You are on page 1of 2

Kiến nghị:

Việc chiếm hữu liên tục, công khai vừa có ý nghĩa trong xác định và
bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu, vừa là căn cứ quan trọng để xác
định quyền sở hữu theo thời hiệu theo quy định tại Điều 236 BLDS
2015: “ Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối
với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài
sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan có quy định khác”.
Điều 184 về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu là
điều luật mới được ghi nhận trong nội dung Chiếm hữu của BLDS 2015.
Theo đó, chủ thể chiếm hữu tài sản được suy đoán là ngay tình. Sự suy
đoán này dựa trên cơ sở sự chiếm hữu thực tế đối với tài sản của chủ thể
chiếm hữu, bao gồm: (i) Người chiếm hữu tài sản dựa trên cơ sở sự thỏa
thuận với chủ sở hữu. Họ là người kiểm soát thực tế đối với tài sản đồng
thời thừa nhận mình không có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Họ
chiếm hữu tài sản dựa trên ý chí của người khác. (ii)Người chiếm hữu tài
sản không dựa trên sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Đó là những trường
hợp chiếm hữu dựa trên quy định của pháp luật hoặc thông qua hành vi
bất hợp pháp. Trong trường hợp này, ngoài việc chiếm giữ tài sản, họ
còn mong muốn chiếm hữu tài sản theo ý chí của mình.
Đề Xuất:
Dẫu sao, nếu người có tài sản bị chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ
pháp luật, người bị thiệt hại do người khác được lợi về tài sản mà không
có căn cứ pháp luật tự nguyện thanh toán cho người chiếm hữu, sử dụng
tài sản, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, thì người này
có quyền, thậm chí có đủ chính danh để nhận khoản thanh toán đó.
Trong trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người
chiếm hữu hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Trên thực tế, người chiếm
hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ việc chiếm hữu của mình bằng rất
nhiều cách thức khác nhau như tự bảo quản, giữ gìn tài sản.
Người chiếm hữu có thể tự mình thực hiện quyền yêu cầu người có
hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu,
trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại bằng những biện pháp không trái
quy định của pháp luật. Hoặc người chiếm hữu có thể yêu cầu Tòa án,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm
việc chiếm hữu thực hiện các trách nhiệm này khi họ.

You might also like