You are on page 1of 5

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ

1. Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia?
Gợi ý trả lời:
Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật tồn tại song song và có mối quan hệ
tác động qua lại với nhau.
Trước hết, mối quan hệ giữa luật quốc tể và luật quốc gia dựa trên một số cơ sở nhất định:
- Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản - chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
của nhà nước.
- Vai trò của Nhà nước trong quá trình ban hành pháp luật quốc gia và xây dựng pháp luật
quốc tế.
- Sự thống nhất về chức năng của hai hệ thống pháp luật.
- Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanđa).
Thứ hai, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia thể hiện qua các nội dung:
- Luật quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến quá trình xây dựng, thực hiện và phát triển
luật quốc tế.
Quá trình xây dựng luật quốc tế trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Hơn
nữa, sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tể cũng như nội dung của chúng
hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận, thương lượng giữa các quốc gia. Quan điểm của mỗi quốc
gia trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền
tảng của chính pháp luật quốc gia. Với ý nghĩa đó pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về
nội dung và tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế. Mọi sự thay đổi hoặc phát triển tiến bộ
của pháp luật quốc gia đều thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tích cực. Khi bản
chất pháp lý của pháp luật quốc gia là tiến bộ dân chủ thì các nguyên tắc, quỵ phạm luật quốc tế
mà quốc gia tham gia xây dựng cũng mang bản chất đó.
Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, có rất nhiều quy phạm luật quốc tế được bắt nguồn từ
các quy phạm luật quốc gia. Ví dụ: Luật ngoại giao, lãnh sự dành quyền ưu đãi, miễn trừ cho
viên chức ngoại giao, lãnh sự. Những ưu đãi này trong luật quốc tế có sự bắt nguồn từ Luật La
Mã cổ đại với ưu đãi dành cho sứ giả.
- Luật quốc gia là đảm bảo pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế
được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Luật quốc gia quy định cụ thể cách thức thực thi
luật quốc tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia (áp dụng trực tiếp hoặc áp dụng luật quốc tế thông
qua hoạt động nội luật hóa). Do đó, quá trình thực thi luật quốc tế không thể thiếu vai trò của luật
quốc gia.
Tuy nhiên, luật quốc tế cũng tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của luật quốc gia.
- Luật quốc tế thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Các quy định có nội
dung tiến bộ của luật quốc tế sẽ dần được truyền tải vào trong các văn bản pháp luật quốc gia và
thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc gia. Ví dụ, quy định của Công ước quốc té về quyền trẻ
em đã tác động đến sự hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về quyền trẻ em thông qua quá trình
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành luật trẻ em, luật phổ cập giáo dục tiểu học...
- Luật quốc tế không chỉ thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia mà còn tạo
điều kiện đảm bảo cho luật quốc gia trong quá trình thực hiện. Do sự phát triển mạnh mẽ trong
giao lưu quốc tể, nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi quốc gia trở thành vấn đề có tính toàn cầu
như vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm xuyên quốc gia, giải trừ quân bị... Những vấn đề
này đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế thì mới có thể giải quyết một cách hiệu quả. Chính vì vậy,
xây dựng được một môi trường pháp lý quốc tế dân chủ, tiến bộ là điều kiện tác động tích cực
đến pháp luật quốc gia, đảm bảo cho việc xây dựng, hoàn thiện các quy phạm tương ứng của luật
quốc gia, quyền ban hành luật quốc tế, các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế do các chủ thể
luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
2. Thỏa thuận ký kết điều ước quốc tế là phương thức duy nhất để hình thành các
nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.
Sai. Ngoài phương thức thỏa thuận ký kết điều ước, các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
quốc tế còn có thể được hình thành bằng phương thức thừa nhận (ngầm định) các quy tắc xử sự
hình thành trong thực tiễn quan hệ có giá trị bắt buộc giữa các chủ thể luật quốc tế. Đó chính là
cách thức hình thành tập quán quốc tế.
3. Mọi tổ chức quốc tế đều là chủ thể của luật quốc tế.
Sai. Xét về thành viên, tổ chức quốc tế có hai loại: (i) Tổ chức quốc tế phi chính phủ
(NGO), ví dụ như Tổ chức hòa binh xanh (Greanpeace), Tổ chức chữ thập đỏ quốc tế (ICR.C),
Tổ chức ân xá quốc tế (AIO)... Thành viên của NGO là các cá nhân, pháp nhân đến từ các quốc
gia khác nhau; (ii) tổ chức quốc tế liên quốc gia hay còn gọi là liên chính phủ (IGO), ví dụ như
Liên hợp quốc, ASEAN... Tổ chức quốc tế liên quốc gia là thực thể liên kết các quốc gia và các
chủ thể khác của luật quốc tế, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, cơ cấu tổ
chức chặt chẽ và có quyền năng chủ thể luật quốc tể riêng biệt so với các thành viên và các chủ
thể khác1. Chỉ tổ chức quốc tế liên chính phủ mới là chủ thể của luật quốc tế.
4. Chủ thể luật quốc tế có quyền năng như nhau khi tham gia vào quan hệ do luật
quốc tế điều chỉnh.
Sai. Các chủ thể của luật quốc tế có quyền năng khác nhau khi tham gia vào quan hệ do luật
quốc tế điều chỉnh: Quốc gia là chủ thể có quyền năng đầy đủ, tham gia vào mọi quan hệ thuộc
đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế. Tổ chức quốc tế liên quốc gia và các chủ thể khác có
quyền năng hạn chế (chỉ tham gia vào một số quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh). Mỗi tổ chức
quốc tế được thành lập với mục đích nhất định nên các quốc gia thành viên chỉ trao cho tổ chức
quyền năng trong phạm vi để thực hiện mục đích đó. Ví dụ, mọi hoạt động của WTO chỉ giới
1.
hạn trong lĩnh vực thương mại quốc tể (diễn đàn để ký kết điều ước về thương mại quốc tế, giải
quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên. WTO không tham gia vào quan hệ
liên quan đến gìn giữ hòa bình an ninh quốc tế, phân định biên giới lãnh thổ...
5. Tổ chức quốc tế liên quốc gia có thể khởi kiện hoặc kỷ kết điều ước với các quốc gia
thành viên của tổ chức.
Đúng. Với tư cách là thực thể đo các quốc gia thành lập, tổ chức quốc tế liên quốc gia có
khả năng độc lập với các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
quốc tế của mình, đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế độc lập với các quốc gia
thành viên của tổ chức. Do cỏ quyền năng độc lập với các quốc gia thành viên nên tổ chức quốc
tế liên quốc gia có thể khởi kiện2 hoặc ký kết điều ước với các quốc gia thành viên của chính tổ
chức đó. Khởi kiện, ký kết điều ước quốc tế... là một trong những quyền của các chủ thể luật
quốc tế. Tổ chức quốc tế liên quốc gia là chủ thể của luật quốc tế nên tổ chức quốc tế đương
nhiên có quyền này. Ví dụ, Liên hợp quốc ký Hiệp định năm 1947 với Mỹ về việc đặt trụ sở tại
Mỹ; Liên hợp quốc cũng ký nhiều điều ước chuyên môn với các quốc gia thành viên...
6. Quốc gia mới hình thành chỉ có tư cách chủ thể luật quốc tế sau khi được các quốc
gia khác công nhận.
Sai. Quốc gia mới hình thành là chủ thể của luật quốc tế từ khi ra đời. Công nhận quốc gia
chỉ là thừa nhận, xác nhận sự tồn tại của chủ thể mới của luật quốc tế, thể hiện quan điểm của
quốc gia công nhận đối với đường lối, chính sách, chế độ chính trị - kinh tế - xã hội của bên được
công nhận. Công nhận tạo điều kiện thuận lợi để quốc gia mới hình thảnh tham gia vào quan hệ
quốc tế và hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế.
7. Chủ thể thực hiện hành vi công nhận quốc gia phải tuân thủ các quy định của luật
quốc tế về phương pháp và hình thức công nhận.
Sai. Công nhận quốc gia là hành vi thể hiện chủ quyền quốc gia, thể hiện thái độ của quốc
gia đưa ra hành vi công nhận đối với quốc gia mới (chủ thể mới của luật quốc tế). Vì vậy,
phương pháp và hình thức công nhận sẽ do quốc gia đưa ra hành vi công nhận quyết định.
8. Công nhận quốc gia chính là việc thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa quốc gia
công nhận và quốc gia được công nhận.
Sai. Công nhận quốc gia là hành vi pháp lý đơn phương và là quyền của bên công nhận.
Trong khi đó, việc thiết lập quan hệ hợp tác được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc
gia.
Hơn nữa, việc công nhận một chủ thể mới của luật quốc tế được thể hiện qua nhiều hình
chức và phương chức khác nhau. Việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa các bên hữu quan phụ thuộc
hoàn toàn vào hình thức công nhận. Do đó, không phải mọi hành vi công nhận đều dẫn đến việc

2.
thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận. Ví dụ,
công nhận ad hoc chỉ thiết lập quan hệ để giải quyết những vụ việc nhất định.
9. Các chủ thể của luật quốc tế có nghĩa vụ phải công nhận tư cách quốc gia cho một
thực thể có đầy đủ các yếu tố cẩu thành quốc gia.
Sai. Công nhận quốc gia là hành vi thể hiện quan điểm chính trị - pháp lý của quốc gia khi
có quốc gia mới xuất hiện. Điều đó có nghĩa là công nhận hay không công nhận một quốc gia
mới là hành vi thể hiện chủ quyền quốc gia, xuất phát từ ý chí và sự tự nguyện của các chủ thể
luật quốc tế.
10. Trong trường hợp quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng điều chỉnh một
quan hệ quốc tế thì quy phạm điều ước sẽ đương nhiên được áp dụng.
Sai. Các quy phạm luật quốc tế đều do các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên
cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Vì vậy, quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cỏ giá trị pháp
lý như nhau. Trong trường hợp quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng điều chỉnh một
quan hệ quốc tế thì các bên phải thỏa thuận áp dụng loại quy phạm nào. Trên thực tế, các chủ thể
luật quốc tế thường thỏa thuận ưu tiên áp dụng quy phạm trong điều ước quốc tế mà các bên
cùng ký kết hoặc gia nhập.
Nếu không thỏa thuận được thì tại cơ quan tài phán quốc tế, nguyên tắc “luật riêng thay thế
luật chung”, “luật sau thay thế luật trước” được áp dụng như một giải pháp tạm thời nhằm giải
quyết xung đột giữa các quy phạm bắt nguồn từ điều ước và tập quán quốc tế1.
11. Quy phạm tập quán trong luật quốc tế sẽ chấm dứt hiệu lực khi được ghi nhận
trong điều ước quốc tế.
Sai. Quy phạm tập quán tồn tại độc lập với quy phạm điều ước. Khi quy phạm tập quán
được ghi nhận trong điều ước thì quy phạm tập quán vẫn tiếp tục tồn tại. Ví dụ, từ thời kỳ cổ đại
đã hình thành quy phạm về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho đại diện của các quốc gia tại quốc
gia khác. Khi quy phạm này được ghi nhận trong Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại
giao, nó vẫn tiếp tục tồn tại với tính chất là quy phạm tập quán và được áp dụng giữa các quốc
gia không phải là thành viên của Công ước.
12. Trong mọi trường hợp, quốc gia sẽ không bị ràng buộc bởi một tập quán quốc tế
đã hình thành từ trước khi quốc gia đó ra đời.
Sai. Quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogen) là quy phạm có giá trị pháp lý bắt
buộc đối với mọi chủ thể luật quốc tế. Trong trường hợp quy phạm jus cogen tồn tại dưới hình
thức quy phạm tập quán thì quy phạm đó sẽ có giá trị ràng buộc với tất cả các quốc gia, kể cả
quốc gia ra đời sau khi tập quán quốc tế đã hình thành.
13. Trong mọi trường hợp, quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogens) không
thể bị thay thế hoặc hủy bỏ.
Sai. Xuất phát từ bản chất của luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận,
vì vậy, quy phạm jus cogens cũng có thể bị thay thế bằng một quy phạm mới có cùng tính chất
(Điều 53 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế).
14. Quy phạm tùy nghi (quy phạm thông thường) trong luật quốc tế không có giá trị
pháp lý ràng buộc đối với các chủ thể luật quốc tế.
Sai. Vì quy phạm tùy nghi trong luật quốc tể là quy phạm pháp luật thông thường trong
quan hệ quốc tế nên chúng có giá trị pháp lý ràng buộc với các chủ thể luật quốc tế. Quy phạm
tùy nghi là quy phạm cho phép các chủ thể liên quan có quyền tự xác định phạm vi quyền, nghĩa
vụ qua lại giữa các bên phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

15. Quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế vì:
- Trải qua sự phát triển của lịch sử, quốc gia là chủ thể đầu tiên và luôn được thừa nhận
là chủ thể của luật quốc tế.
- Quan hệ xã hội do luật quốc tế điều chỉnh trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các
quốc gia;
- Quốc gia là chủ thể có quyền năng đầy đủ khi tham gia vào các quan hệ do luật quốc tế
điều chỉnh.

You might also like