You are on page 1of 11

Câu 4: Nêu những điểm khác biệt giữa cầm cố và thế chấp tài sản

 Cầm cố tài sản:

Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản cụ thể như sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho
bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

 Thế chấp tài sản:

Đối với quy định về thế chấp tài sản thì tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản cụ
thể như sau:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế
chấp.

Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

 Giống nhau:

- Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới dạng văn
bản.

- Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Chấm dứt trong 04 trường hợp gồm:

 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt;

 Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

 Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;

 Theo thoả thuận của các bên.


 Khác nhau:

STT Tiêu chí Cầm cố Thế chấp

Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự


1 Căn cứ Pháp lý
năm 2015 năm 2015

Cầm cố tài sản là việc một Thế chấp tài sản là việc một
bên giao tài sản thuộc quyền bên dùng tài sản thuộc sở
2 Định nghĩa sở hữu của mình cho bên kia hữu của mình để bảo đảm
để bảo đảm thực hiện nghĩa thực hiện nghĩa vụ và không
vụ. giao tài sản cho bên kia.

3 Chuyển giao tài sản Có Không

Bên thế chấp, bên nhận thế


Bên cầm cố, bên nhận cầm
4 Chủ thể chấp, người thứ ba giữ tài sản
cố
thế chấp

Động sản, các loại giấy tờ có Bất động sản, động sản,
5 Tài sản
giá như trái phiều, cổ phiếu... quyền tài sản.

Khi việc cầm cố tài sản chấm


dứt tài sản cầm cố, giấy tờ Bên nhận thế chấp trả các
liên quan đến tài sản cầm cố giấy tờ cho bên thế chấp sau
được trả lại cho bên cầm cố. khi chấm dứt thế chấp đối
6 Trả lại tài sản Hoa lợi, lợi tức thu được từ với trường hợp các bên thỏa

tài sản cầm cố cũng được trả thuận bên nhận thế chấp giữ

lại cho bên cầm cố, trừ giấy tờ liên quan đến tài sản
trường hợp có thoả thuận thế chấp.
khác

7 Hiệu lực đối kháng với Cầm cố tài sản có hiệu lực Thế chấp tài sản phát sinh
người thứ 3 đối kháng với người thứ ba hiệu lực đối kháng với người
kể từ thời điểm bên nhận cầm thứ ba kể từ thời điểm đăng
cố nắm giữ tài sản cầm cố. ký.

Trường hợp bất động sản là


đối tượng của cầm cố theo
quy định của luật thì việc
cầm cố bất động sản có hiệu
lực đối kháng với người thứ
ba kể từ thời điểm đăng ký.

Câu 5: Nêu những điểm khác biệt giữa cầm cố và đặt cọc

Tiêu chí Cầm cố Đặt cọc


Là việc một bên (sau đây gọi là
bên đặt cọc) giao cho bên kia
Là việc một bên (sau đây gọi là bên (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc)
cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở một khoản tiền hoặc kim khí quý,
Khái niệm hữu của mình cho bên kia (sau đây đá quý hoặc vật có giá trị khác
gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm (sau đây gọi chung là tài sản đặt
thực hiện nghĩa vụ. cọc) trong một thời hạn để bảo
đảm giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng.
Điều 309 đến Điều 316 BLDS năm
Cơ sở pháp lý Điều 328 BLDS năm 2015
2015
Chủ thể tham gia Bên cầm cố và Bên nhận cầm cố Bên đặt cọc và Bên nhận đặt cọc.
Là biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền,
nhằm bảo đảm cho giao kết hoặc
Là biện pháp bảo đảm thực hiện
thực hiện hợp đồng.
nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền,
Bản chất trong đó bắt buộc có sự chuyển giao Đặc biệt, đặt cọc có thể được
tài sản (chuyển giao dưới dạng vật thực hiện trước khi hai bên xác
chất) lập hợp đồng có nghĩa vụ được
bảo đảm

Nội dung - Quyền và nghĩa vụ của các bên. - Quyền và nghĩa vụ của bên đặt
cọc và nhận đặt cọc
- Xử lí tài sản cầm cố
- Thời điểm có hiệu lực của
- Thanh toán tiền bán tài sản cầm
đặt cọc
cố…
- Xử lí tài sản đặt cọc

Phải lập thành văn bản. Có thể lập Phải được lập bằng văn bản và
Hình thức thành văn bản riêng hoặc ghi trong cần nói rõ số tiền, vật giao cho
hợp đồng chính. bên nhận đặt cọc
Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên
cầm cố giao cho bên nhận cầm cố để Tiền, vật có giá trị hoặc các vật
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thông thường khác mà bên đặt
của mình. cọc giao cho bên nhận đặt cọc.
Đối tượng
Gồm:  Động sản; các giấy tờ có Giá trị tài sản đặt cọc có thể
giá (trái phiếu, cổ phiếu,…) thấp hơn giá trị hợp đồng cần

Đặc biệt trường hợp này không bảo đảm


bao gồm bất động sản.

Các trường hợp 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm Không có quy định về trường
chấm dứt cố chấm dứt. hợp chấm dứt đặt cọc. Tuy nhiên
việc đặt cọc sẽ dẫn đến một số
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ
vấn đề sau:
hoặc được thay thế bằng biện pháp
bảo đảm khác. 1. Nếu hợp đồng được thực
hiện, giao kết thì tài sản đặt
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.
cọc được trả lại hoặc được trừ
4. Theo thỏa thuận của các bên.
khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

2. Nếu bên đặt cọc từ chối


giao kết, thực hiện hợp đồng
thì tài sản đặt cọc thuộc về bên
nhận đặt cọc.

3. Nếu bên nhận đặt cọc từ


chối giao kết, thực hiện hợp
đồng thì phải trả lại tài sản đặt
cọc và khoản tiền tương đương
với tài sản đặt cọc (trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.

A cầm cố chiếc xe máy cho hiệu cầm


Ông A muốn một ngôi mua nhà 
đồ B để vay một khoản tiền X. Khi
của ông B. Trước khi ký kết hợp
cầm cố hai bên thỏa thuận với nhau
đồng, ông A có đặt cọc cho ông
về giá cả và về thời hạn nhận lại tài
B số tiền là 300 triệu đồng để
sản là sau một tháng kể từ ngày cầm
đảm bảo cho việc trong vòng 10
cố thì A sẽ thanh toán tiền cho hiệu
ngày, kể từ ngày đặt cọc, hai bên
cầm đồ B để nhận lại xe, nếu trong
sẽ tiến hành ký kết và công
trường hợp A không có khả năng
Ví dụ chứng hợp đồng mua bán. Việc
thanh toán để nhận lại xe khi thời hạn
đặt cọc này có ý nghĩa đảm bảo
đã đến thì hiệu cầm đồ B có quyền
việc ông A sẽ ký kết hợp đồng
định đoạt chiếc xe của A như bán, sử
mua bán với ông B và ngược lại.
dụng… để đảm bảo về nghĩa vụ mà
Nếu ông A không ký kết hợp
lẽ ra A phải thực hiện theo đúng thỏa
đồng theo thỏa thuận của các
thuận của hai bên. Trong trường hợp
bên, số tiền đặt cọc này sẽ thuộc
này, A đã chuyển giao quyền chiếm
về ông B.
giữ chiếc xe X cho B.

Câu 6: Nêu những điểm khác biệt giữa đặt cọc và ký cược

 Đặt cọc: (tại điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015)

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc)
một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc)
trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra việc đặt cọc này cũng giống như việc ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ của các bên ký quỹ. Nhưng
ký quỹ là được thực hiện với nhiều bên và dựa vào phía tổ chức tín dụng để đảm bảo chứ không phải đặt
cọc được ký và thoả thuận giữa hai bên.

Ví dụ bạn đi mua một chiếc xe ô tô và người bán báo hàng bạn muốn mua hiện chưa có sẵn. Nếu bạn thật
sự muốn đặt thì hãy để lại tiền cọc là 20.000.000 đồng. Việc đặt cọc được thực hiện trên một hợp đồng
đầy đủ. Đây là số tiền mà bạn phải đặt lại cho bên bán hàng để đảm bảo rằng khi hàng nhập về thì bạn sẽ
hoàn tất thủ tục nhận xe và trả tiền cho chiếc xe đó. Nếu như bạn không mua chiếc xe đó nữa thì bạn sẽ
mất tiền cọc đã đóng.
 Ký cược: (tại điều 329 Bộ Luật Dân sự)

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả
lại tài sản thuê.

Ví dụ bạn đi thuê một chiếc xe ô tô tự lái và phải làm hợp đồng thuê xe với mức gia thuê xe 2 ngày là 2
triệu và bạn phải đặt lại một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác có giá trị là 20.000.000 đồng để thuê xe
hoặc bị giữ lại tài sản như xe máy giá trị tương đương. Như vậy sau khi thuê xe xong bạn trao trả xe và
lấy lại tài sản của mình. Nếu trong trường hợp hai bên không trao trả tài sản thì sẽ bị pháp luật xử lý.

 Phân biệt đặt cọc và ký cược

Tiêu chí Đặt cọc Ký cược

Căn cứ pháp
Điều 328 BLDS 2015
luật Điều 329 BLDS 2015

- Bên đặt cọc - Bên thuê tài sản là động sản


Chủ thể
- Bên nhận đặt cọc - Bên cho thuê tài sản là động sản

Mục đích Bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

- Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản
đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được
trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

- Bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện - Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được
hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê.
Hậu quả pháp
đặt cọc.
lý - Tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản
- Bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực ký cược thuộc về bên cho thuê.
hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài
sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá
trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
Hoàn cành Bất kỳ loại giao dịch dân sự nào Thuê tài sản

Giá trị tài sản


Nhỏ hơn giá trị hợp đồng cần bảo đảm Ít nhất tương đương với giá trị tài sản thuê
bảo đảm

Câu 7: Nêu những điểm khác nhau giữa ký cược và ký quỹ

Tiêu chí Ký cược Ký quỹ


Căn cứ
Điều 329 Bộ luật dân sự 2015 Điều 330 Bộ luật dân sự 2015
pháp lý
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một
sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
Định hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá
giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại
nghĩa trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký
một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực
cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc
hiện nghĩa vụ.
trả lại tài sản thuê.
bên ký quỹ, bên có quyền, tổ chức tín dụng
Chủ thể bên nhận ký cược và bên ký cược
nơi ký quỹ
Nội dung Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo Với biện pháp ký quỹ 2 bên có thể mở một
cho việc trả lại tài sản trong hợp đồng thuê tài khoản tại ngân hàng nhưng không được
tài sản. Tài sản thuê có tính chất của động dùng tài khoản khi chưa chấm dứt hợp
sản, có sự chuyển giao từ bên cho thuê đồng. Mặc dù vẫn là chủ của tài khoản đó
sang bên thuê. Ký cược cũng mang đặc nhưng bên có nghĩa vụ không được thực
tính có khả năng thanh khoản cao như: hiện bất kỳ một giao dịch rút tiền nào từ tài
tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá khoản đó bởi số tài khoản ký quỹ đó được
trị khác. Giá trị của tài sản ký cược ít nhất xác định để bảo đảm việc thực hiện nghĩa
phải tương đương với giá trị tài sản thuê, vì vụ trước bên có quyền.
nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản Tài sản dùng để ký quỹ cũng tương tự như
tiền thuê để bồi thường cho bên thuê nếu tài sản dùng để đặt cọc, ký cược đó là tiền,
tài sản thuê không được trả lại. Do vậy, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá được
những biện pháp này cũng chủ yếu được bằng tiền. Khác với cầm cố tài sản đối với
áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài ký quỹ, quyền tài sản không thể được dùng
sản có giá trị nhỏ, hay việc sử dụng tài sản để ký quỹ.
dễ bị hư hỏng.
bảo đảm việc được thanh toán bồi thường
bảo đảm nghĩa vụ giao trả động sản, nghĩa thiệt hại khi bên bảo đảm không thực hiện
Mục đích
vụ trả tiền thuê của bên có nghĩa vụ. hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của
mình.
Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có
Nếu đến hạn bên thuê trả lại tài sản thuê
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
theo đúng thoả thuận thì tài sản kí cược
không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi kí
được trả lại cho bên thuê sau khi trừ tiền
quỹ được dùng tài khoản đó để thanh toán
thuê; nếu đến hạn bên thuê không trả lại tải
cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị
sản thuê thì tài sản ký cược thuộc sở hữu
Hậu quả thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa
của bên cho thuê. Khi đó bên thuê phải có
pháp lý vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây
nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp lý cần
ra thì ngân hàng dùng tài khoản đó để bồi
thiết để sang tên, chuyển quyền sở hữu tài
thường thiệt hại. Ngân hàng có quyền thu
sản ký cược. Nếu tài sản thuê không còn để
một khoản chi phí ngân hàng từ tài khoản
trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho
đó trước khi thực hiện thanh toán và bồi
thuê.
thường. 

Câu 8: Nêu những điểm khác biệt giữa bảo lãnh và tín chấp

Tiêu chí Bảo lãnh Tín chấp

CSPL Điều 335 BLDS 2015 Điều 344 BLDS 2015

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải


được lập thành văn bản có xác nhận của tổ
Hình thức Không bắt buộc hình thức cụ thể nào chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín
chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay
vốn

Tín chấp chỉ có tổ chức chính trị- xã hội


Bên bảo lãnh có thể là cá nhân, tổ chức, bảo theo quy định mới được bảo đảm tín chấp
Đối tượng
lãnh cho các nghĩa vụ dân sự khác cho thành viên của tổ chức mình trong quan
hệ vay vốn tại các quan hệ tín dụng.
Bên bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá
Chủ thể Bên tín chấp là tổ chức chính trị xã hội
nhân 

Tín chấp cho cá nhân là thành viên của tổ


Bảo lãnh cho một hoặc nhiều nghĩa vụ dân
Nội dung chức mình trong quan hệ vay vốn với tổ
sự
chức tín dụng

Bên bảo đảm tín chấp thì các tổ chức chính


Bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện trị xã hội k có nghĩa vụ thực hiện thay cho
Trách nhiệm nghĩa vụ mà bên đc bảo lãnh chưa hoàn bên đc bảo đảm tín chấp (tức bên đi vay
thành cho bên nhận bảo lãnh nợ). Nghĩa vụ của họ chỉ là giám sát và
đôn đốc việc trả nợ của bên đi vay

Câu 9: Nêu những đặc điểm của cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu

Tiêu chí Cầm giữ tài sản Bảo lưu quyền sở hữu
Căn cứ pháp Điều 346 đến 350 BLDS 2015. Điều 331 đến 334 BLDS 2015.
luật
Định nghĩa Cầm giữ tài sản là một trong số các biện Bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau: bảo
thể cầm giữ tài sản là việc bên có quyền lưu quyền sở hữu là việc bên bán tài sản
(bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với tài
tài sản là đối tượng của hợp đồng song sản cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được
vụ được chiếm giữ tài sản trong trường thực hiện đầy đủ thì mới chuyển giao
hợp bên có nghĩa vụ (bên bị cầm giữ) quyền sở hữu này cho bên mua tài sản.
không thực hiện hoặc thực hiện không Đây là trường hợp trong các hợp đồng mà
đúng nghĩa vụ.  bên mua có thể trả chậm, trả dần cho đến
khi thực hiện hết nghĩa vụ thanh toán tài
sản. Để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa
vụ thanh toán khi mà tài sản đã được giao
cho bên mua thì bên bán có quyền bảo lưu
quyền sở hữu đối với tài sản cho đến khi
bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Chủ thể Bên cầm cố tài sản; bên nhận cầm cố Bên mua tài sản; bên mua tài sản
Đối tượng Tài sản Quyền tài sản
Người có quyền cầm giữ tài sản để bảo
đảm bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa Về bản chất, trong giao dịch dân sự mà
vụ.  bảo lưu quyền sở hữu bảo đảm thì có sự
chuyển giao tài sản từ người bán sang
người mua nhưng quyền tài sản sẽ được
bảo lưu cho đến khi người mua hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán.
Đặc điểm + Phát sinh tại thời điểm nghĩa vụ trong + Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản
hợp đồng song vụ mà có sự vi phạm.
phải được lập thành văn bản riêng hoặc
Trong trường hợp này,bên cầm giữ có
quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải ghi trong hợp đồng mua bán. Bởi lẽ, điều
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ
này sẽ giúp chứng minh quyền sở hữu của
hợp đồng song vụ.
+ Phát sinh hiệu lực đối kháng từ thời bên bán trong thời gian bên mua chưa
điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh
+ Bản chất của cầm giữ đa số là trong toán.
hàng hải.
+ Phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ thời
điểm đăng ký. Khi xác lập giao dịch có
biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản,
quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch
không chỉ xác lập với hai bên chủ thể đã
có trong giao dịch dân sự đó, trong một số
trường hợp có thể phát sinh với bên thứ
ba chiếm giữ tài sản bảo đảm.

+ Bên mua đã nhận hàng hóa nhưng


quyền sở hữu tài sản vẫn là của bên bán
trong trường hợp bên mua không thực
hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ.
+ Hai bên tham gia vào quan hệ hợp đồng
mua bán có thể thỏa thuận để bên mua
đưa tài sản vào khai thác công dụng và
giữ quyền sở hữu cho đến khi việc thanh
toán được hoàn tất.
Mục đích Buộc bên có nghĩa vụ trong hợp đồng Để người mua thực hiện phần nghĩa vụ trả
song vụ trước đó thực hiện nghĩa vụ của tiền còn lại của người mua cho người bán,
mình đối với bên có quyền. Bảo vệ lợi nếu không thực hiện thì người bán có thể
ích hợp pháp của bên đã thực hiện nghĩa thu hồi tài sản đang thuộc quyền sở hữu
vụ nhưng chưa được hưởng quyền trong của mình.
hợp đồng song vụ trước đó.

You might also like