You are on page 1of 3

Đòi động sản từ người thứ ba

5. Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì
sao?
Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn không có căn cứ pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 quy định về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật: “
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Ông Dòn chiếm hữu không thuộc trường hợp nào theo các điều khoản trên, vì vậy việc
chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật.
6. Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình là: Việc chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật ngay tình là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật nhưng
không biết hoặc không thể biết (pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu của
người đó là không có căn cứ.
Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Điều 180 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
hữu.”
- Căn cứ từ Điều 179 đến Điều 185 suy ra chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là
việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những căn cứ
của pháp luật quy định (hay nói cách khác là chiếm hữu không phù hợp với quy định
của pháp luật). Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu một tài sản nhưng
không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ do BLDS 2015
đã quy định.
Ví dụ: Chị M mua chiếc xe hơi từ anh N nhưng không hề hay biết chiếc xe hơi này bị anh
C trộm từ bà L. Chị M trong trường hợp này đã mua nhầm tài sản trộm cắp (tài sản không
thuộc các loại tài sản bắt buộc phải đăng ký) mà không biết. Chị M chiếm hữu chiếc xe
hơi đó bị coi là không có căn cứ pháp luật nhưng được coi là ngay tình vì M không biết
tài sản đó là N trộm cắp, đồng thời vì chiếc xe hoie là một tài sản không phải đăng ký
quyền sở hữu nên M không thể biết chiếc máy vi tính đó có phải của N hay không.
7. Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì
sao?
- Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình. Khi giao dịch mua
trâu từ ông Thi, ông Dòn không hề biết con trâu đó là tài sản trộm cắp, cho nên ông Dòn
khi hoàn thành giao dịch với ông Thi, ông đã chiếm hữu con trâu, từ đó ông Dòn đủ căn
cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Cơ sở pháp lý: Điều 180 BLDS 2015
- Thêm vào đó, vì con trâu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, cho nên ông
Dòn không thể biết và pháp luật cũng không buộc phải biết con trâu đó là tài sản của ông
Tài, chỉ biết là trao đổi với ông Thi.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 106 BLDS 2015
8. Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản
trong BLDS?
Căn cứ Điều 166 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản:
“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có
quyền khác đối với tài sản đó.”

- Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản (Điều 430 BLDS năm 2015), hợp đồng trao đổi tài sản
(Điều 455 BLDS năm 2015), hợp đồng thuê tài sản (Điều 472 BLDS năm 2015), hợp
đồng dịch vụ (Điều 513 BLDS năm 2015), hợp đồng gia công (Điều 542 BLDS năm
2015), hợp đồng bảo hiểm (Điều 527 BLDS năm 2005), hợp đồng vận chuyển tài sản
(Điều 530 BLDS năm 2015).
- Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản
từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản (Điều 457 BLDS năm 2015) và hợp đồng mượn tài sản
(Điều 494 BLDS năm 2015)
- Ngoài ra, còn tồn tại các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù.
Ví dụ: hợp đồng vay tài sản (Điều 463 BLDS năm 2015), hợp đồng ủy quyền (Điều 562
BLDS năm 2015) và hợp đồng gửi giữ tài sản (Điều 554 BLDS năm 2015).

You might also like