You are on page 1of 7

LUẬT TÀI SẢN

VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KINH DOANH


I. KHÁI NIỆM TÀI SẢN:

- Tài sản theo quy định của luật dân sự Việt Nam hiện nay ( Điều 105 BLDS 2015 ) là: vật,

tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Nội dung quy định này không đưa ra định nghĩa trực

tiếp về tài sản mà chỉ mang tính liệt kê các loại tài sản. Theo đó, ngoài đặc điểm riêng để

phân biệt từng loại thì tài sản có đặc điểm chung là đều có thể trị thành tiền và tham gia vào

giao dịch dân sự.

- Ở khía cạnh kinh doanh, tài sản là yếu tố vật chất có vai trò rất quan trọng, là điều kiện để

hình thành các đơn vị, tổ chức kinh doanh ( đầu tư, góp vốn ), là một trong những phương

tiện để người kinh doanh tiến hành hoạt động sản xuất, trao đổi mua bán hay cung ứng dịch

vụ ( hoạt động kinh doanh ).

II. PHÂN LOẠI TÀI SẢN:

Ngoài cách thức liệt kê tại Điều 105 thi dựa vào tính chất, tính năng, công dụng của tài sản,

có nhiều cách phân loại tài sản. Việc phân loại tài sản vừa mang ý nghĩa nghiên cứu vừa có

tính ứng dụng thực tiễn, giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật

cụ thể và hiệu quả hơn. Một số cách phân loại tài sản được ghi nhận trong Luật dân sự như:
- Động sản và bất động sản

- Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

- Hoa lợi và lợi túc

- Vật chính và vật phụ

- Vật chia được và vật không chia được

- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

- Vật cùng loại và vật đặc định

- Vật đồng bộ

ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN là cách phân loại tài sản dựa trên tính chất dịch chuyển

và mối quan hệ của tài sản.

Bất động sản là đất đai và những thứ gắn liền vĩnh viễn với đất ( như nhà, công trình xây

dựng ); tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng ... Động sản là những tài

sản không phải là bất động sản ( có thể là động sản tự nhiên, dịch chuyển được một cách dễ

dàng ví dụ như gia súc, gia cầm, xe cộ, trang sức, trang phục ...; động sản do bản chất kinh tế

ví dụ như nông sản thu hoạch mua bán ngay tại ruộng ...; động sản vô hình ví dụ như quyền

đòi nợ, quyền góp vốn, quyền sở hữu trí tuệ )

Bất động sản có thể được xác định bởi bản chất của tài sản như đất đai và những tài sản

gắn liền với đất đai ( những tài sản này chỉ phát huy công dụng khi gắn chặt với đất đai như

nhà, công trình xây dựng, cây trồng ... ) hoặc được xác định bởi công dụng của tài sản,

chẳng hạn trường hợp một vật vốn là động sản nhưng được gắn vào bất động sản với tư cách

là vật phụ như đèn chiếu sáng, quạt trần, máy điều hoà gắn vào nhà, công trình xây dựng.

Việc gắn liền với bất động sản giúp cho mỗi vật phụ đó có thể phát huy công dụng riêng của

tài sản. Cũng có trường hợp vật được coi là bất động sản do công dụng khi là tài sản phục vụ

cho việc khai thác bất động sản. Ví dụ như máy cày, máy kéo dùng trong sản xuất nông
nghiệp hoặc thiết bị máy móc trong nhà máy ... Việc xác định tài sản là bất động do công

dụng dẫn đến việc, khi tiến hành các giao dịch liên quan đến vật chính ( bất động sản ) thì sẽ

tác động liên quan đến cả những vật phụ ( bất động sản do công dụng gắn liền với bất động

sản đó ).

Ví dụ trường hợp thế chấp tài sản.

- Đối tượng được xếp vào là bất động sản có phạm vi khá hẹp. Theo khoản 1, điều 107,

BLDS 2015 đã liệt kê các loại tài sản được xếp vào nhóm bất động sản gồm có:

+ Đất đai
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

+ Tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng

+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những tài sản kể trên, một số tài sản vô hình gắn liền với đất đai như quyền sử dụng

đất, quyền thế chấp,… cũng được coi là bất động sản theo quy định trong pháp luật Kinh

doanh Bất động sản.

- Tính chất đặc thù: Là những tài sản không thể di dời được

- Đăng ký quyền tài sản: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là bất động sản được

đăng kí theo quy định của BLDS 2015 và pháp luật về đăng kí tài sản.

III. CHIẾM HỮU:


Là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có

quyền đối với tài sản. Người chiếm hữu có thể là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu

tài sản. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập

quyền sở hữu trừ trường hợp luật có quy định. Người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có

hành vi xâm phạm việc chiếm hữu của mình chấm dứt hành vi, khôi phục lại tình trạng ban

đầu, trả lại hoặc bồi thường thiệt hại. Pháp luật cũng quy định về việc chiếm hữu ngay tình,

không ngay tình, liên tục, công khai để làm căn cứ cho việc suy đoán về tình trạng và quyền

của người chiếm hữu tài sản trong các trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản.

IV. QUYỀN SỞ HỮU:

- Nội dung: Bao gồm các quyền mà pháp luật ghi nhận cho chủ thể là chủ sở hữu hoặc không

phải là chủ sở hữu thực hiện đối với tài sản như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền

định đoạt tài sản.

- Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản:

+ Xác lập quyền sở hữu qua giao dịch

+ Xác lập quyền sở hữu với tài sản theo một số sự kiện pháp lý mà Luật dân sự quy định

- Chấm dứt quyền sở hữu: là việc chấm dứt các quyền năng trên đối với chủ thể có quyền sở

hữu đối với tài sản. Điều đó được thực hiện bởi ý chí của chủ sở hữu hoặc bởi những trường

hợp do pháp luật quy định. ( Điều 237 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Căn cứ chấm dứt

quyền sở hữu )

Các trường hợp:

+ Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác

+ Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.

+ Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy

+ Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.


+ Tài sản bị trưng mua

+ Tài sản bị tịch thu

+ Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác

- Hình thức sở hữu:

+ Sở hữu toàn dân

+ Sở hữu riêng

+ Sở hữu chung:

. Sở hữu chung theo phần

. Sở hữu chung hợp nhất

. Sở hữu chung cộng đồng

. Sở hữu chung vợ chồng

. Sở hữu chung trong nhà chung cư

. Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình

. Sở hữu chung hỗn hợp

V. QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN:

- Quyền đối với bất động sản liền kề

- Quyền hưởng dụng

- Quyền bề mặt

NGUỒN: GIÁO TRÌNH LUẬT KINH DOANH ( UEH )


Câu hỏi:
1. Tài sản được quy định theo
a. Luật Hình sự
b. Luật Đất đai
c. Luật Doanh nghiệp
d. Luật Dân sự
2. Có bao nhiêu loại tài sản?
a. 3
b. 2
c. 8
d. 7
- Động sản và bất động sản

- Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

- Hoa lợi và lợi túc

- Vật chính và vật phụ

- Vật chia được và vật không chia được

- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

- Vật cùng loại và vật đặc định

- Vật đồng bộ

3. Đâu là tính chất của Bất động sản?


a. Không thể di dời được
b. Có thể di dời một cách dễ dàng
c. Vô hình
d. Bản chất kinh tế

You might also like