You are on page 1of 13

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 3- DS47.

Giảng viên: Nguyễn Thị Vân Huyền

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Nguyễn Thanh Ngân (Nhóm trưởng) 2253801012145

2 Nguyễn Lê Thanh Ngân (Nhóm phó) 2253801012144

3 Phan Huy Hoàng 2253801012081

4 Phạm Ngọc Kim Ngân 2253801012147

5 Hoàng Phương Nam 2253801012138

6 Vũ Thị Ngọc Mai 2253801012124

7 Phạm Trà My 2253801012133

8 Nguyễn Minh Nam 2253801012140

9 Hán Nữ Bích Ngọc 2253801012154

10 Từ Phạm Thanh Minh 2253801012127

1
TRƯỚC KHI ĐẾN VỚI BÀI THẢO LUẬN HÔM NAY NHÓM CHÚNG
MÌNH CÓ MỘT SỐ CÂU HỎI VỚI CÁC BẠN. TRẢ LỜI ĐÚNG NHÓM
MÌNH SẼ GỬI PHẦN QUÀ NHO NHỎ ĐẾN CHO CÁC BẠN NHÉ!

Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực được quy định đầu tiên
ở đâu?
A. Công ước The Haque 1899
B. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
C. Công ước Lahaye 1899
D. Công Ước năm 1970 về hạn chế sử dụng vũ lực
Các nước trên thế giới đã thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc với mục đích quan
trọng nhất là gì?
A. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết
B. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
C. Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và
quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn
ngữ và tôn giáo
D. Làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Một quốc gia cho một quốc gia khác mượn lãnh thổ của mình tấn công một quốc
gia khác. Thì quốc gia cho mượn lãnh thổ có được xem là sử dụng vũ lực không?
A. Có (hỏi tiếp theo nguyên tắc nào)
B. Không
C. Còn tùy vào từng trường hợp khác
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan Hải Dương 981, tàu đánh bắt cá,
tàu quân sự vào khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1 tháng 5
năm 2014 thì đã vi phạm nội dung nào của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe
dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế?
A. Cấm cho quân vượt qua các giới tuyến quốc tế (giới tuyến ngừng bắn hoặc giới tuyến
hòa giải)
B. Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc dùng vũ lực vũ trang vượt qua biên giới tiến
vào lãnh thổ quốc gia khác
C. Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực
D. Cả 3 đáp án trên
Việt Nam cử các tàu cảnh sát biển và dùng các biện pháp khác để gây áp lực đến
cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì có được xem là vi phạm nguyên tắc cấm dùng
vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế không?
A. Có
B. Không

2
LỜI NÓI ĐẦU

Liên Hợp Quốc còn gọi là Liên Hiệp Quốc, viết tắt: LHQ; tiếng anh: United Nation,
viết tắt là UN là một tổ chức quốc tế toàn cầu được thành lập ngày 26 tháng 6 năm
1945 bởi ba nguyên thử của ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh tại hội nghị Yalta với 51 quốc
gia thành viên ban đầu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì số thành viên của
Liên Hợp Quốc lên tới 193 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam là thành viên thứ
149 của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc được thành lập có nhiệm vụ duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác
quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. Tôn chỉ
mục đích hoạt động của tổ chức này là đảm bảo nền hòa bình và trật tự bền vững, và
để thực hiện hóa tôn chỉ này của mình mà Liên Hợp Quốc đã ghi nhận trong hiến
chương của mình 7 nguyên tắc cơ bản. Trong đó có nguyên tắc để thực hiện tôn chỉ
đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới được ghi nhận tại Khoản 4 Điều 2 với nội dung
“Tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ
hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với
những mục đích của Liên Hợp Quốc”. Dưới đây sẽ là sự phân tích về nội dung của
nguyên tắc “Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

3
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN: NGUYÊN TẮC CẤM SỬ DỤNG VŨ LỰC VÀ ĐE
DỌA VŨ LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ.
 Nguồn gốc: Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực lần đầu được
ghi nhận tại Công Ước “The Haque” năm 1899 về hòa bình và giải quyết tranh chấp quốc
tế và Công Ước năm 1970 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết
quốc tế. Sau khi chứng kiến những thảm họa khủng khiếp từ thế chiến thứ hai (1939-1945)
mang lại thì cả thế giới mới công nhận “Chiến tranh xâm lược là một tội ác”. Để ngăn
chặn tội ác này tiếp diễn thì các nước trên thế giới đã thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc với
mục đích “Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần
trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương không kể xiết” và “Duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế” thì tại khoản 2 Điều 4 Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ghi nhận nguyên
tắc”. Tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay
nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục
đích của Liên Hợp Quốc”.
 “Vũ lực” là sức mạnh vũ trang hoặc sử dụng các biện pháp kinh tế chính trị để dẫn
tới việc sử dụng sức mạnh vũ trang.
Vd: không trực tiếp tham chiến, nhưng đầu tư tiền để chu cấp cho quân đội tấn
công gây ra vũ lực chiến tranh (EU, Mỹ tài trợ tiền và vũ khí cho Ukraine).
 “Đe dọa dùng vũ lực” là hành động dùng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công
xâm lược nhưng để gây sức ép đe dọa quốc gia khác như tập trung quân đội (hải,
lục, không quân) với số lượng lớn ở biên giới giáp với quốc gia khác; tập trận ở
biên giới nhằm biểu dương lực lượng đe dọa quốc gia láng giềng; đưa quân áp sát
biên giới nước láng giềng, tuyên chiến, gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác…
được coi là đe dọa dùng vũ lực.
 “Xâm lược” là việc một nước dùng lực lượng vũ trang trước tiên để xâm phạm chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của một nước khác, hoặc dùng một
biện pháp không phù hợp với hiến chương Liên Hợp Quốc như đã được nêu trong
định nghĩa này để đạt được mục đích nói trên.
 Giá trị pháp lý của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong
quan hệ quốc tế:

4
 Nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực được xem là nguyên tắc có tầm
quan trọng bậc nhất trong tất cả các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Sau
hai cuộc thế chiến, đặc biệt là Chiến tranh Thế giới thứ 2, con người đã phải chịu
đựng “nỗi đau đớn không nói thành lời” hai lần trong cuộc đời ngắn ngủi của
họ. Vì vậy, vũ lực cầm phải được kiềm hãm và hạn chế một cách mạnh mẽ, quyết
liệt và hiệu quả hơn hết, không chỉ bằng những những con chữ quy định trên giấy
trắng mà còn bằng một biện pháp giám sát, một cơ chế đảm bảo thực hiện hiệu quả.
Để đáp ứng suy nghĩ đó, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 đã quy định
nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực là một trong những nguyên tắc
của Tổ chức này, giao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính yếu để giám sát
thực thi nhằm bảo đảm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
 Ngoài được quy định tại Hiến chương, nguyên tắc này còn tồn tại trong tập quán
quốc tế. Trong phán quyết kinh điển của mình trong Vụ Nicaragua và Mỹ năm
1986, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã lần đầu tiên công nhận nguyên tắc này là
một quy phạm tập quán quốc tế, ràng buộc tất cả các quốc gia trên thế giới 1. Có thể
nói, về mặt pháp lý, cộng đồng quốc tế đã xác lập và gia cố nguyên tắc này bằng tất
cả các biện pháp có thể để bảo đảm đây là một nguyên tắc cứng, bất khả xâm
phạm, không thể vượt qua trong luật pháp quốc tế.
 Về mặt thể chế giám sát thực thi, cộng đồng quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ 2
đã học được bài học từ Hội quốc liên, và xây dựng một cơ chế an ninh tập thể hiện
hiệu quả hơn hẳn – Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hội đồng có thể xem là thiết
chế có quyền lực nhất trên thế giới, có quyền “sinh, sát” đối với những vấn đề quan
trọng nhất và kể cả sự tồn vong của chế độ một quốc gia. Nếu chỉ từ kết quả của 70
năm tồn tại không có chiến tranh thế giới thứ 3, Hội đồng Bảo an đã hoàn thành và
thực thi tốt vai trò của mình. Ở những góc độ khác đánh giá có thể khác nhau.2

 Nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan
hệ quốc tế gồm:
Những nội dung của các nguyên tắc bao gồm cả nguyên tắc cấm sử dụng sử
dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được Liên Hợp Quốc
ghi nhận tại “Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật Quốc Tế điều chỉnh quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương liên hợp quốc” năm
1970. Nội dung của nguyên tắc như sau:
 Cấm xâm chiếm những quốc gia khác;

1
Vụ Hoạt động quân sự và bán quân sự trên lãnh thổ Nicaragua (Nicaragua v Mỹ) [1986],
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nicaragua_ki%E1%BB%87n_Hoa_K%E1%BB%B3 [truy cập ngày 11/04/2023]
2
Trần Hữu Duy Minh (2017), “Nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực”,
https://iuscogens-vie.org/2017/03/28/12/[truy cập ngày 11/04/2023]

5
 Cấm những hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây ảnh
hưởng, xâm lược đến đường biên giới của các quốc gia khác hay các
đường biên giới quốc tế;
 Cấm việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết
các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên
giới;
 Cấm mọi hành động trả đũa bao gồm cả việc sử dụng bạo lực
 Cấm bất kỳ hành động bạo lực nhằm loại bỏ quyền bình đẳng, quyền
tự quyết của các dân tộc;
 Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến
hành xâm lược chống nước thứ ba;
 Không tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội
chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
 Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính
đánh thuê đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác;
 Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.
Như vậy, theo nội dung của nguyên tắc thì đây là những hành động chính xâm
phạm đến nguyên tắc của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc lại không có
những định nghĩa cụ thể về hai hành động “Sử dụng vũ lực” và “Đe dọa sử dụng
vũ lực” mà chỉ có quy định chung trong nội dung nguyên tắc. Vì vậy, căn cứ vào
nội dung chúng ta có thể hiểu hai định nghĩa trên như sau:
 Sử dụng vũ lực là hành động sử dụng sức mạnh vũ trang, sử dụng
các biện pháp kinh tế, chính trị để dẫn tới việc sử dụng sức mạnh vũ
trang.
 Đe dọa dùng vũ lực là hành động dùng lực lượng vũ trang không
nhằm tấn công xâm lược nhưng để gây sức ép đe dọa quốc gia khác
như tập trung quân đội hải, lục, không quân với số lượng lớn ở biên
giới giáp với quốc gia khác; tập trận ở biên giới nhằm biểu dương
lực lượng đe dọa quốc gia láng giềng, tuyên chiến, gửi tối hậu thư đe
dọa quốc gia khác, …
 Vũ lực được hiểu là sức mạnh- sử dụng vật chất hoặc sức mạnh vũ
trang để tấn công.
 Xâm lược là việc một nước dùng lực lượng vũ trang trước tiên để
xâm phạm chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của
một nước khác; hoặc dùng một biện pháp không phù hợp với Hiến
Chương Liên Hợp Quốc, như đã nêu trong định nghĩa này để đạt
được mục đích nói trên NQ 3314 ngày 12/4/1974.

 Các trường hợp ngoại lệ:


 Quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể trong trường hợp bị tấn công bằng vũ trang (Điều
51 Hiến chương Liên Hợp Quốc) => khi bị tấn công.
 Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc dùng vũ lực để duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế (Điều 42 Hiến chương Liên Hợp Quốc).

6
 Đây là hai ngoại lệ được chấp nhận rộng rãi và không một quốc gia nào phủ nhận
hay phản bác chúng (có tranh cãi thì cũng chủ yếu liên quan đến nội hàm của hai
ngoại lệ mà không phải về sự tồn tại của chúng). Trong bối cảnh hiện nay khác rất
nhiều so với bối cảnh năm 1945 khi Hiến chương được viết ra, hai ngoại lệ này
cũng đang phát triển để đáp ứng hiện trạng của việc sử dụng vũ lực. Những vấn đế
hiện nay như (a) việc sử dụng vũ lực của các nhóm vũ trang phi-quốc gia, (b) tấn
công mạng, (c) trách nhiệm bảo vệ (R2P), (d) tự vệ phủ đầu, tự vệ phòng ngừa,…3
 Tuy nhiên thực tiễn thì luôn phong phú hơn lý thuyết. Các quốc gia và những luật
sư chính phủ của họ rất sáng tạo, những ngoại lệ khác đôi khi được viện dẫn: can
thiệp nhân đạo và sự đồng ý của quốc gia liên quan. Can thiệp nhân đạo
(humanitarian intervention). Ngoài ra còn có:
 Tham gia vào lực lượng liên quân của Liên Hợp Quốc (Điều 43 Hiến chương Liên
Hợp Quốc) => thông qua can thiệp triển khai lực lượng liên quân để trấn áp can
thiệp nhằm khống chế hành vi vi phạm.
 Các dân tộc đấu tranh dành độc lập được dùng vũ lực để tự giải phóng mình (Nội
dung nguyên tắc các dân tộc bình đẳng và tự quyết).
 Dùng vũ lực để tấn công tiêu diệt khủng bố (tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế).

Ta thấy, Liên Hợp Quốc đã rất nhấn mạnh trong Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc
chỉ khi một quốc gia bị tấn công thì họ mới có quyền sử dụng vũ lực tấn công lại, xem
như một hình thức tự vệ chính đáng có hiệu lực. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chỉ
khi nào bị tấn công bằng lực lượng vũ trang, quốc gia bị tấn công mới có quyền dùng
vũ lực để đánh trả sự tấn công đó. Điều này nghĩa là Hiến chương cấm một quốc gia sử
dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện
pháp kinh tế hoặc chính trị (hành vi tự vệ phải tương ứng với mức độ tấn công).

3
Trần Hữu Duy Minh (2017), “Nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực”,
https://iuscogens-vie.org/2017/03/28/12/ [truy cập ngày 11/04/2023]

7
Như vậy thì khi bị tấn công vũ trang các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có
quyền sử dụng sử dụng vũ trang để tự vệ đồng thời các hành vi tự vệ này phải được
báo ngay cho Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc biết. Và các hành động tự vệ chỉ dừng
lại cho đến khi Hội đồng bảo an đưa ra những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế. Theo tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc, quyền tự vệ chính
đáng của quốc gia chỉ được tự do trong một thời gian tạm thời. Một khi đã quyết định
hành động thì vụ việc đó sẽ được đặt dưới quyền quyết định của cơ quan này. Các dân
tộc thuộc địa và phụ thuộc cũng có quyền dùng bạo lực cách mạng đê giải phóng dân
tộc, giành độc lập tự do cho mình. Đó là quyền tự vệ chính đáng của các dân tộc thuộc
địa và phụ thuộc, phù hợp với nguyên tắc dân tộc tự quyết và không trái với nguyên tắc
sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. 4 Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng để hành động tự
vệ này hợp pháp thì các quốc gia cần đáp ứng điều kiện là nước đó bị tấn công vũ trang
trước và mức độ tự vệ phái tương ứng với mức độ tấn công vì nếu như vượt quá mức
độ tấn công thì hành vi đó không được xem là tự vệ hợp pháp.
Tại trường hợp thứ hai là trường hợp đã được Đại hội đồng bảo an áp dụng các biện
pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường
biển, hàng không,.. và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại
giao nhưng Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp đó là không thích hợp, hoặc tỏ
ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải,
lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục
hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương
lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không
quân của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện được quy định tại Điều 42
Hiến chương Liên Hợp Quốc và hành vi sử dụng vũ lực của Hội đồng bảo án trong
trường hợp này không bị coi là vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc vi phạm
sử dụng vũ lực.
Như vậy, khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá thể
hoặc tập thể cho đến khi Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho Hội đồng bảo an.
Đồng thời không được cản trợ Hội đồng bảo an hành động để thực hiện sứ mệnh bảo
vệ hòa bình và an ninh quốc tế của mình. Về phương diện pháp lý, hành vi tự vệ của
các quốc gia, các dân tộc dưới hình thức cá thể và tập thể là những hành vi hợp pháp,
không vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Mức độ chống trả
phải tương xứng với mức độ thiệt hại mà bên kia đã gây ra và phải báo với Hội đồng
bảo an.5

4
Mi Mi Le (2021), “tiểu luận Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực”,
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-duy-tan/thuong-mai-quoc-te/nguyen-tac-cam-su-dung-vu-luc-va-de-
doa-su-dung-vu-luc/23984114 [truy cập ngày 11/04/2023]

8
 Quá trình áp dụng nguyên tắc trong thực tiễn quan hệ quốc tế:
 Có nhiều nguyên nhân xảy ra hành vi vi phạm nguyên tắc. Ngày nay vẫn còn nhiều
quốc gia vi phạm nguyên tắc này một cách trắng trợn nhưng bao giờ họ cũng cố
tìm ra những lý do có vẻ chính đáng để biện hộ cho hành vi sai trái của mình và
luôn giải thích rằng điều đó phù hợp với quy định của Hiến chương LHQ. Học
thuyết Ri – Găn (của Cựu Tổng thống Mỹ) cho rằng việc ủng hộ các chiến sĩ đấu
tranh cho tự do là hình thức tự vệ và hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế. Theo học
thuyết này thì các quốc gia có quyền mang quân vào nước khác để bảo vệ quyền
con người ở đó. Thuyết này hoàn toàn trái với luật quốc tế, không phù hợp với các
quyết định của tòa án quốc tế. Ngược lại việc sử dụng dùng vũ lực tất yếu dẫn đến
vi phạm thô bạo quyền con người, trong đó có quyền được sống. Chính phủ của
các nước vi phạm thường viện dẫn những hoạt động của họ là thực hiện quyền tự
vệ và họ lại có vẻ như khẳng định ý nghĩa của nguyên tắc không sử dụng vũ lực.
 Thường bởi các lí do như:

 Chế độ xã hội và ý thức thế hệ khác nhau.


Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có một số quốc gia vì thấy nước khác
lựa chọn chế độ xã hội hoặc ý thức hệ không giống với nước mình nên họ
tiến hành can thiệp, thậm chí sẵn sàng sử dụng vũ lực đối với nước đó.

 Sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa nhân đạo.

5
Luật sư Nguyễn Văn Dương (2022), “Phân tích nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực”,
https://luatduonggia.vn/nguyen-tac-cam-de-doa-dung-vu-luc-hay-dung-vu-luc/#:~:text=N%E1%BB%99i%20dung%20c
%E1%BB%A7a%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BA%AFc%20c%E1%BA%A5m%20d%C3%B9ng%20v%C5%A9%20l
%E1%BB%B1c%20ho%E1%BA%B7c,ti%E1%BB%87n%20%C4%91%E1%BB%83%20gi%E1%BA%A3i%20quy
%E1%BA%BFt%20c%C3%A1c [truy cập ngày 11/04/2023]

9
Trong một tình huống nào đó, sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa
nhân đạo có thể giải quyết được khủng hoảng về nhân quyền và cứu được
rất nhiều sinh mạng vô tội. Nhưng việc dùng vũ lực để can thiệp vào nước
khác đương nhiên là mâu thuẫn với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực của luật
quốc tế. Nhìn chung dư luận quốc tế đều cho rằng: trong trường hợp đặc
biệt cấp bách, cần phải có sự can thiệp nhưng phải tiến hành trong khuôn
khổ LHQ, nếu không sẽ là phi pháp. Điều đó có nghĩa là chỉ có LHQ mới
có đủ uy quyền để thực hiện hành động này (trừ trường hợp được nước chủ
nhà cho phép, thậm chí yêu cầu). Như vậy Luật quốc tế không cho phép áp
dụng chủ nghĩa nhân đạo một cách bừa bãi, bởi nếu thế thì thế giới sẽ trở
nên hỗn loạn, chiến tranh sẽ xảy ra khắp nơi. Thế nhưng con bài “nhân
quyền” hiện nay vẫn được một số quốc gia dùng để đe dọa các quốc gia
khác.
 Chủ nghĩa khủng bố.
Hoạt động khủng bố quốc tế là một loại hoạt động phạm tội vô cùng nguy
hiểm. Sự nguy hại và tính nghiêm trọng của nó không chỉ biểu hiện ở số
lượng các vụ khủng bố ngày càng tăng mà còn biểu hiện ở việc dẫn đến sự
biến động xã hội, hình thành không khí khủng bố trong cộng đồng quốc tế.
Hoạt động của chủ nghĩa khủng bố là một hoạt động tội phạm mang tính
chất quốc tế, bởi nó không chỉ vi phạm pháp luật của các quốc gia liên quan
mà còn vi phạm pháp luật quốc tế.
Muốn tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố không nên tiến hành bằng cách dùng vũ
lực đơn phương của các nước mà nên tiến hành thông qua sự hợp tác quốc
tế trong khuôn khổ LHQ, phù hợp với nguyên tắc an ninh tập thể do LHQ
đề ra.6

 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực:

Dưới đây là một vụ việc thực tế trong việc xác định có hay không việc vi phạm nguyên tắc
“Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”:
Ngày 04 tháng 04 năm 2017 Mỹ cáo buộc chính phủ Syria đã thực hiện một cuộc tấn công
hóa học, giết chết hàng chục người tại tỉnh Idlib, tây nam thành phố Aleppo. “Nhà Trắng”
gọi cuộc tấn công này là “tàn ác” và nhấn mạnh “cuộc tấn công hóa học hôm nay ở Syria
chống lại dân thường bao gồm cả phụ nữ và trẻ em là đáng trách và không thể phớt lờ bởi
thế giới văn mình.”

6
“Tiểu luận môn Công pháp quốc tế về nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực” (2021),
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-sai-gon/phap-luat-dai-cuong/cpqt-tieu-luan-nguyen-tac-cam-su-
dung-vu-luc/25986102 [truy cập ngày 11/04/2023]

10
Phía Mỹ cho rằng Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau cuộc tấn
công này. Ngày 06 tháng 04 năm 2017, Tổng thống Trump ra lệnh tấn công vào các cơ sở
sân bây của quân đội Syria. Đã có 59 tên lửa hành trình Tomahawk đã được phóng, trong
đó 58 quả đánh trúng các mục tiêu dự kiến.
Tổng thống Trump có hai lý do dẫn đến quyết định tấn công tên lửa và Syria. Lý do dài
hạn là nhằm chống khủng bố, chống chính quyền của Tổng thống Assad và ngăn chặn
khủng hoảng di cư. Lý do trực tiếp là nhằm bảo vệ “lợi ích an ninh quốc gia sống còn” của
Mỹ nhằm ngăn chặn và loại trừ vũ khí hóa học, và trừng phạt chính phủ Assad khi cho
rằng chính phủ này đã tiến hành cuộc tấn công hóa học ngày 04/04/2017.
Luật pháp quốc tế quy định nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực. Nguyên
tắc cấm sử dụng vũ lực có hai ngoại lệ được chấp nhận rộng rãi: tự vệ theo Điều 51 và sử
dụng vũ lực theo sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc theo Chương VII Hiến
chương Liên hợp quốc.
Chúng ta phân tích về tình hình trên, đầu tiên là về vấn đề “tự vệ”. Tự vệ theo Điều 51
Hiến chương yêu cầu phải có tấn công vũ trang trong khi đó, ta thấy không có bất kì bằng
chứng nào cho thấy nước Mỹ bị tấn công vũ trang, đồng thời cũng không có đủ cơ sở để
cho rằng có bất kì mối đe dọa nào trực tiếp gần kề từ phía Syria chống lại nước Mỹ.
Điều 51 Hiến chương quy định khi một quốc gia có hành động tự vệ cần ngay lập tức
thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc biết. Sau cuộc tấn công bằng tên lửa của
Mỹ ngày 06/7/2017, Mỹ không có vẻ đã thông báo cho Hội đồng Bảo an. Đây có thể là
một bằng chứng cho thấy chính nước Mỹ cũng không cho rằng mình đang thực thi quyền
tự vệ theo Điều 51.
Sử dụng vũ lực để cưỡng chế thi hành luật pháp quốc tế hoặc để trừng phạt hành vi vi
phạm luật pháp quốc tế?
Trong trường hợp cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào Syria ngày 06/7/2017, Mỹ
không thể tự nhận vai trò cưỡng chế hay trừng phạt Syria cho các cáo buộc vi phạm luật
pháp quốc tế bằng vũ lực. Luật quốc tế không trao cho bất kỳ quốc gia nào, kể cả các siêu
cường, một vai trò pháp lý trong việc cưỡng chế hay trừng phạt.
Mỹ có thể tiến hành các biện pháp chính trị - ngoại giao, kinh tế như cắt đứt quan hệ ngoại
giao, kinh tế với Syria, nhưng việc sử dụng vũ lực sẽ vi phạm vào nguyên tắc cấm đe dọa
sử dụng vũ lực và nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia. Luật
pháp quốc tế không vận hành theo cách thức trao cho một hay một vài quốc gia quyền
được cưỡng chế thi hành hay trừng phạt vi phạm.

11
Mặc dù có thể có ý kiến cho rằng hành động của Mỹ sẽ có tác dụng mạnh mẽ ngăn chặn
mọi cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học trong tương lai, qua đó ngăn chặn thảm họa xảy ra,
nhưng về mặt pháp lý, rất khó cho Mỹ để dựa trên căn cứ can thiệp nhân đạo để biện minh
cho hành động tấn công bằng tên lửa ngày 06/04/2017.
Nhìn chung, qua các phân tích sơ bộ nêu trên, rất khó để tìm ra biện minh hợp lý cho hành
động tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào Syria ngày 06/04/2017 sau khi có cáo buộc chính
quyền al-Assad tiến hành tấn công bằng vũ khí hóa học hai ngày trước đó. Điều đó đồng
nghĩa phải xem xét nghiêm túc rằng có hay không việc Mỹ vi phạm nguyên tắc “Cấm sử
dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.7

KẾT LUẬN

Như vậy, thế giới đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và chúng ta đã
chứng kiện được những hậu quả đau khổ do chiến tranh mang lại. Vậy nên, việc
xây dựng nguyên tắc trên là phù hợp và mang lại được sự hòa bình giữa các quốc
gia trong trường hợp có tranh chấp. Tuy vậy, đã có một số quốc gia vẫn cố tình vi
phạm và những việc này cần Liên Hợp Quốc có những biện pháp mạnh mẽ hơn.

7
Luật Quang Huy (2022), “Phân tích nội dung và đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa
dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/cong-phap-quoc-te/phan-tich-noi-
dung-va-danh-gia-thuc-tien-thuc-hien-nguyen-tac-cam-su-dung-vu-luc-va-de-doa-dung-vu-luc-trong-quan-he-quoc-te/ [truy
cập ngày 11/04/2023]

12
PHẦN CHẤM ĐIỂM CỦA NHÓM 3

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐIỂM

1 Nguyễn Thanh Ngân (Nhóm trưởng) 2253801012145

2 Nguyễn Lê Thanh Ngân (Nhóm phó) 2253801012144

3 Phan Huy Hoàng 2253801012081

4 Phạm Ngọc Kim Ngân 2253801012147

5 Hoàng Phương Nam 2253801012138

6 Vũ Thị Ngọc Mai 2253801012124

7 Phạm Trà My 2253801012133

8 Nguyễn Minh Nam 2253801012140

9 Hán Nữ Bích Ngọc 2253801012154

10 Từ Phạm Thanh Minh 2253801012127

13

You might also like