You are on page 1of 6

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI NHÓM

Câu 1: Đối tượng của kiện đòi lại tài sản là những vật có thực, đang tồn tại trên
thực tế. Thì khi bị mất tiền chủ sở hữu có được kiện đòi lại tài sản không?

Tiền xem là một loại tài sản riêng biệt. Khi tiền bị chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật thì về mặt bản chất chủ sở hữu không thể kiện đòi lại tài sản thông thường
được mà thực chất là kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Giả sử, trường hợp một người
trộm cắp tiền của người khác rồi dùng tiền đó để mua tài sản thì người bị mất tiền
không thể kiện đòi lại tiền của mình từ người bán tài sản được, nếu người bán tài sản
đó là người không ngay tình thì chủ sở hữu có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu có thể kiện đòi lại tiền trong trường hợp biết rõ số seri của những tờ
tiền đó mà hiện đang bị người khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đối với
trường hợp tiền đã được bao gói niêm phong mà bị người khác chiếm hữu trái pháp
luật và hiện số tiền đó vẫn còn nguyên bao thì việc kiện đòi lại tài sản trong trường
hợp này thực chất là kiện đòi lại tài sản là vật (một gói tiền) chứ không phải là kiện đòi
lại tiền. Do vậy, tùy từng trường hợp mà tiền có thể là đối tượng hoặc không phải là
đối tượng của kiện đòi lại tài sản.

Câu 2: Tiền có phải vật đặc định hay không?

Khoản 2 Điều 113 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm
riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.”

Bên cạnh đó Khoản 3 Điều 2 Quy chế quản lý seri tiền mới in (Ban hành kèm
theo Quyết định 28/2007/QĐ-NHNN) cũng có quy định:

Seri: Gồm vần seri và dãy số tự nhiên với số lượng theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước được in trên mỗi tờ tiền, mỗi tờ tiền có một seri riêng.

Tiền không phải là vật đặt định, nó là 1 đơn vị tiền tệ, tiền là tài sản riêng,
không phải là vật.

Tiền cổ, tờ tiền nhất định có số serí nhất định vật

Tiền không phải là vật

Câu 3: Nếu đòi lại tài sản mà vật đó bị mất thì có thể đòi lại hay không?
Trả lời: Các điều kiện để đòi lại tài sản:

 Nếu tài sản là vật thì vật đó phải là vật đặc định.
 Vật phải còn tồn tại.
 Nguyên đơn phải là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
 Bị đơn là đàng thực tế chiếm hữu vật nhưng chiếm hữu bất hợp pháp.
 Người khởi kiện phải xác định được địa chỉ tồn tại của vật.
Trong trường hợp nếu đối tượng kiện đòi không còn tồn tại do bị tiêu hủy, bị mất thì
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không thể trả lại chính tài sản đó cho bên
kiện đòi. Vì thế, trong trường hợp này phải áp dụng phương thức yêu cầu bồi thường
thiệt hại.

Câu 4:

Anh A là tài xế ô tô riêng của Bà B, vì anh A làm việc cho bà B đã lâu năm nên bà B
tin tưởng giao giấy tờ xe cho anh A sử dụng để thuận tiện cho việc đi sửa chửa và bảo
dưỡng chiếc xe. Sau đó, vì thiếu tiền tiêu xài nên anh A mang xe và cả giấy tờ bán cho
một người bạn của anh A là anh C. Anh A nói dối rằng chiếc xe ô tô là của sếp mình
là bà B, do bà B đã mua một chiếc xe khác sang trọng hơn, không còn chỗ để đỗ chiếc
xe cũ nữa nên bà B nhờ anh A tìm người bán lại chiếc xe với giá rẻ. Anh C kiểm tra
giấy tờ thấy chiếc xe ô tô có nguồn gốc hợp pháp và có giấy tờ đầy đủ, giá lại rẻ hơn
giá trên thị trường nên anh C đồng ý mua lại chiếc xe.

1. Việc anh C chiếm hữu chiếc xe ô tô nói trên có căn cứ hay không có căn cứ
pháp luật, ngay tình hay không ngay tình? Vì sao?
2. Bà B có thể đòi C trả lại chiếc xe hay không? Vì sao?

Trả lời:

1. Do anh A chỉ là tài xế lái xe cho bà B. Anh A chỉ có quyền sử dụng chiếc xe để
phục vụ đi lại cho bà B chứ không có quyền định đoạt chiếc xe. Do đó việc anh A tự
định đoạt, bán chiếc xe cho anh C là trái pháp luật. Nên C chiếm hữu chiếc xe là trái
pháp luật.
Anh C buộc phải biết rằng chiếc xe ô tô là của bà B vì trên giấy tờ bà B đứng tên,
là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe (đây là động sản phải đăng kí quyền sở hữu) nên
anh C chiếm hữu là không ngay tình.
2. Bà B có quyền kiện đòi anh C phải trả lại chiếc xe ô tô vì anh C chiếm hữu
chiếc xe trái pháp luật và không ngay tình. Chiếc xe ô tô là động sản có đăng kí quyền
sở hữu, nên áp dụng quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự “ chủ sở hữu được đòi lại
động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay
tình..”. Theo Điều 168 thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản ngay cả khi người chiếm
hữu ngay tình, mà anh C đã chiếm hữu không có căn cứ pháp luật mà còn không ngay
tình nên bà B có quyền đòi lại chiếc xe ô tô.

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI GV

Phân biệt người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật với người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật:

1. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật chia thành 2 trường hợp như sau :
+ Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: đó là việc chiếm hữu của
một người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết (pháp luật
không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ.

Ví dụ: An mua điện thoại của Bình mà không hề biết rằng điện thoại đó là do Bình đã
trộm từ Chiến. Vậy An là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình. Lo bị

+ Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: đó là việc chiếm hữu
của một người không có căn cứ pháp luật và người đó biết là không có căn cứ, hoặc
tuy là không biết nhưng pháp luật buộc họ phải biết việc chiếm hữu của họ là không có
căn cứ.

Ví dụ: Tí mua lại chiếc xe máy từ Tèo dù biết đó là xe do Tèo đã trộm từ Tôm nhưng
ham rẻ nên Tí vẫn mua. Vậy Tí là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không
ngay tình.

Vd: có người chuyển khoản nhầm vào tài khoản

*Hậu quả pháp lí: căn cứ khoản 1 Điều 579 BLDS 2015, người chiếm hữu, sử dụng
tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu,
chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có
quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ
trường hợp qui định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: được hiểu là người được
hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ trong quá trình chiếm hữu, sử dụng tài sản không có
căn cứ pháp luật. Người được lợi về tài sản có thể biết hoặc không biết tài sản đó là
của người khác mà coi tài sản đó là của mình. Không biết Tài sản
Vd: nhặt được cái ví nhưng không biết của ai, phải đem tài sản lên cơ quan chức năng
*Hậu quả pháp lí: căn cứ Điều 581 BLDS 2015, người được về tài sản không có căn
cứ pháp luật phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng,
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Đối với những hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng tài sản: khi trả lại tài sản,
người được lợi không phải trả lại những khoản hoa lợi, lơi tức đó. Chỉ phải trả lại nếu
lợi tức, hoa lợi đó thu được từ thời điểm biết hoặc phải biết việc được lợi từ tài sản của
người khác.

Ví dụ:

Anh Nam ăn trộm con bò của chị Thỏa, sau đó bán lại cho anh Tuấn với con bò đó.
Anh Tuấn đem về nuôi được một năm thì con bò đẻ ra một con bê. Một lần nọ, chị
Thỏa đi ăn giỗ ở nhà anh Tuấn thì phát hiện con bò nhà anh Tuấn là của mình. Chị
Thỏa đã đòi anh Tuấn trả lại con bò cho mình.

Trong trường hợp này, anh Tuấn là người được lợi về tài sản và anh Tuấn chỉ cần trả
lại con bò cho chị Thỏa chứ không cần phải trả con bê.

Về cơ bản, sự khác biệt giữa hai trường hợp này là người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật là người chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp, trong khi người được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật là người hưởng lợi từ tài sản một cách không hợp
pháp. Cả hai trường hợp đều là bất hợp pháp và có thể bị xử lý hình sự.

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp lý ngay tình và người thứ ba ngay tình có
khác nhau không? Không khác nhau nên không so sánh được

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một
người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết (pháp luật
không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Ví dụ như mua nhầm tài
sản của kẻ gian mà không biết, …

Hậu quả pháp lý:


Điều 167. Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động
sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài
sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại
động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài
ý chí của chủ sở hữu.

Ví dụ: A cho B mượn máy tính của mình để làm việc, sau đó vì thiếu tiền mua xe,
nên B đã bán cho C cái máy tính. Sau khi biết máy tính của mình đã bị bán, A đến gặp
C để đòi lại nhưng C không đồng ý vì đây là đồ C đã mua lại từ B. Trong trường hợp
này, C là người chiếm hữu không có căn cứ pháp lý nhưng ngay tình, căn cứ theo Điều
167 BLDS 2015, A không được đòi lại tài sản từ C nhưng A có quyền kiện B và B
phải bồi thường cho A.
Người thứ ba ngay tình là người chiếm hữu tài sản ngay tình thông qua một giao dịch
dân sự vô hiệu, nhưng bản thân họ hoàn toàn trung thực khi tham gia giao dịch mà
không hề biết rằng người giao dịch với họ không có quyền chuyển giao tài sản đó.
Việc giao dịch dân sự đó vô hiệu không phải lỗi của họ. Thường những trường hợp
như thế này xảy ra đối với tài sản là động sản không phải đăng ký như: Gia súc, gia
cầm, vàng, điện thoại di động…
Hậu quả pháp lý: Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không
phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác
lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167
của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho
người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện
giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba
ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc
giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản
án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch
dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có
quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người
thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Về cơ bản thì tính chất của hai khái niệm đều có nét tương đồng, tuy nhiên quyền lợi
của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ tốt hơn, chặt chẽ hơn chi tiết hơn.

Ví dụ:

Để có tiền chơi điện tử A (13 tuổi) bán chiếc xe đạp của ba mẹ cho anh B, sau đó anh
B đã bán chiếc xe đạp này cho anh C, anh C đã trả tiền mua xe đạp cho A và nhận xe.
Trong trường hợp này, xét theo quy định của Điều 21 BLDS năm 2015 thì giao dịch
giữa A và anh B bị vô hiệu do anh B giao dịch với người chưa đủ 15 tuổi và việc bán
chiếc xe đạp này của A không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, đồng thời
chưa có sự đồng ý của ba mẹ A, còn đối với giao dịch giữa anh B và anh C không bị
vô hiệu vì đủ điều kiện để giao dịch có hiệu lực, mặc dù giao dịch ban đầu đối với tài
sản đem ra giao dịch là chiếc xe đạp đã bị vô hiệu, vì theo Khoản 1 Điều 133 BLDS
năm 2015 “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài
sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực”. Như vậy chiếc xe đạp mà
anh C mua theo quy định của pháp luật là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, do
đó anh C không có cơ sở để biết rằng mình mua chiếc xe đạp là đối tượng tài sản giao
dịch trước đó đã bị vô hiệu, trong trường hợp này anh C được coi là người thứ ba ngay
tình và được pháp luật bảo vệ quyền lợi, lúc này chủ sở hữu tài sản là cha mẹ của A
không có quyền đòi lại tài sản từ anh C.

You might also like