You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG PHẦN PHÔI

Câu 1: Sự tạo giao tử


Sự tạo giao tử là quá trình tạo và biết hóa cho ra các tế bào sinh dục hay còn gọi là giao tử.
Sự tạo giao tử gồm : Sự tạo tinh trùng và sự tạo noãn.
1) Sự tạo tinh trùng
Là quá trình biến đổi các tinh nguyên bào thành các tinh trùng.
Quá trình bắt đầu từ tuổi dậy thì và tiếp tục cho tới cuối đời người nam.
- Tinh nguyên bào:
Các tinh nguyên bào ngủ tiềm sinh trong các ống sinh tinh trong suốt thời kì phôi thai, sau sinh và
gia tăng số lượng khi trẻ đến tuổi dậy thì.
Có bộ NST lưỡng bôi 2n= 46= 44A+ XY
Sau nhiều lần nguyên phân, các tinh nguyên bào biệt hóa thành các tinh bào I có bộ NST lưỡng
bội, là những tế bòa dòng tinh có kích thước lớn nhất trong ống sinh tinh.
- Tinh bào I:

Các tinh bào I trải qua giảm phân I các tinh bào II có bộ NST đơn bội n và có kích thước nhỏ
bằng 1 nữa tinh bào I.
- Tinh bào II:

Các tinh bào II trải qua giảm phân II các tinh tử có bộ NST đơn bội n và có kích thước nhỏ
bằng 1 nữa tinh bào II.
- Tinh trùng:
Các tinh tử dần biệt hóa thành các tinh trùng trưởng thành. Sự tạo tinh trùng thường kéo dài
khoảng 64 ngày.
Tinh trùng trưởng thành có khả năng di động, gồm có đầu, cổ, đuôi:
• Đầu to chứa nhân, bên trong là NST, phía 2/3 trước đầu có cực đầu chứa các men giúp tinh
trùng có thể vượt qua vòng tia và màng trong suốt của noãn.
• Cổ nằm giữa đầu cà đuôi.
• Đuôi gồm có 3 đoạn: đoạn giữa, đoạn chính, đoạn cuối.
2) Sự tạo noãn
Là quá trình biến đổi các nguyên noãn bào thành các noãn trưởng thành.
Quá trình này bắt đầu từ trước sinh cho tới tuổi dậy thì.
- Giai đoạn trước sinh:

+Trong thời kì phôi thai, các nguyên noãn bào trải qua nhiều lần nguyên phân các noãn bào I.
+Sau khi noãn bào I được hình thành, mô liên kết của buồng trứng di chuyển đến bao quanh

chúng tạo 1 lớp tế bào dẹt tế bào biểu mô nang hay tế bào nang.

+Noãn bào I và lớp tế bào nang đơn dẹt này cùng nang trứng nguyên thủy.
+Khi noãn bào I tăng trưởng to lên tối đa và lớp tế bào nang đơn dẹt trở thành lớp tế bào nang

vuông đơn thì nang trứng nguyên thủy nang trứng sơ cấp. Ở nang trứng sơ cấp, quanh noãn
bào I có 1 lớp chất gian bào bao quanh màng trong suốt.
+Khi các nang trứng sơ cấp có 2 hàng tế bào trở lên thì nang trứng tiến triển.
+Các noãn bào I bước vào giảm phâm từ trước sinh nhưng ngủ tiềm sinh ở KT I trong nhiều năm
cho tới khi có sự trưởng thành về mặt sinh dục lúc trẻ dậy thì.
- Giai đoạn sau sinh:
+Các noãn bào I gia tăng về kích thước khi nang trứng tiến triển tiếp sau kì ngủ tiềm sinh.
+Ngay sau khi rụng trứng:

•Các noãn bào I kết thúc giảm phân I noãn bào II bước bào kì giảm phân II ngay nhũng chỉ
dừng lại ở KG II.
•Khác với tinh bào II, noãn bào II giữ lại hầu hết bào tương, cực cầu chiếm ít bào tương, kích
thước nhỏ, không có chức năng sẽ bị tiêu đi.
Nếu có thụ tinh:
• Sau khi tinh trùng chui vào noãn, noãn bào II giảm phân II mới hoàn tất, noãn phục hồi toàn bộ
bào tương, các cực cầu thoái triển.
•Ngay sau khi cực cầu bị đào thải ra ngoài, noãn trưởng thành (trứng).

Câu 2:Hiện tượng thụ tinh xảy ra như thế nào?


1) Khái niệm:
- Sự thụ tinh là 1 quá trình bắt đầu từ khi tinh trùng tiếp xúc với noãn bào II và kết thúc khi các tiền
nhân đực và tiền nhân cái sát nhập lại với nhau.
-Khi tinh trùng mới vào đường sinh dục nữ thì tinh trùng không có khả năng thụ tinh ngay, để có
khả năng thụ tinh,tinh trùng phải trải qua 2 giai đoạn:
+ Năng lực hóa
+ Phản ứng cực đầu
2) Sự năng lực hóa tinh trùng:
-Tinh trùng loại bỏ đi các glycoprotein trên bề mặt cực đầu để tạo nên các lỗ thủng ở màng bào
tương.
-Xảy ra khi tinh trùng ở trong tử cung hoặc vòi tử cung nhờ các chất tiết có ở đây.
3) Phản ứng cực đầu:
-Xảy ra khi tinh trùng đã được năng lực hóa đến gắn vào màng trong suốt.
-Cực đầu giải phóng ra các enzym giúp tinh trùng đi xuyên qua màng trong suốt
4) Phản ứng màng trong suốt và phản ứng hạt vỏ:
-Phản ứng màn trong suốt là hệ quả của phản ứng hạt vỏ: màng bọc ngoài của hạt vỏ sáp nhập vào
màng bào tương của noãn, giải phóng men bên trong hạt vỏ ra khoảng quanh noãn hoàng rồi ngấm
vào màng trong suốt→làm màng trong suốt bị trơ, không cho tinh trùng khác gắn vào nữa.
-Đặc tính cho xâm nhập của màng trong suốt mất đi khi đầu 1 tinh trùng tiếp xúc bề mặt noãn.
5) Các giai đoạn của quá trình thụ tinh:
Sự thụ tinh kéo dài 24 giờ và trải qua 6 giai đoạn:
a, Giai đoạn 1: tinh trùng vượt qua vòng tia
Cực đầu của tinh trùng tiết ra enzym hyaluronidaza phân hủy acid hyaluronic (chất gắn kết các tb
nang với nhau) làm phân tán các tb nang => tinh trùng dễ dàng vượt qua vòng tia
b, Giai đoạn 2: tinh trùng đi xuyên qua màng trong suốt nhờ:
- Các thụ thể ở màng trong suốt
- Các enzym acrosin và hyaluronidaza do cực đầu giải phóng ra
2 yếu tố này giúp tinh trùng xuyên qua màng trong suốt đến tiếp xúc với màng bào tương của noãn.
c, Giai đoạn 3:
Đầu tinh trùng gắn vào màng bào tương của noãn
d, Giai đoạn 4:
Noãn bào II kết thúc giảm phân II cho ra 1 noãn chín và 1 cực cầu 2, nhân của noãn lúc này gọi là
tiền nhân cái
e, Giai đoạn 5:
Nhân của tinh trùng trở thành tiền nhân đực
f, Giai đoạn 6:
Tiền nhân đực và tiền nhân cái sát nhập lại với nhau

Câu 3: Sự phân cắt phôi


a, Khái niệm:
-Sự phân cắt phôi là các lần nguyên phân chia hợp tử thành các khối tế bào nhỏ phôi bào.
-Qua mỗi lần phân cắt, phôi bào mới có kích thước nhỏ hơn phôi bào đã sinh ra nó.
-Phôi bào chỉ tổng hợp nhân chứ ko tổng hợp bào tương nên toàn bộ khối phôi không tăng kích
thước.
-Sự phân cắt phôi xảy ra ngày thứ nhất sau khi thụ tinh và tiếp tục khi phôi di chuyển trong đường
sinh dục nữ
-Lúc này, các phôi bào được nuôi dưỡng nhờ sự thấm các chất tiết có trong vòi tử cung (giai đoạn
mô dưỡng).
b, Kết quả:
Đến ngày thứ 4, phôi người có 12-16 phôi bào, mặt ngoài xù xì giống quả dâu gọi là phôi dâu. Trong
giai đoạn phôi dâu, phôi vẫn nằm trong màng trong suốt

Câu 4: Diễn biến làm tổ của phôi


a, Thời điểm làm tổ:
- Thời điểm làm tổ phù hợp với sự chuẩn bị ở mẹ.
+Bắt đầu từ ngày thứ 5 sau thụ tinh (kì trước kinh), phôi theo vòi tử cung đi tới khoang tử cung,
lúc này nội mạc tử cung đã phát triển đầy đủ.
+ Phôi không thể làm tổ sớm hơn vì nội mạc tử cung chưa ở điều kiện phù hợp. Phôi cũng không
thể làm tổ muộng hơn vì nội mạc tử cung khi đó phù nề, dễ bong tróc.
- Thời điểm làm tổ phù hợp với giai đoạn phát triển của phôi.
+Bắt đầu ở giai đoạn phôi nang khi có lá nuôi hợp bào. Khi đó mầm phôi và lá nuôi thoát ra khỏi
màng trong suốt.
b, Diễn biến ở phôi:
- Ở cực phôi:
+ Lá nuôi hợp bào bám vào nội mạc tử cung, tiết ra enzym phá hủy nội mạc tử cung, đào thành 1
hố lõm để phôi lọt vào.
+ Lá nuôi hợp bào do các lá nuôi tế bào sáp nhập lại tạo nên.
+ Các hốc bên trong lá nuôi hợp bào sát nhập lại thành hệ thống khúc khuỷu.
- Ở cực đối phôi: ban đầu chỉ có lá nuôi tế bào, về sau lá nuôi hợp bào bao hết phôi.
c, Diễn biến ở nội mạc tử cung:
- Xung quanh chỗ phôi lọt vào, lớp đệm của nội mạc tử cung phù lên, các mạch máu dãn to, các
tuyến tử cung dài ra và ngoằn ngoèo, tiết nhiều chất nhầy và glycogen.
- Ngày thứ 9:
+ Trên bề mặt nội mạc tử cung nơi phôi đi qua có 1 khối mô sợi huyết bịt lại.
+ Lá nuôi hợp bào phủ hết bề mặt phôi, các hốc bên trong lá nuôi hợp bào sát nhập lại thành hệ
thống khúc khuỷu.
- Lá nuôi tiết các chất làm giãn mạch làm cho mao mạch của lớp đệm xung huyết, dãn to tạo nên
những mao mạch kiểu xoang, nối các ĐM tử cung với các TM tử cung.
-Cùng lúc đó lá nuôi hợp bào xâm nhập, phá hủy lớp nội mô của các mao mạch kiểu xoang giúp máu
mẹ tràn vào các hốc bên trong lá nuôi hợp bào, hình thành nên hệ thống tuần hoàn tử cung – nhau, bắt
đầu thời kì máu dưỡng.
- Ngày thứ 13, bề mặt nội mạc tử cung tại nơi phôi đi qua đã hóa sẹo do biểu mô tử cung phủ kín nơi
ấy.

Câu 5: Phôi 2 lá
1) Khái niệm: quy luật số 2
- Xảy ra trong tuần thứ 2
- Phôi hình đĩa có 2 lá phôi là thượng bì phôi và hạ bì phôi
- Túi noãn hoàng được tạo nên 2 lần là túi noãn hoàng nguyên phát và thứ phát
- Lá nuôi có 2 lớp là lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào
- Có thêm 2 khoang mới là khoang ối và khoang ngoài phôi, còn khoang phôi nang trở thành túi
noãn hoàng.
2) Sự phát triển của lá nuôi hợp bào:
- Cuối tuần lễ thứ nhất, phôi nang dính vào thành tử cung, sự tiếp xúc với nội mạc tử cung khích
thích lá nuôi ở cực phôi tăng sinh và sáp nhập lại →lá nuôi hợp bào. Còn lá nuôi bao quanh sát phôi
lá nuôi tế bào.
- Trong suốt tuần lễ thứ 2, lá nuôi hợp bào tiếp tục gia tăng nhờ lá nuôi tế bào sát nhập lại.
-Trong suốt thời kì phôi thai, đối với lá nuôi thì chỉ có lá nuôi tế bào phân chia để gia tăng số lượng,
còn lá nuôi hợp bào tiếp tục gia tăng nhờ lá nuôi tế bào sát nhập lại.
- Lá nuôi hợp bào tiếp tục tiết ra enzym phá hủy nội mạc tử cung.
3) Sự tạo thượng bì phôi và hạ bì phôi:
Mầm phôi biệt hóa thành 2 lớp:
- Lớp tế bào bên ngoài hình trụ là thượng bì phôi.
- Lớp tế bào bên trong hình vuông là hạ bì phôi.
Tùy vào vị trí, phôi bài có thể trở thành thượng bì phôi hay hạ bì phôi. Phôi lúc này là điã phôi 2 lá.
4) Sự tạo khoang ối:
- Bên trong thượng bì phôi, dịch từ các khoang nhỏ tích tụ lại thành khoang ối, lớp tế bào thượng bì
phôi nằm giữa khoang ối và lá nuôi tế bào gọi là màng ối, màng ối do nguyên bào ối tạo nên.
- Ban đầu khoang ối nhỏ hơn túi noãn hoàng, sau đó lớn dần và bao hết phôi vào tuần thứ 8.

5) Sự tạo túi noãn hoàng nguyên phát và thứ phát:


- Ngày thứ 8, các tế bào hạ bì phôi di chuyển vào mặt trong lá nuôi tế bào tạo nên màng Heuser lợp

toàn bộ lòng khoang phôi nang và cùng khoang phôi nang túi noãn hoàng nguyên phát.

- Ngay khi túi noãn hoàng nguyên phát hình thành, chất nhầy lưới ngoài phôi xuất hiện giữ màng
Heuser và lá nuôi.
- Ngày thứ 12, các tế bào hạ bì phôi di chuyển ra ngoài lần 2 phủ mặt trong trung bì ngoài phôi, túi
noãn hoàng nguyên phát bị đẩy về phía cực đối phôi và sau đó chỉ còn là vết tích, túi noãn hoàng thứ
phát được hình thành
- Chức năng của túi noãn hoàng:
+ Là nơi tạo huyết chính
+ Biến dưỡng và nuôi dưỡng phôi
+ Cho ra các tế bào mầm sinh dục
6) Sự tạo khoang ngoài phôi và trung bì ngoài phôi:
- Trung bì ngoài phôi do tế bào thượng bì phôi ở đuôi bản phôi di chuyển ra ngoài tạo nên 2 lớp:

+ Lớp lợp bên ngoài màng Heuser trung bì ngoài phôi của noãn hoàng

+ Lớp lợp bên trong lá nuôi trung bì ngoài phôi của lá nuôi
- Chất nhầy lưới nằm giữa 2 lớp này, bên trong xuất hiện những túi dịch nhỏ sát nhập lại tạo nên

khoang ngoài phôi. Trung bì ngoài phôi tăng trưởng, xen vào giữa khoang ối và lá nuôi trung bì
ối ngoài phôi.
- Ngày thứ 13, phôi nằm lơ lửng trong khoang ngoài phôi và chỉ dính vào khoang ngoài phôi bởi
cuống phôi.

Câu 6: Các giai đoạn của quá trình tạo phôi vị


1) Khái niệm:
Sự tạo phôi vị là quá trình:
• Biến đĩa phôi 2 lá thành phôi 3 lá
• Xác lập trục đầu - đuôi và các mặt phẳng đối xứng 2 bên
• Quy định vị trí các cấu trúc mầm để thình thành mô và cơ quan.
Để tạo được phôi vị cần có đường nguyên thủy.
2) Sự tạo đường nguyên thủy:
- Ngày thứ 15, đường nguyên thủy bắt đầu hình thành từ mặt lưng của thượng bì phôi. Các tế bào
thượng bì phôi ở 2 bên vùng đuôi bản thôi tăng sinh và di chuyển vào đường giữa sống lưng phôi. Sau
đó có cang nhiều các tế bào đến đường giữ, đi sau tiến về phía đầu phôi, dài khoảng nữa chiều dài phôi

đường nguyên thủy.


- Đường nguyên thủy có:
1 rãnh sâu rãnh nguyên thủy
1 chỗ lõm hố nguyên thủy
Gờ xung quanh nút nguyên thủy
- Vai trò của đường nguyên thủy:
+ Xác lập trục đầu đuôi và các mặt phẳng đối xứng 2 bên
+ Là đường cho các tb thượng bì phôi đi qua để tạo nội bì và trung bì
+ Quyết định số phận của các tb thượng bì phôi sau khi đi qua
3) Sự tạo dây sống:
- Các tế bào thượng bì phôi :
• Đi qua nút nguyên thủy
• Xen vào giữa thượng bì phôi và hạ bì phôi
• Tiến về phía đầu phôi
• Đến phía sau tấm trước dây sống do nội bì dày lên
→ Tạo nên ống dây sống.
-Ngày thứ 20, khi ống dây sống hình thành xong thì xảy ra những biến đổi chuyển ống dây sống từ
dạng ống sang dạng đặc:
1. Sàn ống dây sống dính vào nội bì rồi chỗ dính tiêu đi
2. Sàn ống dây sống mở ra theo kiểu mở dây kéo bắt đầu từ hố nguyên thủy và thông với túi noãn
hoàng. Chỗ ống dây sống thông với túi noãn hoàng là ống TK - ruột
3. Ống dây sống tiếp tục mở rộng và sàn của ống dây sống biến mất
4. Ống dây sống chuyển thành tấm dây sống (dạng dẹt)
5. Tấm dây sống cuộn lại thành dây sống (dạng đặc)
6. Dây sống rời khỏi nội bì
- Vai trò của dây sống:
+ Gây cảm ứng đến ngoại bì để hình thành ngoại bì thần kinh
+ Tồn tại dưới dạng nhân tủy của các đĩa gian sống ở người
+ Hình thành cột sống ở động vật
4) Sự tạo nội bì:
- Các tb thượng bì phôi biến đổi hạ bì phôi thành nội bì.
- Ngày thứ 16, các tế bào thượng bì phôi cạnh đường nguyên thủy tăng sinh, dẹt đi, có dạng chân
giả, di chuyển đi qua đường nguyên thủy tiến vào khoảng trống giữa thượng bì và hạ bì phôi rồi đi vào

hạ bì phôi các tế bào hạ bì phôi, biến đổi hạ bì phôi thành nội bì phôi.
- Nội bì biệt hóa thành: biểu mô của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và bàng quang.
5) Sự tạo trung bì:
- Các tb thượng bì phôi tạo nên trung bì trong phôi.
- Các tb thượng bì phôi đi qua đường nguyên thủy, di cư vào khoảng hở giữa thượng bì phôi và hạ bì
phôi tạo nên trung bì
- Ngày thứ 17, các tb trung bì sát đường giữa tăng sinh trung bì cận trục, phần trung bì ở bờ đĩa

phôi trung bì tấm bên, phần trung bì giữa trung bì cận trục và trung bì tấm bên trung bì
trung gian, màng họng miệng và màng nhớp không có trung bì.
- Trung bì biệt hóa thành:
•Hệ xương
•Hệ tim mạch, hệ bạch huyết
•Mô liên kết và cơ
• Hệ niệu dục
6) Sự tạo ngoại bì:
- Khi trung bì và nội bì hình thành thì thượng bì phôi trở thành ngoại bì.
- Ngoại bì có 2 phần:
+ Ngoại bì bề mặt
+ Ngoại bì thần kinh: nằm trên dây sống và trở thành tấm thần kinh
- Sự biệt hóa của ngoại bì:
+ Ngoại bì bề mặt: tạo nên biểu bì, lông, tóc, móng…
+ Ngoại bì thần kinh:
(+) Mào thần kinh: tạo nên hạch và các dây thần kinh ngoại vi…
(+) Ống thần kinh: tạo nên hệ thần kinh TW…

Câu 7: Diễn biến sự khép phôi


Cơ chế chính của sự khép phôi là sự tăng trưởng không đồng đều của các cấu trức và các
khoang: màng ối phát triên mạnh, đĩa phôi tăng trưởng dài ra.
1) Sự khép phôi ở vùng đầu
-Sự khép phôi ở vùng chịu ảnh hưởng thêm của sự gập lại của tấm TK
- Trước khi khép phôi:
+ Trung mô bên dưới tấm TK tăng trưởng → đẩy tấm TK lồi lên và cuộn vào .
+ Túi noãn hoàng phát triển chậm hơn → phần đầu tấm TK gập lại tại 1 số vị trí. Vị trí đầu tiên là
nếp gấp não giữa xuất hiện ở vùng sẽ tạo nên não giữa, sau đó là não trước và não sau.
+ Phía trên màng họng miệng có 1 cấu trúc hình móng ngựa là vùng tạo tim, gồm có mầm tim và
khoang màng ngoài tim nguyên thủy.
+ Vách ngang nằm trên vùng tạo tim.
- Khi khép phôi, do tấm TK tăng sinh và gập lại làm cho các bản phôi cuộn khép lại tạo nê mặt trước
của mặt, cổ ngực, đồng thời:
+ Di dời màng họng miệng xuống vùng miệng
+ Di dời vùng tạo tim xuống vùng ngực
+ Di dời vách ngang xuống dưới vùng tạo tim
→ Sau khi khép phôi, vách nganh nằm dưới vùng tạo tim và xen vào giữa khoang màng ngoài tim
nguyên thủy với khoang phúc mạc.
2) Sự khép phôi ở vùng đuôi
- Bắt đầu từ ngày 23:
• Ống TK dài nhanh chóng
• Đốt phôi tăng trưởng mạnh
• Cấu trúc ở đường giữa tương đối cúng chắc hơn so với vùng bản phôi
→ Vùng đuôi phôi cuộn lại, bản phôi vùng đuôi gập lại tạo mặt bụng của đuôi phôi. Khi đó niệu nang
và cuống phôi di dời đến cạnh ống noãn hoàn và nằm trong dây rốn.

3) Sự khép phôi ở vùng giữa


- Trong khi bản phôi khép lại ở vùng đầu và vùng đuôi, bản phôi ở vùng giữ cuộn túm lại, thu nhỏ
miệng túi noãn hoàng.
- Các mép bản phôi dính lại ở vùng đầu và vùng đuôi trước rồi khép thu nhỏ lại dần về phía cuống
phôi theo kiểu đống dây kéo từ 2 đầu vào giữa.
- Khi các mép bản phôi dính với nhau thì ngoại bì, trung bì, nội bì nối vào nhau theo đúng trật tự:
ngoại bì - ngoại bì, trung bì - trung bì, nội bì - nội bì.
→ Kết quả là:
• Ngoại bì bao bên ngoài toàn bộ phôi
• Nội bì tạo nên ống ruột

• Túi noãn hoàng thu nhỏ lại, phần túi noãn hoàng nằm trong phôi ống ruột, phần túi noãn

hoàng nằmngoài phôi ống noãn hoàng, và nằm trong dây rốn.

Câu 8: Diễn biến quá trình tạo phổi


1) Sự tạo cây phế quản:
Cây phế quản hình thành từ nụ phổi phát sinh từ nội bì ruột trước.
- Ngày thứ 22: Ở nội bì ruột trước xuất hiện nụ phổi, nụ phổi tăng trưởng về phía trước và xuống
dưới mang theo trung mô quanh ruột trước.

- Ngày thứ 26-28: Nnụ phổi phân nhánh lần thứ nhất các nụ phế quản phải và trái (là mầm để
tạo nên 2 phổi sau này, đoạn gốc của cây phế quản sau tạo khí quản và thanh quản)
- Tuần thứ 5-28, các nụ phế quản phân nhánh tất cae 16 lần tạo cây phế quản

+ Lần phân nhánh thứ 2 (tuần 5) 3 nụ phế quản cấp II bên phải và 2 nụ phế quản cấp II bên
trái. Các nụ này sẽ tạo nên 3 thùy phổi phải và 2 thùy phổi trái

+ Lần phân nhánh thứ 3 (tuần 6) 10 nụ phế quản cấp III bên phải và 8 nụ phế quản cấp III
bên trái. Các nụ này sẽ tạo nên các tiểu thùy phổi

+ Lần phân nhánh thứ 14 (tuần 16) các tiểu phế quản tận
+ Tuần thứ 16-28, mỗi tiểu phế quản tận phân ra 2 hoặc vài tiểu phế quản hô hấp

- Tuần thứ 36, các tiểu phế quản tận các phế nang nguyên thủy.
-Các phế nang nguyên thủy tiếp tục hình thành và biệt hóa thêm trong thời kì trước sinh và sau sinh
cho đến 8 tuổi
- Lớp biểu mô hô hấp ở phế nang nguyên thủy chỉ được hình thành ngay trước thời điểm sắp sinh và

khi đó các phế nang nguyên thủy các phế nang chính thức.
2) Sự tạo hệ mạch, cơ và sụn của phổi:
-Phổi gồm biểu mô có nguồn gốc nội bì và mô liên kết có nguồn gốc trung bì.
-Nội bì tạo nên biểu mô đường dẫn khí ở phế quản và biểu mô hô hấp ở phế nang.
-Trung bì bao quanh nụ phổi tạo nên hệ mạch, cơ và sụn của phổi
3) Dị tật phổi
- Các dị tật của phổi do các nụ phổi hay nụ phế quản phân nhánh và biệt hóa bất thường:
+ Nụ phổi không phân nhánh → vô phổi.
+ Nụ phế quản không phân nhánh → thiếu thùy phổi hoặc thiếu tiểu thùy phổi.
+ Tiểu phế quaen tận phân nhánh bất thường → bất thường về số lượng phế nang dù có cây phế
quản bình thường.
- Thiểu sản phổi làm giảm số lượng tiểu thùy phổi hoặc phế nang do khoang màng phổi quá nhỏ làm
hạn chế sự tẳng trưởng của phổi, thường do:
+ Các dị tật gây giảm thế tích lồng ngực như thoát vị hoành hoặc phần cơ của cơ hoành bị yếu →
khối mô trong ổ bụng nhô vào khoang màng phổi.
+ Thiếu ối làm cho thành tử cung ép lại làm giảm thể tích khoang lồng ngực.

Câu 9: Phân biệt sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng
Đặc điểm Sinh đôi cùng trứng Sinh đôi khác trứng
Sự thụ tinh 1 noãn thụ tinh với 1 tinh trùng và Trong 1 lần rụng trứng có 2 noãn thụ
mầm phôi tách đôi tinh với 2 tinh trùng
Giới tính Cùng giới tính Có thể cùng or khác giới
Đặc điểm di truyền Như nhau Khác nhau
Đặc điểm sinh học Thường giống nhau, có thể chịu ảnh Mức độ giống nhau tương tự như các
hưởng của yếu tố môi trường anh chị em ruột thông thường
Số lượng ối, đệm, - Trường hợp tách phôi sớm ở giai Luôn có 2 ối và 2 đệm, 2 màng đệm
bánh nhau đoạn phôi dâu: 2 ối, 2 đệm, 2 bánh và 2 bánh nhau có thể dính nhau
nhau, 2 màng đệm và 2 bánh nhau có
thể dính nhau
- Trường hợp tách phôi bình thường ở
giai đoạn phôi nang: 2 ối, 1 đệm, 1
bánh nhau
- Trường hợp tách phôi trễ ở giai đoạn
phôi 2 lá: 1 ối, 1 đệm, 1 bánh nhau
Câu 10: Quá trình tạo và biệt hóa của các cung mang
1) Các cung mang:
- Các cung mang bắt đầu hình thành từ tuần thứ 4 khi có các tế bào mào thần kinh di chuyển đến.
- Cung mang 1 hình thành đầu tiên ở 2 bên ruột họng, sau đó các căp cung mang khác dần hình
thành ở 2 bên đầu cổ theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Cuối tuần thứ 4 đã có 6 cặp cung mang
+ Cung mang 1 (cung hàm) có 2 mầm:
• Mỏm hàm dưới tạo hàm dưới
• Mỏm hàm trên tạo hàm trên, gò má và phần trai xương thái dương
+ Cung mang 2 (cung móng): góp phần tạo nên xương móng
+ Các cung mang còn lại được gọi theo số thứ tự
- Các cung mang cách nhau bởi các khe mang

- Sau khi các cung mang được hình thành, phần trên ruột họng họng nguyên thủy.
- Miệng phôi nằm ở phía ngoài màng họng miệng được hình thành do sự lõm vào của ngoại, ngan
cách với họng nguyên thủy bỏi màng họng miệng.
- Vào ngày 24 ( tuần 4) màng họng miệng vỡ, ống tiêu hóa nguyên thủy thông với khoang ối.
2) Thành phần của cung mang:
- Mô lõi trung bì ở giữa, gồm 4 thành phần: ĐM, gọng sụn, cơ và dây thần kinh
- Ngoại bì phủ mặt ngoài
- Nội bì lợp bên trong
4) Sự biệt hóa của các cung mang:
-các cung mang thao gia tạo mặt, cổ, các khoang cạnh mũi, miệng, họng và thanh quản.
- Cung mang 1 tham gia tạo mặt.
- Cung mang 1 và 2 nhô lên quanh khe mang 1 tạo nên tai ngoài.
- Cung mang 2, 3, 4 tạo nên xoang cổ.
- Cung mang 5, 6 tiêu đi.
- Mỗi cung mang có 1 ĐM cung mang hay còn gọi là cung ĐM chủ, sau sẽ tạo các ĐM vùng đầu.
- Gọng sụn cung mang 1:
+ Phần sau: tạo nên xương búa, xương đe của tai giữa
+ Phần giữa: tiêu đi, tạo nên dây chằng xương búa và dây chằng bướm hàm dưới
+ Phần trước: hướng dẫn tạo xương hàm dưới
- Gọng sụn cung mang 2:
+ Phần sau: tạo nên xương bàn đạp của tai giữa và mỏm trâm của xương thái dương
+ Phần giữa: tiêu đi, tạo nên dây chằng trâm móng
+ Phần trước: tạo nên sừng nhỏ và phần trên của thân xương móng
- Gọng sụn cung mang 3: tạo nên sừng lớn và phần dưới của thân xương móng
- Gọng sụn cung mang 4, 5, 6: dính với nhau tạo thành các sụn thanh quản
- Các cơ cung mang: biệt hóa thành các cơ vân ở vùng đầu và cổ
+ Cung mang 1: cơ cắn, cơ thái dương
+ Cung mang 2: cơ mút, cơ vòng miệng, cơ vòng mắt, cơ trán, cơ nhĩ, cơ chẩm, cơ bụng trước,
cơ bụng sau, cơ 2 thân, cơ bám da cổ
+ Cung mang 3: cơ trâm hầu
+ Cung mang 4: các cơ họng
- Sự biệt hóa của các dây thần kinh cung mang:
+ Cung mang 1: do dây TK V chi phối
+ Cung mang 2: do dây TK VII chi phối
+ Cung mang 3: do dây thần kinh IX chi phối
+ Cung mang 4, 5, 6: do dây thần kinh X chi phối

Câu 11: Mô tả quá trình tạo mặt


1) Các nụ mặt:
Có 5 nụ mặt hinhg thành quanh miệng ở tuần lễ thứ 5 sau khi màng họng miệng vỡ ra:

- 1 nụ trán mũi có nguồn gốc trung mô não trước phần trên của miệng phôi

- 2 nụ hàm trên ở 2 bên miệng phôi thuộc cung mang 1, vốn là mỏm hàm trên phần bên miệng
phôi

- 2 nụ hàm dưới ở 2 bên dưới miệng phôi thuộc cung mang 1, vốn là mỏm hàm dưới sàn
miệng
Các nụ mặt được hình thành do trung mô bên dưới tăng sinh đội lên, bên trong các nụ liền nhau, các
rãnh phân chia các nụ chỉ nhìn thấy ở mặt ngoài.
2) Diễn biến tạo mặt:
- Mặt được hình thành từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8, sau đó chỉ có sự thay đổi tỉ lệ các bộ phận của
mặt.
- Hàm dưới được hình thành sớm nhất (tuần thứ 4) do các nụ hàm dưới sát nhập lại.

- Cuối tuần thứ 4, ngoại bì da vùng mặt đội lên 2 tấm mũi ở 2 bên đầu dưới nụ trán mũi.

Trung mô quanh tấm mũi tăng sinh gờ lên các nụ mũi trong ở bờ trong tấm mũi và nụ mũi ngoài

ở bờ ngoài tấm mũi. Các tấm mũi từ từ lún vào 2 hố mũi.


- Cặp nụ hàm trên tăng trưởng tiến vào nhau và tiến tới nụ trán mũi đẩy các nụ mũi vào giữa. Khe hở
giữa nụ mũi ngoài và nụ hàm trên là rãnh lệ mũi.
- Cuối tuần thứ 5, trung mô bên trong các nụ hàm trên đội các nụ mũi ngoài lên dọc theo rãnh lệ mũi

làm cho nụ mũi ngoài dính vào má, các rãnh lệ mũi khép lại các ống lệ mũi.
+ Ban đầu, các ống lệ mũi đặc bởi mô ngoại bì, sau đó ống đặc rời khỏi ngoại bì xuống trung bì ở
dưới rồi tại lòng.

túi lệ.
+ Đầu ống lệ mũi phình

+ Ống lệ mũi mở vào trong khe mũi.


- Trong tuần thứ 6 đến 7, cúc nụ mũi trong dính lại và dính với nụ hàm trên.
+Các nụ mũi trong khép lại tạo nên đoạn gian hàm trên sau sẽ nhân trung, đoạn hàm trên
có răng cửa và lợi của vùng này, vòm miệng nguyên thủy.
- Phần môi trên còn lại, phần lớn vùng hàm trên còn lại và vòm miệng chính thức có nguồn gốc từ
cặp nụ hàm trên. Cặp nụ hàm trên sẽ dính vào cặp nụ hàm dưới

- Nụ trán-mũi phần trán,sống mũi và chóp mũi.

- Nụ mũi ngoài cánh mũi.

- Nụ mũi trong vách ngăn mũi.

- Cặp nụ hàm trên má trên và phần lớn môi trên

- Cặp nụ hàm dưới má dưới, môi dưới và cằm


- Cuối tuần 6, các hàm chỉ là khối trung mô. Môi và lợi bắt đầu hình thành khi lớp ngoại bì bề mặt

lõm vào trung mô màng lợi-môi. Sau đó, trung mô bên dưới tiêu đi, màng lợi-môi rãnh

lợi-môi. Mô lớp đệm lợi-môi còn sót lại dây hãm nối môi với lợi.
- Vùng môi và má nguyên thủy có trung mô của cung mang 2 tiến vào và biệt hóa thành các cơ mặt
và chịu sự chi phối của dây TK 7 của cung mang 2. Trung mô của cung mang 1 biệt hóa thành 1 số cơ
do dây TK 5 của cung mang 1 chi phối.

Câu 12: Sự tạo vòm miệng và hiện tượng dị tật sứt môi, hở hàm ếch
1) Sự tạo vòm miệng
- Sự tạo vòm miệng phôi
+ Vòm miệng nguyên phát hay nụ khuẩn cái trong có nguồn gốc từ đoạn gian hàm trên.
+ Vòm miệng nguyên phát sau tạo 1 phần nhỏ của vòm khẩu cái cứng (đoạn ở phía trước lỗ răng
cửa) và đoạn hàm trên có các răng cửa.
- Sự tạo vòm miệng thứ phát
+ Vòm miệng thứ phát sau tạo phần khẩu cái cứng sau lỗ răng cửa và khẩu cái mềm.
+ Vòm miệng thứ phát có nguồn gốc từ 2 khối trung mô dẹt, dạng lá, phát sinh từ các nụ hàm

trên, các nụ này nụ khẩu cái ngoài.

+ Ban đầu, 2 nụ khẩu cái ngoài tiến vào giữa và hướng xuống phía dưới lưỡi, sau các nụ khẩu cái
ngoài tiến vào giữa theo hướng mặt phẳng ngang và ở phía trên lưỡi do hàm và vung cổ phát triển
mạnh khiến lưỡi hạ xuống thấp.
+ Các nụ khẩu cái ngoài dính với nhau ở đường giữa, sáp nhập vào vòm miệng nguyên phát và
dính vào vách ngăn mũi, kết thúc ở vị trí có lưỡi gà.
+ Khi xương hình thành ở vòm miệng nguyên phát tạo đoạn hàm trên trước có các răng cửa thì sự
cốt hóa lan tới các nụ khẩu cái ngoài khẩu cái cứng, phần sau các nụ khẩu cái ngoài sắp nhập

lại với nhau nhưng không cốt hóa khẩu cái mềm và lưỡi gà.
+ Ống răng cửa nằm ở đường giữa vòm miệng và giữa đoạn hàm trên trước có các răng cửa với

các nụ khẩu cái ngoài sau sẽ bít lại, song còn để lại chỗ hở lỗ răng cửa ở phần khẩu cái cứng.

+ Ở người trẻ tuổi có thể thấy đường nối ngoằn ngoèo đi từ lỗ răng cửa đến giới hạn ngoài của các
ổ xương của các răng cửa và các răng nanh ở 2 bên, là đường dính lại của vòm miệng nguyên phát
và vòm miệng thứ phát.

2) Hiện tượng sứt môi, hở hàm ếch


Sứt môi và hở hàm ếch có 2 nhóm:
- Nhóm hở trước:
+ Liên quan đến môi trên và đoạn hàm trên trước có răng cửa, có hoặc ko có tổn thương khẩu cái
cứng và khẩu cái mềm
+ Bao gồm dị tật sứt môi có or ko có hở đoạn hàm trên trước có răng cửa, khe hở có thể kéo dài
đến tận lỗ răng cửa
+ Cơ chế: do thiếu hụt mô của các nụ mũi trong và đoạn gian hàm trên
- Nhóm hở sau:
+ Chỉ liên quan đến khẩu cái cứng và khẩu cái mềm ở vòm miệng thứ phát
+ Bao gồm dị tật hở từ khẩu cái mềm qua khẩu cái cứng
+ Cơ chế: do các nụ hàm trên bị xoắn nên ko sát nhập vào nhau được
a, Sứt môi: thường xảy ra ở môi trên, có or ko có hở hàm ếch, có thể chỉ là 1 khuyết nhỏ ở môi trên
hoặc lan rộng đến mũi, xuyên qua đoạn gian hàm trên đến lỗ răng cửa, xảy ra ở 1 bên or 2 bên.
- Sứt môi 1 bên: có 1 nụ hàm trên ko dính vào nụ mũi trong, biểu mô da tồn tại dưới dạng dây da
mỏng và hay bị đứt, đôi khi còn tồn tại, nối giữa 2 bờ môi sứt.
- Sứt môi 2 bên: có cả 2 nụ hàm trên ko dính vào nụ mũi trong, biểu mô da tồn tại dưới dạng dây da
mỏng và hay bị đứt, đoạn gian hàm trên lơ lửng.
- Sứt môi giữa: hiếm gặp, thường là sứt môi giữa trên do thiếu toàn bộ or 1 phần trung mô của nụ
mũi trong nên ko tạo ra được đoạn gian hàm trên. Sứt môi giữa dưới rất hiếm, do thiếu trung mô của nụ
hàm dưới.
b, Hờ hàm ếch: chỗ hở có thể khu trú quanh lưỡi gà hoặc lan tới khẩu cái mềm và khẩu cái cứng,
trường hợp nặng chỗ hở kéo dài qua đoạn hàm trên trước có răng cửa gây sứt môi 2 bên.
- Hờ hàm ếch trước: hở ở trước lỗ răng cửa do thiếu trung mô của các nụ khẩu cái ngoài khiến cho
vòm miệng thứ phát ko dính vào vòm miệng nguyên phát.
- Hở hàm ếch sau: hở ở sau lỗ răng cửa do thiếu trung mô của các nụ khẩu cái ngoài khiến cho vòm
miệng thứ phát ko dính vào nhau và với vách ngăn mũi.
- Hở hàm ếch trước và sau: hở cả vòm miệng nguyên phát và vòm miệng thứ phát do thiếu trung mô
của các nụ khẩu cái ngoài khiến cho vòm miệng thứ phát ko dính vào nhau và với vách ngăn mũi, đồng
thời cũng ko dính vào vòm miệng nguyên phát.
Câu 13: Quá trình tạo thận (tiền thận, trung thận, hậu thận)
1) Giai đoạn tiền thận:
- Tuần thứ 3, trung bì trong phôi hình thành trung bì cận trục, trung bì trung gian và trung bì tấm
bên.

- Tuần thứ 4, trung bì trung gian hình thành nên 5-7 đốt thận cổ tiền thận.
- Tiền thận không có chức năng => tiêu đi.
2) Giai đoạn trung thận:
a, Nguồn gốc của trung thận, ống trung thận và vi ống trung thận:
- Trung thận có nguồn gốc từ trung bì trung gian, kéo dài từ đốt phôi ngực đến đốt phôi thắt lưng.
- Cặp ống trung thận nối với các vi ống trung thận.
- Các vi ống trung thận xuất hiện từ trên xuống dưới, khi các ống bên dưới hình thành thì các ống
bên trên tiêu đi.

- Ống trung thận nằm dọc nên còn ống trung thận dọc, vi ống trung thận nằm ngang nên còn
ống trung thận ngang.

b, Sự biệt hóa của các vi ống trung thận và ống trung thận:
- Các vi ống trung thận biệt hóa thành các nephron: đầu mỗi vi ống trung thận bị 1 chùm mao mạch
(phát sinh từ nhánh ĐM chủ lưng) ấn lõm vào tạo thành bao Bowmann, chùm mao mạch và bao

Bowmann cùng tiểu cầu thận.

- Cặp ống trung thận lúc đầu là 1 khối đặc nằm trong trung thận ở vùng ngực. Khi tăng trưởng xuống
dưới dính vào ổ nhớp thì bắt đầu được tạo lòng do sự cảm ứng từ ổ nhớp. Sau đó, các vi ống trung thận
nối với các ống trung thận và nephron đổ vào ổ nhớp.
- Trung thận chỉ có chức năng tạo nước tiểu từ tuần 6-10, sau đó thoái triển.
3) Giai đoạn hậu thận:
a, Nguồn gốc của nụ niệu quản và trung mô hậu thận:
- Ngày 28, nụ niệu quản xuất hiện ở đầu dưới ống trung thận, kích thích trung bì trung gian biệt hóa
thành trung mô hậu thận.
- Ngày 32, nụ niệu quản phân nhánh, kích thích trung mô hậu thận phân thành các mũ mô hậu thận ở
chóp các nhánh.
b, Hiện tượng cảm ứng giữa nụ niệu quản và trung mô hậu thận:
- Sự biệt hóa của trung mô hậu thận tùy thuộc vào các tín hiệu cảm ứng từ nụ niệu quản và sự phát
triển của nụ niệu quản là nhờ các tín hiệu cảm ứng từ trung mô hậu thận.
- Nếu nụ niệu quản phân nhánh bất thường, trung mô hậu thận có thể không có hoặc không đủ các
khối mô để tạo thận.
c, Sự biệt hóa của nụ niệu quản ( sự tạo các ống góp, đài thận bé, đài thận lớn, bể thận)
- Khi tiếp xúc với trung mô hậu thận, nụ niệu quản bắt đầu phân nhánh, đầu cuối của nụ niệu quản
phình to thành bể thận, thân trở thành niệu quản.

- 4 nhánh đầu tiên sát nhập lại đài thận lớn, các nhánh của 4 lần phân nhánh kế tiếp sát nhập lại
các đài thận bé.

- Các lần phân nhánh từ đời thứ 8 trở đi ko có sự sát nhập các ống góp.
d, Sự biệt hóa của trung mô hậu thận ( sự tạo nephron)
- Khi được các nụ niệu quản kích thích, trung mô hậu thận phân thành các mũ mô hậu thận.
- Mũ mô hậu thận tạo lòng trở thành túi thận, các túi thận dài ra trở thành các vi ống hậu thận. Một
đầu của vi ống hậu thận nối với ống góp, đầu còn lại có 1 chùm mao mạch ấn lõm vào tạo bao

Bowman. Chùm mao mạch và bao Bowmann cùng tiểu cầu thận.

- Chùm mao mạch tiểu cầu thận có nguồn gốc từ các nhánh của ĐM chủ lưng.
- Phần còn lại của vi ống hậu thận tiếp tục tạo nên OLG, quai Henle và OLX.
e, Tổ chức nhu mô thận:
- Vùng vỏ có tiểu cầu thận, OLG, OLX.
- Vủng tủy có ống góp và quai Henle.
- Chất tủy nằm trong vùng vỏ tạo nên các tháp Ferrin và Malpighi.
- Chất vỏ nằm trong vùng tủy tạo nên các trụ Bertin.
f, Các nơron của thận:
-Có nguồn gốc từ mào thần kinh, di chuyển vào nhu mô thận khi thận hình thành.
-Có vai trò điều hòa lượng máu và hoạt động chế tiết của thận.

Câu 14: Sự di cư của thận. Dị tật của thận và niệu quản


1) Sự di cư của thận
- Ban đầu thận nằm trong vùng chậu, phía trước xương cùng.
- Khi vùng bụng to lên, thận dần dần tiến lên vị trí của thận chính thức sau này (từ tuần 6 đến 9).
- Trong quá trình di chuyển, thận có những thay đổi sau:
+ Thận xoay khi đi lên: ban đầu rốn thận hướng lên phía trước, trong khi đi lên thận xoay 90º theo
hướng trước trong → rốn thận quay vào phía trong.
+ Thận nhận hệ mạch mới khi đi lên:
• Khi đi lên, thận nhận các mạch máu mới từ các nơi thận đến.
• Khi thận có nhánh mạch trên mới thì các nhánh mạch máu dưới cũ bị tiêu đi.
• Khi di chuyển lên, thận nhận mạch máu từ các nhánh của ĐM chậu chung → ĐM chủ→
nhánh mạch máu cao nhất của ĐM chủ mà thận nhận được sẽ trở thành các ĐM thận.
2) Dị tật của thận và niệu quản
Tỉ lệ dị tật của thận và niệu quản là 3-4%.
- Vô thận hay không tạo thận (do nụ niệu quản không hình thành hoặc thoái triển, không tạo mầm
sinh hậu thận)
+ vô thận 1 bên (1/1000 trẻ sinh ra)
+ vô thận 2 bên ( 0,3/1000 trẻ sinh ra, sau khi sinh trẻ không sống được).
- Thận xoay bất thường
- Thận lạc chỗ:
+ Thận ở vùng đáy chậu (do không đi lên được).
+ Thận dính nhau 1 bên ( do thận dính nhau khi còn ở vùng chậu, khi đi lên đem theo thận kia).
- Thận hình móng ngựa: 2 cực dưới thận dính nhau nên thận có hình chữ U ( do khi đi lên, thận bị
ĐM mạc treo tràng dưới giữ lại).
- Thừa mạch máu thận
- Thận nhiều bọc: thường có nhiều bọc nhỏ ở 2 thận, tử vong sớm do suy thận. Cơ chế giải thích sự
hính thành dị tật:
+ Do các nephron không nối được vào các ống góp
+ Do các nephron thoái triển
+ Do các ống góp phát triển bất thường
- Các dị tật của niệu quản:
+ 2 niệu quản (do 2 nụ niệu quản đi vào 1 trung mô hậu thận).
+ Lỗ niệu quản lạc chỗ: niệu quản không đổ vào bàng quang mà đỗ vào cấu trúc khác (cổ bàng
quang, niệu đạo tiền liệt, ống dẫn tinh, túi tinh hoặc niệu đạo, hành âm đạo).
+ Niệu quản lạc chỗ : niệu quản không đến tam giác bàng quang mà đi đến phần dưới của xoang

niệu dục 1 túi phình nhỏ.

Câu 15: Mô tả hệ sinh dục trong giai đoạn chưa biệt hóa
1)Nguồn gốc của tuyến sinh dục chưa biệt hóa:
- Các tb trung biểu mô màng bụng tạo nên tb Sertoli ở nam và tb nang trứng ở nữ
- Các tb trung bì trung gian tạo các tb kẽ
- Các tb mầm nguyên thủy tạo các tb dòng tinh ở nam và tb dòng noãn ở nữ
2) Sự tạo tuyến sinh dục chưa biệt hóa:
a, Sự tạo các dây giới nguyên phát:
- Các tb mầm nguyên thủy di cư đến trung biểu mô màng bụng, kích thích trung biểu mô màng bụng
tăng sinh tạo nên các dây giới nguyên phát
- Các tb mầm nguyên thủy di cư đến mào sinh dục
b, Sự tạo các mào sinh dục và mào niệu dục:
- Các dây giới nguyên phát tạo nên cặp mào sinh dục
- Vùng có các tuyến sinh dục chưa biệt hóa và trung thận được gọi chung là mào niệu dục
c, Sự tạo mạc treo sinh dục:
Tuyến sinh dục chưa biệt hóa và trung thận hợp thành 1 khối và được treo bởi mạc treo niệu dục
d, Sự tạo các dây giới thứ phát:
Dây giới nguyên phát tiến sâu vào tuyến sinh dục chưa biệt hóa. Các tb mầm nguyên thủy tiếp tục di
cư đến và kích thích trung biểu mô màng bụng tạo nên các dây giới thứ phát
3) Các cấu trúc của đường sinh dục chưa biệt hóa:
a, Nguồn gốc:
- Các vi ống trung thận và ống trung thận: các vi ống trung thận nối các dây giới với cặp ống trung
thận tạo nên các dây nối niệu dục
- Cặp ống cận trung thận: đầu dưới của 2 ống cận trung thận dính vào nhau và gắn vào xoang niệu
dục làm cho thành xoang niệu dục dày lên thành củ Muller
- Xoang niệu dục: đoạn cuối của ống ruột có ổ nhớp và màng nhớp, vách niệu dục phân ổ nhớp
thành xoang niệu dục ở trước và ống hậu môn trực tràng ở sau, màng nhớp được phân thành màng niệu
dục và màng hậu môn
b, Sự tạo đường sinh dục chưa biệt hóa:
- Ống trung thận (ống Wolff) và ống cận trung thận (ống Muller) cùng tồn tại song song với nhau
- Xoang niệu dục chính thức biệt hóa: đoạn bàng quang tạo nên bàng quang và niệu đạo ở cả 2 giới,
đoạn chậu và đoạn củ sinh dục tạo nên những cấu trúc khác nhau ở nam và nữ
4) Bộ phận sinh dục ngoài chưa biệt hóa:
a, Nguồn gốc:
- Màng nhớp: cho ra màng niệu dục (bịt kín xoang niệu dục) và màng hậu môn (bịt kín ống hậu
môn)
- Nếp ổ nhớp: có 2 nếp hình thành ở 2 bên bờ màng nhớp
- Củ ổ nhớp: có 1 củ do phần trên của 2 nếp ổ nhớp nhập lại và tăng trưởng tạo thành
- Gờ ổ nhớp: có 2 gờ nằm phía ngoài các nếp ổ nhớp
b, Sự tạo bộ phận sinh dục ngoài chưa biệt hóa:
- Sự tạo nếp niệu dục và nếp hậu môn: 2 nếp ổ nhớp được phân thành 2 nếp niệu dục ở trước vây
quanh màng niệu dục và 2 nếp hậu môn ở sau vây quanh màng hậu môn
- Sự tạo củ sinh dục và rãnh niệu dục: củ ổ nhớp ngày càng dài ra tạo nên củ sinh dục, củ sinh dục
tăng trưởng sang 2 bên tạo nên rãnh niệu dục
- Sự tạo các gờ niệu dục: ở phía trước 2 gờ ổ nhớp bao lấy chân củ sinh dục, ở phía sau thì bao
quanh nếp hậu môn, các gờ và nếp hậu môn vây quanh màng hậu môn tạo nên hậu môn

Câu 16: Sự phát triển hệ sinh dục theo hướng nam và nữ


1) Theo hướng nam:
a, Sự tạo tinh hoàn:
- Sự tạo các dây tinh: nếu phôi có NST Y thì các dây tủy biệt hóa thành các dây tinh-nguồn gốc của
các ống sinh tinh, các dây vỏ thoái triển
- Sự tạo màng trắng: các dây tủy tách khỏi biểu mô bề mặt do xuất hiện màng trắng
- Sự tạo các tb dòng tinh và tb Sertoli:
+ Các tb mầm nguyên thủy tạo các tinh nguyên bào
+ Các tb trung biểu mô tạo các tb Sertoli, các tb Sertoli tiết AMH ức chế sự phát triển của ống
Muller
- Sự tạo các tb kẽ và tuyến kẽ: các tb trung bì trung gian nằm xen giữa các ống sinh tinh biệt hóa
thành các tb kẽ, các tb kẽ hợp lại thành tuyến kẽ tinh hoàn, tuyến kẽ tiết ra testosteron kích thích sự
phát triển của ống Wolff
b, Sự tạo đường sinh dục nam:
Các ống Muller thoái triển
- Sự phát triển của dây nối niệu-dục: các vi ống trung thận nối tinh hoàn với cặp ống trung thận biệt
hóa thành các ống thẳng và lưới tinh
- Sự phát triển của ống Wolff: cặp ống Wolff tạo nên phần lớn các đoạn đường sinh dục nam và 1 số
vết tích: mấu phụ tinh hoàn, ống mào tinh, mẩu có cuống, ống phóng tinh, túi tinh
- Tuyến tiền liệt: niệu đạo tiền liệt cho ra nhiều chồi tiến vào trung mô xung quanh tạo nên tuyến
tiền liệt
- Các tuyến hành niệu đạo: như hạt đậu mọc ra ở niệu đạo màng
c, Sự tạo bộ phận sinh dục ngoài:
- Củ sinh dục và nếp niệu dục tạo nên thân dương vật
- Rãnh niệu dục tạo niệu đạo xốp, tấm niệu đạo quy đầu tạo niệu đạo quy đầu
- Ngoại bì tạo nên bao quy đầu
- Trung mô của củ sinh dục và nếp niệu dục tạo nên mô cương dương vật
- Gờ môi-bìu tạo nên bìu
2) Theo hướng nữ:
a, Sự tạo buồng trứng:
- Sự tạo các nang trứng nguyên thủy: khi phôi ko có NST Y, các dây tủy thoái triển, các dây vỏ biệt
hóa thành các nang trứng nguyên thủy
- Sự tạo màng trắng: các dây vỏ tách khỏi biểu mô bề mặt do xuất hiện màng trắng
- Sự phát triển của các tb dòng noãn: trước sinh, noãn nguyên phân cho ra nhiều noãn nguyên thủy,
thời điểm sinh ra có 1-2 triệu noãn nguyên thủy phát triển thành noãn bào I
- Sự tạo các tb nang của các loại nang trứng: phát sinh từ các tb biểu mô phúc mạc. Các tb nang ở
nang trứng nguyên thủy có hình lát đơn, nang trứng sơ cấp có hình vuông đơn, nang trứng thứ cấp có
nhiều hàng, nang trứng có hốc có dịch tiết bên trong
- Sự tạo các tb kẽ: các tb trung bì trung gian biệt hóa thành các tb kẽ
b, Sự tạo đường sinh dục nữ:
Các ống Wolff thoái triển, các ống Muller phát triển thành các bộ phận của đường sinh dục nữ, các dây
nối niệu-dục tiêu đi
- Sự biệt hóa của ống Muller:
+ Đoạn trên ống Muller tạo cặp vòi tử cung
+ Đoạn dưới ống Muller sát nhập với ống Muller bên đối diện tạo nên mầm tử cung-âm đạo hình
chữ Y
+ Đầu dưới mầm tử cung-âm đạo tạo thành củ Muller
- Sự tạo âm đạo: từ 2 cấu trúc mầm
+ Biểu mô 1/3 trên âm đạo có nguồn gốc từ trung bì mầm tử cung-âm đạo, mầm tử cung-âm đạo
tạo nên tử cung và 1/3 trên âm đạo
+ Biểu mô 2/3 dưới âm đạo có nguồn gốc nội bì xoang niệu dục, xoang niệu dục còn tạo ra màng
trinh
- Sự tạo các tuyến phụ thuộc: niệu đạo có các chồi nhỏ đâm vào trung mô xung quanh tạo nên các
tuyến niệu đạo và tuyến cạnh niệu đạo, xoang niệu dục cho các chồi tạo nên tuyến Bartholin
c, Sự tạo bộ phận sinh dục ngoài:
- Củ sinh dục trở thành âm vật
- Các nếp sinh dục trở thành 2 môi bé
- Các gờ môi-bìu trở thành 2 môi lớn

Câu 17: Mô tả sự tạo tim nguyên thủy và sự tạo tâm nhĩ chính thức
1) Sự tạo tim nguyên thủy:
a, Sự tạo ống tim nguyên thủy:
-Tim bắt đầu hình thành từ tuần thứ 3, ở vùng tạo tim phía trên vách ngang, các tế bào trung bì lá
tạng tập trung lại thành 2 dây tạo tim.
-Các dây tạo tim sinh lòng trở thành 2 ống tim nội mô.
-Do khép phôi, 2 ống tim nội mô sát nhập lại thành 1 ống tim nguyên thủy.
b, Sự tạo vách ống tim nguyên thủy:
- Sau khi ống tim nguyên thủy hình thành, trung mô xung quanh dày lên thành lớp áo cơ màng ngoài
tim.
- Sau đó, ống tim nguyên thủy và lớp áo cơ màng ngoài tim được tách ra nhờ chất keo tim.
- Ống tim nguyên thủy tạo nên nội tâm mạc, lớp áo cơ màng ngoài tim tạo nên cơ tim và ngoại tâm
mạc.
c, Sự tạo các buồng tim nguyên thủy:
- Khi khép phôi, ống tim nguyên dời đến phía trước ruột trước và phía dưới màng họng miệng.
- Ống tim nguyên thủy dài ra, thắt vào và phình ra ở 1 số vị trí tạo cơ sở cho sự hình thành các buồng
tim sau này.
- Hành tim, tâm thất nguyên thủy và tâm nhĩ nguyên thủy xuất hiện trước.
-Sau đó, xuất hiện thân ĐM phía trên hành tim và xoang TM phía dưới tâm nhĩ nguyên thủy.
d, Ống tim nguyên thủy đi vào khoang màng ngoài tim:
- Đầu trên của ống tim nguyên thủy- đầu động mạch được cố định bởi các cung mang, đầu dưới-
dầu tĩnh mạch được cố định bởi vách ngang.
- Khi ống tim nguyên thủy dài ra và gấp lại tạo nên quai hành thất (do hành tim và tâm thất nguyên
thủy tăng trưởng vượt trội hơn so với các đoạn khác) làm tâm nhĩ nguyên thủy và xoang TM dời ra
phía sau hành tim,tâm thất nguyên thủy, thân ĐM.
- Trong khi dài ra và gấp lại, ống tim nguyên thủy vùi vào khoang màng ngoài tim. Lúc này cả phần
lưng ống tim gắn vào khoang màng ngoài tim bởi mạc treo tim sau, về sau, cùng trung tâm của mạc

treo tim sau tiêu đi, tạo 1 lỗ thủng xoang màng ngoài tim sau.
- Khi ống tim nguyên thủy lọt hẳn vào trong , chỉ có đầu trên và đầu dưới ống tim cố định vào
khoang màng ngoài tim.
2) Sự tạo tâm nhĩ chính thức:
- Ban đầu, xoang TM gắn vào vùng trung tâm tâm nhĩ nguyên thủy và có 2 sừng bằng nhau.
- Về sau:
+ Sừng trái xoang TM nhỏ dần thành xoang vành.
+ Sừng phải phình to và sát nhập vào tâm nhĩ phải nguyên thủy tạo nên tâm nhĩ phải chính thức.
- Tâm nhĩ phải chính thức có 2 vùng:
+ Vùng trơn láng có nguồn gốc từ xoang TM.
+ Vùng sần sùi có nguồn gốc từ tâm nhĩ phải nguyên thủy, có tiểu nhĩ phải.

+ Ranh giới giữa vùng trơn láng và sần sùi bên trong mào tận, ranh giới ở mặt ngoài
rãnh tận.
e, Sự tạo tâm nhĩ trái chính thức:
- Ban đầu chỉ có 1 TM phổi nguyên thủy phát sinh từ mặt sau tâm nhĩ trái nguyên thủy, về sau phát
triển và phân làm 4 nhánh.
- Khi tâm nhĩ trái nguyên thủy lớn lên, thân và 4 nhánh của TM phổi gắn vào tâm nhĩ trái nguyên
thủy tạo nên tâm nhĩ trái chính thức.
- Tâm nhĩ trái chính thức có 2 vùng:
+ Vùng trơn láng có nguồn gốc từ các TM phổi.
+ Vùng sần sùi có nguồn gốc từ tâm nhĩ trái nguyên thủy, có tiểu nhĩ trái.

Câu 18: Nêu các dị tật tim thường gặp


1) Dị tật về vị trí tim:
- Tim bên phải:
+ Xảy ra do ống tim nguyên thủy gấp về bên trái →chuyển đổi vị trí tim và các mạch máu từ bên
trái sang bên phải theo kiểu đối xứng qua gương, là dị tật thường gặp nhất trong dị tật vị trí tim.
+ Dị tật tim bên phải thường kèm theo đảo vị trí các cơ quan 1 phần hay toàn bộ, thường không
kèm các dị tật tim mạch khác.
+ Dị tật tim bên phải không kèm theo đảo tạng thường có thêm các dị tật khác.
- Tim ngoài lồng ngực: tim lộ ra ngoài lồng ngực 1 phần hay toàn bộ, thường kèm theo khở khoang
màng ngoài tim.
+ Do xương ứ và khoang màng ngoài tim phát triển bất thường, không khép lại được trong quá
trong khép phôi, rất hiếm gặp.
2) Dị tật của vách liên nhĩ:
- Còn lỗ bầu dục:
+ Bình thường, lỗ bầu dục đóng kín sinh lý và đóng kín giải phẫu sau 6 tháng.
+ Khoảng 25% người trưởng thành còn lỗ bầu dục ở vách liên nhĩ nhưng vẫn sống và làm việc
bình thường do áp suất trong tâm nhĩ trái cao hơn áp suất trong tâm nhĩ phải nên máu không đi qua
lỗ bầu dục được, trừ khi có tổn thương tim mạch khác.
- Thông liên nhĩ: trong lâm sàng chia theo vị trí:
+ Có lỗ thủng trên van lỗ bầu dục
+ Vách nguyên phát ngắn
+ Lỗ bầu dục quá to
+ Lỗ bầu dục quá to và vách nguyên phát quá ngắn
+ Còn lỗ nguyên phát
+ Phần trên vách liên nhĩ có lỗ thủng
- Tâm nhĩ chung: Toàn bộ vách liên nhĩ không hình thành do thiếu vách nguyên phát và vách thứ
phát, hiếm gặp.
3) Dị tật của vách liên thất:
Thông liên thất: áp lực của ĐM phổi cao hơn ĐM chủ, trong lâm sàng chia theo vị trí:
+ Do thiếu vách liên thất cơ
+ Do thiếu vách liên thất màng
+ Do vách trung gian
+ Do thiếu toàn bộ vách liên thất => tâm thất chung
4) Dị tật của vách ngăn thân ĐM:
- Còn thân ĐM chung: do sự không phát triển của mào thân nón ĐM, còn sót lại lối thông giữa ĐM
chủ và ĐM phổi.
- Chuyển vị trí các ĐM lớn: do xoắn bất thường hoặc không xoắn của mào thân nón ĐM => tâm thất
phải thông với ĐM chủ, tâm thất trái thông với ĐM phổi.
- Tam chứng Fallot và tứ chứng Fallot: do mào ĐM chủ và ĐM phổi phân chia ko đều làm cho 1
mạch có đường kính lớn, còn mạch kia có đường kính nhỏ
+ Tam chứng Fallot( gồm 3 dị tật)
• Hẹp thân ĐM phổi
• Thông liên nhĩ
• Phì đại tâm thất phải
+ Tứ chứng Fallot ( gồm 4 dị tật)
•Hẹp van ĐM phổi
• ĐM chthủ mở vào 2 tâm thất
• Thông liên thất
• Phì đại tâm thất phải

Câu 19: Tuần hoàn trước sinh và sau sinh


1) Tuần hoàn trước sinh
- Máu giàu oxi từ bánh nhau → TM rốn → TM chủ dưới → tâm nhĩ phải.
+ Khoảng 1/2 lượng máu từ bánh nhau đi qua mao mạch nan hoa của gan về TM chủ dưới.
+ Khoảng 1/2 lượng máu trực tiếp về TM chủ dưới thông qua ống TM (chỗ thông 1) mà không qua
mao mạch nan hoa.
+ Cơ thắt ở ống TM giúp điều hòa lượng máu về tim. Khi cơ thắt giãn ra, lượng máu qua ống TM
nhiều hơn, khi cơ thắt co lại, lượng máu qua mao mạch nan hoa nhiều hơn → tránh tim bị quá tải khi
lượng máu TM rốn về quá nhiều trong những lúc có cơn co tử cung.
-Máu khi về tâm nhĩ phải vẫn là máu nhiều oxi dù TM chủ dưới ngoài nhận máu giàu oxi từ TM rốn
còn nhận máu ít oxi từ vùng dưới cơ thể hòa trộn với máu ít oxi từ TM chủ trên và xoang vành.
+ Một lượng máu lớn từ tâm nhĩ phải đổ qua tâm nhĩ trái thông qua lỗ bầu dục (chỗ thông 2) hòa
trộn với náu ít oxi có sẵn ở đây từ các TM phổi. Sau đó máu từ tâm nhĩ trái → tâm thất trái → ĐM
chủ lên, như vậy các ĐM ở vùng tim, đầu, cổ nhận máu giàu oxi.
+ Một lượng nhỏ máu giàu oxi còn lại trong tâm nhĩ phải hòa trộn với máu ít oxi về từ ĐM chủ trên
và xoang vành (là máu có nồng độ oxi trung bình) → đổ vào tâm thất phải → chỉ 1 lượng ít đổ vào
ĐM phổi (do áp suất thành mạch của ĐM phổi cao), phần lớn qua ống ĐM (chỗ thông 3) đổ vào ĐM
chủ dưới → khoảng 40-50% đổ vào các ĐM rốn về nhau thai để nhận thêm oxi, lượng máu còn lại
cung cấp cho các mô và các tạng ở vùng dưới cơ thể.
2) Tuần hoàn sau sinh
-Các thay đổi quan trọng của tuần hoàn sau sinh xảy ra do hệ tuần hoàn nhau- thai ngừng đột ngột và
phổi của thai bắt đầu hoạt động, hệ quả là ba chỗ thông cho phét máu đi tắt qua gan và phổi đóng lại.
+ Không còn hệ tuần hoàn nhau- thai, áp suất ở TM chủ dưới và tâm nhĩ phải giảm đột ngột.
+ Cơ thắt của ống TM co lại, máu phải qua mao mạch nan hoa của gan về tim.
+ Phổi bắt đầu hoạt động, áp suất thành mạch phổi giảm đột ngột, phổi nhận nhiều máu hơn,
thành của các ĐM phổi mỏng đi do phổi gia tăng thể tích rất nhanh sau vài nhịp thở đầu tiên.
+ Lượng máu đến phổi tăng → áp suất ở tâm nhĩ trái tăng, cao hơn áp suất trong tâm nhĩ phải →
van lỗ bầu dục đóng lại, máu không chảy từ tâm nhĩ phải qua tâm nhĩ trái được.
+ Ở thai và sơ sinh, thành tâm thất phải dày hơn tâm thất trái vì tâm nhĩ phải hoạt động nhiều hơn,
do đó, ở trẻ sơ sinh có thể bị phì đại tâm thất phải. Sau tháng đầu tiên, tâm thất làm việc nhiều hơn,
thành tâm thất trái dày hơn tân thất phải.
+ Sau sinh, ống ĐM thu hẹp lại song vẫn hoạt động thêm vài giờ, thường thì ống ĐM đóng chức
năng sau khi sinh 10-15 giờ.
+ Các ĐM rốn thu nhỏ lại ngay sau khi sinh giúp ngăn mất máu từ thai nhi. Nếu không cột dây
rốn ngay khi sinh, giữ khoảng 1 phút, máu có thể từ TM rốn chảy vào thai.
-Sự thay đổi từ hệ tuần hoàn trước sinh thành hệ tuần hoàn ở người trưởng thành không xảy ra đột
ngột, quá trình này phải mất vài tuần lễ.
-Sau sinh, các lỗ thông chỉ đóng lại có ý nghĩa chức năng, các biến đồi về tế bào và mô sau đó sẽ dẫn
đến sự đóng lại có ý nghĩa giải phẫu.

You might also like