You are on page 1of 19

01/04/2023

NHÓM 2

GIẢI PHẪU SINH LÝ


• HỆ SINH DỤC

• HỆ THẦN KINH

I. Hệ sinh dục
1. Hệ sinh dục nam Các bộ phận thuộc hệ sinh dục nam

1
01/04/2023

Tinh hoàn

 Vị trí:
Nằm ngoài ổ bụng ,nằm trong
bỉu

Hình thể ngoài

 Kích thước:
4,5cm x 2,5cm x
1,5cm.
 Thể tích TB =18,6 ±
4,8ml.

CóTrọng
 lượng=khoảng
hai mặt:
20g
 Mặt ngoài lồi
 Mặt trong tương đối phẳng
Có hai bờ: bờ trướt, bờ sau
Có 2 cực:
 Cực trên: có mẩu phụ tinh hoàn
 Cực dưới: có dây bìu

2
01/04/2023

Hình thể trong


Tinh hoàn cấu tạo bởi
 80% là ống sinh tinh
 20% là mô liên kết

Cấu tạo mô học


Tinh hoàn được phân chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 400
tiểu thùy) bởi
các vách từ mặt trong của lớp trắng và hội tụ về một chỗ gọi là
trung thất tinh
hoàn ở góc trên sau của tinh hoàn.
Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn và mô kẽ. Mô kẽ
chứa tế bào Leydig, dưỡng bào, đại thực bào, thần kinh, mạch
máu, hạch bạch huyết. Các tế bào Sertoli bao quanh các tế bào
sinh tinh và có vai trò dinh dưỡng, nâng đỡ các
tế bào này.

3
01/04/2023

Các giai đoạn phát triển


của tinh trùng

Các bộ phận thuộc hệ sinh dục nữ

4
01/04/2023

1. Buồng trứng

• Vị trí: nằm trên thành chậu hông bé, hai bên tử cung, dính
vào lá sau dây chằng rộng, phía sau vòi tử cung, dưới eo
chậu trên khoảng 10mm.
Vị trí thay đổi tùy thuộc vào số lần đẻ nhiều hay ít. Ở người
phụ nữ chưa chửa đẻ lần nào, buồng trứng ở tư thế đứng,
trục dọc của buồng trứng nằm thẳng đứng.
Đối chiếu lên thành bụng, điểm buồng trứng là điểm giữa
đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.
• Cấu tạo đại thể: Một buồng trứng dài khoảng 3cm, rộng
1,5cm và dày 1cm, có hình hạt đậu dẹt.
Buồng trứng có màu hồng nhạt, thường nhẵn nhụi cho đến
tuổi dậy thì, sau tuổi dậy thì mặt buồng trứng ngày càng sần
sùi vì rụng trứng hàng tháng làm rách vỏ buồng trứng, để lại
những vết sẹo trên mặt buồng trứng. Sau thời kỳ mãn kinh, bề
mặt buồng trứng lại nhẵn nhụi lại.
Gồm:
Hai mặt: mặt trong và mặt ngoài
Hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo
Hai đầu: đầu vòi và đầu tử cung.

5
01/04/2023

1. Buồng trứng

• Cấu tạo vi thể: 3 phần


• Mặt ngoài: lớp biểu mô mầm.
- Bên dưới: tổ chức xơ (sợi co đông đặc → màng trắng).
- Lớp TB: nhiều nang trứng, mỗi nang 1 trứng giai đoạn
phát triển khác nhau → TB lót thành nang bao bọc.

Các giai đoạn phát triển


của nang trứng
• Trong buồng trứng của người phụ nữ luôn có
các nang noãn (nang trứng) ở các giai đoạn khác
nhau bởi quá trình này diễn ra liên tục và chồng
lên nhau. 120 ngày là thời gian cho 1 quá trình
trưởng thành của một nang trứng. Đây là sự phát
triển của nang noãn.
• Sau một tuần hoặc nhiều hơn của quá trình phát
triển nhưng trước khi diễn ra sự thụ tinh, một nang
trứng bắt đầu phát triển vượt trội hơn số nang còn
lại; 5 đến 11 nang còn lại bị teo đi và trở thành
nang tịt.
• Giai đoạn teo rất quan trọng, bởi vì nó chỉ cho
phép duy nhất một nang trứng phát triển đủ lớn
mỗi tháng để thụ tinh; ngăn chặn việc có hơn một
phôi thai phát triển trong một lần mang thai. Nang
trứng đạt đường kính khoảng 1 đến 1,5 cm trong
giai đoạn thụ tinh và được gọi là nang trưởng
thành.

6
01/04/2023

Chức năng ngoại tiết

Chức năng của buồng trứng

 Chức năng ngoại tiết:

- Đầu chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng: 6 – 12 nang trứng phát triển = tác dụng của FSH + LH.
- Phát triển không đều → nang phát triển nhanh nhất chín sớm nhất → vỡ ra + phóng noãn vào ổ phúc
mạc.
-> Độ tuổi sinh đẻ: chỉ 1 nang trứng chín/CKKN.
- Lúc nang trứng chín: TB lót thành nang tạo estrogen.
- Sau rụng trứng: TB lót thành nang + LH kích thích → tạo hoàng thể → sản xuất tiếp progesterone.
- Trứng không thụ tinh: hoàng thể thoái hóa → thể trắng.
- Trứng được thụ tinh: hoàng thể gắn thành tử cung → phát triển tạo nhau thai → sản xuất kích dục tố
nhau → kích thích hoàng thể tiết estrogen + progesterone (3 tháng đầu thời kỳ thai nghén).
- Ngày phóng noãn: cách ngày có kinh 13 – 14 ngày → noãn sống 24 – 48h trong đường sinh dục nữ
- CKKN đều → dự đoán ngày phóng noãn → tránh giao hợp → không xảy ra thụ thai.

 Chức năng nội tiết: Bài tiết 2 hormone chính là Ostrogen và Progesterone

7
01/04/2023

2. Tử cung

• Vị trí: Giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo, dưới các quai ruột non.
• Hình thể ngoài: Hình quả lê, kích thước (chưa sinh đẻ): 7,5cm x 5cm x 2,5cm.
• Cấu tạo đại thể: Từ trên xuống gồm: đáy, thân, eo, cổ.
- Đáy tử cung: hình vòm, trên sừng tử cung.
- Buông tử cung: khoang rỗng thân tử cung.
- Thân tử cung: hẹp dần trên xuống đến eo tử cung.
- Hai góc bên thân tử cung: sừng tử cung → tiếp nối eo tử cung.
- Eo tử cung: thắt lại, giữa thân + cổ tử cung, dài khoảng 0,5cm.
- Cổ tử cung: gồm 2 phần:
+ Phần trên âm đạo: sau đáy bàng quang.
+ Phần âm đạo: nhô vào âm đạo
- Ống cổ tử cung: khoang rỗng cổ tử cung

• Cấu tạo mô học:


 Thành tử cung (ngoài → trong): 3 lớp: thanh mạc, cơ, niêm mạc.
 Lớp thanh mạc: lớp phúc mạc phủ mặt tử cung, lách xuống thành
bên chậu hông → dây chằng rộng.
 Lớp cơ: 3 tầng:
- Tầng giữa: cơ vòng.
- Tầng ngoài + trong: cơ dọc/chéo. Lớp
chức
- Không tạo tầng cơ vòng (khác với vòi tử cung).
- Sự co thắt lớp cơ tử cung + oxytocin thùy sau tuyến yên kích thích
năng Niêmmạc
→ đẩy thai khỏi tử cung lúc chuyển dạ.
- Ostrogen tang tổng hợp lớp cơ tử cung -> Tử cung dày + tăng
nhạy cảm Oxytocin Lớp
 Lớp niêm mạc: mặt trong tử cung, gồm: nền
- Lớp biểu bì mô trụ đơn: TB lông + TB tiết
- Lớp mô liên kết: dày, bên dưới, giàu mạch máu + tuyến tử cung
- Niêm mạc tử cung chia 2 lớp:
+ Lớp chức năng: bong ra bằng sự thay đổi nội tiết tố (hàng tháng).
+ Lớp nền: phát triển thay thế lớp chức năng sau mỗi lần hành kinh

8
01/04/2023

- Mạch máu nuôi dưỡng niêm mạc tử Lớp


cung: 2 loại ĐM trong mô liên kết chức
+ Đm nền: không sợi đàn hồi, nuôii năng Niêmmạc
dưỡng lớp nền
+ ĐM xoắn: nhiều sợi đàn hồi, co thắt ->
thiếu máu cục bộ niêm mạc tử cung chu
kỳ kinh nguyệt Lớp
nền

Vòi tử cung

• Gồm 2 vòi tử cung chạy sang 2 bên ổ


bụng, mỗi vòi 4 đoạn:
- Thành vòi: trong thành tử cung, qua lỗ
tử cung → buồng tử cung.
- Eo vòi: ngắn, hẹp, thành dày, gắn với
sừng tử cung. Phễu vòi
- Bóng vòi: rộng dài nhất, 2/3 chiều dài
vòi.
- Phễu vòi: hình phễu, sát buồng trứng.
- Tua vòi: tận cùng phễu vòi, tạo mỏm
nhiều ngón tay, một tua trong nhiều tuy
gắn vào buồng trứng

9
01/04/2023

*Cấu tạo mô học: gồm 3 lớp:

- Lớp thanh mạc: bên ngoài.


- Lớp cơ trơn: giữa, gồm 2 tầng:
✓ Tầng cơ dọc: mỏng, ở ngoài.
✓ Tầng cơ vòng: dày, ở trong.
- Lớp niêm mạc: trong cùng, nhiều nếp dọc, chứa TB biểu mô trụ gắn lông
chuyển + TB tiết (vi lông) → cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng.

- Hoạt động lớp cơ trơn + lông chuyển niêm mạc → đưa trứng đã thụ tinh về
phía tử cung (tinh trùng gặp ở 1/3 ngoài vòi trứng → di chuyển xuống làm tổ ở tử
cung sau 5 – 7 ngày).
(Thấy chậm kinh + que thử thai 2 vạch → đi siêu âm ngay → dùng thuốc phản
quang kiểm tra tử cung để ngay xem có bị hẹp vòi trứng (nguyên nhân hàng đầu
gây vô sinh do nhiễm trùng niêm mạc tử cung, gặp nhiều ở gái trẻ nạo phá thai).

Vị trí tinh trùng


gặp trứng

10
01/04/2023

Quá trình di chuyển của hợp


tử sau khi thụ tinh

II. HỆ THẦN KINH

11
01/04/2023

Phân loại hệ thần kinh:


Hệ thần kinh trung ương: nằm
trong hộp sọ và ống xương sống
- Não và tủy sống
Hệ thần kinh ngoại vi: ngoài hộp
sọ và ống xương sống
- Các dây thần kinh
- Phần ngoại vi của hệ thần kinh
thực vật

Vị trí của não: nằm trên đầu, được bảo vệ bởi


nộp sọ, và gần với các giác quan chính như
thị giác, thính giác, khứu giác và cơ quan
cảm giác về thăng bằng

12
01/04/2023

Cấu tạo của não

Cấu tạo của não

13
01/04/2023

Thân não
Hành não là phần thần kinh phình to ra, nằm
trên tuỷ sống, bên trong hộp sọ.
Cầu não nằm ngay trên hành não.

Não giữa (trung não)

Vị trí: Nằm trên cầu não


Gồm:
 Cuống não
 Củ não sinh tư

14
01/04/2023

Não trung gian (gian não)

Vùng dưới đồi nằm ở


Đồi thị hình bầu dục, nền não, dưới đồi thị,
được cấu tạo từ liên quan mật thiết
nhiều nhân xám, là với tuyến yên và với
trạm dừng của mọi nhiều thành phần
khác của hệ
đường cảm giác; là
thần kinh. Có chức
trung tâm dưới vỏ năng điều hòa hoạt
của cảm giác đau; động nội tiết; chức
tham gia điều hòa năng sinh dục; chức
các vận động biểu năng chuyển hóa;
hiện cảm xúc chức năng thực vật;
chức năng điều
nhiệt, dinh dưỡng;
chống bài niệu

Tiểu não

Vị trí: nằm sau thân não, dưới đại não


Cấu tạo: nguyên tiểu não, tiểu não cổ, tiểu não mới
Chức năng: Dẫn truyền: cảm giác, vận động
giữ thăng bằng
điều hòa trương lực cơ
tham gia hình thành các px tư thế & chỉnh thế
điều hoà, phối hợp các động tác tuỳ ý phức tạp
Chi phối nửa người cùng bên

15
01/04/2023

Vỏ não

• Là chất xám bao quanh 2 bán cầu đại não


• Là bộ phận liên hợp và tích hợp mạnh nhất, điều hoà hoạt động cơ vân, giúp
phân tích và nhận thức các cảm giác, kiểm soát các hoạt động thần kinh “cấp
cao” như trí nhớ, học tập, cảm xúc…
• Là cơ sở vật chất của chức năng cảm giác, chức năng vận động có ý thức và
các chức năng thuộc về hoạt động thần kinh cao cấp
Có các rãnh và nếp chia vỏ não thành các hồi và thuỳ
• 3 loại tế bào:
 TB cảm giác và giác quan
 TB vận động
 TB trung gian
• Phân chia thành 50 vùng (theo Brodmann)
• Được hình thành sớm từ trong bào thai, khoảng 10 tuổi thì hoàn thiện

Cấu tạo của màng não


Màng não gồm ba lớp mô, giúp che phủ và bảo vệ não bộ, tủy gai. Từ ngoài vào
trong, các lớp màng não lần lượt là: màng cứng, màng nhện và màng mềm.

Màng cứng là lớp ngoài cùng, kết nối màng não với cột sọ và cột sống. Màng cứng bao gồm các
mô liên kết cứng, xơ. Cấu trúc màng cứng bao quanh não bao gồm hai lớp:
 Lớp màng đáy (nằm bên ngoài): có nhiệm vụ kết nối màng cứng với hộp sọ và bao phủ lớp
màng não, có kết cấu khá chắc chắn.
 Lớp màng não (nằm bên trong): được xem là màng cứng thực tế.
Màng nhện là lớp thứ hai trong cấu tạo giải phẫu của màng não, kết nối giữa màng cứng và
màng mềm. Màng nhện bao phủ não và tủy sống một cách lỏng lẻo, có hình thù đặc trưng giống
như màng nhện. Khoang dưới nhện là một tuyến đường cho các mạch máu và dây thần kinh đi
qua não, có chức năng thu thập dịch não tủy chảy từ tâm thất thứ tư.
Màng mềm là lớp màng mỏng bên trong, tiếp xúc trực tiếp đồng thời bao phủ chặt chẽ vỏ não và
tủy sống. Nguồn cung cấp mạch máu cho màng mềm rất phong phú, giúp vận chuyển chất dinh
dưỡng cho hệ mô thần kinh.

16
01/04/2023

Cấu tạo của màng não

3. TỦY SỐNG

1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo:


- Nằm trong ống xương sống:
✓ Phía trên tiếp nối hành não ở ngang mức đốt sống cổ C1.
✓ Phía dưới: tận cùng ở ngang mức đốt sống thắt
lưng TL2.
✓ Chọc dò dịch não tủy: dưới chỗ tận cùng tủy sống
(khe liên đốt sống thắt lưng TL4 và TL5).
- Dài khoảng 45cm, màng tủy bao bọc bên ngoài.
- Có 31 đốt sống – đặt tên tương ứng đốt xương sống,
tủy sống ngắn hơn cột sống (cột sống dài ra nhanh hơn tủy sống).

17
01/04/2023

Chất xám Chất trắng


Tủy sống có 2 phần: chất xám ở trong, chất trắng ở
Thân neuron + sợi không Sợi có myêlin tạo nên,
ngoài.
myêlin tạo nên, hình chữ H họp thành từng bó,
gồm: gồm 3 loại đường dẫn
✓ Hai sừng trước: neuron vận truyền:
động, có sợi vận động ✓ Đường dẫn truyền
đi ra → rễ trước dây TK tủy. cảm giác: cơ quan
✓ Hai sừng sau: neuron cảm thụ →
chuyển tiếp cảm giác, hình rễ sau TK sống → tủy
thể nhỏ hơn sừng trước, tiếp sống → não.
nhận các sợi cảm giác ✓ Đường dẫn truyền
của rễ sau dây TK tủy sống. vận động: não → tủy
✓ Hai sừng bên: phần chất sống →
xám hơi phình to, giữa lỗ tủy → rễ trước tủy
sừng sau và sừng bên, đoạn sống → cơ quan đáp
từ tủy sống ngực N1 ứng
→ tủy sống thắt lưng TL3; có ✓ Đường dẫn truyền
neuron hệ TK giao liên hợp: giữa các
cảm: sợi đi ra theo rễ trước lẫn nhận vận
với các sợi vận động. động + cảm giác của
các đoạn tủy khác
nhau (cùng
mức/trên/dưới).

18
01/04/2023

4. THẦN KINH
THỰC VẬT:
Hệ giao cảm (GC)
- Trung tâm: sừng bên chất xám tủy (đốt ngực N1 (T1)
→ TL2).
- Sợi trước hạch: theo rễ trước TK tủy → hạch giao
cảm 2 bên cột sống + hạch trước cột sống (hạch tạng
+
hạch hạ vị) → Tạo synap với neuron hạch giao cảm.

- Sợi sau hạch: từ neuron hạch giao cảm → dẫn sợi


sau
hạch → chi phối các tạng.
- Sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài.
- Tuyến tủy thượng thận: sợi giao cảm → tuyển tủy
thượng thận → tạo synap với TB bài tiết → tiết
adrenalin + noradrenalin (không qua hạch giao
cảm).

Hệ phó giao cảm (PGC)


- Trung tâm: ở thân não → cho các sợi đi theo dây TK
III, IV, IX, X + sừng bên chất xám tủy (đốt cùng C2
→ C4) chi phối:
✓ Sợi PGC dây III: cơ co đồng tử, cơ thể mi mắt.
✓ Sợi PGC dây IV: tuyến lệ, tuyến nhầy niêm mạc
mũi, tuyến dưới hàm,
✓ Sợi PGC dây IX: tuyến mang tai.
✓ Sợi PGC dây X: toàn bộ tạng khoang ngực + ổ bụng.
✓ Sợi PGC tủy cùng: đại tràng xuống, trực tràng,
bàng quang, phần thấp niệu quản, cơ quan sinh
dục ngoài.
Trung tâm hệ PGC → dẫn sợi trước hạch → ếp nối
synap → neuron hạch PGC gần/trong tạng → dẫn sợi
sau hạch → chi phối tạng.
- Sợi hậu hạch: dài từ 1mm → vài cm.
- Sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn.
- Một số sợi PGC chi phối tạng không đi qua hạch.

19

You might also like