You are on page 1of 9

CHƯƠNG 4: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

I – KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA
LUẬT DÂN SỰ:
1. Khái niệm: Một ngành luật độc lập trong hệ thống Pháp luật Việt Nam, điều chỉnh
quan hệ tài sản (hàng hóa – tiền tệ) và một số quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng về địa
vị pháp lý, độc lập về mặt tài sản, sự tự nguyện, định đoạt của các chủ thể khi tham gia.
2. Đối tượng điều chỉnh: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Quan hệ tài sản: thông qua một số tài sản (mua bán, trao đổi, thừa kế, thế chấp,…)
- Quan hệ nhân thân: thông qua một giá trị nhân thân (những đặc điểm riêng, không thể chuyển
giao cho người khác).
3. Phương pháp điều chỉnh: phương pháp bình đẳng, thỏa thuận.
- Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân (được Luật Dân sự điều
chỉnh) → Bình đẳng về địa vị pháp lý, độc lập về tổ chức và tài sản, tự chịu trách nhiệm.
- Chủ thể có thể tự định đoạt trong việc tham gia các quan hệ tài sản với những mục đích và động
cơ khác nhau → trong khuôn khổ của pháp luật.
VD: Chủ thể có thể được lựa chọn mặt hàng mình mong muốn kinh doanh trừ các mặt hàng do
Nhà nước và Pháp luật cấm (ma túy, heroin,…).
II – MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ:
1. Quyền nhân thân: quyền gắn liền với mỗi cá nhân
- Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân:
+ Thứ nhất, tự mình cải chính, đính chính.
+ Thứ hai, yêu cầu người đang xâm phạm quyền nhân thân của mình chấm dứt hành vi
vi phạm, xin lỗi, công khai đính chính.
+ Thứ ba, yêu cầu được bồi thường thiệt hại.
- Một số quyền nhân thân cơ bản: Quyền được khai sinh hoặc khai tử; Quyền thay đổi họ, tên;
Quyền bí mật đời tư,….
2. Quyền sở hữu:
- Nghĩa rộng: Một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra → điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
- Các thành tố của quyền sở hữu:
+ Thứ nhất, chủ thể của quyền sở hữu: cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác → chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản.
+ Thứ hai, khách thể của quyền sở hữu: đối tượng của thế giới vật chất, kết quả của
những hoạt động tinh thần.
+ Thứ ba, nội dung của quyền sở hữu:
Người được giao tài
Người được ủy
Chủ sở hữu sản qua giao dịch
quyền sở hữu.
dân sự.
Nắm giữ, quản lý tài - Thực hiện chiếm - Thực hiện chiếm
sản. hữu tài sản trong hữu tài sản phù hợp
phạm vi, cách thức, với mục đích của
thời hạn do chủ sở giao dịch;
hữu quy định.

- KHÔNG THỂ trở - Thực hiện sử dụng,


Quyền chiếm hữu
thành chủ sở hữu đối chuyển quyền sở hữu
với tài sản được giao. (nếu chủ sở hữu đồng
ý).
- KHÔNG THỂ trở
thành chủ sở hữu đối
với tài sản được giao.

- Được sử dụng theo - Được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với
ý chí của mình chủ sở hữu.
(không gây hại đến
lợi ích, quốc gia, dân
Quyền sử dụng
tộc,…)
→ khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản.
- Quyết định số phận - Chỉ có quyền định đoạt theo thỏa thuận với
của tài sản (bán, cho người sở hữu hoặc theo quy định của pháp
Quyền định đoạt vay, cho thuê, tiêu luật.
hủy,…)

3. Quyền thừa kế: (SV tham khảo thêm trong giáo trình)
4. Hợp đồng dân sự:
4.1. Khái niệm: tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia thỏa thuận, xác định
quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể đối với các bên trong hợp đồng.
4.2. Hình thức của hợp đồng:
- Hợp đồng miệng: giao kết hợp đồng thông qua thỏa thuận miệng → có hiệu lực tại thời điểm
thỏa thuận.
VD: Anh A thỏa thuận miệng với anh B trong việc mua bán chiếc xe hơi trị giá 100 triệu.
- Hợp đồng bằng văn bản: được lập thành nhiều bản (mỗi bên tham gia giữ một bản) → có hiệu
lực tại thời điểm ký kết.
VD: Các bên ký kết một hợp đồng trong việc kinh doanh cà phê.
- Hợp đồng có công chứng, chứng thực: áp dụng cho các tài sản có đăng ký quyền sở hữu (xe,
nhà,…) → có hiệu lực tại thời điểm được công chứng, chứng thực.
VD: Ông H vừa mua một căn nhà tại Thủ Đức, vì thế ông bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu
căn nhà.
4.3. Chủ thể của hợp đồng: cá nhân hoặc pháp nhân
- Người đủ 18 tuổi: tự mình ký kết các hợp đồng dân sự.
- Người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi: phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý (người giám
hộ)
- Người từ đủ 15 – dưới 18 tuổi có tài sản riêng (được tặng, cho riêng): có thể tự mình thực
hiện giao dịch dân sự.
- Người chưa đủ 6 tuổi: do người đại diện theo pháp luật xác lập.
4.4. Nội dung của hợp đồng:
- Tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm.
- Số lượng, sản lượng (sản phẩm,…)
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng.
- Phạt khi vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm tài sản khi vi phạm hợp đồng (phạt vi phạm (không quá 12%) và bồi thường
thiệt hại (toàn bộ))
4.5. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng:
- Thứ nhất, thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của bên bị hại.
- Thứ hai, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng.
4.6. Hiệu lực của hợp đồng dân sự: thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thứ nhất, Chủ thể tham gia hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Thứ hai, Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã
hội.
- Thứ ba, Chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện.
- Thứ tư, Hình thức của hợp đồng tuân theo các quy định của pháp luật.
→ Nếu không đủ các điều kiện trên thì hợp đồng vô hiệu → các bên phải khôi phục lại tình
trạng ban đầu.
4.7. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Khái niệm: phát sinh khi 1 người có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định, ngoài
hợp đồng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Căn cứ phát sinh:
+ Xâm phạm tính mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích
của người khác.
+ Do tài sản gây ra.
- Điều kiện áp dụng:
+ Có thiệt hại thực tế (trực tiếp, gián tiếp).
+ Hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
+ Lỗi của các bên.
- Nguyên tắc bồi thường:
+ Toàn bộ thiệt hại được đền bù kịp thời.
+ Đối với người chịu trách nhiệm bồi thường, khoản bồi thường có thể giảm nếu thực
hiện lỗi vô ý, không có lỗi, thiệt hại > kinh tế gia đình.
+ Có quyền yêu cầu tòa án thay đổi mức bồi thường nếu cảm thấy không phù hợp với
thực tế.
……….
- Xác định thiệt hại: (SV tham khảo thêm trong tập bài soạn được đăng trên FB)
III – THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ:
1. Thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử: Chuyển đơn cho Tòa án

Phân công thẩm


Gữi đơn đến Tòa án phán xen xét Yêu cầu sửa đổi bổ sung
(5 ngày) để thụ lý vụ án
(hơn 1 tháng)

Tiến hành hòa giải Trả lại đơn

Người khởi kiện khiếu nại trả


Thỏa thuận, giải quyết Hòa giải không thành
đơn (Trong vòng 10 ngày)

Ra quyết định
Đưa ra xét xử Nhận lại đơn Giữ nguyên
công nhận
2. Phiên tòa sơ thẩm:

Chuẩn bị khai mạc

Khai mạc

Hỏi đương sự
(thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu)

Trình bày của đương sự, nguời


bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Xét hỏi

Tranh luận
(5 ngày)

Phát biểu của kiểm sát viên

Nghị án

Tuyên án
3. Phiên tòa phúc thẩm: (Thủ tục xét hỏi giống như phiên tòa sơ thẩm)

Chuẩn bị khai mạc & thủ tục bắt


đầu phúc thẩm

Hỏi kháng cáo, kháng nghị, thỏa


thuận với đương sự

Trình bày của đương sự, kiểm


soát viên.

Hỏi và cung cấp tài liệu chứng cứ

Tranh luận

Phát biểu của kiểm sát viên

Nghị án & Tuyên án


4. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị: (đối với vụ án dân sự)

Tòa sơ thẩm tuyên án

Cá nhân tổ chức kháng cáo và Viện trưởng viện kiểm sát (cùng
gửi đơn kháng cáo cấp, cấp trên) kháng nghị

Tòa kiểm tra đơn kháng cáo.

Thông báo kháng nghị

Nộp tiền tạm ứng phí phúc thẩm

Tòa sơ thẩm gửi đơn cho toà


phúc thẩm
5. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị: (đối với việc dân sự)

Tòa sơ thẩm tuyên án

Cá nhân tổ chức kháng cáo và Viện trưởng viện kiểm sát (cùng
gửi đơn kháng cáo cấp, cấp trên) kháng nghị

Chuẩn bị cho việc kháng cáo,


kháng nghị Thời hạn tối đa là 15 ngày

Tài liệu, chứng cứ chưa đủ (bổ Cá nhân, tổ chức có liên quan,


sung tài liệu trong 5 ngày) nhân chứng.

Tòa gửi đơn cho tòa phúc thẩm

6. Giám đốc thẩm và tái thẩm:


- Giám đốc thẩm: xem xét lại Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu luật pháp luật nhưng
bị kháng cáo, kháng nghị. → sửa chữa sai lầm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
- Tái thẩm: xem xét lại Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu luật pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án.

------------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------------

You might also like