You are on page 1of 5

Vấn đề 3: Đặt cọc

1. Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cấm cố, đặt cọc và thế chấp
2. Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc
3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
Theo khoản 1 Điều 328 BLDS 2015, “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi tắt
là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền
hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt
cọc) trong một thười hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật này quy định, trường hợp hợp đồng được giao
kết, thực hiệ thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực
hiện nghĩa vụ trả tiền. “nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì
tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc”. Tức là khi bên đặt cọc không thực hiện
việc giao kết hợp đồng thì người đặt cọc sẽ bị mất cọc, tài sản bị mất sẽ thuộc về
bên nhận đặt cọc. Ngược lại, “nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc gia kết, thực hiện
hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương
đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tức là, khi bên
nhận cọc không thực hiện việc giao kết hợp đồng, thì bên nhận cọc phải trả cho bên
đặt cọc số tiền đã đặt và sẽ bị phạt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản
đó, có thể gấp 2, gấp 3 tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
không? Vì sao?
Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015, thì trong trường hợp hợp đồng được giao
kết thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực
hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọ từ chối thực hiện giao kết hợp đồng thì tài sản
đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện giao kết
thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị
tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, theo điều khoản này thì
Điều 328 BLDS 2015 không đề cập đến việc nếu hợp đồng được đặt cọc không
được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên nhận cọc có nghĩa nghĩa vụ trả lại
tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.
Do BLDS không có quy định về nội dung này, vì vậy Nghị định số 01/2003 của
Hội đồng Thẩm phán và Án lệ số 25/2018/AL quan là sự bổ sung cho pháp luật đối
với trường hợp không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan. Tuy nhiên ta có thể
hiểu, nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết vì lý do khách quan, bên
nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc và có bị phạt cọc hay
không đều phụ thuộc vào lý do khách quan đó như thế nào. Nếu lý do đó gây trở
ngại cho việc thực hiện giao kết hợp đồng thì phải chịu phạt cọc; ngược lại, nếu lý
do khách quan không gây trở ngại cho việc thực hiện giao kết hợp đồng thì không
phải chịu phạt cọc mà chỉ cần trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.
Đối với Quyết định số 49
 Tóm tắt quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh
Nguyên đơn là Công ty cổ phần TV-TM-DV Địa óc Hoàng Quân (gọi tắt là
CTCP Hoàng Quân) kiện bị đơn là Công ty TNHH TM và XD Sơn Long (gọi tắt là
CT TNHH Sơn Long Thuận) yêu cầu hoàn trả lại 1 tỷ đồng và không yêu cầu lãi
suất.
CTCP Hoàng Quân đã đặt cọc 1 tỷ đồng vào vào tài khoản của CTCP Du lịch
Ninh Thuận tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi
nhánh tỉnh Ninh Thuận để mua cổ phiếu của CTCP Du lịch Ninh Thuận. Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã
tự ý trích tài khoản này để thu nợ vay. Giao dịch không thành công, Công ty cổ
phần du lịch Ninh Thuận khi đã sáp nhập vào Công ty TNHH Sơn Long Thuận đã
cam kết trả lại tiền cọc 1 tỷ đồng là lãi suất.
Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,
buộc Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh tỉnh
Ninh Thuận có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty Hoàng Quân 1 tỷ đồng.
5. Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho
bên nhận cọc như thế nào?
Theo nhận định của Tòa án: Ngày 20/2/2008, giữa Công ty Cổ phần du lịch
Ninh Thuận (gọi tắt là Công ty Ninh Thuận) và công ty Cổ phần TV-TM-DV Địa
ốc Hoàng Quân (gọi tắt là công ty Hoàng Quân) ký biên bản thỏa thuận về việc
Công ty Ninh Thuận bán cho Công ty Hoàng Quân cổ phần thuộc sở hữu của Tổng
công ty đầu tư và vốn Nhà nước (gọi tắt là SCIC) tại Công ty Ninh Thuận 39.192 cổ
phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiểu, tổng giá trị 3.919.200.000 đồng. Công ty
Hoàng Quân đặt cọc trước 1.000.000.000 đồng.
Ngày 22/-2/2008, công ty Hoàng Quân đã chuyển số tiền đặt cọc vào tài khoản
của Công ty Ninh Thuận mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận theo ủy nhiệm ngày 22/2/2008.
6. Theo Tòa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc
còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?
Theo Tòa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản được đặt
cọc còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc.
Bởi lẽ Ngân hàng trích tài khoản của Công ty Ninh Thuận để cấn trừ vào số
cộng nợ quá hạn và lãi suất của Công ty Ninh Thuận là trái với quy định của pháp
luật. Số tiền 1 tỷ đồng đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty Ninh Thuận
theo quy định khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi
tắt là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản
tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản
đặt cọc) trong một thười hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Công ty SCIC không ủy quyền cho ông Nguyễn Liêm – Giám đốc Công ty
Ninh Thuận thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần của SCIC cho Công ty Hoàng
Quân nên việc ông tự ý ký biên bản thỏa thuận bán cổ phần cho Công tyt Hoàng
Quân là trái pháp luật. Căn cứ theo Điều 123 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự có
mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật thì vô hiệu”. Do đó hợp đồng bị vô
hiệu thì coi như chưa tồn tại, việc đặt cọc 1 tỷ đồng coi như chưa xảy ra và vẫn
thuộc sở hữu của Công ty Hoàng Quân
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm liên quan
đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
Theo em, hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở
hữu tài sản đặt cọc là thuyết phục.
Công ty Hoàng Quân chuyển 1 tỷ đồng vào tài khoản công ty Ninh Thuận mở
tại Ngân hàng. Ngân hàng đã trích tài khoản để cấu trừ công nợ quá hạn và lãi suất.
Số tiền 1 tỷ đồng đặt cọc còn chưa thuộc quyền sở hữu của công ty Ninh Thuận
theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015, tức là tài sản vẫn thuộc sở hữu của
bên đặt cọc. Căn cứ theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp hợp
đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc
được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc
từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt
cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác”. Việc mua bán cổ phần do ông Liên tự ý ký biên bản thỏa thuận khi
chưa được sự ủy quyền của SCIC là trái pháp luật. “Giao dịch dân sự có mục đích,
nội dung vi phạm điều cấm của luật thì vô hiệu” 1, mà hợp đồng vô hiệu thì coi như
chưa tồn tại nên việc đặt cọc 1 tỷ đồng coi như không xảy ra.
Mặt khác, quá trình mua bán giữa Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng
Sơn Long Thuận với công ty Ninh Thuận, quá trình mua bán nợ giữa Công ty Ninh
Thuận không có văn bản nào giao số tiền cọc 1 tỷ đồng mua bán cổ phần từ công ty
Hoàng Quân. Do đó, yêu cầu Ngân hàng phải hoàn trả 1 tỷ đồng cho công ty Hoàng
Quân là đúng quy định của pháp luật.
Đối với Bản án số 26
 Tóm tắt bản án số 26/2019/DS – PT ngày 11/6/2016 tại Tòa án nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về “tranh chấp hợp đồng đặt cọc”
Nguyên đơn là ông Vũ Đình P khởi kiện bị đơn là ông Trần Xuân I yêu cầu
Tòa án giải quyết buộc ông I phải trả số tiền cọc là 450.000.000 đồng.
Ông P đặt vấn đề nhờ ông I mua hộ xe nhập khẩu ở Mỹ về Việt Nam, ngày
24/8/2016 ông P và ông I đã ký văn bản thỏa thuận đặt cọc tiền mua xe ô tô với số
tiền đặt cọc là 450.000.000 đồng, do tin tưởng nên không lập giấy tờ giao nhận tiền.
Sau đó ông I không giao được xe đúng hạn theo hợp đồng. Đến tháng 11/2017, ông
P và ông I tiếp tục ký biên bản cam kết, gia hạn thời hạn giao xe, sẽ làm thủ tục mua
bán và giao xe vào ngày 08/01/2018. Nhưng I không thực hiện được nên trả lại ông
P số tiền đặt cọc. Nhưng sau đó ông P khởi kiện đòi số tiền 450.000.000 đồng tiền
phạt cọc.
Tòa án quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P về việc yêu
cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000 đồng
8. Đoạn nào cho thấy Tòa án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?
Trích trong nhận định của tòa án:
“Mặt khác, thực tế ông I cũng đã từng nhờ em gái mua được ô tô nhập khẩu
từ Mỹ về Việt Nam để sử dụng (có thể dưới dạng quà tặng, quà biểu), nên ông mới
đồng ý mua hộ ông P; nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà
nước ở từng thời điểm và hoàn toàn phụ thuộc vào những người thân bên Mỹ và
Đại lý nhập khẩu; Vì ông I không có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện
nhập khẩu xe để bán cho ông P; ông P biết rõ điều này và không có tài liệu, chứng
1
Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015
cứ gì chứng minh rằng ông I có khả năng bán xe ô tô cho ông P, nhưng cố tình từ
chối thực hiện. Do đó, việc ông I không không thực hiện được thỏa thuận là do yếu
tố khách quan”.
“Căn cứ theo Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết
định số 269/QĐ – CA ngày 6 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao: “Trường hợp bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng ca kết là do yếu
tố khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc”
9. Việc Tòa án áp dụng án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này
có thuyết phục không? Vì sao?
Theo nhóm thì việc áp dụng án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc
này là không thuyết phục.
Bởi vì: mua bán xe ô tô nhập khẩu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và
chỉ có doanh nghiệp mới được đăng kí kinh doanh nghề này theo nghị định
116/2017/CP có hiệu lực ngày 17/10/2017. Nhưng giao dịch đặt cọc mua xe nhập
khẩu giữa ông P và ông I thỏa thuận 8/2016 ông I đã thừa nhận nhận tiền cọc,
nhưng tháng 11/2017 hai bên ký thỏa thuận gia hạn giao xe đến 1/2018 (ông I vì tin
tưởng không đọc biên bản mà ký luôn là lỗi ông I). Về nguyên tắc thì hành vi xảy ra
ở thời điểm nào thì áp dụng văn bản ở thời điểm đó. Trong trường hợp này thì giao
dịch dân sự kéo dài từ năm 2016 đến năm 2018 và có hình thức phù hợp với BLDS
2015 nên căn cứ điểm b khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 và Nghị định 116/2017/CP.
Vậy nên hợp đồng đặt cọc mua bán xe ô tô nhập khẩu là vô hiệu. Hậu quả pháp lý là
hai bên hoàn trả cho nhau nhưng gì đã nhận ông P đã nhận lại tiền từ ông I. Nên
không cần áp dụng án lệ số 25/2018/AL vì hợp đồng đặt cọc này vô hiệu theo Điều
123 BLDS 2015.

You might also like