You are on page 1of 54

THẢO LUẬN 1

Câu 1: Phân biệt huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Giống nhau:
+ Đều được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015
+ Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng
+ Do một bên thực hiện
+ Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
+ Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu không thông báo
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Khác nhau:

ST
Tiêu chí Hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm dứt hợp đồng
T

Căn cứ
1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015
pháp lý

- Do chậm thực hiện nghĩa vụ - Khi một bên vi phạm nghiêm trọng
Các
- Do không có khả năng làm nghĩa vụ trong hợp đồng
2 trường
- Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị - Do hai bên thỏa thuận
hợp
mất - Do pháp luật quy định

Phải có sự vi phạm hợp đồng và đây Không bắt buộc phải có sự vi phạm
Điều kiện
3 cũng là điều kiện để hủy bỏ hợp hợp đồng bởi hai bên có thể thỏa
áp dụng
đồng thuận hoặc do pháp luật quy định

Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng
Thời điểm
4 bên kia nhận được thông báo về việc không có hiệu lực từ thời điểm giao
chấm dứt
chấm dứt kết

5 Hậu quả - Hợp đồng không có hiệu lực từ thời - Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm
điểm giao kết, các bên không phải bên kia nhận được thông báo chấm
thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận dứt
- Hoàn trả cho nhau những gì đã - Các bên không phải tiếp tục thực
nhận sau khi trừ đi chi phí hiện nghĩa vụ nữa

Câu 2: Phân biệt huỷ bỏ hợp đồng với việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Tiêu chí Hủy bỏ hợp đồng Hợp đồng vô hiệu

Theo các trường hợp pháp luật quy


định về giao dịch vô hiệu:
– Không có một trong các điều kiện
được quy định tại Điều 117 BLDS
2015;
– Do vi phạm điều cấm của luật, trái
đạo đức xã hội;
– Do giả tạo;
-Vi phạm điệu kiện hủy bỏ đã thỏa
– Do người chưa thành niên, người
thuận
mất năng lực hành vi dân sự, người
-Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nghiêm
hạn chế năng lực hành vi dân sự xác
Điều kiện trọng
lập, thực hiện;
-Vi phạm điều luật pháp luật quy
– Do nhầm lẫn;
định (Điều 423 Bộ luật Dân sự
– Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
2015)
– Do người xác lập không nhận thức
và làm chủ hành vi của mình;
– Do không tuân thủ quy định về
hình thức;
– Do có đối tượng không thể thực
hiện được.
(CSPL: Điều 122, Điều 407, Điều
408 BLDS 2015)

Tính chất Hợp đồng này có hiệu lực tại thời Chưa bao giờ phát sinh quyền và
điểm được ký kết, nhưng do hoàn nghĩa vụ của các bên.
cảnh dẫn đến việc chấm dứt hợp
đồng nên hiệu lực này sẽ không được
công nhận.

Các bên không có nghĩa vụ phải thực


hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận,
ngoại trừ thỏa thuận về xử phạt trong
trường hợp vi phạm, bồi thường thiệt
hại và thỏa thuận giải quyết tranh
chấp.
Các bên phải hoàn trả những gì đã – Các bên khôi phục lại tình trạng
nhận cho nhau sau khi trừ đi các chi ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì
Hậu quả phí hợp lý của việc thực hiện hợp đã nhận.
pháp lý đồng và các chi phí để duy trì và phát – Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi
triển hàng hoá. thường.
Phải bồi thường thiệt hại do vi phạm (CSPL: Điều 131 BLDS 2015)
nghĩa vụ của bên kia.
Bạn có quyền yêu cầu quyền lợi từ
việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp
đồng (CSPL: Điều 427 Bộ luật Dân
sự 2015; Điều 314 Bộ luật Thương
mại)

Thẩm quyền – Một trong các bên


– Tòa án hoặc Trọng tài
quyết định – Tòa án hoặc Trọng tài

Câu 3: Các nhận định sau đây là đúng hay SAI? Tại sao?
(1) Mọi hợp đồng đều là sự thoả thuận giữa các bên, nhưng không phải thoả thuận nào
giữa các bên cũng là hợp đồng.
Đúng. Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Tuy nhiên, muốn được công nhận là hợp đồng thì thỏa thuận phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản
sau:
- Thứ nhất: Phải có ít nhẩt hai bên chủ thể
Khác với giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên chủ thể như di
chúc, hứa thưởng; hợp đồng phải là sự thể hiện ý chí của ít nhất hai bên chủ thể. Cần lưu ý rằng
ở đây có sự tham gia của hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng chứ không phải là hai người vì
mỗi bên có thể bao gồm một hoặc nhiều người. Thông thường, một hợp đồng bao gồm hai bên
nhưng cũng có những hợp đồng có thể bao gồm ba, bốn bên... được gọi chung là hợp đồng đa
phương.
Ví dụ: A và B thỏa thuận với nhau là A sẽ cho B vay 100 triệu trong một năm, sau một năm B sẽ
trả lại tiền cho A bao gồm cả gốc và lãi. Trong trường hợp này thỏa thuận cho vay tiền giữa A và
B là hợp đồng, A là bên cho vay, B là bên vay.
- Thứ hai: Phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên
Không phải cứ có hai bên chủ thể bày tỏ ý chí thì có thể hình thành nên hợp đồng. Ví dụ: Bên
bán đưa ra giá bán mà bên mua trả giá thấp hơn nhưng không được bên bán chấp nhận thì không
thể hình thành nên hợp đồng. Hợp đồng chỉ có thể được hình thành nếu sự thỏa thuận của các
bên đạt được đến sự thống nhất tức là ý chí của hai bên đã đồng thuận và cùng chấp nhận một
hậu quả pháp lý sẽ hình thành khi hợp đồng được giao kết.
- Thứ ba: Sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.
Không phải mọi sự thỏa thuận và có sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên thì đều hình thành
nên hợp đồng. Ví dụ như thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận một cuộc hẹn... không phải là hợp đồng.
Chỉ những thỏa thuận có hậu quả pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng.
Chủ thể của hợp đồng là cá nhân chết thì hợp đồng chấm dứt.
(2) Đối tượng của hợp đồng không còn thì hợp đồng chấm dứt.
Đúng. Quy định về chấm dứt hợp đồng được ghi nhận tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015
như sau:
“Điều 422. Chấm dứt hợp đồng Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng đã được hoàn thành;
+ Theo thỏa thuận của các bên;
+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp
đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
+ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
+ Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
+ Trường hợp khác do luật quy định.”
(3) Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được coi là hợp lệ khi được gửi đến một bên xác
định.
Sai. Vì một lời đề nghị chỉ được xem là đề nghị giao kết hợp đồng nếu đáp ứng ba điều kiện là
thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị, chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp
đồng với bên được đề nghị là bên đã được xác định hoặc công chúng và có tính chất độc quyền
với bên được đề nghị.
Và theo khoản 1 điều 386 BLDS thì đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc
tới công chúng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 03, Điều 387, Điều 388, Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì
đề nghị giao kết hợp đồng còn phải đáp ứng các điều kiện sau để được coi là hợp lệ:
· Người đề nghị có tư cách giao kết hợp đồng;
· Đề nghị phải có các nội dung cụ thể và rõ ràng
· Đề nghị phải được gửi đến bên đã được xác định hoặc tới công chúng
· Người đề nghị thật sự có ý muốn tạo lập hợp đồng
· Người đề nghị phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý
(4) Hợp đồng xác lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên, và một
bên không được đơn phương tự ý thay đổi, từ chối hoặc thực hiện.
Đúng. Vì một bên không được đơn phương tự ý thay đổi, từ chối hoặc thực hiện hợp đồng mà
không có sự đồng ý của bên kia.
Và theo Điều 401 BLDS 2015 thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao
kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo
cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy
định của pháp luật.
(5) Hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ vô hiệu.
Sai. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 về Hợp đồng vô hiệu:
“Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 402 BLDS, hiệu lực của hợp đồng phụ luôn phụ
thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.
Do đó, theo quy định này thì khi hợp đồng chính vô hiệu, hợp đồng phụ chỉ còn hiệu lực khi các
bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.
(6) Thời điểm giao kết hợp đồng cũng đồng thời là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Sai. Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, khoản 1 Điều 401 Bộ luật
Dân sự nêu rõ:
“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”
Như vậy, thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là hai loại thời điểm khác
nhau. Nguyên tắc chung để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là: thời điểm do các bên
thỏa thuận (thỏa thuận này không trái các quy định của pháp luật);
Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm do pháp
luật quy định;
Nếu các bên không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định thì hợp đồng có hiệu lực
từ thời điểm giao kết hợp đồng, mà thời điểm giao kết hợp đồng thì cần phải căn cứ vào phương
thức giao kết, hình thức tồn tại của hợp đồng để xác định.
Thực tiễn đàm phán, ký kết hợp đồng, trong rất nhiều trường hợp các bên thỏa thuận thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng không phải là thời điểm các bên giao kết.
Ví dụ: Trong hợp đồng bảo hiểm, các bên thỏa thuận thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực
pháp luật là ngày bên mua bảo hiểm hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và nộp đủ phí bảo hiểm đầu
tiên. Hoặc trong nhiều trường hợp, hợp đồng đã được đại diện các bên ký kết, nhưng trong hợp
đồng có điều khoản quy định, hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ ngày được người có thẩm quyền của
Công ty phê chuẩn.
(7) Các bên có thể thoả thuận thời điểm có hiệu lực là bất kỳ thời điểm nào.
Sai. Vì pháp luật dân sự cho phép các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Tuy nhiên, sự thỏa thuận đó không được trái luật hoặc trái với bản chất của hợp đồng.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, thì hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng
ký vào sổ địa chính. Do vậy, trường hợp này các bên không thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng trước thời điểm đăng ký được.
Hoặc các bên cũng không thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trước thời điểm các
bên giao kết hợp đồng được, vì như vậy là trái với bản chất của hợp đồng.
(8) Chỉ có Toà án hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan mới có thẩm quyền huỷ bỏ một hợp
đồng đang có hiệu lực.
Sai. Theo điều 423, 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015, một bên hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp
đồng mà không phải bồi thường thiệt hại, vì vậy không chỉ có Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức hữu
quan mới có thẩm quyền hủy bỏ một hợp đồng đang có hiệu lực
(9) Các bên có quyền tự do lựa chọn bất kỳ hình thức nào để sửa đổi, bổ sung hợp đồng
đã được ký kết giữa các bên.
Sai. Theo quy định tại khoản 3 Điều 421 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng sửa đổi phải tuân
theo hình thức của hợp đồng ban đầu”. Ví dụ: Hình thức của hợp đồng đầu tiên là văn bản =>>
hình thức của lần sửa đổi là văn bản hoặc văn bản có công chứng, chứng thực.
Hình thức của hợp đồng đầu tiên là “miệng” =>> hình thức của lần sửa đổi là miệng, văn bản
hoặc văn bản có công chứng, chứng thực.
Theo BLDS 2015 quy định về quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung thay đổi các nội dung hợp đồng
đã ký, nhưng trường hợp nào được tự thay đổi hợp đồng, trường hợp nào các bên phải đồng
thuận trong thỏa thuận, và thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, bổ sung hợp đồng như thế nào là hợp
pháp
✔ Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là dạng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập việc
thay đổi nội dung của hợp đồng đã ký kết. Việc sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện nhiều lần, vào
nhiều thời điểm, có thể sửa đổi một hoặc nhiều nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng
phải tuân thủ quy định về hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận mới phát sinh hiệu lực áp
dụng cho các bên khi thực hiện hợp đồng.
✔ Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng có thể thể hiện bằng một hợp đồng cụ thể, bằng một
phụ lục hợp đồng hoặc một thỏa thuận dân sự độc lập giữa các bên ký kết hợp đồng.
(10) Các bên có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng theo ý chí tự
nguyện của các bên.
Sai. Nhận định trên là Sai vì theo quy định định tại Điều 421 Bộ luật Dân sự 2015 thì mặc dù sửa
đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng là một trong các quyền của các bên trong hợp đồng, nhưng
quyền này bị giới hạn bởi quy định của pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Tức là,
trong một số trường hợp, các bên không được sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng. Ví dụ,
theo quy định tại Điều 417 Bộ luật dân sự 2015: “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì
dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy
bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý”.
(11) Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng nếu bên
kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
Đúng. Vì Theo khoản 1 điều 428 BLDS 2015:
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại
khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định
- Và theo khoản 1 điều 423 BLDS 2015 với hủy bỏ hợp đồng, quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng có thể thực hiện được một trong các bên thực hiện khi: 1 bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ trong hợp đồng
Câu 4: Phân tích bản án sau
Vấn đề: Hợp đồng vô hiệu, thời hiệu khởi kiện
Bản án 29/2017/KDTM-ST ngày 12/09/2017 về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay,
hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng cầm cố (thuvienphapluat.vn)
(1) Đoạn nào của Bản án cho thấy Hợp đồng tín dụng là có hiệu lực?
Ngày 05/02/2013, ông Đoàn Văn S ký hợp đồng tín dụng số: 006/2013/HĐTD vay của Ngân
hàng A 2.000.000.000 đồng.

Đảm bảo cho hợp đồng tín dụng thì ông S cùng vợ là bà Mai Thị Tuyết Ng, ký kết hợp đồng thế
chấp số: 0065/HĐTC, cùng ngày 05/02/2013.

………….
Tại phần nội dung, mục [3] về thời hiệu – thẩm quyền: [3.1]. Đối với hợp đồng tín dụng: Quá
trình thực hiện hợp đồng đến ngày 30/11/2014 thì ông S – bà Ng ngưng trả lãi, ngày 14/05/2015
Ngân hàng A khởi kiện là còn trong thời hiệu.
(2) Đoạn nào của Bản án cho thấy yêu cầu về mặt hình thức của Hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất? Lý do hợp đồng này vô hiệu.
Khi sang nhượng có làm giấy tay, đất thì vợ chồng Ng – S đã giao cho ông bà canh tác, nhưng
chưa chuyển quyền sử dụng hợp pháp.

Nay bà không có yêu cầu, nhưng có ý kiến là vợ chồng Ng – S phải thực hiện chuyển nhượng 7
công đất trên cho chồng bà theo quy định.

…………
Lý do hợp đồng vô hiệu : Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T- bà Th với
ông S – bà Ng chỉ làm giấy tay, không qua thủ tục Công chứng hoặc chứng thực của Cơ quan có
thẩm quyền nên vi phạm về mặt hình thức. Phần đất chuyển nhượng được xác định đang thế
chấp cho Ngân hàng A, nhưng các bên sang nhượng nhau là vi phạm về nội dung. Do đó, hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên đã vi phạm cả về hình thức và nội dung
nên xác định hợp đồng vô hiệu, HĐXX nghĩ nên buộc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận.
(3) Đoạn nào của Bản án cho thấy các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, hợp đồng vay tài sản còn thời hiệu khởi kiện?
Tại mục 3, về thời hiệu – thẩm quyền:
[3.1] Đối với hợp đồng tín dụng: quá trình thực hiện hợp đồng đến ngày 30/11/2014 thì ông S -
bà Ng ngưng trảl ãi; ngày 04/5/2015 Ngân hàng A khởi kiện là còn trong thời hiệu.
[3.2] Đối với hợp đồng chuyển nhượng QSD đất:
Hai bên thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào ngày30/5/2013, nhưng
không hoàn thành thủ tục theo quy định. Ngày 06/4/2015 ông T khởi kiện là còn thời hiệu.
[3.3] Đối với hợp đồng vay tài sản:
Hai bên thỏa thuận vay từ tháng 01/2012 đến tháng 09/2012, quá trình thực hiện ông S - bà Ng
có trả lãi đến tháng 9/2014 và tạm giao đất cho ông Ch – bà M canh tác để làm tin mà không
thanh toán vốn + lãi. Ngày 10/6/2015 ông Ch – bà M khởi kiện là còn trong thời hiệu.
THẢO LUẬN 2
Câu 1: So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã bổ sung biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào?
Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Điều
292 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lưu quyền sở hữu,
tín chấp và cầm giữ tài sản. So với BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung thêm 2 biện pháp bảo đảm
mới: bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
Câu 2: Cho biết cách thức sử dụng tài sản để bảo đảm
- Giao tài sản cho người khác
Việc sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể được tiến hành bằng cách bên có tài
sản giao tài sản cho người khác. Đó là trường hợp của “cầm cố” theo đó bên cầm cổ “giao tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia”. Tương tự như vậy đối với đặt cọc theo đó “một bên
giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Cũng tương
tự đối với ký cược: “bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim
khi qui, đá quí hoặc vật có giá trị khác”. Ký quỹ cũng có việc giao tài sản nhưng giao cho một
ngân hàng.
Cách thức sử dụng tài sản như trên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có ưu điểm là bảo vệ tốt bên
có quyền; khi nghĩa vụ h khi không được thực hiện bên có quyền xử lý tài sản dễ dàng hơn để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ so với trường hợp bên có nghĩa vụ Điều 2 vẫn giữ tài sản. Ở đây, nếu
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc nghĩa Ngữ thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên có quyền
đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình để khấu trừ phần nghĩa vụ chưa
được thực hiện. Tuy nhiên, cách thức này cũng có những bất lợi: thứ nhất, làm phát sinh chi phí
quản lý; thứ hai, bên có tài sản không có khả năng khai thác tài sản; thứ ba, vì tài sàn nằm trong
tay người khác nên chủ sở hữu có thể gặp nguy cơ là tài sản của họ có thể bị người khác bán,
trao đổi, tặng cho... người khác.
Trong những trường hợp trên, tài sản được giao cho người khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
cho nên về nguyên tắc, nó vẫn thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ và bên nhận tài sản không có
quyền khai thác, sử dụng cũng như định đoạt.
- Không giao tài sản cho người khác
Trước những nhược điểm trên, pháp luật ghi nhận khá năng sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ mà không cần giao tài sản cho người khác. Đó là trường hợp của thể chấp tài sản theo
đó “thể chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
thế chấp)” (Điều 317 BLDS).
Đối với bên có quyền, cách thức này có những bất lợi tài sản vẫn thuộc sở hữu và nằm trong sự
quản lý của bên bảo đảm nên nó có thể bị chuyển giao cho chủ thể khác hay bị giảm sử giá trị.
Chính vì thế mà pháp luật quy định bên thế chấp có nghĩa vụ “không được bán, trao đổi, tặng
cho tài sản thế chấp” (khoản 8 Điều 320 BLDS) và “áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc
phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thể chấp nếu do việc khai thác đó mà tài
sản thế chấp có nguy cơ mất giả trị hoặc giảm sút giá trị” (khoản 3 Điều 320 BLDS).
- Trường hợp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản
BLDS năm 2015 có bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là bảo lưu quyền sở hữu
và cầm giữ tài sản. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 331 BLDS năm 2015, “trong hợp đồng mua bán,
quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực
hiện đầy đủ”. Ở đây, tài sản thuộc sở hữu của bên bán nhưng đã giao cho bên mua và việc bên
bán vẫn giữ quyền sở hữu là để gây áp lực cho bên mua, đòi tài sản từ bên mua nếu bên mua
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Bên cạnh đó, theo Điều 346 BLDS năm 2015, “cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm
giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Ở trường hợp này, tài
sản của bên có nghĩa vụ được bên có quyền chiếm giữ để gây áp lực cho bên có nghĩa vụ chừng
nào bên có nghĩa vụ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Câu 3: Cho biết những loại nghĩa vụ nào được bảo đảm
Theo khoản 2 Điều 319 BLDS năm 2005 “các bên được thoả thuận về các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kê cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ
trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện”. BLDS năm 2015 vẫn duy trì ba loại nghĩa vụ có thể
được bảo đảm trên nhưng với cách thể hiện khác nhau tại khoản 2 Điều 293 theo đó “nghĩa vụ
được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lại hoặc nghĩa vụ có điều kiện”.
- Nghĩa vụ hiện tại
Thông thường, biện pháp bảo đảm được xác lập nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ cùng
hình thành với việc xác lập biện pháp bảo đảm.
Ví dụ, A và B giao kết hợp đồng vay. Cũng tham gia giao kết hợp đồng có C là người bảo lãnh
cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho B nếu khi đến thời hạn mà B không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Ở đây nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ hoàn trả tiền vay;
nghĩa vụ này hình thành từ thời điểm vay (tức cùng thời điểm giao kết biện pháp bảo đảm), chỉ
có thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả là chưa đến hạn.
Trong thực tế, có trường hợp biện pháp bảo đảm được thiết lập sau khi nghĩa vụ được hình thành.
Chẳng hạn, A và B ký hợp đồng mua bán. Sau đó, vì một lý do nào đó, B yêu cầu A cung cấp bảo
lãnh. Trong trường hợp này, biện pháp bảo lãnh được xác lập sau khi hình thành nghĩa vụ trả tiền
mua (nghĩa vụ được bảo lãnh) và đó cũng là bảo đảm nghĩa vụ hiện tại.
- Nghĩa vụ trong tương lai
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ trong tương lai nhưng BLDS không cho biết nghĩa vụ
trong tương lai được hiểu như thế nào.
Ví dụ: ngày 2 tháng 1 năm 2017, A đồng ý cho B vay 100 triệu đồng để xây dựng nhà máy, đồng
thời họ thoả thuận nếu B cần bổ sung vốn để hoàn thiện nhà máy trong quý IV năm 2017, A sẽ
cho B vay tiếp. Để bảo đảm cho việc trả nợ khoản vay 100 triệu đồng nêu trên, B lập hợp đồng
thế chấp ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho A, đồng thời, các bên thoả thuận ngoài việc bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ hiện tại (là nghĩa vụ trả nợ khoản vay 100 triệu đồng), ngôi nhà này cũng
được dùng để bảo đảm việc trả nợ khoản vay tiếp theo của B trong quý IV năm 2017. Ngày 15
tháng 10 năm 2017, B tiếp tục vay A 150 triệu đồng. Trong trường hợp này nghĩa vụ trả nợ 150
triệu đồng của B phát sinh từ hợp đồng vay ngày 15 tháng 10 năm 2017; giao dịch vay được xác
lập sau giao dịch bảo đảm (đầu năm 2017). Như vậy, nghĩa vụ hoàn trả 150 triệu đồng là nghĩa
vụ trong tương lai và cũng được bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp nhà trị giá 300 triệu đồng của
B đã được xác lập trước đó.
So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã có quy định bổ sung vè nghĩa vụ hình thành trong
tương lai. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 294 BLDS năm 2015, trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận có t về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời
hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khách Về hệ quả của
việc nghĩa vụ hình thành trong tương lai, BLDS năm 2015 còn bổ sung quy định rất quan trọng
tại khoản 2 Điều 294 với nội dung “khi nghĩa vụ trong tương lại được hình thành các bên không
phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó” Ở đây, khi nghĩa vụ trong tương lai được
hình thành biện pháp bảo đảm trước đó không phải “xác lập lại. Điều đó cũng có nghĩa là các
bên không phải ký lại, không phải công chứng (chứng thực) lại và cũng không phải đăng ký lại
biện pháp bao đảm.
- Nghĩa vụ có điều kiện
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ “có điều kiện” BLDS năm 2015 không có định nghĩa
về loại nghĩa vụ này nhưng chúng ta có thể tìm được ví dụ về loại nghĩa vụ “có điều kiện” trong
chính BLDS
Ví dụ, A vay tiền của B với cam kết sẽ trả tiền trước ngày 1 tháng 4 với người bảo lãnh là C.
Trên cơ sở khoản 3 Điều 336 BLDS năm 2015 theo đó “các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện
pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”, B và C thỏa thuận dùng tài
sản của C để bảo đảm (thể chấp) nghĩa vụ bảo lãnh.

Ở tỉnh huống trên, nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bởi nghĩa vụ bảo lãnh của C và nghĩa vụ bảo
lãnh của C được bảo đảm bởi thế chấp tài sản của C. Nghĩa vụ bảo lãnh được bảo đảm bằng biện
pháp thể chấp và nghĩa vụ bảo lãnh này là nghĩa vụ có điều kiện vì C chi phải thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh “nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ” (khoản 1 Điều 335 BLDS năm 2015). Như vậy, nghĩa vụ bảo
lãnh là nghĩa vụ có điều kiện do còn phụ thuộc vào việc bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ và nghĩa vụ bảo lãnh này được bảo đảm bởi thế chấp tài sản của
C.
Câu 4: Nêu những điểm khác biệt giữa cầm cố và thế chấp tài sản
 Cầm cố tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản cụ thể như
sau:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
 Thế chấp tài sản:
Đối với quy định về thế chấp tài sản thì tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp
tài sản cụ thể như sau:
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài
sản thế chấp.
Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu
của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận thế chấp).
 Giống nhau:
- Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới
dạng văn bản.
- Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Chấm dứt trong 04 trường hợp gồm:
 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt;
 Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác;
 Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;
 Theo thoả thuận của các bên.
 Khác nhau:
Tiêu chí Cầm cố Thế chấp
Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự năm Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự năm
Căn cứ Pháp lý
2015 2015
Thế chấp tài sản là việc một bên
Cầm cố tài sản là việc một bên giao
dùng tài sản thuộc sở hữu của
tài sản thuộc quyền sở hữu của
Định nghĩa mình để bảo đảm thực hiện nghĩa
mình cho bên kia để bảo đảm thực
vụ và không giao tài sản cho bên
hiện nghĩa vụ.
kia.
Chuyển giao tài
Có Không
sản
Bên thế chấp, bên nhận thế chấp,
Chủ thể Bên cầm cố, bên nhận cầm cố
người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Động sản, các loại giấy tờ có giá Bất động sản, động sản, quyền tài
Tài sản
như trái phiều, cổ phiếu... sản.
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt
tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ
đến tài sản cầm cố được trả lại cho cho bên thế chấp sau khi chấm dứt
bên cầm cố. thế chấp đối với trường hợp các
Trả lại tài sản
Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản bên thỏa thuận bên nhận thế chấp
cầm cố cũng được trả lại cho bên giữ giấy tờ liên quan đến tài sản
cầm cố, trừ trường hợp có thoả thế chấp.
thuận khác
Cầm cố tài sản có hiệu lực đối
kháng với người thứ ba kể từ thời
điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài
Hiệu lực đối sản cầm cố. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực
kháng với Trường hợp bất động sản là đối đối kháng với người thứ ba kể từ
người thứ 3 tượng của cầm cố theo quy định thời điểm đăng ký.
của luật thì việc cầm cố bất động
sản có hiệu lực đối kháng với người
thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Câu 5: Nêu những điểm khác biệt giữa cầm cố và đặt cọc
Tiêu chí Cầm cố Đặt cọc
Là việc một bên (sau đây gọi là
bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau
Là việc một bên (sau đây gọi là bên
đây gọi là bên nhận đặt cọc) một
cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
Khái niệm hữu của mình cho bên kia (sau đây
quý hoặc vật có giá trị khác (sau
gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm
đây gọi chung là tài sản đặt cọc)
thực hiện nghĩa vụ.
trong một thời hạn để bảo đảm
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Điều 309 đến Điều 316 BLDS năm
Cơ sở pháp lý Điều 328 BLDS năm 2015
2015
Chủ thể tham Bên cầm cố và Bên nhận cầm cố Bên đặt cọc và Bên nhận đặt cọc.
gia
Là biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền,
Là biện pháp bảo đảm thực hiện nhằm bảo đảm cho giao kết hoặc
nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, thực hiện hợp đồng.
Bản chất trong đó bắt buộc có sự chuyển Đặc biệt, đặt cọc có thể được
giao tài sản (chuyển giao dưới dạng thực hiện trước khi hai bên xác
vật chất) lập hợp đồng có nghĩa vụ được
bảo đảm

- Quyền và nghĩa vụ của bên đặt


- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
cọc và nhận đặt cọc
- Xử lí tài sản cầm cố
Nội dung - Thời điểm có hiệu lực của đặt
- Thanh toán tiền bán tài sản cầm
cọc
cố…
- Xử lí tài sản đặt cọc
Phải lập thành văn bản. Có thể lập Phải được lập bằng văn bản và
Hình thức thành văn bản riêng hoặc ghi trong cần nói rõ số tiền, vật giao cho
hợp đồng chính. bên nhận đặt cọc
Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên
cầm cố giao cho bên nhận cầm cố Tiền, vật có giá trị hoặc các vật
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân thông thường khác mà bên đặt
sự của mình. cọc giao cho bên nhận đặt cọc.
Đối tượng
Gồm:  Động sản; các giấy tờ có Giá trị tài sản đặt cọc có thể
giá (trái phiếu, cổ phiếu,…) thấp hơn giá trị hợp đồng cần
Đặc biệt trường hợp này không bảo đảm
bao gồm bất động sản.
Các trường hợp 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng Không có quy định về trường hợp
chấm dứt cầm cố chấm dứt. chấm dứt đặt cọc. Tuy nhiên việc
2. Việc cầm cố tài sản được hủy đặt cọc sẽ dẫn đến một số vấn đề
bỏ hoặc được thay thế bằng biện sau:
pháp bảo đảm khác. 1. Nếu hợp đồng được thực
hiện, giao kết thì tài sản đặt cọc
được trả lại hoặc được trừ khi
thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
2. Nếu bên đặt cọc từ chối giao
kết, thực hiện hợp đồng thì tài
sản đặt cọc thuộc về bên nhận
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.
đặt cọc.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
3. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối
giao kết, thực hiện hợp đồng
thì phải trả lại tài sản đặt cọc và
khoản tiền tương đương với tài
sản đặt cọc (trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
A cầm cố chiếc xe máy cho hiệu
cầm đồ B để vay một khoản tiền X.
Ông A muốn một ngôi mua nhà 
Khi cầm cố hai bên thỏa thuận với
của ông B. Trước khi ký kết hợp
nhau về giá cả và về thời hạn nhận
đồng, ông A có đặt cọc cho ông B
lại tài sản là sau một tháng kể từ
số tiền là 300 triệu đồng để đảm
ngày cầm cố thì A sẽ thanh toán
bảo cho việc trong vòng 10 ngày,
tiền cho hiệu cầm đồ B để nhận lại
kể từ ngày đặt cọc, hai bên sẽ tiến
xe, nếu trong trường hợp A không
hành ký kết và công chứng hợp
Ví dụ có khả năng thanh toán để nhận lại
đồng mua bán. Việc đặt cọc này
xe khi thời hạn đã đến thì hiệu cầm
có ý nghĩa đảm bảo việc ông A sẽ
đồ B có quyền định đoạt chiếc xe
ký kết hợp đồng mua bán với ông
của A như bán, sử dụng… để đảm
B và ngược lại. Nếu ông A không
bảo về nghĩa vụ mà lẽ ra A phải
ký kết hợp đồng theo thỏa thuận
thực hiện theo đúng thỏa thuận của
của các bên, số tiền đặt cọc này sẽ
hai bên. Trong trường hợp này, A
thuộc về ông B.
đã chuyển giao quyền chiếm
giữ chiếc xe X cho B.
Câu 6: Nêu những điểm khác biệt giữa đặt cọc và ký cược
 Đặt cọc: (tại điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015)
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là
tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra việc đặt cọc này cũng giống như việc ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ của các bên ký quỹ.
Nhưng ký quỹ là được thực hiện với nhiều bên và dựa vào phía tổ chức tín dụng để đảm bảo chứ
không phải đặt cọc được ký và thoả thuận giữa hai bên.
Ví dụ bạn đi mua một chiếc xe ô tô và người bán báo hàng bạn muốn mua hiện chưa có sẵn. Nếu
bạn thật sự muốn đặt thì hãy để lại tiền cọc là 20.000.000 đồng. Việc đặt cọc được thực hiện trên
một hợp đồng đầy đủ. Đây là số tiền mà bạn phải đặt lại cho bên bán hàng để đảm bảo rằng khi
hàng nhập về thì bạn sẽ hoàn tất thủ tục nhận xe và trả tiền cho chiếc xe đó. Nếu như bạn không
mua chiếc xe đó nữa thì bạn sẽ mất tiền cọc đã đóng.
 Ký cược: (tại điều 329 Bộ Luật Dân sự)
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí
quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để
bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Ví dụ bạn đi thuê một chiếc xe ô tô tự lái và phải làm hợp đồng thuê xe với mức gia thuê xe 2
ngày là 2 triệu và bạn phải đặt lại một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác có giá trị là 20.000.000
đồng để thuê xe hoặc bị giữ lại tài sản như xe máy giá trị tương đương. Như vậy sau khi thuê xe
xong bạn trao trả xe và lấy lại tài sản của mình. Nếu trong trường hợp hai bên không trao trả tài
sản thì sẽ bị pháp luật xử lý.
 Phân biệt đặt cọc và ký cược

Tiêu chí Đặt cọc Ký cược

Căn cứ pháp luật Điều 328 BLDS 2015


Điều 329 BLDS 2015

- Bên đặt cọc - Bên thuê tài sản là động sản


Chủ thể
- Bên nhận đặt cọc - Bên cho thuê tài sản là động sản

Mục đích Bảo đảm giao kết hoặc thực hiện Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
hợp đồng.

- Hợp đồng được giao kết, thực hiện


thì tài sản đặt cọc được trả lại cho
bên đặt cọc hoặc được trừ để thực
hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Bên đặt cọc từ chối việc giao kết, - Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê
thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt được nhận lại tài sản ký cược sau khi
Hậu quả pháp lý cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. trả tiền thuê.
- Bên nhận đặt cọc từ chối việc giao - Tài sản thuê không còn để trả lại thì
kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.
cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và
một khoản tiền tương đương giá trị
tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.

Hoàn cành Bất kỳ loại giao dịch dân sự nào Thuê tài sản

Giá trị tài sản Nhỏ hơn giá trị hợp đồng cần bảo Ít nhất tương đương với giá trị tài sản
bảo đảm đảm thuê

Câu 7: Nêu những điểm khác nhau giữa ký cược và ký quỹ


Tiêu chí Ký cược Ký quỹ
Căn cứ pháp lý Điều 329 Bộ luật dân sự 2015 Điều 330 Bộ luật dân sự 2015
Ký cược là việc bên thuê tài sản là
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi
động sản giao cho bên cho thuê một
một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc giấy tờ có giá vào tài
Định nghĩa quý hoặc vật có giá trị khác (sau
khoản phong tỏa tại một tổ chức tín
đây gọi chung là tài sản ký cược)
dụng để bảo đảm việc thực hiện
trong một thời hạn để bảo đảm việc
nghĩa vụ.
trả lại tài sản thuê.
Chủ thể bên nhận ký cược và bên ký cược bên ký quỹ, bên có quyền, tổ chức
tín dụng nơi ký quỹ
Biện pháp này được áp dụng để
Với biện pháp ký quỹ 2 bên có thể
đảm bảo cho việc trả lại tài sản
mở một tài khoản tại ngân hàng
trong hợp đồng thuê tài sản. Tài sản
nhưng không được dùng tài khoản
thuê có tính chất của động sản, có
khi chưa chấm dứt hợp đồng. Mặc
sự chuyển giao từ bên cho thuê
dù vẫn là chủ của tài khoản đó
sang bên thuê. Ký cược cũng mang
nhưng bên có nghĩa vụ không được
đặc tính có khả năng thanh khoản
thực hiện bất kỳ một giao dịch rút
cao như: tiền, kim khí quý, đá quý,
tiền nào từ tài khoản đó bởi số tài
các tài sản có giá trị khác. Giá trị
khoản ký quỹ đó được xác định để
Nội dung của tài sản ký cược ít nhất phải
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ
tương đương với giá trị tài sản thuê,
trước bên có quyền.
vì nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê
Tài sản dùng để ký quỹ cũng tương
và khoản tiền thuê để bồi thường
tự như tài sản dùng để đặt cọc, ký
cho bên thuê nếu tài sản thuê không
cược đó là tiền, kim khí quý, đá quý,
được trả lại. Do vậy, những biện
giấy tờ có giá được bằng tiền. Khác
pháp này cũng chủ yếu được áp
với cầm cố tài sản đối với ký quỹ,
dụng đối với những hợp đồng thuê
quyền tài sản không thể được dùng
tài sản có giá trị nhỏ, hay việc sử
để ký quỹ.
dụng tài sản dễ bị hư hỏng.
bảo đảm việc được thanh toán bồi
bảo đảm nghĩa vụ giao trả động
thường thiệt hại khi bên bảo đảm
Mục đích sản, nghĩa vụ trả tiền thuê của bên
không thực hiện hoặc thực hiện
có nghĩa vụ.
không đúng nghĩa vụ của mình.
Hậu quả pháp Nếu đến hạn bên thuê trả lại tài sản Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà
lý thuê theo đúng thoả thuận thì tài bên có nghĩa vụ không thực hiện
sản kí cược được trả lại cho bên hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
thuê sau khi trừ tiền thuê; nếu đến thì ngân hàng nơi kí quỹ được dùng
hạn bên thuê không trả lại tải sản tài khoản đó để thanh toán cho bên
thuê thì tài sản ký cược thuộc sở có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt
hữu của bên cho thuê. Khi đó bên hại do bên kia không thực hiện
nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng
thuê phải có nghĩa vụ tiến hành các
nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng dùng
thủ tục pháp lý cần thiết để sang
tài khoản đó để bồi thường thiệt hại.
tên, chuyển quyền sở hữu tài sản ký
Ngân hàng có quyền thu một khoản
cược. Nếu tài sản thuê không còn
chi phí ngân hàng từ tài khoản đó
để trả lại thì tài sản ký cược thuộc
trước khi thực hiện thanh toán và bồi
về bên cho thuê.
thường. 

Câu 8: Nêu những điểm khác biệt giữa bảo lãnh và tín chấp
Tiêu chí Bảo lãnh Tín chấp
Căn cứ pháp
Điều 335 BLDS 2015 Điều 344 BLDS 2015

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp
phải được lập thành văn bản có xác
Hình thức Không bắt buộc hình thức cụ thể nào nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo
đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn
cảnh của bên vay vốn
Tín chấp chỉ có tổ chức chính trị- xã hội
theo quy định mới được bảo đảm tín
Bên bảo lãnh có thể là cá nhân, tổ chức,
Đối tượng chấp cho thành viên của tổ chức mình
bảo lãnh cho các nghĩa vụ dân sự khác
trong quan hệ vay vốn tại các quan hệ
tín dụng.
Bên bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá
Chủ thể Bên tín chấp là tổ chức chính trị xã hội
nhân
Tín chấp cho cá nhân là thành viên của
Bảo lãnh cho một hoặc nhiều nghĩa vụ
Nội dung tổ chức mình trong quan hệ vay vốn
dân sự
với tổ chức tín dụng
Trách Bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện Bên bảo đảm tín chấp thì các tổ chức
nhiệm nghĩa vụ mà bên đc bảo lãnh chưa hoàn chính trị xã hội k có nghĩa vụ thực hiện
thay cho bên đc bảo đảm tín chấp (tức
bên đi vay nợ). Nghĩa vụ của họ chỉ là
thành cho bên nhận bảo lãnh
giám sát và đôn đốc việc trả nợ của bên
đi vay

Câu 9: Nêu những đặc điểm của cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu
Tiêu chí Cầm giữ tài sản Bảo lưu quyền sở hữu
Căn cứ pháp
Điều 346 đến 350 BLDS 2015. Điều 331 đến 334 BLDS 2015.
luật
Bảo lưu quyền sở hữu là một biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
như sau: bảo lưu quyền sở hữu là
việc bên bán tài sản bảo lưu quyền
Cầm giữ tài sản là một trong số các sở hữu của mình đối với tài sản cho
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa đến khi nghĩa vụ thanh toán được
vụ, cụ thể cầm giữ tài sản là việc thực hiện đầy đủ thì mới chuyển
bên có quyền (bên cầm giữ) đang giao quyền sở hữu này cho bên mua
nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tài sản. Đây là trường hợp trong các
Định nghĩa
tượng của hợp đồng song vụ được hợp đồng mà bên mua có thể trả
chiếm giữ tài sản trong trường hợp chậm, trả dần cho đến khi thực hiện
bên có nghĩa vụ (bên bị cầm giữ) hết nghĩa vụ thanh toán tài sản. Để
không thực hiện hoặc thực hiện đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ
không đúng nghĩa vụ.  thanh toán khi mà tài sản đã được
giao cho bên mua thì bên bán có
quyền bảo lưu quyền sở hữu đối với
tài sản cho đến khi bên mua hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán.
Bên cầm cố tài sản; bên nhận cầm
Chủ thể Bên mua tài sản; bên mua tài sản
cố
Đối tượng Tài sản Quyền tài sản
Người có quyền cầm giữ tài sản để Về bản chất, trong giao dịch dân sự
mà bảo lưu quyền sở hữu bảo đảm
thì có sự chuyển giao tài sản từ
bảo đảm bên có nghĩa vụ thực hiện
người bán sang người mua nhưng
nghĩa vụ. 
quyền tài sản sẽ được bảo lưu cho
đến khi người mua hoàn thành nghĩa
vụ thanh toán.
Đặc điểm + Phát sinh tại thời điểm nghĩa vụ + Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
trong hợp đồng song vụ mà có sự vi tài sản phải được lập thành văn bản
phạm. Trong trường hợp này,bên riêng hoặc ghi trong hợp đồng mua
cầm giữ có quyền yêu cầu bên có bán. Bởi lẽ, điều này sẽ giúp chứng
nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ minh quyền sở hữu của bên bán
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trong thời gian bên mua chưa thực
song vụ. hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh
+ Phát sinh hiệu lực đối kháng từ toán.
thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ + Phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ
tài sản thời điểm đăng ký. Khi xác lập giao
+ Bản chất của cầm giữ đa số là dịch có biện pháp bảo lưu quyền sở
trong hàng hải. hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ các
bên trong giao dịch không chỉ xác
lập với hai bên chủ thể đã có trong
giao dịch dân sự đó, trong một số
trường hợp có thể phát sinh với bên
thứ ba chiếm giữ tài sản bảo đảm.
+ Bên mua đã nhận hàng hóa nhưng
quyền sở hữu tài sản vẫn là của bên
bán trong trường hợp bên mua
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
đầy đủ.
+ Hai bên tham gia vào quan hệ hợp
đồng mua bán có thể thỏa thuận để
bên mua đưa tài sản vào khai thác
công dụng và giữ quyền sở hữu cho
đến khi việc thanh toán được hoàn
tất.
Buộc bên có nghĩa vụ trong hợp
đồng song vụ trước đó thực hiện Để người mua thực hiện phần nghĩa
nghĩa vụ của mình đối với bên có vụ trả tiền còn lại của người mua
Mục đích quyền. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của cho người bán, nếu không thực hiện
bên đã thực hiện nghĩa vụ nhưng thì người bán có thể thu hồi tài sản
chưa được hưởng quyền trong hợp đang thuộc quyền sở hữu của mình.
đồng song vụ trước đó.

Câu 10: Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1) Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu
SAI. Nhận định trên là Sai vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 thì “Sự vô
hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp
đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Đồng thời, theo quy định tại Điều 29 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về Quan hệ giữa hợp đồng bảo
đảm với hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì không kéo
theo sự vô hiệu của giao dịch bảo đảm “trong trường hợp các bên đã thực hiện một phần hoặc
toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm”.
Không vô hiệu trong trường hợp biện pháp bảo đảm đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa
vụ nhằm mục đích hoàn trả tài sản, trừ TH có thỏa thuận khác, khoản 1 Điều 15 NĐ 163.
2) Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản.
SAI: Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
=> Tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật,
đối tượng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc uy
tín.
3) Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không
thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm.
ĐÚNG. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 thì “Tài sản bảo đảm phải
thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”.
Hơn nữa, quy định tại khoản 2 Điều 13 NĐ 163: việc bên bán được bảo lưu quyền sở hữu hưng
bên mua vẫn được dùng tài sản để cầm cố, thế chấp hoặc trong trường hợp bảo lãnh bên bảo lãnh
có thể dùng tài sản của chính mình làm tài sản bảo đảm cho bên được bảo lãnh.
(Điều 13. Trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm
1. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257
và 258 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều này.
2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê có thời hạn từ
một năm trở lên của doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh gồm máy móc, thiết bị hoặc
động sản khác không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng mua trả chậm, trả dần,
hợp đồng thuê được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê thì bên
bán có bảo lưu quyền sở hữu, bên cho thuê có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài
sản bảo đảm; nếu không đăng ký hoặc đăng ký sau thời hạn trên và sau thời điểm giao dịch bảo
đảm đã đăng ký thì bên nhận bảo đảm được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình và có thứ tự ưu
tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm.
3. Tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm bằng tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê sau thời điểm
đăng ký hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê không được coi là bên nhận bảo đảm
ngay tình.)
Theo Khoản 3 Điều 4 NĐ 163 nếu như tài sản đó thuộc quyền quản lý và sử dụng của cơ quan,
doanh nghiệp nhà nước.
(NGHỊ ĐỊNH 163/2006/NĐ-CP
Về giao dịch bảo đảm
Điều 4. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu
của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên
có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành
trong tương lai và được phép giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa
vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao
gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm
giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
3. Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với
người thứ ba thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo
đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.)
4) Nghĩa vụ được bảo đảm chỉ có thể là nghĩa vụ hiện tại.
SAI. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 293 Bộ luật Dân sự 2015 về Phạm vi nghĩa vụ được bảo
đảm thì: “ Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc
nghĩa vụ có điều kiện ”
5) Trường hợp không có thỏa thuận thì phạm vi bảo đảm không bao gồm tiền phạt và
bồi thường thiệt hại.
SAI. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì phạm vi bảo đảm được coi là toàn bộ, kể
cả nghĩa vụ trả tiền lãi, tiền bồi thường thiệt hại và tiền phạt vi phạm (Khoản 1 Điều 293 BLDS
2015).
6) Giá trị của tài sản đảm bảo luôn phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
SAI. Khoản 4 Điều 295 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn
hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
Tuy nhiên, trên thực tế đa phần giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo
đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán
các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản. Bởi vì nếu giá trị tài sản
bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm khi tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm
có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.
7) Một tài sản chỉ được dùng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ.
SAI. Theo khoản 1 quy định tại Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 thì một tài sản có thể được
dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch
bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
8) Tài sản bảo đảm chỉ được xử lý khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ.
SAI. Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 thì Các trường hợp xử lý tài sản bảo
đảm bao gồm:
“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ
theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”
9) Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc
thực hiện nghĩa vụ.
Đúng. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 59 Nghị định
21/2021/NĐ-CP thì “Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho
việc thực hiện nghĩa vụ”.
Tại Điều 55 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình
thành trong tương lai như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai
Việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thực hiện theo thỏa thuận của các
bên. Thỏa thuận này có thể có các nội dung sau đây:
1. Trường hợp tài sản bảo đảm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được cấp Giấy
chứng nhận trong trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên
nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng khác về xác lập quyền
đối với tài sản hình thành trong tương lai, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực
hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp
luật;
2. Trường hợp tài sản bảo đảm đã hình thành và bên bảo đảm đã xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản hiện có.
10) Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản
cầm cố.
SAI. Vì hiệu lực của cầm cố tài sản được quy định chi tiết tại Điều 310 Bộ luật Dân sự năm
2015. Cụ thể, hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ hai trường hợp:
Các bên có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm
bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Nếu tài sản cầm cố là bất động sản thì hiệu lực đối
kháng với người thứ ba trong trường hợp này kể từ thời điểm đăng ký.
Ví dụ về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản: "A và B ký hợp đồng cầm cố xe
quyền sử dụng đất tại địa chỉ C. Tại thời điểm A và B thực hiện đăng ký cầm cố tại cơ quan có
thẩm quyền, hiệu lực của hợp đồng cầm cố nêu trên đã phát sinh hiệu lực. Hiện, ông B đang cho
ông D ở trên mảnh đất này. Do đó, hiệu lực đối kháng giữa ông A và ông D cũng bắt đầu từ thời
điểm đăng ký cầm cố quyền sử dụng đất."
Câu 11: Phân tích bản án sau
Vấn đề: Phạt cọc (Án lệ số 25/2018)
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND057546
(1) Đoạn nào của Bản án cho thấy Hợp đồng tín dụng là có hiệu lực?
Ngày 12-5-2009, ông Phan Thanh L đặt cọc 2.000.000.000 đồng cho bà Trương Hồng Ngọc H để
mua căn nhà số 1222C (số mới là 25/2) đường 43, phường T, quận H, Thành phố Hồ Chí Minh
do bà H đứng tên mua đấu giá của Cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, theo
quyết định giao tài sản số 786/QĐ-THÁ ngày 02-3-2009. Tại Điều 5 của hợp đồng đặt cọc có
nêu, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công
chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H chịu phạt số tiền tương đương với tiền cọc là
2.000.000.000 đồng.
(2) Hợp đồng chính và biện pháp bảo đảm ở tình huống này là gì?
Hợp đồng chính ở tình huống này là hợp đồng đặt cọc.
Biện pháp đảm bảo ở tình huống này là căn cứ tại Điều 5 của hợp đồng đặt cọc, các bên thỏa
thuận kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu vi
phạm thời hạn nêu trên, bà H phải chịu phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2.000.000.000
đồng.
(Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn
nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc; Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.)
(3) Nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn bảo đảm nghĩa vụ?
Điều 5 của hợp đồng đặt cọc có nêu, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải
hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó
sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H chịu phạt số tiền
tương đương với tiền cọc là 2.000.000.000 đồng.
(4) Đoạn nào của án lệ thể hiện hợp đồng đặt cọc đã được xác lập giữa bà H và ông L.
“Bị đơn bà Trương Hồng Ngọc H trình bày:
Bà H thừa nhận có thỏa thuận đặt cọc để bán căn nhà nêu trên cho ông L như ông L đã trình
bày...”
(5) Yêu cầu của ông L là gì?
Buộc bà Trương Hồng Ngọc H trả cho ông Phan Thanh L 2.000.000.000 đồng tiền cọc và
2.000.000.000 đồng tiền phạt cọc. Tổng cộng 4.000.000.000 đồng.
(6) Đoạn nào của án lệ thể hiện bà H không có lỗi?
[4] Sau khi xét xử phúc thẩm, kèm theo đơn khiếu nại, bà H còn nộp cho Tòa án nhân dân tối cao
Công văn số 4362/THA ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ
Chí Minh. Nội dung của công văn giải thích lý do người mua trúng đấu giá là bà H vẫn chưa
hoàn tất thủ tục trước bạ sang tên là do có khiếu nại của ông Nguyễn Tấn L1 yêu cầu bà Trầm
Thị Kim P phải thanh toán 38 lượng vàng SJC còn nợ khi ông L1 mua căn nhà trên. Do đó, khi
xét xử lại Tòa án cần phải xác minh thu thập bản chính công văn 4362/THA ngày 05-6-2009 của
Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh và quy trình chuyển quyền sở hữu cho người
mua trúng đấu giá của cơ quan thi hành án dân sự. Nếu có căn cứ xác định cơ quan thi hành án
dân sự chậm trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà H thì lỗi dẫn tới việc bà H không thể
thực hiện đúng cam kết với ông L thuộc về khách quan, và bà H không phải chịu phạt tiền cọc.
Nếu có căn cứ xác định do bà H chậm trễ hoàn tất các thủ tục để được sang tên quyền sở hữu thì
lỗi hoàn toàn thuộc về bà H, và bà H mới phải chịu phạt tiền cọc.
(7) Căn cứ pháp lý áp dụng trong tình huống này?
Khoản 2 Điều 291 Bộ luật Tố tụng dân sự: Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của
Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa
Khoản 3 Điều 297 Bộ luật Tố tụng dân sự: Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để
xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại
căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 Bộ luật Tố tụng dân sự;
(8) Quan điểm cá nhân? Lấy ví dụ mở rộng?
Qua nội dung Án lệ số 25/2018/AL, có thể thấy án lệ chỉ đề cập đến hình thức hợp đồng “mua
bán” và tài sản mua bán là “nhà” và phải thực hiện các trình tự, thủ tục để được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Theo đó, giữa hợp đồng mua bán và
hợp đồng chuyển nhượng, thì quyền và nghĩa vụ của các bên đều tương tự như nhau, có sự
chuyển giao tài sản, quyền sở hữu và việc chuyển giao đó phải thông qua các trình tự thủ tục do
pháp luật quy định để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu tài
sản. Đặc biệt, án lệ còn cho thấy khi giao kết hợp đồng đặt cọc, thì bên nhận đặt cọc vẫn chưa là
chủ sở hữu tài sản mà hợp đồng đặt cọc hướng đến, tức là bên nhận đặt cọc vẫn chưa hoàn tất các
thủ tục theo quy định của pháp luật để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Như vậy,
nếu vận dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật trong trường hợp này, có thể mở rộng phạm
vi áp dụng (tình huống và giải pháp) của Án lệ số 25/2018/AL như sau:
– Tình huống án lệ mở rộng:
+ Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản phải đăng ký
quyền sở hữu tài sản có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất
các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, nếu vi phạm thì phải chịu phạt
cọc.
+ Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
tài sản do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Giải pháp pháp lý mở rộng: Trường hợp này, giải pháp pháp lý được đặt ra là phải xác định
việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc
không phải chịu phạt cọc.
……………………………………………………………………………………………………...
Vấn đề: Về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên
thế chấp nhận chuyển nhượng của người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán (Án lệ
số 43/2021/AL)
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND165081
(1) Bản án phúc thẩm số 171/2013/KDTM-PT ngày 10/10/2013 đã quyết định như thế
nào?
Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 171/2013/KDTM-PT ngày 10/10/2013 của Tòa
Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định sửa bản án sơ thẩm
như sau:
- Chấp nhận một phần đơn khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng A (Chi nhánh Ngân hàng A
quận B).
- Buộc bà Nguyễn Thị L - Chủ doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Nguyễn Tấn Đ phải trả
cho nguyên đơn tiền vốn 8.000.000.000 đồng, lãi trong hạn 921.750.000 đồng, lãi quá hạn
4.445.333.333 đồng tính đến ngày xét xử sơ thẩm 19/3/2013 tổng cộng là 13.367.083.333 đồng;
từ ngày 20/3/2013 cho đến ngày trả hết tiền vốn vay tính lãi theo mức lãi suất quá hạn từng thời
điểm theo hợp đồng đã ký kết.
- Vô hiệu hợp đồng thế chấp tài sản số 6360-LCP-2009-00949 giữa Ngân hàng A - Chi nhánh B
với bà Nguyễn Thị L - Chủ doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Nguyễn Tấn Đ đối với căn
nhà số 26Đ, phường Q, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh và căn nhà số 20/2T, phường Q, quận P,
Thành phố Hồ Chí Minh được ký kết và công chứng ngày 01/12/2009. Ngân hàng A (Chi nhánh
Ngân hàng A quận B) phải trả 02 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
số7332/2008/UB.GCN ngày 07/11/2008 và số 7331/2008/UB.GCN ngày 07/11/2008 do Ủy ban
nhân dân quận P cấp cho bà Nguyễn Thị L.
(2) Quyết định giám đốc thẩm số 01/2019/KDTM-GĐT ngày 10/2/2018 đã tuyên bố ra
sao?
1. Chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 24/2016/KN-KDTM ngày 15/8/2016 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hủy bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 171/2013/KDTM-PT ngày 10/10/2013 của
Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp
đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng A với bị đơn là bà Nguyễn Thị L; người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị Kim H và ông Dương Quốc K.
3. Giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 287/2013/KDTM-ST ngày 19/3/2013
của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Nêu căn cứ pháp lý và quan điểm cá nhân về hai bản án trên?
 Căn cứ theo:
- Điểm b khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự: Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy
định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm
Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc
giải quyết vụ án.
- Khoản 2 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự: Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy
hoặc bị sửa
 Quan điểm cá nhân về hai bản án trên:
4.1. Kiến nghị về áp dụng Án lệ số 43
Nếu trước Luật Nhà ở năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015, Án lệ số 43 có thể áp dụng trong
trường hợp quyền sở hữu nhà ở đã được bên mua đăng ký hợp pháp, đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, đồng thời bên bán (người chưa được thanh toán đủ số tiền) đồng ý cho
phép thế chấp tài sản. Trong trường hợp này, quyền sở hữu nhà ở đã được chuyển giao từ bên
mua sang cho bên bán kể từ thời điểm công chứng, chứng thực và ghi nhận bằng việc cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời việc thế chấp tài sản
đã thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối
với các tranh chấp phát sinh sau khi Luật Nhà ở năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu
lực thì việc áp dụng Án lệ số 43 cần được cân nhắc. Theo quan điểm của tác giả, án lệ chỉ nên
được áp dụng trong trường hợp tại hợp đồng chuyển nhượng giữa bên bán và bên mua có thỏa
thuận là mặc dù bên mua chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán nhưng bên bán đồng ý chuyển
quyền sở hữu cho bên mua. Hoặc ngoài hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận tại văn bản khác
nhưng phải chứng minh được sự đồng ý của bên bán về việc chuyển giao quyền sở hữu nhà ở
cho bên mua. Ngoài ra, bên bán phải biết và đồng ý cho bên mua thế chấp tài sản. Trên thực tế,
trường hợp này khá khó để có thể xảy ra do khi bán hoặc chuyển nhượng một tài sản, bên bán
hoặc bên chuyển nhượng đều mong muốn nhận đủ số tiền được thanh toán theo hợp đồng. Bên
bán hoặc bên chuyển nhượng có thể đối mặt với rủi ro mất tiền nếu bên mua hoặc bên nhận
chuyển nhượng đã nhận được quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng lại không thanh toán đủ theo
thỏa thuận tại hợp đồng.
Để tránh các tranh chấp có thể xảy ra, thiết nghĩ khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra, xác
minh rõ về nghĩa vụ thanh toán giữa các bên trong hợp đồng chuyển nhượng. Nếu bên mua hoặc
bên nhận chuyển nhượng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thì không có gì phải bàn cãi.
Bên bán hoặc bên chuyển nhượng hoàn toàn an tâm khi chuyển giao quyền sở hữu nhà ở, quyền
sử dụng đất ở. Tuy nhiên, nếu phát hiện việc thanh toán chưa được bên mua hoặc bên nhận
chuyển nhượng thực hiện đầy đủ thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của bên bán hoặc bên
chuyển nhượng về việc chấp thuận chuyển nhượng nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất và thời
điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất nên được xác định rõ ràng trong văn bản.
Việc chấp thuận của bên bán hoặc bên chuyển nhượng về việc chuyển quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở được thể hiện rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua hoặc bên nhận
chuyển nhượng được xác định là chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp; đồng thời phát sinh các
quyền và nghĩa vụ đối với tài sản.
4.2. Kiến nghị quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở
Luật cho phép các bên có thể thỏa thuận về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở nhưng cần quy
định chi tiết là thỏa thuận bằng văn bản. Khi có tranh chấp xảy ra về thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu nhà ở, bằng chứng là văn bản đã được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua sẽ là cơ
sở rõ ràng để cơ quan giải quyết tranh chấp biết được các bên đã thỏa thuận gì với nhau. Thỏa
thuận về việc chuyển giao quyền sở hữu nhà ở có thể được nêu tại hợp đồng hoặc biên bản
chuyển giao quyền sở hữu để xác định được thời điểm chính xác chuyển quyền sở hữu nhà ở.
Bên mua dựa trên bằng chứng là văn bản thỏa thuận giữa các bên để làm cơ sở xác định thời
điểm được chuyển giao quyền sở hữu nhà và được tiếp nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu gắn với nhà ở.
Theo quy định hiện hành, giả sử người mua đã thanh toán đủ tiền nhưng chưa nhận bàn giao nhà
ở thì căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014 vẫn không được xác định là chủ sở hữu.
Theo tác giả bài viết, người mua có thể được xác định là chủ sở hữu của nhà ở khi đã hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán hoặc đã nhận bàn giao nhà ở. Chỉ cần một điều kiện xảy ra là hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán hoặc bàn giao nhà thì cũng có thể xác định chuyển quyền sở hữu nhà ở. Việc
thay đổi quy định này cũng tương thích với khoản 3 Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014 áp dụng cho
trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua và nhà ở thương
mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, nếu bắt buộc cả hai điều kiện là
hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và được bàn giao thì có khả năng tình huống là bên mua đã hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán nhưng bên bán cố tình kéo dài và không bàn giao nhà ở sẽ gây ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua. Do đó, có thể chỉ dựa trên cơ sở là việc hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán hoặc nhận bàn giao thực tế để xác định thời điểm được chuyển giao
quyền sở hữu sẽ bảo vệ được quyền lợi của bên mua nhà. Trong trường hợp này, bên bán rõ ràng
không bị bất lợi. Trường hợp bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà thì bên bán hoàn toàn có thể
an tâm bàn giao nhà. Trường hợp bên mua yêu cầu bàn giao nhà rồi mới thanh toán thì bên bán
hoàn toàn có quyền cân nhắc để bàn giao hay không bàn giao. Nếu bên bán bàn giao nhà ở
nhưng lo sợ bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán thì trong biên bản bàn giao có
thể ghi rõ “chỉ bàn giao nhà ở nhưng không chuyển quyền sở hữu”; bên mua chỉ được chuyển
quyền sở hữu trong trường hợp đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán.
Ngoài ra, luật cần quy định chi tiết trường hợp bên mua đã được bàn giao nhà ở, đã thanh toán
cho bên bán nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì sẽ thực hiện quyền
của chủ sở hữu như thế nào. Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở thì việc thế chấp nhà ở chỉ
được thực hiện trong trường hợp có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai8. Mặc dù được xác định là chủ sở hữu nhà ở nhưng
chưa được cấp giấy chứng nhận thì bên mua vẫn không có quyền thế chấp tài sản. Do đó, cần cân
nhắc xem xét cho phép thế chấp tài sản trong trường hợp nhà ở chưa được cấp giấy chứng nhận
nhưng đã được chuyển giao quyền sở hữu. Tuy nhiên, quy định này cần được nghiên cứu kỹ vì
khi cho phép chủ sở hữu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, mặc dù đã được
chuyển quyền sở hữu nhà ở, thế chấp nhà ở thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều quy định về đăng ký
giao dịch bảo đảm.
BỔ SUNG NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;
(SAI trong trường hợp giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện)
2. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu
(SAI về nguyên tắc chung là đúng nhưng pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, 2 bên có
thể thỏa thuận nếu biện pháp bảo đảm vô hiệu thì nghĩa vụ trong hợp đồng chính cũng vô hiệu,
khoản 2 Điều 15 NĐ 165)
3. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không
thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;
(Đúng. Ví dụ quy định tại khoản 2 Điều 13 NĐ 163: việc bên bán được bảo lưu quyền sở hữu
hưng bên mua vẫn được dùng tài sản để cầm cố, thế chấp hoặc trong trường hợp bảo lãnh bên
bảo lãnh có thể dùng tài sản của chính mình làm tài sản bảo đảm cho bên được bảo lãnh)
4. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch
bao đảm
(SAI. Biện pháp kí cược có thể có hình thức lời nói)
5. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản
(SAI. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
6. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan
hệ nghĩa vụ được bảo đảm)
(SAI. Ví dụ như bán đấu giá ts)
7. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ
(SAI do thỏa thuận của các bên có thể xử lí tài sản trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ)
8. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết
(SAI: phụ thuộc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: cầm cố có hiệu lực kể
từ thời điểm chuyển giao ts)
9. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm
tài sản đó được hình thành
(SAI. Vì đối với biện pháp cầm có thời điểm có hiệu lực là khi chuyển giao vật và bản chất là
phải có sự nắm giữ của bên nhận cầm cố; do đó, TSHTTTL ko thể là đối tượng của biện pháp
cầm cố)
10. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa
thuận đồng ý của bên nhận thế chấp
(SAI không cần có sự đồng ý nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh
doanh…)
11. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản
gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp
(SAI. Về bản chất cẩm cố là chuyển giao bản thân của tài sản còn thế chấp là chuyển gioa các
giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lí của tài sản, Điều 716)
12. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở
hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm
(SAI. Đối với bảo lãnh thì nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên
bảo lãnh với phải thực hiện nghĩa vụ)
13. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo
đảm.
(SAI: được thay thế nếu có sự vi phạm)
14. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm
trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ
(SAI theo khoản 2 ĐIều 359 trong kí cược nếu bên thue vi phạm nghĩa vụ thì trước hết bên cho
thuê phải đòi lại ts thuê không được xử lí ngay tài sản)
15. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc
sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn
giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm
(SAI: đó là theo nguyên tắc chung nhưng pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên)
16. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố,
thế chấp
(SAI: TSHTTTL không phải đối tượng của cầm cố vì bản chất của cầm cố phải có sự chuyển
giao và nắm giữ tài sản)
17. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký
cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược
(SAI. Hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc theo thỏa thuận của các bên khác với cầm cố)
18. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà
họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có
quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp
(SAI: uy tín của cá nhân không thể dùng để áp dụng biện pháp tín chấp, căn cứ theo bản chất của
tín chấp)
19. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ
dân sự;
(SAI trong trường hợp 1 ts bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ)
20. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các
tổ chức;
(SAI. Có thể áp dụng đối với cá nhân)
21. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của
một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;
(ĐÚNG người đại diện của hộ gia đình nghèo phải là thành viên của tổ chức mới có thể được tổ
chức đó bằng uy tín của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ vay)
22. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và
là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội
(ĐÚNG pháp luật không có quy định rằng một cá nhận là thành viên của nhiều tổ chức chính trị
xã hội chỉ được xác lập 1 khoản vay, với mục đích nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống cho nhân dân,
nếu 1 cá nhân là người của nhiều tổ chức chính trị xã hội thì có thể dùng uy tín của nhiều tổ chức
mà mình là thành viên để thực hiện hợp đồng vay)
23. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải
thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản
(SAI vì theo tinh thần của Điều 372 về tín chấp thì biện pháp tín chấp thực chất là 1 biện pháp
dùng để hỗ trợ và nâng cao công tác xã hội nhằm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó
khăn)
24. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện
pháp ký cược nếu có thỏa thuận
(SAI đối tượng của kí cược chỉ có thể là động sản. Căn cứ theo mục đích của kí cược là bên thuê
phải trả lại tài sản thuê. Còn đối với bất động sản có liê quan đến các giấy tờ chứng minh tình
trạng pháp lí nên chủ sở hữu được bảo vệ tối ưu nên sẽ không áp dụng kí cược)
25. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ
khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác
(ĐÚNG về nguyên tắc chung nhằm bảo vệ lợi ích của bên cho thuê pháp luật quy định tài sản
dùng để kí cược phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thuê, tuy nhiên pháp luật tôn
trọng thỏa thuận của các bên)
26. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa
họ
(SAI nếu có thỏa thuận bảo lãnh theo từng phần độc lập)
27. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự
khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.
(ĐÚNG vì việc quy định của pháp luật đối với biện pháp đặt cọc nhằm nâng cao việc giao kết và
thực hiện hợp đồng
………………….
1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ
SAI (k2 Đ309): Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho bên cho nghĩa vụ biết
bằng văn bản, không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
chuyển giao với bên có quyền
ĐÚNG (K2 Đ315)
3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi
SAI (K3 Đ623): Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sd nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt
hại; trong TH bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết
4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực
hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện
ĐÚNG (vì chủ thể của quan hệ nghĩa vụ không thay đổi, người có nghĩa vụ khi không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền
ban đầu)
5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối
tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền
SAI (theo K2 Đ285, nếu trong quan hệ nghĩa vụ đó pháp luật có quy đinh về thời hạn thì các bên
có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn pháp luật quy định, hoặc nếu pháp luật không
quy định thì có thể trả bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.)
6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp
luật qui định khác
SAI (K1 Đ284, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể do các bên thỏa thuận).
7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu
SAI (vì: ví dụ như hành vi pháp lý đơn phương, một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, nếu
có các điều kiện nhất định thì khi chủ thể bên kia thực hiện các điều kiện đó thì chủ thể có hành
vi pháp lý đơn phương phải thực hiện nghĩa vụ mà không cần chủ thể bên kia yêu cầu).
8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì
những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm
phát sinh nghĩa vụ
ĐÚNG
9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm
dứt
SAI (vì: theo Đ384, Đ385) Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải
do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt tồn
tại thì nghĩa vụ mới chấm dứt.
Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nvụ được thực hiện chỉ dành cho cá
nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác chấm
dứt thì nvụ cũng chấm dứt
10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã
thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết
SAI (vì: theo Đ375, còn được hiểu là bên có nghĩa vụ thực hiện được một phần nghĩa vụ nhưng
phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp).
11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối
tượng của nghĩa vụ dân sự
SAI (phải thỏa mãn khoản 3 Điều 28: những ts có thể giao dịch được, những công việc có thể
thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội)
12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ
cho nhau
SAI (theo Điều 380, phải cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại)
13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn
SAI (theo Điều 305, chỉ khi các bên không có thỏa thuận gì khác hoặc pháp luật không có quy
định khác).
14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam
ĐÚNG (vì: Trong pháp luật dân sự thì ngoại tệ không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao
giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ
phải được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ những
chủ thể nhất định (ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức có chức năng hoạt động
ngoại thương, …) mới được phép xác lập giao dịch đối với nó.)
15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự
SAI
16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ
phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền
ĐÚNG (theo Điều 297)
17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp
phần hoàn thiện nội dung
ĐÚNG
18. Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa
vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ
bị xác định là vi phạm nghĩa vụ
SAI (ko đc coi là vi phạm nghĩa vụ mà nó sẽ không phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên).
19. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu
SAI (theo Điều 15 quy định Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo
đảm của NĐ 163: 1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện
hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng
có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.)
20. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;
S (theo Khoản 1 Điều 15 NĐ 163 trên)
21. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;
S (vì K2 Điều 15: Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được
bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)
22. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;
S (vì trong hợp bảo lãnh, đối tượng ở đây là công việc được thực hiện.)
25. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;
S (vì theo K1 Điều 12 NĐ 163, ngoài TH thế chấp còn các TH khác PL quy định; theo K2 thì
Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được đăng
ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu).
26. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ
nghĩa vụ được bảo đảm);
S (vì theo NĐ 163, K4 Điều 58 quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm (trong TH cầm cố, thế
chấp) thì: Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo
đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch
bảo đảm có thoả thuận khác.)
28. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;
S (vì theo K1 Điều 56 NĐ 163 có quy định các TH xử lý tài sản bảo đảm khác ngoài TH bên có
nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: do các bên có thỏa thuận.)
29. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;
S (theo Điều 10 NĐ 163 còn quy định các TH khác, ví dụ: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời
điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố)
31. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận
đồng ý của bên nhận thế chấp;
S (ví dụ trường hợp tại K3 Điều 349)
32. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn
liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;
S (chỉ khi nào thỏa thuận theo K2 Điều 716)
33.. Nghĩa vụ dân sự là QHPL dân sự?
-> Đúng: NVDS gồm 3 yếu tố: Chủ thể, khách thể, Nội dung QH
34. Quyền của chủ thể mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ là quyền đối vật
–> Sai. Là quyền đối nhân. Quyền của chủ tehẻ mang quyền được thỏa mãn = việc thực hiện
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
35. Quen hệ nghĩa vụ nhiều người là QH nghĩa vụ phát sinh khi có nhiều người cùng thỏa
thuận xác lập quan hệ
–> Sai. vì… có thể phát sinh khi có thỏa thuận hoặc do Pháp luật quy định
36. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của các bên
–> Sai. VD: Nhiều người gây thiệt hại cho 1 người
37. Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là loại nghĩa vụ nhiều người mà trong đó,
mỗi người có 1 nghĩa vụ phải thực hiện 1 phần nghĩa vụ đối với người có quyền
–> Sai: định nghĩa: là loại nghĩa vụ , theo đó, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản có thể chia được
hoặc côn việc có thể được thực hiện theo nhiều công đoạn khác nhau.có thể là nv ít người theo
phần. Dựa trên đối tượng của nghĩa vụ, không dựa vào chủ thể
38. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ đều là các hợp đồng
–> Đúng vì đều được dựa trên sự thỏa thuận
39. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ có thể làm thay đổi nội dung quan
hệ nghĩa vụ
–> Sai vì chỉ làm thay đổi chu thể của QH nghĩa vụ, không làm thay đổi nội dung quan hệ nghĩa
vụ
40. khi bên có nghĩa vụ à cá nhân chết thì nghĩa vụ chấm dứt nếu người chết không có di
sản thừa kế
–> Sai, vì khi nv không chuyển iao cho người thừa kế được
41. Khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ chưa thực hiện xong nghĩa
vụ thì phải bồi thường thiệt haịi cho bên có quyền
–> Sai vì nếu hành vi vi phạm thời hạn không gây ra thiệt hại thì không fải bồi thường. Ở đây chỉ
phát sinh nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
42. Tài sản hình thành trong tương lai có thể là đối tượng cầm cố nếu các bên có thỏa thuận
–> Sai. TS hình thành trong tương lai: Nhà đang xây, TS đã có trên thực tế nhưng chưa thuộc
quyền SH của chủ SH
Cầm cố chỉ phát sinh hiệu lực khi chuyển giao TS cầm cố cho bên nhận cầm cố. TS hình thành
trong tương lai chưa thuộc quyền SH của bên cầm cố –> Nếu bo chưa” Các bên thỏa thuận” –>
Đúng
43. TS đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
–> Có 2 TH TS đảm bảo thuộc SH của người đảm bảo:
TH 1: A bán cho B theo phương thức trả chậm, trả dần
B chưa trả hết tiền thanh toán nhưng vẫn được mang TS đi bảo đảm
TH 2: A cho B thuê thời hạn 1 năm
B điược manng TS thuê đi bảo đảm
Nghị định 163
44. . Hợp đồng bảo lãnh chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý nếu việc ký kết HĐ có sự đồng ý của
ngươi được bảo lãnh
–> Sai: Vì việc ký kết HĐ bảo lãnh không mang lại bất kkỳ lợi ích nào cho bên được bảo lãnh
45. Khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên bao lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh
–> Sao Vì nếu các bên có thỏa thuận, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo
lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì khi bên bảo lãnh có khả năng mà không thực hiện
nghĩa vụ thì bên bảo ãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bao lãnh
46. Khi các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý TS bảo đảm thì TS phải được
bán đấu giá theo quy định của pháp luật
–> Sai. Điều 541 Nghị định 163
47. Khi quan hệ nghĩa vụ chính vô hiệ thì biện pháp bảo đảm cũng vô hiệu theo
-> sai. Điều 15 nghị định 163
(nếu QH NV đã được thực hiện sau đó bị tuyên bố vô hiệu thì biện pháp bảo đảm không vô hiệu)
48. TS đang có tranh chấp về quyền sở hữu cũng có thể mua bán nếu các bên có thỏa thuận
–> Sai. Vì HĐ mua bán TS, HĐ chuyển giao TS , TS đang có tranh chấp không xác định được ai
là chủ SH –> kHông mua bán được
49. HĐ mua bán TS có đăng ký quyền SH phải được công chứng, chứng thực theo luật
định
–> Sai Vì trong HĐ mua bán nhà ở mà bên bán là tổ chức có chức nănng kinh doanh nhà ở thì
không cần công chứng, chứng thực
49. Trong hợp đồng mua bán TS, nếu đối tượng của HĐ là TS phải đăng ký quyền SH thì
quyến SH được chuyển giao cho bên mua từ thời điểm hoàn thành thủ tục đănng ký, sang
tên.
–> Sai. Luật nhà ở, luật dân sự.. kể từ thời điể chuyển giao nhà/công chứng chứng thực HĐ
50. Khi kết thúc thời hạn vay, bên vay phải trả lại TS gốc và trả lãi cho bên vay
–> Sai vì có HĐ vay không lãi
51. HĐ vay TS là HĐ có đền bù
–> Sai vì HĐ vay không lãi thì không có đền bù
52. Khi vay tiền ngân hàng, bên vay phải thế chấp TS để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
–> Sai vì các bên có thể thỏa thuận không áp dụng biện pháp bảo đảm
53. HĐ thuê động sản phát sinh hiệu lực khi bên thuê chuyển giao TS kí cược cho bên cho
thuê
–> Sai: Vì HĐ thuê có tể phát sinh theo thỏa thuận . Nếu thuê không phả ký cược–> không có
chuyển giao TS kí cược
54. Trong thời han của HĐ thuê hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản thuê sẽ thuộc SH của
bên cho thuê
–> Sai vì nếu các bên có thỏa thuận Thuộc SH của bên thuê thì không thể thuộc SH của bên cho
thuê
55. TS thuê phải thuộc sở hữu của bên cho thuê
–> Sai vì HĐ cho thuê lại thì TS không thuộc SH của bên cho thuê
56. Khi HĐ bị đơn phương chấm dứt, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và
khôi phục lại tình trạng như ban đầu
–> Sai: Vì HĐ đơn phương chỉ ko có hiệu lực từ khi bị tuyên bố đơn phương. Phần đã thực hiện
vẫn có hiệu lực –> ko phải khôi phục
57. Các bên chỉ được đơn phương chấm dứt HĐ nếu có sự vi phạm của bên kia
–> Sai vì HĐ dịch vụ, các bên có thể đơn phương chấm dứt nếu không có lợi cho các bên
(Nguồn: tổng hợp; tài liệu chỉ có tính chất tham khảo)
TỔNG HỢP 
1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ và quan hệ nghĩa vụ? 
 Khái niệm, đặc điểm:  
Theo Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 
Mục 1. CĂN CỨ PHÁT SINH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ 
Điều 274. Nghĩa vụ  
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không
được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi
chung là bên có quyền). 
 Đối tượng: 
Điều 276. Đối tượng của nghĩa vụ 
1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. 
2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định. 
2. Các căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ, lấy ví dụ. 
 Căn cứ phát sinh: 
Theo Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 
Mục 1. CĂN CỨ PHÁT SINH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ 
Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ 
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây: 
1. Hợp đồng. 
Ví dụ: Hai bên giao kết  hợp đồng mua bán tài sản thì tại thời điểm hợp đồng đó được coi là có
hiệu lực pháp luật sẽ hình thành giữa hai bên các nghĩa vụ giao vật, trả tiền … Tuy nhiên, hợp
đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ nếu đó là hợp đồng có hiệu lực. 
2. Hành vi pháp lý đơn phương. 
Ví dụ: Mẹ tuyên bố hứa thưởng cho con 1 chiếc xe máy nếu con thi đỗ đại học. Thời điểm phát
sinh nghĩa vụ dân sự của hành vi pháp lý đơn phương là khi con đỗ đại học. 
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền. 
Ví dụ: Nhà anh A có kinh doanh bán chó cảnh. Anh A và gia đình có đi nghỉ dưỡng vài ngày. Do
sơ xuất không xích kỹ nên đã bị xổng 1 con chó chạy sang nhà anh B. Thấy chú chó là của nhà
anh A nên anh B đã chăm sóc và nuôi nó đến thời gian anh A và gia đình đi về. Khi này quan hệ 
nghĩa vụ dân sự phát sinh. 
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 
Ví dụ: A cho B là bạn thân mượn của mình chiếc xe máy để sử dụng. B tự ý bán lại cho C với giá
5 triệu kèm theo không có giấy tờ. Trường hợp này sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả của C do đã
chiếm hữu tài sản của A bất hợp pháp. 
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. 
VD: anh A lái xe máy đâm vào anh B. Anh A gây thiệt hại cho anh B một cách trái pháp luật và
phải thực hiện việc bồi thường, bù đắp về tinh thần, sức khỏe của anh B.  
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định. 
Ví dụ: A biệt tích khỏi nơi cư trú. B là con trai có nghĩa vụ quản lý tài sản khi A vắng mặt tại nơi
cư trú. 
 Chấm dứt nghĩa vụ: 
Mục 6. CHẤM DỨT NGHĨA VỤ 
Điều 372. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ 
Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây: 
1. Nghĩa vụ được hoàn thành; 
Ví dụ: A vay tiền của B, hai bên thỏa thuận ngày 20/8/2020 A phải trả tiền cho B. Đến đúng ngày
20/8/2020, A đã trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho B. Trong trường hợp này A được coi là đã hoàn
thành nghĩa vụ. 
2. Theo thỏa thuận của các bên; 
Ví dụ: X thuê nhà của Y để kinh doanh, nhưng do dịch covid nên X không mở cửa kinh doanh
được. X đã thỏa thuận với Y rằng trong những tháng không thể mở cửa kinh doanh thì X sẽ
không phải trả tiền thuê cho Y và Y đồng ý. Như vậy, nghĩa vụ trả tiền thuê của X đã chấm dứt
do hai bên thỏa thuận. 
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ; 
Ví dụ: người bị thiệt hại về sức khỏe không còn khả năng lao động miễn việc bồi thường cho
người gây thiệt hại nhưng phần bồi thường dùng để nuôi dưỡng con chưa thành niên của người
bị thiệt hại. Trong trường hợp này, khoản bồi thường đó sẽ không được miễn vì ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên đó. 
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác; 
Ví dụ: Các bên thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán và nghĩa vụ đó
được thay thế bằng nghĩa vụ cho vay của người vay trong hợp đồng cho vay . 
5. Nghĩa vụ được bù trừ; 
Ví dụ: A vay tiền của B nhưng chưa đến thời hạn trả. B lại thuê chiếc xe máy của A để chạy xe
ôm. Trong trường hợp này, tiền thuê xe mà B phải trả cho A có thể được trừ vào khoản vay mà A
đã vay B. 
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một; 
Ví dụ : Khi một người đang có nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền nhưng họ lại trở thành người được
đòi nợ khoản tiền đó. Đối với trường hợp này, người chủ nợ chết và người có nghĩa vụ phải trả
nợ lại là người thừa kế duy nhất của người chết. 
7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết; 
Ví dụ: Khi mua một sản phẩm điện máy luôn đi kèm với thời gian bảo hành từ nhà sản xuất hay
từ người bán sản phầm, và khi kết thúc thời gian nói trên thì bên bán (nhà sản xuất) được miễn
trừ nghĩa vụ bảo hành đối với sản phẩm mà mình bán ra. 
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ
phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; 
Ví dụ: theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ
có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình. Nhưng sau đó, người con chết thì nghĩa vụ chấp dưỡng cha mẹ
chấm dứt. 
9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là
pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp
nhân khác; 
Ví dụ: Khi ly hôn, người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên là người mất năng lực
hành vi dân sự mỗi tháng 2 triệu. Sau một thời gian, người con chết. Trong trường hợp này, nghĩa
vụ cấp dưỡng của người cha sẽ chấm dứt. 
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ
khác; 
Ví dụ như: A là họa sĩ, A bán cho B một bức tranh, hai bên thỏa thuận một tuần sau B đến nhà
của A để lấy tranh và thanh toán tiền. Nhưng trong thời gian một tuần đó thì bức tranh bị trộm.
Bức tranh trong trường hợp này là vật đặc định, không thể thay thế được. Do đó, A và B có thể
thỏa thuận A vẽ một bức tranh cho B, B sẽ trả tiền cho A. 
11. Trường hợp khác do luật quy định. 
Là những trường hợp pháp luật dự liệu mà khi các trường hợp này xảy ra thì nghĩa vụ không thể
được thực hiện mà phải chấm dứt theo quy định của pháp luật như phá sản hoặc theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ... 
3. Phân biệt hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Lấy ví dụ. 
Theo Luật dân sự 2015 
Điều 116. Giao dịch dân sự 
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 
Hành vi pháp lý đơn phương có thể hiểu đó là thể hiện quyết định từ một phía mà không nhất
thiết phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí với bên còn lại. Bên còn lại có thể chấp nhận hoặc
không chấp nhận những quyền lợi mà bên kia dành cho mình. Đây cũng là cơ sở làm phát sinh
quyền dân sự của các bên. 
Mục 7. HỢP ĐỒNG 
Tiểu mục 1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 
Điều 385. Khái niệm hợp đồng 
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự. 
Về chủ thể, đối với hợp đồng là hai bên tham gia giao kết hợp đồng, còn đối với hành vi pháp lý
đơn phương thì chỉ có một bên chủ thể đưa ra quyết định. 
Về mặt ý chí, hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết. Hành vi pháp lý đơn
phương thì chỉ thể hiện ý chí của một bên. Thực ra bên còn lại vẫn có khả năng thể hiện ý chí
bằng cách chấp nhận hoặc từ chối hành vi pháp lý đơn phương đó. Tuy nhiên ý chí này bị giới
hạn bởi việc “chấp nhận” hoặc “từ chối”. 
Về quyền và nghĩa vụ bắt buộc của các bên, trong hợp đồng thì hai bên bắt buộc phải thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng như đã thoả thuận. Còn đối với hành vi pháp lý đơn phương thì
bên còn lại có quyền chấp nhận hoặc từ chối. 
4. Các loại hợp đồng 
+ Hợp đồng song vụ và đơn vụ: 
+ Hd song vụ: 
Ví dụ: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất thì bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê đúng kì hạn và
bên cho thuê có nghĩa vụ giao đất để bên thuê sử dụng trong khoảng thời gian thuê đó. 
+ Hd đơn vụ: 
Ví dụ: bạn A tặng quà sinh nhật cho bạn B 
 Hợp đồng chính và phụ 
Ví dụ A mua của B 100 chiếc máy tính và thuê B bảo dưỡng cho số máy tính đó trong thời gian
sử dụng; hợp đồng chính giữa A với B là mua bán, hợp đồng phụ là việc bảo dưỡng máy tính;
hiệu lực của hợp đồng chính không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. 
 Hợp đồng có điều kiện và ko có điều kiện 
Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng thuê nhà với thời hạn 3 năm với giá là 3 triệu đồng/tháng. Tuy
nhiên, A thoả thuận với B là A sẽ tăng giá nhà 3,5 triệu đồng/tháng sau khi sửa nhà xong và
B đồng ý. Như vậy, “nhà sửa xong” sẽ tăng giá là điều kiện làm thay đổi nội dung hợp đồng. 
 Hợp đồng dân sự và thương mại 
 Hd dân sự: 
Ví dụ: Bạn M ra cửa hàng tạp hóa mua một gói bánh 
 Hd thương mại: 
Ví dụ: Hợp đồng giao kết giữa đại lý mua bán hàng hóa với nhà phân phối hàng hóa 
 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 
Ví dụ: anh A ký hợp đồng với anh B may váy cho chị C, ở đây anh A là người có quyền yêu cầu
anh B (người có nghĩa vụ trong hợp đồng ) thực hiện việc may váy cho chị C, chị C là người thứ
ba được hưởng lợi từ hợp đồng này. 
5. Bản chất của hợp đồng là gì? Phân tích các dấu hiệu thể hiện bản chất của hợp
đồng. 
 Bản chất của Hd: 
Theo Luật Dân sự 2015 
Mục 7. HỢP ĐỒNG 
Tiểu mục 1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 
Điều 385. Khái niệm hợp đồng 
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự. 
Như vậy có thể hiểu, bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự, việc giao kết hợp đồng sẽ phát
sinh quyền lợi và nghĩa vụ cả các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng, do vậy khi thực hiện giao
kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện, tự do trong quá trình cam kết thỏa thuận. 
 Dấu hiệu thể hiện bản chất của hợp đồng: 
Thứ nhất, về mặt chủ thể, thì chủ thể tham gia hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với loại hợp đồng đó. Chủ thể tham gia vào
quan hệ hợp đồng nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, nhân thức và làm chủ được
hành vi của mình trong việc xác lập thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Tùy thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được
tham gia vào các hợp đồng phù hợp với độ tuổi. 
Còn nếu là pháp nhân tham gia vào hợp đồng dân sự được thực hiện thông qua người đại diện
hợp pháp. Trong trường hợp người tham gia hợp đồng là tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân, hộ gia đình thì chủ thể tham gia xác lập, kí kết thực hiện hợp đồng đó là người
đại diện hoặc người được được ủy quyền. 
Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng. Mục đích là những lợi ích hợp pháp, là hậu quả
pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân sự (phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự) mà các bên tham gia mong muốn đạt được khi thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là
tổng hợp các điều khoản, các cam kết được xác định là quyền và nghĩa vụ của các bên và có tính
chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng. 
Thứ ba, ý chí khi thực hiện hợp đồng. Bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự, việc giao kết
hợp đồng sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ cả các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng, do vậy
khi thực hiện giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện, tự do trong quá trình cam
kết thỏa thuận. 
Tính tự nguyện và tự do trong quá trình giao kết hợp đồng là các bên có thể  tự do bày tỏ mong
muốn theo ý chí của mình và không bị chi phối, bị cưỡng ép bị ép buộc hay bị đe dọa bởi bất kì
người nào khác. Nếu việc thực hiện hợp đồng là do bị đe dọa cưỡng ép nhằm  tránh  thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của
mình thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. 
Thứ tư, hình thức của hợp đồng. Về mặt hình thức của giao dịch dân sự, thì giao dịch dân sự có
thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng
những hành vi cụ thể. Tương tự như vậy, hợp đồng cũng được thể hiện dưới các hình thức như
lời nói, văn bản  hoặc bằng hành vi cụ thể, tuy nhiên, thường thì  khi giao kết  hợp đồng các bên
thường lựa chọn thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong một số trường hợp nhất định thì việc thể
hiện hình thức của hợp đồng ngoài việc thể hiện bằng văn bản thì hợp đồng còn phải được công
chứng, chứng thực theo định quy định của luật đó thì mới có hiệu lực. 
6. Phân biệt hợp đồng với các giao dịch dân sự khác không phải là hợp đồng. 
 Giao dịch dân sự: 
Theo Luật Dân sự 2015 
Điều 116. Giao dịch dân sự 
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: 
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập; 
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; 
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội. 
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp
luật có quy định. 
Điều 118. Mục đích của giao dịch dân sự 
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch
đó. 
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự 
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định
của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng,
chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. 
 Hợp đồng: 
Mục 7. HỢP ĐỒNG 
Tiểu mục 1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 
Điều 385. Khái niệm hợp đồng 
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự. 
Về chủ thể, đối với hợp đồng là hai bên tham gia giao kết hợp đồng, còn đối với hành vi pháp lý
đơn phương thì chỉ có một bên chủ thể đưa ra quyết định. 
Về mặt ý chí, hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết. Hành vi pháp lý đơn
phương thì chỉ thể hiện ý chí của một bên. Thực ra bên còn lại vẫn có khả năng thể hiện ý chí
bằng cách chấp nhận hoặc từ chối hành vi pháp lý đơn phương đó. Tuy nhiên ý chí này bị giới
hạn bởi việc “chấp nhận” hoặc “từ chối”. 
Về quyền và nghĩa vụ bắt buộc của các bên, trong hợp đồng thì hai bên bắt buộc phải thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng như đã thoả thuận. Còn đối với hành vi pháp lý đơn phương thì bên
còn lại có quyền chấp nhận hoặc từ chối. 
 
7. Lấy ví dụ và sử dụng ví dụ phân tích sự khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp
đồng thương mại. 
 Phân biệt HDDS và HDTM: 
 
Tiêu chí  Hợp đồng dân sự  Hợp đồng thương mại 
Là hợp đồng phát sinh trong hoạt động
thương mại. Đó là các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng
Là các loại hợp đồng thông thường phát
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
Khái niệm  sinh trong các quan hệ dân sựđược
thương mại và các hoạt động nhằm mục
điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự. 
đích sinh lợi khác do thương nhân thực
hiện và được điều chỉnh bởi Luật Thương
mại. 
Ít nhất một bên chủ thể phải là cá nhân,
Chủ thể giao Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể
tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương
kết hợp đồng  là thương nhân hoặc không). 
nhân). 
Mục đích của Tiêu dùng, có thể có mục đích sinh lợi
Mục đích sinh lợi 
hợp đồng  hoặc không 
Thường được giao kết bằng miệng
nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao Thường được giao kết bằng văn bản và
dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá được công chứng để tăng giá trị pháp lý
Hình thức
trị thấp  và đảm bảo sự rõ ràng trong quyền và
giao kết hợp
Tuy nhiên cũng có một số giao dịch dân nghĩa vụ các bên. 
đồng 
sự yêu cầu bắt buộc phải bằng văn bản Tuy nhiên một số hợp đồng cũng được
và có công chứng như hợp đồng mua thực hiện bằng lời nói, hành vi. 
bán nhà đất. 
Cơ quan giải
Các bên có thể lựa chọn tòa án hoặc
quyết tranh Tòa án 
trọng tài thương mại 
chấp 
+ Mức phạt vi phạm hợp đồng thương
+ Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự mại các bên được thoả thuận
Mức phạt vi do các bên tự thoả thuận và không bị nhưng không được quá 8% giá trị phần
phạm và bồi giới hạn về mức phạt.  nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường
thường thiệt + Việc bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện hợp hợp đồng dịch vụ giám định. 
hại  theo quy định tại Điều 13 và Điều + Việc bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện
418 Bộ luật Dân sự 2015.  theo quy định tại Điều 302 Luật Thương
mại 2005. 
Pháp luật Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật
Bộ luật dân sự 
điều chỉnh  Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự. 
Có các điều khoản cơ bản như: đối
Bên cạnh các điều khoản cơ bản, hợp
tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng,
đồng thương mại có một số điều khoản
Nội dung hợp giá, phương thức thanh toán, thời hạn
bắt buộc khác như các điều khoản quy
đồng  địa điểm phương thức thực hiện hợp
định về việc vận chuyển hàng hóa, điều
đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên,
khoản về bảo hiểm 
… 
Ví dụ:  
 Hd dân sự: 
Ví dụ: Bạn M ra cửa hàng tạp hóa mua một gói bánh 
 Hd thương mại: 
Ví dụ: Hợp đồng giao kết giữa đại lý mua bán hàng hóa với nhà phân phối hàng hóa 

You might also like