You are on page 1of 23

NHẬN ĐỊNH LUẬT DÂN SỰ 1

1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Ngoài ra còn có hương ước, tập quán, pháp luật quốc tế,
công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đường lối chính sách kinh tế
từng thời kỳ…

2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong
giao lưu dân sự.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là một nhóm lĩnh
vực nhất định bao gồm những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong
xã hội Việt Nam.

3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển
giao trong các giao lưu dân sự.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Quan hệ nhân thân gồm không liên quan đến tài sản như
quan hệ về danh dự, nhân phẩm, tên gọi, hình ảnh, bí mật đời tư của cá
nhân, danh dự, uy tín của tố chức,… và quan hệ nhân thân có liện quan
đến tài sản ở chổ trên cơ sở quan hệ nhân thân mà phát sinh những quan
hệ tài sản nhất định như quan hệ về sáng tác các tác phâm văn học nghệ
thuật, khoa học kỹ thuật, sở hữu công nghiệp -> do đó có thể chuyển giao
được.

4. Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Người bị mất NLHVDS khi có y/c của người có quyền
hoặc lợi ích liên quan đến cơ quan tòa án và có quyết định của tòa án
dưới kết luận của cơ quan chuyên môn.

5. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Cha mẹ là người đại diện đương nhiên cho con chưa
thành niên, chỉ khi cha mẹ chết mới đặt ra vấn đề người giám hộ.

6. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ có trách nhiệm về tài sản của pháp nhân là trách
nhiệm hữu hạn. Chỉ có quyền và nghĩa vụ dân sự chứ không nói đến trách
nhiệm dân sự của pháp nhân.

7. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên
thỏa thuận.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 1, Điều 149, BLDS năm 2015 thì “Thời
hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh
hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”

8. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì trong những trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân
sự vẫn cần có người giám hộ.

9. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Quan hệ đại diện vẫn tồn tại, nhưng sẽ do người đại diện
khác theo quy định của pháp luật.

10. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Người thành niên nếu không có quyết định của tòa là
người hạn chế hay mất NLHVDS thì là người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ.

11. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Còn có hộ gia đình theo điều 106 BLDS năm 2005.]

12. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn
luôn không có giá trị pháp lý.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo Điều 142 và Điều 143, BLDS năm 2015 trong
trường hợp giao dịch giữa người đại diện không đúng thẩm quyền hay
phạm vi ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền với người thứ ba
nhưng được người được đại diện đồng ý thì vẫn có giá trị pháp lý.

13. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo quy định tại Điều 60, BLDS năm 2015, người
giám hộ chết thì thay đổi người giám hộ mới do đó việc giám hộ không
chấm dứt.

14. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ là một nhóm các quan hệ xã hội có thể và cần điểu
chỉnh cụ thể là “Quan hệ tài sản: Các quan hệ xã hội giữa con người với
con người thông qua một tài sản nhất định và Quan hệ nhân thân: Các
quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tình thần gắn liền với một cá nhân
hoặc một tổ chức.”

15. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: NLPLDS của pháp nhân là khả năng có các quyền, nghĩa
vụ dân sự phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Ví dụ: Sở tư pháp
và Trường đại học Luật cùng là pháp nhân nhưng có quyền, nghĩa vụ,
chức năng khác nhau.

16. Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực
thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Nếu người được đại diện đồng ý với giao dịch đó hoặc
người được đại diện biết mà không phản đối thì vẫn phát sinh quyền và
nghĩa vụ pháp lý đối với người được đại diện (Điều 142 và Điều 143,
BLDS năm 2015).

17. Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm dân
sự đối với hộ gia đình.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ giao dịch dân sự nhân danh hộ gia đình phục vụ lợi
ích hay hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mới làm phát sinh
trách nhiệm dân sự đối với hộ gia đình. Trường hợp giao dịch dân sự của
chủ hộ vì lợi ích của cá nhân mình thì không làm phát sinh trách nhiệm
dân sự đối với hộ gia đình (Khoản 2 điều 107 – BLDS năm 2005).

18. Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp
nhân thì các thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải gánh chịu
nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Trách nhiệm tài sản của pháp nhân là hữu hạn do đó
pháp nhận chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên tài sản của mình mà thôi.

19. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ
dân sự là một loại thời hiệu.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Kết thúc một thời hạn mà chủ thể hưởng quyền dân sự
hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu.

20. Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả khi không có quy phạm
pháp luật dân sự nào trực tiếp điều chỉnh.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: QHXH -> PHPLDS khi có quy phạm pháp luật dân sự
trực tiếp điều chỉnh

21. Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Họ chỉ bị khiếm khuyết về cơ thể chứ không bị xem là
người mất NLHVDS, trừ những trường hợp tòa án tuyên một người bị
hạn chế NLHVDS (Đ24 – BLDS năm 2015).

22. Thành viên của tổ hợp tác phải là người đã thành niên.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ cần người 15 tuổi trở lên.]

23. Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo quy định của BLDS về hộ gia đình.]

24. Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay
đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Ví dụ sự kiện chết có thể phát sinh quan hệ pháp luật
thừa kế, đồng thời chấm dứt quan hệ pháp luạt hôn nhân

25. Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có
người giám hộ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khi một người bị tòa án tuyên hạn chế NLHVDS đồng
thời tòa án đã chỉ định người đại diện theo pháp luật, giao dịch dân sự
liên quan đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS phải có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật (K1 & 2, Đ24 – BLDS năm 2015).

26. Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận
hoặc do pháp luật quy định.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Do các bên thỏa thuận, pháp luật không quy định (Đ138
– BLDS năm 2015).

27. Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý
do gì.
Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 153 của BLDS năm
2015.

28. Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự
vì lợi ích của mình.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Trong trường hợp người thành niên nhưng mất năng lực
hành vi dân sự (Điều 53, BLDS năm 2015) mà chưa có vợ, chồng, con
hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ
thì cha, mẹ là người giám hộ hoặc người thành niên không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi (khoản 1, Điều 23, BLDS năm 2015) thì Tòa
án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa
vụ của người giám hộ. Khoản b, Điều 57 và khoản c, Điều 58 thuộc
BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ và quyền của người giám hộ.

29. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ
trường hợp thành viên của pháp nhân có thoả thuận khác.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định, không có trừ trường hợp thỏa thuận
khác, (Đ 86, BLDS năm 2015).

30. Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu
được tòa án chấp nhận.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 3, Điều 150 BLDS năm 2015 ==> thời hiệu khởi
kiện được quy định bởi pháp luật, không phải do Tòa án chấp nhận theo
thỏa thuận.

31. Thời hạn do pháp quy định thì gọi là thời hiệu.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1, Điều 149 thuộc BLDS năm 2015 quy định:
“Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì
phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy
định.”

32. Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tính đền bù
tương đương.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Được thừa kế, tặng cho… thì không mang tính đền bù
tương đương.

33. Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ
tài sản của pháp nhân.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 3, Điều 87 của BLDS năm 2015 quy định:
“Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp
nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường
hợp luật có quy định khác.”

34. Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Điều 135, BLDS năm 2015.

35. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán
tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Tòa tuyên trên cơ sở yêu cầu + giám định.

36. Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống trở về thì có quyền
yêu cầu những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 3, Điều 73 của BLDS năm 2015.

37. Thời hạn là khoảng thời gian do pháp luật quy định từ thời điểm này
tới thời điểm khác.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Khoản 1, Điều 144 của BLDS năm 2015 ==> không đề
cập đến việc pháp luật quy định thời hạn.

38. Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được quy phạm pháp luật dân
sự trực tiếp điều chỉnh.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Còn tập quán, áp dụng pháp luật tương tự theo Điều 5
(Áp dụng tập quán) và Điều 6 (Áp dụng tương tự pháp luật) của BLDS
năm 2015.

39. Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 2, Điều 5 của BLDS năm 2015 quy định về áp
dụng tập quán ==> chỉ khi luật dân sự không điều chỉnh thì có thể áp
dụng tập quán pháp như là nguồn luật.

40. Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp
pháp và phải có tài sản riêng.

Sai. Khoản 1, Điều 74 thuộc BLDS năm 2015.

41. Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân
sự phải có sự đồng ý của người giám hộ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Điều 21 của BLDS năm 2015 quy định về người chưa
thành niên.

42. Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có
người giám hộ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chưa thành niên còn cha mẹ thì không bắt buộc phải có
người giám hộ.

43. Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Chưa có, chưa đầy đủ, đầy đủ, bị hạn chế, bị mất.

44. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết
được giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế.

Sai. Điều 69 của BLDS năm 2015.

45. Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều
kiện do pháp luật quy định.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Theo quy định của Khoản 1, 3 Điều 134 của BLDS năm
2015.

46. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về các lợi ích
nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không được phép
chuyển giao.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều
ngành luật khác nhau. Khi nói tới quan hệ nhân thân, chúng ta có thể hiểu
các quan hệ này xuất phát từ các giá trị tinh thần của chủ thể, giá trị tinh
thần này có thể gắn liền với lợi ích về kinh tế hoặc có thể không gắn liền
với lợi ích về kinh tế. Quan hệ nhân thân là một trong hai đối tượng điều
chỉnh của Luật dân sự.

Quan hệ nhân thân phát sinh vì lợi ích tinh thần, luôn gắn liền với chủ thể
nó không mang tính hàng hóa – tiền tệ và không thể tính được bằng trị
giá. Nếu như ở quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể
này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các
giá trị tinh thần là không thể thực hiện được.

47. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Giấy chứng nhận QSD đất không phải tài sản, tài sản ở
đây là QSD đất.

48. Khi vợ (chồng) chết thì người bên kia không được phép sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng.

Trong BLDS năm 2015 không có quy định về di chúc chung nữa.
49. Người không có năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành
vi dân sự đều không được trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: chỉ một số giao dịch bắt buộc phải do người đại diện
thực hiện thì mới yêu cầu, còn các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngay thì ko cần (ví dụ cầm 2k đi mua cái bánh mỳ ăn chẳng hạn).
Căn cứ Điều 21, BLDS năm 2015.

50. Người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể là người đại diện theo ủy quyền.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: khoản 3, Điều 138 của BLDS năm 2015 quy định:
“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người
đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân
sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

51. Di chúc vô hiệu là di chúc bất hợp pháp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Hợp pháp cũng vẫn có thể bị vô hiệu (ví dụ: trong người
nhận di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì di chúc vô hiệu
mặc dù tất cả yếu tố khác của nó đều hợp pháp).

52. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ thời điểm người bị hại
phát hiện quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và chứng minh được
quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1, Điều 154 của BLDS năm 2015.

53. Khi một chủ thể của sở hữu chung theo phần từ bỏ phần quyền sở hữu
của mình thì các chủ thể còn lại chia đều nhau phần quyền sở hữu đó.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 4 Điều 218 của BLDS năm 2015.

54. Đang là thai nhi được coi là ngừoi có năng lực pháp luật dân sự.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Khoản 3 Điều 16 của BLDS năm 2015.

55. Giao dịch dân sự do người bị Tòa án ra quyết định hạn chế năng lực
hành vi dân sự tiến hành thì coi là vô hiệu.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 2 thuộc Điều 24 của BLDS năm 2015 quy định,
người bị Tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tiến
hành giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người đó phải có sự đồng
ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày .

56. Chủ sở hữu được toàn quyền thực hiện các quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Điều 160 thuộc BLDS năm 2015.

57. Pháp nhân là 1 tổ chức, vì vậy mọi tổ chức đều là pháp nhân.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1, Điều 74 của BLDS năm 2015.

58. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện
thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2015.

59. Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì khi người giám hộ chết thì sẽ làm chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự của người giám hộ, khi đó quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt.

60. Việc ủy quyền đại diện phải được lập bằng văn bản có chữ ký của bên
ủy quyền và bên được ủy quyền.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Theo khoản 2 Điều 138 BLDS 2015.

61. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 ==> khi
chưa có kết luận chính thức thì người bị bệnh tâm thần không được xem
là mất năng lực hành vi dân sự.

62. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Căn cứ Điều 136 BLDS 2015 thì cha mẹ là người đại
diện của con chưa thành niên.

63. Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Cá nhân dưới 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân
sự (Điều 21 BLDS 2015).

64. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên
thỏa thuận.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định (Điều 149 BLDS
2015).

65. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Việc giám hộ chỉ chấm dứt khi người được giám hộ đã
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (điểm a khoản 1 Điều 62 BLDS 2015).

66. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.

67. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ
trường hợp Tòa án tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự. (Khoản 2 điều 20 BLDS 2015)

68. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn
luôn không có giá trị pháp lý.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực
hiện thì có thể có giá trị pháp lý trong một số trường hợp do luật quy
định. (Khoản 1 Điều 142 BLDS 2015)

69. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng
vô hiệu.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Không vô hiệu trong trường hợp biện pháp bảo đảm đã
thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nhằm mục đích hoàn trả tài
sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khoản 1 Điều 15 NĐ 163/2006.

70. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo
đảm.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Trong trường hợp giao dịch bảo đảm chưa được thực
hiện.

71 – Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết thì đề nghị giao kết hợp
đồng không còn giá trị.

72 – Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký
vào văn bản.

73 – Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận cầm
cố bồi thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc
tặng cho tài sản cầm cố.

74 – Khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý thì được giảm mức bồi
thường.
75 – Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ phải
bồi thường, trừ trường hợp họ không có lỗi.

76 – Hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định thì vô hiệu.

77 – Mọi tài sản hợp pháp, có giá trị đều có thể dùng để đặt cọc.

78 – Con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác thì bố, mẹ, người
giám hộ có trách nhiệm bồi thường .

79 – Khi người có nghĩa vụ chết thì nghĩa vụ của người đó chấm dứt.

80 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là thực hiện nghĩa vụ thông qua
người thứ ba.

81 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
thông qua người thứ ba.

82 – Người có nghĩa vụ liên đới được bên có quyền miễn cho việc thực
hiện nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ dân sự chấm dứt.

83 – Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

84 – Khi bên nhận được đề nghị im lặng xem như là đồng ý giao kết hợp
đồng dân sự.

85 – Khi nghĩa vụ dân sự (có biện pháp bảo đảm) được chuyển giao từ
người này sang người khác theo quy định của pháp luật thì biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chấm dứt.

86 – Khi một bên trong hợp đồng vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền
hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

87 – Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, xe mô tô được sử dụng để bảo


đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

88 – Hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là điều kiện bắt buộc để làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

89 – Lỗi là một điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
90 – Chế tài trong quan hệ nghĩa vụ là các biện pháp cưỡng chế buộc
người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


71 – Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết thì đề nghị giao kết hợp
đồng không còn giá trị.

Nhận định Sai.

Theo quy định tại Điều 391 BLDS 2015 quy định về chấm dứt đề nghị
giao kết hợp đồng không có quy định như trường hợp trên.

Cơ sở pháp lý: Điều 391 BLDS 2015

72 – Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng
ký vào văn bản.

Nhận định Sai.

Theo khoản 1 Điều 401 BLDS 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng,
theo đó khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì thời
điểm có hiệu lực không phải từ thời điểm giao kết.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 401 BLDS 2015

73 – Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận
cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi
hoặc tặng cho tài sản cầm cố.

Nhận định Sai.

Theo Điều 312 thì bên cầm cố chỉ có quyền đòi lại tài sản cầm cố khi
nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Còn khi bên nhận cầm cố
bán, trao đổi hoặc tặng cho tài sản cầm cố thì bên cầm cố có quyền yêu
cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố.

Cơ sở pháp lý: Điều 312 BLDS 2015

74 – Khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý thì được giảm mức bồi
thường.
Nhận định Sai.

Theo khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 thì người chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc
có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Như
vậy người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường khi thỏa hai điều kiện

Thứ nhất, không có lỗi hoặc có lỗi vô ý.

Thứ hai, có thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người phải bồi
thường.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 585 BLDS 2015

75 – Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ
phải bồi thường, trừ trường hợp họ không có lỗi.

Nhận định Sai.

Theo khoản 3 Điều 586 BLDS 2015 thì chỉ người giám hộ không có trách
nhiệm bồi thường khi họ không có lỗi còn đối với cha mẹ phải bồi thường
khi con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác trừ trường hợp quy
định tại Điều 599 BL này.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 586 BLDS 2015

76 – Hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định thì vô hiệu.

Nhận định Sai.

Theo khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 thì quy định về giao dịch dân sự vô
hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối
với hợp đồng vô hiệu.

Về vấn đề hợp đồng vô hiệu khi không tuân thủ hình thức, căn cứ tại
Điều 129 BLDS 2015 thì

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì
vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một
bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch
đó.

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định
bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một
bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch
đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công
chứng, chứng thực.

Do đó, không phải trường hợp hợp đồng được lập không đúng hình thức
luật định thì vô hiệu.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 407 BLDS 2015

77 – Mọi tài sản hợp pháp, có giá trị đều có thể dùng để đặt cọc.

Nhận định Sai.

Theo Điều 105 BLDS 2015 thì 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản
và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Nhưng tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 thì tài sản đặt cọc chỉ bao gồm
tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Như vậy, không phải
mọi tài sản đều dùng để đặt cọc.

Cơ sở pháp lý: Điều 105 BLDS 2015

78 – Con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác thì bố, mẹ,
người giám hộ có trách nhiệm bồi thường .

Nhận định Sai.

Không phải mọi trường hợp cha, mẹ, người giám hộ phải có trách nhiệm
bồi thường khi con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác mà nhà
trường cũng có thể là chủ thể bồi thường nếu thỏa các điều kiện quy định
tại Điều 599 BLDS 2015.

Cơ sở pháp lý: Điều 599 BLDS 2015

79 – Khi người có nghĩa vụ chết thì nghĩa vụ của người đó chấm dứt.

Nhận định Sai.


Theo khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 Khi cá nhân chết thì nghĩa vụ chấm
dứt nếu như nghĩa vụ đó phải do chính cá nhân đó thực hiện. Như vậy
không phải mọi trường hợp cá nhân chết đều làm chấm dứt nghĩa vụ dân
sự.

Cơ sở pháp lý: khoản 8 Điều 372 BLDS 2015

80 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là thực hiện nghĩa vụ thông


qua người thứ ba.

Nhận định Sai.

Trong bộ luật dân sự 2015, chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ
thông qua người thứ ba được quy định tại hai điều luật khác nhau, lần
lượt tại Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005. Theo đó, khi chuyển giao
nghĩa vụ BLDS không quy định người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm không khi bên nhận nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được giao
với bên có quyền còn đối với thực hiện công việc thông qua người thứ ba
bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện
nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người
thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Cơ sở pháp lý: Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005

81 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là việc thực hiện nghĩa vụ


dân sự thông qua người thứ ba.

Nhận định Sai.

Trong bộ luật dân sự 2015, chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ
thông qua người thứ ba được quy định tại hai điều luật khác nhau, lần
lượt tại Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005. Theo đó, khi chuyển giao
nghĩa vụ BLDS không quy định người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm không khi bên nhận nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được giao
với bên có quyền còn đối với thực hiện công việc thông qua người thứ ba
bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện
nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người
thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Cơ sở pháp lý: Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005

82 – Người có nghĩa vụ liên đới được bên có quyền miễn cho việc
thực hiện nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
Nhận định Sai.

Căn cứ theo Điều 372 BLDS 2015 thì khi bên có quyền miễn việc thực
hiện nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ giữa người được miễn nghĩa vụ và
người có quyền chấm dứt. Tuy nhiên đây là nghĩa vụ liên đới nên quan hệ
nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân có nghĩa vụ liên đới còn lại với người
có quyền vẫn còn tồn tại.

Cơ sở pháp lý: Điều 372 BLDS 2015

83 – Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Nhận định Sai.

Theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015 thì phạt vi phạm là sự thỏa thuận
giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một
khoản tiền cho bên bị vi phạm. Như vậy phạt vi phạm được áp dụng khi
các bên có thỏa thuận.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 418 BLDS 2015

84 – Khi bên nhận được đề nghị im lặng xem như là đồng ý giao kết
hợp đồng dân sự.

Nhận định Sai.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 thì sự im lặng của bên được
đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các
bên. Như vậy khi bên nhận được đề nghi im lặng thì sự im lặng là đồng ý
chấp nhận giao kết hợp đồng lao động khi các bên có thỏa thuận hoặc
theo thói quen.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 393 BLDS 2015

85 – Khi nghĩa vụ dân sự (có biện pháp bảo đảm) được chuyển giao
từ người này sang người khác theo quy định của pháp luật thì biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
Nhận định Sai.

Căn cứ theo Điều 371 BLDS 2015 thì khi nghĩa vụ dân sự (có biện pháp
bảo đảm) được chuyển giao từ người này sang người khác theo quy định
của pháp luật thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chấm dứt,
tuy nhiên nếu các bên có sự thỏa thuận trước khi thực hiện theo sự thỏa
thuận giữa các bên.

Cơ sở pháp lý: Điều 371 BLDS 2015

86 – Khi một bên trong hợp đồng vi phạm hợp đồng thì bên kia có
quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Nhận định Sai.

Theo Điều 423 và Điều 428 BLDS 2015 thì một bên trong hợp đồng có
quyền hủy bỏ hoặc đơn chấm dứt hợp đồng khi vi phạm nghiêm trong
nghĩa vụ hợp đồng. Theo đó vi phạm nghiêm trọng là việc không thực
hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được
mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 423 và Điều 428 BLDS 2015

87 – Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, xe mô tô được sử dụng để bảo


đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Nhận định Sai.

Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, xe mô tô chỉ là giấy tờ liên quan đến tài
sản, theo BLDS 2015 cũng như nhận định của Tòa án nhân dân tối cao
đây không phải là tài sản bảo đảm. Tuy vậy thực tiễn xét xử có trường
hợp cho phép sử dụng giấy tờ liên quan đến tài sản để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự.

Cơ sở pháp lý: BLDS 2015

88 – Hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là điều kiện bắt buộc để
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Nhận định Sai.


Theo Điều 584 BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm phải có hành vi trái pháp luật,
phải có thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 584 BLDS 2015

89 – Lỗi là một điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Nhận định Sai.

Theo Điều 584 BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm phải có hành vi trái pháp luật,
phải có thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 584 BLDS 2015

90 – Chế tài trong quan hệ nghĩa vụ là các biện pháp cưỡng chế buộc
người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nhận định Sai.

Theo khoản 2 Điều 10 BLDS 2015 thì Trường hợp cá nhân, pháp nhân
không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà
có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi
thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy
định. Theo đó thì Tòa án có thể cho hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp
đồng…

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 10 BLDS 2015

Nhận định môn Luật Dân sự phần Quyền sở hữu và thừa kế

1 – Chủ sở hữu có quyền kiện đòi trả lại tài sản của mình nếu tài sản đó bị
người khác chiếm hữu trái pháp luật.

2 – Ngày chết của người bị Tòa án tuyên bố chết được xác định là ngày
quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật.

3 – Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình và có đền bù đối với
động sản không đăng ký quyền sở hữu thì được xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản đó.
4 – Một người chiếm hữu trái pháp luật tài sản của người khác thì sẽ
không được pháp luật bảo vệ và không thể trở thành chủ sở hữu đối với
tài sản đó.

5 – Việc tạo ra tác phẩm văn học dựa trên việc sử dụng một phần hoặc
toàn bộ tác phẩm văn học của tác giả khác sẽ không được bảo hộ theo
pháp luật về quyền tác giả.

6 – Hợp đồng dân sự do bị lừa dối thì đương nhiên vô hiệu.

7 – Khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu
được thế vào vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông hoặc bà.

Đúng,căn cứ theo điều 652 BLDS

8 – Di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng đều có giá trị pháp lý
như nhau. ( Di chúc hợp pháp đều có giá trị pháp lý. Tuy nhiên di chúc
nào được thực hiện sau cùng trước khi người để lại di chúc chết thì di
chúc đó có giá trị pháp lý cao hơn.
Vd: Năm 2015 A lập di chúc.. đến tháng 10/2016 A trước khi chết lại để
lại di chúc miệng vad di chúc này hợp pháp thì đương nhiên di chúc được
lập sau có giá trị pháp lý cao hơn. CCPL K5 Điều 643 BLDS )

9 – Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình lập di chúc định đoạt tài
sản của mình cho người khác.

Căn cứ theo khoản 1 điều 625

10 – Ủy quyền là sự thỏa thuận chuyển giao các quyền dân sự từ bên ủy


quyền sang bên được ủy quyền.

11 – Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình và có đền bù đối
với động sản không đăng ký quyền sở hữu, thì được xác lập quyền sở hữu
đối với tài sản đó.

12 – Người sử dụng giải pháp kỹ thuật trước khi giải pháp đó được cấp
bằng độc quyền sáng chế thì họ vẫn có quyền sử dụng sáng chế đó sau
khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực.

13 – Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.
Sai, căn cứ theo điều 20, khoản 1,2 . Thì người thành niên là người từ đủ
18 tuổi trở nên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp quy
định tại các điều 22,23,24 BLDS.

14 – Khi người thừa kế chết trước người để lại thừa kế thì con của người
thừa kế được thừa kế thế vị phần di sản đó.( Sai,phần thừa kế đó sẽ được
chia theo PL và con của người thừa kế sẽ được hưởng 1 phần bằng những
người khác )

15 – Khi hai tài sản của hai chủ sở hữu sáp nhập với nhau thì tài sản mới
hình thành là sở hữu chung của hai chủ sở hữu đó.

16 – Nước khoáng nhãn hiệu Lê Vinh đã xâm phạm nhãn hiệu “La vie”
đã được cấp văn bằng bảo hộ

You might also like