giao thông viên lanh sự đã được cấp thị
thực (nếu cần thị thực) và đối với quá cảnh, các nước thứ ba sẽ dành quyền quá cảnh bất khả
120
xâm phạm và sự bảo vệ giống như nước tiếp nhận lãnh sự phải dành theo Công ước này.
4. Những nghĩa vụ của nước thứ ba quy định ở các đoạn 1, 2 và 3 của Điều này cũng áp dụng
đối với những người đã đề cập trong các quy định trên, đối với sự liên lạc chính thức và những
va-li lãnh sự ở vào trường hợp không thể tránh khỏi ở trên lãnh thổ nước thứ ba.
Điều 55. Tôn trọng luật lệ nước tiếp nhận lãnh sự
1. Trường hợp không phương hại đến đặc quyền và quyền miễn trừ của mình, tất cả những
người được hưởng quyền đó đều có nhiệm vụ tôn trọng luật lệ nước tiếp nhận lãnh sự. Hô cũng
có bổn phận không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước đó.
2. Không được dùng cơ quan lãnh sự vào mục đích không phù hợp với chức năng lãnh sự.
3. Những quy định ở đoạn 2 của Điều này không loại trừ khả năng đặt trụ sở những cơ quan
hoặc đại lý khác trong một bộ phận của toà nhà mà cơ quan lãnh sự đặt trụ sở, miễn là những
chỗ dành cho các cơ quan đoá tách riêng những chỗ dành cho cơ quan lãnh sự. Trong trường
hợp đó, theo mục đích của Công ước này, các cơ quan nói trên không được coi là 1 bộ phận của
trụ sở cơ quan lãnh sự.
Điều 56. Bảo hiểm đối với những tổn hại gây ra cho bên thứ ba
Những nhân viên cơ quan lãnh sự phải tuân thủ theo mọi nghĩa vụ mà luật lệ nước tiếp nhận
lãnh sự đặt ra về vấn đề bảo hiểm đối với trách nhiệm dân sự trong việc sử dụng xe cộ, tàu
thủy hoặc máy bay.
Điều 57. Những quy định riêng biệt về hoạt động tự kiếm lợi
1. Viên chức lãnh sự chuyên nghiệp không hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại gì ở nước
tiếp nhận lãnh sự để kiếm lợi cho cá nhân.
2. Những người sau đây sẽ không được hưởng những quyền ưu đãi và quyền miễn trừ quy
định ở Chương này.
a) Nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ làm việc tự kiếm lợi ở nước tiếp nhận lãnh sự ;
b) Những thành viên trong gia đình của một người nêu ở phần “a” của đoạn này hoặc những
người phục vụ riêng của họ ;
c) Những thành viên trong gia đình của một thành viên cơ quan lãnh sự mà bản thân người đó
làm việc tự kiếm lời ở nước tiếp nhận lãnh sự.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG CHO VIÊN CHỨC LÃNH SỰ DANH DỰ VÀ CÁC CƠ QUAN
LÃNH SỰ DO HỌ ĐỨNG ĐẦU
Điều 58. Quy định chung về những bảo đảm dễ dàng quyền ưu đãi và quyền miễn trừ
1. Các Điều 28, 29, 30, 34, 35, 36, 37, 38, 39 đoạn 3 của Điều 54 và các đoạn 2 và 3 của Điều
55 sẽ áp dụng đối với các cơ quan lãnh sự do một viên chức lãnh sự đứng đầu. Ngoài ra về
những bảo đảm dễ dàng, quyền ưu đãi và quyền miễn trừ của những cơ quan lãnh sự như vậy,
sẽ áp dụng các Điều 59, 60, 61, 62.
2. Các Điều 42, 43 đoạn 5 của Điều 44, các Điều 45 và 53 và đoạn 1 của Điều 55 sẽ áp dụng
với viên chức lãnh sự danh dự. Ngoài ra về những bảo đảm dễ dàng, quyền ưu đãi và quyền
miễn trừ, của những viên chức lãnh sự như vậy sẽ áp dụng các Điều 63, 64, 65, 66 và 67.

121
3. Những quyền ưu đãi và quyền miễn trừ quy định trong Công ước này sẽ không áp dụng
cho những thành viên gia đình một viên chức lãnh sự danh dự hoặc một nhân viên lãnh sự làm
việc tại một cơ quan lãnh sự do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
4. Hai cơ quan lãnh sự ở hai nước khác nhau và đều do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu
không được trao đổi va-li lãnh sự cho nhau nếu không được sự đồng ý của hai nước tiếp nhận
lãnh sự hữu quan.
Điều 59. Bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự
Nước tiếp nhận lãnh sự sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ trụ sở một cơ quan lãnh
sự do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu chống mọi sự xâm phạm hoặc làm hư hại và mọi
sự gây rối trật tự hoặc làm tổn hại phẩm cách danh dự của cơ quan lãnh sự.
Điều 60. Miễn thuế đối với trụ sở cơ quan lãnh sự
1. Trụ sở một cơ quan lãnh sự do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu thuộc quyền sở
hữu của nước cử lãnh sự do nước cử lãnh sự thuê sẽ được miễn thuế và cước phí của Nhà nước,
của địa phương hoặc của thành phố trừ những khoản tiền do trả công thuê làm những công việc
cụ thể nào đó.
2. Việc miễn thuế quy định ở đoạn 1 của Điều này không áp dụng đối với những thứ thuế và
cước phí mà theo luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự, người ký hợp đồng với nước cử lãnh sự
phải trả.
Điều 61. Quyền bất khả xâm phạm đối với thư từ, hồ sơ và tài liệu lãnh sự
Thư từ, hồ sơ và tài liệu của một cơ quan lãnh sự do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu
là bất khả xâm phạm bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu miễn là để riêng không lẫn lộn với thư từ
riêng của người đứng đầu co quan lãnh sự và của bất cứ người nào làm việc với người đó, cùng
các vật liệu, sách hoặc tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp hoặc việc thương mại của họ.
Điều 62. Miễn thuế quan
Theo đúng các luật lệ của mình có thể ban hành, nước tiếp nhận lãnh sự sẽ cho phép nhập và
cho miễn mọi thuế quan và cước phí có liên quan ngoài những khoản cước phí về kho, về vận
chuyển và về những công việc tương tự đối với những hàng sau đây, miễn là những hàng đó
dùng vào việc công của một cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu : Quốc
huy, cớ, biển hiệu, con dấu, sách, tài liệu in dùng vào việc công, bàn ghế, trang bị của cơ quan
và những vật dùng tương tự do nước cử lãnh sự cung cấp hay mua sắm cho cơ quan lãnh sự.
Điều 63. Về tố tụng hình sự
Khi một thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với một viên chức lãnh sự danh dự thì người đó
phải ra trước nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng sẽ được tiến hành với sự
tôn trọng người đó vì cương vị chính thức của họ và trừ khi người đó đang bị bắt hoặc giam giữ,
càng ít gây trở ngại đến việc thực hành nhiệm vụ lãnh sự của người đó càng tốt. Khi cần tạm
giam giữ một viên chức lãnh sự danh dự, thủ tục tố tụng áp dụng đối với người đó phải bắt đầu
ngay trong một thời gian ngắn nhất.
Điều 64. Bảo vệ viên chức lãnh sự danh dự
Nước tiếp nhận lãnh sự có nhiệm vụ bảo vệ viên chức lãnh sự danh dự ở mức độ cần thiết vì
cương vị chính thức của người đó.

Điều 65. Miễn việc đăng ký ngoại kiều và miễn giấy phép cư trú
122
Trừ những viên chức lãnh sự danh dự tiếp tục có hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại ở
nước tiếp nhận lãnh sự để kiếm lợi riêng, các viên chức lãnh sự danh dự được miễn mọi nghĩa
vụ theo luật lệ của Nhà nước tiếp nhận lãnh sự về đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú.
Điều 66. Miễn thuế
Viê chức lãnh sự danh dự được miễn mọi thứ thuế và cước phí đánh vào tiền lương và phụ cấp
mà họ lĩnh của nước cử lãnh sự về việc thừa hành chức năng lãnh sự.
Điều 67. Miễn tạp dịch và các thứ đóng góp
Nước tiếp nhận lãnh sự miễn cho các viên chức lãnh sự danh dự mọi việc đóng góp công sức
thuộc bất cứ loại gì và miễn những nghĩa vụ quân sự như là trưng dụng, đóng góp quân sự và
cho đóng quân trong nhà mình.
Điều 68. Tính chất không bắt buộc của chế định lãnh sự danh dự
Mọi nước có quyền tự do định đoạt về việc cử hoặc nhận viên chức lãnh sự danh dự.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 69. Những đại lý lãnh sự không phải là người đứng đầu cơ quan lãnh sự
1. Mọi nước có quyền tự do quyết định về việc lập hoặc nhận những cơ quan đại lý lãnh sự
đang dưới quyền quản lý của những cơ quan đại lý lãnh sự mà nước cử lãnh sự không bổ nhiệm
với cương vị đứng đầu cơ quan lãnh sự.
2. Nước cử và nước tiếp nhận lãnh sự sẽ thoả thuận với nhau quy định những điều kiện hoạt
động của cơ quan đại lý lãnh sự theo đoạn 1 của Điều này và những quyền ưu miễn trừ mà những
đại lý lãnh sự phụ trách cơ quan đó được hưởng.
Điều 70. Phái đoàn ngoại giao thi hành chức năng lãnh sự
1. Trong chừng mực, nói chung, của nó cho phép những điều kiện quy định của Công ước
này cũng áp dụng cho việc thi hành chức năng lãnh sự của một phái đoàn ngoại giao.
2. Phải báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận lãnh sự hoặc cho nhà đương cục do Bộ đó chỉ
định, tên của các thành viên của phái đoàn ngoại giao được cử vào bộ phận lãnh sự hoặc được
cử phụ trách việc thi hành chức năng lãnh sự của phái đoàn.
3. Trong khi thi hành chức năng lãnh sự, một phái đoàn ngoại giao có thể giao dịch với:
a. Những chức trách địa phương của khu vực lãnh sự:
b. Những nhà đương cục Trung ương của nước tiếp nhận lãnh sự, nếu luật lệ và tập quán
của nước này hoặc những hiệp định quốc tế có liên quan cho phép;
c. Những quyền ưu đãi và quyền miễn trừ của thành viên một phái đoàn ngoại giao ghi ở
đoạn 2 của Điều này vẫn được những quy tắc của luật pháp quốc tế về quan hệ ngoại giao quy
định.
Điều 71. Những người dân và kiều dân thường trú ở nước tiếp nhận lãnh sự
1. Không kể những điều kiện dễ dàng, những quyền ưu đãi và quyền miễn trừ mà nước tiếp
nhận lãnh sự có thể cho hưởng thêm, các viên chức lãnh sự là người dân hoặc kiều dân thường
trú ở nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ tài phán và quyền bất khả xâm phạm về thân thể
đối với những hành động chính thức thực hiện trong khi thừa hành chức trách và quyền ưu đãi
quy định trong đoạn 3 của Điều 44. Đối với những viên chức lãnh sự này, nước tiếp nhận lãnh

123
sự cũng có nghĩa vụ quy định ở Điều 42. Nếu có truy tố một viên chức lãnh sự như vậy về hình
sự, cần phải bảo đảm ít gây trở ngại cho việc thực hành chức năng lảnh sự của người đó bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu, trừ khi người đó bị bắt hoặc bị giam giữ.
2. Những thành viên khác của cơ quan lãnh sự là người dân hoặc kiều dân thường trú của
nước tiếp nhận lãnh sự và những thành viên gia đình họ, cũng như những thành viên gia đình
các viên chức lãnh sự nêu ở đoạn 1 của Điều này, chỉ được hưởng những sự dễ dàng, quyền ưu
đãi và quyền miễn trừ trong chừng mực nước tiếp nhận lãnh sự dành cho họ. Những thành viên
gia đình của một thành viên cơ quan lãnh sự và những người phục vụ riêng mà người dân hoặc
kiều dân thường trú ở nước tiếp nhận lãnh sự cũng chỉ được hưởng những sự dễ dàng, đặc quyền
và quyền miễn trừ trong chừng mực nước tiếp nhận lãnh sự phải thi hành quyền tài phán của
mình đối với những người đó sao cho không gây trở ngại quá đáng đối với việc thực hành chức
năng của cơ quan lãnh sự.
Điều 72. Không phân biệt đối xử
1. Trong khi thi hành các điều khoản của Công ước này, nước tiếp nhận lãnh sự không phân
biệt đối xử giữa các nước.
2. Tuy nhiên, không nên cho là có sự phân biệt đối xử khi :
a) Nước tiếp nhận lãnh sự áp dụng một trong những điều khoản của Công ước này một
cách hạn chế vì điều khoản đó đã được áp dụng một cách hạn chế đối với cơ quan lãnh sự của
họ trong nước cử lãnh sự.
b) Do tập quán hay do thỏa thuận với nhau, có những nước đối xử với nhau rộng rãi hơn
những điều khoản của Công ước này quy định.
Điều 73. Quan hệ giữa Công ước này và các hiệp định quốc tế khác
1. Những điều khoản của Công ước này không ảnh hưởng gì đến những hiệp định quốc tế
khác đang có hiệu lực giữa những nước tham gia các hiệp định đó.
2. Không một điều khoản nào của Công ước này có thể ngăn trở các nước ký kết những hiệp
định quốc tế xác nhận, bổ sung, hoặc mở rộng, hoặc phát triển những điều khoản của Công ước
này.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 74. Việc ký
Công ước này sẽ để ngỏ nhằm lấy chữ ký của tất cả các nước hội viên Liên hợp Quốc quốc hoặc
hội viên của bất cứ cơ quan chuyên môn nào của Liên hợp quốc cũng như của những bên tham
gia quy chế của Toà án quốc tế và của bất cứ nước nào khác được Đại hội đồng Liên hợp quốc
mới tham gia Công ước này như sau: cho đến ngày 31-10-1963 tại Bộ Ngoại giao Liên bang
Công hoà Aùo và sau đó cho đến ngày 31-3-1964 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-Oóc.
Điều 75. Phê chuẩn
Công ước này sẽ phải được phê chuẩn, các thư phê chuẩn sẽ phải nộp cho Tổng thư ký Liên
hợp quốc.
Điều 76. Tham gia Công ước
Bất cứ nước nào thuộc một trong bốn loại nêu trên ở Điều 74 cũng có thể tham gia Công ước
này. Văn kiện xin tham gia sẽ nộp Tổng thư ký Liên hợp quốc.

124
Điều 77. Bắt đầu có hiệu lực
1. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi sau khi nộp thư phê chuẩn hoặc
văn kiện xin tham gia thứ hai mươi hai đã nộp Tổng thư ký Liên hợp quốc.
2. Đối với những nước phê chuẩn hoặc xin tham gia Công ước, sau khi nộp thư phê chuẩn
hoặc văn kiện xin tham gia Công ước thứ hai mươi hai, Công ước sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ
ngày thứ ba mươi, sau ngày nước đó nộp thư phê chuẩn hoặc văn kiện xin tham gia.
Điều 78. Việc thống nhất của Tổng thư ký
Tổng thư ký Liên hợp quốc thông đạt cho tất cả các nước thuộc một trong bốn loại nêu ở Điều
74.
a) Việc ký Công ước này và việc nộp thư phê chuẩn hoặc văn kiện xin tham gia, theo các
Điều 74, 75 và 76.
b) Ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực, theo Điều 77.
Điều 79. Văn bản chính thức
Nguyên văn Công ước này gồm các bản viết bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga
và Tây Ban Nha đều có giá trị như nhau sẽ do Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu. Tổng thư ký
Liên hợp quốc sẽ cho sao y bản chính gửi cho tất cả các nước thuộc một trong bốn loại nêu ở
Điều 74.
Để làm bằng chứng những đại biểu toàn quyền ký tên dưới đây được phép của Chính phủ
mình, đã ký vào Công ước này.
Ngày 24 tháng 2 năm 1973

125
LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 2016

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật điều ước quốc tế.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực
hiện điều ước quốc tế.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp
luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận,
nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước
quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ
thể của pháp luật quốc tế.
4. Tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ.
5. Ký kết là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn
kiện tạo thành điều ước quốc tế.
6. Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện, bao gồm
ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ước quốc tế phải phê
chuẩn hoặc phê duyệt.
7. Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để
xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký
là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
8. Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự
ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
9. Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước
quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp
nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ký điều ước quốc tế
đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.

126
11. Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế là việc trao đổi thư, công hàm hoặc văn kiện
có tên gọi khác tạo thành điều ước quốc tế hai bên giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và bên ký kết nước ngoài.
12. Chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện nhằm thể hiện cam kết
chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điều ước quốc tế, bao gồm
ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế, phê
duyệt điều ước quốc tế, trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế, gia nhập điều ước quốc tế
hoặc hành vi khác theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
13. Giấy ủy quyền là văn bản xác nhận người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định
đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp
lý liên quan đến việc đàm phán, ký điều ước quốc tế.
14. Giấy ủy nhiệm là văn bản xác nhận người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định
đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham dự hội nghị quốc tế nhiều bên để
thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, thông qua văn bản điều
ước quốc tế hoặc để thực hiện quy định của điều ước quốc tế.
15. Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước
ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc
thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế.
16. Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc
Chính phủ thực hiện để từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
17. Tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc
Chính phủ thực hiện để tạm dừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
18. Từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc
Chính phủ thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những
nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 4. Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

127
c) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập,
tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc
phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
d) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước
ngoài.
2. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước
ngoài.
Điều 5. Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
với bên ký kết nước ngoài.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các văn bản có giá
trị ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ đề
xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
4. Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu, chấp nhận hoặc phản
đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên thì trong hồ
sơ trình phải có dự thảo văn bản liên quan đến bảo lưu, tuyên bố đó bằng tiếng Việt và tiếng
nước ngoài được sử dụng để thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
5. Bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấy điều ước quốc
tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên
ký kết nước ngoài.
Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng
trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc
kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều
ước quốc tế đó.
Điều 7. Giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn
đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát
hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế tuân theo quy định
của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.

128
Chương II
KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Mục 1. ĐÀM PHÁN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 8. Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất), căn cứ vào nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ
tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng Chính
phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên
quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền
quốc gia.
Điều 9. Chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế và thực hiện các công
việc sau đây:
a) Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác
của điều ước quốc tế;
b) Rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều
ước quốc tế dự kiến đàm phán;
c) Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều ước quốc tế.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả
lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc
đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết
thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Điều 11. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế
1. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều
ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng,
an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; kết quả rà soát sơ bộ quy
định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm
phán; kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình,
tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều
ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán.
129
Điều 12. Tổ chức đàm phán điều ước quốc tế
1. Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ
tịch nước. Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Căn cứ vào quyết định của cơ quan quy định tại Điều 10 của Luật này, cơ quan đề xuất chủ
trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương
án đàm phán, dự thảo điều ước quốc tế của phía Việt Nam và thành phần đoàn đàm phán.
3. Cơ quan đề xuất chủ trì tham vấn tổ chức đại diện đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán.
4. Cơ quan đề xuất kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong quá
trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý.
5. Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về
việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.
Mục 2. ĐỀ XUẤT KÝ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 13. Thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu hợp tác quốc tế, cơ quan quy định tại Điều 8 của
Luật này đề xuất để Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh
Nhà nước hoặc để Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Trước khi đề xuất ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức
có liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức có liên quan đã có ý kiến về việc đàm phán điều ước quốc
tế mà dự thảo điều ước quốc tế đề xuất ký có nội dung không thay đổi so với nội dung đàm phán
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì cơ quan đề xuất lấy ý kiến kiểm tra của
Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan,
tổ chức có liên quan khác.
4. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc theo thời hạn quy định tại khoản
1 Điều 18 và khoản 1 Điều 20 của Luật này.
Điều 14. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế
1. Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong
luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội hoặcđiều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan có thẩm
quyền quyết định ký điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này
trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Quy định này không áp dụng trong trường hợp
điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 29 của
Luật này.
2. Căn cứ vào ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký
điều ước quốc tế đó.

Điều 15. Thẩm quyền, nội dung quyết định ký điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
130
3. Việc quyết định ký điều ước quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản bao gồm các nội dung
sau đây:
a) Tên gọi, hình thức và danh nghĩa ký điều ước quốc tế;
b) Người đại diện, thẩm quyền của người đại diện trong việc ký điều ước quốc tế;
c) Bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều
ước quốc tế nhiều bên;
d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyết định hoặc kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước
quốc tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế phải được phê chuẩn
hoặc phê duyệt quy định tại Điều 28 và Điều 37 của Luật này.
Điều 16. Nội dung tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đề xuất ký điều ước quốc tế.
2. Nội dung chính của điều ước quốc tế.
3. Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, người đại diện ký, ngôn ngữ, hiệu lực, hình thức hiệu lực,
thời hạn hiệu lực và việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế.
4. Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
5. Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này.
6. Kiến nghị bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối
với điều ước quốc tế nhiều bên.
7. Đánh giá về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
8. Những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan đề xuất với cơ quan, tổ chức có liên quan,
giữa bên Việt Nam với bên ký kết nước ngoài và kiến nghị biện pháp xử lý.
Điều 17. Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Tờ trình của cơ quan trình theo nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của cơ quan,
tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và
kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.
3. Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động
khác của điều ước quốc tế.
4. Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong
cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật
Việt Nam.
6. Văn bản điều ước quốc tế.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế

131
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trong thời hạn 30 ngày trong trường hợp
thành lập Hội đồng kiểm tra quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nội dung kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm:
a) Sự cần thiết, mục đích ký điều ước quốc tế trên cơ sở đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và bên
ký kết nước ngoài;
b) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;
c) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh
vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, cấp ký, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bản điều ước
quốc tế;
e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất ký điều ước quốc tế;
g) Tính thống nhất của văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản điều ước quốc tế
bằng tiếng nước ngoài.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao thành lập Hội đồng kiểm tra để kiểm tra điều ước quốc tế.
Thành phần của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư
pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 19. Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế
1. Văn bản đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 2
Điều 18 của Luật này.
2. Dự thảo tờ trình Chính phủ về đề xuất ký điều ước quốc tế.
3. Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong
cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động
khác của điều ước quốc tế.
5. Ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức có liên quan.
6. Văn bản điều ước quốc tế.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định điều ước quốc tế trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 21 của Luật này hoặc trong thời hạn 60 ngày trong trường hợp
thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nội dung thẩm định điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tính hợp hiến;
b) Mức độ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế;

132
d) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện
điều ước quốc tế.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế do Bộ Tư pháp đề xuất ký, điều ước quốc tế đề xuất ký
còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp
thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định điều ước quốc tế.
Thành phần của Hội đồng thẩm định điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại
giao, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 21. Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định điều ước quốc tế, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 2
Điều 20 của Luật này;
b) Dự thảo tờ trình Chính phủ về đề xuất ký điều ước quốc tế;
c) Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật
Việt Nam;
d) Ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Văn bản điều ước quốc tế.
2. Số lượng hồ sơ gửi thẩm định là năm bộ.
Mục 3. ỦY QUYỀN ĐÀM PHÁN, KÝ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, ỦY NHIỆM THAM DỰ
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
Điều 22. Ủy quyền, ủy nhiệm
1. Trưởng đoàn đàm phán, người ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước phải được Chủ tịch
nước ủy quyền bằng văn bản.
2. Trưởng đoàn đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ phải được Thủ tướng Chính
phủ ủy quyền bằng văn bản. Người ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ phải được Chính
phủ ủy quyền bằng văn bản.
3. Trưởng đoàn tham dự hội nghị quốc tế phải được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm bằng văn
bản.
Trong trường hợp phải ủy nhiệm cho các thành viên của đoàn Việt Nam tham dự hội nghị quốc
tế theo quy định của hội nghị thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
4. Người được ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc
tế phải là lãnh đạo cơ quan đề xuất hoặc là người được cơ quan đề xuất trình cơ quan có thẩm
quyền quyết định.
5. Trong trường hợp cơ quan đề xuất không cử trưởng đoàn đàm phán, người ký điều ước quốc
tế hoặc trưởng đoàn tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài thì sau khi thỏa thuận với Bộ Ngoại
giao, cơ quan đề xuất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định ủy quyền hoặc ủy nhiệm cho
người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc
tế hoặc người đại diện khác làm trưởng đoàn đàm phán, người ký điều ước quốc tế hoặc trưởng
đoàn tham dự hội nghị quốc tế đó.
6. Việc cấp giấy ủy quyền, giấy ủy nhiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Luật
này.
133
Mục 4. TỔ CHỨC KÝ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 23. Rà soát, đối chiếu văn bản điều ước quốc tế
Trước khi tiến hành ký tắt điều ước quốc tế, ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phối hợp với
Bộ Ngoại giao và cơ quan nhà nước có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với
văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.
Điều 24. Ký điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục ký và văn
bản điều ước quốc tế, tổ chức ký điều ước quốc tế theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
2. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quyết định cho ký điều ước quốc tế
nhưng chưa thể tổ chức ký thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm kịp thời báo cáo và kiến nghị biện
pháp xử lý với Chính phủ, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao để phối hợp.
3. Trong trường hợp có những thay đổi liên quan đến danh nghĩa ký, quyền, nghĩa vụ của bên
Việt Nam, quy định trái hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định
trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc có những thay đổi cơ bản so
với nội dung văn bản điều ước quốc tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
cho ký thì cơ quan đề xuất phải trình lại về việc ký điều ước quốc tế theo quy định tại Mục 2
của Chương này.
4. Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về
việc ký điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.
Điều 25. Ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục ký và văn
bản điều ước quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho ký trong chuyến
thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt
Nam.
2. Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của điều ước quốc
tế, phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp
cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Điều 26. Trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi ký
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế hai bên được ký ở trong nước hoặc kể từ
ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước, cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ
Ngoại giao:
a) Bản chính điều ước quốc tế;
b) Bản dịch bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước
ngoài;
c) Bản ghi điện tử nội dung điều ước quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
d) Giấy ủy quyền hoặc bằng chứng về việc đại diện của phía nước ngoài có đủ thẩm quyền ký
điều ước quốc tế.
2. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện tại tổ
chức quốc tế ký điều ước quốc tế thì người ký có trách nhiệm báo cáo, gửi ngay bản sao điều
ước quốc tế đã ký cho Bộ Ngoại giao và bản chính điều ước quốc tế đến cơ quan đề xuất.
134
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được bản chính điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất thực
hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản sao điều ước quốc tế nhiều bên đã
được cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên chứng thực, cung cấp hoặc công bố, bản
dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt, bản ghi điện tử nội dung điều ước quốc tế bằng tiếng
Việt và tiếng nước ngoài trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế được ký ở trong
nước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước.
Điều 27. Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế
Việc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định từ Điều 8 đến
Điều 26 của Luật này.
Mục 5. PHÊ CHUẨN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 28. Các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn
1. Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.
2. Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
3. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Điều 29. Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập,
tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc
phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
2. Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 của Luật này, trừ các điều
ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên điều ước quốc tế được phê chuẩn, thời gian và địa điểm ký;
b) Nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối
với điều ước quốc tế nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác;
c) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyết định hoặc kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế được phê chuẩn;
d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc
hoàn thành thủ tục phê chuẩn và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;
đ) Toàn văn điều ước quốc tế bằng tiếng Việt dưới hình thức Phụ lục. Trong trường hợp điều
ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì Phụ lục là toàn văn điều ước quốc tế bằng
một trong số các ngôn ngữ ký và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
135
Điều 30. Đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều
ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức
có liên quan.
2. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đối với điều ước
quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.
3. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Điều 31. Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Tờ trình của cơ quan trình, trong đó có đánh giá tác động của điều ước quốc tế đối với Việt
Nam; kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản
đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên; kiến nghị
về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; kiến nghị sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
2. Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình,
tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện
điều ước quốc tế.
3. Văn bản điều ước quốc tế.
Điều 32. Phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế
1. Sự cần thiết phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế.
3. Tính hợp hiến và mức độ phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế.
5. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế.
Điều 33. Thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế
Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc
hội thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt
hiệu lực của Quốc hội.
Điều 34. Hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế
1. Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Báo cáo thuyết minh của Chính phủ.
3. Các tài liệu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật này.

136
Điều 35. Thủ tục thẩm tra điều ước quốc tế
1. Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước
quốc tế đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra điều ước quốc tế chậm nhất
là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp để thẩm tra điều ước quốc tế với sự tham gia của
cơ quan tham gia thẩm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm tra.
Điều 36. Trình tự Quốc hội xem xét, phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội
1. Chủ tịch nước trình bày về đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Đại diện Chính phủ hoặc đại diện cơ quan đề xuất trong trường hợp cơ quan đề xuất không
phải là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình bày báo cáo về điều ước quốc tế.
3. Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.
4. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về việc phê chuẩn điều ước quốc tế. Trước khi thảo
luận tại phiên họp toàn thể, việc phê chuẩn điều ước quốc tế có thể được thảo luận tại Tổ đại
biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này được trình bày bổ sung về
những vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo nghị quyết
về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
6. Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
Mục 6. PHÊ DUYỆT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 37. Các loại điều ước quốc tế phải được phê duyệt
Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước quốc tế sau đây phải
được phê duyệt:
1. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ
tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực;
2. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ.
Điều 38. Thẩm quyền phê duyệt, nội dung văn bản phê duyệt điều ước quốc tế
1. Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Văn bản phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm những nội dung tương tự văn bản phê chuẩn
điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.
Điều 39. Đề xuất phê duyệt điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định phê duyệt điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến
bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Điều 40. Hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế

137
Hồ sơ trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm các tài liệu tương tự hồ sơ
trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 31 của Luật này.
Mục 7. GIA NHẬP ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 41. Thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế
1. Cơ quan quy định tại Điều 8 của Luật này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu
cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ quyết định, trình Chủ tịch nước quyết
định hoặc trình để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định về việc gia nhập điều ước quốc tế
theo thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 43 của Luật này.
2. Trước khi đề xuất về việc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến bằng
văn bản của cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định
của Bộ Tư pháp.
3. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
4. Việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế mới để gia nhập điều ước quốc tế
được thực hiện theo quy định từ Mục 1 đến Mục 6 của Chương này.
Điều 42. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập điều ước quốc tế
1. Trước khi quyết định gia nhập điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định
trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan có thẩm
quyền quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 43 của Luật
này trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Quy định này không áp dụng trong trường
hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định gia nhập của Quốc hội quy định tại khoản 1
Điều 43 của Luật này.
2. Căn cứ vào ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định gia
nhập điều ước quốc tế đó.
Điều 43. Thẩm quyền, nội dung quyết định gia nhập điều ước quốc tế
1. Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1
Điều 29 của Luật này.
2. Chủ tịch nước quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật
này.
3. Chính phủ quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ trường hợp quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Văn bản quyết định gia nhập điều ước quốc tế bao gồm những nội dung tương tự văn bản phê
chuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.
Điều 44. Trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế
Trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế được thực hiện tương tự trình
tự, thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.
Điều 45. Hồ sơ trình về việc gia nhập điều ước quốc tế
1. Tờ trình của cơ quan trình có các nội dung tương tự quy định tại Điều 16 của Luật này.

138
2. Ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của cơ quan, tổ
chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; dự kiến
kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.
3. Văn bản điều ước quốc tế.
4. Danh sách các thành viên của điều ước quốc tế, văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế,
bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu, tuyên bố của các bên ký kết nước ngoài đối với điều
ước quốc tế, thủ tục pháp lý cần thiết và các thông tin khác liên quan đến việc gia nhập điều ước
quốc tế.
Điều 46. Trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi nhận được quyết định gia nhập
Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao văn bản điều ước quốc tế được cơ quan lưu
chiểu chứng thực, cung cấp hoặc công bố, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt, bản ghi
điện tử nội dung điều ước quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được quyết định gia nhập điều ước quốc tế của cơ quan có thẩm quyền.
Chương III
BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 47. Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước
quốc tế có quyền quyết định việc bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối
với điều ước quốc tế đó.
Điều 48. Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu
của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và hậu
quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê
chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế được phép
bảo lưu nhưng phải có sự chấp nhận của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra.
2. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế sau khi cơ
quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế
thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ngay khi nhận được thông tin về việc bên ký
kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình
bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại
giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Hồ sơ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều này
bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan đề xuất có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 49. Thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước
ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều
ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
2. Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối
với điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
139
3. Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với
điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
4. Việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài phải được thể hiện bằng
văn bản.
Điều 50. Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết
nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều
ước quốc tế khi phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được
tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu theo trình tự, thủ tục tương tự quy
định tại Điều 36 của Luật này.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước
ngoài đối với điều ước quốc tế khi quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước
quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu.
Điều 51. Rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo
lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên
quan.
2. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc
rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định. Trình tự,
thủ tục Quốc hội rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được thực hiện tương tự quy định tại
Điều 36 của Luật này.
3. Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo
lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
4. Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối
bảo lưu do Chính phủ quyết định.
5. Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản.
6. Hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu bao gồm:
a) Tờ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, hậu quả pháp lý của việc rút bảo lưu
hoặc rút phản đối bảo lưu;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Chương IV
HIỆU LỰC, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 52. Hiệu lực của điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định
của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.

140
Điều 53. Áp dụng tạm thời điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế hoặc một phần của điều ước quốc tế có thể được áp dụng tạm thời trong
thời gian hoàn thành thủ tục để điều ước quốc tế có hiệu lực theo quy định của điều ước quốc
tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế chấm dứt nếu bên Việt Nam thông báo cho bên ký
kết nước ngoài hoặc bên ký kết nước ngoài thông báo cho bên Việt Nam về việc chấm dứt áp
dụng tạm thời điều ước quốc tế đó, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác hoặc bên
Việt Nam và bên ký kết nước ngoài có thỏa thuận khác.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế có quyền quyết định áp
dụng tạm thời và chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế đó.
4. Hồ sơ trình về việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế tương tự hồ sơ quy định tại
Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
Điều 54. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc
theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Việc ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thực
hiện theo quy định tại Chương II của Luật này.
3. Thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong trường hợp không
ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được quy định như
sau:
a) Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn hoặc
quyết định gia nhập;
b) Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chủ tịch nước phê
chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chính phủ quyết định
phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
4. Văn bản quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn; thời gian, địa điểm ký và thời điểm
có hiệu lực;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thời gian gia hạn điều ước quốc tế;
c) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thực hiện như
sau:
a) Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và
cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều
ước quốc tế;
b) Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm c khoản
3 Điều này; trình Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định
tại điểm b khoản 3 Điều này;

141
c) Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm b
khoản 3 Điều này; trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy
định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm a khoản 3
Điều này theo trình tự, thủ tục tương tự trình tự, thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế quy định
tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.
6. Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết
điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp
lý của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình,
tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức; kiến nghị biện pháp xử lý;
c) Văn bản điều ước quốc tế;
d) Đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc
cơ quan nhà nước có liên quan của Việt Nam.
Điều 55. Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
1. Việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều
ước quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa
bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước
quốc tế được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc
tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều
ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước
quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước
quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn,
phê duyệt.
3. Văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc
tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện; thời
gian, địa điểm ký và thời hạn có hiệu lực;
b) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực
hiện điều ước quốc tế được thực hiện tương tự hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi,
bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này.
Điều 56. Thông báo liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan các nội dung sau đây:
142
1. Thông báo về ngày có hiệu lực của điều ước quốc tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận
được thông tin về việc điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
2. Thông báo về ngày có hiệu lực của tuyên bố bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, rút bảo lưu hoặc rút
phản đối bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên;
3. Thông báo về ngày chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế, về việc sửa đổi, bổ sung,
gia hạn điều ước quốc tế, việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều
ước quốc tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc chấm dứt áp dụng tạm thời, sửa đổi, bổ sung,
gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực.
Chương V
LƯU CHIỂU, LƯU TRỮ, SAO LỤC, ĐĂNG TẢI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 57. Lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên
Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chỉ định là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế đó.
Điều 58. Lưu trữ điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao lưu trữ bản chính điều ước quốc tế hai bên; bản sao điều ước quốc tế nhiều
bên mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được cơ quan lưu chiểu chứng
thực; văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán,
ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan.
2. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản chính hoặc bản sao được chứng thực
và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế, giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc
tế của phía nước ngoài theo thời hạn quy định tại Điều 26 và Điều 46 của Luật này.
Điều 59. Sao lục điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao sao lục điều ước quốc tế có hiệu lực gửi Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính
phủ để báo cáo, gửi cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện, gửi cơ quan Công báo trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản chính điều ước quốc tế hai bên và thông tin về việc
điều ước quốc tế có hiệu lực.
2. Bộ Ngoại giao sao lục điều ước quốc tế có hiệu lực gửi Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính
phủ để báo cáo, gửi cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện, gửi cơ quan Công báo trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế nhiều bên có chứng thực của
cơ quan lưu chiểu và thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về hiệu lực
của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 60. Đăng tải điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được
đăng tải trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cổng thông tin điện tử
của cơ quan đề xuất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước
ngoài hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp có yêu cầu không đăng tải điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ
quan, tổ chức có liên quan. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm thông báo nội dung phải thực hiện

143
cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quy định có liên quan của điều ước quốc
tế.
2. Cơ quan Công báo đăng tải điều ước quốc tế trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do
Bộ Ngoại giao gửi.
3. Cơ quan đề xuất đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trong
thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao
gửi. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì phải đăng tải cả
bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt.
4. Bộ Ngoại giao đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao trong
thời hạn 05 ngày kể từ ngày sao lục điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Điều 61. Cấp bản sao điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên được lưu trữ, lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy
định của pháp luật có liên quan.
Điều 62. Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở
dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toàn văn điều ước quốc tế, thông tin về hiệu lực của điều ước quốc tế được đăng tải theo quy
định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này được công khai trên Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương VI
THỦ TỤC ĐỐI NGOẠI
Điều 63. Cấp giấy ủy quyền, giấy ủy nhiệm
1. Bộ Ngoại giao cấp giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế, giấy ủy nhiệm tham dự hội
nghị quốc tế theo quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế, giấy ủy nhiệm
tham dự hội nghị quốc tế.
3. Trong trường hợp quyết định ủy quyền hoặc quyết định ủy nhiệm chưa xác định rõ người
được ủy quyền hoặc được ủy nhiệm, tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của điều
ước quốc tế thì chậm nhất là 05 ngày trước ngày đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc tham dự
hội nghị quốc tế, cơ quan đề xuất có trách nhiệm thông báo bằng văn bản những thông tin này
cho Bộ Ngoại giao để hoàn thành thủ tục cấp giấy ủy quyền hoặc giấy ủy nhiệm.
4. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm kịp thời trình Chủ tịch nước hoặc Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ quyết định trong trường hợp có sự thay đổi về người được ủy quyền hoặc người được
ủy nhiệm; Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục đối ngoại về cấp giấy ủy quyền hoặc giấy ủy nhiệm
theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này sau khi có quyết định của Chủ tịch nước hoặc
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

144
Điều 64. Thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan lưu chiểu điều ước quốc
tế nhiều bên về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được văn bản của Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ về việc phê chuẩn,
phê duyệt, quyết định gia nhập điều ước quốc tế.
2. Chủ tịch nước ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên. Nội dung văn kiện phê chuẩn
điều ước quốc tế hai bên bao gồm tên điều ước quốc tế, thời gian, địa điểm ký và các nội dung
cần thiết khác.
Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất tiến hành thủ tục trao đổi văn kiện phê chuẩn với
bên ký kết nước ngoài trong trường hợp điều ước quốc tế hai bên có quy định hoặc có thỏa thuận
với bên ký kết nước ngoài về việc phải hoàn thành thủ tục trao đổi văn kiện phê chuẩn để điều
ước quốc tế có hiệu lực.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhiều
bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Điều 65. Thủ tục đối ngoại về bảo lưu
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc
tế về bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký điều ước quốc tế đó.
2. Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về bảo lưu của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong văn kiện thông báo về việc phê chuẩn, phê
duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có điều khoản mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tuyên bố bảo lưu hoặc phải khẳng định lại bảo lưu đã tuyên bố khi ký điều ước quốc tế đó;
thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về việc chấp nhận hoặc phản đối
bảo lưu của bên ký kết nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi thông báo đó cùng với các văn kiện phê chuẩn, phê
duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo đối ngoại về bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, rút bảo lưu hoặc
rút phản đối bảo lưu gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế.
Điều 66. Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài quyết định của bên Việt Nam về việc chấm
dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế hoặc trả lời của bên Việt Nam đối với quyết định của bên
ký kết nước ngoài về việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 67. Thủ tục đối ngoại về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc
sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
đó.
2. Trường hợp cơ quan đề xuất thông báo trực tiếp cho bên ký kết nước ngoài thì phải thông
báo kết quả cho Bộ Ngoại giao ngay sau khi nhận được thông tin về hiệu lực của việc sửa đổi,
bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế.

145
Điều 68. Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực
hiện điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc
chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế hai bên mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình
chỉ thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Điều 69. Đăng ký điều ước quốc tế
Trong trường hợp phải đăng ký điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao đăng ký tại Ban thư ký của
Liên hợp quốc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chương VII
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT GỌN
Điều 70. Áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
1. Trình tự, thủ tục rút gọn đối với đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
được thực hiện theo quy định tại Chương này.
2. Không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn
điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của Quốc
hội.
3. Trình tự, thủ tục đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân
danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
Điều 71. Đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
Trong trường hợp cơ quan đề xuất xác định nội dung và tập hợp đầy đủ tài liệu cần thiết trong
hồ sơ đề xuất ký điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 17 của Luật này trước khi đàm phán
thì có thể đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế.
Điều 72. Đàm phán, ký điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Trình tự, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế trong các
trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế theo mẫu được quy định tại điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam với cùng một bên ký kết nước ngoài hoặc theo mẫu được cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận;
b) Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế được thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến;
b) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này, cơ quan
kiểm tra, cơ quan thẩm định điều ước quốc tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn
05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, đề nghị kiểm tra, thẩm định;
c) Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6
Điều 19 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các điểm a, b, d và đ
khoản 1 Điều 21 của Luật này;
146
đ) Hồ sơ trình về việc ký điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 6
Điều 17 của Luật này;
e) Tờ trình về việc ký điều ước quốc tế phải có đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh,
kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế, đánh giá sự tương thích của điều ước
quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định
của pháp luật Việt Nam.
Điều 73. Sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Đối với những sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế chỉ mang tính kỹ thuật và trong trường hợp
không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, cơ quan đề xuất không nhất thiết phải
lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan quy định tại điểm a khoản 5 Điều 54 của Luật này
trước khi trình Chính phủ. Trong trường hợp được lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách
nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ định cơ quan sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế thì cơ
quan đó quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, trừ trường hợp cơ quan có thẩm
quyền quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế có quyết định khác.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sửa
đổi, bổ sung điều ước quốc tế thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao và cơ quan có liên quan về
nội dung đã được sửa đổi, bổ sung.
4. Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm
các tài liệu quy định tại khoản 6 Điều 54 của Luật này, trừ ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên
quan.
Điều 74. Gia hạn điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Trong trường hợp việc gia hạn điều ước quốc tế chỉ mang tính chất kỹ thuật, cơ quan đề xuất
không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan quy định tại điểm a khoản 5
Điều 54 của Luật này.
2. Hồ sơ trình về việc gia hạn điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm các tài
liệu quy định tại khoản 6 Điều 54 của Luật này, trừ ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 75. Từ chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
Trong trường hợp từ chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, cơ quan có thẩm quyền quyết định
đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế gửi trả lại hồ sơ và yêu cầu cơ quan
trình thực hiện quy trình, thủ tục thông thường hoặc yêu cầu cơ quan trình bổ sung hồ sơ.
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 76. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế
1. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phê duyệt kế hoạch thực hiện, quyết định biện
pháp chỉ đạo, điều hành hoặc biện pháp khác để thực hiện điều ước quốc tế.
2. Sau khi lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan đề xuất căn cứ vào tính chất,
nội dung của điều ước quốc tế, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng kế hoạch thực hiện
điều ước quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông
báo của Bộ Ngoại giao về việc điều ước quốc tế có hiệu lực.

147
3. Trong trường hợp cơ quan đề xuất không phải là cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế,
cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc
tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp nhận sự ràng buộc
của điều ước quốc tế.
Cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan
đề xuất quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều này, Điều 79 và Điều 80 của Luật này.
4. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây:
a) Lộ trình thực hiện điều ước quốc tế;
b) Dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện điều
ước quốc tế;
c) Dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực
hiện điều ước quốc tế;
d) Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện điều
ước quốc tế;
đ) Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế.
5. Sau khi kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế được phê duyệt, cơ quan đề xuất và cơ quan, tổ
chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch đó.
Điều 77. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện điều ước quốc tế
1. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
2. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm điều ước
quốc tế.
3. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu; báo cáo
Chủ tịch nước theo yêu cầu về tình hình thực hiện điều ước quốc tế.
Trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế theo định kỳ
hàng năm hoặc theo yêu cầu của Quốc hội.
4. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Thống kê, rà soát điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện điều ước quốc tế
1. Đôn đốc việc xây dựng, trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật
để thực hiện điều ước quốc tế.
2. Thẩm định sự phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật với điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 79. Trách nhiệm của cơ quan đề xuất trong việc thực hiện điều ước quốc tế
1. Xây dựng lộ trình và biện pháp cụ thể để thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan mình đề xuất ký kết.
148
2. Kiến nghị hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện
điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan
mình đề xuất ký kết.
3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc tự mình tiến hành biện pháp chỉ đạo, điều hành hoặc
biện pháp khác để thực hiện điều ước quốc tế do cơ quan mình đề xuất ký kết.
4. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế có hiệu lực đối với
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan mình đề xuất ký kết.
5. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế do cơ quan mình
đề xuất ký kết bị vi phạm.
6. Xây dựng báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của mình gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào
ngày 15 tháng 11 hàng năm. Báo cáo của cơ quan đề xuất được xây dựng theo mẫu do Bộ Ngoại
giao ban hành.
Trong trường hợp có yêu cầu, cơ quan đề xuất báo cáo Chủ tịch nước, Chính phủ về tình hình
ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ quyết định cách hiểu và áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong
trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu và áp dụng quy định đó.
Điều 80. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan đề xuất thực hiện điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chương IX
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều 81. Nội dung quản lý nhà nước về điều ước quốc tế
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế.
2. Tổ chức và bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
3. Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
4. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về điều ước quốc tế.
5. Lưu trữ, lưu chiểu, sao lục, dịch, đăng tải và đăng ký điều ước quốc tế.
6. Thống kê, rà soát điều ước quốc tế.
7. Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
8. Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
9. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về điều ước quốc
tế.
149
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
11. Hợp tác quốc tế về công tác điều ước quốc tế.
Điều 82. Cơ quan quản lý nhà nước về điều ước quốc tế
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điều ước quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về điều ước
quốc tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về
điều ước quốc tế.
Điều 83. Kinh phí bảo đảm công tác điều ước quốc tế
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 84. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày
Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ
11 thông qua ngày 09 tháng 4 năm 2016.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Thị Kim Ngân

150
LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật biển Việt Nam.
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển
Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Điều 2. Áp dụng pháp luật
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ
quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt
Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982.
2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền
và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên
ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ
huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được
điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
5. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ của Nhà nước không
vì mục đích thương mại.
6. Tài nguyên bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước, đáy và
lòng đất dưới đáy biển.
7. Đường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển
1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù
hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
151
2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển.
3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện
pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và
thực tiễn quốc tế.
Điều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển
1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ
các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh
tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên
và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng
biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng,
chính sách, pháp luật về biển.
4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động
của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của
quốc gia ven biển có liên quan.
5. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng
cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân
lực biển.
6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế
độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
Điều 6. Hợp tác quốc tế về biển
1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực
trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các
bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự
cố tràn dầu;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.

152
Điều 7. Quản lý nhà nước về biển
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.
CHƯƠNG II: VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Điều 8. Xác định đường cơ sở
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính
phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ
sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Điều 9. Nội thuỷ
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ
của Việt Nam.
Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ
đất liền.
Điều 11. Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài
của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải
Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh
hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng
hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ
trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng
12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định
tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.

153
2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành
vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh
hải Việt Nam.
Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh
hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước
bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò,
khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trinh trên biển;
nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và
hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi
ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm d.ò sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên
cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên
cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp
đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt
Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được
thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.
Điều 17. Thềm lục địa
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt
Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì
thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100
hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền
tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không
154
có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm
bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp
khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương
hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên
cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật
quốc tế có liên quan.
Điều 19. Đảo, quần đảo
1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt
nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các
thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt
Nam.
Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của đảo, quần đảo
1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì
không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các
đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được
thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.
Điều 21. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.
2. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14,
16 và 18 của Luật này.
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Điều 22. Quy định chung
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân
155
hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật
quốc tế có liên quan.
Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải
1. Đi qua lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các
mục đích sau:
a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình
cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;
b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến
hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.
2. Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố
bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp
nạn.
3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc
phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài
trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt
Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định
trong Hiến chương Liên hợp quốc;
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp
luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
k) Đánh bắt hải sản trái phép;
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công
trình khác của Việt Nam;
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Điều 24. Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước
ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao
thông;
b) Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;
156
c) Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
đ) Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;
e) Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.
2. Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất
phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo
hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên
quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt
Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp
dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp
phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay
khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây
ra rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường.
Điều 25. Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua
không gây hại
1. Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải
phục vụ cho việc đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Tàu thuyền nước ngoài chở dầu hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất
phóng xạ, chất độc hại hay nguy hiểm khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có thể
bị buộc phải đi theo tuyến hàng hải quy định cụ thể cho từng trường hợp.
Điều 26. Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải
1. Để bảo vệ chủ quyền, quốc ph.ng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ
tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng
chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động
trong lãnh hải Việt Nam.
2. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo
quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông
báo hàng hải”, theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc
thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Điều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam
1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một
công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu
của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo
thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.
2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi
157
trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài
nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật Việt
Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt
Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng
biển Việt Nam
Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm
pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu
các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu
đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của
lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt
Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc
gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây
ra cho Việt Nam.
Điều 29. Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong
nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam
Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài
phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được
phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của
quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
Điều 30. Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có
quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền
nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.
2. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng
không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có
quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;
b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt
Nam;
c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu
thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu
thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội
đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ
một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường
hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc
gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này.

158
4. Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam
và pháp luật quốc tế có liên quan.
Điều 31. Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong
lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự
đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.
2. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử
lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy,
trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách
nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt
Nam.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu
thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu
trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.
Điều 32. Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hay
trong công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ
được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật
quốc tế có liên quan.
Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ
1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần
sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông
báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết.
2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu
cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu
thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm
nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở
trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết.
3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc
tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên
biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt
động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp,
trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác.
5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng
biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy
hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó.
Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp
và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận
giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc
159
thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế có liên quan.
7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục
hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân
theo các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
Điều 34. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển
1. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:
a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động b.nh
thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và
sử dụng biển;
b) Các loại báo hiệu hàng hải;
c) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.
2. Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định
của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh, trừ trường hợp điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có
vành đai an toàn 500 mét tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ
phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng, trừ trường hợp pháp luật hay điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành
đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại
cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
5. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt
Nam, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đối với phần còn lại của thiết bị,
công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì
phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng
hải và nguy hiểm thích hợp.
6. Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập
vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển
phải được cung cấp chậm nhất trước 15 ngày cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế.
Điều 35. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy
định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển.
2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên,
đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng
thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có
thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.
3.Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công
nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.
160
4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến
hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải
làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và
các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp
với pháp luật quốc tế có liên quan.
Điều 36. Nghiên cứu khoa học biển
1. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt
Nam phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát
của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp
cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan.
2. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức,
cá nhân phải tuân thủ những quy định sau đây:
a) Có mục đích hòa bình;
b) Được thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp, phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
c) Không được gây cản trở đối với các hoạt động hợp pháp trên biển theo quy định của pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
d) Nhà nước Việt Nam có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của nước ngoài trong
vùng biển Việt Nam và có quyền được chia sẻ các tài liệu, mẫu vật gốc, sử dụng và khai thác
các kết quả khoa học thu được từ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đó.
Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc
tế.
Điều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được tàng trữ, sử
dụng, mua bán trái phép vũ khí hoặc chất nổ, chất độc hại cũng như các loại phương tiện thiết
bị khác có khả năng gây hại đối với người, tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển.
161
Điều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được mua bán
người, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy.
2. Khi có căn cứ về việc tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đang mua bán người hoặc vận chuyển,
tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt
Nam có quyền tiến hành khám xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải về các cảng, bến hay nơi trú đậu
của Việt Nam hoặc dẫn giải, chuyển giao đến các cảng, bến hay nơi trú đậu của nước ngoài theo
quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên để xử l..
Điều 40. Cấm phát sóng trái phép
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được phát sóng
trái phép hoặc tuyên truyền, gây phương hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
Điều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm
các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu
yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra
nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của
lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quảng.
2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo,
thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
3. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị
truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.

CHƯƠNG IV: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN


Điều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây:
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế – x. hội của đất nước.
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên
biển.
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
4. Gắn với phát triển kinh tế – x. hội của các địa phương ven biển và hải đảo.
Điều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển
Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:
1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;
2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ
hàng hải khác;

162
3. Du lịch biển và kinh tế đảo;
4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;
5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ về khai thác và phát
triển kinh tế biển;
6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
Điều 44. Quy hoạch phát triển kinh tế biển
1. Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – x. hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia;
b) Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
c) Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai
thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành
phố ven biển trực thuộc trung ương;
đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
e) Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế – xã. hội, quốc phòng, an ninh;
xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt
cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo,
các thiết bị, công trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như b.i bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng
phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ
phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Điều
43 của Luật này và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước
tr.nh Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 45. Xây dựng và phát triển kinh tế biển
1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven
biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.
2. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển
được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 46. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên
biển
163
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế
các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh
sống trên các đảo.
2. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu
tư khai tháctiề m năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.
3. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân
tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của
nhân dân trên biển, đảo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
CHƯƠNG V: TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN
Điều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm:các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân
đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng
bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần
tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.
Điều 48. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển,
đảo của Việt Nam;
b) Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển;
d) Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng
biển, đảo của Việt Nam;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
2. Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo các
quy định pháp luật.
3. Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 49. Cờ, sắc phục và phù hiệu
Khi thi hành nhiệm vụ, tàu thuyền thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển phải được trang
bị đầy đủ quốc kỳ Việt Nam, số hiệu, cờ hiệu; cá nhân thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên
biển được trang bị đầy đủ quân phục, trang phục của lực lượng cùng với các dấu hiệu đặc trưng
khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VI: XỬ LÝ VI PHẠM


Điều 50. Dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm

164
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lượng tuần tra,
kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm
vào bờ hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến
để xử lý vi phạm.
2. Khi dẫn giải vào bờ để xử lý, người và tàu thuyền vi phạm phải được áp giải về cảng, bến
hay nơi trú đậu gần nhất được liệt kê trong danh mục cảng, bến hay nơi trú đậu đã được cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vì yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người trên tàu thuyền, lực lượng
tuần tra, kiểm soát trên biển có thể quyết định dẫn giải người và tàu thuyền vi phạm đó đến
cảng, bến hay nơi trú đậu gần của Việt Nam hoặc của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Biện pháp ngăn chặn
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền được sử
dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật
hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.
2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật; việc tạm giữ tàu thuyền
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 52. Thông báo cho Bộ Ngoại giao
Khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu
thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý.
Điều 53. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 54. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Điều 55. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


Nguyễn Sinh Hùng (đã ký)

LUẬT B IÊN G IỚI QUỐC G IA 200 3

165
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế
- xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình,
hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X,
kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về biên giới quốc gia.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng
theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2
Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.
Chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế,
thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định
phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 3
Cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm chấp hành các
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó.
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường cơ sở là đường gẫy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều
thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam xác định và công bố.
2. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải
lý.
3. Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành
một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.
166
4. Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa
mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có
quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
quốc gia hữu quan có quy định khác.
5. Mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất
liền.
6. Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công
trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
7. Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua
lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ
nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đường hàng không.
8. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và
các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
9. Đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam
nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982.
10. Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những
phương tiện bay khác.
Điều 5
1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc
quốc giới.
3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh
giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được
xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục
địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên
giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài
của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền
tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc
gia hữu quan.
5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên
giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

167
Điều 6
Khu vực biên giới bao gồm:
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính
trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính
xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng
mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Điều 7
Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:
1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở;
2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các
công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
Điều 8
Vùng nước lịch sử là vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối
với kinh tế, quốc phòng, an ninh của Việt Nam hoặc của Việt Nam và các quốc gia cùng có quá
trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc
gia hữu quan thỏa thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng việc ký kết điều ước quốc tế.
Điều 9
Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của
Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
Điều 10
Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Điều 11
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hoà bình,
hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia
thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính
đáng của nhau.
Điều 12
Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt; nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; xây dựng công trình biên giới và
xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia trong mọi tình huống.
Điều 13
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về
biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của tổ chức, cá nhân.

168
Điều 14
Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia;
làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực
biên giới; phá hoại công trình biên giới;
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên
nhiên và lợi ích quốc gia;
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí,
ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia
văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương
tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế,
sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực
biên giới;
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

CHƯƠNG II
C H Ế Đ Ộ P H Á P L Ý V Ề B I Ê N GI Ớ I Q U Ố C G I A ,
KHU VỰC BIÊN GIỚI

Điều 15
1. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực
hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải
tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải,
đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện
tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.
2. Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và
chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 16
1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác
định các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không
dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy
định của pháp luật.
Điều 17
1. Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định của pháp luật.
169
2. Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu
vực cửa khẩu.
Điều 18
Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải
tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
Điều 19
1. Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở
chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong
lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt
theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải
Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện
pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 20
Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của
cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 21
1. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của
nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hoá có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại biên
giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.
2. Thẩm quyền quyết định việc hạn chế, tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ
quy định. Quyết định về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương
và nhà chức trách của nước hữu quan biết.
Điều 22
Trong trường hợp xẩy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới
quốc gia mà không thể tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
Việt Nam thì người điều khiển phương tiện phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ
và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi
gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều 23
Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch
và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên
giới, các quy định khác của pháp luật và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia.
Điều 24
1. Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu
kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu
vực biên giới.
170
2. Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.

CHƯƠNG III
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA,
KHU VỰC BIÊN GIỚI

Điều 25
Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn
diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân định cư ở khu vực biên giới.
Điều 26
Hàng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây
dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh dân cư khu vực
biên giới, công trình biên giới trình Chính phủ quyết định.
Điều 27
Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng công trình biên giới, mốc quốc giới để quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia.
Điều 28
1. Nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”.
Điều 29
1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý,
bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của
đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên
phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.
Điều 30
1. Việc khôi phục, sửa chữa mốc quốc giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
2. Việc giải quyết vụ việc xảy ra liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 31
1. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước
và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ
trang nhân dân.
2. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân
dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới

171
quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp
luật.
Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 32
Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ,
phương tiện kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.
Điều 33
1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh,
bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự
vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường
hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy
định của pháp luật.
Điều 34
1. Hàng năm, Nhà nước dành ngân sách thích đáng bảo đảm cho hoạt động xây dựng, quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động xây dựng,
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Điều 35
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính
sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia;

172
7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc
gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều 36
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn,
phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc
gia.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực
hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Điều 37
Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới
quốc gia theo quy định của Chính phủ.

CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 2008

Điều 38
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì
được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 39
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VI
Đ I Ề U K H O Ả N TH I H À N H
Điều 40
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 41
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

173
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Văn An

174
LUẬT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI 2009
___________________________________
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) và quản lý
nhà nước đối với cơ quan đại diện.
Điều 2. Cơ quan đại diện
1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan
hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối
ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật này.
2. Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại
diện tại tổ chức quốc tế.
3. Cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với pháp luật quốc tế.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện
1. Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam .
2. Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý trực tiếp
của Bộ Ngoại giao và sự giám sát của Quốc hội.
3. Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam , phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật
của quốc gia nơi đặt trụ sở của cơ quan đại diện.
4. Tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.
2. Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.
3. Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát
viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt
Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.
4. Khu vực lãnh sự là bộ phận lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận được nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận thỏa thuận để cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức
năng lãnh sự.
5. Thành viên cơ quan đại diện bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện, viên chức ngoại giao,
viên chức lãnh sự và nhân viên cơ quan đại diện.
6. Viên chức ngoại giao là người đảm nhiệm chức vụ ngoại giao.
7. Viên chức lãnh sự là người đảm nhiệm chức vụ lãnh sự.

175
8. Lãnh sự danh dự là viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp và không phải là cán bộ, công
chức, viên chức Việt Nam , bao gồm Tổng Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự.
9. Nhân viên cơ quan đại diện là người đảm nhận công việc hành chính, kỹ thuật hoặc phục vụ.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
Điều 5. Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh
1. Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị -
xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ
chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc
gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
3. Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân
tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính
sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Điều 6. Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
1. Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại, đầu
tư, viện trợ phát triển, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo, du lịch, hợp
tác sử dụng nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan khác của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp
nhận; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của quốc
gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
2. Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt
Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.
3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp và tổ chức thực hiện
nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ
chức quốc tế tiếp nhận.
4. Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng
bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công
nghệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển
thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư
cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.
Điều 7. Thúc đẩy quan hệ văn hóa
1. Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây
dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
3. Tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc
gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
4. Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước,
con người của quốc gia tiếp nhận và hoạt động liên quan đến văn hóa của tổ chức quốc tế tiếp
nhận.
5. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn và hoạt động giao lưu văn hóa giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
6. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức
quốc tế tiếp nhận.
176
Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
1. Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp
nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân
thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ
quốc tế.
2. Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ
bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.
3. Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời
đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi
ích của mình.
4. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ các loại hộ chiếu, giấy thông hành và
giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, hủy bỏ thị thực và giấy miễn thị thực của Việt Nam
phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt
Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
7. Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành
viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam
khi có yêu cầu và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
8. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được cơ quan hoặc người có thẩm
quyền của quốc gia tiếp nhận công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và
sử dụng tại Việt Nam; chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu được cơ quan hoặc người có thẩm
quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng
tại quốc gia tiếp nhận.
9. Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục
giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc
nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
10. Tiếp nhận đơn và chứng cứ liên quan của công dân, pháp nhân Việt Nam để chuyển cho cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giải quyết.
11. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của pháp luật.
12. Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam cư trú tại quốc gia
tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam , pháp luật và thông lệ quốc tế.
13. Thực hiện việc ủy thác tư pháp giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia
tiếp nhận; chuyển giao, tống đạt hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của tòa án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng
khác có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân, pháp nhân Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận phù
hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên nếu việc thực hiện
nhiệm vụ này không ảnh hưởng đến quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan đại diện và thành viên
cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
14. Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam và phương tiện giao thông
177
vận tải khác đăng ký tại Việt Nam để bảo đảm tàu biển, tàu bay và phương tiện giao thông vận
tải đó được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận theo quy định của pháp luật
của quốc gia tiếp nhận, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
15. Thực hiện nhiệm vụ phòng dịch, kiểm dịch động vật, thực vật phù hợp với quy định của
pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
16. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với
pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
Điều 9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
1. Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở
nước ngoài.
2. Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ
trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp nhằm duy trì sự gắn bó
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước; khuyến khích người
Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống
xã hội của đất nước.
4. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập với
xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam
ở quốc gia tiếp nhận.
5. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài.
6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá
nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng
và đóng góp xây dựng đất nước.
Điều 10. Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
1. Chỉ đạo, hướng dẫn theo thẩm quyền việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với
đại diện của cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ
quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
3. Thực hiện biện pháp thích hợp và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của
đại diện cơ quan, tổ chức hoặc của đoàn Việt Nam được cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức
quốc tế tiếp nhận không phù hợp với chính sách đối ngoại, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
4. Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện
pháp cần thiết nhằm bảo đảm chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam được thực hiện
thống nhất ở nước ngoài.

Điều 11. Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện
1. Quản lý về tổ chức, cán bộ; công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước.
178
2. Quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất được giao và kinh phí được
cấp.
3. Thực hiện biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, an toàn đối với thành viên và trụ sở cơ
quan đại diện.
Điều 12. Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện
1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quyết định thành lập của Chính
phủ, phù hợp với thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ
chức quốc tế tiếp nhận, phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc
gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia
hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia
khác ủy nhiệm.
Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối
ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận.
3. Cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có
thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện lãnh sự có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại một hay nhiều quốc
gia hoặc chức năng, nhiệm vụ lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại quốc gia tiếp nhận và chức
năng, nhiệm vụ ngoại giao tại quốc gia tiếp nhận theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
Cơ quan đại diện lãnh sự có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận trong trường hợp không có cơ quan đại
diện ngoại giao tại quốc gia đó.
4. Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện tại một
hay nhiều tổ chức quốc tế và có thể thực hiện một số nhiệm vụ lãnh sự tại quốc gia nơi đặt trụ
sở của tổ chức quốc tế theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc
gia đó.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, KINH PHÍ VÀ TRỤ SỞ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
Điều 13. Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động
1. Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
2. Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức
quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình
Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại
diện.
3. Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ
chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.
Điều 14. Tổ chức bộ máy và biên chế
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan xây
dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.
179
2. Biên chế của cơ quan đại diện bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao và
căn cứ vào yêu cầu công tác, có cán bộ, công chức, viên chức của một số cơ quan hữu quan làm
việc theo chế độ biệt phái phù hợp với quy định của pháp luật (sau đây gọi là cán bộ biệt phái).
3. Trên cơ sở đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ
đối ngoại, sau khi trao đổi thống nhất với các cơ quan hữu quan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết
định cụ thể về cơ cấu tổ chức và nhân sự của từng cơ quan đại diện để phụ trách các lĩnh vực
sau đây:
a) Chính trị;
b) Quốc phòng - an ninh;
c) Kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học - công nghệ;
d) Văn hóa, thông tin, báo chí và giáo dục - đào tạo;
đ) Lãnh sự và công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
e) Hành chính, lễ tân, quản trị.
Điều 15. Kinh phí
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cần thiết để cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn được giao.
2. Kinh phí của cơ quan đại diện được cấp từ ngân sách nhà nước và được phân bổ như sau:
a) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản được cấp cho Bộ Ngoại giao để phân bổ cho cơ quan đại
diện;
b) Kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp cho Bộ Ngoại giao để phân bổ cho cơ quan đại
diện, trừ kinh phí dành cho lĩnh vực quốc phòng – an ninh;
c) Kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn đặc thù được cấp cho cơ quan hữu quan phụ trách
hoạt động đó để phân bổ thực hiện. Chính phủ quy định chi tiết điểm này.
3. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của cơ quan đại diện được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trụ sở, cơ sở vật chất
1. Cơ quan đại diện có trụ sở tại quốc gia tiếp nhận hoặc tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức
quốc tế tiếp nhận. Trụ sở cơ quan đại diện phải treo quốc kỳ, quốc huy của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và có biển đề tên cơ quan đại diện.
2. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết
để cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
được giao. Cơ quan đại diện được trang bị và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc riêng để duy
trì liên lạc thường xuyên và bảo mật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Chương IV
THÀNH VIÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
Điều 17. Tiêu chuẩn thành viên cơ quan đại diện
1. Thành viên cơ quan đại diện phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp
luật và đáp ứng quy định của Bộ Ngoại giao.
Quy định này không áp dụng đối với nhân viên hợp đồng được quy định tại Điều 29 của Luật
này.
2. Thành viên cơ quan đại diện phải có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và
kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác.
Điều 18. Chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự
180
1. Chức vụ ngoại giao bao gồm:
a) Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; b) Đại sứ; c) Công sứ;
d) Tham tán Công sứ; đ) Tham tán; e) Bí thư thứ nhất;
g) Bí thư thứ hai; h) Bí thứ thứ ba; i) Tùy viên.
2. Chức vụ lãnh sự bao gồm:
a) Tổng Lãnh sự; b) Phó Tổng Lãnh sự; c) Lãnh sự;
d) Phó Lãnh sự; đ) Tùy viên lãnh sự.
Điều 19. Người đứng đầu cơ quan đại diện
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện
trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
2. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh
sự.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Đại diện thường trực, Quan sát viên
thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế.
Điều 20. Cử, bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện
1. Chủ tịch nước cử, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền,
Đại diện thường trực tại Liên hợp quốc và Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế theo
đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện, trừ trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại một quốc gia, tổ chức quốc tế có thể được cử hoặc bổ
nhiệm kiêm nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại quốc gia, tổ chức quốc tế khác.
Điều 21. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ đó; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
của cơ quan đại diện.
2. Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện phù hợp với quyết định bổ nhiệm
của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và yêu cầu công tác của cơ quan đại diện; phối hợp với cơ quan
hữu quan chỉ đạo công tác đối với cán bộ biệt phái; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện; quản lý kỷ luật lao động và đánh giá
thành viên cơ quan đại diện; khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có
thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia,
tổ chức quốc tế tiếp nhận.
4. Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm kinh phí và cơ sở vật chất của cơ
quan đại diện theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ
quan đại diện; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên
chế và chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện.
6. Trong trường hợp khẩn cấp, có quyền quyết định biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng,
sức khỏe, tài sản của thành viên cơ quan đại diện và gia đình, tài liệu và tài sản của cơ quan đại
diện, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
181
7. Trong trường hợp đặc biệt, quyết định đưa về nước thành viên cơ quan đại diện không hoàn
thành nhiệm vụ hoặc có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, quan hệ với
quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Người tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện
1. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện tạm thời vắng mặt hoặc vì lý do khác
không thực hiện được nhiệm vụ của mình, người đứng đầu cơ quan đại diện chỉ định một thành
viên cơ quan đại diện của Bộ Ngoại giao có chức vụ kế tiếp tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện
và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể chỉ định một người khác tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện.
3. Trong từng trường hợp cụ thể, người đứng đầu cơ quan đại diện hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao giới thiệu với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận người được chỉ định tạm thời đứng đầu
cơ quan đại diện.
Điều 23. Bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện
1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện.
2. Thủ tục bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện do Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao quy định.
Điều 24. Trách nhiệm của thành viên cơ quan đại diện
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện các quy định của Bộ Ngoại giao và của cơ quan đại
diện; bảo vệ và đề cao hình ảnh, uy tín, danh dự và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của quốc gia tiếp nhận; tích cực góp phần tăng
cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia,
tổ chức quốc tế tiếp nhận.
3. Chấp hành sự chỉ đạo và điều hành của người đứng đầu cơ quan đại diện; báo cáo và chịu
trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan đại diện về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự,
uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện. Trong thời gian công
tác tại cơ quan đại diện, không được tiến hành hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích thu lợi
riêng.
Điều 25. Trách nhiệm của thành viên gia đình
1. Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 24 của Luật này.
2. Không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự,
uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện.
Điều 26. Chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện và vợ hoặc chồng thành viên cơ
quan đại diện
1. Thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành
viên cơ quan đại diện trong thời gian công tác tại cơ quan đại diện được hưởng:
a) Chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp; chế độ nhà ở; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế
độ nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật;
b) Trợ cấp trong trường hợp bị thương hoặc chết;
c) Trợ cấp và chế độ ưu đãi trong trường hợp công tác tại khu vực đang xảy ra xung đột vũ
182
trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn.
2. Nữ thành viên cơ quan đại diện hoặc vợ của thành viên cơ quan đại diện được cử đi công tác
nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện, khi sinh con được hưởng chế độ thai sản theo
quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ sinh con của nữ thành viên cơ quan đại diện được tính
vào nhiệm kỳ công tác.
Điều 27. Nhiệm kỳ công tác
1. Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong
trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 7 Điều 32 của Luật này.
2. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại
diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán
bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ
quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.
Điều 28. Lãnh sự danh dự
1. Trong trường hợp có yêu cầu về công tác lãnh sự nhưng chưa có điều kiện thành lập cơ quan
đại diện lãnh sự hoặc bổ nhiệm viên chức lãnh sự thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể bổ nhiệm
Lãnh sự danh dự.
2. Thủ tục bổ nhiệm, chấm dứt hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh
dự được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Nhân viên hợp đồng
1. Cơ quan đại diện có thể tuyển dụng người cư trú tại quốc gia nơi cơ quan đại diện có trụ sở
làm nhân viên hợp đồng.
2. Quyền và nghĩa vụ của nhân viên hợp đồng được quy định tại hợp đồng tuyển dụng.
Chương V
CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN
Điều 30. Chỉ đạo và quản lý cơ quan đại diện
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ quan đại diện.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoạt động của cơ quan đại diện.
3. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cơ quan đại
diện; trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành về tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện.
Điều 31. Giám sát cơ quan đại diện
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt
động của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về cơ quan đại diện.
2. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ chủ trương đàm phán, ký kết, gia nhập và thực
hiện điều ước quốc tế về cơ quan đại diện.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ
quan đại diện.
4. Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy
định của pháp luật.
183
5. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về cơ quan đại diện.
6. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử và triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền, Đại diện thường trực tại Liên hợp quốc và Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc
tế.
7. Bổ nhiệm, kéo dài nhiệm kỳ, triệu hồi thành viên của cơ quan đại diện, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 6 Điều này. Bổ nhiệm, chấm dứt hoạt động đối với Lãnh sự danh dự.
8. Tổ chức và chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức có
liên quan ở trong nước và nước ngoài.
9. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện.
10. Khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Phối hợp công tác giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam và cơ quan đại diện
1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện;
b) Thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại
tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;
c) Phối hợp với cơ quan đại diện tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức
Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;
d) Phối hợp với cơ quan đại diện chỉ đạo hoạt động đối ngoại của đại diện cơ quan, tổ chức Việt
Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Trong trường hợp cơ quan đại diện cần xử lý công việc thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành,
nếu ý kiến của cơ quan đại diện khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan thì người đứng
đầu cơ quan đại diện có quyền quyết định, đồng thời báo cáo ngay với Bộ Ngoại giao và thông
báo cho cơ quan, tổ chức hữu quan.
Điều 34. Phối hợp công tác giữa đoàn được cử đi công tác nước ngoài và cơ quan đại diện
Đoàn được cử đi công tác nước ngoài thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện về nội dung,
chương trình hoạt động tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận để phối hợp công tác và thông
báo kết quả hoạt động cho cơ quan đại diện sau khi kết thúc đợt công tác.
Điều 35. Phối hợp công tác giữa cơ quan có cán bộ biệt phái và cơ quan đại diện
1. Cơ quan có cán bộ biệt phái phối hợp với cơ quan đại diện trong việc xây dựng chương trình,
kế hoạch công tác của cơ quan đại diện đối với lĩnh vực chuyên môn do cơ quan phụ trách và
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ biệt phái thông qua người đứng đầu cơ quan đại
diện, trừ trường hợp đặc biệt.
2. Cơ quan đại diện phối hợp với cơ quan có cán bộ biệt phái chỉ đạo, quản lý công tác của cán
bộ biệt phái và đánh giá về việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ biệt
phái.

184
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 9 năm 2009.
2. Pháp lệnh lãnh sự ngày 13 tháng 11 năm 1990 và Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 15 tháng 12 năm 1993 hết hiệu lực kể từ
ngày Luật này có hiệu lực.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009

185
LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 2008
_________
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật quốc tịch Việt Nam.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước
và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân
Việt Nam.
Điều 2. Quyền đối với quốc tịch
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công
dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật
này.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng
sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có
quốc tịch Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch
nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú,
sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam
mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ
đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường
trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch
là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền
công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của
pháp luật.

186
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước
ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn
cảnh sống xa đất nước.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư
ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt
Nam ở nước ngoài.
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm
thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán
quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
Điều 7. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê
hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được
trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ
Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập
quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu
có).
Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch
của người kia.
Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm
theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
3. Hộ chiếu Việt Nam;
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết
định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người
nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc
tịch nước ngoài
1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được
187
giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường
hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia
nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời
có quốc tịch nước ngoài.
CHƯƠNG II
CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật
này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của
pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong
thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam
Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân
Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công
dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn
cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước
ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm
đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ
không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc
tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng
188
có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai
thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong
các trường hợp sau đây:
a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
Mục 2
NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin
nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của
dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có
các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những
trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định
tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập
quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm
phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

189
c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người
xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2
Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Điều 21. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp
hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp
lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh
hồ sơ.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề
nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác
minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp
tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp
phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách
nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch
Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ
tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ
quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập
quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được
đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ
sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt
Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
nước xem xét, quyết định.
Điều 22. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc
tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam
190
Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định
trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến
pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do
Chính phủ quy định.
Mục 3
TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở
lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những
trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch
nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm
phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít
nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này
phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người
sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các
điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 24. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người
xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước
ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
191
e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều
23 của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 25. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp
nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc
không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt
Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề
nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp
tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp
phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc
tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người
xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm
tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc
tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch
nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài
hoặc là người không quốc tịch.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài
của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ
trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở
lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại
quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
nước xem xét, quyết định.
CHƯƠNG III
MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

192
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 26. Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mục 2
THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì
có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong
những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ
sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm
phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
Điều 28. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
b) Bản khai lý lịch;
c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều
11 của Luật này;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải
là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường
hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

193
e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải
ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết
định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên
xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của
Việt Nam.
2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy
tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Điều 29. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
1. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi
cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong
trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không
hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ
sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc
xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên
tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; trường hợp người xin thôi quốc
tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi
quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.
Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30
ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề
nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp
tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp
phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách
nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc
tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người
xin thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm
tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc
tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
194
6. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
nước xem xét, quyết định.
Điều 30. Miễn thủ tục xác minh về nhân thân
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây
không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:
1. Người dưới 14 tuổi;
2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;
3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;
4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.
Mục 3 - TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi
gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong
hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định
tại khoản 1 Điều này.
Điều 32. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy
định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước
tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này lập hồ sơ
kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam.
2. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ
Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt
Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
nước xem xét, quyết định.
Mục 4
HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong
hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi
xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu
được cấp chưa quá 5 năm.
2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi
195
quốc tịch Việt Nam của người kia.
Điều 34. Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy
định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu
có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch
Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này lập hồ sơ
kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi
đó.
Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc
tịch Việt Nam.
2. Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ
Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho
nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết
định.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
nước xem xét, quyết định.
CHƯƠNG IV
THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CỦA CON NUÔI
Điều 35. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc
tịch Việt Nam
1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì
quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch
của họ.
2. Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên
sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có
sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh
sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn
bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
3. Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
Điều 36. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc
bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định
cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.
Điều 37. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc
tịch Việt Nam.
196
2. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt
Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con
nuôi.
3. Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người
kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập
quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19
của Luật này.
4. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý
bằng văn bản của người đó.
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch
1. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch
Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và
Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Điều 39. Trách nhiệm của Chính phủ về quốc tịch
1. Thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch.
2. Đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc trình Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán, ký điều
ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế.
3. Chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch.
4. Quy định mức phí, lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quốc tịch.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về quốc tịch.
Điều 40. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch, ban
hành các mẫu giấy tờ để giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc đã giải
quyết về quốc tịch để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước.
2. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc về quốc tịch do cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết để gửi đến Bộ Tư pháp.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin
nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước
quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật
này; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Tư
pháp.

197
5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các
trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt
Nam; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Ngoại
giao và Bộ Tư pháp.
Điều 41. Thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt
Nam, người bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về
kết quả giải quyết các việc về quốc tịch có liên quan và đăng trên Trang thông tin điện tử của
Bộ Tư pháp.
Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quyết định cho nhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết
định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ các việc về quốc tịch đã được tiếp nhận trước
đó được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn
bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Điều 43. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Luật này thay thế Luật quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998.
Điều 44. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng
dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4
thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008./.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)

Nguyễn Phú Trọng

VAÊN BAÛN PHAÙP LUAÄT


DAØNH CHO HOÏC PHAÀN LUAÄT QUOÁC TEÁ

NGUYEÃN TRIEÀU HOA – NGUYEÃN THUØY DUNG


198
(Taäp hôïp vaø bieân soaïn)

LÖU HAØNH NOÄI BOÄ

Bieân taäp, bìa


NGUYEÃN ÑÖÙC VIEÄT

Söûa baûn in
NGUYEÃN TRIEÀU HOA
NGUYEÃN ÑÖÙC VIEÄT

In 1.000 cuoán khoå 20x28cm taïi coâng ty TNHH in vaø bao bì Höng Phuù.

199
200

You might also like