You are on page 1of 4

Giới thiệu chung về luật dân sự

Khái niệm:
- THời La Mã cổ đại, Luật dân được hiểu là tập hợp các quy tắc xử sự chung chi
phối các mối quan hệ giữa các tự nhiên (Cá nhân) với nhau trong cuộc sống thế tục,
phân biệt với Luật Giáo hội
- Là một ngành luật trong hệ thống PLVN bao gồm hệ thống các QPPL điều chỉnh các
quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân giữa các chủ thể của luật dân sự.

Bộ luật dân sư 2015

Pham vi điều chỉnh


- Địa vị pháp lý và chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân và pháp nhân
- Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân pháp luật
Địa vị phá lý có sự mở rộng từ Pháp lệnh hợp đồng dân sự (tiêu dùng)->BLDS
1995(Quan hệ dân sự) -> BLDS 2005(thêm các nội dung về HNGD, Kinh doanh thương
mại)->BLDS 2015 (quan hệ tư trên cơ sở bình đẳng) ví dụ quan hệ hàng không, quan
hệ hàng hải.

PP điều chỉnh
- Tự định đoạt tự quyết định cD: Quyền xác định lại giới tính(điều 36), Quyền xác
định lại dân tộc(điều 29)
- Đặt ra gới hạn cho sự tư định đoạt bằng những quy đinh cụ thể vd: Hình thức của
giao dịch dân sự(khoản 2 điều 119), thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc(điều 644)
VD: A cho B thuê, không lập hợp đồng bằng văn bản chỉ bằng lời nói. Trong quá
trình thuê B lạng lách bị tai nạn, xe của A bị hư hại nặng nề --> có sự phát sinh
giao dịch được pháp luật dân sự điều chỉnh

Nguyên tắc cơ bản:


- Bình đăng không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử
- Tự do, tự nguyên cam kế thỏa thuận.
- Xác lập, thực hiện chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện
chí, trung thực
- Không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia dân tộc
- Tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
dân sự.

Luật dân sự là luật chung có áp dụng khi luật khác có liên quan không quy định
hoặc có quy đinh nhưng vi phạm các nguyên tắc cở bản của pháp luật dân sự.
- Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không
được trái với các nguyên tắc cơ bản của PL dân sự.

Công ty A bán cho công ty B một mặt hàng. Khi nhận được hàng, công ty B phát hiện
mặt hàng không phù hợp với mong muốn của họ. Công ty B yêu cầu tòa án tuyên bố hợp
đồng mua bán vô hiệu do nhầm lẫn. Bên A không đồng ý. Câu hỏi: Áp dụng BLDS hay
Luật Thương mại để giải quyết yêu cầu của công ty B. Vì sao? Đầu tiên ta tìm trong
luật thương mại trước rồi sau đó ra mới tìm trong BLDS, và trong trường hợp này
sẽ áp dụng BLDS

Đối tượng điều chỉnh:


- Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của các chủ thể trong quên hệ với nhau
Quan hệ nhân thân: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng, quan hệ bồi thường thiệt
hai ngoài hợp đồng, quan hệ thừa kế, các loại quan hệ tài sản khác
Quan hệ tài sản: quan hệ nhân thân không mang tính tài sản: Quyền đối với hình
ảnh, họ tên.., quan hệ nhân thân mang tính tài sản: quyền tác giả
- Địa vị pháp lý chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của các chủ thể

Chủ thể QHPL dân sự:


- Cá nhân:
- Pháp nhân:
-> Phải có đầy đủ năng lực chủ thể: đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự.

Cá nhân: Năng lực pháp luật dân sự, do nhà nước quy định bình đẳng không bị hạn
chế trừ trường hợp PL có quy định khác được NN đảm bảo thực hiện, có từ khi cá
nhân sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết(kể cả chết sinh học và chết pháp lý)

Năng lực hành vi của cá nhân


- Cá nhân có năng hành vi dân sư đây đủ: người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị
tuyên bị mất hành vi dân sự, có khó khắc trong nhân thức làm chủ hành vi hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Cá nhân có năng lực hành bị dân sự hạn chế/không đầy đủ/ một phần: người từ đủ
6 đến đủ 15 tuổi(có thể thực hiện một số giao dịch phù hợp với nhu cầu ngày hàng),
người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi(trừ những bất động sản, động sản có đăng ký),
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sư, người có khó khăn trong nhận thức làm
chủ hành vi.
- Cá nhân không có năng lực hành vi dân sư: chưa đủ 6 tuổi(chỉ có thể thực hiện
giao dịch thông qua người đại diện hợp pháp), người bị tuyên mất năng lực hành vi
dân sự

Vd:
- A 10 tuổi cho 10 triệu cho B(20 tuổi) và cho B toàn quyền sử dụng số tiền đó -->
giao dịch là vô hiệu
- C(6 tuổi) đem tiền đi mua bút chì màu --> hợp lý, giao dịch có hiệu lực PL
- D(17 tuổi) đem 2 tỷ mua căn hộ --> giao dịch bị vô hiệu
- E(16 tuổi) đi làm thêm và đến cửa hàng mu xe đạp giá 3trieeu --> giao dịch có
hiệu lực vì thuộc vào loại ĐS không cần đăng ký
- F1(Nam - 19t) kết hôn với F(Nữ 19 tuổi): QHPL không có khả năng phát sinh, vì F1
chưa đủ tuổi
- H(3 tuổi) trong quá trình chơi Ipad đã dùng 200.000 để mua tài khoản VIP trên
ứng dụng --> H dưới 6 tuổi, mọi giao dịch đều bị vô hiệu và cha mẹ H đều có quyền
để đòi lại tiền
- I(14 tuổi) vì cần tiền chơi game nên đã bán chiếc điện thoại. Bố mẹ I phát hiện
và muốn đòi lại chiếc điện thoại-->không phù hợp với nhu cầu sinh hoạt, các nhân
không được thực hiện hành vi này.

Pháp nhân:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này
- Co cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 của bộ luật này
- Có tài sản độc lập với cá nhân pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình
- Nhân danh mình quan hệ pháp luật một cách độc lập

Năng lực hành vi của pháp nhân:


(1) Năng lực pháp luật dân sự:Phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động
thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ
đăng

-->Chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân
--> Không bị hạn chế, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định
khác

(2) Năng lực hành vi dân sự: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm phát sinh và
chấm dứt năng lực pháp luật Thực hiện thông qua hành vi của người đại diện (cá
nhân)

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ:


CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
(KHÁI NIỆM)
- Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống.
- Quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý chỉ việc chuyển dịch tài sản của người
chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại, bao gồm tài sản riêng của
người chết và tài sản chung trong khối tài sản chung với các đồng sở hữu khác.

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ


(NGUYÊN TẮC)
- Nhà nước bảo hộ về thừa kế;
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về thừa kế;
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản nhưng vẫn bảo vệ thích
đáng quyền lợi của một số người thừa kế đặc thù

Ghi chú: Bào thai có được hưởng thừa kề truong trường hợp nó được thụ thai
trước khi người để lại di sản chết và được sinh ra và còn sống sau thời điểm để
lại thừa kế, ngoại trừ thành thai sau khi người để lại di sản thừa kế chết thì
không được thừa kế

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG:


Hợp đồng là một loại nghĩa vụ dân sự: điều này hoàn toàn đúng, nghĩa vụ dân sự thì
chưa chắn là hợp đồng

Phân loại hợp đồng dân sự:


1. Hợp đồng dân sư: hợp đồng mua bán
2. Hợp đồng đơn vụ: hợp đồng cho tặng tài sản
3. Hợp đồng chính: hợp đồng mua bán cho thuê
4. Hợp đồng phụ: hợp đồng bảo dưỡng, hợp đồng thế chấp tài sản
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: hợp đồng mua bảo hiểm cho con, hợp đồng
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
6. Hợp đồng có điều kiện:

Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng có thể là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, trả
lãi được thỏa thuận trong hợp đồng.

Có thể kí hợp đồng bằng phương thức điện tử có giá trị kí kết như hợp đồng bằng
văn bản

Những hợp đồng giao dịch bắt buộc công chức, chứng thực:
- Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
- Hợp đồng liên quan đến nhà nước
- Một số hợp đồng, giao dịch khác: giấy bán cho tặng xe cá nhân, di chúc của người
bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ, bản dịch tiếng việt của di chúc
được lập bằng tiếng nước ngoài, văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất, hợp đồng tặng cho tài sản

Hưng mời Hà đi ăn tại nhà hàng sang trọng, đến đây Hưng order chai nước ép, Hà
order chai bia phục vụ mở nắp chai bia thì phát hiện có con ruồi trong chai bia
ấy, vậy nhà hàng có nghĩa vụ với Hưng hay là Hà? đó có phải là một loại hợp đồng
hay không? Giao dịch dân sự phát sinh với Hưng và nhà hàng và người chịu thiệt
hại là Hà. Nhà hàng có nghĩa vụ với Hưng thôi, và người chịu trách nhiệm với Hà
là nhà sản xuất bia(trách nhiệm ngoài hợp đồng)

QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HAI NGOÀI HỢP ĐỒNG


Ghi chú: Người xúi giục cũng được xem là đồng phạm
VD: Cây xà cừ(cây cối công cộng) ngã đổ thì ai là người phải bồi thường thiệt
hại? --> nếu cơ quan quản lý đô thị đã thực hiện cắt tỉa tán cây, thực hiện các
biện pháp an toàn thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không xảy ra còn trong
trường hợp có lỗi vô ý hay cố ý thì công ty đô thị sẽ bồi thường thiệt hại

You might also like