You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HOA SEN

NHÓM 19

KIỆN ĐÒI LẠI TÀI SẢN (KIỆN VẬT QUYỀN)

TIỂU LUẬN LUẬT TÀI SẢN

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN

NHÓM 19

KIỆN ĐÒI LẠI TÀI SẢN (KIỆN VẬT QUYỀN)

Môn: Luật Tài sản


Lớp: LAW 201DV01-0200

TIỂU LUẬN LUẬT TÀI SẢN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GV. Trần Linh Huân

TP.HỒ CHÍ MINH, 2022

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................2
PHẦN TRĂM HOÀN THÀNH.........................................................................3
MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
NỘI DUNG..........................................................................................................5
I. Kiện đòi lại tài sản là gì?................................................................................5
II. Đối tượng của việc kiện đòi lại tài sản.........................................................5
III. Quy định của pháp luật về phương pháp kiện đòi tài sản.......................6
IV. Quy trình đòi lại tài sản gồm có các bước..................................................7
V. Điều kiện.........................................................................................................8
VI. Tình huống....................................................................................................8
KẾT LUẬN.........................................................................................................9
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO........................................................10

1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại
học Hoa Sen đã đưa môn học Luật Tài sản vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt,
chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Trần Linh
Huân đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Luật Tài sản của
thầy, nhóm em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập
hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành
trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Môn Luật Tài sản là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu
luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác,
kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
PHẦN TRĂM HOÀN THÀNH

Họ tên - MSSV Phần trăm hoàn thành


Võ Hoàng Minh - 22122954 100%
Trần Thị Ngọc Như - 22115229 100%
Đặng Hoài Thương - 22101210 100%

3
MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong các hoạt động kinh tế - xã
hội, tài sản nói chung và các điều kiện vật chất, tiền bạc nói riêng đóng một vai
trò cần thiết, đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, khái niệm về tài sản được hiểu
theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản
xuất hoặc tiêu dùng, đây là cách hiểu thông thường. Nghĩa thứ hai, trong lĩnh
vực pháp lí, theo Điều 105 Bộ luật Dân Sự 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và
động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Tuy vậy, không phải tất cả tài sản đều là đối tượng của kiện đòi lại tài sản.
Quyền này được Nhà nước bảo hộ, do đó pháp luật đã quy định trình tự thực
hiện và bảo vệ quyền cũng như lợi ích của các chủ thể liên quan. Nếu tổ chức, cá
nhân nào có hành vi xâm phạm đều phải gánh chịu hậu quả do pháp luật quy
định. Chủ thể xâm phạm có thể chịu trách nhiệm hành chính, dân sự hoặc hình
sự, tuy nhiên còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể có quyền.

Ở Việt Nam, thực trạng chiếm giữ bất hợp pháp tài sản của người khác dù
có ngay tình hay không đều ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy để xử lý các
thực trạng trên pháp luật đã có những quy định và quy trình kiện đòi tài sản như
thế nào?

4
NỘI DUNG

I. Kiện đòi lại tài sản là gì?


1/ Khái niệm

Kiện đòi lại tài sản là một phương thức kiện dân sự , theo đó chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có
hành vi chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho mình.

Quyền đòi lại tài sản được quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang
có quyền khác đối với tài sản đó.”

Tuy nhiên, đối với những tài sản đang được chiếm hữu bởi chủ thể có quyền
khác đối với tài sản thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản đó.

2/ Đặc điểm của phương thức đòi lại tài sản

- Một là, kiện đòi lại tài sản là biện pháp áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu,
người có quyền khác đối với tài sản bị mất quyền chiếm hữu đối với tài sản của
mình.

- Hai là, người bị kiện phải là người đang thực tế chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật đối với tài sản. Tài sản chỉ có thể được trả lại khi người chiếm hữu tài
sản đó đang kiểm soát tài sản mà mình không có thực quyền.

- Ba là, đối tượng của kiện đòi lại tài sản phải là vật đang có thực, đang còn tồn
tại trên thực tế.

II. Đối tượng của việc kiện đòi lại tài sản
Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản" . Tuy vậy do đặc thù của
phương thức kiện đòi lại tài sản nên không phải tất cả những tài sản trên đều là
đối tượng của kiện đòi lại tài sản.

+ Vật trong kiện đòi lại tài sản chỉ bao gồm vật có thực và đang còn tồn tại trên
thực tế. Vật là đối tượng của kiện đòi lại tài sản hiện còn tồn tại có thể là vẫn còn

5
nguyên ở trạng thái ban đầu hoặc về cơ bản vẫn còn nhưng đã bị giảm sút hoặc
gia tăng về giá trị. Nếu vật không còn tồn tại do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy thì
không thể áp dụng phương thức kiện đòi lại tài sản được.

+ Tiền là đối tượng của kiện đòi lại tài sản khi chủ sở hữu biết rõ số seri của
những tờ tiền đó mà hiện đang bị người khác chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật. Đối với trường hợp tiền đã được bao gói niêm phong mà bị người khác
chiếm hữu trái pháp luật và hiện số tiền đó vẫn còn nguyên bao gói thì việc kiện
đòi lại tài sản ở đây là kiện đòi lại tài sản là vật chứ không phải là tiền.

+ Giấy tờ có giá có thể là đối tượng của kiện đòi lại tài sản. Giấy tờ có giá chính
là giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản vô danh, giá trị của giấy tờ chính là giá
trị của quyền tài sản mà nó minh chứng.

- Quyền tài sản là loại tài sản vô hình, do vậy không thể thực hiện quyền chiếm
hữu đối với loại tài sản này. Căn cứ vào đặc điểm của phương thức kiện đòi lại
tài sản thì quyền tài sản không phải là đối tượng của phương thức này.

III. Quy định của pháp luật về phương pháp kiện đòi tài sản
Chủ thể có quyền đòi lại tài sản

Theo Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 thì người kiện đòi lại tài sản có thể là:

Chủ sở hữu của tài sản và chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản.
Người kiện đòi lại tài sản cũng có thể là người có quyền khác đối với tài sản
thông qua những căn cứ xác lập quyền được pháp luật quy định.

- Chủ sở hữu tài sản: Để được coi là chủ sở hữu tài sản, tài sản phải được xác lập
trên các căn cứ do pháp luật quy định. Tuy nhiên trên thực tế không phải chủ thể
nào cũng có quyền sở hữu đối với một số loại tài sản nhất định.

- Chủ thể có quyền khác đối với tài sản: Quyền khác đối với tài sản được quy
định tại Điều 159 Bộ luật dân sự 2015: “1. Quyền khác đối với tài sản là quyền
của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể
khác.

“Trên thực tế, việc nắm giữ, quản lý tài sản có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ
thể nào, tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể chiếm hữu nếu
việc chiếm hữu đó dựa trên cơ sở pháp lý do pháp luật quy định. Chiếm hữu có
căn cứ pháp luật là việc kiểm soát tài sản dựa trên các quy định của pháp luật và
được quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự 2015. Như vậy, quyền chiếm hữu của
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Khi bị
xâm phạm, họ có quyền yêu cầu Tòa án xét xử để đòi tài sản từ người đang

6
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Khi tham gia tố tụng, người kiện đòi tài
sản phải chứng minh tư cách sở hữu, chiếm hữu hợp pháp đối với vật đang bị
chiếm giữ bất hợp pháp.”

Chủ thể bị khởi kiện

Theo Khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015, người bị kiện có thể là một
trong những chủ thể sau:

- Người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật.

- Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản. Có thể là người có
hành vi trái pháp luật như trộm cắp tài sản hoặc nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ
quên mà không thông báo công khai, không giao nộp cho cơ quan có thẩm
quyền, cũng có thể là người thứ ba đã nhận chuyển giao tài sản qua một giao
dịch với người không có quyền định đoạt tài sản...

“Khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ
thì người đang chiếm hữu thực tế đều phải trả lại tài sản, ngoài ra “...phải hoàn
trả lại hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” Khoản 1 Điều 581 Bộ luật dân sự
2015.”

IV. Quy trình đòi lại tài sản gồm có các bước
- Bước 1: Các chủ thể có yêu cầu nộp đơn, hồ sơ khởi kiện.
- Bước 2: + Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện.
+ Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn 3 ngày làm việc,
Chánh án tòa án nơi tiếp nhận đơn khởi kiện phân conng một thẩm phán thực
hiện xem xét nội dung đơn khởi kiện.
+ Khởi kiện trong thời hạn năm ngày làm việc, Thẩm phán xem xét nội
dung đơn khởi kiện và đưa ra một trong số các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ
án theo thủ tục do pháp luật quy định. Chuyển đơn khởi kiện cho cơ quan Tòa án
có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện đối với trường hợp
vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác. Trả lại đơn khởi kiện cho
người khỏi kiện trong trường hợp vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan Tòa án.
- Bước 3: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Bước 4: Các chủ thể có yêu cầu nộp biên lai tạm ứng án phí cho cơ quan Tòa
án, Thẩm phán phụ trách ban hành quyết định thụ lý đối với vụ việc tới các
đượng sự và Viện kiểm sát.
- Bước 5: Các bên đương sự đưa ra ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày các bên đương sự nhận được thông báo.
7
- Bước 6: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

V. Điều kiện
Điều 166, 167, 168 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định trong việc
kiện đòi lại tài sản thì chủ sở hữu được lấy lại tài sản khi có đủ các yếu tố
sau đây:

- Tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ
(VD1: B trộm chiếc điện thoại của A rồi đem cho C) hoặc theo ý chí của họ
nhưng người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù (cho, tặng, thừa kế
theo di chúc). (VD2: B mượn chiếc điện thoại của A rồi đem cho C).
- Người thưc tế đang chiếm giữ tài sản là người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật, không ngay tình.
- Tài sản hiện đang còn trong tay người chiếm giữ bất hợp pháp.
- Tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang không có quyền khác đối với tài sản
đó (Ví dụ như quyền hưởng dụng,...).

VI. Tình huống


A cho B là bạn cùng lớp mượn máy tính xách tay. B sử dụng máy thì bạn
gái là C khen máy đẹp. Nghe thế, B tỏ ra hào hiệp tặng ngay máy tính cho C.
C sử dụng được ít hôm thì A phát hiện và kiện đòi C phải trả máy, nhưng
C vẫn cứ tưởng là máy của B, nên không chịu trả.
Hỏi: A có đòi lại máy từ C được không? Vì sao?

Trả lời tình huống: A có quyền đòi lại máy từ C. Căn cứ Điều 167 BLDS 2015
“Chủ sở hữu (A) có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
(máy tính xách tay) từ người chiếm hữu ngay tình (C) trong trường hợp C có
động sản này thông qua giao dịch không có đền bù (trường hợp này là tặng cho)
với người không có quyền định đoạt tài sản (B).

KẾT LUẬN
Chế định tài sản trong pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những sự kế
thừa, bổ sung, sửa đổi rất nhiều vấn đề quan trọng, thể hiện sự phát triển trong
lịch sử lập pháp của Việt Nam, ở đây là Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể pháp luật
Việt Nam đã có sự quan tâm đến quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan
trong kiện đòi lại tài sản (Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015), thay vì chỉ bảo vệ các

8
chủ thể trực tiếp có quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 256 Bộ luật Dân sự
2005). Có thể nói rằng, những thay đổi đó là tính tất yếu trong sự phát triển của
Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

Mong rằng luật pháp Việt Nam sẽ nhanh chóng hoàn thiện hơn những bất
cấp này, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của cả nước.

DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự 2015

2. Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế (Trường
Đại học Luật TP.HCM)

You might also like