You are on page 1of 13

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

I. Nhận định sau đây dứng hay sai? Tại sao?


1. Giao dịch giữa các bên trên cơ sở sự tự nguyện là một giao dịch hợp pháp.
 Sai. Vì ngoài cơ sở tự nguyện thì chủ thể cần có năng lực pháp luật, năng lực hành
vi phù hợp với giao dịch và nội dung giao dịch không được vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
2. Một cá nhân có hành vi đúng luật nhưng gây thiệt hại, thì đó chính là một căn cứ
làm phát sinh nghĩa vụ dân sự. (phòng vệ chính đáng)
 Sai. Vì chỉ khi gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật mới là căn cứ làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự theo điều 275 LDS
3. Tài sản dùng để ký cược là tài sản được dùng để bảo đảm cho bên mượn, bên thuê
tài sản trả lại tài sản sau một thời gian nhất định.
 Sai. Vì ký cược là biện pháp đảm bảo cho bên thuê và không áp dụng đối với bên
cho mượn
4. Người nhặt được của rơi là người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình.
 Sai. Vì theo điểm d Khoản 1 Điều 165 LDS thì đây là chiếm hữu hợp pháp, nhưng
sau khi nhặt được người chiếm hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã
hoặc CA cấp xã gần nhất để thông báo cho CSH.
5. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
 Đúng. Vì theo khoản 1 điều 580 và điều 579 LDS thì người chiếm hữu, sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả toàn bộ tài sản, hoa
lợi, lợi tức cho CSH
6. Cơ sở 2 Đại học ngoại thương là tổ chức có tư cách pháp nhân.
 Sai. Vì Cơ sở 2 Đại học ngoại thương là tổ chức phụ thuộc pháp nhân là Đại học
ngoại thương, không thể nhân danh mình tham gia QHPL và không có tài sản riêng.
7. Phó giám đốc X của công ty A được giám đốc Y ủy quyền ký kết các hợp đồng có
giá trị không quá 100 triệu đồng. Ngày 02/01/2013, ông X lại ủy quyền cho anh B –
trưởng phòng kinh doanh – thay mặt mình để ký hợp đồng mua hàng của công ty C
với giá trị hợp đồng là 80 triệu đồng. Khi đó hợp đồng do B đại diện ký kết vẫn có
hiệu lực.
 Đúng. Vì trong trường hợp này B đã được sự ủy quyền của ông X – người được ủy
quyền từ ông Y, nên về mặt pháp lý hợp đồng xem như có sự đồng ý của người đại
diện công ty A và vẫn có hiệu lực
Sai. Nếu trong hợp đồng ủy quyền không có quy định về việc ủy quyền cho bên
thứ ba thì việc
8.Trong một hợp đồng phải có đầy đủ ba loại điều khoản: chủ yếu, thường lệ, tùy nghi.
 Sai. Vì chỉ có điều khoản cơ bản ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng, còn điều
khoản thường lệ là những quy định của luật và tùy nghi là những thỏa thuận của hai
bên, cả hai đều không ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng
9. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận chọn tòa án là phương thức để giải
quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra. Khoản 2 điều 398
 Đúng. Vì việc chọn hình thức giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận của
hai bên dựa vào các điều khoản đã kí kết.
10. Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của của pháp luật là một
trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
 Đúng. Vì ở khoản 2 điều 117 LDS có quy định hình thức của giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp luật định
II. Bài tập
Bài tập 1
Nguyễn văn An là khách quen của cửa hàng Xuân Thủy, một hôm An vào cửa
hàng mua hàng và có gửi xe cho bảo vệ của cửa hàng Xuân Thủy là Bình nhưng không
lấy vé gửi xe. Sau khi mua hàng xong, An ra lấy xe nhưng không tìm thấy xe, An báo
cho chủ cửa hàng Xuân Thủy là Hoa yêu cầu bồi thường, Hoa bảo An về và Hoa sẽ có
trách nhiệm hỗ trợ bồi thường.
Tuy nhiên đã hai tháng trôi qua, nhiều lần An đến yêu cầu Hoa có trách nhiệm hỗ
trợ bồi thường nhưng Hoa từ chối, Hoa cho rằng do bảo vệ Bình giữ xe làm mất nên
An phải yêu cầu bảo vệ Bình bồi thường cho mình, cửa hàng của Hoa giữ xe có đưa vé
xe đàng hoàng tại An không lấy nên giờ Hoa không có trách nhiệm với việc mất xe
của An.
Do đó, An khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Hoa phải bồi thường số tiền tương
đương giá trị chiếc xe cho mình. Theo anh/chị trường hợp này theo pháp luật dân sự,
Hoa có phải bồi thường số tiền tương đương giá trị chiếc xe cho An hay không? Tại
sao?
 Theo quy định tại Điều 554 BLDS 2015:
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ
nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi
khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường
hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 quy định về hình thức giao dịch
dân sự: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể.”
- Như vậy, cửa hàng Xuân Thủy có cung cấp dịch vụ trông giữ xe và An có
thực hiện việc gửi xe vào cửa hàng theo hướng dẫn của bảo vệ. Vì vậy, dù
An không lấy vé xe nhưng An chứng minh được mình đã gửi xe tại cửa hàng.
Và trong trường hợp này cửa hàng đã chấp nhận hành vi gửi giữ của anh An
nên giữa anh An và cửa hàng đã xác lập hợp đồng.
- Vậy trách nhiệm bồi thường cho anh An phải thuộc về cửa hàng Xuân Thủy
chứ không phải là của bảo vệ Bình theo quy định tại Khoản 4 Điều 557 Bộ
luật dân sự năm 2015 “Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài
sản giữ gửi, trừ trường hợp bất khả kháng”
- Theo quy định tại Điều 600 BLDS 2015 bồi thường thiệt hại do người làm
công, người học nghề gây ra: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại
do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc
được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong
việc gây thiệt hại phái hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp
luật” , quan hệ giữa bảo vệ Bình và cửa hàng là quan hệ giữa người làm công
và người sử dụng lao động. Sau khi bôi thường cho anh An, cửa hàng Xuân
Thủy có quyền yêu cầu bảo vệ Bình hoàn trả lại số tiền bồi thường này.

Bài tập 2
Trường đại học Ngoại thương và Công ty Bình Minh kí một hợp đồng, theo hợp
đồng Trường đại học Ngoại thương mua 50 máy tính của Công ty Bình Minh với giá
trị là 500 triệu đồng, công ty Bình Minh có nghĩa vụ giao toàn bộ số hàng cho Trường
đại học Ngoại thương vào ngày 20/6/2017. Ngày 20/6/2017 Công ty Bình Minh chỉ
giao 30 máy tính, số còn lại đến ngày 30/7/2017 công ty vẫn chưa giao cho Trường đại
học ngoại thương.
Trường đại học Ngoại thương gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Công
ty Bình Minh phải giao 20 máy tính còn lại trong vòng 1 tuần kể từ 30/7/2018, đồng
thời phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại cho Trường, Công ty
Bình Minh không chấp nhận với lý do lô hàng máy tính nhập khẩu vào thời điểm
20/6/2018 gặp trục trặc không về đúng hạn nên không giao hàng cho Trường đại học
Ngoại thương đúng thời hạn theo hợp đồng đã kí.
Dựa vào quy định của pháp luật dân sự, hãy cho biết:
a. Công ty Bình Minh có phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường
thiệt hại không? Vì sao? (2 điểm)
b. Giả sử trong hợp đồng Trường đại học Ngoại thương và Công ty Bình Minh
không thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao hàng thì Công ty Bình Minh phải giao
hàng vào thời gian nào? ở đâu? Giải thích? (2 điểm)
 khoản 1 điều 354, khoản 2 điều 437, khoản 2 điều 418
a) Khoản 2 điều 437 BLDS 2015 có quy đinh:
“Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:
a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu
b)
c)
Khoản 2 điều 418 BLDS 2015:

- Như vậy, công ty Bình Minh không phải chịu bồi thường. Do ĐHNT đã chọn
nhận hang và định ra thời hạn mới nên không thể yêu cầu bồi thường nữa. Họ chỉ phải
bồi thường khi quá thời hạn lần hai trong vòng 1 tuần kể từ 30/7/2018. Và phải chịu
thêm
b) Căn cứ khoản 2 điều 277 BLDS 2015 quy định:
“Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định
như sau:
a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản
b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng cảu nghĩa vụ không
phải là bất động sản
Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa
vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổ nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác”
- Như vậy, dù không thỏa thuận nhưng công ty Bình Minh phải giao tại trụ sở
Đại học Ngoại thương.
Căn cứ khoản 2 điều 434 BLDS quy định:
“Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu
cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất
kì lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lí”
- Vậy công ty Bình Minh có thể yêu cầu bất cứ thời điểm giao hàng nào miễn là
hợp lí và phải báo trước với Đại học Ngoại Thương
Bài tập 3
Gia đình bà Thuận nuôi 1 đàn trâu, khi lùa trâu về, bà Thuận phát hiện đã có
thêm một con trâu khác nhập vào đàn trâu nhà bà. Bà Thuận đã đi hỏi các gia đình có
nuôi trâu gần đó nhưng không thấy gia đình nào báo mất trâu. Bà Thuận đã nuôi con
trâu đó cùng đàn trâu của nhà mình. Vài tháng sau, con trâu lạc đó đẻ ra con nghé.
Thời gian sau, ông Tư ở thôn bên đến tìm bà Thuận và nói rằng con trâu đó là
của nhà ông bị lạc nên muốn nhận lại con trâu và nghé. Bà Thuận không đồng ý trả lại
con trâu và nghé cho ông Tư vì bà đã có công chăm sóc chúng trong thời gian dài.
Hỏi:
1. Trường hợp này ông Tư có đòi lại được con trâu đã thất lạc? Tại sao?
2. Giả sử ông Tư có quyền đòi lại con trâu thì ông Tư có đòi được con nghé
không? Tại sao?
3. Nếu trong thời gian nuôi con trâu, bà Thuận mang trâu cho bà Hai thuê mỗi
tháng 200 ngàn thì số tiền cho thuê trâu thuộc về ai? Tại sao?
 Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 231 BLDS 2015:
“Người băt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho UBND cấp
xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở huwux biết mà nhận
lại. Sau 6 tháng kể từ ngày thông báo công khai hoặc 1 năm đối với gia súc thả
rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh
ratrong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc”
1. Vậy trong trường hợp này bà Thuận chưa thực hiện trình báo cho UBND
nên việc chiếm hữu của bà là bất hợp pháp nhưng ngay tình. Nếu ông Tư chứng
minh được mình thực sự là chủ sở hữu hợp pháp của con trâu thất lạc trước khi
nhập vào đàn trâu nhà bà Thuận thì ông có cơ sở để đòi lại con trâu đã thất lạc.
2. Căn cứ khoản 2 điều 231 LDS:
“….Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì
người bắt được giá súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị
số gia súc sinh ra….”
Vậy ông Hai hoàn toàn có quyền đòi lại con nghé nhưng phải trả cho bà
Thuận một khoản tiền bằng 50% giá trị con nghé.
3. Theo khoản 2 điều 581 BLDS 2015:
“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu
được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản,
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”
Vậy tiền thuê trâu trước khi ông Tư là chủ sở hữu đến nhận lại trâu vẫn là
của bà Thuận.
Bài tập 4
A và B là bạn rất thân, A là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Ngoại
thương, B làm việc ở công ty Hoa Mai. A ngỏ ý muốn vay tiền B với số tiền là 20 triệu
và B đồng ý. Sau khi đưa tiền cho A, B đã viết vào 1 tờ giấy với nội dung: “Đồng ý
cho A vay 20 triệu đồng trong vòng 1 năm kể từ ngày hôm nay, ngày 20/10/2020". Sau
1 năm vào ngày 20/10/2021, B đòi lại A số tiền trên nhưng A không trả. Ba tháng trôi
qua, A vẫn chưa trả B nên B khởi kiện ra toà để đòi lại số tiền trên.
a. Tờ giấy trên có phải hợp đồng không? Vì sao?
b. Nếu tờ giấy trên là hợp đồng thì B có đòi được A 20 triệu đã cho vay không?
Vì sao?
c. Nếu đòi được tiền, B có quyền gì khác đối với A liên quan đến việc A trì hoãn
không chịu trả tiền cho B?
d. Sau tình huống trên, bạn rút ra được bài học gì?

a) Tờ giấy trên không phải là hợp đồng. Vì B là người cho vay lại tự viết giấy
cho A vay nên chưa thể hiện sự thống nhất ý chí giữa hai bên.
Có. Bởi vì nó đã thể hiện được sự thỏa thuận giữa 2 bên A và B. Theo điều 463
BLDS 2015:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài
sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng
loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp
luật có quy định”
Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc hình thức của hợp đồng
vay tài sản phải thể hiện bằng văn bản công chứng. Hợp đồng vay tiền, tài sản được
công nhận cả ở ba hình thức là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Và tờ giấy trên đã đáp ứng được điều kiện, vậy nên nó chính là hợp đồng.
b) Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 466 LDS 2015:
“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả tiền đủ khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì
phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Vậy B vẫn sẽ đòi được 20 triệu từ A, bởi hợp đồng này đã đáp ứng đủ các điều
kiện có hiệu lực của giao dich dân sự. Các bên tham gia giao dịch có đầy đủ năng ực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự; giao dịch dựa trên sự tình nguyện của hai bên; nội
dung giao dịch hoàn toàn hợp pháp.
c) Căn cứ khoản 4 điều 466 BLDS 2015:
“Trường hợp vay không có lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc
trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo
quy định…”
Như vậy nếu đã được tiền, B vẫn có quyền yêu cầu A trả thêm tiền lãi dụa trên số
tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả do A trì hoãn không chịu trả tiền cho B
theo đúng điều kiện của hợp đồng.
d) Bài học rút ra:
- Khi thực hiện hợp đồng vay tiền cá nhân, giữa hai bên cần có sự thống nhất ý
chí về các điều khoản về thời gian trả và lãi suất nếu có.
- Tốt nhất nên có văn bản rõ ràng, chữ kí hai bên và mang hợp đồng đi công
chứng.
- Đồng thời để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ đối với số tiền lớn nên thực hiện them
biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Bài tập 5
Ngày 12/3/2015, Hồng và Nga làm hợp đồng mua bán xe máy viết tay, có chữ ký
của 2 bên, giá bán xe 30 triệu nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Đến giữa tháng 5 thì
Hồng đòi lại xe máy và đồng ý trả lại Nga 30 triệu tiền bán xe. Hồng nói: xe chưa
đăng kí sang tên thì vẫn là của Hồng, Hồng có quyền đòi lại và trả lại tiền mua bán xe.
Hỏi làm vậy có đúng không? Biết rằng Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10
Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công an quy định về
đăng ký xe: Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của
pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-
BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe và quy định
khoản 2 điều 129 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản
nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các
bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một
bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong
trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”
Như vậy Hồng nói không chính xác. Ở đây trường hợp việc xác lập hợp đồng
mua bán xe của hai bên trên cơ sở hợp đồng mua bán bằng giấy viết tay và không
được công chứng hoặc chứng thực là không tuân thủ quy định của pháp luật về hình
thức của hợp đồng cho nên hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Nhưng Nga đã trả đủ số tiền mu
axe tức hơn hai phần ba nghĩa vụ. Do đó, tòa án công nhận giao dịch đó đã có hiệu lực.
Bài tập 6
An đi du lịch ở nước ngoài về, có mượn của Sơn một máy ảnh hiệu Canon để
chụp ảnh lưu niệm. Hôm An về đến sân bay thì có Hồng ra đón. Nhìn thấy chiếc máy
ảnh, Hồng khen đẹp và tỏ ý rất thích. Thấy vậy, An đã tặng chiếc máy ảnh nói trên cho
Hồng và nói là quà từ nước ngoài đem về. Sau đó, Sơn nhìn thấy Hồng sử dụng máy
ảnh của mình thì đòi lại. Hồng không đồng ý. Hỏi: Sơn có quyền đòi lại máy ảnh từ
Hồng không hay chỉ có quyền đòi An bồi thường thôi? Chỉ rõ căn cứ pháp lý để trả lời
cho câu hỏi trên.
 Điều 167 BLDS 2015 có quy đinh:
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có
được động sản này thông qua hợp đồng khống có đền bù với người không có
quyền định đoạt tài sản”

Vậy trong trường hợp này là hợp đông không có đền bù là hợp đồng cho
mượn tài sản giữa Sơn và An. Do đó An sẽ không có quyền định đoạt với tài
sản và Sơn sẽ có quyền đòi lại máy ảnh từ Hồng.
Bài tập 7

Tháng 6-2018, bà A ký HĐ với nhân viên giao dịch của Phú Mỹ Hưng mua một
biệt thự của công ty, diện tích 306m2 với tổng trị giá là 132.000 USD. Để thực
hiện HĐ, bà A đã đặt cọc 17.500 USD. Tháng 7-2018, PMH tuyên bố HĐ giữa
bà A và cty vô hiệu do nhân viên giao dịch không được PMH ủy quyền ký kết
HĐ. PMH trả lại cho bà A 17.500 USD, không bồi thường các thiệt hại khác.
a. Quyền lợi của bà A có được pháp luật bảo vệ không ?
b. Nhận xét gì về hành động của PMH?
Bài tập 8
Bảo vệ Trường học phát hiện 1 xe đạp bỏ quên. Nhà trường làm tất cả các thủ tục
thông báo cần thiết.(chưa tb đến UBND) Sau 5 tháng Nhà trường bán cho bảo vệ này.
Sau 6 tháng bảo vệ này bán cho A. Ba tháng sau A bán cho B và B cho C thuê lại
trong 6 tháng, mỗi tháng 100 ngàn.
Hỏi :
1. Chủ sở hữu chiếc xe có đòi trả xe được kg?
2. Chủ thể nào được hưởng quyền sở hữu?
3. B đã sửa xe trước khi cho thuê là 200 ngàn, sẽ giải quyết thế nào khi chủ sở
hữu nhận lại xe ?
4. Sau khi cho thuê được 3 tháng ,sẽ giải quyết tiền thuê xe thế nào khi chủ sở
hữu nhận lại xe?
Đầu tiên phải phân tích tình huống mới trả lời câu hỏi đề bài
Nếu đề bài không cho dữ liệu có thông báo cho UBND ko  phải chia hai trường
hợp để phân tích

Ngay tình: phải hoàn trả tài sản nhưng được giữ lại hoa lợi, lợi tức
Không ngay tình: phải trả toàn bộ tài sản cùng hoa tức, lợi tức


1. Chủ sở hữu vẫn có quyền đòi lại chiếc xe của mình.

Căn cứ vào khoản Điều 106 BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có
quy định khác”. Trong trường hợp trên, động sản chính là chiếc xe đạp và không có
đăng ký quyền sở hữu. các giao dịch sao đó đều là chiếm hữu ngay tình. Nhưng chủ sở
hữu vẫn có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình, các hợp đồng đền bù,
động sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của mình. Theo Điều 167 BLDS 2015:
“Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm
hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người
chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản
này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản;
trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động
sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí
của chủ sở hữu.”
Dựa vào các cơ sở trên, thì chủ xe đạp có quyền giành lại xe đạp của mình.

2. Nếu nhà trường làm đúng theo quy định của pháp luật thì nhà trường có thể xác lập
quyền sở hữu hợp pháp và các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu sau đó đều hợp
pháp
Theo khoản 2 Điều 230 BLDS 2015 quy định:

“Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ
quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền
sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở
hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị
bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt
quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về
Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa
theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt
được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), sau 01 năm
kể từ ngày thông báo công khai về chiếc xe đạp bị bỏ quên thì nhà trường mới xác lập
quyền sở hữu đối với chiếc xe đạp sau đó mới có thể bán lại cho bảo vệ (mức lương cơ
sở hiện tại là 1.800.000 VND nên có thể xác định trị giá của chiếc xe đạp thấp hơn 10
lần mức lương cơ sở, áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 230 BLDS 2015). Vì
thời gian từ khi thông báo đến khi nhà trường bán lại xe đạp cho bảo vệ mới chỉ 05
tháng theo đó thì thời gian xác lập quyền sở hữu của người bảo vệ chưa đủ thời hạn 1
năm theo quy định. Do đó, người bảo vệ chiếm hữu không hợp pháp, các giao dịch
sau đó bằng tài sản không có căn cứ pháp luật. Vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2
Điều 230 BLDS 2015 nền chủ sở hữu của chiếc xe có quyền đòi lại xe đạp của mình.
Trường hợp chủ chiếc xe đạp bị bỏ quên quyết định từ bỏ quyền sở hữu (không đi tìm
lại mặc dù đã có thông bảo), B được xác định là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe
đạp.
3. Căn cứ vào Điều 583 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ thanh toán: “Chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán
những chi phi cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về
tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng
giá trị của tài sản"

Vậy chủ sở hữu phải trả chi phí sửa xe cho B vi B là chiếm hữu ngay tình, và số tiền B
bỏ ra là để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.
4. Căn cứ vào Điều 582 BLDS 2015 quy định rằng: "Trường hợp người chiếm hữu,
người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba
thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ
ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu
tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu
người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại."

Vậy B sẽ được hưởng số tiền nhà mà B cho C thuê trong 3 tháng.


Bài tập 9
7/8 A gửi thư đề nghị cho ông B với thời hạn trả lời là 4 ngày;
8/8 A gửi thư huỷ bỏ lời đề nghị đó.
10/8 B nhận được thư và viết thư trả lời ngay;
11/8 thư huỷ bỏ đến tay ông B;
14/8 A nhận thư trả lời.
Hỏi giữa A và B đã hình thành hợp đồng chưa? Giải thích?
 Căn cứ điểm b khoản 1 điều 388: “Nếu bên đề nghị
Vậy thời hạn trả lời bắt đầu từ khi B nhận được là 10/8 nên A vẫn nhận thư trả lời
trong thời gian quy định
Điều 390: “
Vậy thư hủy bỏ không có hiệu lực do thư hủy bỏ đã đến sau khi ông B trả lời là 10/8
Kết luận, giữa A và B đã hình thành hợp đồng
Bài tập 10

Ông Hoan một hôm đào đất trong vườn nhà mình phát hiện được 1 hộp
đựng 20 lượng vàng chôn sâu dưới đất. Do việc đào đất phát hiện vàng có nhiều
người chứng kiến nên thông tin đến ngay công an phường A. Công an phường A
đã mời ông Hoan đến để trình bày sự việc và ông Hoan đã thừa nhận việc mình
phát hiện được 20 lượng vàng. Cho rằng việc phát hiện được tài sản có giá trị
lớn nằm trong lòng đất của ông Hoan là việc phát hiện tài sản của Nhà nước nên
công an phường A kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu toàn bộ
20 lượng vàng sung công quĩ. Ông Hoan không đồng ý. Theo ông Hoan thì ông
có công phát hiện số vàng này nên ông phải được hưởng 50% số vàng ông phát
hiện được. Theo qui định của pháp luật dân sự, anh (chị) hãy giải quyết vụ việc
trên. Giải thích ? (3 điểm)
 Cơ sở pháp lý: Điều 229 BLDS 2015: “Xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy”:

1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chim đảm phải
thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở
hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã
hoặc công an cấp xã nơi gửi nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đầu được tình thấy mà không
có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thể sau khi trừ chi phí
tìm kiếm, bảo quản, quyền sở làm đối với tài sản này được xác định
như sau:
a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo
quy định của Luật đi sản văn hỏa thì thuộc về Nhà nước; người tìm
thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của
pháp luật,
b) Tài sản được tìm thấy không phải là tại sau thuộc di tích lịch sử - văn
hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc
bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở
hữu của người tìm thấy, nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười
lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được
hưởng giá trị bằng mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và
50% giá trị của phần vượt giả mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước
quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Vậy theo điều luật có thể xác định 20 lượng vàng mà ông Hoan đào
được là tài sản bị chôn giấu mà không xác định được chủ sở hữu, cũng
không phải tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa. Do đó cần có cơ quan
định giá để xác định giá trị của 20 lượng vàng này.
+ Trường hợp trị giá đó không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở thì
ông Hoan được hưởng toàn bộ số vàng này.
+ Trưởng hợp giá trị số vàng vượt quá 10 lần mức lương cơ sở, ông
Hoan được hưởng tổng số tiền sau:
- 10 lần mức lương cơ sở
- 50% phần giá trị vượt quá 10 lần mức lương cơ sở của số vàng
này.

You might also like