You are on page 1of 36

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

CỦA LUẬT QUỐC TẾ


7 nguyên tắc

1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
2. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia
3. Nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực
4. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp
5. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
6. Nguyên tắc pacta sunt servanda
7. Nguyên tắc hợp tác
 NGUỒN:
- Hiến chương Liên Hợp Quốc
- Nghị quyết 2625
 KHÁI NIỆM:
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng
chính trị, pháp lý bao trùm, có giá trị bắt buộc chung
đối với mọi chủ thể của luật quốc tế.
1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia

❖ Điều 2 khoản 1 Hiến chương Liên Hợp Quốc:

Liên Hợp Quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng
chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên
❖ Nghị quyết 2625
Tất cả các quốc gia đều bình đẳng chủ quyền. Họ có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau, là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự sự
khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các đặc tính khác.
Cụ thể , bình đẳng chủ quyền bao gồm các yếu tố sau đây:
a) Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
b) Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
c) Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc
gia khác
d) Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch
e) Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị,
xã hội, kinh tế và văn hóa của mình
f) Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ
quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác
 Khái niệm chủ quyền quốc gia
Chủ quyền là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
▪ Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp, thông qua những quyết định
về mọi vấn đề chính trị kinh tế văn hóa xã hội
▪ Trong quan hệ quốc tế, chủ quyền độc lập của một quốc gia
thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội đối ngoại của
quốc gia, không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn
trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
➢ Đi đôi với quyền là nghĩa vụ, bên cạnh yêu cầu quốc gia
khác tôn trọng chủ quyền quốc gia của mình còn cần tôn
trọng chủ quyền của các quốc gia khác.
➢ Chủ quyền quốc gia không đồng nghĩa với quyền lực vô
hạn và vô điều kiện của quốc gia. Các quốc gia có thể có
các nghĩa vụ quốc tế, nhất là khi tham gia vào các điều
ước quốc tế. Mặc dù các quốc gia có quyền lựa chọn có
tham gia vào các điều ước này hay không, nhưng một khi
đã tham gia vào các điều ước này họ buộc phải tuân thủ
các nghĩa vụ và trao lại một phần chủ quyền của mình cho
cộng đồng quốc tế.
2. NGUYÊN TẮC CẤM SỬ DỤNG VŨ LỰC VÀ ĐE
DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC

 Là nguyên tắc nền tảng duy trì mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia
 Những năm đầu của thế kỷ 20, việc sử dụng vũ lực vẫn được cho phép để giải
quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Nhiều quốc gia tiến hành chiến tranh
chống lại các quốc gia khác vì nhiều lý do.
 Năm 1907, Hội nghị hòa bình Hague được tổ chức tại Hà Lan, các quốc gia tham
dự đã thông qua các hiệp định chính thức đầu tiên liên quan tới luật chiến tranh và
tội ác chiến tranh.Tới đầu thế kỷ 20, luật chiến tranh vẫn là một bộ phận quan
trọng của luật quốc tế.
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, có một số chuyển biến pháp lý liên quan tới
việc tiến hành chiến tranh. Hội quốc liên đã đưa ra một số hạn chế liên quan tới
việc tiến hành chiến tranh; năm 1928 các quốc gia thành viên Hiệp ước Kellogg–
Briand ( hiệp ước chung về từ bỏ chiến tranh như là một công cụ của chính trị quốc
gia) lên án sử dụng chiến tranh như là một công cụ để tiến hành giải quyết các
tranh chấp quốc tế, cam kết không sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp
mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, từ chiến tranh lại có cách diễn
giải khác nhau, do vậy các quốc gia có thể tiến hành các cuộc chiến tranh ngắn hay
một cuộc chiến tranh toàn phần mà không tuyên bố đó là tình trạng chiến tranh.
Hiến chương Liên Hợp Quốc đã không dùng từ chiến tranh
như trong các hiệp ước trước đó, mà đã đưa một quy định
toàn diện hơn:
 Điều 2 Khoản 4 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy
định:
Tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc trong quan hệ
quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực
chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của
bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác
không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc
➢ Theo như quy định này, cả các quốc gia là thành viên của
Liên hợp quốc hay không là thành viên của LHQ đều
được bảo vệ khỏi việc bị tấn công vũ trang từ các quốc gia
khác.
➢ Đổi lại, LHQ phải đảm bảo các quốc gia không là thành
viên của LHQ cũng có nghĩa vụ tương ứng, nhằm mục
đích bảo vệ hòa bình an ninh thế giới, theo điều 2 khoản 6
của Hiến chương,
 Sau 25 áp dụng nguyên tắc với cả các quốc gia là thành
viên hoặc không là thành viên của LHQ, năm 1970,
nguyên tắc này một lần nữa được quy định Trong tuyên
bố về những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc điều chỉnh
quan hệ hữu nghị và hợp tác của các quốc gia phù hợp với
Hiến chương LHQ ( Nghị quyết 2625),
 Đe dọa sử dụng vũ lực
Điều 2 khoản 4 không chỉ ngăn cấm sử dụng vụ lực mà còn
ngăn cấm đe dọa sử dụng vũ lực.
Đe dọa sử dụng vũ lực có thể là các tuyên bố được đưa ra
trước khi tiến hành các hành vi sử dụng vũ lực, như việc
viện dẫn tới quân đội nếu như một yêu cầu nào đó không
được đáp ứng, có thể là hành vi đột ngột điều động binh lính
tại các khu vực biên giới mà hai bên đang xảy ra tranh chấp,
điều động tàu chiến tới gần bờ biển của các quốc gia khác.
Tuy nhiên, việc tăng cường trang bị vũ khí quốc phòng an
ninh nhìn chung không được coi là việc đe dọa hòa bình
 Khái niệm vũ lực
Vũ lực ở đây là những hành động nào?
▪ Trong phần mở đầu của Hiến chương LHQ, có ghi nhận:
Thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo
đảm không dùng lực lượng vũ trang (armed force), trừ trường hợp vì
lợi ích chung
▪ Phần mở đầu này, được làm rõ tại điều 2 khoản 4 của Hiến chương
và phần cuối trừ trường hợp vì lợi ích chung được nêu ra cụ thể tại
điều 43 và 47, liên quan trực tiếp tới các lực lượng vũ trang.
▪ Thông qua hiến chương, có thể nhận thấy rằng, các hành động sử
dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của các nước thành viên bị
ngăn cấm, cũng giống như các hành động vũ lực mà Liên hợp quốc
được phép sử dụng trong trường hợp ngoại lệ nhất định, liên quan
tới sử dụng lực lượng vũ trang.
 Sử dụng vũ lực liệu có liên quan tới các biện pháp
cấm vận kinh tế hay không?
Cần tìm hiểu cụ thể về quá trình soạn thảo hiến chương:
 Tại hội nghị San Francisco liên quan tới soạn thảo hiến
chương LHQ, đại diện của Brazil muốn bổ sung các đe dọa và
sự dụng các biện pháp kinh tế vào điều 2 khoản 4, tuy nhiên
bản sửa đổi của Brazil không được hội nghị thông qua.
 Câu hỏi liên quan tới việc sử dụng vũ lực có bao gồm các biện
pháp liên quan tới chính trị và kinh tế hay không đã được đưa
ra trong quá trình soạn thảo nghị quyết 2625. Theo đó, quan
điểm cho rằng việc sử dụng vũ lực không bao gồm các áp lực
về kinh tế hay chính trị thắng thế.
 Sử dụng vũ lực hợp pháp
Nghị quyết 2625 đoạn cuối có quy định:
Không một điều nào nói ở trên đây được hiểu là sự mở rộng
hoặc thu hẹp bằng bất kỳ cách thức nào phạm vi của các
điều khoản của Hiến chương này liên quan đến các trường
hợp sử dụng vũ lực được coi là hợp pháp.
 Các trường hợp được sử dụng vũ lực theo quy định của
Hiến chương LHQ

- Khi hòa bình an ninh thế giới bị đe dọa ( lời mở đầu


chương VII Hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa bị
phá hoại hoặc có hành vi xâm lược)
( Cơ quan có thẩm quyền điều tra một vấn đề có đe dọa tới hòa
bình an ninh thế giới hay không là Hội đồng bảo an- điều 39
Điều 39 Hội đồng bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hòa
bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những
kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù
hợp với các điều 41,42 để duy trì hòa bình và khôi phục hòa bình
 Tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể chính đáng (điều 51 Hiến
chương LHQ)
Không có một điều khoản nào trong hiến chương này làm tổn hại
đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp
thành viên của Liên Hợp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi
Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết
để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Những biện pháp mà các
thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ
chính đáng ấy phải được báo ngay cho hội đồng bảo an liên hợp
quốc và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách
nhiệm của hội đồng bảo an, chiểu theo hiến chương này, đối với
việc hội đồng bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động
mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình
và an ninh quốc tế.
 Điều kiện để được viện dẫn điều 51
Phải có tấn công vũ trang ( armed attack)
Phải được thông báo ngay lập tức cho Hội đồng bảo an
Không được gây ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm
của hội đồng bảo an, chiểu theo hiến chương LHQ, đối với
việc hội đồng bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành
động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục
hòa bình và an ninh quốc tế.
3. NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO
CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA QUỐC GIA KHÁC

Điều 2 khoản 7 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định:


 Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc
thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia
nào và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc
đưa các công việc loại này ra giải quyết theo quy định của
hiến chương, tuy nhiên nguyên tắc này không liên quan
tới việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương
VII
Điều 7 nêu ra trường hợp ngoại lệ liên hợp quốc có thể can thiệp vào công việc nội bộ của
một quốc gia, nếu liên quan tới hòa bình và an ninh thế giới
 4 năm sau khi chế độ Aprtheid thiết lập tại Nam Phi, một nhóm quốc gia đang phát triển đề
nghị Tổng thư ký đưa vấn đề Aprtheid vào chương trình nghị sư Đại hội đồng năm 1952. Tại
Đại hội đồng, Nam Phi cho rằng Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc nội
bộ các nước thành viên.
 Tuy nhiên, LHQ vẫn thông qua nghị quyết 616B (1952), theo đó kêu gọi các quốc gia thành
viên đưa ra các chính sách tuân thủ các nghĩa vụ của họ theo Hiến chương liên hợp quốc
nhằm mục đích chấp hành các quyền con người và tự do cơ bản
 Vào ngày 21/3/1960 tại Sharpville , Nam Phi, trong suốt quá trình biểu tình hòa bình của
người da đen tại Nam Phi chống lại các đạo luật về tự do di chuyển và cấp phép cư trú, quân
đội chính phủ đã tấn công giết chết 68 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em và làm 180 người
bị thương. Sau sự kiện này, 29 quốc gia từ châu Phi và châu Á đã yêu cầu Hội đồng bảo an
tổ chức hội nghị về vấn đề này. Các thành viên của hội đồng nhanh chóng thông qua nghị
quyết 134 (1960) mặc dù Anh Pháp bỏ phiếu trắng. Theo đó, nhận thức rằng tình trạng tại
Nam Phi có thể gây ra mất ổn định quốc tế và ảnh hưởng tới hòa bình an ninh quốc tế và kêu
gọi chính phủ Nam Phi đưa ra các chính sách hài hòa các sắc tộc, chấm dứt chính sách
apartheid và phân biệt chủng tộc…
4. NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT CÁC
TRANH CHẤP QUỐC TẾ

 Điều 2 khoản 3 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định:


Tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc giải quyết các tranh
chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho
không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý.
Các biện pháp hòa bình được liệt kê tại điều 33 Hiến chương Liên
Hợp Quốc:
 1. Các bên đương sự trong tranh chấp mà việc kéo dài các cuộc
tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới, trước
hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường
đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng
những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc các biện pháp
hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.
 2. Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết sẽ yêu cầu các đương sự
giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp nói trên
➢ Không liệt kê hết các biện pháp, để mở để các quốc gia có thể lựa
chọn tìm ra những biện pháp khác phù hợp mà không sử dụng đến
vũ lực
5. CÁC QUỐC GIA CÓ NGHĨA VỤ HỢP TÁC

 Điều 2 khoản 5 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định


Tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc giúp đỡ
đầy đủ cho Liên Hợp Quốc trong mọi hành động mà nó áp
dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ các quốc
gia nào bị Liên Hợp Quốc áp dụng các hành động phòng
ngừa hoặc cưỡng chế
 Điều 55, điều 56 ( quy định về hợp tác trên lĩnh vực
kinh tế)
 Điều 55: Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều
kiện đem lại hạnh phúc cần thiết để duy trì những quan hệ hoà bình và hữu
nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về
chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên hợp quốc khuyến
khích:

a. Việc nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công ăn việc làm
và những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội;

b. Việc giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và
những vấn đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn
hoá và giáo dục;

c. Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả
mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
 Điều 56: Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải cam kết
bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với
Liên hợp quốc để đạt được những mục đích nói trên.
✓ Mức độ hợp tác tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện vật chất và khả
năng sẵn sàng thích ứng của hệ thống pháp luật trong nước thực thi
những nghĩa vụ quốc tế mà các quốc gia phải gánh vác
✓ Hợp tác luôn đi đôi với đảm bảo chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc
tự quyết và không dẫn tới việc can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác
✓ Ví dụ về quá trình hợp tác quốc tế của Việt Nam: Tham gia vào các
tổ chức quốc tế và khu vực, tham gia vào các điều ước quốc tế trên
nhiều lĩnh vực như: Công ước ICCPR, ICESCR về các quyền con
người…
6. NGUYÊN TẮC QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT

 Điều 1 khoản 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định


một trong những mục đích của Liên Hợp Quốc đó là:
Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở
tôn trọng những nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các
dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng
cố hòa bình và an ninh thế giới.
 Về quyền dân tộc tự quyết:

Nguồn gốc: Từ châu Âu và Hoa Kỳ trong thế kỷ 18-19,


chịu ảnh hưởng từ các học thuyết chủ quyền nhân dân
và chính phủ đại diện.
Chủ quyền nhân dân được hiểu là trong một quốc gia, nhân
dân là người nắm giữ quyền lực một cách chính đáng và
nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực chính trị. Chính
phủ đại diện là chính phủ được bầu ra dựa trên ý chí của
nhân dân
 Khái niệm dân tộc:
Chưa có bất cứ một định nghĩa cụ thể nào liên quan tới khái
niệm dân tộc trong phạm vi quyền dân tộc tự quyết.
Quyền dân tộc tự quyết gắn kết sâu sắc với các phong trào giải
phóng dân tộc thuộc địa vào những năm 1950 và 1960, nghị
quyết 1514 của Đại hội đồng LHQ coi quyền dân tộc tự quyết
như là quyền của các dân tộc thuộc địa, là quyền của các chính
phủ chưa có chính phủ tự quản tại nghị quyết 1541 vì vậy câu
hỏi đặt ra rằng quyền tự quyết chỉ được áp dụng với các dân tộc
thuộc địa, các lãnh thổ chưa có chính phủ tự quản quy định tại
chương XI và XII hiến chương LHQ hay còn các dân tộc nào
khác?
 Hai phương diện của quyền dân tộc tự quyết
Phương diện bên trong: quyền tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội mà không có sự can thiệp từ bên ngoài
Phương diện bên ngoài: Quyền tự do quyết định thể chế chính trị và vị
thế của dân tộc trong cộng đồng quốc tế,
 Trong luật quốc tế, quyền dân tộc tự quyết luôn song hành với toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia, việc thực thi quyền dân tộc tự quyết phải hạn
chế tối đa tới việc đe dọa tới toàn vẹn lãnh thổ quốc gia ban đầu và
mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền.
Nguyên tắc dân tộc tự quyết trở thành công cụ phục vụ mục đích ly
khai của nhiều nhóm sắc tộc trong phạm vi một quốc gia do chủ thể
hưởng thụ quyền dân tộc tự quyết chưa được định nghĩa cụ thể
 Vụ việc liên quan tới quyền dân tộc tự quyết:
 Quebec
Cộng đồng nói tiếng Pháp tại Quebec -Canada yêu một nền độc lập hoặc thậm chí là li khai
khỏi Canada. Trưng cầu ý dân ý cộng đồng dân cư tại Quebec về vấn đề này cho thấy đa số dân
cư tại đây ủng hộ ly khai trong khi vào 10/1995, khoảng 50 phần trăm dân cư không ủng hộ độc
lập và 49% ủng hộ.
Vào năm 1998, toàn án tối cao Canada theo yêu cầu của quốc hội Canada, đưa ra quan điểm về
tính hợp pháp của ly khai đơn phương của người dân tại Quebec theo Hiến pháp Canada và theo
luật quốc tế.
Tòa án tối cao Canada cho rằng người dân Quebec không phải là nạn nhân của các cuộc tấn
công vào sự tồn tại hay toàn vẹn lãnh thổ hoặc bị vi phạm các quyền cơ bản. Theo quan điểm
của amicus curiae ( thân hữu của tòa), thì dân cư tại Quebec không phải là một dân tộc bị đàn
áp.
Cụ thể dân người Quebec được giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ Canada, dân cư ở
tỉnh này được tự do đưa ra các lựa chọn liên quan tới chính trị, theo đuổi phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, có các đại diện trong bộ máy hành pháp, lập pháp, tư pháp. Do đó Canada là một
quốc gia độc lập có chủ quyền tuân thủ các quy định về quyền bình đẳng và tự quyết của các
dân tộc do vậy sở hữu một chính phủ đại diện cho toàn thể người dân mà không có sự phân biệt
nào. Vì vậy, tuyên bố ly khai đơn phương của cộng đồng dân cư tại Quebec là không hợp lệ
7. Nguyên tắc thiện chí thực hiện các cam kết
quốc tế ( Pacta sunt servanda)

 Điều 2 Khoản 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:


Tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích với tư cách là thành viên, phải làm
tròn nghĩa vụ mà các quốc gia phải đảm nhận theo hiến
chương này với thiện chí
Vụ việc tàu Chiến binh cầu vồng
- Vào năm 1985, Pháp đánh chìm tàu tên là chiến binh cầu vầu của tổ chức hòa bình
xanh trên vùng biển thuộc chủ quyền của New Zealand
- Vụ tranh chấp này đã được đệ trình lên tổng thư ký liên hợp quốc, quyết định của
ông đã được chấp nhận bởi cả 2 quốc gia và được đưa vào một điều ước được ký kết bởi 2
quốc gia vào năm 1986
- Điều ước này quy định, 2 sĩ quan Pháp bị buộc tội liên quan tới việc đánh chìm tàu
này phải bị giam giữ tại một cơ sở quân đội của Pháp tại đảo Hao ít nhất là 3 năm, trừ khi các
bên có thỏa thuận khác
- Trước thời hạn 3 năm, cả 2 tù nhân đều được Pháp trả tự do mà phía New Zealand
không hề được thông báo
- Pháp tại thời điểm đó không là thành viên Công ước Viên 1969
Tòa trọng tài giải quyết vụ việc này giữa New Zealand và Pháp đã tuyên bố Pháp vi phạm nghĩa
vụ với điều ước ký kết năm 1986. Theo tòa Nguyên tắc pacta sunt servanda của Luật tập quán
quốc tế đã được pháp điển hóa tại điều 26 trong công ước Viên năm 1969, theo đó các quốc gia
phải có nghĩa vụ thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế, từ đó cho thấy các hành vi trái với quy
định trong điều ước 1986 của Pháp đã cấu thành sự vi phạm nguyên tắc này.
 Nguyên tắc này phù hợp với đặc điểm cơ bản của Luật quốc
tế- Không có cơ quan cưỡng chế thi hành
 Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại điều 26 Công ước
Viên 1969, theo đó: Tất cả các điều ước có hiệu lực đều ràng
buộc các bên ký kết và phải được các bên thực hiện với thiện
chí.
 Yếu tố thiện chí trong điều 26 này cho thấy rằng các quốc gia
phải thực hiện các bước cần thiết để tuân thủ mục đích của
điều ước mà quốc gia đã ký kết. Các quốc gia không thể viện
dẫn các quy định trong nội luật để đưa ra hạn chế với các điều
ước mà các quốc gia đã phê chuẩn theo một trình tự hợp pháp
bởi cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
 Vai trò:
▪ Là cơ sở để duy trì trật tự pháp lý quốc tế
▪ Là cơ sở để xây dựng các quy phạm điều ước và quy
phạm tập quán
▪ Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể
của luật quốc tế khi tham gia hệ thống pháp lý quốc
tế
▪ Là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc
tế
▪ Là căn cứ pháp lý để các chủ thể của luật quốc tế đấu
tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế

You might also like