You are on page 1of 11

I.

Phần pháp luật Dân sự


Câu hỏi: Theo pháp luậ Dân sự VN, quyền đối vơi tài sản bao gồm những
quyền nào?
A. Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
B. Quyền chiếm hữu và quyền định đoạt
C. Quyền sở hữu, quyền khác đói với tài sản
D. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
=> ĐA: C
Câu hỏi: Theo Bộ luật Dân sự 2015, có bao nhiêu điều kiện để một chủ thể
được công nhận là một pháp nhân?
A. Có 4 điều kiện
B. Có 5 điều kiện
C. Có 3 điều kiện
D. Có 2 điều kiện
=> ĐA: A
Câu hỏi: Theo BLDS 2015, thừa kế thê vị chỉ được áp dụng tron trường hợp
nào?
A. Một số TH TKTV theo di chúc và theo pháp luật
B. Chỉ áp dụng đối với thừa kế theo di chúc
C. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
D. Chỉ áp dụng đối với thừa kế theo pháp luật
=> ĐA: D
1. Có mấy nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
A/ 3
B/ 7
C/ 2
D/ 5
=> ĐA: D (4 hoặc 5 nguyên tắc…bình đẳng- tự do, tự nguyện, cam kết- thiện
chí, trung thực- tự chịu trách nhiệm dân sự- không phương hai đến các quy tắc
của pháp luật, đạo đức)
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luạt dân sự là:
A/ Mọi quan hệ tài sản và mọi quan hệ nhân thân
B/ Mọi quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân
C/ Một số quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân
D/ Một số quan hệ tài sản và mọi quan hệ nhân thân.
=> ĐA: C
3. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự ở
Việt Nam là
A/ Mọi quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể Luật Dân sự
B/ Những quan hệ tài sản liên quan đến thừa kế và hợp đồng
C/ Những quan hệ tài sản hình thành dựa trên cơ sở bình đẳng
D/ Mọi quan hệ tài sản phát sinh giữa các cá nhâ.
=> ĐA: C
4. Nhận định nào sau đây là sai?
A/ Trong bất kỳ trường hợp nào thì quyền nhân thân cũng không được chuyển
giao cho người khác.
B/ Quyên nhân thân là quyền dân sự gắn với mỗi cái nhân.
C/ Quyền có họ tên là quyền nhân thân.
=> ĐA: A (ví dụ: quyền công bố tác phẩm)
5. Hãy chỉ ra các nhận định sai?
A/ Con sinh ra mặc nhiên phải theo họ cha. Chỉ được theo họ mẹ khi chưa xác
định được cha đẻ của đứa bé.
B/ Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của
người đó.
C/ Có thể đặt tên con bằng số hoặc ký tự miễn là không xâm phạm đến quyền
lợi của người khác
=> ĐA: A và C
6. Nhận định nào sau đây là đúng?
1. => Người không có Quốc tịch vẫn được đảm bảo cư trú ở Việt Nam theo
luật.
2. Mọi công dân ở Việt Nam đều phải có Quốc tịch.
3. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc
tịch Việt Nam và Luật quốc tế quy định.
7. Đăng ảnh của người khác phải được người đó đồng ý và phải trả thù
lao?
1. Đúng
2. => Sai
8. Nhận định nào sau đây là sai?
1. Trong trường hợp khẩn cấp vì lý do ngăn chặn việc phạm tội có thể xâm
phạm danh dự của người có hành vi phạm tội.
2. Pháp luật chỉ bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về uy tín, danh dự của cá nhân
khi người đó còn là công dân.
3. => Cả 1& 2
4. 1
9. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
2. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
3. Cả 1& 2.
4. => 2.
10. Tìm nhận định sai trong các nhận định dưới đây?
1. Một người chỉ có thể được một người giám hộ. (TH cha mẹ, ông bà cung
giám hộ)
2. Người được giám hộ bao gồm: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ
hoặc không xác định được cha, mẹ. (người mất năng lực hành vi dân sự,…)
3. Trong mọi trường hợp anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người
giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên. (sai)
4. => Cả ba đáp án trên.
11. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên thì tòa án tuyên bố người đó mất
tích.
2. Khi một người biệt tích 03 năm trở lên, mà không biết còn sống hay đã chết
thì tòa án tuyên bố người đó mất tích.
3. Người biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì bị tuyên bố mất tích.
4. => Không có nhận định nào. => mất tích từ hai năm lienf trở lên và phải thử
đủ mọi biện pháp và có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên án
12. Tìm nhận định đúng nhất trong các nhận định dưới đây?
1. => Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì vợ hoặc chồng của người
bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu
lực pháp luật.
2. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì phải trả lại mỗi quan hệ hôn
nhân như cũ nếu người đó yêu cầu.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống không có quyền yêu cầu những
người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản.
13. Tập quán pháp có thể được sử dụng khi nào?
A/ Khi các bên tranh chấp mà pháp luật không quy định. (nhũng nếu có thỏa
thuận thì vẫn áp dụng pháp luật - hợp đồng)
B/ Khi các bên thỏa thuận áp dụng tập quán pháp. (không thể)
C/ Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định.
=> ĐA: C
14. Theo pháp luật nước VN, đâu không phải là quan hệ tài sản thuộc đối
tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự?
A/ Bà B cho anh M thuê xưởng để thựa hiện sản xuất kinh doanh
B/ Bà B có lập di chúc để lại thừa kế cho aanh A một căn nhà 200m2
C/ Bà B có lập hợp đồng tặng cho con trai là anh K một chiếc xe gắn máy
D/ Bà B đến UBND để yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
=> ĐA: D => Quan hệ hành chính
15. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, quyền nào KHÔNG PHẢI là quan hệ
nhân thân?
A/ Quyền tahy đổi họ tên
B/ Chuyển đổi giới tính
C/ Quyền yêu cầu cấp dương
D/ Quyền kết hôn, ly hôn
=> ĐA: C =>Quan hệ này làm phát sinh quan hệ tài sản
16. Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?
A/ Các cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị tâm
thần.
B/ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
C/ Tùy vào mức độ nhận thức mà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác
nhau.
=> ĐA: B
17. Đâu là nhận định sai về NLPLDS của cá nhân
A/ Có từ khi cá nhân sinh ra
B/ Không bị hạn chế
C/ Chấm dứt khi cá nhân chết
D/ Do Nhà nước quy định
=> ĐA: B
18. Theo pháp luật dân sự, NLPLDS của cá nhân
A. Không bị hạn chế trong mọi TH (vẫn bị hạn chế)
B. Chỉ được quy định trong văn bản luật (đúng)
C. Là số lượng các quyền và nghĩa vụ dân sự (khả năng)
D. Chỉ có thể bị hạn chế bởi văn bản pháp luật (văn bản luật)
=> ĐA: B
19. Người thành niên
A/ là người từ 18 tuổi trở lên
B/ Là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
C/ Luôn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
D/ Luôn hoàn thiện về ý chí và tâm lý
=> ĐA: B
20. Người chưa thành niên
A/ là người không có NLHVDS
B/ Là người không có NLPLDS
C/ Được phép thực hiện mọi giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yêu của bản thân
D/ Là người dưới 15 tuổi thì không được tự mình xác lập các giao dịch dân sự
=> ĐA: C
21. Theo pháp luật VN, TH nào sau đây ĐÚNG khi nói về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân?
A/ Mọi cá nhân trong XÃ HỘI đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
B/ Cá nhân dưới 18 tuổi có thể xác lập, thực hiện giao dich dân sự.
C/ Người chưa thành niên là người không có năng lực hành vi dân sự
D/ Năng lực hành vi dân sự là như nhau giữa mọi cá nhân trong xã hội
=> ĐA: B
22. Theo pháp luật VN, TH nào sau đây ĐÚNG khi nói về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân? (nội dung và hình thức)
A/ Người bị bệnh tâm thần là nguwoif mất năng lực hành vi dân sự
B/ Người bị bệnh tâm thần là nười hạn chế năng lực hành vi dân sự
C/ Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần
D/ Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là ngwoif bị tâm thân
=> ĐA: C. Người bị tâm thần nhưng cần phải do Tòa án tuyên bố mưới là mất
nlhvds. Người mất năng lực hành vi dân sự là bị tâm thần (gộp chung)
23. Theo bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
A/ Không thể tự mình chuyeenr nhượng nhà ở do mình đứng tên hợp đồng
B/ Có quyền tự mình chuyển nhượng xe máy do mình đứng tên hợp pháp
C/ Có quyền tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự theo ý muốn
D/ Khi xác lập, thực hiện mọi hành vi dân sự phải được cha mẹ đồng ý.
=> ĐA: A
24. Theo pháp luật dân sự, nhận định nào ĐÚNG?
A/ Người hạn chế băng lực hành vi dân sự thì năng lực hành vi dân sự không
đầy đủ
B/ Người mất NLHVDS không được xác lập, thwucj hiện mọi giao dịch
C/ Người nghiệm ma túy, phá tài sản gia đình là người hạn chế năng lực HVDS
D/ Người mất NLHVDS vẫn có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
=> ĐA: C
25. Nhận định nào sau đây là sai?
1. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
2. Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự.
3. => 1 & 2.
4. 2.
=> Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: có NLPL, NLHV, thỏa thuận
đôi bên, bình đẳng, có hình thức phù hợp theo luật định
=> Giao dịch dân sự bao gồm hai hình thức: hợp đồng và hành vi pahsp lí đơn
phương
26. Giao dịch dân sự có thể được lập bằng?
1. Bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2. Bằng hành vi cụ thể.
3. => 1&2.
27. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó có thể được
thực hiện theo:
1. Theo ý chí của hai bên.
2. Theo ý chí của một bên.
3. Theo của một bên thứ ba do hai bên ấn định.
4. => Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch.
=> Thứ tự: theo ý chí địch thực của các bên => Theo mục đích của giao
dịch=> Theo tập quán
28. Một trong những hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là?
1. Bên nào có lỗi thì phải xin lỗi, bồi thường và chịu phạt vi phạm.
2. Các bên bằng mọi giá phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
3. => Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó.
29. Định nghĩa nào sau đây là đúng?
1. => Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến
thời điểm khác.
2. Thời hạn là thời hiệu được quy định trong luật.
3. Thời hạn là khoảng thời gian gần nhất mà các bên phải thực hiện nghĩa vụ
hoặc không thực hiện nghĩa vụ.
4. Thời hạn là khoảng thời gian được ấn định trong các giao dịch dân sự.
30. Thời hiệu là?
1. Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh
hoặc không phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật
quy định.
2. => Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì
phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
3. Thời hiệu là thời hạn do các bên quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì
phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
4. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát
sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo thỏa thuận của các bên.
31. Nhận định nào sau đây là sai?
1. => Thời hiệu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản là 2 năm.
2. Khi các bên tự hòa giải với nhau thì thời hiệu được khởi kiện vụ án dân sự
được bắt đầu lại.
3. => Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự không bị gián
đoạn.
32. Trong pháp luật Dân sự VN, pháp nhân:
A/ là chủ thể quan trọng nhất
B/ Có NLPLDS, NLHVDS
C/ Không bị hạn chế năng lực chủ thể trong mọi TH
D/ phải thành lập chi nhánh.
=> ĐA: B
33. Nhận định nào sau đây là sai?
1. => Pháp nhân chấm dứt tồn tại từ thời điểm bị tuyên bố phá sản
2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp
nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
3. Cả hai nhận định đều đúng
34. Những nhận định nào sau đây đúng?
1. Tài sản là những gì cá nhân hiện có.
2. => Giấy tờ có giá, quyền tài sản là tài sản.
3. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản và các tài sản khác.
4. 2 & 3
=> Tài sản bao gồm (4): Tiền, giấy tờ có giá trị, vật, quyền tài sản.
35. Chủ sở hữu tài sản có các nghĩa vụ nào sau đây?
1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; bảo vệ tính mạng cho người khác; Nghĩa vụ tôn
trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng;
nghĩa vụ.
2. => Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn
xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng.
3. Các nghĩa vụ trên.
36. Chiếm hữu là gì?
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ
2. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp đối
với tài sản đó.
3. => Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
37. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
1. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu gián tiếp.
2. => Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người
không phải là chủ sở hữu.
3. Chiếm hữu là chiếm giữ hoặc chi phối tài sản một cách gián tiếp.
38. Người chiếm hữu phải chứng minh việc chiếm hữu của mình là ngay
tình khi có yêu cầu
1. Đúng
2. => Sai
3. Còn tùy trường hợp
39. Theo BLDS 2015, bất động sản bao gồm:
A/ 2 loại
B/ 4 loại
C/ 3 loại
D/ 5 loại
=> ĐA: B. Đất đai, nhà ở gắn liền đất, vật gắn liền đất, vật khác.
40. Theo BLDS 2015, động sản là:
A/ Đất rừng
B/ Nhà kiên cố
C/ Cây lâu năm
D/ Tàu biển
=> ĐA: D
41. Theo pháp luật dân sự VN, đâu là bất động sản?
A/ Garage oto trong nhà
B/ Cây trồng
C/ Con trâu
D/ Vật và tiền
=> ĐA: A
42. Phương thức nào sau đây được coi là phương thức bảo vệ quyền dân
sự?
A/ Quyết định xử phạt hành chính.
B/ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
C/ Yêu cầu cải chính.
D/ B và C.
=> ĐA: D
II. Phần Tố tụng Dân sự
Câu hỏi: Theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Hội đồng xét xử sơ thẩm tối
đa bao nhiêu người?
A. 1 Thầm phán và 2 HTND
B. 2 Thẩm phán và 3 HTND
C. 1 Thẩm phán và 4 HTND
D. Không quy định số lượng tối đa
=> ĐA: B
Câu hỏi: Theo pháp LTTDS VN, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm?
A. Tòa án, Viện kiểm sát và người tiến hành tố tụng
B. Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án
C. Tòa án và Viện kiểm sát
D. Tòa án, Viện kiểm sát, Đương sự
=> ĐA: C

You might also like