You are on page 1of 5

Luật dân sự

1. Khái niệm và đặc điểm


- Thời La Mã cổ đại, Luật dân sự được coi là tập hợp các quy tắc xử sự chung
chi phối các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau trong cuộc sống; mang tính
quyền lực của giai cấp thống trị
- VN có nguồn gốc pháp lý từ họ pháp luật dân sự
- Theo quan điểm hiện đại, Luật dân sự là
o Tập hợp các quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho các ứng
xử của á nhân, pháp nhân
o Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ nhân than
và tài sản được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về
tài sản và tự chịu trách nhiệm
 Đối tượng điều chỉnh
- Quan hệ tài sản: quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác liên quan tới tài sản
o Quan hệ sở hũu
o Quan hệ hợp đồng
o Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
o Quan hệ về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác còn
sống
o Quan hệ tài sản khác
- Quan hệ nhân thân: là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích
phi vật chất, không có giá trị kinh tế, khó tính ra tiền
o Quan hệ nhân thân không mang tính tài sản
o Quan hệ nhân thân mang tính tài sản
 Phương pháp điều chỉnh: Cách thức Nhà nước tác động lên Luật dân sự
- Dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể, tôn trọng nguyên tắc tự do
định đoạt, tôn trọng và đảm bảo tuyệt đối các quyền dân sự của chủ thể (khoản
2 điều 2).
- Tác động chủ yếu vào trách nhiệm tài sản trong quan hệ dân sự mà không tước
đi tính mạng hoặc quyền tự do thân thể của chủ thể vi phạm
- Luật dân sự cho phép sử dụng án lệ, tương tự dựa trên lẽ công bằng và nguyên
tắc của luật dân sự (khoản 2 điều 6)
- Đảm bảo quyền khởi kiện bằng việc trao quyền quyết định áp dụng thời hiệu
cho các chủ thể dân sự (điều 149)
- Luật dân sự tôn trọng các quy tắc ứng xử thực tiễn (điều 5) và lẽ công bằng,
chấp nhận việc áp dụng tập quán tiến bộ trong điều chỉnh quan hệ dân sự
2. Một số chế định cơ bản
- Quyền sở hữu
o Bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử và quyền định đoạt tài sản của chủ
sở hữu theo quy định pháp luật
- Hợp đồng dân sự
o Là thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự
o Nội dung: tổng hợp những điều khoản mà các bên đã giao kết, nếu thiếu
những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được
- Thừa kế:
o Là sự chuyển quyền sở hữu từ người đã chết sang cho người thừa kế di
chúc hoặc theo quy định pháp luật
o Có hai loại
 Thừa kế theo di chúc
 Thừa kế theo pháp luật
Khái niệm về giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên
(ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp
đồng vận chuyển, hợp đồng ủy quyền…)
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên
(ví dụ :lập di chúc, hứa thưởng, thi có giải)

Chủ thể tham gia giao dịch


- Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng luật hành vi dân sự
+ Đối với Cá nhân:
Năng lực pháp luật có từ khi cá nhân sinh ra và chấm dứt kể từ khi cá nhân
chết.
Năng lực hành vi dân sự của chủ thể tùy theo từng độ tuổi nhất định và khả
năng nhận thức khi xác lập giao dịch.
+ Người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ, trừ trường hợp:
- mất năng lực hành vi dân sự
- bị khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của
mình
- bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi
+ Tòa án tuyên bố trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm
thần.
+ Giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác
lập, thực hiện
+ Trừ trường hợp các giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu
hằng ngày/ các giao dịch chỉ phát sinh quyền hoặc miễn trừ
nghĩa vụ cho họ
+ Người bị khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình
+ Tòa án tuyên bố trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm
thần và chỉ định người giám hộ.
+ Giao dịch dân sự phải do người giám hộ xác lập, thực hiện
+ Trừ trường hợp các giao dịch chỉ phát sinh quyền hoặc
miễn trừ nghĩa vụ cho họ
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia
đình
+ Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, quyết
định người đại diện theo pháp luật
+ Giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật
+ Trừ giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hàng ngày/ giao dịch
dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ
cho họ/ giao dịch mà luật liên quan có quy định khác.
+ Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi):
+ năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.
+ Người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
+ Xác lập các giao dịch mà không cần phải do người đại
diện
+ Trừ giao dịch bất động sản và động sản có đăng ký quyền
sở hữu/ Giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+ Người từ trên 0 đến dưới 15 tuổi
+ Xác lập các giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày/
Giao dịch chỉ phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho
họ ;
+ Các giao dịch khác phải do người đại diện xác lập, thực hiện
+ Đối với Pháp nhân:
+ thông qua người đại diện.
+ Hoạt động của người đại diện chỉ làm phát sinh hậu quả pháp lý cho
chủ thể trong phạm vi nhiệm vụ đại diện.
+ Năng lực xác lập giao dịch phụ thuộc vào mục đích và lĩnh vực hoạt
động cũng như khả năng đáp ứng được điều kiện do pháp luật quy định.

- Phải đảm bảo tính tự nguyện tham gia giao dịch của chủ thể.
+ nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.
+ Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí.
+ Chủ thể phải có sự tự do ý chí thông qua việc có năng lực hành vi dân sự trong
việc xác lập giao dịch.

YẾU TỐ LÀM CHO HỢP ĐỒNG HỢP PHÁP: 

- Điều kiện về chủ thể: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân
sự hoàn toàn tự nguyện.
- Điều kiện về mục đích và nội dung: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Điều kiện về hình thức: Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc
chứng thực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp một hoặc các bên chuyển
nhượng là tổ chức kinh doanh bất động sản hoặc theo quy định tại khoản 2 Điều
129 Bộ luật Dân sự 2015.
 
– Đối tượng của hợp đồng:
Mỗi hợp đồng khi được giao kết đều có đối tượng cụ thể được ghi nhận trong hợp
đồng.Ví dụ như khi giao kết hợp đồng mua bán nhà thì đối tượng của hợp đồng là
căn nhà.
– Số lượng, chất lượng:
Số lượng, chất lượng hàng hóa, sản phẩm của hợp đồng khi giao kết để đảm bảo
thực hiện theo đúng số lượng và yêu cầu về chất lượng.
– Giá, phương thức thanh toán:
Giá được hiểu là giá trị của đối tượng của hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết.
Các bên cần thỏa thuận rõ về phương thức thanh toán để thực hiện đúng theo thỏa
thuận.
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng:
Khi giao kết hợp đồng thì các bên phải thỏa thuận rõ Thời hạn, địa điểm, phương
thức thực hiện hợp đồng để thực hiện đúng, tránh trường hợp vi phạm làm ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên:
Quyền và nghĩa vụ các bên là một nội dung rất quan trọng của hợp đồng, vì vậy
cần phải thỏa thuận rõ về nội dung này.
– Phương thức giải quyết tranh chấp:
Các bên có thể thỏa thuận các phương thức giải quyết tranh chấp như thương
lượng, hòa giải, thông qua tòa án…

You might also like