You are on page 1of 24

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Chủ đề: Pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản

Giảng viên: Th.S Trần Đoàn Hạnh


Lớp: BSA1314 - 20232 - 03
Nhóm : 7

Thành viên nhóm:


1. Nguyễn Thùy Dương - B22DCTC026
2. Nguyễn Thị Ngọc Khánh - B22DCTC058
3. Lưu Công Tùng - B21DCKT165
4. Nguyễn Quốc Trung - B21DCQT179
5. Vương Thị Hồng Hạnh - B22DCKT063
6. Ngô Nguyệt Minh - B22DCTC073
MỤC LỤC

A.Lời mở đầu........................................................................................................3
B.Nội dung :..........................................................................................................4
I. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản..................4
1.1. Khái niệm:.............................................................................................4
1.2. Đặc điểm pháp lý :................................................................................5
II. Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản..................................................6
2.1. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản..............................................6
2.2. Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản..............................................7
2.3. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản:.....................................7
2.4. Giá và phương thức thanh toán :...........................................................8
2.5. Chất lượng của tài sản.........................................................................10
III. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản.............................12
3.1. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự.................................................12
3.2. Tính tự nguyện của chủ thể tham gia..................................................13
3.3. Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội.....................................................................13
3.4. Về hình thức hợp đồng mua bán tài sản .............................................14
IV. Thực hiện hợp đồng mua bán tài sản :...................................................14
4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán:.........................................................14
4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bán:.........................................................18
V. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán tài sản.................................22
C. Kết luận........................................................................................................24

2
A. Lời mở đầu

Trong xã hội hiện đại, việc kinh doanh và giao dịch tài sản là một phần
không thể thiếu của cuộc sống kinh tế. Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch
và ổn định trong các giao dịch này, pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Việc tạo ra các quy định và nguyên tắc rõ ràng về
hợp đồng mua bán không chỉ là cơ sở pháp lý cho các bên tham gia giao dịch
mà còn là công cụ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Trên thực tế, pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản không chỉ giới hạn ở
một quốc gia mà còn phản ánh sự phức tạp và đa dạng của các mối quan hệ
thương mại quốc tế. Qua việc nghiên cứu và thảo luận về các quy định pháp lý
liên quan, ta có thể nhìn nhận được sự liên kết sâu rộng giữa pháp luật và hoạt
động kinh doanh trên diện rộng.

Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về pháp luật về
hợp đồng mua bán tài sản, bao gồm cả các nguyên tắc cơ bản, quy định chi tiết,
cũng như những thách thức và cơ hội mà các doanh nghiệp thường gặp phải khi
thực hiện các giao dịch này. Chúng ta cũng sẽ xem xét vai trò quan trọng của
việc tuân thủ pháp luật trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh
và bền vững.

Qua đó, hy vọng rằng bài thảo luận này sẽ cung cấp cho mọi người cái
nhìn tổng quan và sâu sắc về pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản, đồng thời
góp phần làm sáng tỏ về vai trò quan trọng của pháp luật trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế và xã hội.

Nhóm nghiên cứu

3
B. Nội dung :

I. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản

1.1. Khái niệm:


- Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán
- Bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền
cho bên bán.
- Hợp đồng mua bán được hình thành từ sự thỏa thuận giữa hai bên:
+ Bên bán: Là bên có tài sản thuộc sở hữu của mình cần chuyển giao cho
người khác để có một khoản tiền nhất định.
+ Bên mua: Là bên có nhu cầu sở hữu một tài sản nhất định nên chấp nhận
chuyển giao cho bên kia một khoản tiền để được sở hữu tài sản.

=> Do đó, hợp đồng mua bán tài sản chỉ có thể xác lập chừng nào các bên đã
thỏa thuận được với nhau về đối tượng mua bán và giá mua bán tài sản

1.2. Đặc điểm pháp lý :


- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ

Hợp đồng mua bán tài sản cũng xuất phát từ sự thỏa thuận giữa bên mua và bên
bán. Trong đó:

+ Bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản và trả tiền mua tài sản.

+ Bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao tài sản và nhận tiền bán tài
sản.

Có thể thấy, hợp đồng mua bán tài sản có sự đối ứng hai bên về nghĩa vụ. Vì
vậy, hợp đồng này được coi là một hợp đồng song vụ.

4
- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng có đền bù

+ Bên mua tài sản phải trả tiền cho bên bán tài sản, khi bên bán tài sản đã thực
hiện chuyển giao tài sản cho bên mua. Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả
cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản.
+ Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố phân biệt giữa
hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù.
Trong đó, có đền bù có nghĩa là sự trao đổi lợi ích ngang giá giữa các bên.

- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao
quyền sở hữu đối với tài sản từ bên bán sang bên mua

Khác với hợp đồng cho thuê tài sản, khi bên bán chuyển quyền sở hữu tài
sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán, bên bán có quyền sở hữu
và quyền sử dụng tài sản.

II. Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản

II.1. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản

Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản phải thỏa mãn những quy định
của pháp luật về chế độ pháp lý của đối tượng trong giao dịch dân sự. Căn cứ
theo quy định tại Điều 431, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng của hợp
đồng mua bán tài sản như sau:

a. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp
đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị
hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán
phải phù hợp với các quy định đó.
b. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

5
- Có thể thấy, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản rất đa dạng. Vì vậy,
khi tài sản được đưa vào làm đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản cần
phải đảm bảo:

+ Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ và
phải tổn tại vào thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng.

+ Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có những
chứng từ hoặc các bằng chứng khác để chứng minh quyền thuộc sở hữu của bên
bán.

+ Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là vật hình thành trong tương lai. Ví dụ:
Mua bán căn chung cư đang xây dựng. Trong trường hợp này, người bán phải
có căn cứ chứng minh vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.

+ Tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản không bị hạn chế quyền chuyển
nhượng của chủ sở hữu:

+) Không bị kê khai biên làm tài sản đảm bảo cho thi hành án.

+) Không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn không cho
đem ra giao dịch.

+) Không phải là tài sản đang đem làm tài sản đảm bảo cho việc thực hiện
một nghĩa vụ dân sự khác.

II.2. Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản

Hình thức của Hợp đồng mua bán tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng
văn bản do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.

Nếu đối tượng của Hợp đồng mua bán là tài sản phải đăng ký quyền sở
hữu thì hình thức của Hợp đồng mua bán phải bằng văn bản có công chứng
hoặc chứng thực ( mua bán nhà ở, xe cơ giới,..)

6
Hình thức của Hợp đồng mua bán là căn cứ để xác định người bán và
người mua đã tham gia vào Hợp đồng mua bán, từ đó xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự của bên vi phạm
hợp đồng.

II.3. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản:

Điều 434 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hạn thực hiện hợp
đồng mua bán như sau:

- Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải
giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài
sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

- Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu
cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài
sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

- Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định
hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán
ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
tài sản.

II.4. Giá và phương thức thanh toán :

Điều 433 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giá và phương thức thanh
toán trong hợp đồng mua bán tài sản như sau:
“Điều 433. Giá và phương thức thanh toán”
1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ
ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá,
phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

7
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá,
phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương
thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao
kết hợp đồng”.

- Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy có hai cách xác định giá cả và
phương thức thanh toán, cụ thể:
- Một là, dựa vào thỏa thuận của các bên. Để hướng đến đảm bảo mục đích
của các bên trong hợp đồng mua bán, pháp luật quy định giá cả, phương
thức thanh toán do các bên thỏa thuận trực tiếp với nhau. Đây là cách xác
định giá thông thường trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán và bên
mua thỏa thuận về giá cả của tài sản dựa trên nhu cầu của họ. Sau khi
thỏa thuận các bên đi đến một thống nhất chung biểu hiện bằng một số
tiền nhất định. Những thỏa thuận của các bên có thể là đưa ra một mức
giá cụ thể đối với tài sản mua bán, đưa ra phương pháp xác định giá hoặc
áp dụng hệ số trượt giá khi có sự biến động về giá cả trên thị
trường,...Việc áp dụng quy định này có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, nó còn là điều kiện để các bên có thể thỏa thuận về những
hợp đồng có liên quan đến đối tượng phải thực hiện trong thời gian dài.
Đối với một số tài sản mang tính chất đặc thù cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền có quy định về giá cả và phương thức thanh toán, thì các bên vẫn
có quyền thỏa thuận nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định đó.
Thông thường, pháp luật tôn trọng thỏa thuận tự do ý chí của các chủ thể,
tuy nhiên, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định giá cả và
phương thức thanh toán đã làm hạn chế quyền tự do của các bên. Những
việc quy định như vậy thường áp dụng đối với những mặt hàng thiết yếu,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người dân, do đó, thông
8
quan việc áp dụng giá cả phương thức thanh toán tài sản mua bán, Nhà
nước đang bảo vệ lợi ích của các chủ thể.
Ví dụ: UBND cấp có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất thì giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất không thể dưới khung giá do UBND cấp tỉnh quy
định.
- Hai là, do người thứ ba xác định. Các bên có thể thỏa thuận về giá cả,
phương thức thanh toán, nhưng đôi khi, thỏa thuận mang tính chất chủ
quan, có thể một trong hai bên không hiểu rõ về gái cả tài sản sẽ rất dễ bị
bên kia lừa đảo, ép giá nhằm trục lợi cho mình. Trong trường hợp này, để
đảm bảo công bằng khách quan, các bên có thể thông qua người thứ ba để
xác định giá cả của tài sản mua bán và phương thức thanh toán. Bên thứ
ba định giá có thể là cơ quan thẩm định giá, xác định giá tài sản.
Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá thì
giá được xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại tại thời điểm
giao kết hợp đồng. Pháp luật cũng cho phép các bên được thỏa thuận về
phương thức thanh toán là một lần hay nhiều lần, thanh toán tiền mặt
hoặc hiện vật, nhưng nếu các bên không có thỏa thuận thì phương thức
thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết
hợp đồng. Quy định này nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc xác
định giá, phương thức thanh toán, bảo vệ lợi ích của các bên.

II.5. Chất lượng của tài sản

“Điều 432. Chất lượng của tài sản mua bán

1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.

2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất

9
lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định
theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

3. Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất
lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo
tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất
lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc
theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định
của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy chất lượng của tài sản mua bán được
xác định dựa trên các yếu tố sau:

- Một là, thỏa thuận của các bên. Chất lượng của tài sản được xem xét dựa
trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Trong hợp đồng mua bán tài sản, mục
đích của bên mua là xác lập quyền sở hữu với tài sản và sở hữu tài sản về
mặt thực tế, vì vậy, chất lượng của tài sản có thể do các bên tự do thỏa
thuận. Hợp đồng mua bán tài sản hình thành dựa trên cơ sở thuận mua,
vừa bán, vì vậy sự thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản mua
bán là hoàn toàn phù hợp.
- Hai là, nếu chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất
lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác
định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

10
Thông thường, tiêu chuẩn chất lượng của tài sản mà đã được công bố
hoặc được quy định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ xác định
chất lượng tối thiểu phải đạt được. Điều đó có nghĩa bên bán có thể thỏa
thuận chất lượng của tài sản mua bán ở một giới hạn cao hơn các tiêu
chuẩn hoặc quy định của cơ quan Nhà nước đã công bố.
- Ba là, nếu các bên không có thỏa thuận rõ ràng về chất lượng tài sản mua
bán thì chất lượng chuẩn được áp dụng. Chất lượng do cơ quan Nhà nước
quy định và được công bố nhằm mục đích ổn định thị trường, còn trên
thực tế thỏa thuận của các bên trong hợp đồng vẫn mang tính quyết định,
vì vậy, bên bán hoàn toàn có thể thỏa thuận về chất lượng cao hơn giới
hạn chuẩn được công bố.
Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nào về chất
lượng của tài sản mua bán, thì đương nhiên chất lượng được công bố,
được cơ quan Nhà nước quy định sẽ được áp dụng.
- Bốn là, khi các bên không có thỏa thuận về chất lượng tài sản, mà cũng
không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản được công bố, quy định của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề.

III. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản

Dù là hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự hay hợp đồng bảo
hiểm,...thì để một hợp đồng có hiệu lực pháp lý thì cần các điều kiện sau:

III.1. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự

Để hợp đồng có hiệu lực thì điều kiện đầu tiên là người tham gia hợp đồng
phải có năng lực hành vi dân sự.

- Đối với cá nhân:


+ Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: tự mình xác lập,
thực hiện các hợp đồng dân sự
11
+ Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng
dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký
và giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+ Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Chưa đủ 6 tuổi: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự: do người đại diện theo pháp luật xác
lập, thực hiện.
+ Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày.
(Cơ sở pháp lý: Điều 20 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015)

- Đối với pháp nhân:

Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua
người đại diện hợp pháp
Thực hiện trong phạm vi đại diện và tham gia các giao dịch phù hợp với
phạm vi hoạt động.
( Cơ sở pháp lý: Điều 135, 136, 137, 138, 141 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 2
Công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19 tháng 7 năm 2017. )

III.2. Tính tự nguyện của chủ thể tham gia

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là các bên tham gia giao dịch hoàn
toàn tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận về nội dung của giao dịch, không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác;

Các bên tự nguyện thỏa thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

12
(Cơ sở pháp lý: Điều 117, 127 Bộ luật Dân sự 2015)

III.3. Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể
thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội,
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Để hợp đồng dân sự có hiệu lực thì mục đích, nội dung không vi phạm
điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, nếu có thì vô hiệu theo Bộ luật Dân sự.

(Cơ sở pháp lý: Điều 117, 118, 123 Bộ luật Dân sự 2015)

III.4. Về hình thức hợp đồng mua bán tài sản .

Theo Điều 24 Luật thương mại 2005:“Hợp đồng mua bán hàng hóa được
thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.Đối
với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành
lập bằng văn bản thì phải tuân thủ theo các quy định đó”. Theo nguyên tắc
chung, nếu hình thức của văn bản là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thì phải
tuân theo quy định đó. Như vậy, hình thức của hợp đồng không phải là điều
kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực, nó chỉ là điều kiện có hiệu lực khi pháp
luật có quy định. Trường hợp các nên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi
pháp luật bắt buộc hợp đồng đó phải tuân thủ về hình thức thì hợp đồng mua
bán bị vô hiệu.

13
IV. Thực hiện hợp đồng mua bán tài sản :

IV.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán:


- Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng:

1. Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả
thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì
phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:

a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;

b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho
bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

- Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ:

1. Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật
không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi
thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật
được giao đồng bộ;

b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ
thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ

14
luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật dân sự 2015 và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật
không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được
giao đồng bộ.

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng:

Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua
bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa
vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn
hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục
đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.

- Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán:

1. Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên
mua không bị người thứ ba tranh chấp.

2. Trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía
bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu
một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng
và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của
người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Bảo đảm chất lượng vật mua bán:

1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu
sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá
trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra

15
khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật
khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu
hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.

3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau
đây:

a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;

b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;

c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.

- Nghĩa vụ bảo hành:

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là
thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định.

Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận
vật.

- Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành:

1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng
hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ
nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn
do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể
sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì

16
bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả
lại vật và lấy lại tiền.

- Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành:

1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu
cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong
thời hạn bảo hành.

2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy
ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên
mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại.

IV.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bán:

- Trách nhiệm giao tài sản không đúng chủng loại:

+ Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:

1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận;

2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;

3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng
chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

+ Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với
thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp
đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

17
- Nghĩa vụ trả tiền:

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền
được quy định trong hợp đồng.

2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn
thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các
bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì
bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi
trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự 2015.

- Quyền yêu cầu bảo hành:

Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua
bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật
có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

- Thời điểm chịu rủi ro:

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua,
bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp
có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng
ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký,
bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.

- Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu:

1. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các
bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

18
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì
chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác
định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc
theo tiêu chuẩn ngành nghề.

3. Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở
hữu được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù
hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

4. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi
phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán
phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến
việc chuyển quyền sở hữu.

- Mua bán quyền tài sản:

1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm
thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết đảm bảo khả
năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm
thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua
nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm
đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

- Bán đấu giá tài sản:

Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy
định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự

19
đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.

Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh
bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện
theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

- Mua sau khi sử dụng thử:

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một
thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả
lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời
thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận
vật dùng thử.

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời
hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối
tượng cùng loại.

2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải
chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong thời
hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp,
cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

3. Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán
và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử.
Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do
việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.

- Mua trả chậm, trả dần:

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua
trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở

20
hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua
có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời
gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Chuộc lại tài sản đã bán:

1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau
một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa
thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối
với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào,
nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là
giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.

2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển
quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.

V. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán tài sản

Trong quá trình thực hiện trao đổi, mua bán sẽ có thể phát sinh một vài
vấn đề do một trong hai bên vi phạm hợp đồng, Bộ luật dân sự 2015 đã có
những quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên liên quan do vi phạm hợp
đồng mua bán tài sản

21
● Khi vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải thực hiện các hình thức
như sau: Buộc phải thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi
thường thiệt hại hoặc tạm ngừng đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng
trong các trường hợp quy định cụ thể như sau:
- Trong trường hợp giao tài sản không đúng số lượng trong điều 437 quy
định:
1. Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa
thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì
phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:

a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;

b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho
bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

- Trong trường hợp giao vật không đồng bộ theo điều 438 :
1. Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật
không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi
thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật
được giao đồng bộ;

b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ
thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ
luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều

22
468 của Bộ luật này và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không
đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao
đồng bộ.

Điều 439 quy định trường hợp giao tài sản không đúng chủng loại:

- Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:

1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.

2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.

3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng
chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

- Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng
với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ
phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
- Trong trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì
phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo đúng quy định.

23
C. Kết luận

Hợp đồng mua bán tài sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc
đẩy hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Pháp luật
về hợp đồng mua bán tài sản không chỉ là cột mốc pháp lý quan trọng mà còn là
nền tảng cho sự tin cậy và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Việc có một hệ thống pháp luật rõ ràng và minh bạch về hợp đồng mua bán tài
sản giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, giảm thiểu rủi ro và xung
đột pháp lý. Đồng thời, nó cũng khuyến khích sự sáng tạo và sự tự do kinh
doanh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động hiệu quả, cần có sự hợp tác chặt
chẽ giữa các bên tham gia và cơ quan quản lý. Cần phải liên tục cập nhật và
điều chỉnh pháp luật theo tình hình thực tế, cũng như tạo ra các cơ chế kiểm tra
và giám sát để đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng đắn các quy định.

Cuối cùng, việc nâng cao ý thức pháp luật của cộng đồng và tạo ra một
văn hóa tuân thủ pháp luật sẽ giúp tăng cường tính hiệu quả và minh bạch của
hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản, đồng thời thúc đẩy sự phát
triển bền vững của nền kinh tế và xã hội.

24

You might also like