You are on page 1of 4

1. Tiền xu cổ là vật?

Đúng, tiền xu là cổ vật vì nó thõa mãn nhu cầu của con người, con người có thể nắm giữ chi phối
nó.

2. Thẻ/sổ tiết kiệm là tài sản dưới dạng giấy tờ có giá?


Sai. Thẻ/sổ tiết kiệm không phải là tài sản dưới dạng giấy tờ có giá mà nó chỉ là một loại giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

3. Có đòi hỏi phải chuyển giao quyền tài sản trong giao dịch dân sự không?

Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá
tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối với đối tượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
trí tuệ và các quyền tài sản khác’’. Theo đó, quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng
tiền, không đòi hỏi phải chuyển giao trong giao dịch dân sự.

4. Quyền tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự phải có yêu cầu gì?

Quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền
và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có:
quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng
tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển
giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức
khỏe.

5. Tác phẩm văn học là tài sản?

Sai. Tác phẩm không là tài sản chỉ có quyền sở hữu trí tuệ của tác giả mới là tài sản

6. Quyền yêu cầu thanh toán phát sinh từ hợp đồng là quyền tài sản?

ĐÚNG. Theo khoản 7 Điều 6 của Thông tư số 08/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp:


“Các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường
thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng góp
vốn xây dựng nhà ở, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh nhà ở, hợp đồng cho
thuê, hợp đồng cho thuê mua nhà ở (bao gồm cả nhà ở xã hội) giữa tổ chức với cá nhân
hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án xây
dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; các quyền tài sản là quyền đòi nợ,
quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm
phát sinh từ hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh
doanh, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua công trình xây dựng giữa tổ chức với
cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự
án xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;’’
Vì vây, Quyền yêu cầu thanh toán phát sinh từ hợp đồng là quyền tài sản

7. Mọi quyền sử dụng tài sản là tài sản?

Đúng. Theo điều 189 BLDS 2015: ‘’Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản.Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật’’. Dựa theo tiêu chí trên thì mọi quyền sử
dụng tài sản là tài sản

8. Quyền tài sản là động sản hay bất động sản?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của BLDS, một quyền tài sản sẽ mặc nhiên được coi
là động sản trừ khi có một văn bản pháp luật quy định quyền tài sản này là bất động sản

9. Tất cả trang thiết bị được gắn trên tường của 1 ngôi nhà gắn liền với đất đều là
bất động sản?

Sai.Tất cả trang thiết bị được gắn trên tường của 1 ngôi nhà gắn liền với đất không phải
đều là bất động sản.Gắn liền ở đây không chỉ nó về mặt tiếp xúc vật lý mà còn về mặt
pháp lý. Đồ vật gắn trên tường có thể thay đổi vị trí hoặc gỡ xuống trừ những đồ vật
được gắn cố định vĩnh viễn trên tường. Vì vậy, có một số thiết bị gắn trên tường có thể là
động sản chứ không bắt buộc nhất thiết phải là bất động sản.

10. Tiền chở xe Grab bike có phải là lợi tức từ việc khai thác công dụng của chiếc xe
không?

Phải vì lợi tức là khoản thu được từ việc khai thác tài sản và tiền chở xe Grab Bike chính
là khoản lợi thu từ việc khai thác công dụng chiếc xe

11. Tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoặc là hoa lợi hoặc là phát sinh lợi tức?

Sai. Vì tài sản gốc có thể vửa sinh ra hoa lợi lại vừa có thể sinh ra lợi tức. Ví dụ: con trâu
đẻ ra con nghé thì con nghé là hoa lợi, nhưng nếu cùng là con trâu là tài sản gốc ban đầu
có thể được cho người khác thuê đi cày sẽ sinh ra lợi tức.

12. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao
dịch?

Sai. Tài sản hình thành trong tương lai gồm: tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc
đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm xác lập giao dịch

13. Tài sản hình thành trong tương lai có thể là tài sản mà chủ sở hữu chưa xác lập
quyền sở hữu?

Đúng. Tài sản hình thành trong tương lai có thể là tài sản mà chủ sở hữu chưa xác lập
quyền sở hữu nhưng phải đang hoặc đã được hoàn thành tại thời điểm giao dịch và phải
có căn cứ, minh chứng thể hiện khả năng sở hữu trong tương lai.

14.Chiếc nhẫn vàng có gắn viên kim cương, thì nhẫn vàng là vật chính, viên kim
cương là vật phụ?

Sai. Nhẫn vàng và viên kim cương là vật đồng bộ . Chính vì thế, nếu chiếc nhẫn đính kim
cương mà thiếu đi nhẫn vàng hay kim cương thì đều ảnh hướng đến chất lượng và giá trị

15. Đối với túi đựng máy tính và máy tính, thì máy tính là vật chính, túi đựng là vật
phụ?

Đúng. Máy tính là vật chính và túi đựng máy tính là vật phụ dùng để phục vụ choviệc
bảo vệ máy tính tránh gây hư hỏng, có thể tách rời với máy tính. Chính vì thế khi thực
hiện giao dịch người bán có thể giao túi máy tính hoặc không giao cũng không ảnh hưởng
gì đến việc sử dụng máy tính

16. Ngôi nhà là vật chính, thảm trải nhà là vật phụ?

Đúng. Thảm trải nhà là vật phụ phục vụ cho việc giữ cho căn nhà được sạch sẽ. Nếu
không có cũng không ảnh hưởng gì đến căn nhà

17. Vật phụ không thể là đối tượng của giao dịch dân sự nếu không gắn liền với vật
chính?

Đúng. Vật tồn tại ở dạng vật chính, vật phụ khi thực hiện giao dịch phải gắn liền với vật
chính nếu không sẽ không giao dịch được

18. Vật phụ không thể là đối tượng của giao dịch dân sự nếu không gắn liền với vật chính.

Khoản 2, Điều 110, "Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính,
là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính."

19. Xe ô tô cùng màu sơn được sản xuất bởi cùng một dây chuyền sản xuất là vật cùng
loại?

Đúng. Theo khoản 1 Điều 113 BLDS: “Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính
năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.”

20. Các khu chung cư được xây dựng theo cùng một một thiết kế là vật đặc định?
Sai. Theo khoản 2 điều 113 BLDS: ‘’ Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác
bằng những đặc điểm riêng về kí hiệu , hính dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.’’ Vì
vậy các khu chung cư được xây dựng theo cùng một một thiết kế là vật cùng loại
21. Tiền có phải vật đặc định không?
Trên mỗi tờ tiền có số seri riêng, có đặc điểm riêng về kí hiệu và có khả năng phân biệt với những tờ tiền
khác, vì vậy tiền là vật đặc định

 Đúng. Theo khoản 1 Điều 113 BLDS

You might also like