You are on page 1of 20

Giảng viên Hoàng Thế Cường

1. Khái niệm
 Bảo vệ quyền sở hữu bằng pháp luật Dân sự là việc chủ

sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự áp dụng những


biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền sở hữu của
mình
 hoặc
 Yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác

buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền


chiếm hữu phải:
 Trả lại tài sản đang bị chiếm hữu bất hợp pháp nếu
người đang chiếm hữu đó không tự nguyện trả lại tài
sản này; hoặc
 Chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện

quyền sở hữu, quyền chiếm hữu; hoặc


 Bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu

hợp pháp nếu có thiệt hại xảy ra từ việc xâm phạm


quyền sở hữu.
 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật
dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
cả chủ sở hữu lẫn người chiếm hữu hợp pháp.
 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được Nhà nước

bảo đảm thực hiện.


 Mặc dù Quyền sở hữu của chủ sở hữu mang tính

chất tuyệt đối, điều đó không có nghĩa là chủ sở hữu


được bảo vệ trong mọi trường hợp, và quyền sở hữu
là bất khả xâm phạm.
1. Tự bảo vệ Quyền sở hữu
a.Khái niệm: Điều 164 BLDS ghi nhận
 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự

bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm
quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy
định của pháp luật.
 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền

yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc
người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm
dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
 Về cách thức: Biện pháp tự bảo vệ có thể tiến hành
dưới bất kỳ cách thức nào, miễn là không trái pháp luật
và đạo đức xã hội.
 Về tính kinh tế: Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có

tính kinh tế cao nhất.


 Hiệu quả bảo vệ: Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp

mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi
xâm phạm ngay từ đầu.
 Truy tìm và đòi lại tài sản
 Yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản

trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
 Yêu cầu bồi thường thiệt hại
 Đăng ký quyền sở hữu
1. Khái niệm
 Kiện đòi lại vật là việc chủ sở hữu yêu cầu người đang
thực tế chiếm hữu không có căn cứ pháp luật tài sản
phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
 Vật đặc định và và còn tồn tại vào thời điểm kiện đòi.
 Bị đơn là người thực tế đang chiếm hữu vật không có

căn cứ pháp luật.


 Nguyên đơn là chủ sở hữu.
a. Kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không ngay
tình .
b. Kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình
(theo Điều 167 và 168 BLDS)
 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm

hữu không phù hợp với quy định tại điều 165 BLDS;
 Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng

ngay tình
Trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình phải trả tài
sản cho chủ sở hữu theo các điều kiện luật định thì họ sẽ
được pháp luật bảo hộ:
 Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký

quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường


hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông
qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền
định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có
đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động
sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm
hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
 Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền
sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay
tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của
Bộ luật này.
1. Khái niệm
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản,
chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái
pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu
cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
 Tài sản
 Nguyên đơn
 Bị đơn

3. Điều kiện
 Có hành vi vi phạm:
 Người vi phạm có lỗi (Điều 364 BLDS).
1. Khái niệm
 Là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu người

có hành vi trái pháp luật làm hư hỏng, mất mát, giảm sút giá
trị tài sản phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
2. Điều kiện
 Chủ thể khởi kiện

 Có thiệt hại thực tế xảy ra

 Có hành vi trái pháp luật của người gây ra thiệt hại

 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái

pháp luật
 Người vi phạm có lỗi
Ngoài các điều kiện chính yếu ở trên, phương thức
kiện bồi thường thiệt hại có thêm một số điều kiện
sau:
 Không xác định được người đang chiếm hữu thực tế

vật.
 Vật bị tiêu hủy hoặc không còn nguyên trạng: tương tự

như nhận xét trên.


1. Khái niệm
 Việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu
người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
phải trả lại tài sản cho mình.
2. Điều kiện
 Chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản hợp pháp phải
chứng minh được là mình có tài sản bị giảm sút.
 Người được lợi không có lỗi.

You might also like