You are on page 1of 6

Câu 4: Phân tích các loại quy phạm pháp luật quốc tế. Cho ví dụ ?

 Khái niệm quy phạm pháp luật quốc tế: Quy phạm pháp luật quốc tế là quy tắc xử sự,
được tạo bởi sự thoả thuận của các chủ thể luật quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể
đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ
pháp luật quốc tế.
 Phân loại quy phạm pháp luật quốc tế:
- Căn cứ vào hình thức biểu hiện của quy phạm, bao gồm:
+) Quy phạm điều ước (quy phạm thành văn): là những quy tắc xử sự được ghi nhận
trong điều ước quốc tế do các quốc gia và các chủ thế khác của luật quốc tế thoả thuận
xây dựng nên.
Ví dụ: quy phạm về phân chia vùng biển chồng lấn trong Hiệp định phân định vịnh Bắc
Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000.
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Vn với Nga,....
+) Quy phạm tập quán (quy phạm không thành văn): là những quy tắc xử sự chung, hình
thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận là
quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc.
Ví dụ: Incoterms; tuyên bố của tổng thống Mỹ Truman các nguồn tài nguyên ở thềm lục
địa ngoài khơi bờ biển nước Mỹ là thuộc về Mỹ, từ dó tạp ra tập quán ràng buộc với các
quốc gia chưa phê chuẩn Công ước 1958 về thềm lục địa; nghĩa vụ không sử dụng vũ lực.
- Căn cứ vào giá trị hiệu lực của quy phạm, bao gồm:
+) Quy phạm mệnh lệch bắt buộc chung (quy phạm jus cogens):
Theo Điều 53 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, quy
phạm mệnh lệch bắt buộc chung được hiểu là quy phạm được toàn thể cộng đồng các
quốc gia chấp thuận và công nhận, là quy phạm không cho phép có bất kỳ sự vi phạm
nào. Quy phạm mệnh lệch bắt buộc chung là quy phạm có giá trị tối cao đối với mọi chủ
thể luật quốc tế và là thước đo tính hợp pháp của tất cả các quy phạm khác của luật quốc
tế.
Hiện nay chưa có thống kê cụ thể về số lượng các quy phạm mệnh lệch bắt buộc chung
(jus cogens), tuy nhiên đã có sự thừa nhận chung rằng các quy phạm về hoà bình giải
quyết tranh chấp quốc tế, quy phạm về cấm sử dụng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực, cấm
tra tấn,.. là các quy phạm mệnh lệch bắt buộc chung của luật quốc tế.
+) Quy phạm tuỳ nghi (quy phạm thông thường): là quy phạm cho phép các chủ thể liên
quan có quyền tự do xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên phù hợp với
hoàn cảnh thực tế.
Tính tuỳ nghi của quy phạm hoàn toàn không thể hiện ở giá trị bắt buộc hạn chế mà thể
hiện ở chỗ các chủ thể được quyền điều chỉnh mối quan hệ với nhau theo cách khác với
quy định của quy phạm đó.
Sự tồn tại của quy phạm tuỳ nghi thể hiện bản chất thoả thuận của luật quốc tế
Ví dụ: Quy phạm về mức độ ưu đãi thuế quan, loại hàng hoá và dịch vụ được miễn giảm
thuế trong hiệp định giữa hai quốc gia,....
- Căn cứ vào phạm vi tác động của quy phạm, bao gồm:
+) Quy phạm đa phương: (i) quy phạm đa phương toàn cầu. Ví dụ: quy phạm được ghi
nhận trong Hiến chương UN;.... (ii) quy phạm đa phương khu vực(q uy phạm đa phương
hạn chế). Ví dụ: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN, các điều ước
quốc tế được ký kết trong khuôn khổ Liên minh Châu Âu.
+) Quy phạm song phương: Ví dụ quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định thương mại
VN – Hoa Kỳ,...
Câu 5: Phân tích cơ sở và nội dung của mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia ?
Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật tồn tại song song và có mối quan
hệ tác động qua lại với nhau.
Trước hết, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia dựa trên một số cơ sở nhất định:
- Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
của nhà nước
- Vai trò của Nhà nước trong quá trình ban hành pháp luật quốc gia và xây dựng pháp luật
quốc tế
- Sự thống nhất về chức năng của hai hệ thống pháp luật
- Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
Thứ hai, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia thể hiện qua các nội dung:
- Luật quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến quá trình xây dựng, thực hiện và phát triển
luật quốc tế.
Quá trình xây dựng luật quốc tế trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Hơn nữa
sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế cũng như nội dung của chúng hoàn
toàn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận, thương lượng giữa các quốc gia. Quan điểm của mỗi quốc gia
trong quá trình thoả thuận thương lượng đó phải dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền
tảng của chính pháp luật quốc gia. Với ý nghĩa đó pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về
nội dung và tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế. Mọi sự thay đổi hoặc phát triển tiến bộ
của pháp luật quốc gia đề thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tích cực. Khi bản
chất pháp lý của pháp luật quốc gia là tiến bộ dân chủ thì các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế
mà quốc gia tham gia xây dựng cũng mang bản chất đó.
Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, có rất nhiều quy phạm pháp luật quốc tế được bắt nguồn
từ các quy phạm pháp luật quốc gia. Ví dụ: Luật ngoại giao, lãnh sự dành quyền ưu đãi, miễn trừ
cho viên chức ngoại giao, lãnh sự. Những ưu đãi này trong luật quốc tế có sự bắt nguồn từ Luật
La Mã cổ đại với ưu đãi dfnah cho sứ giả.
- Luật quốc gia là đảm bảo pháp lý quan trọng để các nguyên tắc quy phạm luật quốc tế
được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Luật quốc gia quy định cụ thể cách thức
thực thi luật quốc tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia (áp dụng trực tiếp hoặc áp dụng luật
quốc tế thông qua hoạt động nội luật hoá). Do đó, quá trình thực thi luật quốc tế không
thể thiếu vai trò của luật quốc gia.
Tuy nhiên, luật quốc tế cũng tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của luật quốc gia.
- Luật quốc tế thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Các quy định có nội
dung tiến bộ của luật quốc tế sẽ dần được truyền tải vào trong các văn bản pháp luật quốc
gia và thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc gia. Ví dụ: quy định của Công ước quốc
tế về quyền trẻ em đã tác động đến sự hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về quyền trẻ em
thông qua quá trình sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành luật trẻ em, luật phổ cập giáo dục tiểu
học,...
- Luật quốc tế không chỉ thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia mà còn
tạo điều kiện đảm bảo cho luật quốc gia trong quá trònh thực hiện. Do sự phát triển mạnh
mẽ trong giao lưu quốc tế, nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi quốc gia trở thành vấn đề
có tính toàn cầu như vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm xuyên quốc gia, giải trừ
quân bị,.. Những vấn đề này đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế thì mới có thể giải quyết
một cách hiệu quả. Chính vì vậy, xây dựng được một môi trường pháp lý quốc tế dân
chủ, tiến bộ là điều kiện tác động tích cực đến pháp luật quốc gia, đảm bảo cho việc xây
dựng, hoàn thiện các quy phạm tương ứng của luật quốc gia.
Câu 6. Trình bày các loại nguồn của Luật quốc tế ?
- Khái niệm nguồn của luật quốc tế
+) Theo nghĩa hẹp: Nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng hay biểu hiện
sự tồn tại của các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể của Luật
quốc tế thoả thuận xây sựng nên trên cơ sửo tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các
quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau.
+) Theo nghĩa rộng: Nguồn của Luật quốc tế không chỉ bao gồm các hình thức chứa đựng
hoặc biểu hiện sự tồn tại của các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế mà còn bao
gồm tất cả những yếu tố là nguồn gốc hình thành các nguyên tắc và quy phjam pháp luật
quốc tế.
- Cơ sở xác định các loại nguồn của luật quốc tế:
+) Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 38 Quy chế Toà án công lý quốc tế của UN thì có
thể xác định nguồn của luật quốc tế bao gồm 5 loại nguồn sau:
(i) Điều ước quốc tế
(ii) Tập quán quốc tế
(iii) Nguyên tắc pháp luật chung
(iv) Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
(v) Học thuyết về luật quốc tế
+) Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn áp dụng còn thừa nhận sự tồn tại của một số nguồn khác
chưa được đề cập đến tại Khoản 1 Điều 38, bao gồm:
(i) Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
(ii) Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.
VD: Quyền trung lập (Thuỵ Sĩ),...
Câu 7. Trình bày định nghĩa và đặc điểm của điều ước quốc tế theo quy định của luật quốc
tế ?
 Định nghĩa của Điều ước quốc tế: là sự thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của LQT và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ
thuộc vào thoả thuận đó được ghi nhận trong 1 văn bản duy nhất hay 2 hoặc nhiều văn
kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó.
 Đặc điểm:
- Về chủ thể: là chủ thể của Luật quốc tế  Được kí kết giữa các chủ thể luật quốc tế với
nhau
- Về hình thức:
 Bên ngoài: Hình thức chủ yế là thành viên. Tuy nhiên hình thức đầu tiên của đuqt
là điều ước quân tự (bằng miệng)
 Bên trong:
*Tên gọi: Điều ước quốc tế là tên gọi chung tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều tên gọi
khác như: Nghị định thư (NĐ thư Kyoto về biến đổi khí hậu, được ký kết 1997 và chính
thức có hiệu lực 2005; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon đc ký
kết 1987 và chính thức có hiệu lực 1989;....), Hiệp ước (HƯ Bali, Hiệp ước quyền tác giả
WCT 1996,...), Hiệp định (Hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định thương mại tự do,..),
Hiến chương, Thông báo, Công ước,...
Note: Nếu như trong hệ thống pháp luật quốc gia, tên gọi của văn bản thể hiện giá tri, hiệu lực
của văn bản thì trong Luật quốc tế, tên gọi của ĐƯQT không phản ánh giá trị, hiệu lực mà dựa
trên thoả thuận của các bên.
Tuy nhiên trong thông lệ quốc tế có thứ tự ưu tiên áp dụng:
Trong mối quan hệ giữa các ĐƯQT chung với riêng
Trong mối quan hệ giữa hiến chương Liên hợp quốc với các ĐƯQT khác.
*Kết cấu: Gồm ba phần: Mở đầu: chứa đựng các đk ghi nhận, mục đích kí kết,
các bên kí kết.
Nội dung chính: Chứa đựng các thoả thuận thành công
của các bên.
Phần cuối (kết): chứa đựng các điều khảon về hiệu lực
về việc sửa đổi, bổ sung.
Ngoài ra còn có thể có các phụ lục được coi là phần ko
Thể tách rời và có giá trị pháp lý như nội dung chính of
ĐƯ: phụ lục của Công ước biển 1982
*Ngôn ngữ soạn thảo: Do các bên tự thoả thuận
Đối với các điều ước quốc tế đa phương, ngôn ngữ soạn thảo là 1 trong 6 ngôn ngữ chính
thức của UN: Anh, Pháp, Nga, TQ, TBN, Ả Rập.
- Về nội dung: chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác định quyền và nghĩa
vụ cho các bên kí kết.
- Về bản chất của điều ước: là sự thoả thuận.
- Về luật điều chỉnh quá trình ký kết điều ước: Luật quốc tế
*Phân loại:
ĐƯ song phương
Căn cứ vào số lượng:
ĐƯ đa phương: Đa phương kvực: địa lý, cùng chung 1
định hướng
Đa phương toàn cầu: chỉ mức độ rộng
rãi hơn.

Căn cứ vào loại chủ thể: ĐƯ giữa các quốc gia


ĐƯ giữa quốc gia với tổ chức quốc tế
ĐƯ giữa các tổ chức quốc tế với nhau
ĐƯ giữa quốc gia, tổ chức quốc tế với các chủ thể khác
Của luật quốc tế

Căn cứ vào lĩnh vực: Về kinh tế, chính trị, quyền con người, trong các lĩnh vực khác,..
Câu 9: Phân tích các hành vi xác nhận sự ràng buộc của quốc gia với điều ước quốc tế ?
- Ký điều ước quốc tế: Ký là một bước không thể thiếu trong trình tự ký kết điều ước quốc
tế. Có ba hình thức ký điều ước quốc tế, đó là:;
+) Ký tắt: Là chữ ký của các vị đại diện quốc gia tham gia đàm phán nhằm xác nhận văn
bản dự thảo điều ước quốc tế. Ký tắt chưa làm phát sinh hiệu lực của điều ước.
+) Ký Ad Referendum: Là chữ ký của các vị đại diện với thẩm quyền theo quy định của
pháp luật quốc gia. Hình thức ký này có thể làm phát sinh hiệu lực của điều ước nếu cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận chữ ký này.
+) Ký đầy đủ (Ký chính thức): Là chữ ký của các vị đại diện vào văn bản dự thảo của
điều ước. Hình thức ký đầy đủ sẽ làm phát sinh hiệu lực của điều ước, trừ trường hợp
điều ước quy định phải tiến hành phê chuẩn, phê duyệt thì sau hành vi phê chuẩn, phê
duyệt điều ước mới có hiệu lực thi hành.
Trong các hình thức ký trên thì ký đầy đủ là hình thức ký phổ biến nhất và được áp dụng
cho cả điều ước song phương, đa phương.
- Phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế
Là những hành vi do chủ thể của Luật quốc tế tiến hành nhằm xác nhận sự đồng ý ràng
buộc của chủ thể với một điều ước quốc tế nhất định. Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn hay
phê duyệt đối với một điều ước quốc tế thường do các bên thoả thuận và được ghi rõ
ngay trong nội dung của điều ước hoặc được xác định trong văn bản pháp luật.
Về thực chất phê chuẩn và phê duyệt đều thể hiện sự chấp nhận ràng buộc của quốc gia
với điều ước quốc tế đã phê chuẩn hoặc phê duyệt. Do đó, chỉ cần thực hiện một trong hai
thủ tục này nhằm ràng buộc với điều ước quốc tế. Tuy nhiêm giữa phê chuẩn và phê
duyệt cũng có điểm khác nhau ở loại điều ước quốc tế và thẩm quyền thực hiện hành vi.
Phê duyệt cũng khác với ký đầy đủ ở chỗ, nếu ký đầy đủ là việc các vị đại diện của các
bên ký vào văn bản điều ước thì phê duyệt là văn bản của cơ quan hành pháp có thẩm
quyền thừa nhận hiệu lực pháp lý của điều ước mà các vị đại diện đã ký tượng trưng vào
văn bản.
Theo Luật quốc tế, việc ký văn bản không bao hàm nghĩa vụ dứt khoát phải phê chuẩn
hoặc phê duyệt điều ước quốc tế. Phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế hay không phê
chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế là quyền của các bên tham gia.
Câu 10. Phân tích điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế ?
Điều ước quốc tế có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Được ký kết trên cơ sở thoả thuận tự nguyện, bình đẳng giữa các bên kết ước:
Xuất phát từ tự do ý chí, các chủ thể luật quốc tế tham gia ký kết điều ước quốc tế trên cơ sở
tự nguyện và bình đẳng, không bị lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
- Nội dung của điều ước quốc tế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế:
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cơ sở nền tảng và là khuôn mẫu pháp lý cho sự tồn tại
và phát triển của luật quốc tế. Chính vì vậy, bất cứ điều ước quốc tế nào có nội dung trái với
nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật quốc tế thì sẽ không có giá trị pháp lý.
- Được ký kết phù hợp với quy định của pháp luật các bên về thủ tục và thẩm quyền ký
kết:
Việc ký kết điều ước quốc tế tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định, đúng thẩm quyền theo
quy định của pháp luật các bên ký kết là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể đó ràng buộc
với các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà điều ươc quốc tế quy định. Vì vậy, nếu điều ước quốc tế
được đàm phán, ký kết không đúng thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật các bên ký
kết sẽ không có giá trị pháp lý.
Những điều ước không đáp ứng các điều kiện trên đây bị coi là vô hiệu. Tuỳ mức độ vi phạm
những điều kiện trên mà điều ước quốc tế có thể bị coi là vô hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu tương
đối.
Tuyệt đối: vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng thoả thuận hoặc nội dung của điều ước qt
trái với những ngtắc cơ bản của luật quốc tế. (Điều 51 - 53 Công ước Viên 1969)
Tương đối: vi phạm quy định của pháp luật các bên về thủ tục và thẩm quyền ký kết, nếu sự vi
phạm đó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung của điều ước và nếu có sự nhất trí của các
bên (Điều 46 – 50)

You might also like