You are on page 1of 61

SỰ HÌNH THÀNH

HỆ SINH DỤC


ThS. BS. Nguyễn Thị Chuyên
Bộ môn Mô-Phôi, Khoa Y - HUBT

1
MỤC TIÊU
1. Mô tả thành phần cấu tạo và giai đoạn phát triển
của hệ sinh dục.
2. Mô tả 4 loại giới tính trong quá trình hình thành
hệ sinh dục.
3. Mô tả sự tạo hệ sinh dục trong giai đoạn chưa
biệt hóa.
4. Mô tả sự tạo hệ sinh dục trong giai đoạn biệt hóa.
5. Mô tả các loại dị tật của hệ sinh dục.

2
HỆ SINH DỤC:
– Nguồn gốc:
Trung bì trung gian

– Chức năng:
Tạo giao tử (tinh trùng,
trứng (noãn chín)) và
chế tiết hormon sinh dục
– Bao gồm:
(1) Cơ quan sinh dục ngoài
(2) Cơ quan sinh dục trong

3
Sự phát triển của cơ quan thuộc hệ sinh dục
(nam, nữ) bao gồm:
– Các tuyến sinh dục
– Các đường sinh dục bên trong
– Các cơ quan sinh dục ngoài

4
HỆ SINH DỤC NAM HỆ SINH DỤC NỮ
TUYẾN SINH DỤC TINH HOÀN BUỒNG TRỨNG
-Các dòng tế bào - Tế bào dòng tinh - Tế bào dòng noãn
sinh dục.
-Các tế bào biểu - Tế bào Sertoli - Tế bào nang
mô vây quanh các
tế bào sinh dục.
-Các tế bào nội tiết. - Tế bào kẽ của tinh - Tế bào vỏ, tế bào kẽ
hoàn (Tế bào Leydig) của buồng trứng.
ĐƯỜNG SINH DỤC - Các ống dẫn tinh - Vòi trứng, Tử cung
TRONG (ống thẳng, lưới tinh, - Các tuyến phụ thuộc
ống ra, ống mào tinh,
ống tinh, ống phóng
tinh)
- Các tuyến phụ thuộc
CƠ QUAN - Dương vật - Âm hộ, Âm đạo
SINH DỤC NGOÀI - Bìu - Môi lớn, Môi bé
- Âm vật 5
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA HỆ SINH DỤC
Gồm 2 giai đoạn:
-Giai đoạn trung tính: chưa có giới tính/ chưa biệt hóa.
Hình dáng bên ngoài và cấu tạo bên trong toàn bộ các
cơ quan không thể phân biệt được giới tính nam /nư.̃
-Giai đoạn có giới tính: giai đoạn biệt hóa.
Toàn bộ các cơ quan sinh dục phát triển theo 1 trong 2
hướng để có thể xác định là thuộc nam giới hay nữ giới.

Mỗi giai đoạn :


-Sự tạo tuyến sinh dục.
-Sự hình thành đường sinh dục
-Sự tạo thành cơ quan sinh dục ngoài.
6
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA HỆ SINH DỤC
Trong quá trình phát triển, theo thời gian xuất hiện,
phân biệt 4 loại giới tính:
Giới tính di truyền: do sự có mặt của NST giới tính
quyết định ngay từ lúc thụ tinh.
Giới tính nguyên thuỷ: do sự có mặt của tuyến sinh
dục quyết định (tinh hoàn ở nam, buồng trứng ở nữ).
Giới tính nguyên phát: do sự có mặt của đường
sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài quyết
định.
Giới tính thứ phát: xuất hiện khi dậy thì.

7
1. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRUNG TÍNH:
Tuần 3rd -> tuần 8th

8
1.1. SỰ HÌNH THÀNH
TUYẾN SINH DỤC TRUNG TÍNH

9
- Cuối tuần thứ 3, các tế bào
sinh dục nguyên thuỷ
(SDNT) xuất hiện ở thành
sau túi noãn hoàng, nơi
gần niệu nang.
- Đặc điểm của tế bào SDNT:
Tế bào lớn (đk 20 m),
nhân tròn sáng, bào tương
có nhiều Glycogen và
nhiều giọt mỡ.
- Mầm tuyến SD nằm ở
trung bì trung gian, bên
trong trung thận, giữa mạc
treo ruột và trung thận.
10
- Ở tuần 4th : Tế bào SDNT
di cư kiểu amib dọc theo
mạc treo lưng của ruột sau
đến mầm tuyến sinh dục
(SD) vào đầu tuần 5th,
xâm nhập vào gờ sinh dục
vào khoảng tuần 6th
-> gây tác động cảm ứng
lên sự phát triển của tuyến
sinh dục
-> biểu mô của gờ SD tăng
sinh, xâm nhập vào trung bì
trung gian và tạo ra các dây
tế bào biểu mô chứa các tế
bào SDNT
-> hình thành dây sinh dục nguyên phát (SDNP) 11
- Xen giữa các dây SDNP
là các tế bào trung mô
thưa thớt cũng được
biệt hóa từ tế bào trung
bì trung gian.
- Những dây SDNP& biểu
mô phủ mầm tuyến SD
 hình thành Tuyến
sinh dục trung tính
(tuần 6th)
- Dây SDNP dài ra
 tiến sâu vào vùng
trung tâm của tuyến SD
 tạo thành các dây
sinh dục tủy (ở tuần 6th) 12
 Tuyến sinh dục trung tính
cùng với trung thận -> tạo
thành mào niệu–sinh dục.
 Mào niệu – sinh dục
được treo vào thành bụng
sau bởi mạc treo niệu –
sinh dục.
 Tuyến sinh dục trung tính
phát triển nhô lên phía
trước trung thận ->
tạo thành mào sinh dục.
 Tuyến sinh dục được treo
vào trung thận bởi mạc
treo sinh dục.

13
 Trung thận được treo
vào thành bụng sau bởi
mạc treo trung thận
(mạc treo niệu – sinh
dục).
 Trung thận thoái hóa
-> Tuyến sinh dục trung
tính sẽ được treo vào
thành bụng sau.

14
1.2. SỰ HÌNH THÀNH
ĐƯỜNG SINH DỤC TRUNG TÍNH
(Tuần 6th – 7th)

15
 Dây nối niệu – sinh dục:
 Tuần 6th : Trung thận thoái triển (tiểu cầu thận và
một số ống trung thận ngang).
 Dây SDNP (dây SD tủy) nối với ống trung thận
ngang còn sót lại bởi các dây nối niệu – sinh dục.

Dây nối niệu – sinh dục


(ở phôi 7 tuần, cắt ngang qua tuyến sinh dục) 16
 Ống trung thận dọc:
tiếp tục phát triển, mở vào
xoang niệu – sinh dục.
 Ống cận trung thận
(ống Muller):
 Được hình thành bởi sự
lõm vào trung mô của biểu
mô khoang cơ thể theo
chiều dọc tạo thành ống.
 Dài ra về phía đuôi phôi

Đường sinh dục trung tính


(ở phôi 7 tuần) 17
 Ống cận trung thận:
– Ở đoạn trên ống nằm phía
ngoài song song cạnh ống
trung thận dọc
-> đoạn dưới bắt chéo ống
trung thận dọc ở mặt trước
và nằm phía trong ống này.
-> Đoạn dưới cùng của 2 ống
cận trung thận tiến về phía
đường dọc giữa rồi sát
nhập vào nhau tạo thành
1 dây tế bào đặc đẩy
thành sau xoang niệu –
sinh dục lồi ra tạo thành
củ Muller.
18
 Xoang niệu – sinh dục: Biến đổi, chia 3 đoạn:
 Đoạn bàng quang: tạo ra bàng quang, niệu đạo
 Đoạn chậu
 Đoạn sinh dục (đoạn dương vật)
[Đoạn chậu và đoạn sinh dục tạo ra:
cơ quan sinh dục ngoài (2 giới) và 1 phần âm đạo ở nữ].

19
1.3. SỰ HÌNH THÀNH
CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI TRUNG TÍNH
(Tuần 5th – 8th)

20
 Tuần 5th, trung mô đẩy ngoại bì chung quanh
màng nhớp lồi lên mặt ngoài cơ thể các cấu trúc:
2 nếp ổ nhớp, 1 củ ổ nhớp, 2 gờ ổ nhớp

21
 Do hình thành vách niệu - trực tràng:
 Ổ nhớp -> xoang niệu sinh dục
+ ống hậu môn trực tràng.
 Màng nhớp -> màng niệu sinh dục + màng hậu môn.
 Nếp ổ nhớp -> nếp niệu sinh dục + nếp hậu môn

22
 Nếp niệu- sinh dục -> tạo ra môi bé (ở nữ), niệu đạo
xốp (ở nam)
 Gờ ổ nhớp phát triển trùm lên gốc củ ổ nhớp
-> tạo thành gờ sinh dục (gờ môi – bìu),
-> sau sẽ tạo ra môi lớn (ở nữ), bìu (ở nam).
 Củ ổ nhớp dài ra -> tạo thành củ sinh dục
-> sau sẽ tạo âm vật (ở nữ), dương vật (ở nam)

23
 Củ sinh dục phát triển sang
2 bên ->tạo thành rãnh
niệu – sinh dục (ở đường
dọc giữa mặt dưới).
Rãnh được phủ bởi lá niệu
– sinh dục (lá nội bì).

 Sự phát triển của cơ quan


sinh dục ngoài tới tuần 8th
vẫn giống nhau và không
thể phân biệt được chúng
thuộc nam hay nữ.

24
2. PHÁT TRIỂN CỦA
CƠ QUAN SINH DỤC NAM

25
2.1. PHÁT TRIỂN CỦA TINH HOÀN

Tuyến sinh dục trung tính?


Tuyến sinh dục trung tính sẽ biệt hoá thành tinh hoàn
(tuần 7th).

26
27
Màng trắng

Màng trắng

28
 Mỗi dây tinh hoàn phân
thành 3-4 ống sinh tinh
trong 1 tiểu thùy.
 Ống sinh tinh vẫn đăc lòng,
cho tới tuổi dậy thì mới bắt
đầu có lòng ống và xuất hiện
quá trình tạo tinh trùng.
 Một số tế bào SDNT
thoái hóa.
 Những tế bào SDNT còn lại
sẽ biệt hóa thành
tinh nguyên bào.
29
 Tế bào Sertoli biệt hóa từ
các tế bào biểu mô nằm
trong các dây SDNP
 Tuyến kẽ hình thành từ
trung mô xen giữa các
dây SDNP.

30
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
ĐƯỜNG SINH DỤC NAM
 Dây nối niệu – SD
-> tạo ra ống thẳng và lưới tinh
hoàn.
 Những ống trung thận ngang:
– Nằm phía trên tinh hoàn:
thoái hóa hoặc để lại di tích
(tiểu quản lạc chỗ). Túi bầu dục của
– 10-12 ống trung thận ngang tuyến tiền liệt

(ngang với tinh hoàn), nối tiếp


với lưới tinh hoàn -> tạo thành
các ống ra.
– Phía dưới tinh hoàn:
thoái hóa -> paradidymis
31
 Ống trung thận dọc: tạo ra phần lớn
các đường sinh dục nam:
– Phía trên tinh hoàn: thoái hóa
(cùng với các ống trung thận
ngang thông với nó -> tạo ra
túi thừa tinh hoàn)
– Đối diện với tinh hoàn
-> tạo ra ống mào tinh.
– Phía dưới tinh hoàn Túi bầu dục của
tuyến tiền liệt
-> tạo ra ống dẫn tinh,
ống phóng tinh, túi tinh.

32
 Ống cận trung thận:
thoái hoá, tạo di tích túi bầu
dục của tuyến tiền liệt
 Xoang niệu – sinh dục:
không tham gia.

Túi bầu dục của


tuyến tiền liệt

Xoang niệu – sinh dục

33
2.3. PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN
SINH DỤC NGOÀI

-Củ sinh dục dài ra -> kéo theo 2 nếp sinh dục dài ra
phía trước, khép lại -> thân dương vật
-Đoạn đầu của củ sinh dục -> qui đầu

34
2.3. PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN
SINH DỤC NGOÀI

-Mặt dưới củ sinh dục có rãnh niệu đạo, biểu mô lót
rãnh này có nguồn gốc nội bì, hình thành tấm niệu đạo,
-> tạo khe niệu đạo -> Hai bờ khe niệu đạo khép lại từ
2 bên, sau ra trước -> tạo niệu đạo dương vật.
-Hai nếp sinh dục, hai mép củ sinh dục sát nhập
-> tạo thân dương vật. 35
- Niệu đạo quy đầu:
+ ở trước quy đầu,
+ ngoại bì tăng sinh vào phía trong tạo nên
1 dây tế bào gọi là mầm niệu đạo quy đầu
->Tiến về phía niệu đạo dương vật (DV)
->tạo lòng + nối với đoạn niệu đạo DV
-Lỗ niệu đạo ngoài ở đầu chóp của quy đầu.
-Trung mô của củ sinh dục và nếp sinh dục
-> mô cương
-Hai gờ môi bìu sát nhập -> bìu

36
2.4. SỰ DI CƯ CỦA
TINH HOÀN
 Cuối tháng 2nd
 Tinh hoàn tách rời khỏi
trung thận,
 Mạc treo SD (treo gờ
tuyến SD vào trung
thận) -> mạc treo tinh
hoàn.
 Đoạn dưới của tr.thận
tồn tại -> tạo ra dây
chằng bẹn (dây kéo
tinh hoàn), nối cực dưới
tinh hoàn với gờ SD
(sau trở thành bìu). 37
 Phôi lớn lên, Dây kéo
tinh hoàn không dài ra
tương ứng
-> Tinh hoàn được giữ ở
vị trí gần vùng bìu

 Khoang màng bụng tạo


ống màng bụng màng
tinh -> kéo tinh hoàn theo.

38
 Tháng 5th: tinh hoàn(TH)
nằm ở gần vùng bẹn,
phía sau màng bụng
-> Tháng 6th: TH nằm ở
gần lỗ sâu ống bẹn
-> Tháng 7th: TH đi qua
ống bẹn
-> Cuối tháng 8th:
TH xuống tới bìu.

39
3. PHÁT TRIỂN CỦA
CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

40
3.1. SỰ HÌNH THÀNH BUỒNG TRỨNG
(tuần 8th)

41
 Dây SDNP thoái hóa:
từ ngoại vi vào trung
tâm của tuyến SD.
 Hình thành dây SD
thứ phát (dây SD vỏ):
 Ở vùng vỏ, các tế
bào có nguồn gốc
trung bì trung gian
tăng sinh lần 2nd
-> tạo ra các dây
tế bào biểu mô để
chứa các tế bào
SDNT đã di cư
đến đó -> dây SD
thứ phát 42
 Trong các dây SD thứ phát:
các tế bào SDNT biệt hóa
thành noãn nguyên bào.
 Dây SD vỏ tách khỏi
biểu mô khoang cơ thể
->đứt thành từng đoạn.
Mỗi đoạn gồm các tế bào
biểu mô bao xung quanh
1 noãn nguyên bào.
 Noãn nguyên bào
phân chia nguyên nhiễm,
biệt hóa thành
noãn bào 1.
 Noãn bào 1 bước vào phân
chia giảm nhiễm và dừng ở
43
cuối kỳ đầu 1 .
 Các tế bào biểu mô
vây quanh noãn bào 1
biệt hóa thành tế bào nang.
 Tháng 4th, nang trứng
nguyên thủy hình thành.
 Trung mô xâm nhập vào
giữa các dây SD vỏ.
 Trung mô tạo màng trắng
phía dưới biểu mô phủ
buồng trứng.
 Biểu mô phủ
buồng trứng
tồn tại suốt đời
->biểu mô mầm
44
3.2. PHÁT TRIỂN CỦA
ĐƯỜNG SINH DỤC NỮ
 Dây nối niệu – SD:
thoái hóa đồng thời với
dây SDNP.

 Ống trung thận dọc


và trung thận:
thoái hóa
-> di tích phôi thai.

45
 Ống cận trung thận:
tạo ra phần lớn đường
SD nữ.
– Đoạn trên: mở vào
khoang bụng -> tạo
thành vòi trứng.
– Đoạn dưới của 2 ống
-> sát nhập -> tạo
thành ống tử cung -
âm đạo.

46
 Ống cận trung thận:
– Giữa 2 đoạn là
sừng tử cung.
– Đoạn trên của
ống tử cung - âm đạo
tiêu vách ngăn
-> tạo thành
thân và eo tử cung.

47
– Đoạn dưới của ống tử cung - âm đạo:
Thành biểu mô của 2 đoạn ống cận trung thận:
sát nhập lại -> tạo ra Lá biểu mô âm đạo
-> về sau tạo lòng ống.
Lá biểu mô âm đạo:
+ Đoạn trên -> tạo 1 phần cổ tử cung + túi cùng âm đạo
+ Đoạn dưới -> tạo ra đoạn trên của âm đạo.

48
 Xoang niệu –SD:
– Biểu mô xoang niệu – SD tiếp giáp với củ Muller (đầu
dưới của ống tử cung – âm đạo): tăng sinh
-> tạo lòng ống -> tạo 2/3 dưới âm đạo + màng trinh.
– Màng trinh: ngăn âm đạo với đoạn chậu cuả xoang
niệu – SD-> về sau: có lỗ thủng.
– Đoạn chậu của xoang niệu – SD nằm dưới màng trinh
-> tạo ra tiền đình âm hộ.

49
3.3. NHỮNG CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI

- Củ sinh dục kém phát triển


-> âm vật
- Các nếp sinh dục
không sát nhập -> môi nhỏ
- Gờ môi – bìu -> môi lớn

50
3.4. SỰ DI CƯ CỦA BUỒNG TRỨNG VÀ VÒI TRỨNG
 Buồng trứng, vòi trứng, tử cung kéo căng phúc mạc
do khối lượng tăng lên trong quá trình phát triển.
 Phúc mạc tạo ra các dây chằng giữ các cơ quan này
và làm cho chúng thay đổi vị trí tại chỗ.
 Dây chằng hoành -> dây chằng thắt lưng buồng trứng
 Dây chằng bẹn -> dây chằng tử cung - buồng trứng +
dây chằng tròn tử cung.

51
4. PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG

52
4.1. Ở NAM
 Dị tật tinh hoàn:  Dị tật của đường sinh dục trong
- Tinh hoàn lạc chỗ, và cơ quan sinh dục ngoài:
- Thoát vị bẹn bẩm - Ống dẫn tinh mở vào niệu
sinh, đạo,
- Thiếu tinh hoàn, - Thiếu túi tinh hoặc túi tinh
- Thừa tinh hoàn, nằm ở vị trí bất thường,
- Dính tinh hoàn - Thiếu ống phóng tinh,
- Lỗ tiểu dưới,
- Lỗ tiểu trên
- Hẹp bao quy đầu,
- Tịt niệu đạo
- Dương vật kép/ phân đôi,
dương vật nhỏ ….

53
THOÁT VỊ BẸN

54
TẬT LỖ ĐÁI DƯỚI

TẬT LỖ TIỂU THẤP

55
4.2. Ở NỮ
 Dị tật buồng trứng: Dị tật của tử cung
- Buồng trứng lạc chỗ - Teo tử cung,
- Thiếu buồng trứng, - Tử cung không phát triển,
- Thừa buồng trứng - Tử cung kép,
- Dính buồng trứng - Tử cung 2 sừng,
 Dị tật vòi trứng
- Thiếu vòi trứng - Tử cung 1 sừng,
- Tịt vòi trứng - Tử cung có vách ngăn …
 Dị tật của âm đạo: Dị tật bẩm sinh cơ quan
- Bất sản âm đạo, sinh dục ngoài:
- Hẹp âm đạo, - Hẹp âm hộ,
- Tịt âm đạo, - Màng trinh quá dày,
- U nang … - Màng trinh không thủng,
- Trực tràng mở vào âm đạo
- …
56
DỊ TẬT CỦA TỬ CUNG

Bình thường

2 TC, 2 Âm đạo 2 TC, 1 âm đạo

TC 2 sừng TC 2 sừng, có 1 sừng teo

TC có vách ngăn TC 1 sừng 57


58
4.3. DỊ TẬT CHUNG CHO CẢ 2 GIỚI:
 U phôi: tế bào sinh dục nguyên thủy di cư lạc chỗ

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài giảng Phôi HUBT 9/2019
2. Phôi thai học, Đỗ Kính, nhà xuất bản y học
Hà Nội, năm 2015.
3. Langman’s Medical Embryology 12th.
Sadler Thomas W, Copyright 2012.

60
THE END

61

You might also like