You are on page 1of 5

Đề bài kiểm tra quá trình môn Luật Kinh tế - Giảng đường B311, 210.

Tập làm luật sư

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 

Khánh Hòa, ngày ...... tháng........năm 2014

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHÁNG NGHỊ THEO


THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Kính gửi: ..

I/ TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA NGƯỜI ĐỀ NGHỊ


-…

II/ NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ


BIDV chúng tôi là nguyên đơn trong vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng với bị đơn là Công ty TNHH
… Vụ việc này đã được xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ngày 10/8/2010 (Bản án kinh
doanh thương mại sơ thẩm số 10/2010/KDTM-ST) và được xét xử phúc thẩm tại Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Đà Nẵng ngày 24/11/2010 (Bản án số 06/2010/KDTMPT).

Chúng tôi xin trình bày cụ thể như sau:

1. Nội dung vụ việc tranh chấp và phán quyết của các cấp Tòa án
Công ty ĐG vay Chi nhánh BIDV Khánh Hòa theo Hợp đồng tín dụng ngắn hạn hạn mức số
01/2007/HĐ ngày 19/4/2007, hạn mức cho vay là 1,7 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh thủ công mỹ
nghệ.
Khoản vay được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của ông Tiến theo Hợp
đồng thế chấp số 01/2007/HĐTC ngày 17/4/2007.
Tài sản thế chấp là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 27, đường Trần Nhật Duật, thành phố Nha
Trang. Hợp đồng thế chấp đã được chứng thực tại UBND và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Tại thời điểm vay, trong hồ sơ vay vốn, có biên bản họp Hội đồng thành viên, do ông Nguyễn Minh
T làm chủ trí và kèm theo là Điều lệ công ty ghi ông Nguyễn Minh T là Giám đốc – người đại diện theo
pháp luật của công ty. Nhưng trước đó, công ty ĐG đã làm thủ thủ tục thay đổi giám đốc và người đại diện
theo pháp luật từ ông Nguyễn Minh T sang ôngĐỗ Hữu H.
Dư nợ đến của Công ty tại Chi nhánh (tạm tính đến thời gian khởi kiện) là 2.194 triệu đồng (trong đó:
nợ gốc là 1.690 triệu, nợ lãi là 504 triệu đồng); tuy nhiên Công ty không thanh toán nợ vay và thực hiện
đúng các cam kết tại các biên bản đã ký với Ngân hàng về giải quyết nợ vay.
Vì vậy, ngày 03/12/2009, Ngân hàng đã khởi kiện Công ty ĐG và bên thế chấp ra TAND tỉnh Khánh
Hòa để thu hồi nợ.
Tại Bản án sơ thẩm số 10/2010/KDTM-ST, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên:
i)       Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – BIDV, buộc Công ty Đỗ Gia phải có trách nhiệm
thanh toán toàn bộ nợ vay cho BIDV;
ii)     Nếu Công ty ĐG  không trả nợ thì BIDV có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng
chế kê biên, bán tài sản bảo đảm là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với nhà đất tọa lạc tại 27
Trần Nhật Duật.
Tuy nhiên, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Kim O (vợ ông Đỗ Minh T)
có kháng cáo: không đồng ý với quyết định xử lý tài sản thế chấp của Bản án sơ thẩm, vì ngôi nhà thuộc sở
hữu chung của hai vợ chồng.
Ngày 24/11/2010, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã xét xử phúc thẩm và ra Bản án
phúc thẩm số 06/2010/KDTM-PT tuyên:
i)      Hợp đồng thế chấp số 01/2007/HĐTC là hợp đồng vô hiệu. Chi nhánh BIDV Khánh Hòa có trách nhiệm
hoàn trả lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (Giấy CN QSDĐ);
ii)     Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng
nghị.
Sau đó, ngày 12/01/2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng tiếp tục có Thông báo số
73/TB-TA sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm, theo đó, Tòa phúc thẩm sửa Bản án phúc thẩm, bổ sung đối
tượng được trả lại Giấy CN QSDĐ là “vợ chồng ông Đỗ Minh T và bà Nguyễn Thị Kim O”.

2. Đánh giá của các cơ quan tố tụng khác về phán quyết của Tòa án cấp phúc thẩm
Ngày 01/6/2011, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Viện
kiểm sát tỉnh Khánh Hòa bàn nghiệp vụ thi hành án, theo nội dung phán quyết của Tòa án các cấp về tranh
chấp giữa Chi nhánh BIDV Khánh Hòa và Công ty Đỗ Gia, các cơ quan tố tụng đều còn rất băn khoăn về
việc:
i)     Trong khi Tòa án phúc thẩm đã tuyên Hợp đồng thế chấp nhà đất của Bên thứ ba vay vốn giữa Ngân hàng
và Công ty ĐG là vô hiệu, thì phần tuyên của án sơ thẩm không bị tòa án cấp phúc thẩm sửa đổi có hiệu
lực thi hành trên thực tế hay không?
ii)   Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa có quyền bán tài sản thế chấp nói trên như án sơ thẩm đã tuyên xử
được không khi Ngân hàng có đơn yêu cầu thi hành án?
iii)  Bản án phúc thẩm của Tòa không làm rõ trách nhiệm của ông Đỗ Minh T về khoản vay của Công ty ĐG mà
ông T đứng ra ký vay và cũng chính ông T ký Hợp đồng bảo lãnh, thế chấp tài sản của mình để bảo đảm
khoản vay của Công ty ĐG, nhưng Tòa phúc thẩm không đưa vào xử lý tài sản bảo lãnh này thì coi như
không thu được án phí cho Nhà nước và không thu được nợ cho Ngân hàng.
    Từ những vấn đề còn tồn tại trên của Bản án phúc thẩm, Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa và
Viện kiểm sát tỉnh Khánh Hòa thống nhất kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại Bản án phúc thẩm
theo thủ tục giám đốc thẩm. Sau đó, ngày ngày 14/6/2011 Cục THA Khánh Hòa đã có Công văn số
464/CV-THA kiến nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân
dân tối cao tại Đà Nẵng.
BIDV cũng nhận thấy những kiến nghị trên của Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Khánh Hòa, Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa là có căn cứ, các cấp có thẩm quyền kháng nghị Giám đốc thẩm cần xem xét,
đánh giá lại Bản án phúc thẩm.

3. Đánh giá và kiến nghị của BIDV


Bên cạnh những sai sót tại Bản án phúc thẩm mà Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Khánh Hòa, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có ý kiến như đã nêu tại điểm 2 trên, BIDV có một số đánh giá về sai
sót trong Bản án phúc thẩm để các cơ quan có thẩm quyền có thêm thông tin, cơ sở để xem xét, đánh giá
như sau:
3.1      Về xác định trách nhiệm trả nợ và xử lý tài sản của ông Tiến
a) Thời điểm ký Hợp đồng tín dụng, ông Đỗ Minh T không phải là giám đốc, người đại diện theo
pháp luật của Công ty ĐG:
Khi cung cấp hồ sơ cho Ngân hàng để làm thủ tục vay vốn, ông T cung cấp Giấy đăng ký kinh
doanh thay đổi lần 2 ngày 05/5/2006, khi đó ông vẫn được đăng ký là Giám đốc.  Ngoài ra, ông T còn
cung cấp Biên bản họp Hội đồng thành viên Công ty ngày03/4/2007, trong đó có quyết định giao ông T
toàn quyền quyết định vay vốn, ký hợp đồng và nhận vốn vay, trong tài liệu này ông T ký với chức danh
Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên và có đóng dấu xác nhận của Công ty. Nhưng thực tế, ngày
10/8/2006 ông T đã chuyển toàn bộ vốn góp trong Công ty cho ông Đỗ Hữu H, Công ty cũng đã đăng ký
lại thông tin, theo Giấy đăng ký kinh doanh cấp thay đổi lần 3 ngày 22/9/2006 thì Giám đốc, người đại
diện theo pháp luật của Công ty là ông Đỗ Hữu H. Do đó, với tài liệu ông T cung cấp (có sử dụng con
dấu của Công ty để đảm bảo tư cách pháp lý)  ngân hàng chúng tôi không thể biết được việc lừa dối này
của ông T.
Tại Biên bản tự khai ngày 18/3/2010, Biên bản hòa giải ngày 21/4/2010 ông T cũng xác định: việc
ông đại diện cho Công ty ĐG ký hợp đồng vay với Ngân hàng là không đúng.
Vì vậy, do hành vi có yếu tố lừa dối của ông T, mạo danh giám đốc, người đại diện theo pháp luật
của Công ty nên cần xác định Hợp đồng tín dụng được giao kết là vô hiệu vì ông T không có thẩm quyền
giao kết hợp đồng tín dụng, mặt khác trường hợp này ông T có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khi cố ý
tạo lập các tài liệu giả mạo để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
Về góc độ trách nhiệm cá nhân, ông T phải hoàn trả số tiền đã nhận từ Ngân hàng và bồi thường toàn
bộ thiệt hại cho Ngân hàng chúng tôi. Tòa án cấp phúc thẩm đã không xem xét đến nội dung này, không
làm rõ trách nhiệm của ông T trong việc lừa dối vay vốn, dẫn đến việc không xác định ông T là bên có
nghĩa vụ trả nợ cho Chi nhánh BIDV Khánh Hòa là không đúng với bản chất khách quan của vụ việc.
b) Về việc thừa nhận trách nhiệm trả nợ:
Trong quá trình xét xử, ông T đã thừa nhận việc dùng tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Công
ty ĐG; tại phiên tòa, ông T cũng thừa nhận trách nhiệm của mình và “chấp nhận xử lý tài sản ông đã thế
chấp để thu hồi nợ cho Ngân hàng trong trường hợp Công ty ĐG không trả nợ” (trang 3, Bản án sơ thẩm;
trang 4 Bản án phúc thẩm).
Tuy nhiên, Tòa án cấp Phúc thẩm không xem xét đến “thừa nhận” trách nhiệm cũng như cam kết
thực hiện nghĩa vụ của cá nhân ông T, không cho phép xử lý tài sản của ông T để trả nợ cho ngân
hàng. Việc này là không phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu của nguyên đơn và thừa nhận, đề
nghị của người có nghĩa vụ liên quan (ông T).
3.2      Về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số phát hành 012100462, ngày
17/12/2001, Cơ quan đăng ký chỉ xác định ông T là người sử dụng đất do nhận chuyển nhượng (mua
bán). Tòa án cấp phúc thẩm không thu thập chứng cứ, đánh giá rõ nguồn gốc hình thành tài sản này mà xác
định luôn đây là tài sản chung của vợ chồng ông T, bà O do hình thành sau thời điểm kết hôn (năm 2000) là
chưa khách quan, thiếu thận trọng. Ngày 17/12/2001 là thời điểm xác nhận thay đổi người sử dụng đất, còn
việc chuyển nhượng thực tế đã được ông T thực hiện từ trước đó. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Tòa án
cấp phúc thẩm đã không làm rõ nội dung, nguồn gốc này, mà đã kết luận ngay là tài sản chung của vợ
chồng. Theo quy định của Luật hôn nhân, gia đình thì tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân là tài sản
riêng của cá nhân.
Việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng trong trường hợp này có ý nghĩa quyết định đến việc thu
hồi nợ của ngân hàng.
3.3      Về thủ tục tố tụng phúc thẩm
Thông báo sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm số 73/TB-TA ngày 12/01/2011, Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa phúc thẩm – ông Nguyễn Văn Thái đã sửa đổi, bổ sung nội dung phán quyết của Hội đồng xét xử
phúc thẩm tại Bản án phúc thẩm về nội dung: xác định chủ thể được hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở
hữu.
Cụ thể, tại Bản án phúc thẩm tuyên: “Chi nhánh BIDV Khánh Hòa có trách nhiệm hoàn trả lại Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số 012100462, hồ sơ gốc số 78/21 do UBND tỉnh
Khánh Hòa cấp cho ông Võ Tấn Vinh và bà Trương Thị Hoa (chết) đề ngày 15/6/2001, chứng nhận thay
đổi chủ sở hữu tên ông Đỗ Minh T đề ngày 17/12/2001”.
Thông báo số 73/TB-TA sửa đổi nội dung này thành: ““Chi nhánh BIDV Khánh Hòa có trách nhiệm
hoàn trả cho vợ chồng ông Đỗ Minh T và bà Nguyễn Thị Kim O Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất…”
Theo quy định tại Điều 274, Điều 240 Bộ luật TTDS thì: “sau khi tuyên án xong không được sửa
chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính
toán sai”. Hay nói cách khác, việc ra Thông báo số 73/TB-TA của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà
Nẵng là vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
3.4      Những nội dung không thể thi hành của bản án phúc thẩm
Nội dung Bản án phúc thẩm và phần sửa đổi bổ sung không thể thi hành được vì những lý do sau:
a) Không xác định được vấn đề có xử lý hay không tài sản chung của ông T, bà Oanh: Bản án phúc
thẩm tuyên vô hiệu Hợp đồng thế chấp nhưng không tuyên hủy phán quyết của Tòa án sơ thẩm về nội dung
xử lý tài sản thế chấp.
b) Không xử lý rõ ràng hậu quả của việc xác định Hợp đồng thế chấp vô hiệu và xử lý tài sản của bên
có nghĩa vụ trả nợ: ông T không kháng cáo Bản án sơ thẩm và đồng ý xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ
nhưng Tòa án lại tuyên Chi nhánh phải hoàn trả Giấy CN QSDĐ cho cả ông T và bà O.


Câu hỏi: Thân chủ cầm tờ đơn này tới gặp bạn. Với tư cách
luật sư, phân tích, đánh giá xác suất thắng kiện, anh/chị hãy
trả lời cho thân chủ các câu hỏi sau đây:
1. Hợp đồng vay vốn có hiệu lực không?
  

2. Hợp đồng thế chấp có hiệu lực không?


  

3. Hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực không?


  

4. Có căn cứ để ngân hàng yêu cầu cơ quan chức năng phát


  

mãi tài sản thế chấp nêu trên không?

You might also like