You are on page 1of 2

Bài tập 05: Tranh chấp hợp đồng mua bán đá thi công xây dựng

Sự việc:
Ngày 20/12/2017 Công ty TNHH vật liệu xây dựng A (A) ký với công ty TNHH
TM-DV và Xây dựng B (B) hợp đồng kinh tế số 10/2017/HĐKT/AB. Trong đó các bên
thỏa thuận, A bán cho B 400m đá trắng mè đen 10x10cm, dày 5-7 cm, trị giá 150 triệu
2

đồng, giao hàng tại công trình nhà máy P&F tại Khu chế xuất Tân Thuận Đông, Quận 7
TP.HCM. B ứng trước 30% tổng giá trị hợp đồng, số tiền còn lại B sẽ thanh toán theo
khối lượng thực tế trong thời hạn 2 tuần kể từ ngày A xuất hóa đơn GTGT.
Thực hiện hợp đồng, đến ngày 14/02/2018 A đã giao cho B số đá tổng giá trị 120
triệu đồng. B đã thanh toán cho A 89 triệu đồng và nợ lại 31 triệu đồng. Ngày 01/04/2018
hai bên thỏa thuận miệng, theo đó A không phải giao tiếp hàng nữa và B giao cho A thi
công ghép số đá mà A đã bán cho B và được thanh toán cùng với số tiền đá còn thiếu.
Sau đó A đã thỏa thuận để Doanh nghiệp tư nhân C (C) trực tiếp thi công và đã thanh
toán cho C số tiền là 20 triệu đồng. 
Sau khi C thi công xong, ngày 01/6/2018 A đã xuất hóa đơn GTGT trị giá 150
triệu đồng cho B, bao gồm 89 triệu đồng đã thanh toán, 31 triệu đồng tiền đá còn thiếu và
30 triệu đồng tiền thi công; yêu cầu B thanh toán các khoản còn thiếu tổng cộng là 61
triệu đồng.
Do B không thanh toán cũng không phản hồi gì, nên ngày 15/9/2018 A đã gửi
công văn yêu cầu B thanh toán số tiền còn lại trong thời hạn 15 ngày. Lúc này B trả lời
chỉ chấp nhận thanh toán 10 triệu đồng tiền đá còn thiếu do đá không đồng nhất (vi phạm
quy định tại Điều 5 của Hợp đồng) và thanh toán 15 triệu đồng tiền thi công vì giá thi
công theo thị trường chỉ tối đa 15 triệu đồng.
A không đồng ý và B cũng không thanh toán nên vào ngày 15/10/2018 đã khởi
kiện B tại TAND quận P TP.HCM và yêu cầu tòa án buộc B thanh toán toàn bộ số tiền 61
triệu đồng cùng với tiền lãi do chậm thanh toán do tòa án xác định phù hợp với quy định
pháp luật.
Câu hỏi: 
1. Các yêu cầu của A về việc thanh toán tiền theo các hợp đồng là có cơ sở?
Có cơ sở, vì thỏa thuận miệng của A và B vào ngady 1/4/2018 là phù hợp với quy định về
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa tại điều 24.
Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành
vi cụ thể.

Và vì không có quy định hợp đồng mbhh này phải được lập thành văn bản nên thỏa thuận miệng
này không vi phạm khoản 2 điều 24

- buộc B thanh toán toàn bộ số tiền 61 triệu đồng: k1,k5 d297


- tiền lãi do chậm thanh toán: d306
Theo k3 d421 về sửa đổi hợp đồng, Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện theo
hình thức của hợp đồng. Trong trường hợp trên, hợp đồng kinh tế số
10/2017/HĐKT/AB được kí kết Ngày 20/12/2017 bằng văn bản nhưng lại được sửa
đổi Ngày 01/04/2018 bằng cách thỏa thuận miệng, vậy Thỏa thuận miệng này dc xem
như là sửa đổi hợp đồng hay không?
Điều 421. Sửa đổi hợp đồng

3.Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện theo hình thức của hợp đồng.

Ans: Quy định này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc
phải được giao kết bằng văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho
phép. Đối với các trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của
hợp đồng thì việc sửa đổi hợp đồng không bắt buộc phải tuân theo hình thức của hợp
đồng.Vì hợp đồng kinh tế số 10/2017/HĐKT/AB thuộc loại hợp đồng mua bán, không
quy định bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, được công chứng, chứng thực,
đăng ký hoặc cho phép. Vì thế, vẫn có thể thỏa thuận miệng để sửa đổi hợp đồng.

2. Có cơ sở để tòa án chấp nhận yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán của A hay
không? Nếu có thì tiền lãi do chậm thanh toán được tính như thế nào?
Có, d306

Số tiền chậm trã: 61tr

Thời điểm thanh toán tương ứng với tg chậm trả: 01/6/2018 A đã xuất hóa đơn GTGT -> tiền lãi
chậm thanh toán được tính từ ngày 15/06/2018 trở đi
Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường dc tính bằng cách căn cứ theo quy định tại Điều
306 bltm và Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP như sau: “Trường hợp hợp đồng
thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005  thì khi xác định
lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất  nợ quá
hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại có trụ
sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa
án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại  thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ
thẩm)  để quyết định mức lãi suất chậm trả. Trong trường hợp này là căn cứ vào  mức
lãi suất  nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng
thương mại có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tphcm.

You might also like