You are on page 1of 12

Link Onedrive Powerpoint do bài nhóm em vượt quá dung

lượng có thể up lên LMS, mong cô thông cảm cho nhóm em.
Sau khi truy cập vào link, cô vào tệp, và chọn tải về bản sao.
Em cảm ơn cô ạ :
https://stueheduvn-my.sharepoint.com/:p:/g/personal/thaodo
_31211027327_st_ueh_edu_vn/ER4w7b73gThPkt6BJ5WaA1
4BqwA6HcCNXFQvSJieZ61Hvg?e=eoIYlD

NHẬN THỨC CHUNG VỀ LUẬT TÀI SẢN


Ở VIỆT NAM (Thư)
(60) Một vài khái niệm của luật tài sản
- Tài sản: Tài sản gồm các loại: (Điều 105 BLDS 2015)
o Vật
o Tiền
o Giấy tờ có giá trị
o Quyền tài sản
- Vật và vật quyền:
Vật: Căn cứ vào tính hữu hình thì vật là loại tài sản hữu hình so với các tài
sản vô hình như quyền ưu tiên, bản quyền, bí mật kinh doanh, ...
Vật quyền: là nội dung cơ bản của luật tài sản, tức là luật quy định về quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu hoặc quyền định đoạt đối với vật.
- Chiếm hữu: là việc kiểm soát, chi phối chủ thể đối với vật. Chiếm hữu có thể
là hoạt động của chủ sỡ hữu tài sản hoặc của người không phải chủ sở hữu
tài sản.
(61) Sơ lược vài nét về pháp luật tài sản của Việt Nam đến trước Hiến
Pháp 2013
- Thời phong kiến: Quốc Triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ
Nội dung: ghi nhận và quy định về quản lí và phân phối đất đai, các hình
thức sở hữu và các giao dịch đối với đất đai.
- Thời thực dân đô hộ:
Nam kỳ và ba thành phố thuộc địa (Hà Nội, Hải Phòng, Đã Nẵng): áp dụng
dân luật giản yếu 1883 do người Pháp ban hành.
Bắc kỳ: áp dụng bộ Dân luật 1931 do Thống sứ Bắc kỳ ban hành.
Trung kỳ: Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật.
🡺 Nhìn chung, Dân luật Việt Nam trong thời kỳ này thể hiện sự ảnh hưởng sâu
sắc của Dân luật Pháp.
- Sau năm 1945: qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung được hình thành; sở hữu toàn dân được xác lập với hầu
hết tư liệu sản xuất của quốc gia, công dân chỉ được công nhận quyền sở hữu
đối với thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, …Hiến
pháp 1992 được ghi nhận là Hiến Pháp bắt đầu giai đoạn đổi mới do thừa
nhận chế độ đa sở hữu, tuy nhiên bản Hiến Pháp này vẫn còn xem sở hữu
toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

(62) Nguồn của luật tài sản hiện hành


Pháp luật về tài sản và quyền sở hữu được hình thành và phát triển trong nhiều
năm qua. Bắt đầu từ Hiến pháp 1946 cho đến Hiến pháp 2013 đã ghi nhận những
nguyên tắc cơ bản. Hiện hành là Bộ luật dân sự 2015 quy định những chế định
pháp luật cụ thể về tài sản, sở hữu và các quyền khác về tài sản. Bên cạnh đó còn
rất nhiều luật liên quan và các văn bản hướng dẫn khác.

(63) Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản:
Chủ sở hữu toàn quyền thực hiện hành vi của mình đối với tài sản, tuy nhiên,
không được trái pháp luật.
(64) Bảo vệ quyền sở hữu:
Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản.
Nếu có căn cứ cho rằng quyền sở hữu, quyền khác về tài sản bị xâm hại thì chủ
sở hữu có quyền tiến hành các biện pháp không trái pháp luật như:
+ Tự bảo vệ: ví dụ: xây hàng rào bảo vệ đất đai nhà cửa, cất giữ tài sản trong
két, gửi ngân hàng, …
+ Đòi lại tài sản:
+ Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm hại
+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại

TÀI SẢN
1.KHÁI NIỆM
● ĐẶC ĐIỂM CHUNG: đều có thể trị thành tiền và tham gia vào giao dịch
dân sự.
● VD: tiền, vật, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản.(2 bạn làm ppt thay các vd
bằng hình ảnh)
● Ở khía cạnh kinh doanh: tài sản là điều kiện để hình thành các đơn vị, tổ
chức kinh doanh, là phương tiện để người kinh doanh sản xuất, trao đổi dịch
vụ.

2. PHÂN LOẠI
a) ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN (phân loại dựa trên tính chất dịch
chuyển và mối quan hệ của tài sản)
● Bất động sản: là đất đai và những thứ gắn liền vĩnh viễn với đất
VD: nhà, công trình xây dựng,….
● Động sản: là động sản tự nhiên, dịch chuyển dễ dàng (gia súc, xe
cộ,..), động sản vô hình( quyền đòi nợ, sở hữu trí tuệ)
(*Note: các vd đều thay bằng hình ảnh)
b) TÀI SẢN HIỆN CÓ VÀ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG
LAI(dựa trên tính hiện hữu của tài sản ở thời điểm xác lập giao dịch)
● Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và đã được xác lập quyền sở
hữu trước thời điểm giao dịch
● Tài sản hình thành trong tương lai: gồm tài sản chưa hình thành và tài
sản hình thành nhưng được xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác
lập giao dịch.
c) HOA LỢI VÀ LỢI TỨC( dựa trên nguồn gốc hình thành của tài sản)
● Hoa lợi: sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại
VD: trứng thu được từ gà đẻ
● Lợi tức: là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản
VD: tiền cho thuê nhà
(*Note: các vd đều thay bằng hình ảnh)

d) VẬT CHÍNH VÀ VẬT PHỤ(dựa trên mức độ độc lập của tài sản)
● Vật chính: là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng
VD: xe máy
● Vật phụ: là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật
chính và có thể tách rời khỏi vật chính
VD: đèn của xe máy

(*Note: dùng ảnh này cho cả 2 vd vật chính và vật phụ)


e) VẬT TIÊU HAO VÀ VẬT KHÔNG TIÊU HAO ( dựa trên tích chất bảo
toàn của vật qua quá trình sử dụng)
● Vật tiêu hao: vật qua một lần sử dụng thì mất đi hình dáng, tính chất
ban đầu
VD: bột mì đưa vào làm bánh, cà phê sau khi xay
● Vật không tiêu hao: sử dụng nhiều lần mà không thay đổi hình dáng,
tính chất
VD: nồi cơm điện, bàn, ghế
(*Note: các vd đều thay bằng hình ảnh)
f) VẬT CÙNG LOẠI VÀ VẬT ĐẶC ĐỊNH ( dựa vào khả năng phân biệt vật)
● Vật cùng loại: vật cùng hình dáng, tính năng, xác định bằng đơn vị đo
lường
VD: những chai nước cùng loại, những khổ giấy cùng cỡ
● Vật đặc định: vật phân biệt với vật khác bằng đặc điểm riêng
VD: bức tranh cổ quý hiếm,
(*Note: các vd đều thay bằng hình ảnh)

g) VẬT ĐỒNG BỘ: gồm các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau thành một
chỉnh thể mà nếu thiếu một bộ phận thì không sử dụng được hoặc giá trị bị
giảm sút
VD: chiếc xe máy và chìa khoá xe là 2 vật không thể tách rời nhau

=> Ý NGHĨA CỦA PHÂN LOẠI TÀI SẢN : giúp cho việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật cụ thể và hiệu quả hơn.
CHIẾM HỮU
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

- Pháp luật quy định về việc chiếm hữu ngay tình, không ngay tình, liên tục,
công khai để làm căn cứ trong các trường hợp tranh chấp về quyền đối với
tài sản.

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn
cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu
biết hoặc phải biết mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện mà không có
trang chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa có
quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể liên
tục hoặc gián đoạn.

Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách
minh bạch, không giấu giếm, tài sản đang chiếm hữu được sử dụng đúng
tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản như tài sản của
chính mình.

QUYỀN SỞ HỮU
- Nội dung:

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản của chủ sở hữu,
người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản hoặc người được giao tài
sản thông qua giao dịch.

Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu hoặc người không phải là
chủ sở hữu trong khai thác công dụng; hưởng hoa lợi, lợi túc mang lại từ
tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền
sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Là quyền đặc trưng của quyền sở
hữu.

-Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản:

Xác lập quyền sở hữu qua giao dịch: thông qua hợp đồng mua bán,
tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu.

Xác lập quyền sở hữu với tài sản theo một số sự kiện pháp lý mà
Luật dân sự quy định: xác lập quyền có được từ lao động hoặc từ kinh
doanh hợp pháp.

-Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:

Việc chấm dứt quyền sở hữu có thể do ý chí của chủ sở hữu hoặc do
quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sở hữu nhằm chấm dứt quyền
sở hữu hoặc có thể tự chấm dứt.

 Quyền sở hữu có thể bị chấm dứt bởi những sự kiện pháp lí do


pháp luật quy định.

HÌNH THỨC SỞ HỮU


- Sở hữu toàn dân: là hình thức sở hữu đối với tài sản công.

- Sở hữu riêng: là sở hữu không bị hạn chế về số lượng, giá trị của
một cá nhân hoặc pháp nhân đối với tài sản.

- Sở hữu chung: là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản, bao
gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

- Phân loại sở hữu chung:

+ Sở hữu chung theo phần: phần quyền sở hữu của mỗi chủ thể
được xác định đối với tài sản chung.

+ Sở hữu chung hợp nhất: phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu
chung không được xác định đối với tài sản chung.
   Có các hình thức sở hữu chung:

Sở hữu chung cộng đồng: là sở hữu của các cộng đồng người,
không phân chia.

Sở hữu chung vợ chồng: là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản.

Sở hữu chung trong nhà chung cư: là sở hữu chung hợp nhất không
phân chia của tất cả chủ căn hộ trong chung cư, có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc sử dụng và quản lí tài sản.

Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình: là một loại sở hữu
chung theo phần. Tài sản được hình thành do sự đóng góp, cùng tạo lập
nên hoặc do được thừa kế chung.

Sở hữu chung hỗn hợp: là loại sở hữu chung theo phần. Tài sản
được hình thành do sự đóng góp nhằm mục đích kinh doanh của các chủ
sở hữu chung.

QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN


1. quyền đối với bất động sản liền kề: là quyền được thực hiện trên một
bất động sản ( gọi là bất động sản chịu hướng quyền) nhằm phục vụ
cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của
một người khác ( gọi là bất động sản hướng quyền ).
2. quyền hưởng dụng : là quyền của chủ thể được khai thác công dụng
và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ
thể khác trong một thời hạn nhất định. 
-Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng là theo quy định của luật, theo
thoả thuận hoặc theo di chúc.
1. quyền bề mặt : 
-là quyền của chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian
trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đất thuộc
về người khác. 
-Quyền bề mặt xác lập theo luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƠI
GAME
1.Chiếm hữu bao gồm?

A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.

B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.

C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.

D. Cả A,B.

2.Việc ông B cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực
hiện quyền nào?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

3.  X và Y cùng mua một căn nhà. Hình thức sở hữu của X và Y đối với
căn nhà:

A. Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

B.  Sở hữu chung hợp nhất.

C. Sở hữu chung theo phần.

D. Sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

4. Để phân loại vật chính và vật phụ, người ta dựa trên đặc điểm nào?
A. nguồn gốc hình thành của tài sản
B. mức độ độc lập của tài sản
C. khả năng phân biệt vật
5. Trong các tài sản sau đây, tài sản nào được xem là bất động sản?
A. Xe cộ
B. Gia súc
C. Nhà ở
D. Cả A và B

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG


PHẦN TÀI SẢN:
Phương Thảo mang chiếc laptop của mình đến cửa hàng sửa máy tính
của Thu Sương để sửa chữa. Hai ngày sau Phương Thảo quay lại cửa
hàng để lấy máy tính theo yêu cầu của Thu Sương thì được Thu Sương
thông báo chiếc máy tính đã bị Minh Thùy trộm mất. Thu Sương đề nghị
trả chiếc máy tính bị trộm bằng chiếc máy tính có cấu hình tương đương
nhưng Phương Thảo không đồng ý. Hỏi Thu Sương có quyền hoàn trả
cho Phương Thảo bằng chiếc máy tính khác có giá trị tương đương hay
không?
⇨ Tình huống này đặt ra để hiểu rõ hơn về vật đặc định. Ở đây, máy
tính của Phương Thảo là vật đặc định bởi nó có những đặc điểm
riêng khác với những máy tính khác như dữ liệu, bộ nhớ riêng,…
mà không thể thay thế được. Do đó, Thu Sương đề nghị trả chiếc
máy tính tương đương nhưng Phương Thảo không đồng ý thì Thu
Sương không có quyền hoàn trả cho Phương Thảo chiếc máy tính
khác có giá trị tương đương được, lúc này hai bên có thể thỏa
thuận và Thu Sương có thể thanh toán cho Phương Thảo giá trị
của chiếc máy tính bị mất đó (Điều 356 Bộ luật Dân sự 2015).
PHẦN QUYỀN SỞ HỮU:
Ông Minh Thành trồng cây cam trên phần đất thuộc quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình. Tuy nhiên, cành cây cam (trên cành có trái) vươn
sang phần đất nhà bà Yến Ngọc. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa hai
ông bà. Ông Minh Thành cho rằng cây của ông thì trái đó thuộc sở hữu
của ông, còn bà Yến Ngọc cho rằng cành cam, trái cam nằm bên phần
đất nhà bà thì bà có quyền chặt cành, hái những trái cam đó. Hãy giải
quyết tranh chấp trên? Giải thích?
⇨ Tình huống này đề cập tới quyền sở hữu. Cụ thể:
- Ông Minh Thành có quyền sử dụng đất để trồng cây để thu hoa
lợi, lợi tức và sở hữu cây. Chẳng may cành cây cam vươn sang
phần đất của nhà bà Yến Ngọc thì ông Minh Thành phải tự
động cắt tỉa bởi theo khoản 2 điều 175: “Người sử dụng đất
được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ
ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và
không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người
khác. / Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc
khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và
theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá
ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
- Bà Yến Ngọc có quyền sở hữu đất, bà có quyền sử dụng mặt đất,
khoảng không gian trên mặt đất và lòng đất. Nhưng khi cây cam
nhà ông Minh Thành vươn sang phần đất nhà bà Yến Ngọc thì
bà Yến Ngọc chỉ có quyền yêu câu ông Minh Thành tự chặt
cành, hái cam đem về nhà. Khi bà Yến Ngọc tự ý chặt cành, hái
quả thì ông Minh Thành có quyền yêu cầu ông Minh Thành bồi
thường thiệt hại. (Điều 170 Bộ luật Dân sự 2015: Chủ sở hữu,
chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi
thường thiệt hại.

You might also like