You are on page 1of 2

Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

Giải thích:
1. Trong mọi trường hợp quyền nhân thân luôn gắn liền với mỗi cá nhân và
không thể chuyển giao cho người khác.
1.Sai.
Vì theo khoản 1 Điều 25 BLDS 2015: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ
luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho
người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.
2. Chỉ có chủ sở hữu mới có quyền chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp.
2.Sai.
Theo điều 186, 187, 188 BLDS 2015, ngoài quyền chiếm hữu của chủ sở hữu thì
ngoài ra còn có quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý
tài sản.

3. Người ở hàng thừa kế sau luôn chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai
ở hàng thừa kế trước.
3.Đúng.
Vì theo khoản 3 Điều 651 BLDS 2015: “ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ
được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có
quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
4. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba
luôn phát sinh nghĩa vụ đối với người được đại diện.
4.Sai.
Theo điều 139 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ đối với người được đại diện; Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết
việc xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với
người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về
việc này mà không phản đối”.
5. Trong mọi trường hợp chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người
chiếm hữu ngay tình.
5.Sai.
Vì theo khoản 2 điều 167 BLDS 2015: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản
không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình có được động sản
này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài
sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi
lại động sản nếu động sản đó bị đánh cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm
hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.

You might also like