You are on page 1of 26

Vấn đề 1:

1.1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có thể
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
BLDS 2005 BLDS 2015

- Điều 320: Vật bảo đảm thực hiện - Điều 295: Tài sản bảo đảm
nghĩa vụ dân sự
- Điều 321: Tiền, giấy tờ có giá dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Điều 322: Quyền tài sản dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

-BLDS 2015 không quy định cụ thể các loại tài sản được đảm bảo như BLDS 2005 mà
tiếp cận theo hướng, tài sản được quy định trong Bộ luật đều có thể là đối tượng của
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có điều cấm của luật hoặc
BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. Điểm mới này tạo nên sự đồng bộ với quy
định về tài sản và nguyên tắc thực hiện, bảo vệ quyền dân sự liên quan đến tài sản,
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong BLDS.

- Khoản 1 Điều 320: “Vật bảo đảm thực - Khoản 1 Điều 295: “Tài sản bảo đảm
hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm,
hữu của bên bảo đảm và được phép giao trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu
dịch.” quyền sở hữu.”

- Bộ luật ghi nhận nguyên tắc chung, đó là, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu
của bên bảo đảm.
- Bên cạnh đó, BLDS 2015 lược đi quy định tài sản bảo đảm “phải được phép giao
dịch”.
=> Thực chất, các giao dịch bảo đảm đều được hình thành trên cơ sở giao dịch dân sự,
mà trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đã có yêu cầu “giao dịch không
vi phạm điều cấm của pháp luật”. Quy định này đã đủ để thể hiện rằng tài sản bảo đảm
phải là tài sản được phép giao dịch.

- Không có - Khoản 2 Điều 295: “Tài sản bảo đảm có


thể được mô tả chung, nhưng phải xác
định được.”

-BLDS 2015 bổ sung quy định về việc tài sản đảm bảo có thể được mô tả chung, nhưng
phải xác định được.
-Việc Bộ luật cho phép các chủ thể có thể mô tả chung về tài sản được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ là cần thiết và phù hợp với thực tiễn xác lập, thực hiện giao
dịch bảo đảm, đặc biệt là đối với trường hợp tài sản bảo đảm luôn có sự biến động, thay
thế về số lượng, chủng loại và giá trị hàng hóa như hàng hóa luân chuyển trong quá
trình sản xuất, kinh doanh hay kho hàng.
-Tuy nhiên, việc mô tả chung về tài sản bảo đảm cần thiết phải có giới hạn. Thực tế cho
thấy, trong nhiều trường hợp, khi giao kết giao dịch bảo đảm, các bên mô tả tài sản quá
chung chung, không rõ ràng, dẫn đến việc không xác định được tài sản bảo đảm, gây
nên những tranh chấp phát sinh cũng như khó khăn cho quá trình xử lý. Do vậy, để có
cơ sở xác định được tài sản bảo đảm, tránh những tranh chấp phát sinh trong việc xác
định tài sản bảo đảm, ngoài việc cho phép mô tả chung về tài sản bảo đảm, Bộ luật quy
định điều kiện tài sản bảo đảm phải xác định được.
​1.2 Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
- Đoạn của bản án cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trả tiền vay: “Bị đơn bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo xác
nhận có thế chấp một giấy tờ sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60 triệu đồng cho
ông Phạm Bá Minh là chỉ dịch vụ cầm đồ lãi suất 3% tháng”.

1.3. Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?


- Giấy chứng nhận sạp không phải là tài sản, vì theo như trong Bản án, ta cũng có
thể thấy giấy sử dụng sạp D2 - 9 tại chợ Tân Hương của bà Bùi Thị Khen và ông
Nguyễn Khắc Thảo chứng minh rõ ràng là sạp đó không thuộc quyền sở hữu của ông
bà mà ông bà chỉ có quyền sử dụng sạp.
- Căn cứ theo Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản”, ta thấy rằng giấy chứng nhận sạp không phải là vật, tiền, giấy tờ có giá hay
quyền tài sản nên không được coi là tài sản.

1.4 Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án
chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự không được
tòa án chấp nhận.
- Đoạn của bản án cho câu trả lời nằm ở phần Xét thấy, cụ thể như sau: “Xét sạp thịt
heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân
Hương là giấy đăng ký sử dụng sạp, không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận
trên không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành án trả tiền trong Minh”.

1.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với
việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.
- Theo nhóm, hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc dùng giấy
chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ là hợp lý.
- Tòa án xét thấy, sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy chứng
nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng kí sử dụng sạp, không phải quyền sở
hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lí để bà Khen thi hành án trả tiền
cho ông Minh.
- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 295, BLDS 2015 về tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
dân sự: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp
cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.”
- Vậy, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Theo đó, tài sản cầm cố đó nếu không
thuộc quyền sở hữu của bà Khen thì bà Khen có quyền sử dụng nó chứ không có
quyền định đoạt nó trong giao dịch cầm cố sạp để trả nợ.

1.6. Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã đồng ý dùng quyền sử dụng
đất để cầm cố?
Đoạn của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố:
“Ngày 30/8/1995 vợ chồng ông Võ Văn Ôn và Lê Thị Xanh cùng ông Nguyễn Văn Rành
thỏa thuận việc thục đất. Hai bên có lập “Giấy thục đất làm ruộng” với nội dung giống
như việc cầm cố tài sản.
Theo lời khai của nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận là cầm cố đất (BL số 08, 09, 10,
19, 20).
Bản án sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử
dụng đất” là đúng”.
1.7. Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu
cơ sở văn bản khi trả lời?
Văn bản hiện hành cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố.Bên cạnh đó, quyền
sử dụng đất cũng được điều chỉnh bởi Luật Đất đai 2013. Luật Đất đai năm 2013 không
quy định về quyền cầm cố quyền sử dụng đất của người sử dụng đất nhưng cũng không
có quy định cấm cầm cố quyền sử dụng đất.
Như vậy, với quy định hiện nay của BLDS 2015 và Luật Đất đai 2013 thì hoàn toàn
có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội. Bởi lẽ, BLDS 2015 cho phép cầm cố bất động sản, Luật Đất đai 2013 không
cấm cầm cố quyền sử dụng đất. Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có thể
thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai (khoản 1 Điều
167) mà không có quy định hạn chế quyền của người sử
Theo Điều 309 BLDS 2015, đối tượng để cầm cố là tài sản. Tài sản được quy định tại
khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Điều 115
BLDS 2015 quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền sử
dụng đất. Do đó quyền sử đất là quyền tài sản vì vậy nó cũng là tài sản.
dụng. Do đó, người sử dụng đất hoàn toàn có quyền cầm cố quyền sử dụng đất theo
quy định của BLDS 2015.
1.8. Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất
để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định trên, Tòa án đã chấp nhận việc dùng quyền sử dụng đất để cầm cố,
được thể hiện qua đoạn: “Xét việc giao dịch thục đất nêu trên là tương tự với giao dịch
cầm cố tài sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết. Về nội dung thì
giao dịch thục đất nêu trên phù hợp với quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự
(tại Điều 326, 327), do đó cần áp dụng các quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự
để giải quyết mới đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên giao dịch”[1]1.
1.9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số
02.
Thực tế cho thấy ở nhiều vùng nước ta, cầm cố quyền sử dụng đất trở thành thói quen
và rất phổ biến, tuy nhiên pháp luật lại điều chỉnh cầm cố quyền sử dụng đất một cách
khá mơ hồ. Theo nhóm tác giả thì việc Tòa án chấp nhận dùng quyền sử dụng đất để
cầm cố là hợp lý bởi các nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, trong BLDS 2015 và Luật Đất đai 2013, không có quy định nào thể hiện
sự ngăn cấm hay hạn chế nội dung trên. Do đó, không làm những việc mà pháp luật
cấm thì hoàn toàn có thể thực hiện cầm cố quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong giao dịch dân sự. Vì pháp luật không thể dự liệu
hết tất cả các trường hợp có thể xảy ra, nếu quy định các chủ thể chỉ được làm những
việc mà pháp luật cho phép, sẽ dẫn đến trường hợp có các tình huống không được điều
chỉnh do Luật không quy định, như vậy có thể ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
- Thứ hai, về khía cạnh kinh tế, việc cho phép cầm cố quyền sử dụng đất có nghĩa là
cho phép loại tài sản này được thêm cơ hội lưu thông trong nền kinh tế. Khi người sử
dụng đất không có nhu cầu sử dụng hay sử dụng không hiệu quả nhưng cần vốn để đầu
tư vào việc khác và có chủ thể khác có điều kiện khai thác quyền sử dụng đất tốt hơn
thì vẫn hạn chế cầm cố sẽ làm giảm khai thác, sử dụng đất đai và hiệu quả sử dụng
vốn. Nhóm đồng tình với cách giải thích của một tác giả “Khi người có quyền sử dụng
đất không có nhu cầu sử dụng hay sử dụng không hiệu quả nhưng cần vốn để đầu tư

1
Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/02/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
vào việc khác và có chủ thể khác có điều kiện khai thác quyền sử dụng đất tốt hơn thì
việc hạn chế cầm cố sẽ làm giảm hiệu quả khai thác, sử dụng đất đai và hiệu quả sử
dụng vốn”2. Như vậy, việc cho phép cầm cố quyền sử dụng đất sẽ giúp giá trị tài sản
được nâng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
- Thứ ba, chúng ta có thể tham khảo pháp luật nước ngoài về chế định cầm cố đất
nêu trên. Điều 238 và các quy định khác của BLDS Pháp có quy định: “những bất
động sản được sử dụng cho thế chấp cũng có thể được dung cho cầm cố bất động
sản”.
Như vậy, theo quan điểm của nhóm tác giả, pháp luật Việt Nam nên ghi nhận quyền
cầm cố quyền sử dụng đất theo hướng Tòa án đã giải quyết đề bảo vệ được tốt nhất
quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch.
Tóm tắt quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao
tại Tp. Hồ Chí Minh
Nguyên đơn là Ngân hàng Liên doanh V, bị đơn là Công ty PT. Vào năm 2013 và
2014, giữa Ngân hàng V và Công ty PT có ký kết các hợp đồng tín dụng và phụ lục.
Tính đến ngày 05/9/2019, Công ty PT còn thiếu Ngân hàng Liên doanh V tổng số tiền
là 5.235.426.579 đồng và 69.444,52 USD (bao gồm cả nợ gốc và lãi). Tòa sơ thẩm và
phúc thẩm tuyên bị đơn phải trả số nợ trên và tiếp tục trả lãi phát sinh cho nguyên đơn
từ ngày 05/9/2019 cho đến khi trả xong khoản nợ là có căn cứ. Để bảo đảm cho khoản
vay 1.500.000.000 đồng của công ty PT theo Hợp đồng tín dụng thì ông T, bà H và
Ngân hàng ký kết hợp đồng thế chấp tài sản bao gồm quyền sử dụng đất có diện tích
120,75m2 và căn nhà 02 tầng gắn liền với đất có diện tích sử dụng là 214,62m2. Qua
điều tra cho thấy, ông T và bà H không cam kết dùng tài sản của mình để đảm bảo
nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty PT. Nguyên đơn thừa nhận bị đơn đã tất toán các
khoản vay từ Hợp đồng tín dụng nêu trên. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T, bà H
đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 357 và khoản 1 Điều 327 BLDS 2005. Vì
vậy, Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất cho ông T, bà H.
1.10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào?
Vì sao?

2
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 177-180, tr. 255, 256.
Trong quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ thực hiện
hợp đồng tín dụng của Công ty PT. Trong quyết định số 27, có tới 4 hợp đồng thế chấp
tài sản, trong đó có 3 hợp đồng thế chấp tài sản thuộc về bên thứ ba. Ngân hàng nhận
tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thứ ba (chủ sở hữu tài sản) để
bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay của bên vay vốn là Công ty PT với
Ngân hàng V.
1.11. Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp
đã chấm dứt?
Tòa án xác định hợp đồng thế chấp đã chấm dứt ở đoạn: “Quá trình giải quyết vụ án,
nguyên đơn Ngân hàng Việt Nga thừa nhận Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ
Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày
15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của
ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005
và khoản 1 Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015.”3
1.12. Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?
Tòa án xác định hợp đồng thế chấp của ông T, bà H đã chấm dứt do căn cứ thỏa thuận
tại cơ sở kết lập hợp đồng và khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng thế chấp bất động sản số
63/2014/HĐTC ngày 06/6/2014 nên ông T và bà H chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm đối
với các khoản nợ được giải ngân trên cơ sở chịu sự điều chỉnh và cho phép bởi Hợp
đồng tín dụng hạn mức số 60/2014/HĐTD, hợp đồng tín dụng số 106/2014/HĐTDCT,
số 65/2014/HĐTDCT và số 73/2014/HĐTDCT. Nhưng do phía Ngân hàng đã xác
nhận Công ty PT đã thanh toán các khoản nợ theo hợp các hợp đồng tín dụng nêu trên
và Ngân hàng cũng đã tất toán các hợp đồng vào ngày cuối cùng 25/11/2014. Tòa án
căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 357 BLDS 2005 thì Hợp đồng thế chấp bất
động sản số 63/2014/HĐTC đã chấm dứt, hết hiệu lực từ ngày 25/11/2014.

3
Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh
1.13. Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc Tòa án xác định hợp đồng thế chấp của ông T, bà H đã chấm dứt là phù hợp,
thuyết phục. Bởi vì việc bên vay vốn là Công ty PT không trả được nợ vay theo thỏa
thuận và Ngân hàng V tiến hành xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là ông T, bà H
để thu hồi nợ là chưa có căn cứ, ông T, bà H chỉ phải chịu trách nhiệm bảo đảm với
các khoản nợ được giải ngân trên cơ sở chịu sự điều chỉnh của hợp đồng tín dụng. Tòa
án đưa ra phán quyết hợp đồng thế chấp nêu trên vô hiệu chủ yếu là do đây là mối
quan hệ ba bên cần phải được ký kết hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế
chấp tài sản như trên.

Vấn đề 2
2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo
đảm.
- Điểm mới thứ nhất:
+ BLDS 2005 quy định: Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thoả thuận
hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản
1 Điều 318 của Bộ luật này (khoản 1 Điều 323).
+ BLDS 2015 quy định: Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo
quy định của luật (khoản 1 Điều 298).
→ BLDS 2005 đề cập đến vấn đề "Đăng ký giao dịch bảo đảm" còn BLDS 2015 thì
quy định về "Đăng ký biện pháp bảo đảm". Mà theo các khoản nêu trên thì "biện pháp
bảo đảm" được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật còn "giao dịch
bảo đảm" là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc
thực hiện biện pháp bảo đảm.
Như vậy ta có thể nói rằng việc sử dụng thuật ngữ "Đăng ký biện pháp bảo đảm" là
phù hợp hơn.
Điểm mới thứ hai:
+ BLDS 2005 quy định: Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực
chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định (khoản 2 Điều 323).
+ BLDS 2015 quy định: Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực
chỉ trong trường hợp luật có quy định (khoản 1 Điều 298).
→ BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “pháp luật" thành từ “luật”. Mà phạm vi điều chỉnh
của Luật sẽ hẹp hơn nhiều so với Pháp luật vì Luật chỉ điều chỉnh một ngành, lĩnh vực,
còn Pháp luật là cả một hệ thống quy tắc gắn liền với một nhà nước, giúp nhà nước đó
điều hành bộ máy của mình.
Như vậy cũng đồng nghĩa với việc hạn chế về các chủ thể có thẩm quyền để quy
định về giao dịch bảo đảm và các điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực.
- Điểm mới thứ ba:
+ BLDS 2005 quy định: Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định
của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ
thời điểm đăng ký (Khoản 3 Điều 323).
+ BLDS 2015 quy định: Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký (Khoản 2 Điều 298).
→ Ở đây, BLDS 2015 đã thay thế cụm từ giá trị pháp lý” bằng “hiệu lực đối kháng".
+ Có thể nói rằng việc thay đổi từ ngữ như vậy đã giúp hạn chế các ràng buộc pháp
lý đối với bên thứ ba trong giao dịch đảm bảo tài sản, khi mà “hiệu lực đối kháng” chỉ
có thể phát sinh trong 4 trường hợp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ: Cầm cố tài sản; Thế
chấp tài sản; Bảo lưu quyền sở hữu; Cầm giữ tài sản. Sự điều chỉnh này cũng đã cụ thể
hóa hơn quy định của luật, khiến cho việc sử dụng và áp dụng pháp luật trong thực tiễn
đời sống trở nên thuận lợi hơn.
2.2. Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp
phải đăng ký không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 7/9/2009 thuộc trường hợp phải đăng ký
vì:

Thứ nhất, hợp đồng thế chấp này có nội dung thể hiện rằng ông Q, bà V tự nguyện
dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, cụ thể là nhà đất tại 60 V, phường T, quận H,
Hà Nội để đảm bảo cho các khoản vay của Công ty V tại Ngân hàng. Bởi lẽ, ta có thể
thấy hợp đồng này là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng nhà đất. Căn cứ vào khoản 1
Điều 502 BLDS năm 2015 về hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng
đất quy định như sau: "Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo
hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác
của pháp luật có liên quan.”

Thứ hai, theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển
nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh
bất động sản quy định tại điểm b khoản này” và khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014:
“Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng
mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này
thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.”
2.3. Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định không?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

- Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật.

Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất của bên thứ 3 ngày 07/9/2009.Sau khi các bên ký kết hợp đồng thì
công chứng viên thực hiện việc công chứng theo trình tự: lập lời chứng của công chứng
viên ghi nhận rõ các bên tham gia ký kết hợp đồng thế chấp gồm: Bên thế chấp, bên nhận
thế chấp và bên vay ghi nhận rõ việc bên thế chấp và bên vay ký tên và Hợp đồng trước
mặt công chứng viên tại địa chỉ số 60V, phường T, quận H, Hà Nội. Sau đó công chứng
viên đóng dấu và trả hồ sơ cho phía ngân hàng. Công chứng viên, ông Khúc Mạnh Cường
khẳng định khi ký kết hợp đồng, ông Q và bà V đã xuất trình đầy đủ chứng minh thư
nhân dân, hộ khẩu và Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Bên
Ngân hàng đã có giấy đề nghị Công chứng và Biên bản định giá tài sản, hợp đồng thế
chấp đều ghi ngày 07/9/2009 được đăng ký và đóng dấu bởi người có thẩm quyền của
Ngân hàng. Ngoài ra biên bản định giá có đầy đủ của bên thế chấp là vợ chồng ông Q, bà
V; bên khách hàng cho vay là công ty V do ông Nguyễn Tử D làm đại diện ký tên và
đóng dấu Văn phòng công chứng đã thực hiện đúng pháp luật công chứng, nội dung văn
bản công chứng không trái với quy định của pháp luật, không vi phạm Điều 122 BLDS
2005 nên không thể tự vô hiệu.”

2.4 Theo Tòa án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có vô
hiệu không? Vì sao?

Theo Tòa án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 không vô hiệu.

Vì tại thời điểm làm thủ tục đăng ký thế chấp ngày 30/9/2009 thì Thông tư số
05/TTLB-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 đang có hiệu lực, tại Điều 4 về người yêu cầu
đăng ký có quy định “người yêu cầu đăng ký là một bên trong các bên hoặc các bên ký
hợp đồng thế chấp, bảo lãnh” cho đến ngày 01/3/2010 thì mới có Thông tư số
06/2010/TTLT-BTP-BTNMT và tại Điều 1 mà Thông tư số 06 mới có quy định là khi
đăng ký thế chấp mới (lần đầu) thì các bên phải ký còn đăng ký thay đổi, bổ sung thì chỉ
cần một bên.
Như vậy, tại thời điểm ngày 30/9/2009 chỉ cần một bên là bên thế chấp hoặc bên nhận
thế chấp, bảo lãnh ký là được. Mà theo đơn yêu cầu đăng ký thế chấp ngày 30/9/2009
thì bên nhận thế chấp là Ngân hàng có ký đóng dấu vào đơn này nên Đơn đăng ký vẫn
đúng quy định và phát sinh hiệu lực.
2.5 Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng giải quyết của Tòa là phù hợp đối với quy định tại khoản 2 Điều 323 BLDS
2005: “…Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực, chỉ trong trường
hợp pháp luật có quy định”. Vì vậy, Tòa căn cứ vào Điều 4 Thông tư 05/TTLT-BTP-
BTNMT ngày 16/6/2005 cho rằng, chỉ cần một bên là bên nhận thế chấp hoặc bên thế
chấp có yêu cầu đăng ký thế chấp thì đúng quy định và việc đăng ký phát sinh hiệu lực
- ở đây Ngân hàng là bên nhận thế chấp đã ký đóng dấu vào đơn yêu cầu đăng ký thế
chấp ngày 30/9/2009 nên đơn đăng ký hợp lệ.
Tuy nhiên áp dụng quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm theo BLDS 2015, thì tại
khoản 1 Điều 298 quy định: “…Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu
lực chỉ trong trường hợp luật có quy định”. Như vậy phải hiểu là, việc đăng ký biện
pháp bảo đảm chỉ mang tính bắt buộc trong trường hợp luật – là các văn bản do Quốc
hội ban hành có quy định. Như vậy, nếu áp dụng quy định về đăng ký biện pháp bảo
đảm theo BLDS 2015 thì sẽ không áp dụng Thông tư 05/TTLB-BTP-BTNMT ngày
16/6/2005 vì đây là văn bản dưới luật.
2.6 Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 có hiệu lực đối kháng với với
người thứ ba không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 có hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Lý
do bởi vì trong Quyết định số 21 không chỉ có mối quan hệ giữa bên có quyền (Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) và bên có nghĩa vụ (ông Lê Vĩnh Thọ và bà
Nguyễn Thị Ngọc Loan) mà bên cạnh, còn có bên thứ ba (ông Phan Thái Tân).
Ngoài ra, điểm để nhận biết hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 có hiệu lực đối
kháng với người thứ ba là khi ông Thọ, bà Loan chuyển nhượng chiếc xe vốn là tài sản
thế chấp cho bà Giao, rồi bà Giao chuyển nhượng tiếp cho ông Tân thì Tòa án đã căn cứ
vào những quy định về hiệu lực đối kháng (Điều 308) để buộc ông Tân phải trả lại chiếc
xe đó.
2.7 Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS năm 205), Ngân
hàng có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả
lại tài sản thế chấp (xe oto) không? Vì sao?
Giữa ngân hàng và ông Thọ, bà Loan tồn tại hợp đồng thế chấp chiếc xe để bảo đảm
cho khoản vay. Vì vậy, kể từ lúc hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì sẽ phát sinh hiệu lực
đối kháng với người thứ ba trong trường hợp này là ông Tân theo quy định tại khoản 1
Điều 297 BLDS 2015.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 166 BLDS 2015 thì chủ sở hữu hoặc chủ thể có
quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản khi tài sản đó bị chiếm hữu bất hợp
pháp, còn trong trường hợp này ông Tân sở hữu chiếc xe thông qua giao dịch chuyển
nhượng với bà Giao nên không thể khẳng định ông Tân chiếm hữu bất hợp pháp chiếc
xe nói trên. Do đó, ngân hàng không thể áp dụng Điều 166 BLDS để đòi lại tài sản mà
thay vào đó là áp dụng khoản 2 Điều 297 BLDS để truy đòi lại chiếc xe là tài sản bảo
đảm trong hợp đồng thế chấp với ông Thọ, bà Loan.

2.8 Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe oto) cho Ngân hàng
có thuyết phục không? Vì sao?
Việc toà án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp( xe oto cho Ngân hàng có thuyết phục,
căn cứ vào những quy định về hiệu lực đối kháng (điểm b khoản 1 Điều 308 BLDS
2015) quy định trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người
thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được
thanh toán trước.

Vấn đề 3: Đặt cọc

*Tóm tắt Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 của Toà án nhân dân
cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh:

- Ai: Công ty Ninh Thuận (CTNT) và Công ty Hoàng Quân (CTHQ)


- Cái gì: CTHQ khởi kiện yêu cầu CTSLT hoặc Ngân hàng TMCP chi nhánh tỉnh
Ninh Thuận hoàn trả 1 tỉ đồng không yêu cầu lãi suất
- Vì sao:
+ Năm 2008, CTNT ký biên bản thoả thuận bán cổ phiếu thuộc sở hữu của
công ty SCIC cho CTHQ với tổng giá trị là 3.919.200 đồng sau đó CTHQ
chuyển 1 tỉ tiền đặt cọc vào tài khoản của CTNT. Ngân hàng trích tiền từ tài
khoản này để thu nợ vay của CTNT.
+ Tháng 5/2010, Công ty SCIC bán toàn bộ số cổ phiếu đó cho CTSLT. Thoả
thuận không thành, CTNT cam kết hoàn trả 1 tỉ tiền đặt cọc
+ Sau đó, CTNT xác nhập vào CTSLT, tuy nhiên quá trình mua bán nợ không
có văn bản bàn giao khoản nợ tiền đặt cọc.
- Cơ sở pháp lý: Điều 328 BLDS 2015
- Toà án phán quyết:
+ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Hoàng Quân, buộc Ngân hàng
hoàn trả 1 tỉ đồng.

3.1 Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp.

*Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố:


Đặt cọc Cầm cố
(Điều 328) (Điều 309 đến điều 316 )

- Giao tài sản đặt cọc cho bên - Giao tài sản cho bên nhận cầm
nhận đặt cọc cố.
- Tài sản đặt cọc là tiền, vật có - Tài sản cầm cố thường là động
giá trị, hoặc các vật thông sản, bất động sản, trái phiếu
thường khác mà bên đặt cọc - Cầm cố tàu bay , tàu biển là
giao cho bên nhận đặt cọc. phải đăng ký giao dịch đảm bảo,
- Giá trị tài sản có thể thấp hơn còn lại các loại cầm cố khác
giá trị đảm bảo. không cần.
- Rủi ro thấp hơn cho bên nhận
cầm cố (do đã nắm giữ tài sản)

*Khác biệt giữa đặt cọc và thế chấp:

Đặt cọc Thế chấp


(Điều 328) (Điều 317 đến Điều 327)

- Giao tài sản đặt cọc cho bên - Không giao tài sản cho bên
nhận đặt cọc. nhận thế chấp
- Tài sản đặt cọc là tiền, vật có - Tài sản thế chấp thường là bất
giá trị hoặc các vật thông động sản, có thể đã hình thành
thường khác mà bên đặt cọc hoặc hình thành trong tương lai.
giao cho bên nhận cọc. - Hầu hết các loại thế chấp đều
- Giá trị tài sản đặt cọc có thể phải đăng ký giao dịch đảm bảo.
thấp hơn giá trị hợp đồng cần - Rủi ro cao hơn cho bên nhận thế
bảo đảm. chấp.

3.2 Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc

Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLDS 2015 và Điều 328 BLDS 2015

BLDS 2005 có quy định đặt cọc phải bằng văn bản tuy nhiên ở BLDS 2015, không
có quy định cụ thể về hình thức đặt cọc có thể xác lập bằng văn bản, lời nói hoặc bằng
hành vi cụ thể. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể
hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thoả thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa
được hình thành. Pháp luật cũng không quy định thoả thuận đặt cọc bắt buộc phải công
chứng, chứng thực mà tuỳ vào sự thoả thuận của các bên.
3.3 Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 328 BLDS 2015

Căn cứ theo khoản 2 Điều 328 thì bên đặt cọc mất cọc trong trường hợp bên đặt cọc
từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt
cọc. Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả
cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

3.4 Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì
sao?

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 328 BLDS 2015, Án lệ số 25/2018/AL

Căn cứ theo khoản 2 Điều 328: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì
tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả
tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc
về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng
thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài
sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”. Pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm
về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Theo BLDS
2015 không đề cập đến trường hợp bên đặt cọc hoặc bên nhận cọc vi phạm nghĩa vụ vì
lý do khách quan hay sự kiện bất khả kháng.

Tuy nhiên, nghị định số 01/2003 của Hội đồng thẩm phán và án lệ số 25/2018 có
quy định, nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc không bị phạt cọc và bên nhận cọc phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài
sản cho bên đặt cọc.

3.5 Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho
bên nhận cọc như thế nào?

Trong nhận định của Toà án: Ngày 20/02/2008, giữa Công ty Ninh Thuận và Công
ty Hoàng Quân ký Biên bản thoả thuận về việc Công ty Ninh Thuận bán cho Công ty
Hoàng Quân cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà
nước (gọi tắt là SCIC) tại Công ty Ninh Thuận 39.192 cổ phiếu, mệnh giá 100.000
đồng/cổ phiếu, tổng giá trị 3.919.200.000 đồng. Công ty Hoàng Quân đặt cọc trước
1.000.000.000 đồng.
Ngày 22/02/2008, công ty Hoàng Quân đã chuyển số tiền đặt cọc vào tài khoản của
Công ty Ninh Thuận mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi
nhánh tỉnh Ninh Thuận theo uỷ nhiệm chi ngày 22/02/2008.

3.6 Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc
còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?

- Theo Tòa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn thuộc
sở hữu của bên đặt cọc. Vì số tiền 1.000.000.000 đồng đặt cọc chưa thuộc quyền sở
hữu của Công ty Ninh Thuận, theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 quy
định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền … trong một thời hạn
để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

3.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.

- Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản
đặt cọc là hợp lý. Mặt khác, vì tại ủy nhiệm chi ngày 22-02-2008, Công ty Hồng Quân
khi chuyền tiền vào tài khoản Công ty Ninh Thuận ghi rõ nội dung là tiền đặt cọc mua
cổ phiếu và Ngân hàng trích số tiền đặt cọc của Công ty Hồng Quân, để thu nợ vay của
Công ty Ninh Thuận là không có căn cứ pháp luật. Số tiền 1 tỷ đồng đặt cọc còn chưa
thuộc quyền sở hữu của công ty Ninh Thuận theo quy định tại Khoản 1 Điều 328
BLDS 2015 tức là tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc. Điều 256 của BLDS năm
2005 quy định "chủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản,
người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó". Do đó, Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm
đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Hồng Quân, buộc Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty Hồng
Quân 1.000.000.000 đồng là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Quyết định số 26

*Tóm tắt bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/06/2019 của Toà án nhân dân tỉnh
Quảng Ninh:

l Ai:

Nguyên đơn: Ông Vũ Đình P

Bị đơn: Ông Trần Xuân I


l Cái gì: ông P làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông I phải trả số
tiền phạt cọc là 450.000.000 đồng.

l Vì sao: Cuối năm 2016, ông P đưa trực tiếp cho ông I là 450.000.000 đồng, do tin
tưởng nên không lập giấy tờ giao nhận tiền, sau đó ông I nhờ người thân là em
gái định cư ở Mỹ để mua xe ô tô nhưng do chính sách pháp luật thay đổi nên ông
không thể nhập khẩu xe ô tô từ Mỹ về Việt Nam giúp ông P được. Tháng
11/2017, ông P đưa cho ông I ký một số giấy tờ nói là thủ tục, do tin tưởng bạn
bè nên không đọc nội dung, sau khi ký các giấy tờ trên được 03 ngày thì ông I trả
lại ông P 450.000.000 đồng tiền đặt cọc, ông P đã nhận lại số tiền này. Nhưng sau
đó ông P lại khởi kiện đòi số tiền 450.000.000đ đồng tiền phạt cọc.

l CSPL: Án lệ 25/2018/AL ngày 17/10/2018.

l Tòa án phán quyết:

- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vũ Đình P, về việc yêu cầu ông

Trần Xuân I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ

- Buộc ông Vũ Đình P phải chịu 22.000.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm,

- Buộc ông Vũ Đình P phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm;

3.8 Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?

-“Căn cứ theo Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số Quyết
định 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
“Trường hợp nhận thiết lập không thể thực hiện đúng cam kết là do yếu tố khách hàng
quan và bên nhận đặt đổ không phải chịu phạt cọc””....ngay quyết định của Tòa án:
“...Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng xét xử của Tòa án nhân dân tối cao thông qua
ngày 17/10/2018;...”
Tuyên bố: Không chấp nhận yêu cầu khởi động của ông Vũ Đình P, về yêu cầu công
việc ông Trần Xuân Tôi phải trả số tiền phạt tiền là 450.000.000đ (bốn trăm năm triệu
đồng)

3.9 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có
thuyết phục không? Vì sao?

- Theo nhóm thì áp dụng án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh này là không phù hợp.
Vì: Mua bán xe ô tô nhập khẩu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ có
doanh nghiệp mới được đăng ký kinh doanh ngành nghề này theo nghị định
116/2017/CP có hiệu lực ngày 17/10/2017. Nhưng giao dịch đặt cọc mua xe nhập khẩu
giữa ông P và ông I thỏa thuận từ tháng 8/2016 ông I đã thừa nhận nhận tiền cọc,
nhưng tháng 11/2017 hai bên ký thỏa thuận gia hạn thời hạn giao xe đến 1/2018 (ông I
vì tin tưởng không đọc biên bản mà ký luôn là lỗi của ông I). Về nguyên tắc thì hành
vi xảy ra ở thời điểm nào thì áp dụng văn bản ở thời điểm đó. Trong trường hợp này
thì giao dịch dân sự kéo dài từ năm 2016 đến năm 2018 và có hình thức phù hợp với
LDS 2015 nên căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 688 LDS 2015 và Nghị định 116/2017/CP.
Vậy nên hợp đồng đặt cọc mua bán xe ô tô nhập khẩu là vô hiệu. Hậu quả pháp lý là
hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận ông P đã nhận lại tiền từ ông I. Nên không
cần áp dụng án lệ số 25/2018/AL vì hợp đồng đặt cọc này vô hiệu.

3.10 Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu
ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số
25/2018/AL không? Vì sao?

Việc Tòa án “không chấp nhận yêu cầu khởi động của ông P, về công việc yêu cầu
ông I phải trả số tiền phạt là 450.000.000đ” phù hợp với Án số 25/2018/AL. Căn cứ
theo Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông
qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA
ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Trường hợp bên
nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do yếu tố khách quan và bên nhận
đặt cọc không phải chịu phạt cọc”. Vì vụ việc có tình tiết tương tự, sự kiện pháp lý
tương đồng nên có thể giải quyết giống với Án lệ sô 25/2018/AL.
-Đoạn trong nhận định Tòa án: “Ông I đã có từng nhờ em gái mua ô tô nhập khẩu từ
Mỹ về Việt Nam để sử dụng, nên ông mới đồng ý mua hộ gia đình ông P. Nhưng công
việc nhập khẩu ô tô nước ngoài hoàn toàn phụ thuộc về vào chính sách quản lý của
Nhà nước ở từng điểm và phụ thuộc vào người bên trong Mỹ và Đại lý nhập khẩu.
- Ông P biết ông I không có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện nhập
khẩu xe để bán cho ông P; ông P biết rõ điều này và không có tài liệu, chứng cứ gì
chứng minh rằng ông I có khả năng bán xe ô tô cho ông P.
- Do đó, việc ông I không thực hiện được thỏa thuận là do yếu tố khách quan.”

​VẤN ĐỀ 4
BẢO LÃNH
4.1. Những đặc trưng của bảo lãnh
- Thứ nhất, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
người được bảo lãnh nếu như người được bảo lãnh sau này không thực hiện, thực hiện
không đúng hoặc không đầy đủ (Người thứ ba ở đây có thể là cá nhân hoặc pháp
nhân).
- Thứ hai, chủ thể của quan hệ bảo lãnh gồm hai bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
- Thứ ba, bảo lãnh là một biện pháp đối nhân. Có thể hiểu bảo đảm đối nhân là việc
bên bảo đảm được quyền yêu cầu đối với chính bên cam kết bảo đảm. Đối với biện
pháp bảo lãnh, bên có quyền chỉ trao quyền yêu cầu đối với bên bảo lãnh về việc thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh và không được trao quyền đối với một tài sản cu thể nào của
bên bảo lãnh. Bản chất của bảo lãnh không phải là việc người bảo lãnh bằng danh dự,
uy tín cảu mình mà thực chất bằng toàn bộ khối tài sản của mình để cam kết sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện hoặc thức
hiên không đầy đủ.Trong bảo lãnh – bảo đảm đối nhân, cái mà người nhận bảo lãnh
quan tâm là người đứng ra bảo lãnh và khả năng tài chính của anh ta ( toàn bộ khối tài
sản mà người nhận bảo lãnh có) mà không hướng vào một tài sản cụ thể nào.
- Thứ tư, về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh khi bên có ngĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc chỉ
khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Người có
quyền (bên nhận bảo lãnh) chỉ có quyền yêu cầu người thứ ba (bên bảo lãnh) phải thực
hiệssn nghĩa vụ bảo lãnh khi đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa
vụ (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đồng
thời, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong phạm vi đã cam kết.
- Thứ năm, về tính phụ thuộc của nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ được bảo lãnh.
Nghĩa vụ bảo lãnh là một nghĩa vụ phụ nó có thể được thể hiện là hợp đồng phụ bảo
đảm cho hợp đồng chính và cũng có thể là các điều kiện để thực hiện hợp đồng chính.
Nghĩa vụ bảo lãnh luôn tồn tại và phụ thuộc vào nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, việc
giao kết nghĩa vụ bảo lãnh chỉ được đưa ra bàn bạc khi có một nghĩa vụ tài sản mà một
chủ thể khác phải thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ này cần được bảo đảm, người
bảo lãnh cam kết không phải với nghĩa vụ tài sản đó mà như là người có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp chính người có nghĩa vụ không thực hiện. Chính
vì vậy, các nghĩa vụ bảo lãnh không thể xuất hiện trước nghĩa vụ được bảo lãnh (nghĩa
vụ chính). Từ đó có thể thấy rằng giá trị của nghĩa vụ bảo lãnh lệ thuộc vào giá trị của
nghĩa vụ được bảo lãnh và vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh không thể rộng hơn phạm vi
nghĩa vụ được bảo lãnh. Sự phụ thuộc được thể hiện: xác lập biện pháp bảo lãnh nhằm
bảo đảm cho nghĩa vụ khác thực hiện; nghĩa vụ được bảo lãnh là cơ sở để quy định
nghĩa vụ bảo lãnh như thời hạn, nội dung, hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh phải phù hợp
và phụ thuộc vào nghĩa vụ được.
4.2. Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh.
- Thứ nhất, khác với BLDS 2005, BLDS 2015 đã loại bỏ quy định về hình thức bảo
lãnh. Theo đó, việc bảo lãnh không nhất thiết phải được lập bằng văn bản như theo quy
định tại Bộ luật Dân sự 2005 mà có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào của
hợp đồng như bằng thỏa thuận miệng, văn bản và hành vi cụ thể. Thực tiễn cho thấy,
trong nhiều trường hợp, các bên xác lập biện pháp bảo lãnh dưới nhiều hình thức khác
nhau. Việc BLDS 2005 quy định biện pháp bảo lãnh bắt buộc phải bằng văn bản là
không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Như vậy, có thể thấy rằng Bộ luật Dân sự
2015 đã hoàn toàn tôn trọng sự tự do ý chí của các bên trong việc lựa chọn hình thức
của hợp đồng bảo lãnh. Các bên có thể tự do lựa chọn hình thức là văn bản, bằng lời
nói, bằng hành vi cụ thể[1] 4trừ trường hợp pháp luật bắt buộc phải được thể hiện bằng
văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo quan điểm của nhóm tác giả thì quy định như vậy có ưu điểm nhưng cũng có
những nhược điểm nhất định. Ưu điểm ở đây là các bên có thể giao kết hợp đồng bảo
lãnh dưới bất kỳ hình thức nào mà không bị bó buộc trong một hình thức nhất định,
theo đó thì không bắt buộc phải thực hiện những thủ tục rườm rà (như trong trường
hợp phải công chứng, chứng thực), tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, việc Bộ
luật Dân sự 2015 cho phép các bên tham gia quan hệ bảo lãnh tự do lựa chọn hình thức
bảo lãnh có thể là một hạn chế vì nếu hợp đồng bảo lãnh không được lập thành văn
bản và có công chứng, chứng thực trong một số trường hợp cụ thể thì xác suất xảy ra
tranh chấp là rất cao. Do đó, khi lựa chọn hình thức của hợp đồng bảo lãnh, các bên
cần cân nhắc về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên để có thể lựa chọn ra hình thức phù
hợp nhất.
- Thứ hai, điểm mới về phạm vi bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, BLDS 2015 có mở
4
Nghị định số 11/2012/NĐ – CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về Giao dịch bảo đảm.
rộng thêm nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi trên số tiền chậm trả” so với quy định chỉ có
“tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận
khác” ở BLDS 20055 . Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy định
thêm việc các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Với quy định trên, việc BLDS 2015 mở rộng thêm nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi trên
số tiền chậm trả” nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bên nhận bảo lãnh. Rõ ràng, khi bên
bảo lãnh và bên được bảo lãnh chậm trả nợ cho bên nhận bảo lãnh, thì bên nhận bảo
lãnh không thể sử dụng khoản tiền đáng ra là của họ để thực hiện công việc khác, do
đó pháp luật đã bổ sung thêm quy định này với mục đích bảo đảm lợi ích đáng ra bên
nhận bảo lãnh sẽ được hưởng, nếu không có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia.
Ngoài ra, Khoản 4 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy định trường hợp nghĩa vụ được
bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm
nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn
tại.
- Thứ ba, về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh. Điều 340 BLDS 2015 quy định rằng,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh
thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện. So với
quy định bên bảo lãnh chỉ được yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với
mình trong phạm vi bảo lãnh, khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ tại Điều 367
BLDS 2005.
Với quy định này, bên bảo lãnh có thể yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
đối với mình ngay cả khi bên bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với bên nhận bảo
lãnh trong phạm vi nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện. Hay nói cách khác, bên bảo
lãnh, họ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh đến đâu (trong phạm vi bảo
lãnh) thì họ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh phải hoàn trả lại cho họ đến đó. Rõ
ràng, thời điểm bên bảo lãnh có quyền yêu cầu theo quy định của BLDS 2015 là sớm
hơn so với quy định bên bảo lãnh chỉ được quyền yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả

5
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1 – 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.
lại nghĩa vụ mà họ đã thực hiện thay khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ thay cho bên được
bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.
- Thứ tư, về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Tại Điều 342 BLDS 2015 có quy
định: “1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. 2. Trường hợp bên bảo lãnh
không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên
bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.
Đây là điểm mới đáng chú ý so với quy định trong BLDS 2005. Cụ thể, BLDS 2005,
tại Điều 369 có nói đến việc bên bảo lãnh phải đưa tài sản của thuộc sở hữu của mình
để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Với điểm mới này, pháp luật đã quy định cụ thể hơn, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích
của bên nhận bảo lãnh khi bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ bảo lãnh, thông qua việc trao cho họ quyền được yêu cầu bên bảo lãnh thanh
toán giá trị nghĩa vụ và buộc bên bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại (nếu có) do hành
vi vi phạm nghĩa vụ đó gây ra. Thiệt hại là có thể là thiệt hại thực tế do hành vi vi
phạm nghĩa vụ đó gây ra, hoặc có thể là khoản lợi mà bên nhận bảo lãnh đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm đó.
- Thứ năm, về việc hủy bỏ việc bảo lãnh. BLDS 2005 tại Điều 370 có quy định:
Việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, BLDS 2015 không có điều khoản quy định
việc hủy bỏ việc bảo lãnh.
Việc BLDS 2015 không quy định trường hợp, cũng như điều kiện hủy bỏ việc bảo
lãnh là để quy định ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với nghĩa vụ
bảo lãnh. Mặc dù BLDS 2015 không có quy định, tuy nhiên, việc bảo lãnh có thể được
hủy bỏ nếu bên nhận bảo lãnh đồng ý, điề này thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận của các
bên, bởi suy cho cùng, biện pháp này phát sinh từ thỏa thuận của hai bên, thì việc hủy
bỏ cũng phải do hai bên cùng thống nhất.
Tóm tắt quyết định số 02/2013/KDTM- GĐT của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao.
Nguyên đơn là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương Chi nhánh Đồng Nai và bị
đơn là bà Đỗ Thị Tỉnh cùng những người có quyền lợi liên quan là Ông Trần Văn
Miễu và bà Nguyễn Thị Cà. Ông Miễn và bà Cà vì muốn vay số tiền 70 triệu đồng,
nên đã ký giấy ủy quyền và hợp đồng thế chấp nhà đất để bà Tỉnh vay tiền Quỹ tín
dụng theo yêu cầu của bà Trang (người quen của ông Miễn và bà Cà). Sau đó bà
Tỉnh vay được số tiền 900 triệu, ông Miễn và bà Cà nhận được 70 triệu và bà Trang
được 30 triệu. Ngày 26/9/2007, bà Tỉnh trả 200 triệu và ông Miễu và bà Cà cũng trả
70 triệu. Nay, Quỹ tín dụng khởi kiện đòi 630 triệu còn thiếu và lãi suất. Tòa giám
đốc thẩm nhận định cần làm rõ liệu hợp đồng thế chấp có đủ điều kiện để có hiệu
lực hay không. Trong trương hợp xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
giữa các bên có hiệu lực thì phải tuyên theo đúng quy định tại điều khoản của hợp
đồng; Điều 361 BLDS 2005 là khi bà Tỉnh không trả nợ hoặc trả không đủ thì ông
Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc trả không đủ thì
mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

4.4 Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh
- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh cam kết bảo lãnh cam kết bảo lãnh, bên thứ
ba cam kết với bên có quyền thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nghĩa vụ bảo lãnh đến hạn mà bên bảo lãnh
không thực hiện nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh.

4.5 Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
- Theo khoản 1 Điều 342 BLDS 2015: “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
- Theo khoản 2 Điều 335 BLDS 2015: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo
lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên
được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
4.6 Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
- Theo Quyết định, khi người được bảo lãnh là bà Mát không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thực hiện
được người bảo lãnh là bà Thắng và ông Ân mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả
nợ thay cho bà Mát.
4.7. Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
Toà giám đốc thẩm không chấp nhận hướng giải quyết liên đới trên. Theo đoạn số 17,
phần nhận thấy: “Toà án cả hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm (lần hai) xác định bà Thắng là
bị đơn, bà Mát và ông Tam là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là không đúng
quy định của tố tụng dân sự. Trong vụ án này người vay tiền là bà Mát, ông Tam nên
phải xác định là bị đơn, còn bà Thắng chỉ là người có nghĩa vụ liên quan. Trong hồ sơ
cũng phải đưa ông Ân vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan nhưng Toà án cả hai cấp cũng không thực hiện là thiếu sót. Từ sai lầm trên
dẫn đến Toà án thành phố Biên Hoà thụ lý vụ án sơ thẩm cũng không đúng thẩm
quyền. Đây là những vi phạm rất nghiêm trọng về tố tụng trong giải quyết vụ án này.
Những sai sót về tố tụng này còn dẫn đến sai sót về nội dung khi toà án cả hai cấp
buộc nghĩa vụ trả nợ cho bà Thắng là người chịu trách nhiệm chính sau đó mới đến
ông Mát, ông Tam nên cần phải huỷ cả hai bản án để xét xử lại”.

4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến vấn đề liên đới nêu trên.
Theo nhóm tác giả, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý khi không
chấp nhận việc liên đới chịu trách nhiệm.
Ở góc độ văn bản, Điều 361 BLDS 2005 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba
(say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh),
nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa
vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Như vậy
trách nhiệm “thực hiện nghĩa vụ thay” là nghĩa vụ độc lập của người thứ ba (bên bảo
lãnh) đối với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) khi bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh)
vi phạm nghĩa vụ6. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào theo hướng bên
bảo lãnh và bên có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm.
Toà giám đốc thẩm đã xác định người vay tiền là bà Mát, bà Thắng là người bảo
lãnh. Chính vì vậy, bà Mát có nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi cho bà Nhung. Trường hợp
đến thời hạn mà bà Mát không có khả năng trả hết hoặc chỉ trả được một phần thì bà
Thắng là người có nghĩa vụ trả phần còn lại cho bà Nhung.
Tuy nhiên ở khía cạnh thực tiễn, chúng ta cũng có thể xem xét đến việc bên bảo lãnh
và bên được bảo lãnh liên đới chịu trách nhiệm bởi lẽ điều này sẽ nâng cao trách nhiệm
của bên được bảo lãnh (người có hành vi vi phạm nghĩa vụ). Ngoài ra, theo hướng này
cũng có thể bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bên có quyền
4.9. Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.
- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là khi người thứ ba cam kết với bên có
quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên nghĩa vụ nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ
mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đó là khi
nghĩa vụ bảo lãnh được phát sinh.
- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là thời điểm bên có quyền yêu cầu bên có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ hoặc bên có nghĩa vụ hết thời hạn mà không thực hiện
nghĩa vụ của mình với bên có quyền.
4.10. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo khoản 2 Điều 335 BLDS 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc
bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường
hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”7. Như vậy,
pháp luật chỉ quy định về việc người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ khi có thỏa thuận.
Người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong 2 thời điểm:

6
Nguyễn Trương Tín, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 18.
7
Khoản 2 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015.
- Khi nghĩa vụ được bảo lãnh đến hạn, những người được bảo lãnh chưa thực hiện
được nghĩa vụ. Trường hợp này việc bảo lãnh là luật định, không cần thỏa thuận giữa
các bên.
- Khi đến hạn chưa đủ mà có chứng minh được người có nghĩa vụ không có khả
năng thực hiện. Trường hợp này, các bên phải có thỏa thuận để người thứ 3 thực hiện
công việc bảo lãnh.
4.11. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh?
Theo Quyết định, người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bà Mát không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì
phần không thực hiện được thì bà Thắng mới phải có chịu trách nhiệm thực hiện thay.
Quyết định 968/2011/DS-GĐT cho thấy: “Như vậy, căn cứ vào các tài liệu nêu trên có
cơ sở xác định bà Mác là người vay tiền của bà Nhung, còn bà Thắng và ông Ân
(Nhơn) chỉ là người bảo lãnh cho bà Mát nên trước hết cần xác định bà Mát phải là
người thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bà Nhung; nếu bà Mát không có khả
năng thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện thay theo
quy định tại Điều 361, 363 và Điều 365 Bộ luật Dân sự”.

4.12. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực
hiện
nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
- Theo nhóm, có tồn tại bản án, quyết định theo hướng giải quyết trên về thời
điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cụ thể là Bản án 16/2018/DS-ST ngày
14/5/2018 của Tòa án nhân dân quận S thành phố Đà Nẵng về tranh chấp hợp đồng
vay tài sản.
4.13. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm?
- Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của
pháp luật. Bởi lẽ, việc lập giấy biên nhận có sự bảo lãnh của ông Ân và bà
Thắng đã ngầm hàm chứa nội dung là sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ,
như là một căn cứ cho rằng hai ông bà sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho bà
Nhung thay cho bà Mát trong trường hợp bà Mát không thực hiện được nghĩa
vụ thanh toán của mình.
- Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại, nghĩa vụ bảo lãnh sinh ra từ cam kết của người thứ
ba nhưng đây là nghĩa vụ mà việc thực hiện “có điều kiện”. Bởi lẽ, BLDS đã
quy định người bảo lãnh sẽ thực hiện thay nếu người được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đủ và nội dung này cho thấy nghĩa vụ bảo lãnh sinh
ra từ cam kết của người bảo lãnh nhưng chưa chắc sẽ phải thực hiện và việc
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh còn phụ thuộc vào nghĩa vụ được bảo lãnh có được
thực hiện đầy đủ hay không.6
- Hướng giải quyết trên thỏa đáng cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
Vì khi giải quyết vụ án ta phải xem xét thực kỹ khả năng thực hiện nghĩa vụ
của người được bảo lãnh để tránh việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình
và đẩy trách nhiệm đó cho người bảo lãnh. Việc làm này giúp bảo quyền quyền
và lợi ích hợp pháp cho người bảo lãnh.

You might also like