You are on page 1of 7

BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT DÂN SỰ

Huỳnh Đức Toàn – K195022006

A) LÝ THUYẾT
I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
Anh chị hãy trả lời đúng sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau:
1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự. Sai. Vì ngoài văn
bản quy phạm pháp luật, nguồn của luật dân sự còn bao gồm những tập quán, khuôn
mẫu được xác định từ án lệ, lẽ công bằng được quy định tại đ.5 và đ.5 BLDS 2015.
2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu
dân sự. Sai, vì ngoài luật dân sự thì còn có các ngành khác điều chỉnh quan
hệ tài sản và nhân thân như luật hôn nhân gia đình, … .
3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao
trong các giao lưu dân sự. Sai, Vì trong một số trường hợp, quan hệ nhân thân
vẫn được tính thành tiền và có thể chuyển giao như điều 32 BLDS quy định về
trả thù lao khi sử dụng hình ảnh cá nhân.
4. Chỉ có phương pháp bình đẳng, thoả thuận, tự định đoạt được áp dụng
điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự. Sai,
vì chế tài trong luật dân sự cũng là phương pháp được áp dụng để điều chỉnh
các quan hệ tài sản và nhân thân
5.Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự. Sai. Quy định tại
điều 22 BLDS 2015 thì người bị tâm thần chỉ bị mất năng lực hành vi dân sự khi
tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
6. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên. Sai. Vì
điều 52 BLDS 2015 không quy định cha mẹ là người giám hộ đương nhiên
của con chưa thành niên, mà cha mẹ là người đại diện pháp luật.
7. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn. Sai. Vì công ty
hợp danh được xem là pháp nhân nhưng vẫn chịu trách nhiệm vô hạn bởi
thành viên hợp danh.
8. Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Sai. Vì
người dưới 6 tuổi được xem là người chưa có năng lực hành vi.
9. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận.
Sai.Vì theo điều 154 BLDS: Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi
kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa
vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện
10. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt. Sai. Vì tại Đ62
BLDS quy định về các trường hợp hợp chấm dứt việc giám hộ thì khi người
được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì việc giám hộ mới chấm
dứt.
11. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt. Sai. Vì theo đ.141 BLDS
thì người đại diện chết quan hệ đại diện vẫn tồn tại nhưng sẽ do người đại diện
khác đảm nhiệm.
12. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Sai. Người thành
niên vẫn có thể vì một lí do bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất
năng lực hành vi dân sự như bị tâm thần ( quy định tại điều 22 và 23 BLDS
2015 )
13. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung. Sai. Vì theo
Đ 212 BLDS thì các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để
hoạt động kinh tế chung nên có hộ khẩu chung thì không cần.
14. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn
không có giá trị pháp lý. Sai. Vì theo điều 142 BLDS 2015, giao dịch do
người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì vẫn có giá trị trong một số
trường hợp được quy định tại mục a, b, c khoản 1 điều 142 BLDS 2015.
15. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt. Sai, vì người giám hộ
chết thì thay đổi người giám hộ (TH được quy định tại đ.60 BLDS) và
trường hợp người giám hộ chết không nằm trong các TH được quy định tại
đ.62 về chấm dứt việc giám hộ.
16. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh
từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội. Đúng, vì tất cả
quan hệ xã hội đều phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần.
17. Hộ gia đình là tập thể những người thân thích với nhau và có hộ khẩu
thường trú. Sai, vì hộ gia đình không nhất thiết phải có hộ khẩu chung.
18. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Sai, vì pháp
nhân nếu có nghĩa vụ và quyền hạn khác nhau sẽ có năng lực pháp luật dân
sự khác nhau. Ví dụ như khác biệt giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân
phi thương mại.
19. Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực thì không
làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện. Sai, trong một số TH quy
định tại điều 142 BLDS thì giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền vẫn phát
sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.
20. Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm dân sự đối với
hộ gia đình. Sai, chỉ những giao dịch dân sự mà chủ thể tham gia là hộ gia đình
và chủ hộ là người đại diện thì mới phát sinh trách nhiệm dân sự đối với hộ gia
đình.
21. .Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các
thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải gánh chịu nghĩa vụ thay bằng tài
sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp. Sai, vì pháp nhân chỉ chịu
trách nhiệm hữu hạn theo điều 87 của BLDS 2015
22. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là
một loại thời hiệu. Đúng, quy định tại đ150 BLDS
23. Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả khi không có quy phạm pháp luật dân
sự nào trực tiếp điều chỉnh. Đúng. Vì theo quy định và các bên không có thỏa
thuận thì có thể áp dụng tập quán pháp lý.
24. Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự. Sai, vì bị mù chỉ là cản trở chứ chưa đến mức hạn chế
năng lực hành vi và chỉ có thể được xem như bị hạn chế NLHV khi yêu cầu Tòa
án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy
định của BLDS. (Đ.376 BLDS2015)
25. Thành viên của tổ hợp tác phải là người đã thành niên. Sai, vì theo NĐ
77/2019 thì thành viên của tổ hợp tác phải là năng lực hành vi dân sự phù
hợp, vậy nên người đã thành niên nhưng nếu bị mất hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự vẫn không được làm thành viên tổ hợp tác.
26. Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên. Sai, vì “hộ gia
đình là tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng”
nên những người chưa thành niên như con cái vẫn được xem là thành viên của
hộ gia đình.
27. Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người
giám hộ. Sai. Vì theo điều 24 BLDS sau khi tòa án tuyên bố người đó bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự thì đồng thời cử người đại diện chứ không quy
định người giám hộ.
28. Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc
do pháp luật quy định. Sai. Vì hiện nay pháp luật để các bên tự do thỏa
thuận theo BLDS.
29. Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì.
Sai, vì theo khoản 2 điều 153 BLDS quy định các sự kiện làm gián đoạn thời hiệu chứ
không hoàn toàn liên tục.
30. Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì
lợi ích của mình. Sai, vì theo điều 22, 23 BLDS 2015 thì người thành niên
phải có NLHVDS đầy đủ thì mới tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch.
31. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường
hợp thành viên của pháp nhân có thoả thuận khác.
32. Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống trở về thì có quyền yêu cầu
những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận. Sai, vì theo khoản 3 điều 73 thì
chỉ được yêu cầu trả lại những tài sản hiện còn.
33. Thời hạn là khoảng thời gian do pháp luật quy định từ thời điểm này tới thời
điểm khác. Sai, vì thời hạn có thể được thỏa thuận giữa các bên.
34. Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được quy phạm pháp luật dân sự
trực tiếp điều chỉnh. Sai, vì BLDS vẫn thừa nhận việc điều chỉnh gián tiếp
quy phạm PLDS.

35. Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất chuyên biệt. Đúng,
vì tổ hợp tác hoạt động ở lĩnh vực mà nó đăng ký và căn cứ vào tùy hợp
động nên nó có tính chuyên biệt.
36. Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan
hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh. Đúng, tạI điều 3 BLDS quy định các
bên có thể áp dụng tập quán để điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân.
37. Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập
tổ hợp tác. Sai, vì theo nghị định 77/2019 thì cá nhân muốn xác lập để thành
lập tổ hợp tác phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp.
38. Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và
phải có tài sản riêng. Sai, vì theo điều 74 BLDS cần phải có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân thì mới được trở thành pháp nhân.
39. Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải
có sự đồng ý của người giám hộ. Sai, quy định tại khoản 4 điều 21 về
người chưa thành niên thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự
mình xác lập. thực hiện giao dịch dân sự trong một số trường hợp luật định.

40. Việc cải tổ pháp nhân làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân. Sai, vì có 4
trường hợp cải tổ pháp nhân, trong đó TH tách và sát nhập pháp nhân vẫn
tồn tại tư các pháp nhân.
41. Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ.
Sai, vì theo khoản 2 điều 58 BLDS 2015, chỉ có người mất năng lực hành vi dân
sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc
cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị
toà án hạn chế quyền của cha, mẹ. thì mới bắt buộc phải có người giám hộ. TH
người chưa thành niên vẫn có cha, mẹ và cha, mẹ có NLHVDS thì không cần
người giám hộ.
42. Người đại diện hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp
nhân theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền của pháp nhân. Sai, vì người đại diện hợp pháp của pháp nhân không
nhất thiết là người đứng đầu pháp nhân mà phải là người được quy định trong
điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
43. Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau. Sai, vì có các cá
nhân bị hạn chế NLHVDS hoặc mất NLHVDS như theo luật định tại đ.22 –
đ.24 BLDS 2015.
44. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được
giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế. Đúng vì pháp luật thừa kế sẽ giải
quyết các vấn đề liên quan đến mất tích hoặc tuyên bố chết.
45. Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp
luật quy định. Đúng, vì theo khoản 1 điều 138 “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy
quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
46. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về các lợi ích nhân
thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển giao.
Đúng, quan hệ nhân thân giữa người với người không được phép chuyển
giao.
.
47. Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.Đúng, vì khi người
đó chết thì mọi quan hệ pháp luật chấm dứt và TH người giám hộ chết được
quy định tại điều 60: thay đổi người giám hộ tức phát sinh quan hệ giám hộ
mới

You might also like