You are on page 1of 1

I.

Phân loại quy phạm


1) Giá trị hiệu lực:
Jus cogens xuất hiện lần đầu trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế nằm 1969. Điều 53 Công
ước quy định “quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung là quy phạm được chấp nhận và công nhận bởi toàn
thể cộng đồng quốc tế của các quốc gia như một quy phạm mà không cho phép bất kỳ quy định trái
ngược, và chỉ có thể thay đổi bằng một quy phạm sau đó của luật pháp quốc tế chung có tính chất tương
tự.”
VD: Trong LQT cổ đại “quyền tiến hành chiến tranh” là một quy phạm Jus Cogens. Tuy nhiên, quy phạm
này đã bị thay thế bằng một quy phạm Jus Cogens mới đó là nguyên tắc “cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng
vũ lực trong quan hệ quốc tế”
Quy phạm tùy nghi: Là quy phạm mà trong khuôn khổ của nó cho phép các chủ thể luật quốc tê' tự xác
định phạm vi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên, trong một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể, phù hợp
với hoàn cảnh thực tế.
VD: Trong vùng lãnh hải, Luật biển quốc tế cho phép quốc gia ven biển tự mình xác định chiều rộng lãnh
hải, nhưng không phải xác định tùy ý mà phải trong giới hạn xác định không quá 12 hải lý tính từ đường
cơ sở theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
2) Hình thức thể hiện:
Thành văn và bất thành văn
Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chất chỉ đạo, bao
trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus Cogens) đối với mọi chủ thể của Luật quốc tế. Các nguyên tắc này
chủ yếu tồn tại dưới dạng các quy phạm pháp luật thể hiện trong các điều ước và tập quán quốc tế.

You might also like