You are on page 1of 48

PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU

VÀ THỪA KẾ

ThS. NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI


§.1 CHƯƠNG 1. TÀI SẢN

Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

KHOA LUẬT DÂN SỰ


Tài liệu tham khảo
– Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, ĐH Luật
TP. Hồ Chí Minh
– Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa
kế, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
– Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những
điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Văn bản pháp luật

Bộ luật
Hiến pháp
dân sự
năm 2013
năm 2005

Bộ luật Bộ luật
dân sự dân sự
năm 2015 năm 1995

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Mục tiêu bài giảng
Sinh viên nắm được những khái niệm, phân loại tài sản.

Vận dụng vào thực tiễn để xác định các loại đối tượng là tài sản
theo pháp luật dân sự.
Hiểu được bản chất của việc chiếm hữu, hiệu lực của chiếm
hữu; sự khác biệt giữa chiếm hữu với QSH.
Phân tích, vận dụng được các quy định về chiếm hữu tài sản để
bảo vệ việc chiếm hữu khi bị xâm phạm.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1 Khái niệm tài sản

Tài
sản 2 Các dạng tài sản

3 Phân loại tài sản và


phân loại vật
1. Khái niệm tài sản

Điều 105 BLDS 2015: Tài


sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


TÀI
SẢN

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.1. Vật

Là một bộ phận
của thế giới vật Có giá trị sử
chất; dụng;

Tồn tại khách Con người có


quan; khả năng chiếm
hữu, làm chủ
vật đó.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.1. Vật (t.t)
Không phải mọi vật thể trong thế giới vật chất đều là vật theo quan điểm của luật dân
sự.
– Có những thứ rất có ích ví dụ như: không khí, nước mưa… rất có ích cho con người
nhưng con người không chiếm hữu được thì cũng không phải là vật đối tượng của quyền
sở hữu nhưng nếu là không khí mà chiếm hữu được như bình ôxy, hay nước mưa được thu
về trong một thùng… tức là giới hạn trong không gian (chiếm một khoảng không) thì lại là
vật – tài sản thuộc quyền sở hữu.
– Điện (năng lượng) tuy chúng ta không nhìn thấy và không thể nắm giữ trong tay được
nhưng rất có ích cho con người và con người chi phối được nó (tức đo đếm được) thì vẫn
được coi là vật – tài sản của quyền sở hữu. Tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ
thuật mà có những thứ hiện nay chưa phải là vật nhưng sau này lại có thể trở thành vật. Tài
sản thuộc quyền sở hữu khi người ta khám phá ra những lợi ích của nó và chi phối được
nó.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.2. Tiền

Tiền thực hiện ba chức Chủ sở hữu tiền lại


năng chính là: công cụ không được tiêu hủy
Được xác định giá trị
thanh toán đa năng, Do nhà nước độc quyền tiền (không được xé,
thông qua mệnh giá của
công cụ tích lũy tài sản phát hành; đốt, sửa chữa, thay đổi
nó;
và công cụ định giá các hình dạng, kích thước,
loại tài sản khác. làm giả,…).

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.3 Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều dạng


khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, hối
Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ
được bằng tiền và chuyển giao được tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có
trong giao lưu dân sự. giá khác theo quy định của pháp luật, trị
giá được thành tiền và được phép giao
dịch.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Giấy tờ có giá

Xác nhận quan hệ


tài sản với những
Chỉ được tạo ra bởi
Bao giờ cũng xác chủ thể nhất định
một số chủ thể có
định được nếu như quyền đối với
đủ điều kiện do luật
chuyển thành tiền. vốn góp hoặc quyền
định.
đòi nợ trong quan
hệ tín dụng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.4. Các quyền tài sản
Điều 115 BLDS 2015: Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và
các quyền tài sản khác.

Ví dụ: Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả,


quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo
hiểm đối với vật bảo đảm, quyền sử dụng đất…

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3. PHÂN LOẠI TÀI SẢN VÀ
PHÂN LOẠI VẬT

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.1. PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Hoa lợi, lợi tức


Bất động sản
& động sản

Cấm – hạn chế


- tự do lưu
Phân TS hữu hình
& vô hình
thông loại

Đăng kí QSH và TS hiện có &


không phải đăng kí QSH hình thành trong tương lai
3.1.1 Bất động sản và động sản (Điều 107)
• Bất động sản bao gồm:
• Đất đai;
• Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
• Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
• Các tài sản khác do pháp luật quy định.
• Động sản là những tài sản không phải là bất động sản

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


BẤT ĐỘNG SẢN

BẤT ĐỘNG SẢN DO BẢN CHẤT TỰ NHIÊN


Ví dụ: đất, nhà, công trình xây dựng khác, cây trồng.

BẤT ĐỘNG SẢN DO CÔNG DỤNG


Có những vật vốn là động sản nhưng lại được xem là BĐS do mối liên hệ với một BĐS
do bản chất tự nhiên mà động sản này gắn liền với tư cách là một vật phụ. Chính sự gắn
liền vào BĐS mới giúp cho động sản phát huy được công dụng riêng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


BẤT ĐỘNG SẢN THEO CÔNG DỤNG
– Thứ nhất, phải có mối liên hệ công dụng giữa hai tài sản. Mối liên hệ ấy phải khách quan, chứ không lệ
thuộc vào ý chí của con người. Trên thực tế có hai loại bất động sản do công dụng.
+ Tài sản phục vụ việc khai thác BĐS do bản chất tự nhiên trong những điều kiện bình thường. Có những vật
cần thiết để BĐS vận hành theo đúng công dụng được xác định.
❑ Đối với nhà ở: chậu rửa mặt, bồn tắm, quạt trần, đèn chiếu sáng, thang máy,…
❑ Đối với cơ sở sản xuất nông nghiệp: máy móc, thiết bị phục vụ canh tác, gia súc kéo, súc vật nuôi…
❑ Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp: máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất là những thứ góp phần tạo ra sức
sống của cơ sở.
+ Tài sản gắn với BĐS do bản chất tự nhiên như là vật cố định. Có những vật được gắn vào BĐS và cùng với
BĐS tạo thành một tổng thể về phương diện kiến trúc hoặc thiết kế nội thất. Giữa vật này và BĐS có thể không
có quan hệ công dụng; nhưng sự gắn bó giữa hai vật là rõ ràng.
Ví dụ: những bức tượng gắn chặt vào vách tường nhà, không thể tháo ra mà không hư hỏng; những bức tranh có
khung gắn chặt vào tường,…
- Thứ hai, cả BĐS do bản chất tự nhiên và BĐS do công dụng đều phải thuộc về một chủ sở hữu.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Lợi ích của việc xác định BĐS do công dụng

Trường hợp thế chấp toàn bộ Ví dụ: Bán một căn nhà có
hoặc một phần BĐS, động sản quạt trần, máy điều hòa,… thì
có vật phụ thì vật phụ cũng phải giao nhà với đầy đủ các
thuộc tài sản thế chấp. Được
nhìn nhận là vật phụ của BĐS do thiết bị đó, nếu hai bên không
bản chất tự nhiên, BĐS do công có thỏa thuận rõ ràng về việc
dụng chịu sự chi phối của quy tháo gỡ những thứ đó mang
định này. đi.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Ý nghĩa
• Quy định thủ tục đăng ký đối với tài sản.
• Ví dụ: Điều 106 Đăng ký tài sản
Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động
sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và
pháp luật về đăng ký tài sản.
Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản
không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng
ký tài sản có quy định khác.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
• Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
• Ví dụ: Khoản 2 Điều 277: Trường hợp không có
thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được
xác định như sau:
Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất
động sản;
Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng
của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


• Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu
• Ví dụ: Khoản 1 Điều 228: “Người đã phát hiện, người đang
quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản
đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất
động sản thì thuộc về Nhà nước.”
• Điều 236: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong
thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu
chiếm hữu...”

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


• Xác định hình thức của hợp đồng
• Ví dụ:
Khoản 1 Điều 459: “Tặng cho bất động sản phải được
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải
đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu
theo quy định của luật.”
Khoản 1 Điều 458: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu
lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.”
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
3.1.2. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều
108)

Tài sản hình thành


trong tương lai bao
gồm:
Tài sản hiện có là tài
sản đã hình thành và • Tài sản chưa hình thành;
• Tài sản đã hình thành
chủ thể đã xác lập nhưng chủ thể xác lập
quyền sở hữu, quyền quyền sở hữu tài sản sau
khác đối với tài sản thời điểm xác lập giao dịch.
trước hoặc tại thời điểm
xác lập giao dịch.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
– Tài sản hình thành trong tương lai có thể là vật, tiền, giấy
tờ trị giá bằng tiền và các quyền tài sản theo qui định tại
Điều 105 BLDS 2015 nhưng tại thời điểm giao dịch thì
chủ của tài sản hình thành trong tương lai chưa xác lập
quyền sở hữu cho mình được song trong tương lai chắc
chắn họ sẽ được thừa nhận là chủ sở hữu tài sản về mặt
pháp luật.
– Ví dụ: công trình xây dựng về nhà chưa hoàn công, việc
chuyển nhượng tài sản nhưng chưa hoàn tất thủ tục
chuyển giao quyền sở hữu
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
3.1.3 Hoa lợi và lợi tức (Điều 109)

Lợi tức là các khoản lợi


thu được từ việc khai
Hoa lợi là sản vật tự
Tài sản gốc là tài sản thác tài sản. Ví dụ tiền
nhiên mà tài sản mang
khi sử dụng, khai thác thu được từ việc cho
lại. Ví dụ hoa quả thu
công dụng sinh ra lợi thuê tài sản, tiền lãi của
được từ cây trồng. Con
ích vật chất hoặc tinh khoản cho vay; lợi tức
do gia súc sinh ra, trứng
thần nhất định. gắn với cổ phần; tiền
do gia cầm đẻ…
lãi sinh ra từ khoản tiền
gửi tiết kiệm…

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Cả hoa lợi, lợi tức đều được
sinh ra từ việc sử dụng tài
sản gốc và chỉ được coi là
hoa lợi, lợi tức nếu đã được
tách ra từ tài sản gốc và
không ảnh hưởng đến trạng
thái ban đầu của tài sản gốc.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Phân biệt hoa lợi với sản phẩm

Cả hoa lợi, lợi tức đều được sinh ra từ Sản phẩm: là vật được sinh ra
việc sử dụng tài sản gốc và chỉ được coi từ việc chuyển hóa bản thân
là hoa lợi, lợi tức nếu đã được tách ra từ
tài sản gốc và không ảnh hưởng đến chất liệu của tài sản gốc.
trạng thái ban đầu của tài sản gốc. • Ví dụ: Trái cây chính là hoa lợi của cây.
Gỗ là sản phẩm của cây.
• Bê con là hoa lợi của bò mẹ, còn thịt
bò là sản phẩm.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Lợi ích của sự phân biệt tài sản gốc và hoa lợi?

Hoa lợi thu được là


thu nhập của chủ sở
hữu; trong khi đó, đối
Trong mối quan hệ giữa
Người chiếm hữu với trường hợp tạo ra
người có quyền hưởng ngay tình đối với tài sản phẩm từ tài sản
dụng và chủ sở hữu: sản gốc phải hoàn gốc thì chỉ có phần
người này có quyền đối trả tài sản, nhưng có chênh lệch giữa giá
với hoa lợi; còn người kia
quyền giữ lại hoa bán sản phẩm và giá
đối với tài sản gốc. Ví dụ: thành mới được coi là
A mượn của B một con lợi. thu nhập của chủ sở
trâu để làm ruộng, trong hữu.
thời gian mượn con trâu
sinh ra một con nghé thì
con nghé là hoa lợi thuộc
sở hữu của B.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
3.1.4 Tài sản cấm lưu thông, hạn chế lưu thông, tự do lưu thông

Tài sản cấm lưu thông: là tài sản cấm đưa


ra mua bán, trao đổi trên thị trường
(không thể là hàng hóa). Tài sản cấm lưu Tài sản hạn chế lưu thông: Là
thông là những tài sản có vai trò to lớn những tài sản mà việc mua bán
đối với nền kinh tế quốc dân, với an ninh trao đổi bị hạn chế. Ví dụ: vũ khí
quốc phòng nên nhà nước cấm mua bán, thể thao, ngoại tệ…
trao đổi. Ví dụ: Morphine, vũ khí quân
dụng…

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Tài sản tự do lưu
thông: Là các tài sản
được đem ra mua bán
trao đổi tự do trên thị
trường chủ yếu là
những tài sản phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Ý nghĩa của phân biệt
Việc xác định đúng loại tài sản này cũng có ý nghĩa rất lớn trong
việc xác định hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự:

Tài sản cấm lưu thông không thể trở thành đối tượng trong giao dịch dân
sự. Chính vì vậy, nếu các bên vẫn xác lập những giao dịch này thì giao dịch
đó sẽ vô hiệu tuyệt đối do có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật; và
khi đó tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được sẽ bị tịch thu sung quỹ
nhà nước hoặc tiêu hủy.

Tài sản hạn chế lưu thông thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ
chặt chẽ về điều kiện giao dịch, nếu pháp luật có quy định phải đăng ký
hoặc xin phép thì các bên phải tuân thủ theo thủ tục đó.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.2. PHÂN LOẠI VẬT

Vật chia được,


Vật chính vật không chia được
và vật phụ

Phân Vật tiêu hao,


vật không tiêu hao
loại

Vật đồng bộ Vật cùng loại, vật đặc định


3.2.1. Vật chính và vật phụ (Điều 110)
Vật phụ là vật trực tiếp
Vật chính là vật độc phục vụ cho việc khai thác
lập, có thể khai thác công dụng của vật chính,
công dụng theo tính là một bộ phận của vật
năng (khoản 1 Điều chính, nhưng có thể tách
110 BLDS 2015) rời vật chính (khoản 2
Điều 110 BLDS 2015)

Ví dụ:
Điều khiển Tivi
– Tivi
– Vật chính và vật phụ tuy là các vật tồn tại độc lập nhưng do
chúng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau nên vật phụ luôn đi
kèm vật chính. Nếu giao vật chính mà không giao vật phụ là vi
phạm hợp đồng.
– Ví dụ: Kính chiếu hậu của xe máy là một bộ phận không thể
tách rời của xe máy, trong khi cần đạp (để khởi động xe) thì lại
là vật phụ đích thực: lấy cần đạp ra khỏi xe, xe vẫn có thể được
khởi động nhờ bộ khởi động độc lập; trong khi đó, nếu bị gỡ
kính chiếu hậu, chiếc xe máy sẽ không hội đủ điều kiện để được
coi là phương tiện vận chuyển trong giao thông công cộng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Lợi ích của sự phân biệt
– Khoản 3 Điều 110 BLDS 2015: “Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật
chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
– Các thỏa thuận nếu có, chỉ hợp lệ trong trường hợp đối tượng của thỏa
thuận là vật phụ đích thực, nghĩa là phục vụ cho việc khai thác vật chính
nhưng không có quan hệ pháp lý với vật chính.
– Ví dụ: Hợp đồng bán một chiếc ô tô với điều kiện không giao kính chiếu
hậu đang gắn vào ô tô vẫn có giá trị nếu chúng ta coi đối tượng mua bán
đơn thuần là một vật định giá được bằng tiền; tuy nhiên, chiếc ô tô chỉ được
đăng ký sang tên cho người mua như là một phương tiện phục vụ đi lại một
khi các kính chiếu hậu thay thế được gắn vào vị trí thích hợp.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.2.2. Vật chia được và vật không chia được (Điều 111)

Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và
tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: nông phẩm, thực phẩm...
10 kg đường chia làm 10 gói, mỗi gói 1 kg vẫn được.
Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ
nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Ví dụ: xe ô tô, xe máy...

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền
để chia.
3.2.3. Vật tiêu hao, vật không tiêu hao (Điều 112)

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không
giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản
vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu Ví
dụ: nhà ở, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho
mượn. Bởi lẽ sử dụng vật tiêu hao cũng đồng nghĩa với định đoạt vật đó. Không
thể thuê 100 lít xăng, mượn 100 tấn gạo Nàng Hương, bởi số xăng ấy sẽ biến mất
sau khi sử dụng, gạo có thể giao cho người nhận hàng thông qua hợp đồng.
3.2.4. Vật cùng loại, vật đặc định (Điều 113)

Vật cùng loại là


những vật có cùng Vật đặc định là vật
hình dáng, tính chất, phân biệt được với
tính năng sử dụng các vật khác bằng
và xác định được những đặc điểm
bằng những đơn vị riêng về ký hiệu,
đo lường. hình dáng, màu sắc,
Ví dụ: những tờ giấy chất liệu, đặc tính,
bạc có cùng mệnh vị trí.
giá
Tính chất đặc định hay cùng loại của vật có thể rất tương đối: một vật
cùng loại trong hoàn cảnh này có thể trở nên đặc định trong hoàn cảnh
khác và ngược lại.

Ví dụ:
- Chiếc tivi bày bán trong cửa hàng là vật cùng loại trong điều kiện cửa hàng có chục chiếc
tivi cùng loại; tuy nhiên sau đó nó được một người mua mang về nhà, chiếc tivi trở thành
vật đặc định; sau khi được sử dụng một thời gian dài, tivi bị bán cho cửa hàng đồ cũ và
lại trở thành vật cùng loại trong đống tivi cũ của cửa hàng.
- Xe đạp để trong cửa hàng, nếu mua ra một cái lại là vật đặc định. Mặt khác vật cùng loại
nếu qua một thời gian sử dụng thì nó sẽ biến thành vật đặc định do hao mòn, va chạm
khác nhau trong quá trình sử dụng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Vật cùng loại có
cùng chất lượng có
thể thay thế cho
nhau.

Khi thực hiện nghĩa


vụ chuyển giao vật
đặc định thì phải
giao đúng vật đó.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Tình huống

A mang chiếc Laptop của mình đến cửa hàng sửa máy tính của
B để sửa chữa. Hai ngày sau A quay lại cửa hàng của B để lấy
máy tính theo yêu cầu của B thì được B thông báo rằng chiếc
máy tính đã bị trộm lấy mất. B đề nghị được trả chiếc máy
tính khác có cấu hình tương đương nhưng A không đồng ý.
Hỏi, B có quyền hoàn trả cho A bằng chiếc máy tính khác có
giá trị tương đương không?

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Gợi ý:
– Chiếc Laptop là vật đặc định. Theo Khoản 3 Điều 356:
“Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được
thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi
phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị
hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.”
– Vậy B phải thanh toán cho A giá trị chiếc Laptop.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.2.5. Vật đồng bộ (Điều 114)

Vật đồng bộ còn được


thể hiện dưới các dạng
như bộ đôi, cặp. Ví dụ:
Vật đồng bộ là vật gồm các Bộ máy vi tính, đôi dép,
phần hoặc các bộ phận ăn bộ tranh xuân - hạ - thu -
khớp, liên hệ với nhau hợp đông
thành chỉnh thể mà nếu thiếu
một trong các phần, các bộ
phận hoặc có phần hoặc bộ
phận không đúng quy cách,
chủng loại thì không sử dụng
được hoặc giá trị sử dụng của
vật đó bị giảm sút.
• Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển
giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường
hợp có thoả thuận khác.
• Theo Khoản 1 Điều 438: Trường hợp vật được giao không đồng
bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên
mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn
thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần
hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Câu hỏi ôn tập
– Quyền sử dụng đất có phải là bất động sản?
– Sổ tiết kiệm tiền gửi tại ngân hàng có phải là tài sản? Nếu là tài sản thì đó là tài sản gì?
– Chứng minh nhân dân, bằng lái xe, bằng đại học có phải là tài sản? Nếu là tài sản thì đó
là tài sản gì?
– Theo anh, chị “nhà bè” nổi trên sông, nhà tiền chế (vật liệu lắp ráp, công-ten-nơ) có phải
là bất động sản không? Vì sao?
– Trên cơ sở bản chất và đặc trưng của tài sản trong pháp luật dân sự, hãy cho biết tài
khoản ngân hàng, các bộ phận trên cơ thể con người, thông tin nói chung có phải là tài
sản không?
– Vật tiêu hao là gì? Tiền, cây bút chì, các đồ vật được quy ước có giá trị sử dụng 1 lần
(bao lì xì, thiệp chúc xuân, thiệp mừng 08/3 có in năm …) có phải là vật tiêu hao hay
không? Vì sao?
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Nhận định sau đúng hay sai? Lý giải?
– Không khí trong tự nhiên là tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
– Tiền chở xe ôm chính là lợi tức phát sinh từ việc khai thác công dụng của chiếc xe đó.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá.
– Nước biển/không khí có thể là tài sản.
– Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch.
– Một tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc phát sinh lợi tức.
– Nhẫn bằng vàng có gắn viên kim cương, theo đó nhẫn vàng là vật chính, viên kiêm cương là vật phụ.
– Tất cả các quyền tài sản đều là tài sản.
– Xe máy cùng dây chuyền sản xuất và cùng màu sơn là vật cùng loại vì không thể phân biệt dược
chúng do có cùng hình dáng, kích thước và màu sơn.
– Thuốc kháng sinh là tài sản hạn chế lưu thông.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019

You might also like