You are on page 1of 6

Vấn đề 2: phạt vi phạm hợp đồng

* Đối với vụ việc thứ nhất


1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng
2. Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng
3. Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội
dung của phạt vi phạm hợp đồng?
Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc
Đoạn trong bản án cho thấy:
“Xét thấy, theo khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế sso 01-10/TL – TV ngày
01/10/2010 các bên đã thỏa thuận: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua (Công ty
Tân Việt) phải thanh toán trước cho bên bán (công ty Tường Long) 30% giá trị đơn
hàng – gọi là tiền đặt cọc, 40% giá trị đơn hàng thanh toán ngay sau khi bên Công
ty Tường Long giao hàng hoàn tất, 30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày kể
từ ngày thanh toán cuối cùng. Do vậy số tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá trị đơn
hàng (406.920.000 đồng) được xác định là tiền đặt cọc.” 1
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản
tiền trả trước 30%.
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước
30% là chưa hợp lý.
Bởi vì, về khoản trả trước 30%, Tòa án đã xác định đây là tiền đặt cọc dựa trên
khoản 7 Điều 292 Luật thương mại và Điều 358 BLDS 2005. Khoản này dùng để
đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó Tòa án lại nhận định rằng
phía bị đơn không từ chối thực hiện hợp đồng mà hai bên đi vào thực hiện hợp đồng
cho nên khoản tiền 30% được xác định là khoản tiền dùng để thanh toán đợt giao
hàng lần thứ nhất. Theo hai bên thỏa thuận thì sau khi kí hợp đồng, Công ty Tân
Việt phải thanh toán trước cho Công ty Tường Long 30% giá trị đơn hàng gọi là
tiền đặt cọc, do đó theo quy định tại khoản 2 Điều 358 BLDS 2005 số tiền 30% trên
thuộc về bên bán khi bên mua từ chối thực hiện hợp đồng nhưng trên thực tế thì hai
bên đã đi vào thực hiện hợp đồng nên khoản tiền trên phải được trả lại cho Công ty
Tân Việt chứ không được dùng vào việc thanh toán cho giá trị đơn hàng thứ nhất.
Như vậy, hướng giải quyết như trên của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả
trước 30% là không hợp lý.
* Đối với vụ việc thứ hai
 Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 10/2020/KDTM – GĐT ngày
14/8/2020 về “Tranh chấp hợp đồng phân phối độc quyền, yêu cầu thanh
toán tiền mua hàng”.

1
Bản án số 121/2011/KDTM – PT ngày 26/12/2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tranh
chấp hợp đồng mua bán.
Nguyên đơn là Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn (gọi tắt là Công ty Yến Sào)
khởi kiện bị đơn là Công ty Cổ phần Yến Việt đề nghị Tòa án buộc Công ty Yến
Việt bồi thường 10 tỷ do vi phạm hợp đồng, yêu cầu Công ty Yến Việt chấm dứt
hoạt đồng phân phối các sản phẩm tại thị trường phía Bắc.
10/2010, Công ty Yến Sào và Công ty Yến Việt ký hợp đồng nguyên tắc số
2/HĐNT về việc phân phối độc quyền ra phía Bắc, thời hạn là 10 năm, nếu bên nào
vi phạm tại Điều 11 của Hợp đồng thì bồi thường cho bên kia 10 tỷ. Công ty Yến
Sào nhập 3 lô hàng trị giá 1.635.522.000 đồng nhưng thanh toán 1 tỷ, còn nợ
635.52.000 đồng. Từ ngày 15/1/2011 thì Công ty Yến Sào không đặt hàng cũng
không liên hệ ký hợp đồng chính thức. Ngày 26/5/2012, Công ty Yến Việt có đơn
phản tố yêu cầu Công ty Yến Sào trả số tiền còn nợ. Ngày 15/1/2015, Công ty Yến
Việt có đơn phản tố bổ sung yêu cầu trả tiền lãi của số tiền còn nợ và yêu cầu Công
ty Yến Sào chấm dứt vi phạm, ngừng phân phối tiêu thụ sản phẩm do Công ty Yến
Việt cung cấp.
Tòa án quyết định chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thấm số
11/2020/KN – KDTM ngày 9/6/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Hủy
Quyết định giám đốc thẩm số 12/2019/KDTM – GĐT ngày 9/5/2019, Bản án kinh
doanh thương mại phúc thẩm số 01/2017/DS – PT ngày 11//4/2017 và Bản án kinh
doanh thương mại sơ thẩm số 06/KDTM – ST ngày 07/9/2016. Giao gồ sơ vụ án
cho TAND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận xét xử lại thủ tục
sơ thẩm.
5. Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng
và thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Giống nhau - Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng đều được áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực, được phát
sinh do các bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.
- Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và thỏa thuận về mức bồi
thường thiệt hại về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng là trách nhiệm pháp lý của các bên khi tham gia ký kết quan
hệ hợp đồng, đồng thời chúng sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bên bị vi phạm.
Khác nhau Tiêu chí so Thỏa thuận phạt vi Thỏa thuận về mức bồi
sánh phạm hợp đồng thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng
Cơ sở pháp Điều 300 Luật Thương Điều 302 Luật Thương
lý mại năm 2005 mại năm 2005
Khái niệm Khoản 1 Điều 418 Điều 302 Luật Thương
BLDS 2015: Phạt vi mại 2005: Bồi thường
phạm là sự thỏa thuận thiệt hại là việc bên vi
giữa các bên trong hợp phạm bồi thường những
đồng, theo đó bên vi tổn thất do hành vi vi
phạm nghĩa vụ phải phạm hợp đồng gây ra
nộp một khoản tiền cho cho bên vi phạm.
bên bị vi phạm.  Được bồi thường
Điều 300 Luật Thương thiệt hại ngay cả khi
mại 2005: Phạt vi không có thỏa thuận.
phạm là việc bên bị vi
phạm yêu cầu bên vi
phạm trả một khoản
tiền phạt do vi phạm
hợp đồng nếu trong
hợp đồng có thỏa
thuận.
 Chỉ được bồi
thường vi phạm khi
có thỏa thuận trong
hợp đồng
Mục đích - Nhằm bảo vệ lợi ích - Bảo vệ lợi ích của bên
của các bên ký kết bị vi phạm.
trong hợp đồng, ngăn - Khắc phục hậu quả do
ngừa các hành vi vi hành vi vi phạm gây
phạm có thể xảy ra nên, bù đắp thiệt hịa
khi giao kết hợp đồng vật chất cho bên bị vi
và trong lúc thực hiện phạm.
giao kết hợp đồng.
- Nâng cao ý thức trách
nhiệm của các bên
khi thực hiện giao kết
hợp đồng.
Căn cứ áp Do thỏa thuận trong Trách nhiệm bồi trường
dụng chế tài hợp đồng phát sinh khi:
- Theo BLDS 2005 thì
có đầy đủ 4 điều kiện:
1. Có hành vi vi phạm
hợp đồng (không
thực hiện hoặc thực
hiện không đúng
nghĩa vụ trong hợp
đồng)
2. Có thiệt hại xảy ra
3. Có mối quan hệ
nhân quả giữa hành
vi vi phạm hợp
đồng (không thực
hiện hoặc thức hiện
không đúng nghĩa
vụ trong hợp đồng)
với thiệt hại xảy ra.
4. Có lỗi của bên vi
phạm
- Theo Luật Thương mại
2005, trừ các trường
hợp miễn trách nhiệm
quy định tại Điều 294
của Luật này, trách
nhiệm bồi thường thiệt
hại phát sinh khi có đủ
các yếu tố sau:
1. Có hành vi vi phạm
hợp đồng
2. Có thiệt hại thực tế
3. Hành vi vi phạm
hợp đồng là nguyên
nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại
- Theo BLDS 2015,
trách nhiệm phát sinh
khi có đầy đủ 3 điều
kiện:
1. Có hành vi vi phạm
nghĩa vụ trong hợp
đồng
2. Có thiệt hại xảy ra
3. Có mối quan hệ
nhân quả giữa hành
vi vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng với
thiệt hại xảy ra
Mức áp Điều 301 Luật Thương Khoản 2 Điều 302 Luật
dụng chế tài mại 2005 quy định: Thương mại 2005 quy
“Mức phạt đối với vi định “Gía trị bồi thường
phạm nghĩa vụ hợp thiệt hại bao gồm giá trị
đồng hoặc tổng mức tổn thất thực tế, trực
phạt đối với nhiều vi tiếp mà bên bị vi phạm
phạm do các bên thỏa phải chịu do bên vi
thuận trong hợp đồng, phạm gây ra và khoản
nhưng không quá 8% lợi trực tiếp mà bên bị vi
giá trị phần nghĩa vụ phạm đáng lẽ được
hợp đồng bị vi phạm, hưởng nếu không có
trừ trường hợp quy hành vi vi phạm”
định tại Điều 266 của  Theo giá trị thiệt hại
Luật này”. thực tế cộng với lợi
nhuận trực tiếp nếu
không có hành vi vi
phạm.
Nghĩa vụ của Thỏa thuận trong hợp Bên yêu cầu bồi thường
các bên đồng về điều khoản thiệt hại có nghĩa vụ
phạt vi phạm chứng minh tổn thất và
hạn chế tổn thất
Mối quan hệ Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015
giữa phạt vi - Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm
phạm và bồi nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không
thường thiệt phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt
hại vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi
phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải
chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt
hịa thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt
vi phạm

6. Theo Toà án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận
định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm hợp
đồng hay thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì
sao?
Theo Tòa án cấp phúc thẩm, thỏa thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định
của Tòa án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Bởi vì, theo nhận định của Tòa án, tại Điều 11 Hợp đồng nguyên tắc số 2, nếu
trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nào vi phạm điều kiện thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường cho bên kia là 10 tỷ. Tuy nhiên, thỏa thuận này vi phạm quy định
tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 về mức phạt tối đa. Nếu xét về bồi thường
thiệt hại thì không rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường bao gồm các yếu tố:
có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là
nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Trích trong bản án:
“Theo các điều 300, 301, 301, 303, 304 Luật Thương mại năm 2005 thì phạt
vi phạm là việc các bên thỏa thuận bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt được
xác định trước, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”,
“Tuy nhiên, thỏa thuận này vi phạm quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm
2005 về mức phạt tối đa. Tòa án cấp sơ thẩm và Uỷ bản Thẩm phán Tòa ánh nhân
dân cấp cap tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định Công ty Yến Sào và Công ty
Yến Việt có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại là không đúng”2

2
Quyết định giám đốc thẩm số 10/2020/KDTM – GĐT ngày 14/8/2020 về “Tranh chấp hợp đồng phân phối
độc quyền, yêu cầu thanh toán tiền mua hàng”

You might also like