You are on page 1of 8

Chủ đề 6: Sinh trưởng, phát triển của cơ thể người

I. Các giai đoạn trong đời người


1. Trước sinh
Từ lúc thụ thai đến lúc sinh, gồm hai giai đoạn
Phôi (0 – 8 tuần)
Thai (8 tuần – lúc sinh)

2. Trẻ nhũ nhi (Infancy, lúc sinh – 2 tuổi)


Thời kỳ lệ thuộc rất nhiều vào người lớn
Là một thời kỳ quan trọng để bắt đầu các hành vi vận động, nhận thức, xã
hội và tâm lý

3. Tuổi nhi đồng (Early Childhood) (2-6tuổi)


Thời kỳ trẻ bắt đầu độc lập và bắt đầu đi nhà trẻ, mẫu giáo
Là một thời kỳ quan trọng để học hỏi nhiều kỹ năng vận động cơ bản qua
kinh nghiệm và dạy dỗ

4. Tuổi thiếu nhi (Later Childhood) (6-12 tuổi)


Thời kỳ phát triển thể chất
Ít có sự khác biệt trong hoạt động thể chất và đặc tính sinh lý giữa trẻ trai
và trẻ gái

5. Tuổi vị thành niên (Adolescence) (12-20 tuổi)


Là một thời kỳ thay đổi nhanh chóng- đặc biệt là các đặc điểm sinh dục
phụ, chiều cao, cân nặng…
Là một thời kỳ quan trọng để thành lập bản sắc và tính độc lập

6. Tuổi thanh niên: 20 – 40 tuổi


Sức khỏe phát triển đến ổn định ở đỉnh cao
Liên quan đến sự phát triển tình cảm, yêu đương, hôn nhân, gia đình
Bắt đầu quá trình làm việc

7. Tuổi trung niên: 40-60 tuổi


Sức khỏe bắt đầu suy giảm và các dấu hiệu của tuổi già
Những khung hoảng tuổi trung niên: về thể chất (mãn kinh), về gia đình (xa
con, ly dị…), nghê nghiệp (không đạt đến mức độ phát triển mong muốn…

8. Tuổi già: trên 60-65 tuổi


Sự suy giảm của sức khỏe tăng dần
Là thời kỳ có nhiều mất mát
Có tuổi (60-70 tuổi)
Cao tuổi (70-80)
Thọ (>80 tuổi)

II, Phôi thai hình thành và phát triển như thế nào?
a, Sự thụ tinh
 Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực (tinh trùng) và một tế bào
cái (noãn) để hình thành một tế bào mới là trứng được thụ tinh hay còn
gọi là hợp tử. Hợp tử là cá thể mới hình thành và phát triển ở giai đoạn
sớm nhất. Ở người, bình thường quá trình thụ tinh xảy ra ở 1/3 ngoài
vòi trứng.
 Sự thụ thai là sự thụ tinh kèm theo sau đó là sự làm tổ của trứng.
 Sau khi làm tổ trứng phát triển thành thai và các phần phụ của thai
(bánh rau, màng rau, dây rau và nước ối).

b, Quá trình hình thành phôi thai
-Có khoảng 200 triệu tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh vào âm đạo.

-Cổ tử cung trước đó được bịt kín bởi một nút chất nhầy đặc quánh, dưới
ảnh hưởng của estradiol được sinh ra từ nang trứng trong quá trình phát triển
sẽ trở nên loãng hơn vào giai đoạn trước rụng trứng cho phép những tinh
trùng di động nhanh nhất và mạnh nhất đi qua, số còn lại nằm lại vùng cổ tử
cung và túi cùng âm đạo.

-Nói chung, có khoảng vài triệu tinh trùng đến được gần noãn trong thời
gian thích hợp vì tinh trùng có thể sống tới 1 tuần sau khi phóng còn noãn chỉ
sống được hai ngày sau khi rụng. Khi tinh trùng vượt qua màng trong suốt của
noãn, một sự hoà hợp vỏ bọc noãn và vỏ bọc thân tinh trùng xảy ra, nhân tinh
trùng hoàn toàn được đưa vào trong bào tương noãn, đuôi rời khỏi đầu bị giữ
lại bên ngoài màng trong suốt, một phản ứng vỏ noãn sẽ ngăn chặn không cho
một tinh trùng nào khác được lọt vào chất noãn. Xuất hiện trong noãn một
tiền nhân đực và một tiền nhân cái. Hai tiền nhân này tiếp tục phát triển riêng
rẽ, sau đó xích lại gần nhau và hoà lẫn thành một sau khi cởi bỏ hoàn toàn
màng bọc nhân. Kết quả là một tế bào mới được hình thành để phát triển
thành thai và các phần phụ của thai, có đầy đủ bộ nhiễm sắc thể (46) gọi là
trứng. Trứng phát triển và phân bào ngay.

-Giới tính của thai được quyết định ngay khi thụ tinh. Nếu tinh trùng mang
nhiễm sắc thể giới tính Y thì sẽ phát triển thành thai trai (46XY). Ngược lại
nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X thì sẽ phát triển thành thai gái
(46 XX).

c, Sự phát triển của phôi thai qua từng tuần


*Tuần thứ 2: Thụ thai
Vào tuần này, bạn vừa rụng trứng. Trứng được thụ tinh trong vòng 12-24
giờ sau khi tinh trùng gặp được trứng. Nếu mọi việc suôn sẻ, sự kiện sinh học
đơn giản này bắt đầu một loạt các quá trình càng lúc càng phức tạp hơn tạo
nên một con người mới. Suốt nhiều ngày tiếp theo, trứng đã được thụ tinh sẽ
tiếp tục phân chia thành nhiều tế bào trong lúc nó đi chuyển xuống ống dẫn
trứng, đi vào tử cung và bắt đầu xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung.

*Tuần thứ 3: Làm tổ


Bây giờ nép mình trong lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng của tử cung là
một quả bóng siêu nhỏ gồm hàng trăm tế bào nhân lên với tốc độ cực nhanh.
Quả bóng này, được gọi là phôi nang, đã bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ
hCG, theo tín hiệu này, buồng trứng sẽ ngừng giải phóng trứng.

*Tuần thứ 4
Quả bóng của chúng ta giờ đã chính thức được gọi là phôi thai rồi. Đã
khoảng 4 tuần từ ngày đầu của kì kinh cuối, thường đây là lúc kì kinh tiếp nên
xuất hiện. Thời điểm này các biện pháp thử thai tại gia sẽ cho ra kết quả
dương tính. Lúc này, bạn nhỏ của chúng ta chỉ bé bằng hạt anh túc.

*Tuần thứ 5
Tuy nhìn bé giống con nòng nọc hơn con người, nhưng bé đang phát triển
rất nhanh. Hệ thống tuần hoàn đang bắt đầu hình thành và trái tim nhỏ bé sẽ
bắt đầu đập trong tuần này. Bé chỉ lớn bằng hạt vừng tại tuần thai này.

*Tuần thứ 6
Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát
triển. Bé có kích thước 4-7mm (bằng hạt đậu xanh).

*Tuần thứ 7
Bạn nhỏ đã lớn gấp đôi tính từ tuần trước, đuôi của bạn ấy vẫn còn nhưng
sẽ biến mất sớm thôi. Những bàn tay bàn chân bé tí xíu nhìn như những mái
chèo đang mọc từ những cánh tay cẳng chân đang phát triển. Lúc này chiều
dài từ đầu đến mông của bé khoảng từ 9-15mm (bằng hạt đậu phộng).

*Tuần thứ 8
Bạn nhỏ bắt đầu di chuyển vòng vòng, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được
đâu. Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, hình thành hệ thần kinh nguyên
thủy. Ống hô hấp bắt đầu nối dài từ họng đến hai lá phổi đang phát triển. Kích
thước hiện tại của bạn ấy từ 16- 22mm.

*Tuần thứ 9
Hình thái cơ bản của bạn đã hình thành rồi, thậm chí có cả dái tai nhỏ nhỏ
xinh xinh, nhưng đường hãy còn dài lắm. Đuôi của bào thai đã biến mất. Bạn
ấy chỉ nặng một phần ounce, tuy nhiên bạn sắp tăng cân thật nhanh. Mẹ ơi
bạn ấy đã lớn bằng một quả nho rồi (chiều dài đầu- mông 23-30mm).

*Tuần thứ 10
Bạn nhỏ của chúng ta đã hoàn thành phần quan trọng nhất của quá trình
phát triển. Da của bạn vẫn trong mờ, nhưng những đôi tay và đôi chân nho
nhỏ đã có thể gập duỗi, những chi tiết nhỏ như móng cũng đã bắt đầu hình
thành. Bạn ấy có chiều dài đầu- mông 31-40mm.

*Tuần thứ 11
Thiên thần của chúng ta đã hình thành gần như đầy đủ. Mặc dù mẹ vẫn
chưa cảm nhận được, nhưng bạn ấy có thể đá chân, duỗi người, thậm chí còn
nấc vì cơ hoành đang phát triển. Tại thời điểm này, bạn ấy có chiều dài đầu-
mông 41-51mm .

*Tuần thứ 12
Tuần này các phản xạ của bạn nhỏ bắt đầu: Các ngón tay của bạn sẽ sớm
bắt đầu gấp duỗi, các ngón chân sẽ cong và miệng bạn sẽ thực hiện các động
tác mút. Bạn ấy sẽ cảm nhận được khi mẹ nhẹ nhàng sờ vào bụng - mặc dù
mẹ vẫn chưa cảm nhận được cử động của bạn. Bé của mẹ đã lớn bằng quả
chanh.

*Tuần thứ 13
Đây là tuần cuối cùng của quý đầu thai kì. Những ngón tay bé xíu của bạn
nhỏ bây giờ đã có vân tay, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng có thể nhìn thấy
rõ qua da. Nếu mẹ đang mang bé gái, buồng trứng của bé chứa hơn 2 triệu
trứng.

Bước vào quý giữa thai kì


Sau ba tháng đầu, sẩy thai ít xảy ra hơn. Đối với nhiều bà mẹ tương lai,
các triệu chứng mang thai sớm như ốm nghén và mệt mỏi đã biến mất. Nếu
bây giờ mẹ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn và chưa tập thể dục trước giờ,
đây là thời điểm tốt để bắt đầu một thói quen tập thể dục đều đặn khi mang
thai.

*Tuần thứ 14
Não của bạn nhỏ giờ đây đã có các xung động thần kinh và bạn ấy cũng có
thể vận động cơ mặt được rồi. Thận cũng đang làm việc. Trên hình ảnh siêu
âm lúc này mẹ còn có thể thấy bạn ấy đang mút ngón cái nữa cơ! Bé của mẹ
nay lớn bằng quả chanh rồi nhé! (chiều dài đầu- mông khoảng 87 mm) .

*Tuần thứ 15
Các mí mắt của bé vẫn đang nhắm kín, nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được
ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ tránh luồng sáng. Siêu âm tuần
này sẽ cho thấy giới tính của bé. Tuần này bé bằng quả táo.

*Tuần thứ 16
Da đầu của bé bắt đầu được tạo hình, mặc dù vẫn chưa thấy tóc đâu cả. Đôi
chân nhỏ giờ đã phát triển, là lúc mẹ có thể cảm giác được thai máy. Đầu của
bạn nhỏ lúc này đã thẳng hơn, và tai đã đến gần vị trí chuẩn. Bạn nhỏ của
chúng ta lúc này lớn khoảng bằng quả bơ.

*Tuần thứ 17
Bạn nhỏ của chúng ta giờ có thể vận động các khớp, và bộ xương của bé-
trước đây là sụn mềm - hiện đang hóa xương. Dây rốn ngày càng khỏe và dày
hơn.
Em bé của mẹ có kích thước của củ cải.

*Tuần thứ 18
Bé nhỏ đang duỗi tay duỗi chân, và mẹ có thể cảm nhận được các chuyển
động đáng yêu này. Bên trong, một lớp bảo vệ myelin đang được hình thành
xung quanh dây thần kinh của bạn ấy.
Tuần này bé có trọng lượng khoảng 190 gram bạn nhé!

*Tuần thứ 19
Các giác quan của bé - khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác và thính giác -
đang phát triển và bé có thể nghe được giọng nói của mẹ. Mẹ có thể nói
chuyện, hát hoặc đọc to cho bé nghe nếu mẹ thích.
Em bé của mẹ có trọng lượng khoảng 240 gram.

*Tuần thứ 20
Em bé của mẹ giờ có thể nuốt và hệ thống tiêu hóa của bạn ấy đang tạo
ra phân su, có màu tối và dính dính mà bạn ấy sẽ cho ra trong lần đai tiện đầu
tiên - trong tã lót hoặc trong bụng mẹ khi sinh.
Em bé của mẹ hiện có kích thước bằng một quả chuối, cân nặng khoảng
300 gram.

*Tuần thứ 21
Chuyển động của bé đã chuyển từ đập cánh sang đá hoặc đạp vào thành tử
cung của mẹ. Mẹ có thể bắt đầu chú ý đến các tư thế khi mẹ đã quen với hoạt
động của bé.
Em bé của mẹ có kích thước của một củ cà rốt, khoảng 360 gram.

*Tuần thứ 22
Em bé của chúng ta bây giờ trông giống như một bé sơ sinh thu nhỏ. Các
đặc điểm như môi và lông mày đã rõ rệt hơn, nhưng sắc tố sẽ tô màu cho đôi
mắt của bạn ấy vẫn chưa xuất hiện.
Em bé của bạn có cân nặng 430 gram.

III, Tuổi dậy thì


a, Tuổi dậy thì bắt đầu từ năm bao nhiêu tuổi?
-Tuổi dậy thì là quá trình báo hiệu cơ thể trẻ đã có những biến chuyển về
mặt thể chất lẫn tinh thần. Giai đoạn này cơ quan sinh sản và các đặc điểm
giới tính của trẻ bắt đầu phát triển và hoàn thiện.

-Tùy vào cơ địa của mỗi bé mà thời gian bắt đầu sẽ khác nhau. Thông
thường bé gái sẽ dậy thì sớm hơn các bé trai. Thời gian bé gái dậy thì từ 10
đến 14 tuổi, trong khi đó các bé trai sẽ từ khoảng từ 12 đến 15 tuổi. 

b, Những dấu hiệu cho thấy trẻ đến tuổi dậy thì
Dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu dậy thì sẽ khác nhau tùy theo giới tính:

*Dấu hiệu ở bé gái khi đến tuổi dậy thì


-Ngực bắt đầu phát triển là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bé gái sắp bước vào
giai đoạn dậy thì. Sẽ có sự phát triển chênh lệch giữa hai bên vú, trong đó một
bên sẽ to hơn bên còn lại trong vài tháng đầu, đồng thời trẻ sẽ cảm nhận đầu
vú to ra và mềm hơn. Lông vùng nhạy cảm sẽ phát triển cùng với lông tay,
chân, vùng nách.

-Khi bắt đầu dậy thì cho đến vài năm sau đó, cơ thể bé gái sẽ thay đổi:
 Nhận thấy được phát triển nhanh của ngực, trở nên đầy đặn hơn.
 Sau 2 năm khi dấu hiệu dậy thì xuất hiện sẽ bắt đầu có kinh nguyệt.
 Lông mu thô và xoăn hơn.
 Vùng nách bắt đầu có lông, một số bé sẽ có ria mép, và mọc lông ở
những vị trí khác, điều này hoàn toàn bình thường.
 Hay đổ mồ hôi.
 Nhiều bé gái sẽ bắt đầu xuất hiện mụn trứng cá. Tình trạng này có thể
kéo dài trong suốt quá trình trưởng thành và cần có sự chăm sóc tốt để
không để lại sẹo trên da.
 Âm đạo bắt đầu có dịch màu trắng tiết ra.
 Chiều cao phát triển mạnh mẽ, vòng 1 tăng trưởng từ 5 đến 7,5cm trong
vòng 1 hoặc 2 năm.
 Tăng cân, thay đổi hình dáng cơ thể, có nhiều mỡ dọc cánh tay, đùi,
lưng. Hông tròn và có sự thu hẹp eo.
Dấu hiệu ở bé trai khi đến tuổi dậy thì
-Tinh hoàn lúc này sẽ lớn hơn trước, đồng thời bìu bắt đầu mỏng và đỏ dần
lên. Lông vùng kín bé trai cũng xuất hiện nhiều hơn, tập trung nhiều tại gốc
dương vật.

-Sau 1 năm các dấu hiệu dậy thì bắt đầu lộ rõ hơn:
 Dương vật và tinh hoàn lớn hơn, bìu chuyển sang tối màu.
 Lông các vùng dày và rậm rạp hơn. 
 Cũng sẽ tiết nhiều mồ hôi giống như các bé gái.
 Vú có tình trạng bị sưng nhẹ, nếu có dấu hiệu này đừng quá lo vì nó
hoàn toàn bình thường. 
 Xuất tinh trong khi ngủ không kiểm soát (mộng tinh).
 “Vỡ” giọng, giọng trầm hơn. 
 Mụn trứng cá xuất hiện.
 Chiều cao tăng nhanh có thể 7 – 8cm trong vài năm đầu và phát triển cơ
bắp.

*Quá trình dậy thì của trẻ là giai đoạn nhạy cảm, nhưng đây là điều bắt
buộc mà con người phải trải qua để trưởng thành. Một số trẻ sẽ cảm thấy khó
khăn để vượt qua, nhưng cũng sẽ có bé cảm thấy hào hứng khi được dậy thì. 

*Những cảm xúc mới lạ khi bắt đầu trưởng thành sẽ cho trẻ nhiều suy nghĩ,
tâm trạng và thái độ cũng sẽ có biến chuyển nhất định. Do đó, bố mẹ cần quan
sát sự thay đổi trong con, tâm sự và giúp con giải quyết những băn khoăn để
con có tuổi dậy thì toàn diện.

c, Những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở trẻ


Kết thúc tuổi dậy thì cũng là lúc trẻ hoàn thiện dần về mặt thể chất và tâm
lý. Thông thường, giai đoạn kết thúc dậy thì ở bé gái là từ 15 đến 17 tuổi, bé
trai từ 16 đến 18 tuổi

Đối với bé gái, lúc này:


 Ngực đã phát triển đến kích thước gần giống như người trưởng thành.
Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn sẽ kéo dài sau năm 18 tuổi. Đồng thời,
ngực sẽ trở nên đầy đặn và săn chắc hơn.
 Chiều cao đạt đến mức nhất định, có thể ngừng phát triển hoàn toàn
hoặc phát triển rất ít.
 Bộ phận sinh dục và lông mu đã phát triển đầy đủ.
 Định hình được hình dạng mông, đùi, hông, kích thước tương đương
với người trưởng thành.

Đối với bé trai, lúc này:
 Bộ phận sinh dục như dương vật, tinh hoàn, bìu đã phát triển toàn diện.
 Lông mu có thể phát triển đến đùi trong và lấp đầy toàn dương vật.
 Râu hình thành ở cằm, quai hàm, mép, có thể phát triển rậm rạp. Lông
các vùng khác cũng đậm màu và nhiều hơn như vùng tay, chân, bụng,
ngực,…
 Chiều cao tăng trưởng như người trưởng thành, có thể phát triển chậm
hơn nhưng cơ bắp vấn phát triển bình thường.

You might also like