You are on page 1of 64

Mục lục

Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại tranh chấp thương mại quốc tế. Lấy các ví dụ
minh họa.................................................................................................................................... 3
Câu 2: Trình bày nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp
Hợp đồng thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam. ...................................................... 4
Câu 3: Trình bày các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Lấy ví dụ
minh họa cho từng phương thức ............................................................................................ 5
Câu 4: Trình bày những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào
tranh chấp thương mại quốc tế ............................................................................................... 8
Câu 5: Trình bày khái quát về tranh chấp đầu tư (ISDS) và các Trọng tài điển hình về đầu
tư ................................................................................................................................................ 9
Câu 6: Trình bày Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO (DSB)....................................................... Error! Bookmark not defined.
Câu 7: Trình bày nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế .................................................................... Error! Bookmark not defined.
Câu 8: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về sự phân biệt giữa hai phương thức trung
gian/hòa giải theo pháp luật của các nước khác nhau............. Error! Bookmark not defined.
Câu 9: Trình bày phương thức trung gian/hoà giải trong GQTC HĐ TMQT ................... 16
Câu 10: Trình bày nội dung phương thức tham vấn để GQTC TMQT tại WTO ............... 16
Câu 11: Trình bày vắn tắt nội dung tranh chấp DS404 và phân tích các lợi ích kinh tế, lợi
ích ngoại giao sau khi có phán quyết của DSB ..................................................................... 18
Câu 12: Trình bày nội dung phương thức trung gian, hòa giải trong GQTC TMQT trước
WTO......................................................................................................................................... 23
Câu 13: Trình bày nội dung các chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế
...................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Câu 14: Trình bày các nội dung cơ bản (thẩm quyền, thủ tục, thực thi phán quyết) của 2
phương thức trọng tài được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong WTO ...................... 29
Câu 15: Trình bày nội dung biện pháp trả đũa trong WTO ................................................. 31
Câu 16: Trình bày các nguồn luật được sử dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế ..................................................................................................................................... 33
Câu 17: Trình bày khái quát về ICJ và thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các Quốc gia
thông qua Tòa án này ............................................................................................................. 34
Câu 18: So sánh việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài với
việc công nhận và cho thi hành bản án tại Tòa án nước ngoài ........................................... 36
Câu 19: Trình bày nội dung giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường
Ngoại giao ............................................................................................................................... 39
Câu 20: Trình bày các hình thức Trọng tài và cách xác định thẩm quyền của Trọng tài
thương mại quốc tế ................................................................................................................ 41
Câu 21: Trình bày ưu và nhược điểm của việc sử dụng Tòa án quốc gia để giải quyết
tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế ............................................................................ 43
Câu 22: Trình bày những nội dung cơ bản cần tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam về vấn đề giải quyết tranh chấp Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ............................... 44
Câu 23: Trình bày khái niệm và luật áp dụng trong Trọng tài thương mại quốc tế .......... 48
Câu 24: Trình bày những nội dung cơ bản của việc công nhận và cho thi hành bản án
của Tòa án nước ngoài .......................................................................................................... 50
Câu 25: Trình bày thủ tục, luật áp dụng và tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp về
chống bán phá giá trước WTO .............................................................................................. 52
Câu 26: Trình bày phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế ................................................................................................................ 52
Câu 28: Trình bày cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua trung tâm Trọng tài
ICSID....................................................................................................................................... 54
Câu 29: Trình bày về khái niệm và thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế .......... 54
Câu 30: Trình bày về khái niệm, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua
Trung tâm Trọng tài phụ trợ ICSID ...................................................................................... 56
Câu 31: Trình bày những nội dung cơ bản cần tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
ra nước ngoài về vấn đề giải quyết tranh chấp với nước tiếp nhận đầu tư về Hợp đồng
đầu tư ...................................................................................................................................... 59
Câu 33: Trình bày nguyên tắc xác định luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế theo pháp luật các nước nói chung và pháp luật Việt Nam ...... 63
Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại tranh chấp thương mại quốc tế. Lấy các ví dụ
minh họa.

a. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế (tctmqt):

- Có nhiều quan niệm và cách quy định khác nhau về khái niệm tctmqt

- Theo Tòa thường trực Công lý quốc tế: (trong vụ Mavrommatis 1924): tranh chấp là sự bất
đồng về mặt pháp lý hay thực tế, sự xung đột về quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai người
trở lên.

- Định nghĩa chung: Tranh chấp thương mại quốc tế là các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Với thương mại quốc tế được hiểu
là hoạt động thương mại liên quan đến hai hay nhiều quốc gia giác nhau. Dựa vào chủ thể và
đối tượng tranh chấp, tctmqt được chia làm hai loại cơ bản là tctmqt công và tctmqt tư.

b. Phân loại tctmqt + ví dụ:

Dựa vào chủ thể và đối tượng của tranh chấp, tctmqt được chia làm hai loại cơ bản: tctmqt
công và tctmqt tư.

(i) Tctmqt công: là tranh chấp tmqt giữa các thực thể công về việc xây dựng và thực thi các
chính sách thương mại như thuế xuất nhập khẩu, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ. Tc này
phát sinh khi một hoặc nhiều thực thể cho rằng một thực thể công nào đó ban hành hoặc thực
hiện chính sách thương mại không phù hợp hoặc không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với
thực thể công/ các thực thể công kia.

- Có thể là tranh chấp tranh chấp giữa các quốc gia theo cơ chế riêng biệt (trong khuôn khổ
WTO, hay theo các cơ chế khu vực ASEAN, EU) hay tranh chấp ngoài khuôn khổ các cơ chế
riêng biệt.

Ví dụ: Vụ tranh chấp của Việt Nam với Hoa Kỳ năm 2010 trong khuôn khổ WTO về một số
biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt
Nam và phương pháp tính “quy về 0” không phù hợp với quy định của WTO.
(ii) tctmqt tư: là tranh chấp tmqt giữa các thương nhân (gồm cả tc giữa thương nhân và quốc
gia) trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo
hiểm quốc tế, đầu tư quốc tế.

Ví dụ:

- Tranh chấp liên quan đến đàm phán, ký kết hợp đồng ( về tư cách pháp lý của chủ thể ký
kết; hình thức hợp đồng;…)

- Tranh chấp do vi phạm hđ ( không giao hàng, giao hàng không đúng, nhận hàng chậm; vi
phạm nghĩa vụ thanh toán;…)

- Tranh chấp về vận chuyển hàng hóa

- Tranh chấp về phương thức thanh toán

Bên A (thành lập tại Việt Nam ) ký hợp đồng với bên B (thành lập tại Trung quốc). Trong hợp
đồng, bên B bán 50 tấn Caustic Soda flakes 99%, hàm lượng NaOH >99%. Khi A tiến hành
giám định chất lượng lô hàng thì thấy hàm lượng NaOH < 99%. Bên A kiện bên B vì cho rằng
hành hóa không đạt chất lượng như trong hợp đồng.

Câu 2: Trình bày nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh
chấp Hợp đồng thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam.

Thẩm quyền xác định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng TMQT
theo pháp luật Việt Nam dựa vào: (i) Các ĐƯQT (các Hiệp định tương trợ tư pháp , các Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; và (ii) Pháp luật trong nước.

(i) Theo ĐƯQT: Các HĐ tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài xác định thẩm quyền
xét xử thông qua các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn HĐTTTP Việt Nam-Nga (Điều 36): thẩm
quyền thc về tòa án nước nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tuy nhiên, tòa án của nước
nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở nếu trên lãnh thổ nước này có đối tượng tranh chấp
hoặc tài sản của bị đơn.

(ii) Theo pháp luật trong nước:

- Các nguyên tắc xác định thẩm quyền được quy định trong các văn bản chuyên ngành thuộc
lĩnh vực thương mại: Luật Đầu tư 2020 (điều 14); Bộ luật hàng hải 2015(Điều 338; Điều 339);
Luật hàng không dân dụng Việt Nam (Đ 172, 185); Luật trọng tài thương mại (Đ 3); Các
nguyên tắc chung được quy định trong bộ luật tố tụng dân sự 2015: theo đó cần xác định thẩm
quyền tòa án theo loại việc, theo cấp và theo lãnh thổ.

- Xác định thẩm quyền tòa án theo loại việc: Các vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án
được quy định tại các điều từ 26 đến 33 BLTTDS 2015. Theo đó, tòa án có thẩm quyền giải
quyết các vụ việc dân sự phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ hôn nhân gia đình,
quan hệ pháp luật lao động và quan hệ kinh doanh, thương mại. Ngoài ra tòa còn có thẩm
quyền giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định
của tòa án và trọng tài nước ngoài.

- Xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp: nguyên tắc này được quy định tại điều 35 và điều
37 BLTTDS 2015. Theo đó tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền tòa án, trừ một số vụ việc có tính chất
phức tạp cần đến điều kiện đặc biệt về chuyên môn, ủy thác tư pháp với nước ngoài sẽ thuộc
thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể: những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản
ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài, cho
tòa án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- xác định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ: nguyên tắc này được quy định tại điều 39 40 BLDS
2015. Theo đó đối với các tranh chấp liên quan đến bất động sản,thẩm quyền sẽ thuộc về tòa
án nơi có bất động sản. Đối với các vụ việc dân sự khác, tòa án có thẩm quyền giải quyết là
tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hay có cơ sở trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận giải
quyết tại tòa nơi nguyên đơn cư trú.

Câu 3: Trình bày các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Lấy ví
dụ minh họa cho từng phương thức

a. Các phương thức giải quyết tctmqt công: Tham vấn, môi giới, trung gian, hòa giải, trọng
tài, cơ chế riêng biệt (như của wto, của WIPO, của EU, của ASEAN)

(i) Tham vấn (consultations): là việc các bên tự thương lượng với nhau bằng cách đưa ra yêu
cầu tham vấn và trả lời tham vấn để tìm ra và thống nhất giải pháp cho tranh chấp. Tham vấn
có thể là một phương thức gqtc độc lập hoặc là một giai đoạn trong một cơ chế giải quyết
tranh chấp nào đó. Có thể được quy định trong các điều ước quốc tế.
Ví dụ tham vấn được quy định tại điều 5 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Các bên
đồng ý tiến hành tham vấn theo yêu cầu của bên còn lại. Các bên gửi yêu cầu tham vấn đến
Ủy ban Hỗn hợp về Phát triển Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ủy
ban này sẽ mở phiên họp ở Hà nội hoặc Washington DC để tiến hành tham vấn.

(ii) Môi giới (good offices), Trung gian (Mediation), Hòa giải (Conciliation):

Môi giới là phương thức trong đó bên thứ 3 trợ giúp các bên tranh chấp trao đổi. đối thoại,
khởi tạo cuộc đàm phán để thống nhất giả pháp. Việc áp dụng phương thức này là tự nguyện.

Ví dụ: Bên môi giới phải thích hợp với các bên, thường là quốc gia hoặc cá nhân như Tổng
thư ký Liên Hợp quốc, Tổng giám đốc WTO, Chủ tịch cơ quan giải quyết tranh chấp DSB,…

Trung gian và hòa giải không có nhiều sự khác biệt lớn: các bên nhất trí lựa chọn bên thứ ba
hỗ trợ, tư vấn trong việc xử lý các vấn đề còn bất đồng, tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh
chấp.

Ví dụ: các bên trung gian, hòa giải trong tc công cũng thường là các quốc gia hoặc cá nhân
như trên.

(iii) Trọng tài (arbitration): giải quyết thông qua một hội đồng trọng tài gồm 1 hay nhiều trọng
tài viên sẽ xem xét, phân tích vụ việc và đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc các bên phải
tuân thủ và thực hiện.

Ví dụ: Việc sử dụng trọng tài quy định trong Điều 25 Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải
quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU) do các nước thành viên thỏa thuận lựa chọn
sử dụng.

(iii) Cơ chế riêng biệt

Các cơ chế giải quyết tc riêng biệt của WTO, WIPO, EU,… thg được quy định một cách chặt
chẽ , đc áp dụng đối với các thực thể công là thành viên của nó. Trong các cơ chế riêng biệt
này thường có quy định cả tham vấn, trung gian, hòa giải, trọng tài (có thể là một giai đoạn
bắt buộc hoặc phương thức được khuyến khích thực hiện trong suốt quá trình giải quyết tranh
chấp).

Ví dụ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thông qua Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm.
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) có thẩm quyền thông qua báo cáo của 2 cơ quan trên.
Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Cơ chế gqtc
này được quy định tại Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn
khổ WTO (DSU), trong đó có quy định về tham vấn như một bước bắt buộc và khuyến khích
sử dụng môi giới, trung gian, hòa giải, trọng tài.

b. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tư: chia làm 2 loại: phương
thức xét xử tại tòa án và các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (ADR)

(i) Phương thức xét xử tại tòa án: Các thương nhân đưa ra Tòa án- cơ quan tài phán Nhà nước.
Tòa án xem xét, giải quyết và đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải tuân thủ và thi hành.
Đây là phương thức truyền thống và mang tính quyền lực nhà nước. Thẩm quyền của Tòa án
(vụ việc, lãnh thổ, cấp xét xử), trình tự và thủ tục được pháp luật quốc tế hoặc quốc gia quy
định một cách chặt chẽ. Thẩm quyền xét xử của Tòa án phát sinh trên cơ sở pháp luật, trong
một số trường hợp các bên được lựa chọn tòa xét xử cũng phải được pháp luật cho phép. Phán
quyết của tòa nước ngoài đối với các tctmqt tư muốn được thi hành ở một một nước thì phải
được công nhận và cho thi hành bởi cơ quan có thẩm quyền của nước đó.

Ví dụ: tranh chấp thương mại giữa thương nhân A (Việt nam) và thg nhân B (Nhật bản) về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hai bên có thể thỏa thuận sử dụng Tòa án tại Việt Nam
hoặc sử dụng tòa án tại Nhật Bản, nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền chung quy định trong luật
các nước, sau đó gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài tại
Việt Nam.

(ii) Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (ADR)

Các phương thức phổ biến gồm: thương lượng, trung gian/hòa giải và trọng tài. Tuy nhiên
một số phương thức ADR cũng được coi như một bước bắt buộc hoặc được khuyến khích
thực hiện trong quá trình xét xử tại tòa án.

Thương lượng, trung gian, hòa giải và trọng tài như đã định nghĩa bên trên.

Các phương thức này chỉ được sử dụng khi hai bên có thỏa thuận. Các bên còn có thể thỏa
thuận xây dựng, lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp, lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ gqtc, lựa
chọn bên thứ 3 là người trung gian, hòa giải, trọng tài viên,… Các phương thức này ngày càng
trở nên phổ biến và thể hiện nhiều ưu thế hơn so với phương thức tòa án.
Ví dụ trong hợp đồng các bên thường thỏa thuận: Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan
đến việc thực hiện hợp đồng này sẽ được các bên giải quyết bằng phương thức hòa giải trước.
Nếu các bên không hòa giải thành công, một bên có thể đưa tranh chấp lên giải quyết tại Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Ngoài ra đối với các tranh chấp về đầu tư có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và
quốc gia tiếp nhận đầu tư (giữa quốc gia và thương nhân)

Ví dụ trong Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản (Điều 14)
quy định sử dụng cơ chế trọng tài quy định của Công ước Washington ngày 18 tháng 3 năm
1965 về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư giữa Nhà nước và Công dân của nước khác; hoặc trọng
tài sử dụng bộ quy tắc trọng tài của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc.

Câu 4: Trình bày những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào
tranh chấp thương mại quốc tế

- Các thách thức trong việc lựa chọn phương thức và pháp luật giải quyết tranh chấp:

Các tranh chấp thương mại quốc tế có liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau, gồm cả các điều ước quốc tế, các quy định pháp luật trong nước và nước ngoài. Bên
cạnh đó ngày nay cũng tồn tại nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
như thương lượng, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án. Các phương thức này đều có những
ưu điểm và nhược điểm riêng. Các doanh nghiệp sẽ cần nắm được hoặc cần những chuyên gia
tư vấn có chuyên môn cao và hiểu biết sâu đối với các vấn đề trên, để lựa chọn luật áp dụng
cũng như phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với hoàn cảnh và đem lại lợi thế cho
doanh nghiệp. Trên thực tế điều này là không hề dễ dàng. Thứ nhất, do số lượng các quy định
pháp luật quốc tế là vô cùng nhiều và trồng chéo lên nhau, việc xác định thứ tự ưu tiên áp
dụng hay tính bắt buộc của các quy định đó trong nhiều trường hợp vô cùng phức tạp và tốn
thời gian. Thứ hai, đối với các phương thức giải quyết tranh chấp, các cơ sở pháp lý để được
sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy
định tại các Điều ước quốc tế về các mảng khác nhau trong thương mại như mua bán hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, khiến khó xác định. Thứ ba, đối với các tranh chấp ngoài
hợp đồng liên quan đến bán phá giá hay trợ cấp, các doanh nghiệp cũng phải nắm được các
quy định quốc tế để gửi đơn yêu cầu điều tra doanh nghiệp nước ngoài hay để chủ động hơn
trong việc bảo vệ lợi ích của mình khi bị điều tra. Thứ tư là số lượng chuyên gia có hiểu biết
sâu rộng về các vấn đề trên là chưa nhiều ở Việt Nam nên DN có thể gặp khó khăn trong việc
tìm chuyên gia tư vấn pháp lý.

- Các thách thức trong quá trình giải quyết tranh chấp và thi hành:

Đối với các phương thức thương lượng, trung gian, hòa giải được sử dụng rộng rãi, tuy
nhiên để đạt được kết quả khả quan lại không dễ, các bên cần phải có thiện chí, hợp tác và am
hiểu về vấn đề chuyên môn, am hiểu pháp luật, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên gia
kinh tế, kỹ thuật và các chuyên gia pháp lý.

Đối với các phương thức trọng tài và Tòa án, các thách thức thường nằm ở giai đoạn thi
hành bản án hay quyết định của trọng tài. Việc bắt buộc bên thua kiện thi hành đôi khi gặp khó
khăn vì còn dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có các Điều ước quốc tế như các Hiệp định tương
trợ tư pháp, Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tuy nhiên nếu giữa các quốc gia không có các Điều ước
như vậy thì việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án và trọng tài nước
ngoài sẽ mất nhiều thời gian cho các thủ tục phức tạp.

Câu 5: Trình bày khái quát về tranh chấp đầu tư (ISDS) và các Trọng tài điển hình về
đầu tư

Tranh chấp ISDS là những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quan hệ đầu tư quốc tế, liên quan đến khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại chính phủ
tiếp nhận đầu tư theo quy định của:

- Pháp luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư

- Hiệp định khuyến khích & bảo hộ đầu tư hoặc chương về đầu tư trong các hiệp định thương
mại song phương/khu vực

- Hợp đồng liên quan tới đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài & cơ quan NN có thẩm quyền.

Các phương thức GQTC ISDS:

- Bảo hộ ngoại giao: Là biến tranh chấp TMQT tư thành tranh chấp TMQT công. Chính phủ
nước chủ đầu tư sẽ tiến hành khiếu kiện chính phủ nước nhận đầu tư.
- Thương lượng, hòa giải: Khi xảy ra tranh chấp, một số BIT quy định là sẽ phải thương lượng
trước, nếu như không thương lượng được mới sử dụng đến hòa giải hoặc các biện pháp GQTC
khác. VD: Điều 14 BIT Việt – Nhật

- GQTC tại tòa án nước tiếp nhận đầu tư: Phương pháp này có thể khiến nhà đầu tư thiếu tin
tưởng khi bị xét xử bằng hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Một số hiệp định còn
quy định nếu nhà đầu tư đã lựa chọn một cơ quan tài phán cụ thể thì mặc nhiên từ bỏ quyền
sử dụng các cơ chế GQTC khác => Nếu nhà đầu tư cảm thấy thiếu công bằng khi xét xử tại
tòa án thì sau đó cũng không thể sử dụng trọng tài được nữa. VD: Khoản 1 Điều 33 Hiệp định
đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

- GQTC tại Trọng tài TMQT: Đây là phương thức thường được các nhà đầu tư lựa chọn. Các
hiệp định (chương) đầu tư thường quy định cơ chế GQTC đầu tư quốc tế bằng trọng tài theo
Quy tắc trọng tài của UNCITRAL, Công ước về GQTC ISDS, Phòng thương mại Stockholm,
Phòng TMQT (ICC)..

+ Trọng tài vụ việc (ad-hoc): Trọng tài được thành lập để giải quyết một vụ việc cụ thể, gồm
các trọng tài viên do các bên lựa chọn. Sau khi GQTC xong thì ủy ban trọng tài tự giải thể. Đây
là tổ chức trọng tài không tồn tại thường xuyên nên không có điều lệ và quy chế hoạt động
riêng và cũng không có quy tắc tố tụng cụ thể. Do không có quy tắc tố tụng riêng nên đôi khi
việc thỏa thuận giữa các trọng tài viên để xây dựng quy tắc tố tụng có nhiều khó khăn. Bộ quy
tắc Trọng tài 1976 là quy tắc trọng tài phổ biến thường được áp dụng trong trọng tài ad-hoc.
Theo Bộ quy tắc, các bên được tự do thỏa thuận số lượng trọng tài. Trong vòng 30n nếu không
thỏa thuận được thì bổ nhiệm 3 trọng tài: Mỗi bên bổ nhiệm 1 người, chủ tịch HĐ trọng tài do
2 trọng tài kia lựa chọn.

+ Trọng tài quy chế: Là tổ chức trọng tài hoạt động thường xuyên, có điều lệ và quy chế hoạt
động, quy tắc tố tụng cụ thể. Một số trọng tài quy chế như VIAC, Trọng tài ICSID, Viện trọng
tài thương mại Stockholm, Tòa án trọng tài của ICC. Theo quy chế trọng tài ICSID, các bên
có thể thỏa thuận số lượng TTV. Nếu không thỏa thuận được thì gồm 3 ng: 2 người được 2
bên chỉ định + Chủ tịch HĐTT do 2 bên thỏa thuận.

Câu 6: Trình bày Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO (DSB)
6.1. Cơ sở pháp lý: “Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc GQTC” (DSU) –
Phụ lục II Hiệp định thành lập WTO, Điều 22, 23 GATT

6.2. Thẩm quyền:

Theo Khoản 3 Điều 4 Hiệp định Marrakesh, khi cần thiết Đại Hội đồng – cơ quan thường trực
của WTO, sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của CQGQTC.

Phạm vi GQTC: Tranh chấp phát sinh giữa các thành viên WTO theo bất kì HĐ có liên quan
nào của WTO (Khoản 1 Điều 1 DSU).

6.2.1. Thẩm quyền bắt buộc

Có thẩm quyền bắt buộc đương nhiên. Các thành viên muốn khởi kiện việc vi phạm nghĩa vụ
hoặc việc làm triệt tiêu hay phương hại những lợi ích theo các HĐ có liên quan hoặc gây trở
ngại tới việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của các HĐ liên quan thì phải dựa vào và tuân thủ
DSU (Khoản 1 Điều 23). Thành viên bị khởi kiện sẽ phải chấp nhận thẩm quyền của CQGQTC
của WTO (Khoản 1 Điều 6).

6.2.2. Thẩm quyền duy nhất

Điều 23: Các thành viên yêu cầu các bên không được tiến hành các hành động đơn phương
và phải loại trừ thẩm quyền của những hệ thống GQTC khác => Trong trường hợp muốn khởi
kiện phải tuân theo DSU.

6.2.3. Thẩm quyền cụ thể của cơ quan GQTC

Thẩm quyền của DSB (Khoản 1 Điều 2):

+ Thành lập BHT

+ Thông qua BC của BHT và CQPT

+ Duy trì giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị

+ Cho phép tạm hoãn thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các HĐ có liên quan.

6.2.4. Các cơ quan trực thuộc DSB

a) Ban Hội Thẩm (Điều 11)


- Là cấp XX sơ thẩm, được thành lập theo vụ việc theo nguyên tắc đồng thuận nghịch[1],
thành phần BHT gồm 3-5 người. Công dân của Thành viên là các bên tranh chấp hoặc là bên
thứ 3 của tranh chấp không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó,
trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

- Nhiệm vụ: Điều tra thực tế, chỉ ra các cơ sở pháp lý liên quan để giải quyết vụ việc và đưa
ra các khuyến nghị khi cần thiết (Điều 11 DSU)

- Nguyên tắc: Họp kín, giữ bí mật (Nghị án, tài liệu), đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên
tranh chấp và bên thứ ba được nêu lên quan điểm của mình.

b) CQPT (Điều 17)

- Cấp XX phúc thẩm, được thành lập như một cơ quan thường trực của DSB, gồm 7 người,
mỗi vụ việc phải do 3/7 người xét xử. Thành viên của CQPT phải không được gắn kết với
chính phủ nào và không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung
đột quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp (không như BHT là chỉ cần là quốc tịch của quốc gia
tranh chấp là không được tham gia).

- Nhiệm vụ: Xem xét các kháng cáo về BC của BHT (về luật áp dụng)

6.2. Nguyên tắc

- Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước tranh chấp

Các nước thành viên tranh chấp đều bình đẳng trong GQTC không phân biệt nước
lớn/nhỏ/đang phát triển. Nguyên tắc này được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình
GQTC: Tham vấn, đưa tranh chấp ra BHT, kháng cáo, thi hành khuyến nghị, phán quyết của
DSB.

Ví dụ: Khi đưa tranh chấp ra BHT, bên nguyên đơn trình bày vụ kiện của mình và bên bị khiếu
kiện phải được yêu cầu trình bày quan điểm của mình. Đồng thời, các bên thứ ba trong tranh
chấp cũng phải có quyền được nêu lên quan điểm của mình.

Nguyên tắc bình đẳng cũng được áp dụng trong hoạt động của các hội thẩm viên, thành viên
CQPT: bình đẳng trong việc đưa ra ý kiến, quan điểm về vấn đề cần giải quyết.

- Nguyên tắc bí mật


Theo Khoản 4 Điều 6 DSU, quá trình tham vấn phải giữ bí mật. Các cuộc họp của BHT, CQPT
phải là cuộc họp kín, không công khai, các bên tranh chấp chỉ được mời khi cần thiết (Điều
14 + 17)

- Nguyên tắc đồng thuận nghịch

Trong mọi trường hợp, BHT sẽ được thành lập để GQTC và các báo cáo của BHT, CQPT sẽ
được thông qua, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập BHT hoặc
không thông qua các báo cáo này.

- Nguyên tắc đối xử ưu đãi với các nước thành viên đang phát triển và chậm phát triển nhất
(Điều 12 + Điều 4 DSU)

+ Đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn tham vấn: Tham vấn liên quan đến biện pháp
do thành viên đang phát triển tiến hành, các bên có thể đồng ý kéo dài thời gian và quyền lợi
của nước đang phát triển cũng phải được chú ý.

+ Đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn xét xử BHT: Nếu thành viên đang phát triển là
bị đơn thì BHT phải dành đủ thời gian để thành viên đang phát triển chuẩn bị và trình bày lập
luận của mình. Nếu thành viên đang phát triển có yêu cầu, BHT phải có ít nhất một hội thẩm
viên đến từ một thành viên đang phát triển.

+ Đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn thực thi phán quyết (Điều 21):

DSB cần đặc biệt chú ý đến lợi ích của các thành viên đang phát triển liên quan đến các biện
pháp là đối tượng của GQTC. Khi cân nhắc biện pháp thích hợp có thể được áp dụng, DSB
không chỉ cân nhắc về phạm vi áp dụng về TM của các BP bị khiếu nại mà còn cả ảnh hưởng
của chúng tới nền kinh tế của các thành viên đang phát triển có liên quan.

[1] Nếu không thành lập thì phải dựa trên sự nhất trí chung của tất cả các thành viên

Câu 7: Trình bày nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế

Quyền miễn trừ quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản của TPQT trong điều chỉnh
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có sự tham gia của quốc gia.

Nội dung:
Thứ nhất, quyền miễn trừ xét xử: Trong lĩnh vực DS nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì
không một TOAN quốc gia nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà
QG là bị đơn. Những tranh chấp đó phải được giải quyết qua các pthức thương lượng trực
tiếp/con đường ngoại gia, trừ khi quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền của mình.

Thứ hai, quyền miễn trừ các BP cưỡng chế để đảm bảo đơn kiện: Trong TH quốc gia để tòa
án nước ngoài thụ lý, GQTC mà quốc gia là 1 bên thì tòa án nước ngoài được quyền xét xử
nhưng không được áp dụng các BP cưỡng chế nào (bắt giữ, tịch thu TS của QG) để phục vụ
cho việc XX, trừ khi quốc gia cho phép. Kể cả khi QG từ bỏ quyền miễn trừ, thì các BP cưỡng
chế cũng không được áp dụng tùy tiện, trái quy tắc quốc tế.

Thứ ba, quyền miễn trừ đối với các BP cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của tòa
án trong TH quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện và tòa án NN được xét xử:
Nếu quốc gia thua kiện thì bản án của tòa án nước ngoài đó cũng phải được QG tự nguyện thi
hành => Không thể áp dụng các BP cưỡng chế. Nếu Qg từ bỏ quyền miễn trừ XX thì các
quyền miễn trừ đối với các BP bảo đảm thi hành án vẫn phải được tôn trọng, tuân theo các thủ
tục phù hợp với thông lệ QT về việc này.

Có 2 học thuyết:

- Thuyết quyền miễn trừ QT tuyệt đối: Được hưởng trong mọi lĩnh vực QHDS mà QG tham
gia và trong bất kì TH nào.

- Thuyết quyền miễn trừ QT tương đối: Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi
QG tham gia quan hệ TMQT ở dạng hành vi quyền lực công. Quốc gia không được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia quan hệ TMQT ở dạng hành vi TM thông thường.

Ý nghĩa của việc từ bỏ:

- Không gây tâm lý lo ngại cho các thương nhân khi tham gia giao dịch TMQT mà QG là một
bên.

- Tạo ra sự bình đằng giữa nhà nước và các chủ thể khác, thúc đẩy các giao dịch TMQT.

Căn cứ pháp lý:

- Cam kết trong ĐUQT song phương/đa phương.


Ví dụ: Quy định về QGTC trong Chương đầu tư của Hiệp định TMQT

- Trong HĐ: Trong lĩnh vực đầu tư, các HĐ BOT

Ví dụ: Trong lĩnh vực đầu tư: Công ước Washington 1965 về GQTC đầu tư ISDS. Khi tham
gia vào CƯ này => NN tiếp nhận đầu tư chấp thuận việc có thể bị đưa ra XX tại ICSID. Hoặc
NAFTA quy định Giải quyết ISDS.

- Trong Pháp luật QG: Điều 100 BLDS 2015 quy định NN Việt Nam chịu trách nhiệm về
NVDS do mình xác lập với NN, cá nhân, pháp nhân NN trong các TH:

+ ĐUQT mà Việt Nam là thành viên có quy định về từ bỏ quyền miễn trừ;

+ Các bên trong QHDS có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ

+ NN Việt Nam, cơ quan TW, địa phương đơn phương từ bỏ quyền miễn trừ.

Câu 8: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về sự phân biệt giữa hai phương thức trung
gian/hòa giải theo pháp luật của các nước khác nhau

- Pháp luật Việt Nam chỉ có quy định về hòa giải thương mại. Theo Nghị định Hòa giải thương
mại, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa
thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải….Điều 317 Luật Thương mại
2005 quy định các phương pháp GQTC là thương lượng, hòa giải, GQTC bằng trọng tài hoặc
tòa án => Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về hòa giải và trung gian, coi cả hai là 1.

- Theo Pháp luật Ấn Độ, ‘hòa giải viên’ (conciliators) có vai trò rất chủ động, họ có thể đưa ra
các đề xuất giải quyết, ‘xây dựng’ hoặc ‘sửa lại’ các điều khoản của một thỏa thuận để có thể
GQTC, trong khi ‘người trung gian’ (Mediator) sẽ không làm như vậy mà chỉ tạo điều kiện
cho việc dàn xếp giữa các bên. Tuy nhiên hai thuật ngữ Conciliator vs Mediator chỉ mang tính
tương đối, có thể được sử dụng khác nhau ở các quốc gia, ví dụ, Mỹ sử dụng 2 thuật ngữ này
một cách ngược lại, Mediation được sử dụng trong quá trình mà bên thứ ba đóng vai trò chủ
động hơn.
Câu 9: Trình bày phương thức trung gian/hoà giải trong GQTC HĐ TMQT

Hoà giải (Conciliation) là quá trình trong đó bên thứ ba, do các bên tranh chấp chỉ định, dàn
xếp giữa các bên tranh chấp trước hoặc sau khi họ khởi kiện hoặc sử dụng phương thức trọng
tài. Hòa giải là một phương thức GQTC với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên
tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của PL,
truyền thống đạo đức xã hội.

Đặc trưng:

· Một là, hòa giải là một biện pháp GQTC.


· Hai là, chủ thể trung tâm là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận
với nhau để GQTC (làm cho hòa giải có sự khác biệt với thương lượng). Người trung
gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa
thuận lựa chọn (có vị trí độc lập với các bên, không có lợi ích liên quan đến tranh
chấp), không có quyền đưa ra phán quyết.
· Ba là, các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt
buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

Trung gian (mediation) là hình thức can thiệp của bên thứ ba, với sự chấp thuận của các bên
liên quan trong tranh chấp. Chức năng của người trung gian là đưa ra lời khuyên cho tranh
chấp với mong muốn được các bên chấp thuận.

· Người đóng vai trò trung gian sẽ là một cá nhân trung lập, với kiến thức chuyên sâu
về lĩnh vực tranh chấp, nên dễ dàng có những bao quát, có thể hiểu và đưa ra lời khuyên
cho việc dàn xếp lợi ích của hai bên vì vậy việc lựa chọn người trung gian thích hợp
là rất quan trọng.
· Phương thức này có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào của tranh chấp.

Câu 10: Trình bày nội dung phương thức tham vấn để GQTC TMQT tại WTO

Đến nay, đa số các tranh chấp trong WTO vẫn chưa đi quá các cuộc tham vấn, một phần vì
các bên tìm được giải pháp hòa giải thỏa đáng, hoặc vì bên khiếu kiện quyết định không theo
đuổi vấn đề xa hơn nữa vì các lý do khác.
Định nghĩa: việc chính thức đưa một tranh chấp ra WTO - giai đoạn đầu tiên trong GQTC tại
WTO, bằng cách đưa ra đề nghị tham vấn và giải quyết tham vấn để cùng nhau tìm ra giải
pháp GQTC phát sinh trong khuôn khổ các hiệp định WTO liên quan.

Mục đích tham vấn: Điều 4.5 của DSU: tạo cho các bên một cơ hội để thảo luận vấn đề và tìm
ra một giải pháp thỏa đáng cho các bên mà không phải tranh tụng.

Các quy định về thủ tục tham vấn: Điều 4.4 DSU

- Thủ tục tham vấn chỉ là thủ tục được tiến hành giữa các Bên với nhau.
- Đề nghị tham vấn được thành viên yêu cầu tham vấn gửi đến thành viên được đề nghị
tham vấn. Hai cơ sở pháp lý để dẫn tới đề nghị tham vấn cho một tranh chấp là Điều
22.1, Điều 23.1 của GATT 1994.
- Đề nghị này cũng được gửi đến DSB và DSB có trách nhiệm thông báo cho các QG
TV về yêu cầu tham vấn nhưng không trực tiếp tham gia vào thủ tục tham vấn.
- Đề nghị cũng được gửi đến các Hội đồng và Uỷ ban giám sát Hiệp định liên quan
- Các thành viên chỉ phải gửi một văn bản thông báo tới Ban Thư ký nêu cụ thể các Hội
đồng và Uỷ ban liên quan khác.
- Đề nghị tham vấn phải được đệ trình bằng văn bản và phải đưa ra các lý do đề nghị,
xác định các vấn đề gây tranh cãi và chỉ ra các cơ sở pháp lý của bên khiếu kiện.

Các nguyên tắc:

- Điều 4.2 DSU, nguyên tắc “cam kết cân nhắc thiện chí và tạo cơ hội thỏa đáng cho
việc tham vấn về bất kỳ ý kiến nào trên bất kỳ biện pháp liên quan đến hiệp định nào”.
Thành viên cam kết dành những cân nhắc thiện chí và tạo cơ hội thoả đáng cho việc
tham vấn về bất kỳ ý kiến nào do một thành viên khác đưa ra liên quan tới một biện
pháp ảnh hưởng tới sự vận hành của bất cứ hiệp định có liên quan nào được thực hiện
trên lãnh thổ của thành viên này.
- Điều 4.6 DSU, nguyên tắc “giữ bí mật về mọi thông tin, không gây phương hại đến
quyền của các thành viên”. Mọi thông tin trong quá trình tham vấn phải được giữ bí
mật, và không được gây phương hại đến các quyền của bất kỳ thành viên nào trong
bất kỳ một quy trình tố tụng tiếp theo nào.

Thủ tục tham vấn:


- Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành tham vấn
trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Trường hợp khẩn cấp: ví dụ hàng
hoá liên quan có nguy cơ hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày.
- Nếu vi phạm hai khoảng thời gian trên, thành viên yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp
yêu cầu thành lập Panel (Điều 4.3 DSU). (i) Sau 60 ngày khi các cuộc tham vấn bắt
buộc đó không đem lại được một giải pháp thỏa đáng cho các bên thì bên khiếu kiện
có thể đề nghị được xét xử thông qua Panel (Điều 4.7 của DSU); (ii) Tại bất kỳ thời
điểm nào trong thời hạn 60 ngày nói trên, nếu cả hai bên tham vấn cùng cho rằng việc
tham vấn đã không giải quyết được tranh chấp thì bên nguyên đơn có thể yêu cầu
thành lập Panel.
- Thời hạn 60 ngày chỉ là thời hạn tối thiểu để thành viên yêu cầu tham vấn có thể yêu
cầu thành lập Panel.

Bên thứ ba trong các cuộc tham vấn: Điều 4.11 DSU

- Có thể tham dự vào các cuộc tham vấn nếu họ có “lợi ích TM đáng kể” trong vấn đề
được thảo luận tại các cuộc tham vấn
- Thông báo cho các bên tham vấn về nguyện vọng được tham gia vào tham vấn trong
vòng 10 ngày kể từ khi đề nghị tham vấn đầu tiên được gửi tới các thành viên và được
tham gia nếu bên khiếu kiện đồng ý yêu cầu tham gia đó là có căn cứ.
- Bên thứ ba luôn có thể đề nghị tham vấn trực tiếp với bên bị khiếu kiện để mở ra một
quá trình GQTC mới.

Câu 11: Trình bày vắn tắt nội dung tranh chấp DS404 và phân tích các lợi ích kinh tế,
lợi ích ngoại giao sau khi có phán quyết của DSB

Tóm tắt vụ kiện:

(i) Nguyên đơn: VN;

(ii) Bị đơn: Hoa Kỳ;

(iii) Các bên thứ ba: Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Trung Quốc
và Ấn Độ

Sự kiện pháp lý:


- 01/2004, Bộ TM Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng vụ điều tra chống bán phá đối với sản
phẩm tôm nước ấm đông lạnh của VN. Ba doanh nghiệp bị đơn bắt buộc (Minh Phú,
Minh Hải, Camimex) có lượng xuất khẩu lớn nhất bị tiến hành điều tra.
- 02/2005, DOC chính thức áp thuế CBPG với các thuế suất: (i) từ 4,3% đến 5,24% đối
với từng bị đơn bắt buộc; (ii) mức 4,57% (là mức bình quân gia quyền của thuế suất
áp dụng cho 3 bị đơn bắt buộc) đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn
điều tra; (iii) mức thuế suất toàn quốc 25,76% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại.
DOC đã tiến hành 3 cuộc rà soát hành chính (POR) (mỗi năm 01 lần theo PL Hoa Kỳ)
- Để tránh DOC dùng phương pháp tính toán như trong POR2 và POR3 dẫn tới kết quả
bất lợi trong POR4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cùng Phòng
TMvà Công nghiệp VN (VCCI) đã chủ động đưa ra phân tích và kiến nghị đề xuất kiện
Hoa Kỳ ra WTO lên CP VN.
- 01/02/2010, CP VN chấp thuận đề xuất và gửi tham vấn đến CP Hoa Kỳ.

Nội dung tranh chấp:

1. VN khởi kiện một số khía cạnh trong Quyết định cuối cùng của Bộ TM Hoa Kỳ trong vụ
kiện CBPG đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của VN. Cụ thể, VN khởi kiện việc
DOC “tiếp tục sử dụng”, trong một số thủ tục, cũng như việc áp dụng trong rà soát lần 2 và 3.
Các thủ tục bị khiếu kiện bởi VN bao gồm:

a. Việc Bộ TM Hoa Kỳ sử dụng zeroing (“quy về 0”) trong việc tính toán BĐPG;

b. Việc Bộ TM Hoa Kỳ giới hạn số lượng các nhà xuất khẩu hay sản xuất được lựa chọn
trong các cuộc điều tra riêng biệt hay rà soát.

c. Việc sử dụng quy tắc thuế suất toàn quốc xác định trên cơ sở các số liệu có sẵn, trái với
thực tế đối với các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất VN không chứng minh được việc họ độc
lập với CP VN trong hoạt động TM và bán hàng;

2. Thêm vào đó, VN khiếu kiện các thuế suất chung do Bộ TM Hoa Kỳ sử dụng trong trong
rà soát lần hai và lần ba.
Khiếu nại và lập luận của nguyên đơn về Kết luận của Panel
các biện pháp của DOC

1. Liên VN cho rằng Bộ TM Hoa Kỳ (DOC) chỉ Panel ủng hộ lập luận của VN rằng
quan tính các BĐPG có giá trị dương (lớn hơn việc sử dụng phương pháp “Quy về
đến 0), BĐPG có giá trị âm sẽ được tự động 0” của Bộ ™ Hoa kỳ trong xác định
khiếu chuyển về thành 0. Với phương pháp BĐPG đối với các bị đơn bắt buộc
kiện về này, BĐPG chung được tính toán sẽ cao trong rà soát hành chính lần 2 và
phương hơn, từ đó mức thuế CBPG cũng bị đội lần 3 là trái với Điều 2.4 trong Hiệp
pháp lên rất nhiều. định CBPG. Ngoài ra, Panel cũng
“Quy về cho rằng việc sử dụng phương pháp
0” “Quy về 0” trong bất kỳ rà soát
hành chính nào của Hoa Kỳ là vi
phạm Điều 9.3 của Hiệp định
CBPG và Điều VI:2 GATT 1994.
2. Liên VN cho rằng Bộ TM Hoa Kỳ đã áp dụng Panel đã bác bỏ khiếu nại của VN
quan câu thứ hai của Điều 6.10 của Hiệp định với lý do trên thực tế không có
đến CBPG, cho phép trong vài trường hợp doanh nghiệp nào của VN không
khiếu nhất định, các CQ điều tra được xác định được lựa chọn điều tra.
kiện về BĐPG riêng cho chỉ một số nhà xuất
việc hạn khẩu được chọn điều tra, nhằm mục đích
chế số tước bỏ quyền lợi chính đáng của các nhà
lượng bị xuất khẩu bị điều tra VN.
đơn bắt
buộc (bị
đơn
được
lựa
chọn)

3. Liên Panel không trả lời khiến nại của


quan VN về vấn đề này.
đến
mức
thuế
suất áp
dụng
cho các
bị đơn
tự
nguyện
không
được
lựa
chọn.

4. Liên Theo Hiệp định CBPG (Điều 9.4), chỉ có Panel ủng hộ khiếu kiện của VN
quan 2 loại thuế suất là “thuế suất riêng cho bị rằng Bộ TM Hoa Kỳ đã hành động
đến việc đơn bắt buộc” (individual rates), “thuế không phù hợp với Điều 9.4 của
xác định suất cho các bị đơn còn lại” (“all other” Hiệp định CBPG khi mà áp dụng
mức rate) trong vụ điều tra CBPG. Tuy nhiên, sai theo quy tắc thuế suất toàn quốc
thuế trong vụ tôm VN cũng như trong thông lệ mức thuế suất chung cho các nhà
suất tại Hoa Kỳ, ngoài hai loại thuế suất trên, xuất khẩu không được lựa chọn
toàn DOC còn áp dụng thêm loại “thuế suất điều tra. Panel giải thích rằng Điều
quốc toàn quốc” (country-wide rate) cho các 9.4 không quy định rằng CQ thẩm
trường hợp bị đơn không được lựa chọn quyền của nước nhập khẩu có
điều tra và không thỏa mãn điều kiện quyền đưa ra điều kiện áp dụng
“hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm thuế suất chung tùy thuộc vào việc
soát của Nhà nước” để được hưởng mức hoàn thành các quy định.
“all others rate”.

Lợi ích kinh tế, lợi ích ngoại giao


Kinh tế:

- Khai thông dòng hàng hóa của VN, ngành xuất khẩu tiếp tục duy trì và giữ vững được
các thị trường xuất khẩu lớn (Mỹ) và tăng mạnh, đặc biệt là mặt hàng tôm đông lạnh.
Các doanh nghiệp tôm dần thâm nhập vào và khẳng định vị thế ở thị trường Hoa Kỳ,
vươn lên trở thành nhà nhập khẩu tôm đông lạnh nước ngoài lớn nhất tại nền kinh tế
số một thế giới (DN tôm Minh Phú)
- Đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đối với hàng
hoá Việt Nam, vấn đề kiện CBPG ở Hoa Kỳ đối với hàng hoá Việt Nam có thể sẽ bớt
khắc nghiệt hơn, mức độ thiệt hại từ các vụ kiện sẽ giảm đáng kể.
- Bảo vệ được lợi ích xuất khẩu của Việt Nam cũng như đảm bảo rằng lợi ích mà Việt
Nam phải đánh đổi bằng việc mở cửa thị trường để gia nhập WTO không bị vô hiệu
hoá trong thực tế bởi những vi phạm của các nước thành viên WTO khác.
- Doanh nghiệp ngành tôm có được mức thuế sơ bộ giảm, giúp cho mặt hàng tôm của
Việt Nam cạnh tranh dễ dàng hơn với mặt hàng tôm của Thái Lan và Ấn Độ

Ngoại giao:

- Vị thế của Việt Nam trên trường QT và trên diễn đàn đa phương WTO được khẳng
định. Việt Nam thể hiện sự tự tin, chủ động, khả năng bình đẳng như các Thành viên
khác khi sử dụng cơ chế GQTC trong khuôn khổ WTO, giúp bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình trong TMQT theo các quy định của WTO mà không làm ảnh
hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các bên tranh chấp.
- Trong toàn bộ báo cáo của Panel, cụm từ “nước đang phát triển” đã không hề xuất hiện
khi đề cập tới Việt Nam. Từ thực tế này, có thể nhận định rằng, ngoài việc là nước chủ
động khởi kiện, Việt Nam còn thực hiện vụ kiện với tư thế hoàn toàn bình đẳng với
Hoa Kỳ

Câu 12: Trình bày nội dung phương thức trung gian, hòa giải trong GQTC TMQT
trước WTO

Định nghĩa:
Trung gian, hoà giải là phương thức GQTC có vị trị ngang bằng như phương thức tham vấn
hay xét xử tại Panel nhưng cũng có thể trở thành một trong số các trình tự thủ tục GQTC trong
giai đoạn tham vấn và thành lập Panel theo quy định của DSU.

Điều 5 DSU không đưa ra định nghĩa về phương thức trung gian/hoà giải. Tuy nhiên, WTO
định nghĩa:

Hoà giải: bên thứ ba sẽ tham gia vào quá trình đàm phán giữa giữa các bên với mục đích khởi
tạo các cuộc thảo luận và giúp các bên có cơ hội để trao đổi với nhau;

Trung gian: trong một quá trình trung gian, người môi giới không chỉ tham gia và đóng góp
vào việc thảo luận và đàm phán, mà còn có thể để xuất một giải pháp cho các bên.

Đặc điểm:

- Áp dụng trên cơ sở tự nguyện;

- Có bên thứ ba tham gia với tư cách là “cầu nối” giữa các bên tranh chấp và đưa ra giải pháp
mang tính chất khuyến nghị (đối với Trung gian).

- Bên thứ ba có tính chất trung lập, khách quan, có kiến thức chuyên môn sâu và liên quan tới
vấn đề tranh chấp.

Thủ tuc

- Điều 5.2 DSU, việc trung gian, hoà giải được giữ bí mật chặt chẽ và không làm phương hại
đến quyền, vị trí của bất cứ bên nào trong các thủ tục QGTC tiếp theo.

- Điều 5.3 DSU, phương thức trung gian/hoà giải có thể được áp dụng tại bất cứ thời điểm
nào trong quá trình GQTC, nhưng không trước yêu cầu tham vấn vì yêu cầu này là điều kiện
tiên quyết để tiến hành các thủ tục GQTC theo DSU.

- Điều 5.4 DSU, khi thủ tục trung gian/hoà giải được tiến hành trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập Panel trong thời
hạn 60 ngày này nếu các bên tranh chấp cùng cho rằng môi giới, hoà giải hoặc trung gian đã
không thể giải quyết được tranh chấp.
- Điều 5.5 DSU, nếu các bên tranh chấp nhất trí, thủ tục trung gian/hoà giải có thể tiếp tục
trong khi Panel tiến hành xem xét vấn đề. DSU không xác định bên nào có quyền yêu cầu
chấm dứt nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu hoặc chấm dứt
các thủ tục này.

- Điều 5.6 DSU, đối với bên thứ ba độc lập, quy định Tổng Giám đốc WTO có thể đề xuất
trung gian/hoà giải nhằm trợ giúp các thành viên GQTC. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định
về việc liệu một cá nhân hoặc một tổ chức có thể đứng ra đảm trách vai trò môi giới, trung
gian, hoà giải này không.

Câu 13: Trình bày nội dung các chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế

Chế tài: (trong thương mại quốc tế) được hiểu là các biện pháp bất lợi được áp dụng đối với
chủ thể có hành vi vi phạm hoặc gây thiệt hại cho phía bên kia nhằm mục đích đảm bảo tuân
thủ pháp luật.

Đặc trưng của chế tài thương mại quốc tế:

- Là biện pháp bất lợi có tác động hạn chế hoạt động thương mại và làm suy giảm lợi ích
kinh tế của bên bị áp dụng chế tài. à phân biệt với chế tài hc và chế tài hình sự.

- Chủ thể có thẩm quyền áp dụng chế tài là cơ quan có thẩm quyền hoặc bên có quyền
lợi bị vi phạm. (Không trực tiếp áp dụng mà do các bên có quyền lợi bị vi phạm đề nghị và
trực tiếp thực hiện bới bên vi phạm hay bên gây thiệt hại…

- Đối tượng áp dụng: còn có thể là những chủ thể không có hành vi vi phạm nhưng gây
thiệt hại cho bên còn lại. VD: hành vi liên quan đền trợ cấp có thể bị kiện…

- Mục đích: nhằm đảm bảo trật tự thương mại và bù đắp thiệt hại cho bên có quyền lợi bị
xâm phạm.

Có bốn loại chế tài đối với phạt vi phạm hợp đồng TMQT:

1. Buộc thực hiện hợp đồng

Bên vi phạm thực hiện phần nghĩa vụ theo HĐ mà mình chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa
đúng để đảm bảo hợp đồng được thực thi đầy đủ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bên vi
phạm sẽ phải chịu chi phí phát sinh nếu có. Chế tài này giúp bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt
hại đặc biệt là trong trường hợp đối tượng của HĐ là hàng hóa đặc biệt, khó thay thế (VD:
giao dịch mua nhà, đồ cổ,…).

Mục đích: Đảm bảo trật tự thương mại, đảm bảo thực hiện thực tế trên HĐ đã ký kết.

Ưu điểm: khôi phục thực hiện HĐ và duy trì quan hệ thương mại lâu dài giữa hai bên.

VD: Điều 46 – 65 CISG: Quy định về các biện pháp khắc phục vi phạm HĐ do lỗi của người
bán hoặc người mua, việc bên có quyền lợi bị xâm hại gia hạn một khoảng thời gian hợp lý
cho bên vi phạm thực hiện hợp đồng luôn được ưu tiên áp dụng trước khi sử dụng các biện
pháp chế tài khác); Điều 297 Luật Thương mại 2005: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng”

Các quan điểm:

- Các nước Civil law: coi đây là một chế tài quan trọng nhất, được ưu tiên áp dụng trước
tiên so với các chế tài khác.

- Các nước Common law: Không phải chế tài chính mà chỉ được áp dụng khi bên vi phạm
không có tiền đề bồi thường vì chế tài này có nhiều hạn chế: khó thực hiện, giám sát, tốn
nhiều tg,…

2. Phạt Hợp đồng

Phạt hợp đồng việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền lớn hơn so
với tổn thất của bên bị vi phạm khi trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về phạt hợp
đồng. Phạt hợp đồng xảy ra khi:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng;

- Có thỏa thuận về tiền phạt trong hợp đồng.

Mục đích: Để răn đe các bên phải tôn trọng những gì đã thỏa thuận trong HĐ, cũng như ngăn
ngừa những vi phạm có thể xảy ra trong tương lai.

Chế tài này là một tập quán TM phổ biến ở Mỹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, điều
khoản về phạt HĐ có thể là công cụ cho các bên lừa đảo nên có nhiều hệ thống pháp luật hạn
chế mức phạt hợp đồng. Ví dụ: VN qđ mức phạt do các bên thỏa thuận không vượt quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị vi phạm; Úc quy định điều khoản phạt HĐ không đc vượt quá mức
thiệt hại đã được ước tính; PL Mỹ chú trọng vào tính trừng phạt của chế tài HĐ nên ngoài mối
qh giữa tiền phạt HĐ và thiệt hại xảy ra, còn xem xét đến khả năng tài chính của bên vi phạm.

3. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Có thể áp dụng mà không cần có sự thỏa thuận của hai bên.

Đặc điểm:

- Là một biện pháp tài chính, bên vi phạm phải nộp một khoản tiền để bù đắp tổn thất cho
bên kia;

- Xảy ra khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra và có mối qh nhân quả giữa sự vi
phạm và thiệt hại mà không cần có thỏa thuận của hai bên.

- Mức BTTH không vượt quá mức tổn thất và lợi nhuận mất đi mà bên kia đã phải chịu
do việc vi phạm hợp đồng.

Có hai loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường:

- Thiệt hại chung: bao gồm tổn thất tất yếu và trực tiếp phát sinh do việc vi phạm hợp
đồng.

VD: Cty A giao sai chủng loại máy lọc nước cho cty B. Cty B yc trả lại hàng giao sai và giao
lại nhưng cty A không chịu vì lý do kho hết hàng. Cty B yc BTTH, các thiệt hại chung cho vp
này có thể gồm:

· Số tiền B đã trả trước cho lô máy lọc nước

· Chi phí phát sinh khi gửi lại hàng

· Chi phí gia tăng trong việc B mua lại lô máy lọc nước như của A từ bên bán khác

- Thiệt hại đặc biệt (BTTH do hậu quả) : bao gồm các tổn thất phát sinh do việc vi phạm
HĐ vì những hoàn cảnh hay điều kiện đặc biệt không thể dự đoán được bằng cách thông
thường. (không phải trong thiệt hại một cách trực tiếp và ngay lập tức).Để có được BTTH đặc
biệt, các bên bị thiệt hại phải chứng minh rằng bên vi phạm biết về những yc hay hay hoàn
cảnh đặc biệt tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Bên bị thiệt hại cũng có nghĩa vụ hạn chế tổn
thất xảy ra một cách hợp lý nên việc BTTH sẽ không thực hiện với những thiệt hại có thể tránh
được một cách hợp lý hoặc có thể khắc phục cơ bản sau khi xảy ra. (cspl: Điều 305 Luật TM
2005; Điều 77 CISG)

VD: Trong vụ máy lọc nc trên, ví dụ cty A biết cty B cần mua cho dịp đặc biệt thì thiệt hại đặc
biệt trong trường hợp này có thể là chi phí phát sinh trong việc B phải thuê máy lọc nước của
bên khác cho dịp đó cho đến khi nhận được máy lọc nước từ A

4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

Giống nhau:

- Bản chất: Đều là các loại chế tài trong thương mại

- Căn cứ áp dụng: khi thuộc một trong hai trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên
đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ và hủy bó HĐ hoặc một bên đã vi phạm nv
HĐ.

- NV thông báo: bên tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ hoặc hủy bỏ HĐ
phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ HĐ. Trong
trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng, đình chỉ
hoặc hủy bỏ HĐ phải bồi thường thiệt hại.

Khác nhau:

Tạm ngừng HĐ Đình chỉ HĐ Hủy bỏ HĐ

Khái niệm Là việc một bên tạm Là việc một bên Là sự kiện pháp lý mà hậu
thời không thực hiện chấm dứt thực hiện quả của nó làm cho nội
nghĩa vụ trong HĐ nghĩa vụ HĐ. dung hợp đồng bị hủy bỏ
không hiệu lực từ thời điểm
giao kết
Hiệu lực của HĐ vẫn còn hiệu lực HĐ chấm dứt hiệu Có thể hủy bỏ một phần
HĐ lực từ thời điểm một hoặc hủy bỏ toàn bộ HĐ.
bên nhận được thông
báo đình chỉ

Hậu quả pháp + Các bên không phải + Các bên không phải + Các bên không phải tiếp
lý về quyền tiếp tục thực hiện tiếp tục thực hiện nv tục thực hiện nghĩa vụ đã
và nghĩa vụ nghĩa vụ HĐ trong tg HĐ. thỏa thuận trong HĐ trừ
của các bên tạm ngừng. thỏa thuận về quyền và
+ Bên đã thực hiện
nghĩa vụ sau khi hủy bỏ HĐ
+ Bên bị vi phạm có nv HĐ có quyền yc
và về giải quyết tranh chấp.
quyền yc bồi thường bên kia thanh toán
thiệt hại. hoặc thực hiện nv đối + Các bên có quyền đòi lại
ứng. lợi ích đã thực hiện phần
nghĩa vụ của mình theo HĐ;
+ Bên bị vi phạm có
nếu các bên đều có nv hoàn
quyền yc bồi thường
trả thì nv của họ phải được
thiệt hại.
thực hiện đồng thời; trường
hợp không thể hoàn trả
bằng chính lợi ích đã nhận
thì bên có nghĩa vụ phải
hoàn trả bằng tiền.

+ Bên bị vi phạm có quyền


yc BTTH.

Câu 14: Trình bày các nội dung cơ bản (thẩm quyền, thủ tục, thực thi phán quyết) của
2 phương thức trọng tài được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong WTO

Thủ tục trọng tài có thể được các bên thỏa thuận sử dụng trong 02 trường hợp:

- Là một giai đoạn trong thủ tục gqtc theo qđ của DSU
- Cơ chế trọng tài độc lập, ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO: Ban
trọng tài này do các bên thỏa thuận thành lập, sau khi gq xong, ban tt này tự giải thể.

Trong khuôn khổ WTO Cơ chế độc lập

Thẩm quyền Khoản 7 Điều 22 DSU: Khoản 1, Điều 25 DSU:

+ Xác định thời hạn hợp lý để thực Giải quyết những vấn đề tranh chấp
hiện khuyến nghị, phán quyết trong được các bên yêu cầu. Các vấn đề
TH bên thua kiện không thể thực này phải được các bên xác định rõ và
hiện ngay. thống nhất.

+ Xác định mức độ trả đũa trong TH


nước thua kiện không đồng ý về
mức độ trả đũa mà bên thắng kiện áp
dụng

+ Xác định liều dề xuất trả đũa có


được phép hay không theo các HĐ
có liên quan.

Thủ tục Khoản 6, Điều 22 DSU: Điều 25 DSU:

+Thời hạn phân xử bằng trọng tài: + Các bên phải gửi thông báo đến tất
60 ngày sau ngày hết thời hạn hợp các các thành viên về thỏa thuận
lý. thành lập trọng tài trước khi thủ tục
tố tụng bắt đầu.
+ Thành viên trọng tài sẽ là thành
viên của Ban hội thẩm ban đầu nếu + Các thành viên khác có thể trở
các bên Trc đồng ý hoặc 1 trọng tài thành một bên tham gia tố tụng chỉ
do Tổng Giám đốc WTO chỉ định. khi có sự đồng ý của hai bên gqtc.

+ Các bên Trc đề nghị trọng tài xem


xét mức độ trả đũa dự kiến có tương
ứng với mức độ thiệt hại gây ra cho + Ban trọng tài phải tuân thủ các
bên thắng kiện hay không và đưa ra nguyên tắc và thủ tục gqtc mà DSU
mức độ trả đũa. quy định.

Thực thi Quyết định của trọng tài là chung Quyết định của trọng tài phải phù
phán quyết thẩm, các bên không được yêu cầu hợp với các hiệp định có liên quan
phân xử bằng trọng tài hai lần. và không được gây thiệt hại cho bất
kỳ thành biên nào khác của WTO.

Điều 21, 22 DSU

Ví dụ Vụ EC – Banana III: Cơ chế trọng tài phúc thẩm nhiều


bên (MPIA)

Câu 15: Trình bày nội dung biện pháp trả đũa trong WTO

Cơ sở pháp lý: Điều 22 DSU.

Thường được sử dụng trong các tranh chấp TMQT công.

Đây là bp cuối cùng/ nghiêm trọng nhất mà một thành viên không thực hiện phán quyết
phải đối mặt (Điều 3.7 DSU). Tuy nhiên bp này không được khuyến khích sử dụng do nó đi
ngược lại với mục tiêu của WTO.

Khái niệm: Trả đũa là biện pháp giải quyết tạm thời được sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích
của bên thắng kiện trong thời gian bên thua kiện không thể thực hiện được khuyến nghị của
DSB (giai đoạn trong khi chờ bên thua kiện thực hiện khuyến nghị). Các bp này không làm
chấm dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của bên vi phạm. Đây còn được gọi là hành động
“tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với các thành viên liên quan những nhượng bộ hoặc
những nghĩa vụ khác theo các HĐ có lq” – Khoản 2, Điều 22 DSU.

Điều kiện áp dụng:

Nếu bên thua kiện tạm thời không thể thực hiện được khuyến nghị của DSB các bên tranh
chấp có thể thỏa thuận về khoản bồi thường. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận về việc
bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ khi hết hạn thực hiện khuyến nghị, bên thắng kiện có thể
yêu cầu DSB cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo (khoản 2 Điều 22 DSU). DSB sẽ
thông quan yêu cầu này trên cơ sở đồng thuận phủ quyết (yc tự động thông qua).

DSU cũng nghiêm cấm việc trả đũa song song hoặc trả đũa chéo mà không có sự chấp thuận
của DSB.

Các bp trả đũa chỉ được áp dụng khi trong quy định của các hiệp định có liên quan của WTO
không cấm việc trả đũa. Nếu hiệp định có lq cấm việc trả đũa thì DSB cũng không thể cho
phép các tv thực hiện bp này. (khoản 5 Điều 22 DSU)

Quy tắc khi tiến hành bp trả đũa theo DSU:

- Nguyên tắc tương đương: mức độ trả đũa phải tương đương với mức độ triệt tiêu
hoặc gây phương hại. (Khoản 4, Điều 22 DSU)

- Đây là bp tạm thời, chỉ được áp dụng cho đến khi bên vi phạm thực thi phán quyết
của DSB – khoản 1 Điều 22 DSU.

- Thực hiện theo thứ tự. (k3, Điều 22 DSU).

Hình thức trả đũa:

1. Trả đũa chéo

Đây là hình thức trả đũa nhằm vào các lĩnh vực khác lĩnh vực bị thiệt hại trong trường hợp
trả đũa song song không thể thực hiện được.

Có thể trả đũa chéo lĩnh vực (khác lĩnh vực) nhưng trong cùng phạm vi điều chỉnh của một
hiệp định; hoặc trả đũa chéo hiệp định – trả đũa trong cùng một lĩnh vực thuộc phạm vi điều
chỉnh của một hiệp định khác nếu việc trả đũa song song hoặc trả đũa chéo lĩnh vực đều không
thể thực hiện được.
Phù hợp với những nước áp dụng chế tài là nước nhỏ hơn hoặc các nước đang phát triển.

2. Trả đũa song song (đảm bảo nguyên tắc tương tự)

Thực chất là việc bên thắng kiện không phải thực hiện các nhân nhượng thuế quan đối với
hàng hóa của bên thua kiện trong cùng lĩnh vực mà bên thắng kiện bị thiệt hại.

Trả đũa song song → Trả đũa chéo lĩnh vực → trả đũa chéo hiệp định: Mục tiêu của việc
phân cấp này là để đảm bảo việc trả đũa không tràn ra các lĩnh vực khác không liên quan.

Mức độ trả đũa:

Mức độ và thời hạn trả đũa do DSB quyết định căn cứ trên thủ tục quy định tại Điều 22
DSU. Theo khoản 4 Điều 22 DSU, mức độ trả đũa được DSB cho phép phải tương ứng với
mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại – đảm bảo nguyên tắc tương đương. Cũng theo khoản
6 điều 22 DSU, nếu thành viên không đồng ý trả đũa thì vấn đề này phải được đưa ra trọng
tài. Việc phân xử bằng trọng tài này phải do Ban hội thẩm ban đầu tiến hành, nếu các thành
viên chấp nhận hoặc do một trọng tài viên được Tổng Giám đốc chỉ định và việc xét xử của
trọng tài phải hoàn thành trong vòng 60 ngày sau ngày thời hạn hợp lý kết thúc.

Câu 16: Trình bày các nguồn luật được sử dụng trong giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế
- Pháp luật quốc gia: Luật pháp quốc gia sẽ được áp dụng trong trường hợp được các
bên lựa chọn. Tuy nhiên, các bên nên chủ động lựa chọn luật quốc gia mà mình quen
thuộc. Đó có thể là một trong hai hệ thống pháp luật của các bên tranh chấp, hoặc là
luật pháp của một quốc gia thứ ba có mối quan hệ gần gũi với hệ thống pháp luật của
các bên
- Điều ước quốc tế: (CISG 1980): Hầu hết pháp luật các quốc gia cho phép các bên
được sử dụng Công ước Viên 1980 để điều chỉnh các nội dung liên quan đến giải
quyết tranh chấp
- Tập quán quốc tế: các tập quán quốc tế cũng sẽ được xem xét áp dụng để giải quyết
tranh chấp nếu như các bên tranh chấp đã thỏa thuận trước đó. Các tập quán được sử
dụng phổ biến để áp dụng cho các trường hợp này có thể kể đến như Incoterms, ICC,
UCP 600,... tùy vào từng loại cụ thể sẽ áp dụng các nội dung giải quyết tranh chấp
khác nhau nhưng phải được quy định rõ ràng và được các bên chấp thuận.
- Các nguồn luật khác: các bên có thể tự do lựa chọn các nguồn luật khác để giải
quyết tranh chấp. Những nguồn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp được ghi
thành điều khoản riêng biệt trong hợp đồng.
Tóm lại, Luật áp dụng khi có tranh chấp phát sinh chính là pháp luật mà các bên đã thỏa
thuận khi ký kết hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không quy định, hoặc quy định không rõ
ràng, thì pháp luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp có thể là tập quán quốc tế, điều
ước quốc tế, pháp luật quốc gia, hoặc sẽ do cơ quan giải quyết tranh chấp quyết định nếu
xét thấy hệ thống pháp luật đó phù hợp để giải quyết tranh chấp.

Câu 17: Trình bày khái quát về ICJ và thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các Quốc gia
thông qua Tòa án này
a. Khái quát về Tòa ICJ:
- ICJ là Tòa Án Công Lý Quốc Tế. Tiền thân của Tòa án Công lý Quốc tế (The
International Court of Justice – ICJ) là Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (The
Permanent Court of International Justice – PCIJ) – vốn là tòa án của Hội Quốc Liên
ra đời vào năm 1922. Tòa PCIJ tồn tại cùng với sự tồn tại của Hội Quốc Liên cho tới
khi UN được thành lập và ICJ ra đời thay thế cho PCIJ vào năm 1946.
- Tòa án Công lý quốc tế là Tòa án được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiến chương
Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc dành
toàn bộ Chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để quy định những vấn đề cơ bản về tổ
chức, thẩm quyền và hoạt động của Tòa. Quy chế Tòa án Công lý quốc tế gồm 70 điều
được coi là một phần phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến chương Liên hợp quốc. Trụ sở
của ICJ đặt tại La Hay, Hà Lan.
- Thành phần của Tòa ICJ được cơ cấu gồm các thẩm phán, phụ thẩm và ban thư kí;
trong đó coa các thẩm phán thường trực và thẩm phán vụ việc (ad hoc). Có 15 Thẩm
phán, nhiệm kỳ 9 năm, được lựa chọn bởi Đại Hội Đồng và Hội đồng Bảo An, cứ mỗi
3 năm lại bầu lại ⅓ số thẩm phán. Các thẩm phán khác được lựa chọn dựa trên việc
đảm bảo phân chia địa lý, (hiện có các khu vực: Đông Âu, Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh
và Caribe, Tây Âu và các nước khác), năng lực cá nhân, và đại diện cho các hệ thống
pháp luật trên Thế Giới . Năm nước ủy viên thường trực của HĐBA luôn có thẩm phán
trong Tòa, trừ Anh từ năm 2018.
- Tòa án Công lý quốc tế có 2 chức năng chính:
+ Chức năng giải quyết tranh chấp: ICJ là cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp
phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các quốc gia không phải thành
viên Liên Hợp quốc (thỏa mãn những điều kiện do Đại hội đồng quyết định ). Thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của tòa được xác định theo 3 phương thức: Chấp nhận
thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc, Chấp nhận trước quyền của Tòa trong các điều
ước quốc tế, Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa.
+ Chức năng đưa ra kết luận tư vấn: ICJ thực hiện chức năng đưa ra kết luật tư vấn khi
Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an Liên hợp quốc yêu cầu, liên quan đến những vấn
đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan này. Các quốc gia không
có quyền yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn về tranh chấp của mình. Các ý kiến tư
vấn chỉ mang tính chất khuyến nghị.
b. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa ICJ:

ICJ tiến hành giải quyết tranh chấp quốc tế theo trình tự đầy đủ hoặc rút gọn. Thành phần của
một phiên tòa là tối thiểu 9 thẩm phán. Trình tự đầy đủ gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tiến hành
các thủ tục bổ trợ và giai đoạn xét xử nội dung vụ việc.

Trong phạm vi chức năng của mình, tòa có thể lập ra ba loại tòa đặc thù: tòa rút gọn trình tự tố
tụng; tòa đặc biệt; tòa ad hoc. Được quy định rất rõ ràng trong chương III Quy chế Tòa Công
lý Quốc tế.

Thủ tục xét xử một vụ tranh chấp trước Tòa được quy định cụ thể trong quy chế của Tòa án
này. Quá trình thụ lý gồm hai giai đoạn:

- thủ tục viết trong đó các quốc gia hoàn thành và trao đổi bị vong lục về lập luận của
từng bên và các lí lẽ luận tội hay bào chữa;
- thủ tục nói( tranh tụng trước tòa) trong đó tòa sẽ nghe ý kiến các bên, các luật sư và cố
vấn trong phiên tòa xết xử công khai.

ngoài thủ tục chung gồm hai giai đoạn này cho bất kì một vụ tranh chấp nào đưa ra trước tòa,
thủ tục xét xử của tòa tùy vào từng trường hợp sẽ đươc tiến hành như sau:

● Các bên nộp đơn kiện lên Tòa và cử đại diện liên lạc của mình
● Tòa tiến hành các thủ tục bổ trợ cho thủ tục chính về xét xử nội dung: Tòa sẽ xem xét
xác định thẩm quyền của mình trong từng vụ việc cụ thể được nêu. Trong từng trường
hợp cần thiết, tòa có thể đưa ra những biện pháp đảm bảo tạm thời cần thiết để bảo vệ
quyền lợi cho mỗi bên. Hợp các vụ án có mục tiêu tranh chấp chung. Khả năng xét xử
vắng mặt. Tòa xem xét khả năng can dự vào vụ việc từ bên thứ ba.

Câu 18: So sánh việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài với
việc công nhận và cho thi hành bản án tại Tòa án nước ngoài
- Điểm giống nhau:
+ đều là thủ tục tố tụng đặc biệt
+ đều phải có yêu cầu bắt buộc để kèm theo các điều kiện được công nhận và
cho thi hành, ví dụ phải có đơn yêu cầu bằng văn bản nếu có nhu cầu muốn
được công nhận và cho thi hành nếu thuộc các trường hợp không đương
nhiên được công nhận và cho thi hành
+ phải nộp đơn lên cho cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt trong trường hợp
không đương nhiên áp dụng
- Điểm khác nhau:

tiêu chí công nhận và cho thi hành công nhận và cho thi hành
bản án của Tòa án nước phán quyết của Trọng Tài
ngoài nước ngoài

cơ sở pháp lý pháp luật nội địa ( ví dụ, Bộ -Công ước New York năm
luật dân sự, BLTTDS các 1958
nước,..) -Các hiệp định tương trợ tư
Điều ước quốc tế giữa các pháp giữa các quốc gia
quốc gia
Công ước Brussel 1968

Phạm vi hiệu lực - Công ước Brussels 1968: - Đ3 Công ước New York
đương nhiên công nhận bản 1958: mỗi quốc gia thành
án được tuyên tại một quốc viên sẽ công nhận các quyết
gia khác mà không đòi hỏi định trọng tài có giá trị ràng
bất kì thủ tục tố tụng đặc buộc và thi hành chúng theo
biệt nào. quy tắc về thủ tục của lãnh
thổ nơi quyết định sẽ được
- Công ước La Haye 2005:
thi hành.
phán quyết, bản án của nước
thành viên được công nhận
và thi hành trên lãnh thổ
nước thành viên khác, nếu
phán quyết, bản án đến từ
nước ngoài công ước thì các
nước thành viên có quyền từ
chối.

Điều kiện nộp đơn yêu cầu Công ước Brussels 1968: Bên nước ngoài thắng kiện
công nhận và thi hành Bất cứ bên nào có liên quan muốn yêu cầu công nhận và
cần công nhận bản án để làm cho thi hành ở Việt Nam
chứng cứ trong một vụ tranh một quyết định do một hội
chấp có thể nộp đơn yêu cầu đồng ủy ban trọng tài tuyên
công nhận bản án đó theo ở nước ngoài phải có đơn
thủ tục quy định tại công yêu cầu gửi đến Bộ Tư pháp
ước. Việt Nam. Nếu đơn được
viết bằng tiếng nước ngoài
thì bên yêu cầu phải gửi kèm
một bản dịch sang tiếng
Việt. Cùng với đơn yêu cầu,
bên yêu cầu thi hành phải
gửi kèm các giấy tờ, tài liệu
đã được quy định trong các
điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã kí kết hoặc gia
nhập. Nếu điều ước quốc tế
không quy định hoặc không
có điều ước quốc tế liên
quan thì kèm theo đơn yêu
cầu phải có bản sao hợp
pháp quyết định của trọng
tải nước ngoài, bản sao hợp
pháp thoả thuận trọng tài có
liên quan.

Điều kiện công nhận và cho - Bản án của TANN đã có Thành phần phiên họp xét
thi hành hiệu lực theo PL của nước xử gồm ba thẩm phán. Phiên
nơi ban hành bản án đó; họp chỉ có thể được tiến
hành khi có sự tham gia của
- TANN có thẩm quyền giải
kiểm sát viên Viện kiểm sát
quyết vụ án theo PL của
cùng cấp . Trong phiên họp
nước nơi bản án đó được
xét đơn yêu cầu , Hội đồng
yêu cầu công nhận;
không xét xử lại vụ tranh
- TANN khi xét xử đã bảo trọng tài nước ngoài đã xét
đảm đầy đủ các quyền tố xử mà chỉ xem xét tính hợp
tụng cho đương sự theo PL pháp của quyết định trọng
của nước đó; tài so với pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam cũng như
- Trước khi bản án của các quy định của các điều
TANN có hiệu lực pháp ước quốc tế mà Việt Nam
luật, chưa có bản án nào về đã kí kết hoặc gia nhập. Kết
cùng tranh chấp đã được tòa thúc phiên họp , Hội đồng
án nơi được yêu cầu tuyên có thể ra quyết định công
hoặc công nhận; nhận và cho thi hành quyết
định của trọng tài nước
- Việc công nhận bản án của
ngoài hoặc không công nhận
TANN không trái với pháp
quyết định này. Cũng giống
luật và trật tự công cộng nơi
như luật pháp nhiều nước,
được yêu cầu công nhận và
Bộ luật Tố tụng dân sự Việt
thi hành bản án đó.
Nam cho phép Hội đồng xét
đơn yêu cầu không công
nhận quyết định của trọng
tài nước ngoài trong các
trường hợp tương tự như
những trường hợp được ghi
nhận trong Công ước New
York 1958 về việc công
nhận và thi hành quyết định
của trọng tài nước ngoài
( Điều 5 ) . Bộ luật Tố tụng
dân sự Việt Nam năm 2004
và năm 2015 cũng quy định
việc kháng cáo , kháng nghị
đối với quyết định của Toà
án về việc công nhận hay
không công nhận quyết định
của trọng tải nước ngoài .

Câu 19: Trình bày nội dung giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường
Ngoại giao
1. Biện pháp đàm phán (thương lượng)
Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế thực chất là diễn đàn ngoại giao do các bên tranh
chấp hoặc bên thứ ba tổ chức để các bên tranh chấp tiến hành thương lượng, thỏa thuận tìm
kiếm giải pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp có liên quan.
- Đàm phán là một biện pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp quốc tế được áp dụng từ
lâu đời, phổ biến, hiệu quả và linh hoạt nhất vì ưu điểm linh hoạt, chủ động không bị khống
chế về mặt thời gian, địa điểm; hạn chế được sự can thiệp trực tiếp từ bên thứ 3, tiết kiệm
về kinh phí .
- Đàm phán dựa trên cơ sở trực tiếp nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường
của các bên đối thoại và không có sự can dự của bên thứ ba.
- Ngoài ra, các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng có thể trực tiếp yêu cầu các
bên tham gia vào đàm phán với sự thiện chí cũng như đòi hỏi các bên phải đạt được một thỏa
thuận nhất định.
- Tuy nhiên, đàm phán không phải lúc nào cũng thành công mà còn phụ thuộc vào mức độ
thiện chí, sự mềm dẻo, linh hoạt và sự nhạy cảm của các bên đàm phán. Thái độ thù địch và
sự bất đồng về chính trị là những nguyên nhân khiến việc đàm phán thất bại
2. Biện pháp môi giới
Môi giới là biện pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp quốc tế không được đề cập cụ
thể trong Điều 33 Hiến chương Liên Hiệp quốc, nhưng biện pháp này được áp dụng rất
nhiều trên thực tế.
Theo đó, các cá nhân có uy tín lớn như nguyên thủ, cựu nguyên thủ quốc gia, Tổng thư ký,
nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp quốc hoặc những người đứng đầu các tổ chức quốc liên
chính phủ khác tự nguyện hoặc được các bên tranh chấp đề nghị đứng ra thuyết phục các
bên tranh chấp gặp gỡ, tiếp xúc để giải quyết tranh chấp.
3. Biện pháp trung gian hòa giải
Trung gian hòa giải là một trong những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế,
trong đó có sự tham gia của bên thứ ba nhằm giúp các bên tranh chấp giải quyết có hiệu quả
các tranh chấp giữa họ với nhau.
- Bên trung gian hòa giải là: đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có uy tín
lớn trên trường quốc tế và có thể tham gia tự nguyện hoặc được một trong các bên tranh
chấp đề nghị.
- Nhiệm vụ của bên trung gian: khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan quan đến
tranh chấp giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, cụ thể là việc tác động để các
bên tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức.
4. Biện pháp thành lập các ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế
Trên phương diện pháp lý quốc tế, các ủy ban điều tra và hòa giải quốc tế là các cơ quan đặc
biệt được lập ra và hoạt động trên cơ sở thỏa thuận của các bên hữu quan để góp phần giải
quyết các tranh chấp quốc tế.
à Các quốc gia tranh chấp sẽ cử một số lượng thành viên ngang nhau tham gia vào các ủy
ban này, sau đó các thành viên này sẽ tiến hành lựa chọn và mời một công dân của nước thứ
ba làm Chủ tịch ủy ban để đảm bảo tính khách quan trong việc ra các quyết định liên quan.
5. Biện pháp giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Liên Hiệp quốc
Liên Hiệp quốc là tổ chức quốc tế lớn trên thế giới, đồng thời là trung tâm phối hợp hành
động của các nước để thực hiện các tôn chỉ, mục đích mà Hiến chương của tổ chức này đã
đặt ra.
Kể từ khi thành lập ngày 24/10/1945 đến nay, bên cạnh Tòa án công lý quốc tế, Đại hội
đồng, Hội đồng bảo an và Ban thư ký Liên Hiệp quốc tham gia rất tích cực và có hiệu quả
vào hoạt động giải quyết tranh chấp quốc tế.

Câu 20: Trình bày các hình thức Trọng tài và cách xác định thẩm quyền của Trọng tài
thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc (hay còn gọi là
trọng tài ad hoc) và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế).

(i) Trọng tài vụ việc:

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết
vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của trọng tài vụ việc
được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

– Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh
chấp.

– Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên.
Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh
sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào.

– Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận
xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài.
Ví dụ: Trong Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN cộng, các bên quy định khi có tranh chấp
phát sinh, tranh chấp có thể được đưa ra một Ủy ban trọng tài (thường gồm 3 thành viên, 2
thành viên đại diện cho mỗi bên tranh chấp và thành viên thứ ba làm Chủ tịch Ủy ban trọng
tài) phân xử.
(ii) Trọng tài quy chế
Trọng tài quy chế là hình thức tổ chức, một trung tâm trọng tài hoạt động thường trực (thực
chất là họ cung cấp dịch vụ trọng tài) với những quy định có sẵn về những vấn đề liên quan
tới trọng tài như thủ tục, cách tiến hành tố tụng trọng tài …

Đặc điểm của trọng tài quy chế

– Trọng tài quy chế được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện
trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức
dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm
trong hệ thống cơ quan nhà nước.

– Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tồn tại độc lập
với nhau.

– Thứ ba, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng
riêng, trong đó ấn định các thời hạn cụ thể hoặc có một số giới hạn. Theo quy tắc của một số
tổ chức trọng tài, các bên phải chọn một Trọng tài viên từ danh sách do tổ chức cung cấp. Tuy
nhiên, phần lớn các tổ chức trọng tài không có danh sách Trọng tài viên hoặc có danh sách
Trọng tài viên cũng chỉ mang tính tham khảo, các bên không bắt buộc phải chỉ định Trọng tài
viên từ danh sách đó.
– Thứ tư, hoạt động xét xử của trung tâm TT được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung
tâm.
Ví dụ: Trung tâm Trọng tài LCIA (The London Court of International Arbitration) ở London,
TT trọng tài CIArb ( The Chartered Institute of Arbitrators) ở Anh hay ICC (The International
Court of Arbitration) ở Paris.
Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế:
Các tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài TM:
- Luật các QG có thể quy định khác nhau về loại TC được đưa ra giải quyết thông qua
trọng tài.
- Luật Mẫu của UNCITRAL không có quy định về vấn đề này.
- Công ước New York 1958 cũng có quy định cụ thể, nhưng cho phép các QG thành
viên bảo lưu, chỉ áp dụng Công ước cho việc GQTC phát sinh từ các quan hệ TM theo PL
của QG đó (Điều 1, Điều 5). Việt Nam đã thực hiện bảo lưu này khi tham gia Công ước.
- Điều 2 Luật TTTM Việt Nam năm 2010 quy định thẩm quyền GQTC đối với:
● Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động TM;
● Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất 01 bên có hoạt động TM. Ví dụ
tranh chấp giữa cá nhân là người tiêu dùng và công ty TM cung cấp sản phẩm, dịch vụ
(Điều 17 Luật TTTM)
● Tranh chấp khác mà PL quy định được giải giải quyết bằng trọng tài (tranh chấp giữa
các NĐT trong nước, các NĐT nước ngoài; hoặc giữa NĐT và CQ nhà nước) (Khoản
2, 4 Điều 14 Luật TTTM).

Thỏa thuận trọng tài TM:Trọng tài TM không có thẩm quyền đương nhiên mà trọng tài chỉ
được GQTC khi có sự thoả thuận của các bên bằng một văn bản gọi là “thoả thuận trọng tài”.
- Khoản 2 Điều 3 Luật TTTM 2010 đưa ra định nghĩa thoả thuận trọng tài, coi đó là
điều kiện tiên quyết để GQTC, theo đó: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên
về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”.
- Trên thực tế, trong một vài trường hợp thỏa thuận trọng tài là mặc nhiên, chẳng hạn
khi một bên gửi đơn kiện, giao tranh chấp cho trọng tài và bên kia vẫn theo kiện không
phản đối thẩm quyền của trọng tài.

Câu 21: Trình bày ưu và nhược điểm của việc sử dụng Tòa án quốc gia để giải quyết
tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Ưu điểm giải quyết bằng Tòa án
+ Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao.
Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu
các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn
quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa.
+ Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm
pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử công khai sẽ nhận ra những
doanh nghiệp mang tính lừa lọc; hay vi phạm để tránh những trường hợp khác xảy ra.
+ Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia; có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong
việc tiến hành điều tra; có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.
+ Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý.
Hạn chế giải quyết bằng Tòa án
+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;
+ Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài;
có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
+ Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ; mang tính
răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ;
và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:
+ Phán quyết của TA thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của TA được
công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc
rất nghiêm ngặt.
+ Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp
dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.

Câu 22: Trình bày những nội dung cơ bản cần tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam về vấn đề giải quyết tranh chấp Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
a/ Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà giải, thương lượng
* Thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng hợp tác thông qua bàn bạc, tự dàn xếp, tháo
gỡ những bất đồng phát sinh trong hợp đồng thương mại quốc tế để đạt được kết quả mà các
bên mong muốn không cần có sự trợ giúp hay phán quyết bất kỳ của bên thứ ba.
- Nếu DN muốn sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp thì cần có một chiến lược
thương lượng đúng đắn.
* Hoà giải thương mại chỉ được tiến hành khi có thoả thuận của các bên và vai trò của hòa giải
viên trong quá trình hòa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một
giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét,
nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ. Đồng thời, thủ tục hoà giải cũng linh hoạt và
mang tính bảo mật cao.
- Có hai loại hoà giải: hoà giải trong tố tụng; hoà giải ngoài tố tụng: các bên tự thoả thuận quy
tắc hoặc sử dụng bộ quy tắc hoà giải mẫu, gồm: hoà giải vụ việc và hoà giải quy chế.

* Đánh giá phương thức giải quyết tranh chấp:


- Ưu điểm:
+Thương lượng luôn có ưu điểm là đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém
chi phí của các bên. Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo
vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
+Hoà giải: cơ hội thành công cao vì có người thứ 3 làm trung gian hòa giải cho các bên.
- Nhược điểm:
+Thương lượng: Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc.
+Hoà giải: Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, ngoài ra các bên còn tốn kém chi phí
dịch vụ cho người thứ ba đứng ra hòa giải cho các bên.
b/ Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế
* Các bên chỉ có thể đưa tranh chấp ra trọng tài khi có thoả thuận trọng tài và đây có thể là một
điều khoản hợp đồng khi hai bên soạn thảo hợp đồng hoặc là một thoả thuận trọng tài riêng
biệt được lập ra sau khi tranh chấp phát sinh. Điều khoản trọng tài này độc lập với các điều
khoản khác của hợp đồng chính và khi thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì Toà án không có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
* Trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
(1) Thoả thuận trọng tài;
(2) Thành lập hội đồng trọng tài;
(3) Hoà giải trước hội đồng trọng tài;
(4) Tổ chức xét xử;
(5) Ra phán quyết và thi hành phán quyết.
- Phán quyết của hội đồng trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên, có thể được cưỡng chế
thi hành với sự giúp đỡ của Toà án. Đồng thời, quá trình, điều kiện để Toà án công nhận và
cho thi hành được quy định tại các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.

* Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của Công ước
New York 1958. Công ước sẽ được áp dụng đối với một phán quyết trọng tài được ban hành
tại một quốc gia thành viên. Tuy nhiên các quốc gia thành viên có quyền tuyên bố không áp
dụng Công ước (bảo lưu) đối với trường hợp: (1) phán quyết trọng tài được tuyên ngoài phạm
vi lãnh thổ các nước tham gia Công ước; (2) Phán quyết không được coi là tranh chấp “thương
mại” ở quốc gia được yêu cầu công nhận và cho thi hành.
- Ưu điểm:
● Thời gian giải quyết nhanh chóng,
● mang lại tính bảo mật cao;
● phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế có giá trị chung thẩm.
=> Hầu hết các nước trên thế giới chỉ cho phép sử dụng phương thức trọng tài để giải quyết
các tranh chấp thương mại – chủ yểu là tranh chấp từ hợp đồng thương mại. Với các ưu điểm
của phuơng thức giải quyết bằng trọng tài quốc tế, đây là phương thức có thể tối ưu được thời
gian giải quyết và mang lại hiệu quả cho tranh chấp phát sinh.
c/ Giải quyết tranh chấp tại Toà án quốc gia
- Đây là phương thức GQTC mang tính chất quyền lực nhà nước, giải quyết tranh chấp bằng
Toà án có vai trò quan trọng và thường được coi là giải pháp cuối cùng để giải quyết dứt điểm
tranh chấp khi các phương thức khác không có hiệu quả.
- Thủ tục tố tụng trong quá trình toà án giải quyết tranh chấp được quy định chặt chẽ trong PL
quốc gia; thông thường thủ tục tố tụng này là thủ tục tố tụng dân sự hoặc các quy định riêng
biệt do đặc thù của tranh chấp. Trong quá trình GQTC hợp đồng tmqt tại toà án quốc gia, các
hoạt động đặc thù bao gồm: (i) Xác định thẩm quyền xét xử; (ii) Xác định luật áp dụng; (iii)
Công nhận và thi hành bản án của toà án nước ngoài.
(i) Xác định thẩm quyền xét xử
*Thẩm quyền xét xử theo thoả thuận lựa chọn của các bên tranh chấp
- Không ít ĐƯQT và PLQG cho phép chủ thể hợp đồng lựa chọn toà án của một nước
nào đó để GQTC; trong các hợp đồng thường có điều khoản về GQTC trong đó có
nhiều TH có thoả thuận thẩm quyền GQTC bao gồm Toà án. Tuy nhiên, thoả thuận
này chưa có giá trị đương nhiên xác lập thẩm quyền cho toà án đc chọn.
- Có một vài ĐƯQT quy định về việc các bên thoả thuận lựa chọn CQGQTC cụ thể như:
Đ5 Công ước Lahay 1965/ 2005; Đ17 Công ước Brussels 1968
*Thẩm quyền xét xử được xác định theo các tiêu chí khác do pháp luật quy định
- Nhìn chung, thẩm quyền xét xử tranh chấp hợp đồng tmqt của toà án các nước thường
có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng.
- Trường hợp, VN là bị đơn trong vụ tranh chấp thì thông thường sẽ chọn toà án quốc
gia của bị đơn làm nơi khởi kiện. Như vậy, tranh chấp có thể được khởi kiện tại toà
án VN
+ Thẩm quyền xét xử chung: Điều 469 BLTTDS 2015
+ Thẩm quyền riêng biệt: Điều 470 BLTTDS 2015
(ii) Xác định luật áp dụng
Trường hợp giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam có thể được áp
dụng trong trường hợp:
(1) được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam;
(2) khi các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế thoả thuận áp dụng pháp luật
Việt Nam; và
(3) pháp luật nước ngoài dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam.
(iii) Công nhận và thi hành bản án của toà án nước ngoài.
● Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài sẽ
được thực hiện:
- Sau khi bản án đó đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục xem xét yêu cầu nếu không được quy định trong các ĐƯQT sẽ phải
tuân thủ theo quy định trong PL của quốc gia nơi bản án, quyết định dân sự đó
được yêu cầu.
- Dựa trên 2 điều kiện: (1) dựa trên nguyên tắc có đi có lại; (2) dựa trên các hiệp
định tương trợ tư pháp song/đa phương.
- Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài nếu được công nhận và cho
thi hành tại một quốc gia thì nó có giá trị chứng cứ và chứng minh tại quốc gia
đó. Nghĩa là bản án đó được coi là một nguồn chứng cứ.
● Một số điều kiện để bản án có thể được công nhận và cho thi hành tại nước ngoài: các
điều kiện mà pháp luật các quốc gia cũng như các ĐƯQT thường quy định bao gồm:
- Bản án của tòa án nước ngoài đã có hiệu lực PL theo PL của nước nơi đã ban
hành ra bản án đó.
- Toà án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết vụ án theo pháp luật của nước nơi
bản án đó được yêu cầu công nhận.
- Toà án của nước ngoài khi xét xử vụ án đã bảo đảm đầy đủ các quyền tố tụng
cho đương sự theo pháp luật của nước đó.
- Trước khi bản án của Toà án nước ngoài có hiệu lực PL, chưa có bản án nào về
cùng tranh chấp đã được toà án nơi được yêu cầu tuyên hoặc công nhận.
- Việc công nhận bản án của Tòa án nước ngoài không trái với PL và trật tự công
cộng nơi được yêu cầu công nhận và thi hành bản án đó.
- Ưu điểm: Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp chặt chẽ. Đảm bảo sự bình đẳng cho các
bên. Phán quyết cuối cùng được đảm bảo thực thi.
- Nhược điểm: Thủ tục tố tụng dài khiến tốn kém thời gian và tiền bạc. Là phương thức giải
quyết tranh chấp mang tính công khai, như vậy không thích hợp với lĩnh vực thương mại.
Tăng sự đối đầu giữ hai bên tranh chấp.
=> Như vậy, Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng xuất khẩu. Giải quyết
tranh chấp bằng Tòa án thường phức tạp, lâu dài nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm nông sản; cũng như chi phí bảo quản nông sản phát sinh trong quá trình giải quyết tranh
chấp. Đồng thời, phương thức này không có tính bảo mật thông tin cao, các bên nên cân nhắc
để chọn lựa giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp mình.

Câu 23: Trình bày khái niệm và luật áp dụng trong Trọng tài thương mại quốc tế
a/ Khái niệm Trọng tài thương mại quốc tế
*Về trọng tài: Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn;
trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ đưa ra một
quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. (Black’s Law Dictionary)
=> Trọng tài là:
● Cơ chế giải quyết tranh chấp diễn ra trên cơ sở thoả thuận trọng tài của các bên tranh
chấp;
● Thủ tục xét xử do các bên lựa chọn, được điều khiển bởi một trọng tài viên duy nhất
hoặc một hội đồng trọng tài;
● Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm.
*Về yếu tố thương mại:
● Dưới góc độ lý luận: thương mại là những giao dịch kinh doanh giữa các thương nhân
với nhau và mục đích chính là lợi nhuận.
● Dưới góc độ pháp luật quốc gia: khái niệm về thương mại là không thống nhất
● Trên bình diện quốc tế: cho đến nay không tồn tại khái niệm thương mại nào được
chấp nhận chung bởi các quốc gia trên thế giới.
*Về yếu tố quốc tế:
● Tính chất tranh chấp:
+Điều 1.1 ICC: “giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp thương mại có đặc điểm quốc
tế phù hợp với những quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế”
+Tính chất quốc tế của trọng tài không có nghĩa là buộc các bên nhất định phải có
quốc tịch khác nhau, các yếu tố khác như: trụ sở thương mại; nơi thường trú; hàng
hoá đi qua biên giới;...
● Về đặc điểm của chủ thể tham gia tranh chấp
Các thoả thuận trọng tài được giao kết với mục đích giải quyết các tranh chấp phát
sinh trong TMQT giữa các thể nhân hay pháp nhân, khi xác lập thoả thuận, có nơi
thường trú hoặc trụ sở ở các quốc gia thành viện với nhau. - Công ước Geneva 1961
● Cách tiếp cận kết hợp theo tiêu chí của Luật mẫu UNCITRAL
+Các bên trong thoả thuận trọng tài, vào thời điểm xác lập thoả thuận, có trụ sở kinh
doanh ở các quốc gia khác nhau
+Một trong các địa điểm dưới đây nằm ngoài lãnh thổ quốc gia nới các bên có trụ sở
kinh doanh:
(1) Địa điểm trọng tài được xác định trong, hoặc phù hợp với, thoả thuận trọng tài;
(2) Địa điểm, nơi những nghĩa vụ chủ yếu của quan hệ thương mại đó được thực hiện
hoặc địa điểm mà đối tượng của tranh chấp có mối quan hệ gần gũi nhất;
+Các bên thoả thuận rõ ràng rằng đối tượng của thoả thuận trọng tài liên quan đến hơn
một quốc gia
● Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Tranh chấp có yếu tố nước ngoài được định
nghĩa là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu
tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự (Luật Trọng tài thương mại VN 2010).
b/ Luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trọng tài
* Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp:
Việc xác định luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp dựa trên 2 nguyên tắc:
● nguyên tắc “ý chí của các bên” (party autonomy):
+được ghi nhận trong PL về trọng tài của các quốc gia
+được thừa nhận trong các ĐƯQT + các quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài qt
+ko có quy định trói buộc quyền lựa chọn luật áp dụng
+quyền năng này ko hoàn toàn tuyệt đối
+trật tự công sẽ hạn chế quyền tự do hợp đồng và tự do trọng tài
● luật do hội đồng trọng tài lựa chọn:
+Trong TH các bên tranh chấp ko có thoả thuận về luật áp dụng, trọng tài sẽ quyết định
luật được áp dụng để GQTC
+Tuỳ từng vụ việc và tuỳ từng hội đồng trọng tài mà phương pháp để xđ luật áp đối
với nd tranh chấp là khác nhau:
❏ Áp dụng luật nơi tiến hành trọng tài để giải quyết nội dung tranh chấp
❏ Áp dụng quy tắc xung đột PL của nước có quan hệ mật thiết với vụ tranh chấp
❏ Hội đồng trọng tài trực tiếp xđ luật mà họ cho là phù hợp
❏ HĐ trọng tài trực tiếp xđ luật bằng 1 số phương thức: áp dụng nguyên tắc chung
của Tư pháp quốc tế, áp dụng lex mercatoria,...
*Luật điều chỉnh thoả thuận trọng tài:
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh
chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại, nếu trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Để xác định luật áp dụng cho thỏa thuận
trọng tài phải xác định hiệu lực của thỏa thuận.
- Nếu hợp đồng có quy định rõ ràng về việc chọn luật: luật được chọn cũng điều chỉnh
điều khoản trọng tài.
- Nếu hợp đồng không về việc chọn luật: luật điều chỉnh hợp đồng và thoả thuận trọng
tài thông thường được hiểu ngầm là luật của nước nơi tiến hành trọng tài. Nguyên tắc
này được thể hiện trong nhiều phán quyết của toà án trọng tài thuộc Phòng thương mại
và công nghiệp Bungari, nó cũng nhận được sự đồng tình của các trọng tài viên thuộc
Hiệp hội trọng tài Mỹ AAA.
- Nếu không có quy định rõ ràng về việc chọn luật và không chỉ định địa điểm trọng tài:
luật riêng điều chỉnh thoả thuận trọng tài, theo nguyên tắc chung của pháp luật là luật
của nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng.
- Nếu các bên không thoả thuận đc về việc lựa chọn luật quốc gia và ko muốn chọn các
nguyên tắc chung của pháp luật: có thể chọn pháp luật của một nước trung lập, là nước
ko có mối liên hệ đặc biệt nào với bất kỳ bên nào.
*Luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (lex arbitri):
- Luật điều chỉnh tố tụng trọng tài thông thường là luật của nước nơi địa điểm trọng tài
được chọn.
- Lex arbitri chủ yếu là luật tố tụng nhưng đôi lúc có yếu tố thuộc luật nội dung
- Các quy phạm xđ luật điều chỉnh tố tụng trọng tài cố gắng đáp ứng hai mục tiêu có thể
mâu thuẫn nhau:
Nước nới địa điểm trọng tài được lựa chọn có lợi ích chính đáng trong việc thực hiện
biện pháp kiểm soát đối với quá trình trọng tài >< Trọng tài là một quá trình thoả thuận,
các bên có quyền xác định việc giải quyết tranh chấp của họ theo cách nào.

Câu 24: Trình bày những nội dung cơ bản của việc công nhận và cho thi hành bản án
của Tòa án nước ngoài
● Về nguyên tắc, bản án của toà án - cơ quan tư pháp/ cơ quan công quyền của một quốc
gia nên chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ quốc gia đó; nhưng bản án ra đời nhằm đảm bảo
quyền lợi cho đương sự nên vẫn cần đặt ra vấn đề về công nhận và thi hành bản án đó
tại một quốc gia khác.
● Công nhận và cho thi hành bản án của toà án nước ngoài là hành vi của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị hiệu lực pháp lý của bản án
của một quốc gia khác và làm cho bản án, quyết định dân sự đó có hiệu lực cưỡng chế
thi hành trên thực tế trên lãnh thổ quốc gia đó.
● Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài sẽ
được thực hiện:
- Sau khi bản án đó đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục xem xét yêu cầu nếu không được quy định trong các ĐƯQT sẽ phải
tuân thủ theo quy định trong PL của quốc gia nơi bản án, quyết định dân sự đó
được yêu cầu.
- Dựa trên 2 điều kiện: (1) dựa trên nguyên tắc có đi có lại; (2) dựa trên các hiệp
định tương trợ tư pháp song/đa phương.
- Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài nếu được công nhận và cho
thi hành tại một quốc gia thì nó có giá trị chứng cứ và chứng minh tại quốc gia
đó. Nghĩa là bản án đó được coi là một nguồn chứng cứ.
Điều 25 Công ước Lahaye về công nhận và cho thi hành phán quyết về những vấn đề dân
sự, thương mại năm 1968 quy định phán quyết, bản án được xác định như sau: “Trong
Công ước này, phán quyết có nghĩa là phán quyết được ban hành bởi toà án hoặc trọng
tài của bất kỳ một quốc gia liên quan, bất kể phán quyết đo có thể bao gồm bản án, quyết
định dân sự, hoặc lệnh thu hành cũng như quyết định của toà án về án phí, chi phí”.
● Một số điều kiện để bản án có thể được công nhận và cho thi hành tại nước ngoài: các
điều kiện mà pháp luật các quốc gia cũng như các ĐƯQT thường quy định bao gồm:
- Bản án của tòa án nước ngoài đã có hiệu lực PL theo PL của nước nơi đã ban
hành ra bản án đó.
- Toà án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết vụ án theo pháp luật của nước nơi
bản án đó được yêu cầu công nhận.
- Toà án của nước ngoài khi xét xử vụ án đã bảo đảm đầy đủ các quyền tố tụng
cho đương sự theo pháp luật của nước đó.
- Trước khi bản án của Toà án nước ngoài có hiệu lực PL, chưa có bản án nào về
cùng tranh chấp đã được toà án nơi được yêu cầu tuyên hoặc công nhận.
- Việc công nhận bản án của Tòa án nước ngoài không trái với PL và trật tự công
cộng nơi được yêu cầu công nhận và thi hành bản án đó.
Câu 25: Trình bày thủ tục, luật áp dụng và tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp về
chống bán phá giá trước WTO
Thủ tục
- Điều 17(4) ADA: Thành viên có thể yêu cầu DSB giải quyết tranh chấp khi: (1) cơ
quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu đã đánh thuế chống bán phá giá hoặc chấp
nhận cam kết giá; hoặc (2) biện pháp tạm thời có tác động đáng kể và Thành viên yêu
cầu tham vấn cho rằng biện pháp đó không phù hợp với Điều 7(1) ADA.
- Giai đoạn tham vấn
- Giai đoạn hội thẩm
- Giai đoạn phúc thẩm
- Thi hành phán quyết
Chi tiết trong Giáo trình song ngữ tr.760-764 hoặc giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế tr.49-64.
Luật áp dụng
- Các hiệp định của WTO: Điều VI GATT, Hiệp định ADA;
- Án lệ của DSB;
- Các nguồn luật khác.
Tình hình thực tiễn:
Các tranh chấp về chống bán phá giá là loại tranh chấp phổ biến nhất được giải quyết trong
khuôn khổ WTO, trong đó, biện pháp được đưa ra chủ yếu là thuế chống bán phá giá. Sản
phẩm xuất khẩu thế mạnh của các thành viên đang phát triển là mặt hàng xuất hiện chủ yếu
trong các vụ tranh chấp này. Các thành viên đang phát triển ngày càng tham gia tích cực vào
quá trình giải quyết tranh chấp.

Câu 26: Trình bày phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế

- Khái niệm: Phương thức thương lượng là việc các bên xảy ra tranh chấp có cùng thiện
chí tháo gỡ tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế, không có sự tham gia
trung gian của bên thứ ba và không có phán quyết đưa ra sau khi kết thúc thương lượng.
- Đặc điểm:
+ Dựa trên sự tự nguyện, thiện chí.
+ Không chịu sự ràng buuoojc của thủ tục tố tụng
+ Thực hiện kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các
bên tranh chấp.
+ Kết quả có thể dưới dạng ngôn ngữ, ngầm hiểu, trực tiếp. gián tiếp, lời
nói, văn bản, email.

Có ba chiến lược thương lượng chính bao gồm: thương lượng cạnh tranh, thương
lượng giải quyết vấn đề, thương lượng nhân nhượng. Chiến lược thương lượng cạnh tranh
được sử dụng khi lợi ích của các bên có sự xung đột mạnh mẽ. Bên sử dụng thương lượng
cạnh tranh áp dụng phương pháp để khám phá hoàn cảnh của phía bên kia và đồng thời để bên
kia hiểu sai về hoàn cảnh của mình. Nếu các bên chỉ có mục tiêu là thỏa mãn những nhu cầu
quan trọng thì chiến lược thương lượng giải quyết vấn đề sẽ được ưu tiên sử dụng bằng cách
nâng cao số lượng các vấn đề để có thể mặc cả trước khi phân chia lợi ích. Chiến lược thương
lượng nhân nhượng dành cho bên mong muốn có một sự thỏa hiệp để đạt thỏa thuận có lợi
cho tất cả. Người tham gia thương lượng là người có thẩm quyền trong nội bộ bên họ đại diện
và có kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với chiến lược đề ra.

Câu 27: So sánh phương thức giải quyết tranh chấp Tòa án và Trọng tài trong giải
quyết tranh chấp Thương mại quốc tế

Tiêu chí Trọng tài Tòa án

Cơ quan Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài Cơ quan nhà nước
giải quyết viên do các bên thỏa thuận lựa chọn và
giải tán sau khi kết thúc tranh chấp
(trọng tài vụ việc)
Trung tâm trọng tài (trọng tài thường
trực)

Phán quyết Phán quyết có tính chung thẩm, không Phán quyết của tòa sơ thẩm có thể
có kháng cáo, kháng nghị kháng cáo, kháng nghị.

Tính bảo Tính bảo mật cao, đảm bảo uy tín các Bản án thường được công khai
mật bên xảy ra tranh chấp

Thủ tục tố Đơn giản, linh hoạt Tính tổ chức cao, các giai đoạn
tụng được quy định chặt chẽ trong
pháp luật về tố tụng

Câu 28: Trình bày cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua trung tâm Trọng tài
ICSID
Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) được thành lập năm 1967, dưới sự
bảo trợ của Ngân hàng thế giới, có chức năng giải quyết tranh chấp ISDS (tranh chấp giữa
nhà đầu tư - Nhà nước)
Cơ chế trọng tài ICSID: là cơ quan trọng tài thường trực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế được thành lập bởi Ngân hàng Thế giới. Việc giải quyết tranh chấp được áp dụng theo
Công ước Quốc tế. Giải quyết Tranh chấp đầu tư (Công ước ICSID) với điều kiện cả hai
bên đều thuộc quốc gia là thành viên của Công ước ICSID
- Cơ chế giải quyết tranh chấp: Trọng tài thường trực gồm các trọng tài viên do các
bên thỏa thuận hoặc do Chủ tịch Ngân hàng thế giới lựa chọn (nếu các bên không
thỏa thuận được).
- Sàng lọc và đăng ký: Có quy trình sàng lọc để loại bỏ các đơn kiện rõ ràng không
thuộc thẩm quyền của ICSID
- Thẩm quyền xét xử: Nêu tại Điều 25 Công ước ICSID
- Thủ tục tố tụng: Nêu tại Quy tắc trọng tài ICSID/ICSID AF
- Phúc thẩm/Hủy phán quyết trước khi thi hành: Có thể bị xem xét lại và hủy bỏ theo
Điều 50 của Công ước ICSID
- Thi hành: Thi hành trực tiếp - không thể bị hủy hay từ chối thi hành bởi tòa án trong
nước

Câu 29: Trình bày về khái niệm và thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ
thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài.
Trọng tài thương mại quốc tế (IAC) là một trong những phương thức chủ yếu để giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong pháp luật và thực tiễn
quốc tế, cũng như pháp luật của nhiều nước, công nhận có hai loại trọng tài chủ yếu là trọng
tài ad hoc và trọng tài thường trực.
a. Trọng tài ad hoc
Trọng tài ad - hoc là thể loại trọng tài được các bên thành lập ra chỉ để giải quyết một vụ
tranh chấp cụ thể, sau khi vụ tranh chấp đã được giải quyết xong thì trọng tài ad - hoc tự giải
thể. Do đó, trọng tài ad - hoc còn được gọi là trọng tài vụ việc, trọng tài đặc biệt, trọng tài đặc
nhiệm…
Hình thức trọng tài này có đặc điểm là không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực,
không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. Trong các vụ tranh chấp sử dụng trọng tài ad -
hoc, thì các bên thường thống nhất có một trọng tài viên.
Trọng tài ad - hoc có một số đặc điểm sau:
● Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự hoặc của người thứ ba không bị
giới hạn vào một danh sách có sẵn như ở hình thức trọng tài thường trực.
● Các bên đương sự có toàn quyền trong việc xác lập quy chế tố tụng: về tổ chức hội
đồng trọng tài, quá trình tố tụng...Nghĩa là các bên tranh chấp có thể tự định đoạt các
cách thiết lập hội đồng trọng tài và thủ tục giải quyết thích ứng với tính chất từng vụ
tranh chấp. Đương sự không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý về tố tụng chừng
nào đảm bảo được nguyên tắc xét xử khách quan trong trường hợp của họ. Đặc điểm
này giúp chúng ta phân biệt trọng tài ad - hoc với trọng tài thường trực.

Như vậy, tính chất tố tụng của trọng tài ad - hoc khá đơn giản, thời gian tiến hành tố tụng có
thể nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế, trọng tài ad - hoc chỉ thích hợp với
những tranh chấp nhỏ giữa các bên đương sự có am hiểu về luật pháp và có kinh nghiệm
tranh tụng. Trọng tài ad - hoc phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và sự hợp tác của các bên.
Nếu các bên không thực tình muốn giải quyết vụ tranh chấp để đi tới một giải pháp tối ưu
thì trọng tài ad - hoc sẽ rất khó làm việc. Bởi lẽ, trọng tài ad - hoc không có quy tắc tố tụng
riêng.

b. Trọng tài thường trực


Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường
xuyên, có trụ sở, điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Trọng tài thường trực giống trọng tài ad
- hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài viên nhưng lại có hạn chế hơn là chỉ được lựa chọn trong
số các trọng tài viên của trung tâm trọng tài - mà số lượng các trọng tài viên trong danh sách
này thường rất hạn chế.
Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong số trọng tài viên của
trung tâm trọng tài hoặc có thể là ba trọng tài (mỗi bên chọn ra một trọng tài viên và hai
người này sẽ chọn một trọng tài thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài).
Trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng được quy định chặt chẽ, được công bố công khai.
Các bên đương sự buộc phải tuân theo các quy chế xét xử của từng trung tâm trọng tài, bất
luận là những quy định phức tạp và bất hợp lý như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này
rất hãn hữu. Bởi các trung tâm trọng tài muốn tồn tại, bên cạnh chất lượng trọng tài viên thì
quy chế tố tụng của từng trung tâm trọng tài phải rất linh hoạt, có khả năng đáp ứng đòi hỏi
các nhàkinh doanh trong giải quyết tranh chấp, có như vậy mới thu hút được được khách
hàng. Lợi thế lớn nhất của trọng tài thường trực là có sẵn các bộ quy tắc tố tụng trọng tài.
Các bên đương sự chỉ cần thoả thuận áp dụng các bộ quy tắc này là đủ, không cần mất công
tạo lập ra các bộ quy tắc mới. Điều này rất thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp. Nếu họ
không muốn có điều gì bất lợi cho mình thì họ chọn trọng tài thường trực với bộ quy tắc có
sẵn.
Các tổ chức trọng tài thường trực đều độc lập và không có quan hệ gì với nhau trong việc
giải quyết các tranh chấp kinh tế, không phụ thuộc vào nhau về đều bình đẳng trước sự lựa
chọn của các bên tranh chấp. Việc lựa chọn tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên hoàn
toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tranh chấp.
Trọng tài thường trực thường được thành lập tại các tổ chức, các hiệp hội, các phòng thương
mại và công nghiệp ở các nước. Ví dụ: trọng tài La - Hay thành lập năm 1907, toà trọng tài
quốc tế của phòng thương mại quốc tế Paris (ICC) thành lập năm 1919, Trung tâm quốc tế
giải quyết tranh chấp về đầu tư ICSID do Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thành lập
vào năm 1966, v.v

Câu 30: Trình bày về khái niệm, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp thông
qua Trung tâm Trọng tài phụ trợ ICSID

Cơ chế ICSID Phụ trợ: cơ chế Trọng tài ICSID giải quyết tranh chấp theo Cơ chế ICSID
Phụ trợ trong trường hợp chỉ có 1 bên tranh chấp là thuộc quốc gia thành viên công ước.

Tháng 9/1978, Hội đồng điều hành của ICSID đã thông qua Quy tắc về cơ chế phụ trợ. Cơ
chế phụ trợ quy định về việc giải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định, khi
ICSID không có thẩm quyền xét xử, do không đáp ứng một số đòi hỏi theo quy định của
Công ước ICSID. Điều kiện để tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID theo cơ
chế phụ trợ được quy định tại Điều 2 của Quy tắc về cơ chế phụ trợ.
Cơ chế phụ trợ cho phép quốc gia không phải là thành viên của Công ước này, được tham
gia vụ kiện giải quyết tranh chấp do ICSID điều hành. Theo quy định của cơ chế phụ trợ, chỉ
cần một bên đáp ứng điều kiện “ratione personae”, nghĩa là chỉ cần quốc gia tiếp nhận đầu
tư hoặc quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch tham gia Công ước ICSID. Nếu cả hai quốc
gia đều không phải là các bên tham gia Công ước ICSID thì cũng không áp dụng được cơ
chế phụ trợ. Nếu các bên đều tham gia Công ước ICSID thì phải sử dụng các thủ tục theo
quy định của Công ước ICSID và cũng không được sử dụng cơ chế phụ trợ.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm Trọng tài phụ trợ ICSID:
Câu 31: Trình bày những nội dung cơ bản cần tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư ra nước ngoài về vấn đề giải quyết tranh chấp với nước tiếp nhận đầu tư về Hợp
đồng đầu tư

1. Phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư


● thương lượng
○ là một cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều bên nhằm đạt được sự thoả thuận, giải
quyết các điểm bất đồng, nhằm đạt được lợi ích cho một cá nhân hoặc tập thể,
hoặc để đạt được kết quả thoả mãn các lợi ích khác nhau.
○ Phương thức giải quyết tranh chấp này thường được quy định trong các Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.
○ Mặc dù ít tranh chấp được giải quyết trong giai đoạn này, nhưng đây cũng là giai
đoạn giúp cho nước tiếp nhận đầu tư có thời gian để chuẩn bị cho các thủ tục tố
tụng trong giai đoạn sau.
● trung gian/hoà giải:
○ trung gian cũng mang tính chất hoàn toàn tự nguyện, việc áp dụng hình thức trung
gian linh hoạt hơn, các bên sẽ tự quyết định việc giải quyết và cách thức áp dụng
các điều khoản.
■ Người trung gian sẽ can thiệp như một bên thứ ba trung lập hỗ trợ các bên
tranh chấp, trong khi họ vẫn kiểm soát toàn bộ quá trình
○ Hoà giải là quá trình ADR, theo đó các bên tranh chấp sử dụng hoà giải viên,
người gặp gỡ riêng với từng bên để cố gắng giải quyết những xung đột.
■ họ làm việc này bằng cách xoa dịu căng thẳng, lắng nghe quan điểm mỗi
bên, làm sáng tỏ mọi vấn đề, trợ giúp kĩ thuật, tìm ra biện pháp tiềm năng
và đưa ra một thoả thuận thương lượng.
■ khác với trọng tài: hoà giải viên thường không có quyền thu thập chứng
cứ hoặc gọi nhân chứng, cung như thường không đưa ra quyết định hay
phán quyết.
■ khác trung gian:
● trung gian: người trung gian cố gắng hướng cuộc tranh luận theo
cách tối ưu hoá lợi ích của các bên, đưa ra quan điểm riêng cuẩ
mình để giải quyết tranh chấp một cách hợp lí.
● hoà giải: tìm kiếm sự nhượng bộ của các bên
● toà án quốc gia
○ Toà án nước tiếp nhận đầu tư/ Toà án nước xuất khẩu vốn
○ toà án nước thứ ba
○ khoản 4 Điều 14 Luật đầu tư 2014

● trọng tài
○ cũng thuộc các phương thức ADR
○ các bên tranh chấp đầu tư quốc tế đưa tranh chấp ra trước trọng tài để trọng tài
đưa ra phán quyết cuối cùng
○ để bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp, cấc bên cần có một thoả thuận trọng
tài. Trọng tài viên sẽ không giải quyết yêu cầu trọng tài khi không có thoả thuận
trọng tài.
■ trọng tài trong nước
■ trọng tài quốc tế
○ công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài
nước ngoài: (câu 32)
● bảo hộ ngoại giao
○ là việc home state sử dụng các biện pháp ngoại giao, các biện pháp giải quyết
tranh chấp giữa quốc gia - quốc gia để chống lại host state nhằm bảo vệ quyền
lợi cho nhà đầu tư của mình
○ là biện pháp cuối cùng được áp dụng nếu tất cả các biện pháp trên đều không
hiệu quả
○ các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư đều không cho phép sử dụng bảo hộ
ngoại giao trước khi sử dụng các phương thức khác
2. luật áp dụng
a. luật nội dung
● thoả thuận đầu tư
● hiệp định đầu tư song phương
● hiệp định thương mại song phương
● hiệp định đa phương
● pháp luật quốc gia
b. luật hình thức (luật tố tụng)
● thoả thuận quốc tế đa phương
● quy tắc quốc tế mang tính tuỳ nghi
● Luật tố tụng của toà án quốc gia
3. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại ICSID: câu 30

Câu 32: Trình bày những nội dung cơ bản của việc công nhận và cho thi hành phán
quyết của Trọng tài nước ngoài

● Một phán quyết trọng tài có thể được yêu cầu công nhận nhưng không được yêu cầu
cho thi hành
● Toà án cần công nhận phán quyết trọng tài trước khi họ cho thi hành phán quyết đó.
● công nhận hiệu lực pháp lý và hệ quả của phán quyết đó
● đảm bảo phán quyết trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành bằng các công cụ của
nhà nước
1. Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
1.1. Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy
định của pháp luật Việt Nam
● theo Công ước New York 1958 tại Việt Nam (đối với các nước thành viên công ước)
● theo quy tắc có đi có lại (đối với các nước chưa là thành viên công ước)
● chỉ áp dụng công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại
● Điều 424 BLTTDS 2015
● cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết
trọng tài nước ngoài
○ Bộ Tư pháp Việt Nam (đối với các nước thành viên công ước)
○ Toà án Việt Nam (nếu chưa phải thành viên công ước) (Điều
451 BLTTDS 2015)
■ điều ước quốc tế có quy định nơi tiếp nhận đơn?
■ điều ước quốc tế không quy định nơi tiếp nhận đơn thì
Toà án Việt Nam là nơi tiếp nhận đơn
1.2. Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy
định của công ước New York 1958
● công ước sẽ được áp dụng đối với một phán quyết trọng tài:
○ được ban hành tại một quốc gia thành viên
○ tại một quốc gia không phải thành viên công ước nhưng được yêu cầu công
nhận và cho thi hành tại lãnh thổ một quốc gia thành viên khác
○ không được coi là phán quyết trọng tài trong nước tại quốc gia nơi được yêu
cầu công nhận và cho thi hành
● “tính chất nước ngoài” tuỳ thuộc từng luật quốc gia
● quốc gia thành viên có quyền tuyên bố không áp dụng công ước (bảo lưu) nếu:
○ phán quyết của trọng tài được tuyên ngoài phạm vi lãnh thổ của các nước thành
viên công ước
○ phán quyết giải quyết một tranh chấp không được gọi là tranh chấp “thương
mại” ở quốc gia đượcyêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết (Việt Nam
bảo lưu trường hợp này)
● việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo nguyên tắc
chung:
○ phù hợp với pháp luật tố tụng của nước nơi phán quyết được công nhận và cho
thi hành
○ không phân biệt đối xử giữa việc công nhận và cho thi hành phán quyết có trọng
tài trong nước và phán quyết của trọng tài nước ngoài
2. từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
2.1. từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo
quy định của pháp luật Việt Nam
● Điều 459 BLTTDS 2015
2.2. từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo
quy định của Công ước New York 1958
● Điều 5.1(c) Công ước New York 1958
● việc công nhận và cho thi hành một phán quyết trọng tài có thể bị từ
chối nếu bên phản đối thi hành chứng minh rằng:
○ các bên, theo luật áp dụng, không có đủ năng lực, hoặc thoả
thuận không có giá trị theo luật quốc gia ra quy định
○ bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích
đáng/không thể trình bày

Câu 33: Trình bày nguyên tắc xác định luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế theo pháp luật các nước nói chung và pháp luật Việt Nam

1. luật điều chỉnh thoả thuận trọng tài:


● hiệu lực và nội dung của thoả thuận trọng tài được điều chỉnh bằng luật riêng,
được xác định bằng nguyên tắc chung của pháp luật
● nếu có thoả thuận trọng tài thì chọn luật theo thoả thuận
● nếu không có thoả thuận thì chọn luật quốc gia nơi có địa điểm trọng tài
● nếu không có thoả thuận, không rõ địa điểm trọng tài thì chọn luật riêng điều
chỉnh thoả thuận trọng tài, theo nguyên tắc chung của pháp luật, là luật của
nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng
● nếu không có thoả thuận, không rõ địa điểm trọng tài, không xác định được
nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng thì chọn pháp luật nước
trung lập, là nước không có mối liên hệ đặc biệt nào với bất kì bên nào
2. luật điều chỉnh tố tụng trọng tài lex arbitri
● Luật điều chỉnh tố tụng trọng tài thông thường là luật của nước nơi địa điểm
trọng tài được lựa chọn
● chủ yếu là luật tố tụng nhưng đôi lúc cũng có những yếu tố thuộc luật nội
dụng
● nước nơi địa điểm trọng tài được lựa chọn có lợi ích chính đáng trong việc
thực hiện biện pháp kiểm soát đối với quá trình tố tụng
● trọng tài là một quá trình thoả thuận, các bên có quyền tự do xác định việc giải
quyết tranh chấp của họ theo cách nào
3. luật điều chỉnh các nội dung thực chất của tranh chấp (luật nội dung)
a. nguyên tắc ý chí (auto autonomy)
● được ghi nhận trong pháp luật về trọng tài của tất cả các quốc gia trên
thế giới
● được thừa nhận trong các điều ước quốc tế cũng như các quy tắc tố
tụng của các trung tâm trọng tài quốc tế
● không có quy định nào trói buộc quyền lựa chọn luật áp dụng
● quyền năng này không phải là hoàn toàn tuyệt đối
● trật tự công sẽ hạn chế quyền tự do hợp đồng và tự do trọng tài
b. luật do hội đồng trọng tài lựa chọn:
● áp dụng luật nơi tiến hành trọng tài để giải quyết nội dung tranh chấp
● áp dụng quy tắc xung đột pháp luật của nước có quan hệ mật thiết với
vụ tranh chấp
● hội đồng trọng tài “trực tiếp” xác định luật mà hội đồng cho là “phù
hợp nhất”
● hội đồng trọng tài “trực tiếp” xác định luật bằng một số phương thức:
áp dụng quy tắc chung của pháp luật quốc tế, áp dụng lex mercatoria

You might also like