You are on page 1of 3

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NHÓM 5 ( do nhóm 2 phân tích )

Thảo luận và tạo ra 5 tình huống. Trả lời câu hỏi rằng đó có phải quan hệ pháp luật
không và chủ thể là gì?

1. Dân sự

- Vào ngày 20/11/2022, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000 đồng. Giữa A và
B có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Mối quan hệ giữa chị A và chị B là QHPL dân sự.

Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị A và chị B.

 Khách thể : 500 triệu đồng và tiền lãi 


 Quyền của B : được nhận 500 triệu đồng  ⇔ Nghĩa vụ của A : đưa 500 triệu cho B
 Nghĩa vụ B : phải trả 500 triệu đồng và số tiền lãi cho A ⇔ Quyền của A : nhận 500 triệu
và tiền lãi .

2. Hành chính

- Ông A mới mua một chiếc xe máy từ cửa hàng của ông B. Anh C là con trai của ông A lấy
chiếc xe đó đi đua xe và bị công an phát hiện.  

Anh C bị xử phạt hành chính và bị tạm giữ phương tiện.

Mối quan hệ giữa ông A và ông B cùng mối quan hệ của anh C và người công an là QHPL.

Chủ thể của QHPL: ông A, ông B, anh C, công an.

+ Quan hệ giữa ông A và ông B là QHPL dân sự.

+ Quan hệ giữa anh C (người vi phạm PL) và công an (người thi hành pháp luật) là QHPL hành
chính.

 Khách thể : chiếc xe máy


 Quyền của A : được sở hữu và sử dụng xe máy ⇔ nghĩa vụ của B : đưa xe máy cho A
 Nghĩa vụ của A : đưa tiền cho B ⇔ Quyền của B : được nhận tiền từ A
 Nghĩa vụ của anh C: đóng phạt và nộp phương tiện theo vị phạm pháp luật.
 Quyền của công an: lập biên bản và xử phạt anh C theo quy định pháp luật
 Nghĩa vụ của công an: đảm bảo anh C chấp hành nghiêm chỉnh quy phạm bằng quyền
lực của thi hành công vụ của mình.

3. Hình sự
- Ông A sử dụng ma túy một thời gian nhưng chưa gây hại cho ai. Sau đó, trong một lần vì bị
tác dụng gây ảo giác của ma túy mà ông A bạo hành vợ là bà B, sau đó bà B chống trả nhưng
bất thành. Cuối cùng, ông A giết bà B. Sau đó bị cảnh sát bắt giữ vì tội sử dụng ma túy và giết
người.  

Mối quan hệ giữa ông A và bà B cùng ông A với cảnh sát là QHPL.

Chủ thể của QHPL: ông A, bà B, cảnh sát.

+ Mối quan hệ vợ chồng giữa ông A với bà B là QHPL dân sự.

+ Sau khi giết vợ thì mối quan hệ giữa ông A và bà B là QHPL hình sự.

+ Mối quan hệ giữa ông A (tội phạm) và cảnh sát (người thi hành pháp luật) QHPL hình sự.

 Khách thể: ma túy 


 Quyền của A : quyền yêu cầu nhà nước phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình ,
quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho hành vi phạm tội của
mình. 
 Nghĩa vụ của A : chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước đã áp dụng đối với
A.

4. Lao động

- Anh A được nhận vào làm việc tại công ty cổ phần T có trụ sở tại phường X, quận Y, thành
phố Z từ ngày 20/10/2022 làm nhân viên pháp chế của công ty theo Hợp đồng lao động có thời
hạn 12 tháng.

Mối quan hệ giữa anh A và công ty cổ phần T là QHPL.

Chủ thể ở đây bao gồm:

+ Người lao động: Anh A.

+ Người sử dụng lao động: công ty cổ phần T.

 Khách thể: hợp đồng giữa anh A và công ty cổ phần T


 Quyền pháp lý:
 Của anh A: nhận tiền luơng từ công ty theo đúng hợp đồng
 Của công ty: đuợc huởng sức lao động của anh A
 Nghĩa vụ pháp lý:
 Của anh A: sử dụng sức lao động của mình để tạo ra doanh thu cho công ty
 Của công ty: trả luơng cho anh A theo đúng hợp đồng

5. QHXH -> QHPL

- M và N là bạn bè thân thiết với nhau làm chung trong cơ quan nhà nước nhưng N có chức vụ
cao hơn M. Có một lần, M lấy danh nghĩa của N nhận hối lộ. Sau khi N bị phát giác và bị điều
tra thì mới phát hiện M là thủ phạm. Sau đó, M bị Tòa án xét xử.
Mối quan hệ giữa M và N ban đầu là QHXH. Sau khi hành vi sai phạm của M bị phát giác, mối
quan hệ giữa M và N trở thành QHPL

Chủ thể của QHPL: M, N, Nhà nước.

+ Mối quan hệ của M và N là QHPL hình sự.

+ Mối quan hệ của M (tội phạm) với Tòa án (cơ quan thi hành PL) là QHPL hình sự

 -Khách thể: tiền hối lộ


 - Đối với M,N :
 +Quyền pháp lý: tham dự xét xử, mời Luật sư
 +Nghĩa vụ pháp lý: chấp hành theo quy định, chế tài (nếu có) sau phán quyết
 -Đối với toà án, Nhà nước:
 +Quyền pháp lý: đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi vi phạm pháp luật của M,N
đưa ra chế tài thích hợp( nếu có)
 +Nghĩa vụ pháp lý: đảm bảo sự công bằng và đảm bảo M, N thực hiện theo phán quyết
bằng quyền lực pháp luật

You might also like