You are on page 1of 10

1

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ NGỌC


MSSV: LQT45A – 016 – 1822
MÔN: LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
2

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................3


VẤN ĐỀ PHÁP LÍ .......................................... Error! Bookmark not defined.
CĂN CỨ PHÁP LÝ ...................................................................................... 5
ÁP DỤNG LUẬT ......................................................................................... 5
KẾT LUẬN ............................................................................................... 9
3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


● Công ước viên về luật điều ước quốc tế 1969
● Hiến chương liên hợp quốc 1945
● Những sai trái trong lập luận pháp lý của Putin Elizabeth
Wilmshurst CMG
● Nước đi mới của Nga ở Donbass: Tránh chiến tranh hay cái cớ để
thổi bùng xung đột, Tiền Phong, đăng tải 23/02/2022.
● Ukraine, Luật Pháp Quốc Tế Và An Ninh Của Các Quốc Gia Nhỏ,
Tommy Koh,The Straits Times đăng tải 05/3/2022
● Công ước viên 1969: Vô hiệu điều ước quốc tế, iuscogens-vie,
Trân Hữu Duy Minh, đăng tải ngày 19/08/2018
4

VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

Năm 2014, Nga xâm lược và chiếm đóng Crimea, một phần của Ukraine. Nga đã
thực hiện “trưng cầu dân ý” để xác định nguyện vọng của người dân Crimea. Theo
Nga, người dân Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập với Nga. Vào ngày 27
tháng 3 năm 2014 Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết (với 100 phiếu ủng
hộ, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng) khẳng định cam kết của Đại Hội đồng Liên
Hợp Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, với các biên giới được quốc tế
công nhận. Nghị quyết cũng vô hiệu cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea năm 2014.
Ngày 21 tháng 2 năm 2022, Quốc hội Nga ban hành luật công nhận nền độc lập
của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk. Donetsk và
Lugansk là hai vùng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine. Cùng ngày, Tổng thống
Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của hai vùng này. Trước cuộc
khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, Nga đã đưa ra tối hậu thư cho nước láng giềng:
Nếu Ukraine từ chối đảm bảo cho Nga rằng họ sẽ không bao giờ gia nhập NATO,
Nga sẽ phát động một “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại nước này. Ukraine
từ chối nhượng bộ trước yêu cầu của Nga. Ngày 21/2, Tổng thống Nga Putin tuyên
bố ký sắc lệnh công nhận độc lập của 2 vùng lãnh thổ là Cộng hòa nhân dân
Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng. Bên cạnh
đó, ông Putin cũng ký sắc lệnh về việc điều lực lượng vũ trang Nga đến 2 khu vực
này để “gìn giữ hòa bình”.Vào ngày 24 tháng 2, Nga đã phát động một cuộc tấn
công vũ trang chống lại Ukraine bằng cách triển khai lục quân, hải quân và không
quân.

Vậy câu hỏi pháp lý đặt ra là hành động của Nga vi phạm điều cấm trong Hiến
chương Liên hợp quốc (LHQ) về việc sử dụng vũ lực, vi phạm nghĩa vụ tôn trọng
5

chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác và vi phạm điều cấm can
thiệp hay không. Từ đó có thể viện dẫn dựa trên căn cứ của điều 52 và 53 của
Công ước viên Luật điều ước quốc tế để hủy bỏ cam kết việc Chính phủ Ukraine đi
ngược lại hai cam kết: (i) Ukraine không cam kết gia nhập NATO, (ii) Ukraine
chấp nhận Crimea là lãnh thổ của Nga và công nhận hai nước Cộng Hòa Nhân Dân
Donetsk và Lugansk trong tương lai một cách hợp pháp hay không.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Công ước viên Luật điều ước quốc tế 1969, điều 42 về hiệu lực và duy trì hiệu lực
của các điều ước

Công ước viên Luật điều ước quốc tế 1969, điều 52 về sự cưỡng ép đối với một
quốc gia bằng việc đe dọa hay sử dụng vũ lực

Công ước viên Luật điều ước quốc tế 1969, điều 53 về các điều ước xung đột với
một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung

Công ước viên Luật điều ước quốc tế 1969, điều 69 về hậu quả của sự vô hiệu điều
ước quốc tế

Hiến chương Liên hợp quốc, điều 2 khoản 4 về nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực

ÁP DỤNG LUẬT

Vô hiệu điều ước quốc tế là việc một quốc gia viện dẫn một căn cứ hợp pháp để
làm cho sự đồng ý chịu ràng buộc của quốc gia viện dẫn không có hiệu lực pháp lý.
Đối với điều ước song phương, nếu một bên vô hiệu sự đồng ý chịu ràng buộc thì
6

điều ước không còn tồn tại. Vô hiệu điều ước chỉ có thể được viện dẫn dựa trên 08
căn cứ trong Công ước Viên (từ Điều 46 – 53). Điều 42(1) quy định:

“Giá trị pháp lý của một điều ước quốc tế hay sự đồng ý của một Quốc gia chịu
ràng buộc bởi một điều ước chỉ có thể được loại bỏ thông qua việc áp dụng Công
ước này.”

Điều này có nghĩa danh sách 08 căn cứ trên là danh sách đóng1, theo đó, nếu không
dựa vào một trong 08 căn cứ này thì một quốc gia không thể vô hiệu được điều ước
quốc tế. Điều đó có nghĩa nếu Ukraine muốn đi ngược lại hai cam kết trước đó của
mình thì chỉ có thể viện dẫn 01 trong 08 căn cứ được quy định tại Công ước viên
này.

Điều 69(1) quy định nguyên tắc rằng điều ước quốc tế bị vô hiệu thì các quy định
của điều ước đó sẽ không có hiệu lực pháp lý. Không có hiệu lực pháp lý tính từ
ngày điều ước được ký kết, chứ không phải từ ngày bị vô hiệu, bởi vì, khác với hủy
bỏ điều ước, vô hiệu điều ước có nghĩa là không có giá trị pháp lý ngay từ đầu (ab
initio). Nói một cách đơn giản, điều ước bị vô hiệu về bản chất, ngay từ đầu đã
không phải là điều ước quốc tế đối với quốc gia viện dẫn vô hiệu, và ngay từ đầu
đã không thể phát sinh bất kỳ hiệu lực pháp lý đối với quốc gia đó.

Luận điểm 1: Chính phủ Ukraine có thể viện dẫn căn cứ được quy định tại điều 52,
Công ước Viên về việc cưỡng ép quốc gia bằng việc sử dụng hay đe dọa sử dụng
vũ lực

Điều 52 quy định nếu sự đồng ý chịu ràng buộc là kết quả của việc một quốc gia bị
cưỡng ép bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực thì “sẽ không có bất kỳ giá trị
pháp lý nào.”
7

Đối tượng bị cưỡng ép ở Điều 52 là quốc gia. Trước khi Hội quốc liên ra đời, việc
một điều ước được ký kết do bị cưỡng ép bằng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực
vẫn có hiệu lực. Như vậy, có điều ước bất bình đẳng mà Nhà Nguyễn kí với Pháp
vào thế kỉ XIX vẫn có hiệu lực. Cũng lưu ý rằng luật pháp quốc tế hiện nay có
nguồn gốc từ phương Tây và cho đến tận bây giờ vẫn chịu ảnh hưởng chủ yếu của
quan điểm phương Tây. Do đó, không phải khó hiểu khi ILC cho rằng các điều ước
ký kết do cưỡng ép vẫn có hiệu lực. Nhưng từ sau đó, đặc biệt là từ sau Chiến tranh
thế giới thứ 2, quan điểm truyền thống này đã bị thay thế. Hiến chương Liên hợp
quốc năm 1945 đã nghiêm cấm hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực được khái quát hóa trong
Tuyên bố 1970 ở những nội dung sau:

Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên
giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;

Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hòa giải;

Cấm các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực;

Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược
chống nước thứ ba;

Không tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay
các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;

Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột
nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác;

Theo đó, Nga “vi phạm luật pháp quốc tế” khi trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ lực
lượng ly khai ở Ukraine, sáp nhập lãnh thổ của một nước có chủ quyền vào Nga.
8

Nga đã mở cuộc tấn công nhằm vào 84 mục tiêu quân sự của Ukraine, trong đó phá
hủy một nhà máy sửa chữa tổ hợp tên lửa Tochka-U ở thành phố Dnipro, miền
Đông Ukraine. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi
quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự
toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Nga đã cố gắng
biện minh rằng đây là hành động tự vệ. Đó là một lập luận vô lý vì Ukraine đã
không tấn công Nga hoặc đe dọa tấn công. Ukraine thậm chí không phải là một
ứng cử viên đối với NATO. Hành động của Nga là đáng lên án vì nước này đã ký
Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 về Đảm bảo An ninh. Theo đó, Ukraine, Belarus
và Kazakhstan đã đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Nga, Mỹ và Anh đảm bảo
bảo vệ ba quốc gia trên khỏi bất kỳ mối đe dọa nào đối với sự toàn vẹn lãnh thổ.
Việc một quốc gia đã bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nhưng lại vi phạm là
điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Có thể nói Nga đang dùng vũ lực để đe
dọa.

Luận điểm 2: Chính phủ Ukraine có thể viện dẫn căn cứ được quy định tại điều 53,
Xung đột với một quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung

Điều 53 quy định một điều ước sẽ vô hiệu khi tại thời điểm ký kết, điều ước đó
xung đột với một vi phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogens). Quy phạm jus
cogens được định nghĩa là:

“một quy phạm được toàn thể cộng đồng quốc tế chấp nhận và công nhận như một
quy phạm mà không có bất kỳ loại trừ nào được phép tồn tại và chỉ có thể được sửa
đổi bằng một quy phạm sau này của luật pháp quốc tế chung có cùng tính chất.”

Thuật ngữ jus cogens được hiểu nghĩa đen là luật ưu thế (compelling law). Do quy
phạm jus cogens có hiệu lực pháp lý cao nhất, hơn hẳn mọi quy phạm pháp lý quốc
tế khác, do đó, không cho phép bất kỳ điều ước quốc tế nào được phép có quy định
9

trái ngược. Một điểm lưu ý là Điều 53 quy định trường hợp điều ước được ký kết
xung đột với một quy phạm jus cogens đã tồn tại tại thời điểm ký kết; Điều 61 quy
định trường hợp điều ước bị hủy bỏ khi xung đột với một quy phạm jus cogens
hình thành sau thời điểm có hiệu lực của điều ước. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ)
đã lần đầu tiên công nhận nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực là một quy phạm tập
quán quốc tế, ràng buộc tất cả các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, có thể do tầm
quan trọng không thể chối cãi của nguyên tắc mà nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực
còn được công nhận là một quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (quy phạm jus
cogens).

Như đã chứng minh ở luận điểm 1 thì Nga có hành động dùng vũ lực đối với
Ukraine. Điều đó xung đột với một mệnh lệnh bắt buộc chung.

KẾT LUẬN

Chính phủ Ukraine có thể viện dẫn các điều 52 và 53 làm căn cứ để vô hiệu cam
kết không gia nhập NATO và cam kết chấp nhận Crimea là lãnh thổ của Nga và
công nhận hai nước Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk và Lugansk trong tương lai một
cách hợp pháp hay không.
10

You might also like